You are on page 1of 5

Dựa trên kiến thức về hành vi tập thể, hãy phân tích và bình luận hiện tượng “livestream”

nói
xấu lẫn nhau trên không gian mạng gần đây?

Hành vi tập thể (collective behaviour)

Định nghĩa

 Hành vi tập thể là hành vi tương đối tức thời và phi cấu trúc của một nhóm người đang
phản ứng lại một ảnh hưởng chung trong một tình huống có hơi mơ hồ (theo Neil
Smelser)

 Hành vi tập thể là hành động, suy nghĩ và cảm xúc ở nhiều người và không tuân thủ tiêu
chuẩn xã hội đã xác lập (theo Macionis, 2003, tr. 734)

Đặc điểm:

 ▪  Hành vi tập thể diễn ra trong khuôn khổ xã hội là tập thể và quần chúng.

 ▪  Tương đối tự phát, có một phần kế hoạch

 ▪  Tương đối phi cấu trúc (ngẫu hứng hoặc có một phần kịch bản)

 ▪  Tập hợp các hành vi khác nhau: hành vi của những người tham gia ít có điểm chung dù
họ có chia sẻ ít nhiều niềm tin hoặc mối quan tâm cụ thể.

 ▪  Có mục đích truyền cảm hứng, kết nối và chia sẻ

Hình thức livestream hiện nay đã không còn quá xa lạ với người dùng mạng xã hội hiên nay.
Đây là một chức năng phổ biến được Facebook, Snapchat, … đưa vào sử dụng.

Tại sao tính năng này lại được ưa chuộng. Livestream không chỉ đáp ứng được nhu cầu đọc của
các bài viết thông thường mà còn đáp ứng được cả nhu cầu nghe, nhìn. Người xem được tương
tác trực tuyến với người tổ chức livestream bằng hình thức comment, thả tim. Không qua chỉnh
sửa, cắt ghép, hình thức này còn đảm bảo được độ chân thật, người xem cảm giác được có mặt
tại nơi mà mình thấy qua màn hình mà không cần có mặt tại nơi đó. Livestream là hình thức phổ
biến để lấy được sự tin tưởng của khách hàng. Có thể thấy Facebook có rất nhiều video
livestream rất đông người xem, điều này tạo ra tâm lý đám đông khiến người xem cũng muốn sở
hữu các món đồ được rao bán. Ngoài ra còn là tính chân thật của sản phẩm, khi họ được chứng
kiến người bán sờ vào chất liệu, quay cận cảnh màu sắc, hay mặc/sử dụng trực tiếp sản phẩm.

Nhưng mặc khác, livestream đã bị lạm dụng với những mục đích xấu khi giờ đây, nhiều người
lại sử dụng nó như một hình thức nói xấu, ‘’bóc phốt’’, vạch trần, bóc mẽ nhau. Điều này đã biến
mạng xã hội trở thành con dao hai lưỡi. Một mặt là tương tác, mặt khác là sử dụng lời lẽ tục tĩu
để thoá mạ người khác. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến cá nhân bị ‘’bóc phốt’’, hứng chịu
hàng loạt ‘’gạch đá’’ từ cộng đồng mạng. Người xem thường xuyên bị cuốn vào những vòng
xoáy không lối thoát của những vụ chỉ trích nhau của những người nổi tiếng trên mạng, xuất hiện
tràn lan trên newsfeed. Chúng ta chính là những nạn nhân của một không gian mạng độc hại.
Bằng chứng là có rất nhiều bình luận bày tỏ sự hả hê, thậm chí ‘’hùa’’ theo để thoả mãn sự cô
đơn trong chính chúng ta. Chúng ta – người tiêu dùng mạng xã hội đã vô tình sao chép văn hoá
‘’bóc phốt’’ của người dùng mạng xã hội nói chung. Khi một tin tức, phốt của người nổi tiếng
được ‘’khui’’ ra, có thể dễ dàng thấy rất nhiều người nhảy vào bình luận với nhiều ý kiến trái
chiều mặc dù chưa biết đó là tin giả hay tin thật. Sự chỉ trích người khác giờ đây đã trở thành thú
vui của mọi người. Một người với quá nhiều áp lực công việc, họ lướt mạng xã hội và cảm thấy
bị lôi cuốn vào những tin tức bóc phốt của người nổi tiếng. Khi chính họ không giải quyết được
những vấn đề bên trong, thì vấn đề tiêu cực xã hội sẽ khiến họ không phải tủi thân, họ nhìn nhận
xã hội vẫn có người ‘’xấu’’ hơn mình, ‘’tệ’’ hơn mình. Từ những hành động bị chỉ trích ấy, họ sẽ
tự mách bảo mình cách để né tránh những hành vi ấy để bản thân không mắc phải sai lầm.

