You are on page 1of 16

Đề 3:

Phần I. Đọc – Hiểu:


Câu 1:

Trong bài thơ “Nhớ rừng”, Thế Lữ đã viết rằng:

“Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

Để chiếm lấy phần riêng bí mật.”

Còn Huy Cận lại viết trong “Đoàn thuyền đánh cá”:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.”

Cả hai nhà thơ đều viết về hình ảnh mặt trời chói chang, rực rỡ khi hoàng hôn
buông xuống, qua đó làm gợi lên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tuy nhiên lại
có sự khác biệt về nội dung và cảm xúc của tác giả gửi gắm:

+ Ở “Nhớ rừng” – Thế Lữ là một hình ảnh mặt trời “gay gắt” trong buổi chiều
hoàng hôn, nó mang trạng thái dữ dội và nhớ nhung, buồn bã, mặt trời chết chứ
không phải lặn. Từ đó làm gợi lên cảm xúc, tư thế và tinh thần của chúa sơn lâm
khi chờ đợi khoảnh khắc để được tung hoành. Hai câu thơ được Thế Lữ viết với
ngôn ngữ thơ tráng lệ, nghệ thuật dùng từ sắc, mạnh, giàu giá trị gợi tả.

+ Còn trong “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận lại là một mặt trời tươi mới, rực
rỡ như quả cầu lửa đang từ từ lặn xuống, gợi liên tưởng mặt trời như một ngôi nhà
lớn cho con người tiến vào. Hình ảnh mặt trời ấy đã làm gợi lên niềm vui phơi
phới, tinh thần lạc quan của người dân chài, họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng
khởi vì họ tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và say mê với công việc
chinh phục biển khơi, hòa cùng thiên nhiên và mặt trời. Lời thơ nhịp nhàng, dứt
khoát đã giúp 2 câu thơ tràn ngập sức sống mới của những người lao động.

 Hai tác giả tuy cùng viết về mặt trời nhưng lại mang những cảm xúc khác
nhau. Nếu như ở Thế Lữ là một mặt trời mang theo cảm xúc dữ dội, mạnh
mẽ, buồn bã, đang dần chết thì ở Huy Cận lại là một mặt trời tươi đẹp, là
ngôi nhà, niềm vui của người lao động.
Câu 2:

- Thể thơ: Tự do.


- Thông điệp:

+ Tình yêu, hạnh phúc, bình yên, tình bạn, những giá trị tinh thần mà con người
luôn khao khát và cần giữ gìn.

+ Những tình cảm sâu sắc, ý nghĩa và hạnh phúc là thứ vô giá, không gì có thể mua
được.

+ Muốn có được tình yêu, hạnh phúc, bình yên và tình bạn thì phải tự nỗ lực mới
có thể nhận được điều đó.

+ Tình yêu, hạnh phúc, tình bạn là kết quả của tình cảm chân thành, không vụ lợi,
là sự nỗ lực, tìm hiếu vun đắp, nuôi dưỡng của chính bản thân mình.

Phần II. Làm văn:


Câu 3:

1. Mở bài
- Đại văn hào Nga Maxim Gorky đã từng quan niệm: "Nơi lạnh nhất không
phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Tình thương chính là cái
quý giá của con người; “nó làm cho người gần người hơn”; sưởi ấm những
cuộc đời bất hạnh và làm cho cuộc đời thêm phần ý nghĩa. Thế nhưng, có
một mặt trái đáng buồn trong xã hội chúng ta hiện nay là con người đang
dần mất đi tình thương ấy để sống với lòng ích kỉ, bằng trái tim lạnh giá, chỉ
nghĩ cho bản thân, lạnh lùng, thậm chí là thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Đó
chính là thái độ sống vô cảm mà mọi người cho đó là “căn bệnh lâm sàng”
hay theo nhạc sĩ Dương Thụ chính là bệnh “điếc tai trong”.

2. Thân bài:
a. Khái quát (Dẫn dắt vào bài):

- “Điếc tai trong” hay bệnh vô cảm đã và đang trở thành một vấn đề xã hội mà
mọi người quan tâm và suy nghĩ. Nó dường như trở nên phổ biến và càng
nhanh chóng phát triển.

b. Giải thích:

- “Điếc tai trong” là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá,
không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều
xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh
mình.

c. Thực trạng, biểu hiện:

- Vô cảm có những biểu hiện:

+ Thờ ơ với buồn vui, sướng khổ, với những số phận của những người xung quanh
mình. Đi đường gặp những người bị tai nạn, gãy tay, gãy chân hoặc nằm bất tỉnh,
những kẻ vô cảm chẳng có phản ứng nào mà chỉ biết dửng dưng chứng kiến với
thái độ "Thờ ơ con mắt lạnh. Nhìn chúng có hề chi!" (Tố Hữu).

