You are on page 1of 4

Chuyên đề

1.Giao tiếp với cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường, học sinh phải:

- Lễ phép, kính trọng, chào hỏi và xưng hô đúng phép tắc với giáo viên.

- Khi phạm lỗi đối với giáo viên, nhân viên phải nghiêm túc nhận lỗi và sửa chữa sai phạm.

2. Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với học sinh

- Phải dùng ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, trong sáng, thái độ vui vẻ hòa đồng, lịch sự. Không dùng ngôn
ngữ thô tục, ẩn ý, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn bè và của người khác; không nói tục, chửi thề.

- Không dùng lời lẽ đùa nghịch quá trớn, không nhạo lời nói hoặc dáng dấp của bạn để gây bực tức,
bất bình cho bạn và có thể dẫn đến mất đoàn kết, xích mích, gây gỗ, đánh nhau.

- Không khiêu khích, hách dịch, lên giọng “đàn anh, chị” hoặc bất kỳ biểu hiện nào thiếu văn hóa.

3. Hành vi đạo đức ứng xử của người học sinh:

Mỗi học sinh phải:

- Biết vâng lời thầy, cô giáo, cán bộ công nhân viên và nghiêm chỉnh thực hiện nội quy, quy chế
trường học.

- Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, hòa đồng với tất
cả bạn bè cùng lớp, cùng trường

- Chấp hành nghiêm túc pháp luật, các quy định về trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông.

- Hiểu biết và tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

- Hưởng ứng và tích cực tham gia chống mọi hành vi tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.

Chú ý các hành vi học sinh không được làm:

+ Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh;

+ Đánh nhau, gây rối trật tự an ninh trong nhà trường và nơi công cộng;

+ Hút thuốc, uống rượu bia trong giờ học, khi đang tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà
trường;

+ Đánh bạc; vận chuyển, mang đến trường, tàng trữ, sử dụng ma túy, hung khí, vũ khí, chất nổ, chất
độc; lưu hành, sử dụng văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy; tham gia tệ nạn xã hội.

4. Trang phục, tác phong người học sinh:

- Thực hiện trang phục đúng quy định của nội quy nhà trường. Không mang áo, quần trái với quy
định để đảm bảo việc việc học tập, sinh hoạt thuận tiện, giữ gìn nét đẹp và văn hóa riêng của nhà
trường.

- Đầu tóc gọn gàng


5. Các hoạt động văn hóa¸ ứng xử khác trong nhà trường

a.với môi trường: Giữ gìn lớp, trường sạch sẽ, thân thuộc, lành mạnh..

b.với giao thông: Thể hiện ở sự hiểu biết về luật giao thông và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao
thông.

c.với công việc học tập: Thấy rõ trách nhiệm trong học tập, cố gắng nỗ lực hoàn thành, tạo thói quen
tốt trong học tập.

Trò chơi

Trách nghiệm

Câu 1. Theo em, văn hóa ứng xử học đường thể hiện ở những nội dung nào sau đây.Chọn câu SAI.

A. Ăn mặc sành điệu, thể hiện mình bằng lời nói thô tục, đánh nhau, gây sự với bạn.

B. Ngôn ngữ trong sáng, cử chỉ thân thiện, đúng mực

C. Thái độ ôn hòa, nhã nhặn, lễ phép, tôn trọng thầy cô, bạn bè

D. Trang phục phù hợp

Câu 2. Nội dung của phần 1 trong I/Tìm hiểu về văn hóa học đường mà bạn vừa được nghe là gì?

A. Trang phục, tác phong người học sinh.

B.Giao tiếp với cán bộ, giáo viên.

C.Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với học sinh.

D.Các hoạt động văn hóa¸ ứng xử khác trong nhà trường

Câu 3.Điền vào chỗ trống. “... chân gượng lại còn vừa. ... miệng còn biết đá đưa đường nào”.

A.Vạ

B.Trượt

C.Lỡ

D.Sẩy

Câu 4. "Những người biết ứng xử thường thành công và hạnh phúc hơn những người khác. Đôi khi ứng
xử đẹp chẳng có gì to tát, chỉ là một lời cảm ơn khi bạn giúp mình, một lời xin lỗi khi mình nói sai"! Bạn
nghĩ sao về câu nói này?

A. Đúng. Biết cách ứng xử, tôn trọng mọi người là một trong những thước đo giá trị của một con
người.

B. Sai. Thành công và hạnh phúc không phụ thuộc vào ứng xử.
C. Cả hai ý kiến trên.

Câu 5: Đâu là cách ứng xử đúng giữa học sinh với với thầy cô giáo và người lớn tuổi?

a. Lễ phép, tôn trọng và vâng lời thầy cô giáo, kính trọng người lớn tuổi

b. Thân thiện nhưng giữ khoảng cách thầy trò.

c. Biết kính trên nhường dưới. Giúp đỡ người lớn tuổi khi gặp khó khăn.

d. Nói xấu, xúc phạm thầy cô giáo. Không giúp đỡ người lớn tuổi.

Câu 6: Theo bạn vấn đề bạo lực học đường xảy ra là do những nguyên nhân nào? Có thể chọn nhiều đáp
án.

a. Bản thân học sinh chuyển biến tâm lý ở tuổi dậy thì, muốn tự khẳng định mình : Nhìn đểu, nói móc,
tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...

b. Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, khả năng kiểm soát hành vi của bản
thân,thiếu kĩ năng sống.

c. Do bố mẹ bận hay đời sống gia đình bất hòa dẫn đến ít quan tâm và chưa có biện pháp quản lý, giáo
dục con em.

d. Tiếp cận trò giải trí như game online, phim ảnh bạo lực và các diễn đàn trên mạng khiến học tập
những hình ảnh, thói quen xấu.

Câu 7.Để xây dựng lối sống đẹp, sống có ích cho tuổi trẻ cần?

a. Trang bị kỹ năng sống, các kỹ năng mềm và kỹ năng giao tiếp.

b. Sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội; sống có lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng tình nguyện vì cộng
đồng, cống hiến vì Tổ quốc.

c. Từng bước nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, hình thành niềm tin và có những hành vi ứng xử
đẹp trong cuộc sống.

D. Chỉ cần học là đủ.

Câu 8.Điền vào chỗ trống.

”Đến đây viếng cảnh viếng thầy

Không say mùi đạo cũng khuây....”

A.Mùi lí

B.Mùi trần

C.Mùi sầu riêng

D.Mùi đức

Câu 9.Theo em để gây dựng và duy trì tốt mối quan hệ tốt đẹp với các bạn học cần phải ứng xử như nào?
A. Tôn trọng lẫn nhau.Đoàn kết, giúp đỡ bạn.

B. Quan tâm, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống.

C. Giao tiếp với nhau cởi mở, chân tình: từ cách xưng hô đến ánh mắt, nụ cười. Thật thà, trung thực khi
đối xử với bạn.

D. Bao che cho bạn kể cả bạn đúng hay sai. Thế mới là anh em tốt.

Câu 10.Trong câu ca dao sau:

”Người bắt cầu đưa em sang sông

Dẫu ngàn năm vẫn nhớ câu ơn người.”

”Người” ở đây là ai?

A.Người yêu

B.Thầy cô

C.Cha mẹ

D.Bà hàng xóm

Đoán từ
Các câu:

1.Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

2.Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

3.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

4.Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy.

5.Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

6.Người bắt cầu đưa em sang sông

Dẫu ngàn năm vẫn nhớ câu ơn người.

You might also like