Theo nhãn quan xã hội học, hình thức livestream nói xấu nhau đã nảy sinh ra hành vi tập thể.

Lí do đầu tiên, hành vi tập thể là hành động, suy nghĩ và cảm xúc ở nhiều người và không tuân
thủ tiêu chuẩn xã hội đã xác lập (theo Macionis, 2003, tr. 734) . Nền tảng livestream tạo nên
không gian cho hàng loạt những người từ khắp mọi miền đất nước, thậm chí là nước ngoài cùng
thực hiện một hành động: bình luận, bày tỏ suy nghĩ, quan điểm và cảm xúc riêng của mình mà
không chịu bất kỳ sự quản thúc nào. Người bình luận có thể thoả sức Hình thức livestream hiện
nay đã không còn quá xa lạ với người dùng mạng xã hội hiên nay. Đây là một chức năng phổ
biến được Facebook, Snapchat, … đưa vào sử dụng.

Tại sao tính năng này lại được ưa chuộng. Livestream không chỉ đáp ứng được nhu cầu đọc của
các bài viết thông thường mà còn đáp ứng được cả nhu cầu nghe, nhìn. Người xem được tương
tác trực tuyến với người tổ chức livestream bằng hình thức comment, thả tim. Không qua chỉnh
sửa, cắt ghép, hình thức này còn đảm bảo được độ chân thật, người xem cảm giác được có mặt
tại nơi mà mình thấy qua màn hình mà không cần có mặt tại nơi đó. Livestream là hình thức phổ
biến để lấy được sự tin tưởng của khách hàng. Có thể thấy Facebook có rất nhiều video
livestream rất đông người xem, điều này tạo ra tâm lý đám đông khiến người xem cũng muốn sở
hữu các món đồ được rao bán. Ngoài ra còn là tính chân thật của sản phẩm, khi họ được chứng
kiến người bán sờ vào chất liệu, quay cận cảnh màu sắc, hay mặc/sử dụng trực tiếp sản phẩm.

Nhưng mặc khác, livestream đã bị lạm dụng với những mục đích xấu khi giờ đây, nhiều người
lại sử dụng nó như một hình thức nói xấu, ‘’bóc phốt’’, vạch trần, bóc mẽ nhau. Điều này đã biến
mạng xã hội trở thành con dao hai lưỡi. Một mặt là tương tác, mặt khác là sử dụng lời lẽ tục tĩu
để thoá mạ người khác. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến cá nhân bị ‘’bóc phốt’’, hứng chịu
hàng loạt ‘’gạch đá’’ từ cộng đồng mạng. Người xem thường xuyên bị cuốn vào những vòng
xoáy không lối thoát của những vụ chỉ trích nhau của những người nổi tiếng trên mạng, xuất hiện
tràn lan trên newsfeed. Chúng ta chính là những nạn nhân của một không gian mạng độc hại.
Bằng chứng là có rất nhiều bình luận bày tỏ sự hả hê, thậm chí ‘’hùa’’ theo để thoả mãn sự cô
đơn trong chính chúng ta. Chúng ta – người tiêu dùng mạng xã hội đã vô tình sao chép văn hoá
‘’bóc phốt’’ của người dùng mạng xã hội nói chung. Khi một tin tức, phốt của người nổi tiếng
được ‘’khui’’ ra, có thể dễ dàng thấy rất nhiều người nhảy vào bình luận với nhiều ý kiến trái
chiều mặc dù chưa biết đó là tin giả hay tin thật. Sự chỉ trích người khác giờ đây đã trở thành thú
vui của mọi người. Một người với quá nhiều áp lực công việc, họ lướt mạng xã hội và cảm thấy
bị lôi cuốn vào những tin tức bóc phốt của người nổi tiếng. Khi chính họ không giải quyết được
những vấn đề bên trong, thì vấn đề tiêu cực xã hội sẽ khiến họ không phải tủi thân, họ nhìn nhận
xã hội vẫn có người ‘’xấu’’ hơn mình, ‘’tệ’’ hơn mình. Từ những hành động bị chỉ trích ấy, họ sẽ
tự mách bảo mình cách để né tránh những hành vi ấy để bản thân không mắc phải sai lầm.