+ Thờ ơ với những vấn đề xã hội dù lớn, dù nhỏ, các phong trào, các sự kiện. Hằng
năm, mọi người đều hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất. Khi mà toàn thể xã hội tham
gia sự kiện một cách tích cực và hào hứng, nhất là thế hệ trẻ thì bên cạnh đó vẫn có
những con người thản nhiên bật nhạc, bật đèn, bật tivi. Rõ ràng, đây là một cách
thể hiện sự vô cảm, anh ta thờ ơ với những vấn đề lớn lao nhất, hoặc thậm chí là
những vấn đề rất bình dị nhưng mà thật có ý nghĩa trong cuộc sống. Những phong
trào hiến máu, tình nguyện, giúp đỡ đồng bào bị bão lụt, những vấn đề lớn lao của
xã hội… thờ ơ, coi như đó không phải là chuyện của mình.

+ Thờ ơ trước những vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống, của con người. Một
tấm gương học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, cố gắng vươn lên học giỏi,
nhưng anh ta sẵn sàng bỏ qua, không để tâm đến, không biết ngưỡng mộ, và cảm
phục. Trước một cảnh đẹp của thiên nhiên khiến mọi người phải xúc động, phải
xao xuyến thì lại thờ ơ, coi như không có chuyện gì.
+ Thơ ơ với cái xấu, cái ác. Lên xe ô tô, thấy kẻ gian móc túi hoặc bọn côn đồ hành
hung hành khách, họ cũng chỉ lờ đi xem như đấy không phải chuyện của mình.
Sống trong cơ quan trường học, chứng kiến bao chuyện ngang trái như cấp trên hối
lộ, thầy giáo ngang nhiên bạo hành học sinh, còn học sinh thì quay cóp gian lận
trong thi cử, họ cũng không mở miệng mà ngoảnh mặt làm ngơ. Hoặc trông thấy
bạn bè đồng trang lứa bị bạo hành ngay trước cổng trường nhưng họ còn đứng xem
rồi quay clip tung lên mạng coi như không phải chuyện của mình.

+ Thờ ơ với chính cuộc sống, tương lai của mình, “nước chảy bèo trôi”, đến đâu
hay đến đó.

- Sự vô cảm là một căn bệnh đang có chiều hướng lan rộng trong xã hội ta, nó
đang len lỏi khắp mọi nơi. Nó không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà còn xâm
nhập vào trong các gia đình, những người thân ruột thịt. Tôi đã chứng kiến
cảnh có nhà cha mẹ bị ốm nặng nằm liệt giường mà con cái không đoái hoài
gì đến, có khi tống khứ vào viện dưỡng lão. Khi bố mẹ qua đời thì giành
nhau đưa xác về nhà mình để nhận tiền phúng điếu. Tôi thấy đau lòng và xót
xa khi đọc được một bài báo trên mạng có đưa tin về vụ một bé gái 2 tuổi bị
xe tải cán và sau đó bị những người đi ngang qua bỏ mặc ở tỉnh Quảng
Đông, Trung Quốc. Thiên thần bé nhỏ này đã bị xã hội bỏ rơi và qua đời bởi
chính sự thờ ơ, vô cảm của những con người không có tình thương và đạo
đức.

d. Nguyên nhân:

- Do cách sống vị kỷ của mỗi con người, thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh.
- Do nhịp sống, guồng quay hối hả, đầy tốc độ của xã hội thời hiện đại. Mọi
người cứ bị cuốn vào guồng quay với học tập, với phấn đấu, với lao động,
với sự nghiệp mà nhiều khi chúng ta quên đi tất cả mọi điều xung quanh.
Bởi vì nhiều khi không đủ thời gian, không đủ sức lực và tâm huyết để mình
chú ý đến những vấn đề khác ngoài công việc.
- Tính chất của cuộc sống mang tính chất “đô thị hóa”, văn hóa làng xã ngày
một mai một dần, cái khái niệm gọi là “tắt lửa tối đèn” cũng mất dần đi.
- Một bộ phận thế hệ trẻ được gia đình, bố mẹ chiều chuộng, thậm chí là lập
trình sẵn cho cuộc đời, cho tương lai, cho từng đường đi nước bước. Cho
nên không cần phải phấn đấu, không cần phải bận tâm, mọi thứ đều đã được
bố mẹ lo, cho nên anh ta thờ ơ với cuộc sống, tương lai của mình.

