You are on page 1of 22

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ

(BEHAVIOR POLICIES)
Dành cho học sinh

TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU


– ĐHQG TP.HCM
SỨ MỆNH

Môi trường giáo dục hiện đại mang tính

Sứ mệnh tiên phong trong bồi dưỡng, đào tạo nhân tài
và đổi mới trong cơ chế quản lý theo mô hình

 tự chủ. Tạo cảm hứng khám phá các lĩnh vực


khoa học liên ngành và hình thành kỹ năng

Tầm nhìn học tập suốt đời cho học sinh. Đóng góp
người học chất lượng cho các trường phổ

 thông tốp đầu Việt Nam và thế giới.

Mục tiêu
chiến lược TẦM NHÌN

Trở thành trường trung học phổ thông


chuyên tự chủ hàng đầu tại Việt Nam trong
đào tạo học sinh tài năng, tiên phong hội
nhập quốc tế.

TRIẾT LÝ GIÁO DỤC

Tôn trọng cá nhân và đề cao sự tự lập.

Học sinh Phổ Thông Năng Khiếu sẽ được trang bị những kỹ năng để nhận
thức và tôn trọng chính mình, tôn trọng người khác và tôn trọng cộng đồng, cũng
như hòa nhập vào môi trường toàn cầu hóa, chuẩn bị cho giai đoạn chuyển giao
thế hệ nơi mọi công dân muốn phát triển đều cần bước ra thế giới

-2-
GIÁ TRỊ CỐT LÕI

TÔN TRỌNG

Tôn trọng lẫn nhau hay tôn trọng sự khác biệt là chuẩn tắc đạo đức
không chỉ trong môi trường giáo dục mà trong tất cả mối quan hệ xã
hội. Xây dựng sự tôn trọng trong cơ sở giáo dục sẽ góp phần điều
chỉnh hành vi mỗi cá nhân phải ứng xử với người khác theo cách mà
họ muốn được đối xử lại với chính mình.

Định nghĩa giá trị: Sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm
giá và lợi ích của mọi người xung quanh.

Các hành vi được khuyến khích: (1) Cởi mở đón nhận sự đa dạng;
(2) Đối xử với những người khác đúng mực, lịch sự; (3) Thể hiện sự
tử tế và nhã nhặn; (4) Chuyên nghiệp trong tất cả các mối tương tác,
các hoạt động và ra quyết định.

CHÍNH TRỰC

Cam kết hành động một cách trung thực, công bằng, đạo đức, văn
minh để tạo ra một văn hóa hướng đến xây dựng niềm tin và sự hiểu
biết lẫn nhau, minh bạch trong tất cả các hoạt động và trách nhiệm giải
trình xã hội. Chính trực là thành tố đạo đức cần phải được xây dựng
và gìn giữ trong mỗi nhân tài.

-3-
Định nghĩa giá trị: Thực hiện các hành động với tính trung thực và được
tin cậy.

Các hành vi được khuyến khích: (1) Xây dựng niềm tin thông qua giao
tiếp trung thực, chân thành; (2) Tôn trọng quyền tự do cá nhân và trong
quan điểm học thuật; (3) Hành động luôn theo cam kết; (4) Chịu trách
nhiệm về hành động của bản thân và lan tỏa tinh thần trách nhiệm đến
những người khác.

HỢP TÁC

Hợp tác là một trong những kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21. Trong
bối cảnh toàn cầu hóa và sự đa văn hóa trong tất cả lĩnh vực trong
đời sống, việc hợp tác với nhau làđiều cần thiết để giải quyết những
vấn đề của xã hội và của chính bản thân, đồng thời là nền tảng trong
việc thiết lập một bầu không khí nơi các thành viên trong cộng đồng
hòa hợp với nhau để học hỏi, sáng tạo và phát triển.

Định nghĩa giá trị: Cùng hành động cùng với những người khác để
tiến đến mục tiêu chung.

Các hành vi được khuyến khích: (1) Thống nhất suy nghĩ và thống
nhất hành động trong tập thể; (2) Chia sẻ giá trị chung trên sự đa
dạng của tính cách và văn hóa mỗi cá nhân; (3) Luôn chủ động phối
hợp và chia sẻ để giải quyết những khó khăn của người khác và xã
hội; (4) Tôn trọng những chuẩn tắc và quy định của tổ chức, cộng
đồng nơi mình thuộc về.