Theo nhãn quan xã hội học, hình thức livestream nói xấu nhau đã nảy sinh ra hành vi tập thể.

Lí do đầu tiên, hành vi tập thể là hành động, suy nghĩ và cảm xúc ở nhiều người và không tuân
thủ tiêu chuẩn xã hội đã xác lập (theo Macionis, 2003, tr. 734) . Nền tảng livestream tạo nên
không gian cho hàng loạt những người từ khắp mọi miền đất nước, thậm chí là nước ngoài cùng
thực hiện một hành động: bình luận, bày tỏ suy nghĩ, quan điểm và cảm xúc riêng của mình mà
không chịu bất kỳ sự quản thúc nào. Người bình luận có thể thoả sức ‘’tự do ngôn luận’’ – quyền
tự do cơ bản của mỗi người. Nhưng một số cá nhân lại livestream chỉ để hả hê cơn tức giận, bôi
nhọ, sỉ nhục, công kích nhau bằng việc nói xấu, ‘’bóc phốt’’ mà không ngần ngại sử dụng những
từ ngữ tục tĩu, thoá mạ, làm ảnh hưởng danh dự và nhân phẩm của người khác. // Thứ tiêu chuẩn
xã hội, thuần phong mỹ tục, ngôn ngữ văn minh, tốt đẹp đã không được xem trọng mà đã bị
‘’giẫm đạp’’. Dù là vô tình hay cố ý, những tai tiếng xấu chưa được kiểm chứng ấy sẽ mãi mãi
tồn tại trên mạng xã hội, trở thành một kỷ niệm không mấy tốt đẹp của nạn nhân bị nói xấu. Một
thông tin sai nhưng với tần suất xuất hiện nhiều lần trên mặt báo cũng khiến nó tăng lên phần
trăm tin cậy trong lòng công chúng. Nó làm tổn thương đến danh dự, hình tượng mà cá nhân ấy
xây dựng, thậm chí là suy sụp tinh thần, nghi ngờ về giá trị của bản thân. // Tại sao tôi lại bị
nhiều ghét như thế? Tôi xứng đáng với những bình luận cay nghiệt đó? Tôi sẽ đối mặt ra sao với
mọi người khi bước ra đường? Những câu hỏi đó có thể giết chết tâm trí của nạn nhân, gây ra các
bệnh lý tinh thần(trầm cảm) hay tình huống tệ nhất là tự tử. Nói xấu đã ăn sâu trong văn hoá
hàng ngày. Nói về những điều không hay về người khác giúp sản xuất là edorphins – một hóc
môn làm vực dậy tinh thần bạn, nhưng có thể là nhát dao đối với người khác.