e. Tác hại, hậu quả:

- Bệnh vô cảm có những tác hại thật ghê gớm đối với mỗi cá nhân và xã hội.
Vì vô cảm, mà con người trở thành thơ ơ, lạnh lùng đánh mất đi cái lương
tâm, cái phẩm chất đạo đức. Vì vô cảm, các quan chức nhà nước sẵn sàng
giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, tư túi, tham ô tiền, đã gián
tiếp đẩy đất nước đến bờ vực của suy vong, chẳng còn ai lo cho lợi ích
chung của cộng đồng dân tộc. Vì vô cảm, mà các thầy cô giáo – “kỹ sư tâm
hồn” của học sinh sẽ đào tạo ra thế hệ học trò thiếu tri thức, trình độ và thậm
chí cũng vô cảm giống như họ. Như thế, các chủ nhân tương lai của đất nước
sẽ đi về đâu? Rường cột nước nhà sẽ ra sao, nếu không nói là đã mục nát
ngay từ trong trứng nước? Quả thật, đó là một mối họa vô cùng lớn cho xã
hội!

f. Ý kiến đánh giá, bình luận:

- Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của những người sẵn sàng quay lưng lại với
những nỗi đau khổ, bất hạnh của đồng loại, sẵn sàng làm ngơ trước cái xấu,
cái ác, nên làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất màu mỡ để sinh sôi nảy nở
như "cỏ mọc hoang" và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con
người trong xã hội mới của chúng ta hôm nay.
- Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của phường ích kỷ luôn luôn nhìn đời bằng
cặp mắt ráo hoảnh. Nó đang làm mất đi một điều vô cùng thiêng liêng và
quý giá. Đó là tình thương giữa con người với con người. Mà tình thương
theo Nam Cao, nó là tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác định tư cách con
người "Không có tình thương, con người chỉ là một con vật bị sai khiến bởi
lòng ích kỷ" (Đời thừa – Nam Cao). Bệnh vô cảm đang làm "nhiễm mặn",
vẩn đục và xói mòn dần truyền thống đạo lý đẹp nhất của con người Việt
Nam: "Thương người như thể thương thân". Và khi căn bệnh này ngự trị, thì
con người sống với con người trong mối quan hệ hết sức lỏng lẻo. Ở đó
thiếu hơi ấm của tình thương, của niềm cảm thông, của sự cưu mang, đùm
bọc, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Một cuộc sống như thế là cuộc sống của "Một
sa mạc đời đìu hiu lạnh giá". Thật buồn đau và thất vọng biết bao!
g. Bài học nhận thức và hành động:

- Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những
người xung quanh. Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như
phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp... Xã hội cần
lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ
căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.

3. Kết bài:

- Tình thương là cái quý giá của con người; bệnh vô cảm đã làm mất phẩm
chất ấy, không khác gì biến dòng máu hồng hào trở thành máu trắng. Trái
tim mỗi con người cần được thắp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí và sự sáng
tạo gắn bó với cộng đồng. Điều đó sẽ chống được bệnh vô cảm và làm cho
cuộc đời của con người có ý nghĩa.

Câu 4:

1.MB: ….
2.TB:
 Giải thích:
- Câu nói của nhà nghiên cứu trên đã cho ta thấy được những quyết tâm, nỗ
lực, sự kiên cường, bất khuất của những anh hùng, người lính cụ Hồ trên
chiến trường để bảo vệ đất nước mình – họ chấp nhận hi sinh bản thân mình
vì mong đất nước được giải phóng, sự quyết tâm của họ là điều vững chãi
nhất, không ai có thể thay đổi lí tưởng của họ.
- Câu nói cũng nói lên trách nhiệm của mỗi nhà văn, nhà thơ khi viết về chiến
tranh và những người lính kiên cường bất khuất. Họ phải là những người
thấu hiểu hiện thực, bước ra khỏi khung cửa nhỏ để có cái nhìn thật sâu sắc
về những người lính thì mới có thể được sống mãi trong lòng người đọc với
tác phẩm của mình.
 Bàn luận:
- Văn học vốn là những người bạn của con người, đi cùng con người trong
suốt cuộc đời vì thế nó mang một sứ mệnh, một ý nghĩa vô cùng to lớn trong
việc giáo dục, cho con người hiểu biết, nhận thức về cuộc sống xung
quanh…
- Chính vì thế, trách nhiệm của 1 người nghệ sĩ là vô cùng quan trọng, họ cần
có cái nhìn thực tế về cuộc sống xung quanh, về con người và thời đại để gửi
gắm tâm tư, tình cảm của mình qua những con chữ trên giấy.
 Chứng minh: Tác phẩm “Đồng chí” – Chính Hữu
- Giới thiệu vài nét về tác giả Chính Hữu: Chính Hữu (1926 – 2007) là “nhà
thơ quân đội thực thụ cả ở phía tác giả lẫn tác phẩm”, trưởng thành trong
cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Giới thiệu khái quát về bài thơ Đồng chí: Đồng chí (1948) là một trong
những bài thơ đặc sắc của ông viết về tình cảm của những người lính gắn bó
thiêng liêng trong kháng chiến. Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1948 –
sau chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947. Khi đó ông là chính trị viên
đại đội, từng theo đơn vị tham gia chiến dịch Việt Bắc và từng sống trong
tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó vượt qua những khó khăn gian khổ
trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Bài thơ là lời ca ngợi của tg đến với
những ng đồng đội của mình cũng như nói lên những khó khăn , gian khổ
của ng lính trên chiến trường. Qua đó ta thấy được tinh thần bất khuất, kiên
cường, ý chí chiến đấu bảo vệ nước mãnh liệt của những người lính cụ Hồ.

+ Cơ sở hình thành tình đồng chí:

- Cùng chung cảnh ngộ, xuất thân: Đều là những nông dân, những người con
của vùng quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”.
 Thành ngữ dân gian “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” được tác
giả vận dụng rất tự nhiên, nhuần nhụy khiến người đọc có thể dễ dàng hình
dung được những miền quê nghèo khổ, nơi sinh ra những người lính.

+ Hình ảnh “quê hương anh” và “làng tôi” hiện lên với biết bao nỗi gian lao vất
vả

 Cấu trúc sóng đôi, đối ứng: “Quê anh – làng tôi” đã diễn tả sự tương đồng
về cảnh ngộ.
=> Sự tương đồng về cảnh ngộ đã trở thành niềm đồng cảm giai cấp, là cơ sở
cho tình đồng chí, đồng đội của người lính.

- Cùng chung lí tưởng chiến đấu:

Trước khi nhập ngũ, họ đều là những con người xa lạ: “Anh với tôi đôi người
xa lạ”

“Tự phương trời” họ về đây đứng trong cùng đội ngũ, có một lí tưởng chung,
cùng một mục đích cao cả: chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.

Họ cùng đi lính, chung lí tưởng chiến đấu vì Tổ quốc, “súng bên súng đầu sát
bên đầu” sát cánh bên nhau trên chiến trường.

• Hình ảnh “súng” – “đầu” sóng đôi tượng trưng cho nhiệm vụ chiến đấu và lý
tưởng cao đẹp. -> Điệp từ “súng” và “đầu” như nhấn mạnh tình cảm gắn bó
trong chiến đấu của người đồng chí.

- Sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao và niềm vui với đồng đội

“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

“Đêm rét chung chăn”: Đêm Việt Bắc thì quá rét, chăn lại quá nhỏ, loay hoay
mãi không đủ ấm

“Tri kỉ”: người bạn thân thiết hiểu rất rõ về ta

-> Vất vả, gian nan đã gắn kết họ lại với nhau và trở thành những người bạn
tâm giao gắn bó.
 Những người chiến sĩ chia sẻ với nhau những gian khó đời thường “đêm rét
chung chăn”, hiểu rõ về nhau để trở thành “tri kỉ”.

- Từ “Đồng chí”: cách gọi vừa trang nghiêm vừa thân thuộc, đầy tình cảm,
mang hơi thở thời đại mới của cách mạng, kháng chiến.
 Hai tiếng ấy vang lên làm bừng sáng cả bài thơ, là kết tinh của một tình cảm
cách mạng cao đẹp: tình đồng chí.
 Như vậy, trong tình đồng chí có tình cảm giai cấp (xuất thân từ nông dân),
có tình bạn bè tri kỉ và có sự gắn bó giữa con người cùng chung lí tưởng,
chung mục đích chiến đấu.

+ Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí:

- Cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi niềm của nhau:

_ Họ hiểu về hoàn cảnh ra đi của nhau: bỏ lại sau lưng những gì bình dị, thân thuộc
nhất, những gì đã gắn bó với họ từ lúc chào đời: “ruộng nương, gian nhà, giếng
nước, gốc đa”

_ Họ cùng nhau xác định lí tưởng: ra đi để bảo vệ những gì thân thương nhất, thái
độ dứt khoát ra đi thể hiện quyết tâm chiến đấu.

 Tình cảm đồng chí thân thiết, họ chia sẻ với nhau những gì riêng tư, thân
thuộc nhất của họ.

_ Dù tư thế ra đi dứt khoát, “mặc kệ” nhưng họ vẫn nhớ quê hương da diết.

 Tâm tư ấy, nỗi nhớ nhung ấy của “anh” và cũng là của “tôi”, là đồng chí họ
thấu hiểu và chia sẻ cùng nhau. Tình đồng chí đã được tiếp thêm sức mạnh
bởi tình yêu quê hương đất nước ấy.

_ Sự đồng cam cộng khổ, sẻ chia gian lao thiếu thốn của đời lính trên chiến trường.

_“Biết từng cơn ớn lạnh”, “run người”, “trán ướt mồ hôi” => họ thương nhau khi
phải trải qua những cơn sốt rét rừng.

_ Khó khăn thiếu thốn đời thường: thiếu thuốc men, áo rách vai, quần vá, không
giày, chịu đói rét, “miệng cười buốt giá”.
-> Sự thiếu thốn về vật chất không làm tình cảm của họ phai nhạt đi, ngược lại
làm cho họ quyết tâm hơn vì lí tưởng:

“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

Họ nắm tay nhau – cái nắm tay để sẻ chia, truyền hơi ấm, để hi vọng, để quyết
tâm -> Cử chỉ cảm động chan chứa tình cảm chân thành, biểu hiện trực tiếp
nhất của tình đồng chí.

* Bức tranh đẹp về tình đồng chí

- Nhiệm vụ gian khổ của người lính:

“đêm, rừng hoang, sương muối” -> hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt

Nhiệm vụ của những người lính chiến: đứng gác, phục kích sẵn sàng “chờ giặc
tới”

- Hình ảnh đặc biệt: “Đầu súng trăng treo”

Gợi tả: hai người lính đứng gác dưới ánh trăng, trăng lặn xuống thấp dần khi
trời gần sáng và như treo trên đầu súng.

Đặt hai biểu tượng đối lập trong cùng một câu thơ: “súng” tượng trưng cho
chiến tranh, hiện thực; “trăng” tượng trưng cho vẻ đẹp hòa bình, lãng mạn.

=> Một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thấu hiểu hiện
thực nhưng vẫn không ngừng hi vọng vào tương lai tươi đẹp.
 Đánh giá và BLMR: ….
3. KB: …..

Đề 4:
Phần I. Đọc – Hiểu:
Câu 1:

Trong “Sang thu”, Hữu Thỉnh đã viết rằng:

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”

Còn Hữu Thỉnh lại viết trong “Chiều sông Thương”:

“Nắng thu đang trải đầy

Đã trăng non múi bưởi

Bên cầu con nghé đợi

Cả chiều thu sang sông”

Điểm giống nhau:

+ Cả hai đều là thể thơ năm chữ nên giọng điệu tha thiết, có khi lắng sâu, diễn tả
cảm xúc bồi hồi, bâng khuâng, xao xuyến của cái tôi trữ tình trước vẻ đẹp của tạo
vật đang chuyển mình – giao mùa hay đang ở giữa thu.

+ Hình ảnh thơ: cả hai bài đều nói đến nắng thu, sông thu. “Nắng thu đang trải
đầy” (Chiều sông Thương), và “vẫn còn bao nhiêu nắng” (Sang thu). Nắng trong
hai bài thơ có lẽ rất vàng và ấm áp bởi đó là nắng thu.
Điểm khác nhau:

+ Hai bài thơ được sáng tác ở hai thời điểm khác nhau. Sang thu (1977) sau hai
năm người lính bước ra khỏi cuộc chiến, còn Chiều sông Thương (1992) nên nội
dung thơ đểu gắn với cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ ở mỗi thời điểm đặc biệt.

+ Sang thu: cảm xúc của cái tôi trữ tình được dồn nén, bâng khuâng trước thời
khắc chuyển mình của tạo vật từ hạ sang thu nên bài thơ chỉ có ba khổ. Cảm xúc
thơ phát triển từ không gian hẹp (vườn, ngõ) ra không gian rộng, bao quát cả bầu
trời, mặt đất (dòng sông, cánh chim, đám mây, nắng, mưa, sấm chớp) và cuối cùng
thu vào tâm tưởng.

+ Hình ảnh thơ cũng được chắt lọc, có những hình ảnh đẹp, đặc sắc qua phép nhân
hóa: “Sương chùng chình qua ngõ”, ‘’Sông được lúc dềnh dàng”, “Có đám mây
mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”, “Trên hàng cây đứng tuổi”.

=> Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự
biến chuyển này được nhà thơ gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế qua hình ảnh
giàu sức biểu cảm (vừa có hình vừa có hồn), sống động và hấp dẫn. Song Sang thu
còn gửi gắm cả những chiêm nghiệm, triết lí về cuộc đời.

+ Nếu Sang thu là cảm nhận ở thời khắc cuối hạ sang thu trong một buổi sáng khi
sương bảng lảng đi qua ngõ thì Chiều sông Thương lại là cảm nhận ở thời khắc
chiều thu, khi đất trời đã giữa thu. Cảnh vật được miêu tả rất thực về cánh đồng,
dòng sông, bầu trời, con nghé bên cầu đợi…. Hình ảnh thơ đẹp dịu dàng, gợi ra
bức tranh thanh bình, ấm áp: nắng thu còn trải rộng khắp nhân gian mà trăng non
như múi bưởi đã in trên nền trời xanh nhạt, dưới cầu nước chảy trong veo, con
nghé bên cầu đợi… cả chiều thu sang đông.

=> Cảnh lắng đọng như chính sự tồn tại của nó chứ không sống động, cựa mình
chuyển mùa như bài Sang thu. Đó chính là nét đẹp riêng của mỗi bài thơ.

 Sang thu hay Chiều sông Thương đều là những cảm xúc vừa tinh tế, vừa
xốn xang của nhà thơ trước sự chuyển mình của thiên nhiên hay những hoạt
động rộn rã của cuộc sống yên bình, những nét thu đẹp và sâu lắng.
Câu 2:

- PTBĐ: Tự sự, biểu cảm, miêu tả.


- Ý nghĩa câu chuyện:

_ Câu chuyện không chỉ đơn thuần kể lại câu chuyện của chim cun cút mà qua đó
ta cần thấm thía tình yêu thương đồng loại của mình, thay vì sự ích kỉ của bản thân
ta nên thấu hiểu bởi lẽ chẳng có gì là tốt đẹp nếu ta chỉ biết về bản thân mình, lo
nghĩ cho bản thân mình. Câu chuyện tuy ngắn nhưng đã để lại trong lòng người
đọc biết bao những vang vọng đó là tình đồng loại mà tác giả của câu chuyện
muốn gửi gắm.

_ Sống là phải biết quan tâm đến bản thân, sống vì chính bản thân chú không phải
vì một ai khác. Đó là một điều đúng với quy luật bởi lẽ ta có đau, có đói có khó
nhọc thì chỉ có bản thân ta phải chịu thế nhưng không vì thế mà ta phản lại đồng
loại của mình, không phải chỉ vì sự ích kỉ của bản thân mà làm tổn thương đến rất
nhiều những người khác.

_Con chim cun cút kia biết yêu bản thân mình, biết trân trọng mạng sống của mình
là một điều đúng đắn nhưng nó đã sai khi phản lại đồng loại của mình. Qua đó cho
chúng ta thấy được rằng: Có khó khăn, có thử thách ta mới biết được lòng của con
người. Lòng người thì khó đoán, khó nhìn, khó thấu đôi khi nó lại chính là con dao
hai lưỡi phản lại chính bản thân ta. Từ đó ta biết được rằng khó khăn thử thách có
thể làm ta vấp ngã nhưng nó tôi luyện ta trưởng thành.

Phần II. Làm văn:


Câu 3:

Nhờ rất nhiều số 0 đi theo mà số 1 trở thành khổng lồ. Thành khổng lồ, những
số 0 vinh dự và tự hào lắm, đi đâu cũng kể lể, vỗ ngực rằng: “Ta là khổng lồ”,
nhưng chúng quên mất rằng, nếu mất đi số Một thì chúng thậm chí còn trở nên vô
nghĩa. Bài học về sự ích kỉ, tự mãn của số Không cũng khiến tôi nhớ về câu
chuyện ngụ ngôn “Ngọn nến”.
Câu chuyện kể về một cây nến tỏa sáng lung linh khi bỗng dưng mất điện. Nến
thấy hân hoan khi mọi người trầm trồ: “May quá nếu không có cây nến thì chúng ta
sẽ không thấy gì mất”. Thế rồi sáp nến chảy ra, nến ngắn dần. Nến thầm nghĩ tại
sao mình phải thiệt thòi như vậy. Sau đó nến mượn cơn gió nhẹ tắt phụt ngọn lửa
đi. Thế nhưng mọi người lại tìm thấy một ngọn đèn dầu thay thế. Và cây nến bị vứt
vào trong ngăn kéo không ai nhớ đến nó nữa. Nến hiểu rằng hạnh phúc của nó là
được cháy sáng, dù là ánh lửa nhỏ. Bởi vì nó là ngọn nến.