-4-
CAM KẾT

LUẬT PHÁP

Trường Phổ Thông Năng Khiếu – ĐHQG TP.HCM luôn tuân thủ Luật
pháp của Nhà nước và Luật pháp của tất cả những nơi mà Trường
Phổ Thông Năng Khiếu – ĐHQG TP.HCM hiện diện

NHÀ TRƯỜNG CAM KẾT VỚI HỌC SINH

Đổi mới CTĐT theo xu hướng thích ứng với những thay đổi của giáo
dục toàn cầu, chú trọng vào việc phát triển toàn diện và phát triển
năng lực nổi trội của cá nhân, hướng đến đào tạo nhân tài và ươm
tạo các tài năng trẻ tại ĐHQG-TP.HCM.

CAM KẾT GIÁO VIÊN

Nhà trường nỗ lực để mang lại môi trường trí thức tự do cho sự phát
triển học thuật của mỗi cá nhân.

CAM KẾT VỚI NHÂN VIÊN

Bảo đảm xây dựng và duy trì môi trường làm việc văn minh, thân
thiện và phát triển bình đẳng

-5-
LỜI NGỎ

Thân gửi các em học sinh Trường Phổ Thông Năng Khiếu – ĐHQG
TP.HCM

Bộ quy tắc ứng xử của Trường Phổ Thông Năng Khiếu – ĐHQG
TP.HCM được xây dựng làm cơ sở cho mỗi người chúng ta, dù là học
sinh, học viên, nhân viên, giáo viên hay cán bộ lãnh đạo, sẽ luôn ứng
xử phù hợp với những giá trị của Trường Phổ Thông Năng Khiếu –
ĐHQG TP.HCM. Bộ quy tắc này thể hiện các chuẩn mức đạo đức, văn
hóa Trường Phổ Thông Năng Khiếu – ĐHQG TP.HCM, giúp chúng ta
xây dựng phong cách ứng xử có văn hóa trong môi trường học đường,
lựa chọn hành động "nên làm" và "không nên làm" và giúp mọi người
hòa nhập và gắn kết.

Cảm ơn Quý Thầy Cô, cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trường, cảm
ơn các cựu học sinh, cựu học viên, các học viên và học sinh của
Trường đã luôn ủng hộ và tuân thủ những quy định của Nhà trường
trong nhiều năm qua. Vì sự phát triển bền vững của Trường Phổ Thông
Năng Khiếu – ĐHQG TP.HCM trong tương lai, chúng ta cam kết cùng
thực hiện tốt Bộ quy tắc ứng xử này.

Hiệu trưởng

-6-
Phạm vi và Đối tượng áp dụng

Bộ Quy tắc ứng xử được áp dụng trên phạm vi Trường Phổ Thông
Năng Khiếu – ĐHQG TP.HCM bao gồm cơ sở chính và cơ sở Thủ Đức.

Tất cả các thành viên của Trường Phổ Thông Năng Khiếu – ĐHQG
TP.HCM từ vị trí lãnh đạo cao nhất đến đội ngũ giáo viên, nhân viên,
nhân viên và học sinh đều có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ bộ Quy
tắc ứng xử này

Chúng ta nỗ lực truyền đạt và mong muốn những đối tác của
chúng ta cùng quý vị phụ huynh tôn trọng và đồng cảm với bộ
Quy tắc ứng xử.

-7-
H Ư Ớ N G D Ẫ N Ứ NG X Ử

1. HỌC SINH

Học sinh được yêu cầu có những hành vi ứng xử mang tinh thần trách nhiệm và
tự nguyện hoàn thiện bản thân theo các chuẩn mực văn hóa ở mọi lúc mọi nơi.
Nếu vi phạm sẽ phải chịu kỷ luật từ nhà trường. Hành vi mang tính trách nhiệm
là nền tảng của cách hành xử với trình độ cao hơn so với cộng đồng bên ngoài
trường. Những hành vi có trách nhiệm được quy định cụ thể như sau:

1.1 HỌC SINH VỚI GIÁO VIÊN

NÊN :

1. Luôn có thái độ tôn trọng đối với người chia sẻ và hướng dẫn kiến thức
cho mình

2. Bảo đảm cho vẻ bề ngoài luôn đủ lịch sự trong giao tiếp đối với thầy/cô

3. Bắt buộc phải chào hỏi mọi giáo viên khi bạn gặp trong trường

4. Đàng hoàng, chân thành và trung thực trong giao tiếp với giáo viên

5. Không hiểu rõ, không nắm rõ, chưa hoàn thành được những yêu cầu của
chuyên môn… nên thẳng thắn hỏi lại, làm cho rõ, hoặc đề xuất những đề
nghị để thầy/cô tạo điều kiện đồng hành cùng bạn đi đến kết quả

6. Thẳng thắn chia sẻ những quan điểm học thuật của cá nhân với giáo viên
bằng thái độ ôn hòa, khách quan và cầu thị.

-8-
7. Khi có bất bình với giáo viên, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ ban cố vấn, từ
giáo viên chủ nhiệm,hoặc ban cán sự lớp, hay tổ chức Đoàn-Hội để nhận
được sự tư vấn và bảo đảm tính khách quan, công bằng.

8. Trong mọi tình huống, luôn bảo đảm lời nói, điệu bộ, hành vy luôn tôn trọng
giáo viên

KHÔNG NÊN :

1. Không nói chuyện, gây mất trật tự, hay có những hành động mang tính
cản trở, gây khó khăn khi giáo viên đang thực hiện nhiệm vụ như giảng
dạy, tư vấn, hướng dẫn thực hành, thực tập…
2. Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm giáo viên, hay slide bài giảng của giáo
viên ở trong lớp hay trong khuôn viên nhà trường khi chưa được giáo viên
cho phép
3. Không đưa thông tin về giáo viên, không bày tỏ cảm xúc với giáo viên dù
là tích cực hay tiêu cực trên mạng xã hội nếu chưa được giáo viên cho
phép.
4. Không bình luận, đánh giá giáo viên với thái độ tiêu cực và có ác ý

1.2 HỌC SINH VỚI NHÂN VIÊN

NÊN :

1. Tôn trọng công việc của những người cung cấp dịch vụ cho mình
2. Luôn chào hỏi và sẵn sàng giúp đỡ công việc của họ khi có thể
3. Ý thức giữ gìn và tôn trọng thành quả lao động của nhân viên.
4. Vui vẻ, lễ phép trong trao đổi với tất cả mọi nhân viên ở các vị trí khác
nhau trong trường

-9-
2. KHÔNG NÊN :
1. Coi thường và xúc phạm đến công việc hay cá nhân chuyên viên
2. Giao tiếp với chuyên viên bằng lời lẽ có yếu tố xúc phạm và miệt thị chuyên
viên
3. Không lớn tiếng, quát tháo hoặc nặng lời trong trao đổi với chuyên viên
4. Tuyệt đối không chửi thề, nói tục trong giao tiếp với chuyên viên

1.3 HỌC SINH VỚI HỌC SINH

1. NÊN :
1. Tôn trọng quyền bình đẳng của các học sinh được học tập và chia sẻ không
gian học tập trong khuôn viên nhà trường

2. Luôn chân thành và cởi mở trong giao tiếp với bạn học

3. Tự do trong trao đổi học thuật với bạn học.

4. Có ý thức giúp đỡ bạn học một cách đàng hoàng, không vi phạm những
giá trị chính trực.

5. Tôn trọng và khuyến khích bạn học tham gia các câu lạc bộ, đoàn thể thuộc
trường và giao lưu với các học sinh khác

6. KHÔNG NÊN :

1. Tuyệt đối không gây sợ hãi, sự lo ngại, đe doạ hay có hành vi bắt nạt với
bạn học

2. Không bình phẩm, đánh giá và xúc phạm bạn học vì những yếu điểm,
những khiếm khuyết ở ngoại hình hay ở những vấn đề cá nhân của họ

- 10 -
3. Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm những trao đổi của các bạn học sinh
ở trong lớp hay bất kỳ nơi chốn nào trong khuôn viên nhà trường khi chưa
được các bạn cho phép
4. Không đưa thông tin về bạn học, không bày tỏ cảm xúc với các bạn học
sinh khác dù là tích cực hay tiêu cực trên mạng xã hội nếu chưa được giáo
viên cho phép.

1.4. GIAO TIẾP TRÊN MẠNG XÃ HỘI

NÊN :

1. Thực hiện ứng xử trên mạng xã hội về các vấn đề chính sách của Đảng,
Nhà nước phù hợp với vai trò, nguyên tắc, quyền hạn của cá nhân và của
Nhà trường

2. Phải xác định rõ ràng về việc các ứng xử trên mạng xã hội là việc làm
mang tính cá nhân, không đại diện cho Nhà trường hay được ủy quyền bởi
các nhóm không mang tính pháp lý.

3. Truyền đạt những thông tin tích cực, truyền cảm hứng

4. Bảo đảm đưa thông tin đúng sự thật và chịu trách nhiệm cá nhân với
những thông tin đấy

4. Tôn trọng và luôn có thái độ chia sẻ với những cá nhân tương tác trên
mạng

1. KHÔNG NÊN :
1. Không được lạm dụng quyền tự do cá nhân khi ứng xử trên mạng xã hội
2. Không được ứng xử thuận chiều với những thông tin xấu, độc, tin đồn gây
ảnh hưởng tiêu cực trên mạng xã hội

- 11 -
3. Không được ứng xử trên mạng xã hội trái với các chuẩn mực về đạo đức
của xã hội
4. Tuyệt đối không đưa những cảm xúc tiêu cực của cá nhân vào các thông
tin chưa được kiểm chứng, chưa được làm rõ liên quan đến mọi hoạt động,
mọi sự việc diễn ra trong không gian trường PTNK
5. Không đưa những thông tin nội bộ liên quan đến cá nhân hay các tổ chức
trong Nhà trường như bạn học, giáo viên, nhân viên hay Bộ môn, Phòng
ban… khi chưa được sự cho phép của Nhà trường hay sự đồng thuận của
cá nhân.

1.5 HỌC SINH VỚI NHÀ TRƯỜNG

1. Tuân theo những quy tắc của trường về Tôn trọng, Chính trực, Hợp tác
trong mọi phát ngôn và hành vy.

2. Cùng các thành viên khác trong trường tuân thủ những nội quy, quy tắc
trong mọi hoạt động của nhà trường

3. Tôn trọng sự an toàn của người khác, không được có hành vi hay đe doạ
bạo lực thể xác, cũng như sở hữu các vật dụng nguy hiểm (vũ khí, chất
gây nổ) trong khuôn viên trường.

4. Nhà trường nghiêm cấm ngôn luận thù hận, đặt các biệt danh, các lời lẽ
phân biệt chủng tộc, dân tộc, giới tính và tôn giáo.

5. Không được ăn cắp, làm hư hại, làm ô nhiễm hoặc lạm dụng tài sản hoặc
cơ sở vật chất của nhà trường hoặc vật dụng cá nhân của người khác.
Điều này cũng ngăn cấm các hành vi phá hoại các dịch vụ công nghệ của
trường hoặc sự can thiệp với quyền của người khác trong sử dụng tài
nguyên máy tính.

- 12 -
6. Trung thực trong các giao dịch đối với nhà trường, về danh tính cá nhân
của mình (ví dụ: tên. Mã số học sinh hoặc số CMND)

7. Hợp tác và trung thực theo Quy định trong sổ tay học sinh, bao gồm nghĩa
vụ tuân thủ và các biện pháp trừ điểm hạnh kiểm, hay các biện pháp kỷ
luật.

8. Tuân thủ tất cả các hợp đồng được thực hiện với trường Phổ thông, như
đóng học phí, ở ký túc xá, các dịch vụ ăn uống, mượn sách thư viện…

9. Tuân thủ các chính sách và quy định của Trường và các phòng ban chức
năng

10. Luôn đảm bảo không vi phạm Luật pháp của Nhà nước và địa
phương.

1.6 TRONG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG

➢ TRONG LỚP HỌC

Học sinh cần tự chủ và chịu trách nhiệm tuyệt đối với lớp học mình. Những trách
nhiệm được thể hiện:

1. Bảo đảm ăn mặc đồng phục nghiêm chỉnh khi vào lớp học.

2. Chuyên cần học tập, vào lớp đúng giờ và chỉ kết thúc lớp học khi giáo viên
đã cho phép.

3. Không nói chuyện riêng, bảo đảm kiểm soát hành vy cá nhân không gây
ảnh hưởng đến những người xung quanh hoặc gây ảnh hưởng đến tiến
trình của giờ học

- 13 -
4. Thức uống có đá, đồ ăn không được mang vào lớp học. Tuyệt đối không
hút thuốc trong lớp học

5. Tất cả học sinh phải đảm bảo không gian lớp học gọn gàng, sạch sẽ. Không
tùy tiện xả rác, không tự tiện thay đổi bàn ghế trong lớp học khi không có
yêu cầu từ giáo viên

6. Đồ dùng cá nhân phải tự bảo quản trong lớp học.

7. Báo cáo với bộ phận quản trị khi lớp học hư hỏng, trục trặc về các thiết bị
chiếu sáng hoặc máy móc các loại.

➢ TRONG THANG MÁY


1. Tuân thủ xếp hàng theo thứ tự
2. Dành sự ưu tiên cho giáo viên, chuyên viên của Nhà trường khi họ có nhu
cầu sử dụng thang máy.

3. Khi vào thang máy phải chuyển ba lô hay túi xách xuống tay cầm, không
đeo trên lưng hoặc khoác lên vai.

4. Không nói chuyện và đùa giỡn ồn ào trong thang máy

5. Không nghe và trả lời điện thoại trong thang máy

6. Khi gần đến tầng mình cần ra phải thông báo trước và xin lỗi các bạn đứng
bên ngoài để họ tạo điều kiện cho bạn ra kịp thời gian lập trình của thang
máy

➢ TRONG CĂN TIN


1. Luôn tuân thủ nguyên tắc xếp hàng

2. Không bàn tán, đùa giỡn ồn ào, xô đẩy khi xếp hàng

- 14 -
3. Tôn trọng người đang thực hiện cung cấp dịch vụ cho bạn

4. Yêu cầu và đề nghị về dịch vụ rõ ràng

5. Lấy đồ ăn vừa đủ, không lãng phí

6. Phân loại rác thải và bỏ rác thải đúng nơi quy định theo hướng dẫn

7. Giữ vệ sinh không gian công cộng để tất cả cùng cảm thấy sạch sẽ và thoải
mái.

8. Đọc, nắm vững và thực hiện những Quy định cho không gian này

➢ SỬ DỤNG WC
1. Luôn tuân thủ nguyên tắc xếp hàng
2. Tôn trọng người thực hiện dịch vụ vệ sinh
3. Bảo đảm không gian vệ sinh sạch sẽ cho người sau sử dụng
4. Không lãng phí giấy, lãng phí nước sạch và bỏ rác thải đúng nơi quy định
5. Ý thức giữ vệ sinh công cộng nơi bạn sử dụng như trong ngôi nhà bạn
6. Đọc, nắm vững và thực hiện những Quy định cho không gian này

2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN VÀ XỬ PHẠT HỌC SINH

2.1. QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Việc hình thành ý thức sống với những giá trị văn hóa phù hợp ở môi trường mới
và để thực hiện một cách tự nhiên là cả một quá trình lâu dài. Trường phổ thông
với chức năng giáo dục cũng thực hiện một quá trình lâu dài và kiên nhẫn nhằm
giúp mỗi cá nhân có quy tắc hành xử văn hóa phù hợp ở những không gian công
cộng. Bộ Quy tắc ứng xử văn hóa này được lập ra cũng hướng đến sự cảm
thông,chia sẻ, thay đổi nhận thức rồi dần dần hình thành những quy tắc ứng xử

- 15 -
văn hóa một cách tự nhiên và đương nhiên cho mỗi thành viên theo một cách tự
nguyện và thoải mái nhất. Do vậy Ban giám hiệu Trường Phổ Thông Năng Khiếu
– ĐHQG TP.HCM không hướng đến việc XỬ PHẠT mà hướng đến cùng Thảo
luận, Tư vấn, Giải thích, Nhắc nhở và Kiên trì nỗ lực đồng hành cùng mọi
thành viên hoàn thiện Quy tắc ứng xử.

Nhằm giúp mỗi cá nhân luôn phải ý thức và tự nguyện tuân thủ, về phía Nhà
trường cam kết :

1. Ở mọi không gian công cộng trong khuôn viên của trường luôn có biển,
bảng tóm tắt nhắc nhở những quy định ứng xử trong không gian đó

2. Nhân viên có nhiệm vụ ở mọi vị trí công cộng luôn quan sát, giám sát và
nhắc nhở kịp thời những cá nhân có hành vy chưa/không tuân thủ theo
Quy tắc ứng xử

3. Lãnh đạo các dơn vị luôn là mẫu hình cho việc tuân thủ và thực hiện quy
tắc một cách thuần thục và tự nhiên nhất.

4. Giáo viên trong mọi hoạt động của trường luôn tuân theo Quy tắc ứng xử
một cách thuần thục và tự nhiên nhất.

5. Chuyên viên/nhân viên của trường không những chỉ là đội ngũ thể hiện
những giá trị văn hóa của Bộ quy tắc một cách chuẩn mực mà còn là
những cá nhân luôn nhắc nhở những thành viên khác trong trường tuân
thủ theo những nguyên tác đã được quy định

6. Đoàn thanh niên-Hội học sinh coi việc tuân thủ Quy tắc ứng xử là hoạt
động trọng tâm và luôn được sáng tạo hóa trong mọi hoạt động liên quan
đến việc hình thành thực hiện Qúy tắc ứng xử trong học sinh

7. Tổ Văn phòng, Tổ Học vụ-Giám thị, Tổ Khảo thí,Tổ Đảm bảo chất lượng,
Tổ Công tác học sinh-Đoàn, Hội và Giáo viên chủ nhiệm là thành viên
- 16 -
của Ban chịu trách nhiệm áp dụng và thực thi các quy tắc ứng xử văn
hóa phổ thông và các tiêu chuẩn ứng xử xã hội.

2.2. XỬ PHẠT HỌC SINH

Tuy nhiên nhằm nhắc nhở nghiêm khắc với những cá nhân vẫn giữ những
quan điểm các nhân, các hệ giá trị riêng rẽ và không thể chia sẻ được với Quy
tắc ứng xử văn hóa của Trường Phổ Thông Năng Khiếu – ĐHQG TP.HCM, Ban
giám hiệu buộc phải đưa ra những hình thức NGHIÊM KHẮC theo Quy trình chặt
chẽ như sau:

• Ban Giám sát- Kiểm soát và ra quyết định kỷ luật (Họi đồng kỷ luật) về việc
cố tình không tuân thủ những quy tắc của Bộ ứng xử văn hóa sẽ do Phòng
công tác học sinh thực hiện
• Hội đồng kỷ luật phải bảo đảm tuân thủ quy trình ra quyết định kỷ luật bao
gồm các công việc: bàn bạc, thảo luận trên cơ sở các quy tắc tiêu chuẩn
được nêu trong Quy tắc ứng xử và giải quyết các vấn đề về điểm rèn luyện
của học sinh.
• Các thủ tục giải quyết các trường hợp kỷ luật được thiết kế theo quy trình
nhằm đảm bảo rằng các học sinh được trao cơ hội công bằng, được lắng
nghe và Hội đồng kỷ luật có đầy đủ thông tin đáng tin cậy khi đưa ra quyết
định.

Trường mong muốn rằng ngoài việc được phán xét công bằng và trung thực, học
sinh sẽ chịu trách nhiệm về mọi hành động của mình.

Các quyết định của Hội đồng quản trị được điều chỉnh bởi các quy tắc và quy
định có trong Bộ Quy tắc dành cho học sinh và được hướng dẫn bởi các phản
hồi và cân nhắc tiêu chuẩn về công bằng. Mọi nỗ lực được thực hiện để cung
cấp đối xử công bằng của từng học sinh phổ thông so với tất cả các học sinh phổ
thông khác. Để hành động, Hội đồng phải đủ thuyết phục rằng học sinh đã vi

- 17 -
phạm các quy tắc của Nhà trường. Các quyết định của Hội đồng thường phụ
thuộc vào hai tiêu chí: 1) mức độ nghiêm trọng của vi phạm; và 2) các tình tiết
giảm nhẹ, bao gồm mức độ mà một học sinh đã gặp rắc rối tương tự trước đây.
Bất kỳ hành động kỷ luật nào cũng cần ít nhất một phiếu bầu đa số của các thành
viên có mặt và đủ điều kiện để bỏ phiếu Thông thường, một cuộc bỏ phiếu chặt
chẽ sẽ dẫn đến sự xem xét thêm về trường hợp của Hội đồng , sau đó một phiếu
khác có thể được thực hiện.

QUY TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH XỬ-PHẠT ĐƯỢC QUY ĐỊNH CHI TIẾT
NHƯ SAU:

Bước 1: Nhận khiếu nại:

Mọi trường hợp kỷ luật khi vi phạm Quy tắc ứng xử văn hóa bắt đầu bằng
một báo cáo,khiếu nại hoặc phản ánh (có ghi chép) của một thành viên trong
trường (giáo viên, chuyên viên, nhân viên, hoặc học sinh v.v.) hoặc bởi một
cơ quan khác (Uỷ ban nhân dân phường, công an, tòa án..) hoặc bên quan
tâm khác (phụ huynh, người dân quanh trường...).

Khi nhận báo cáo, khiếu nại hay cáo buộc, Hội đồng kỷ luật xem xét trên tinh
thần một cáo buộc khởi đầu sẽ là cuộc điều tra của Ban kỷ luật, và trong giai
đoạn này chưa thể kết luận đấy là một hành vi sai trái.Nó chỉ đơn giản xác
định là một Quy định nào đó của Bộ Quy tắc đang gặp vấn đề với học sinh
bị khiếu nại.

Bước 2: Tường trình sự việc

Khi học sinh đã được thông báo về cáo buộc ,khiếu nại và nhận được các
tài liệu liên quan đến mình, học sinh đó sẽ được yêu cầu chuẩn bị một tường
trình bằng văn bản phản hồi cáo buộc chống lại bạn.

- 18 -
Tường trình là một trong những tài liệu quan trọng nhất được Hội đồng kỷ
luật xem xét trong một trường hợp và là cơ hội đầu tiên cho bạn trung thực
mô tả lại sự kiện và trả lời cáo buộc. Tường trình của bạn nên truyền đạt
tường thuật của bạn về vụ việc và bối cảnh của nó, cũng như những phản
ánh của bạn. Nếu có thể, hãy đính kèm với tường trình của bạn một danh
sách mô tả tất cả các nguồn thông tin (ví dụ: người, thư từ, hồ sơ, v.v.) mà
bạn tin rằng Hội đồng nên điều tra, cùng với một lời giải thích ngắn gọn về lý
do bạn tin rằng các câu hỏi sẽ có liên quan và hữu ích cho việc điều tra. Sau
khi hoàn thành, bạn ký, ghi ngày và gửi bản in.

Bước 3: Điều tra

Hiệu trưởng (hoặc Hiệu phó, hoặc Trưởng phòng công tác học sinh) sẽ
chuyển vụ việc cho Hội đồng kỷ luật hoặc, trong một số trường hợp, sẽ lựa
chọn một nhân viên/chuyên viên hoặc tiểu ban của Hội đồng tìm hiểu thực
tế độc lập để điều tra thêm. Những người tìm hiểu độc lập được lựa chọn
bảo đảm tính khách quan-là người thứ ba mang tính trung gian. Thành viên
của tiểu ban của Hội đồng kỷ luật (thường) bao gồm ba người.

Học sinh sẽ có cơ hội xem xét tất cả các tài liệu và thông tin khác có được
từ Thư ký Hội đồng/ tiểu ban hoặc người tìm hiểu thực tế được chỉ định để
điều tra trường hợp của bạn. Sau đó, bạn sẽ có cơ hội gặp một tiểu ban của
Hội đồng để thảo luận về vụ việc bị cáo buộc và trả lời các câu hỏi. Nếu
người trung gian cần gặp học sinh thì cuộc trao đổi của học sinh sẽ diễn ra
với họ. Hội đồng đầu tiên sẽ không rút ra kết luận hay suy luận nào từ quyết
định của bạn.

Bước 4: Báo cáo và đề xuất

Khi kết thúc điều tra, người trung gian/ Tiểu ban sẽ đưa ra một báo cáo nội
bộ. Báo cáo của Tiểu ban mô tả các sự kiện và tình tiết của vụ việc và có

- 19 -
thể bao gồm một khuyến nghị cho hành động kỷ luật. Khuyến nghị này là
điểm khởi đầu cho cuộc thảo luận của Hội đồng kỷ luật trong trường hợp
của bạn. Trong mọi trường hợp, Hội đồng không bị giới hạn trong cuộc thảo
luận của mình và có đầy đủ các biện pháp trừng phạt mà trường cho phép.

Bạn sẽ có cơ hội (thường là một đến ba ngày) để đọc và trả lời Báo cáo của
Tiểu ban trước cuộc họp mà Hội đồng sẽ quyết định trường hợp của bạn.
Bạn có thể trả lời bằng văn bản hoặc bằng miệng cho Đại diện Hội
đồng/người trung gian của bạn, người sẽ có mặt khi Hội đồng xét xử vụ án.

Bước 5: Trình bày vụ việc

Khi kết thúc điều tra, trường hợp của bạn sẽ được trình bày trước Hội đồng
kỷ luật đầy đủ các thành viên theo lịch trình được thông báo trước. Tất cả
các tài liệu được thu thập như một phần của cuộc điều tra sẽ được phân
phát cho các thành viên trước cuộc họp, bao gồm (1)Báo cáo Tiểu ban,
(2)Báo cáo của người trung gian/Ủy ban điều tra,(3)các bản sao của các tài
liệu khác có liên quan đến các cáo buộc (như báo cáo của cảnh sát, tài liệu
tòa án, hoặc hồ sơ khác) và (4)Bản tường trình của bạn. Trong khi trình bày
trường hợp của bạn cho Hội đồng kỷ luật đầy đủ, bạn vẫn có quyền trình
bày thêm để truyền đạt bất kỳ thông tin bổ sung nào khác mà bạn muốn Hội
đồng kỷ luật biết

Bước 6: Kết thúc

Kết luận rằng bạn đãvi phạm/hay không vi phạm Quy tắc ứng xử văn hóa
và hình thức kỷ luật được quyết định bởi đa số phiếu của các thành viên có
mặt và đủ điều kiện để bỏ phiếu. Sau khi có kết quả, Đại diện Hội đồng quản
trị sẽ thông báo cho bạn về ý kiến của Hội đồng quản trị và gửi thư cho bạn
xác nhận quyết định của Hội đồng bằng văn bản. Người đã khiếu nại bạn
cũng sẽ được thông báo về quyết định của Hội đồng.

- 20 -
Sau khi Quyết định của Hội đồng kỷ luật đã có, tất cả các tài liệu được xem xét
bởi các thành viên Hội đồng sẽ bị hủy. Bất kể kết quả như thế nào, một bản sao
của Báo cáo Tiểu ban bí mật, nếu có, và tất cả các tài liệu khác sẽ được đặt trong
một phong bì dán kín trong hồ sơ Phổ thông của bạn. Những tài liệu này là một
phần của hồ sơ giáo dục của bạn như được xác định và bảo vệ bởi luật pháp
Việt Nam.

2.3. CÁC HÌNH THỨC KỶ LUẬT.

Hội đồng kỷ luật thừa lệnh Hiệu trưởng quy định các hình thức kỷ luật được liệt
kê dưới đây:

• Học sinh vi phạm lần 1 được Nhắc nhở công khai trước Hội đồng kỷ luật
trường
• Cùng lỗi đó vi phạm lần hai hoặc vi phạm thêm một lỗi mới sẽ được Nhắc
nhở công khai toàn trường qua mọi phương tiện truyền thông của Trường
• Cùng lỗi đó vi phạm lần ba hoặc vi phạm thêm lỗi mới, học sinh nhận kết
quả điểm rèn luyện “không đạt kết quả” cả năm và Cảnh cáo công khai
trước toàn trường
• Nếu học sinh còn tiếp tục vi phạm, sẽ bị buộc lao động công ích hoặc chấp
nhận lưu ban một năm
• Nếu học sinh vi phạm Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường hoặc vi phạm
quy tắc ứng xử ở không gian công cộng bên ngoài trường, làm ảnh hưởng
đến danh tiếng của Trường Phổ Thông Năng Khiếu – ĐHQG TP.HCM, học
sinh sẽ bị buộc thôi học
• Mọi hình thức lỷ luật sẽ được thông báo cho phụ huynh hoặc người giám
hộ, cũng như các trường phổ thông khác và các cơ quan có liên quan.

- 21 -
Những hình thức kỷ luật trên, nếu phải áp dụng cho bất kỳ cá nhân
nào,Hội đồng nhà trường đều không mong muốn, không khuyến khích
và không thấy thoải mái. Với phương châm đào tạo theo nguyên tắc
“Tôn Trọng-Chính Trực-Hợp Tác”, Ban giám hiệu kêu gọi các bạn học
sinh hãy thật ý chí để rèn luyện và hoàn thiện bản thân, hướng tới
những giá trị văn hóa của Trường Phổ Thông Năng Khiếu – ĐHQG
TP.HCM được chấp nhận rộng rãi và lan tỏa trong xã hội.

- 22 -

You might also like