Lí do thứ hai, hành vi tập thể là hành vi tương đối tức thời và phi cấu trúc của một nhóm người
đang phản ứng lại một ảnh hưởng chung trong một tình huống có hơi mơ hồ (theo Neil Smelser).
Khi đọc một tin tức ‘’người tình thứ 3’’, ‘’ăn chặn tiền từ thiện’’, ‘’bạo hành trẻ em’’, … Lập tức
ta sẽ nãy sinh những suy nghĩ, cảm xúc gì. Giận dữ/bực tức/đứng về phía nạn nhân/đau buồn,…
Bạn đã từng trải qua những cảm xúc ấy? Livestream nói xấu cũng vậy. Khi nghe một cá nhân chỉ
trích một cá nhân, kể ra hành vi sai trái của họ. Những gì mà họ nghe được chỉ là phiến diện, một
chiều, mang tính chất ‘’mơ hồ’’, vô căn cứ và không chính thống. Thậm chí những lời đay
nghiến ấy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Ví dụ: A cho rằng B đã cho rằng B đã lấy hình
ảnh của công ty A mà chưa có sự cho phép, A livestream nói xấu B, nhưng sau đó hai bên đã giải
quyết được hiểu lầm và giảng hoà, A lên tiếng xin lỗi B. Sự việc A nói xấu B đã tràn lan trên
mạng nhưng chỉ sau 2 tuần tồn tại nhất thời – khiến mạng xã hội bàn tán xôn xao nhưng sau đó
lại trôi vào quên lãng. Người xem livestream chính là một quần thể đám đông, là khán giả cổ vũ
cho trận chiến nãy lửa giữa hai bên, ‘’tích cực’’ chọn cho mình phe A hay B và dùng những lý
do tự mình tạo ra để bảo vệ lập trường và quan điểm của mình. Vậy những người lúc đầu theo
phe A cuối cùng là những người tin vào những điều sai sự thật mà ban đầu họ ‘’khăng khăng’’ là
đúng. Ban đầu chính họ là thủ phạm công kích, chĩa mũi dìu dư luận vào B nhưng cuối cùng họ
chỉ là nạn nhân của một nền tảng xã hội ảo chỉ trong 2 tuần.
 Lí do thứ 3, hành vi tập thể diễn ra trong khuôn khổ xã hội là tập thể và quần chúng.
Người livestream tự tạo ra những công chúng cho mình là những người ngày ngày sử
dụng mạng xã hội, điển hình là facebook. Chỉ một mình và một chiếc điện thoại có kết
nối wifi, họ có thể tương tác với hàng trăm, hàng nghìn người từ mọi nơi. Việc nói xấu
giờ đây trở thành một đề tài thu hút rất nhiều lượt xem trực tuyến càng kích thích, thoả
mãn người đang livestream. Chẳng ai muốn kể chuyện mà không có khán giả. Chính
những lượt xem ấy chính là ‘’phần thưởng’’ cho họ. Chỉ cần một tài khoản cá nhân, một
giao diện, một câu chuyện chỉ trích – nói xấu có thể khiến một người nổi tiếng sau 24
giờ. Sự nổi tiếng là cái mang lại cho họ khi nói xấu người khác nhưng có thể đó là mục
đích ban đầu và có sự dàn dựng, bịa đặt. Việc lợi dụng việc nói xấu của người khác để
đem lại danh tiếng cho bản thân, mục đích bán hàng online, đánh bóng tên tuổi đã không
còn quá xa lạ hiện nay. Đó là nguyên nhân tạo ra thực trạng: nổi tiếng nhờ tai tiếng chứ
không phải từ tiềm năng, nỗ lực của bản thân. Những lượt xem, lượt thích, hay chia sẻ
suy cho cùng chỉ là những tương tác ‘’tưởng tượng’’, chính những giá trị từ cuộc sống
mới là điều đáng nâng niu. Để tạo nên một mạng xã hội không còn rác, chúng ta – những
quần chúng, người sử dụng mạng xã hội cần biết chọn lọc thông tin đúng đắn, chính
thống mà tiêu thụ. Nếu không chính chúng ta là những nạn nhân bị ