You are on page 1of 3

Bắt nạt là một vấn đề gây nhức nhối cho xã hội ngày nay, tuy nhiên vẫn còn

nhiều người vẫn


chưa hiểu rõ được khái niệm này. Vậy bắt nạt là gì? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu qua bài
thuyết trình ngày hôm nay nhé!
1. Bullying (bắt nạt) là gì?
Bắt nạt là hành vi sử dụng vũ lực, cưỡng ép, hoặc đe dọa gây tổn thương, ngược đãi,
dọa dẫm hoặc chi phối gây hấn đối phương. Hành vi thường có tính chất lặp lại và theo thói
quen.
1.2. Các hình thức bắt nạt
Bắt nạt có thể bao gồm nhiều kiểu hành vi khác nhau. Bắt nạt có thể là trực tiếp hay
gián tiếp có thể nhận ra việc đó bằng cách để ý các loại hành vi phổ biến sau.

Bắt nạt bằng lời nói là loại bắt nạt dễ thấy nhất bời lời nói là con dao hai lưỡi nên bất kì lời
nói nào mà không suy nghĩ đều gây tổn hại nhất định với người nghe dù cố ý hay vô tình.
Chúng ta thường dễ thấy cách hình thức đó như :
 Trêu chọc, chửi bới, xúc phạm bố mẹ
 Nhại giọng địa phương.
 Bodyshaming…

Bắt nạt về mặt xã hội là làm tổn hại đến danh dự hay các mối quan hệ xã hội của ai đó. Đây
là loại bắt nạt khó nhận ra vì nó không xảy ra trực tiếp. Có thể thể hiện như: Nói xấu sau
lưng người khác, lan truyền tin bịa đặt, chia bè kết phái, nặng hơn là tẩy chay khiến người ta
bị cô lập
Bắt nạt bằng vũ lực là gây đau đớn lên cơ thể một người hay giật đồ của người đó. Bao
gồm: Ðấm, đá hay cấu véo,ngáng chân cho ngã hay xô đẩy… bất cứ hành vi vật lý nào gây
tổn hại đến thân xác người bị hại.
Cyberbullying (bắt nạt trực tuyến trên mạng) là việc bắt nạt được thực hiện trực tuyến
thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, tin nhắn, trò chuyện, và các trang web.
Vì các tin nhắn và hình ảnh có thể được đăng nặc danh và được phát tán rất nhanh chóng đến
một số lượng lớn người xem. Nó được coi là tổng hợp các loại bắt nạt trên ngoại trừ vũ lực.
Ngoài ra còn có bắt nạt học đường: là loại bắt nạt cx vô cùng phổ biến, không phải là do
bạn xấu tính mới bị mà có thể chỉ vì bạn khác biệt, học giỏi hơn, được giáo viên quý hơn ,
….
2. Hậu quả:
Hậu quả của việc bắt nạt có thể ảnh hưởng đến tất cả các bên liên quan, bao gồm người bị
bắt nạt, những người chứng kiến, người bắt nạt và cả cộng đồng xung quanh. Dưới đây là
một số hậu quả phổ biến của việc bắt nạt:
Hậu quả Tâm Lý cho Người Bị Bắt Nạt:
Stress và lo lắng
Tự ti và Thiếu Tự tin
Các vụ bắt nạt nặng có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm và suy nghĩ tự tử.
Hậu quả Xã Hội:
Tách Biệt Xã Hội: trở nên cô lập hơn
Mất Niềm Tin vào Xã Hội: Khi không có sự hỗ trợ và bảo vệ, người bị bắt nạt có thể mất
niềm tin vào xã hội.
Hậu quả Học Tập:
Giảm Hiệu Suất Học Tập do bị mất tập trung
Nghỉ Học : Nhiều trường hợp bắt nạt làm cho người bị bắt nạt tránh xa trường học để
không bị gặp người bắt nạt hoặc do xấu hổ với bạn bè.
Hậu quả Tâm Lý cho Người Bắt Nạt: Những người thường xuyên tham gia vào hành vi
bắt nạt có thể phát triển các vấn đề tâm thần, đặc biệt là nếu họ không nhận được giáo dục
và hỗ trợ.
Hậu quả Cho Những Người Chứng Kiến:
Stress và Lo Sợ: Những người chứng kiến bắt nạt cũng có thể trải qua stress và lo sợ do
không biết cách đối mặt với tình huống.
Tăng Cường Hành Vi Bắt Nạt: Nhiều trường hợp, những người chứng kiến có thể bắt
chước hành vi bắt nạt hoặc trở thành người thực hiện bắt nạt.
Hậu quả Cho Cộng Đồng:
Thiếu Hòa Nhập Cộng Đồng: Bắt nạt có thể làm mất hòa nhập trong cộng đồng và tạo ra
một môi trường không an toàn và không chấp nhận.
Ảnh Hưởng Đến Hình Ảnh: Cộng đồng có thể bị ảnh hưởng đến hình ảnh xã hội và văn
hóa khi nổi lên các vấn đề về bắt nạt.

3. Cách khắc phục


Đầu tiên phải khẳng định rằng :Bạo lực không phải cách giải quyết vấn đề.
 Người ta thường giải quyết vấn nạn bạo lực học đường bằng mời phụ huynh, tuy cách
giải quyết này không phải luôn tối ưu nhất nhưng nó cũng giúp can thiệp phần nào
nên là ít nhất chúng ta hãy đứng lên, cứng rắn đối đầu 1 lần.
 Cần mạnh dạn nói về cảm giác của bản thân -> ai vô tình vô ý biết mà dừng lại, hoặc
ít nhất bạn đã đặt viên gạch đầu tiên của việc giải phóng bản thân.
 Đừng chịu đựng 1 mình, có thể kể cho gia đình bố mẹ hoặc người bạn thân thiết tin
tưởng vì ít nhất chúng ta cũng sẽ có được lời khuyên khách quan cũng như có thêm
dũng khí và cho bản thân biết bạn tuyệt vời và được yêu thương như thế nào.
 Hãy trở nên mạnh mẽ, mạnh mẽ hơn cả về thể chất lẫn tinh thần giúp bản thân cứng
rắn và sáng suốt hơn trong suy nghĩ. Có thể tập võ để tăng cường thể chất của bản
thân, không phải là để không bị đánh mà là bảo vệ bản thân khi bị đánh.
 Dù là người bị bắt nạt hay người bắt nạt đều cần được giúp đỡ vì người bắt nạt có thể
mang cho họ tâm lý không tốt hoặc tiêu cực, giải tỏa bằng việc bắt nạt kẻ khác. Thế
nên chúng ta cần có giáo dục cũng như tuyên truyền tốt hơn về vấn nạn bắt nạt :
- Hỗ trợ và giáo dục những người gây ra bắt nạt bằng lời nói về hậu quả của hành vi
của họ và thúc đẩy sự thay đổi tích cực.
- Hỗ trợ và thúc đẩy tư duy tích cực trong cả giáo dục và trong cộng đồng.
- Cung cấp hỗ trợ tâm lý cho người bị bắt nạt bằng lời nói để giúp họ vượt qua hậu quả
tâm lý của trải nghiệm này.
- Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội: Tận dụng sức mạnh của các nền tảng
truyền thông xã hội để chia sẻ thông điệp tích cực và tạo ra sự lan truyền nhanh
chóng.
-

You might also like