Câu chuyện kể về ngọn nến nhưng cũng mang lại bài học nhân sinh cho con
người. Ngọn nến hay ngọn đèn dầu cũng đều là ẩn dụ cho mỗi con người trong xã
hội, khi được “cháy” chính là lúc con người được tỏa sáng, khi ngọn nến “tàn”
cũng là lúc con người phải hi sinh bản thân mình; đó cũng được coi là một sự “trả
giá” cho việc được tỏa sáng. Từ câu chuyện về ngọn nến khiến chúng ta suy ngẫm,
nhìn nhận lại về thói sống ích kỉ của con người: chỉ muốn được tỏa sáng mà không
muốn phải hi sinh. Và khi ngọn nến bị rơi vào quên lãng rồi, cả ngọn nến, cả con
người mới rút ra được bài học quý báu rằng: hạnh phúc chính là được cống hiến
theo khả năng vốn có của bản thân mình. Với ý nghĩa đó, câu chuyện đã phê phán
thói sống ích kỉ của con người.

“Thói ích kỉ” được hiểu là lối sống thực dụng, vụ lợi, đặt quyền lợi, địa vị của
bản thân lên trên hết, mà không coi trọng lợi ích của tập thể hay quyền lợi của
người khác. Những người nhiễm “thói ích kỷ” nhất định thờ ơ với cộng đồng, thờ
ơ với những người sống xung quanh. Họ sẵn sàng vì quyền lợi của mình mà bỏ qua
lợi ích chung của tập thể, hoặc thậm chí là gây tổn hại cho người khác. Xét đến
cùng, con người sống trong đời, ai cũng đều có nhu cầu được khẳng định sự tồn tại
của bản thân, dù là theo cách này hay cách khác. Thuở còn nhở, chơi trò chơi với
mấy bạn cùng xóm, ai trong chúng ta cũng muốn giành phần thắng, dù thắng hay
thua cũng chả được thưởng phạt gì cả, nhưng chiến thắng có nghĩa là được ghi
nhận, chỉ cần thắng là được. Khi lớn lên đi học, tâm lí bất cứ ai cũng muốn học tốt
hơn, điểm cao hơn, mục đích cũng chính là để khẳng định mình. Hay thậm chí
nhiều bạn học kém, sa đà điện tử, xét đến cùng cũng là bởi trong môi trường học
tập bạn vốn không được ghi nhận nên khao khát được trở thành kẻ chiến thắng,
thành thủ lĩnh ở một môi trường khác, không gian khác mà thôi. Thậm chí cả việc
“lánh đời”, trở thành “ẩn sĩ” của các nhà Nho xưa cũng là một cách để khẳng định
mình đấy thôi. Khẳng định rằng ta khác đời, không níu kéo, bon chen. Như vậy,
việc khẳng định sự tồn tại của bản thân là một nhu cầu vốn có của con người.
Nhưng khẳng định bản thân không đồng nghĩa với ích kỉ, vị kỉ. Bạn cố gắng để đạt
điểm cao trong học tập là một điều tốt. Nhưng nếu bạn không chịu chia sẻ kinh
nghiệm học tập của mình, không giúp đỡ những bạn học yếu hơn khi họ cần, đấy
lại là ích kỉ. Bạn trở thành nhà khoa học, có nhiều phát kiến vĩ đại, nhưng nếu
những phát kiến ấy không được chia sẻ, nhân rộng trong nhân loại, thì phát kiến vĩ
đại đến mấy cũng là vô nghĩa.

Sự tự mãn, ích kỉ sẽ giết chết chính mình. Nó khiến cho bản thân chúng ta luôn
trong trạng thái phải suy nghĩ, luôn bị áp lực về mặt tinh thần rằng làm thế nào để
bản thân được tỏa sáng, và làm thế nào để những người xung quanh phải thán
phục, phải “kiêng nể” mình mà mình lại không phải chịu mất mát, hi sinh. Ý nghĩ
tốt đẹp sẽ khiến cuộc sống của chúng ta trở nên vui vẻ, còn những ý nghĩ vị kỉ sẽ
luôn khiến chúng ta mỏi mệt, cô độc. Gặp bài toán khó, bạn không dám chia sẻ với
người bên cạnh vì sợ họ sẽ tìm ra được lời giải cùng mình, bạn mất vị trí độc tôn,
nhưng suy nghĩ một mình chắc chắn sẽ gặp khó khăn và mất nhiều thời gian hơn
gấp bội. Thấy người khác gặp khó khăn, bạn không giúp đỡ vì sợ giúp đỡ họ xong
cũng chẳng ai ghi nhận cho mình, giúp đỡ với bạn cũng là vô nghĩa; nhưng bạn có
chắc mình sẽ được thanh thản trong tâm hồn?

Sự ích kỉ còn kéo theo một hệ quả đáng sợ khác, đó chính là sự cô lập của mọi
người xung quanh dành cho chúng ta. Bạn tài đến mấy, nhưng khi bạn ích kỉ, chắc
chắn sẽ chẳng ai có thể ở bên bạn được. Muốn nhà mình sạch, nhưng không chịu
vứt rác, dọn dẹp xong lại dồn rác sang cổng nhà hàng xóm, lối sống ích kỉ ấy chắc
chắn sẽ khiến bạn mất đi hàng xóm, mất đi sự quý trọng của cả thôn xóm mà bạn
đang sinh sống. Bạn học giỏi, nhưng không giúp đỡ bạn bè, sự tài giỏi của bạn
cũng không được bạn bè ghi nhận và quý trọng. Bạn có vị thế trong xã hội nhưng
nếu vị thế ấy không được dùng để làm việc phục vụ cho lợi ích tập thể thì sớm
muộn gì, vị thế ấy của bạn cũng sẽ mất. Lần đầu tiên trong lịch sử, một bị cáo lại
được cả luật sư, cả người bị hại và công luận bảo vệ đến cùng, đó là vụ ấn của bác
sĩ Hoàng Công Lương. Vốn dĩ, anh được bảo vệ như vậy, cũng bởi vì, cho đến
phút cuối cùng, những điều anh được nói vẫn là vì ân hận đã không cứu hết được
bệnh nhân, cũng là vì niềm tin của những người làm nghề. Chính sự vị tha, tấm
lòng nhân hậu của anh, mới là điều đáng quý để tất cả mọi người muốn dốc sức
bảo vệ cho anh. Chắc chắn anh sẽ được tuyên trắng án, ít nhất là trắng án trong toà
án lương tâm con người. Có thể nói, lối sống ích kỉ là một lối sống không lành
mạnh. Tất nhiên, “thói ích kỉ” không thuộc về bản chất ban sơ của chúng ta, và “hi
sinh” cũng không là bản tính của ta. Chúng chỉ là những phẩm chất khả dĩ mà ta
tiếp thu và bộc lộ trong quá trình sống. Bên trong một người ích kỉ – nếu chưa đi
đến lãnh cảm – thường khởi lên những “tiếng nói nội tâm” khi anh ta làm điều gì
đó trái với bản tính của mình. Và “tiếng nói” ấy rất nhỏ bé, tinh tế. Anh ta có thể
đối diện với nó hoặc phớt lờ nó. Và dù anh ta có nhận ra hay không thì nó vẫn có
đó. Nắm bắt được “tiếng nói nội tâm” là dần bắt đầu sống thuận với bản chất của
mình. Sống thuận với bản chất của mình thì những phẩm chất đẹp đẽ trong ta cũng
tự nhiên hiển lộ.

Mọi người cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò của mình trong cộng đồng, gia
đình và xã hội. Dù ở vị trí nào con người cũng phải biết cống hiến toàn bộ khả
năng của mình để trở thành người sống có ích cho mọi người. Có như thế con
người mới không hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí.

Tôi lại nhớ câu chuyện về bài học mà bác tài xế dành cho người mẹ dắt con trên
cầu xin đi nhờ xe, trông chờ đồng tiền thương cảm của mọi người mà đến mấy năm
trời vẫn chưa về được đến nhà. Không phải vì chị không về được, mà là bởi chị ích
kỉ, quên đi thiên chức của chính mình, quên đi bản thân là một người còn trẻ khỏe,
lại lợi dụng đứa trẻ – là chính con gái của mình để lừa dối lòng thương của mọi
người. Tôi tin, trong xã hội này, số người như chị không nhiều. Xung quanh chúng
ta còn biết bao người biết hi sinh, biết cống hiến thầm lặng vì sự nghiệp chung, đó
mới là những người đáng được trân quý. Sẽ thật đẹp, nếu con người biết sống vì
nhau!

You might also like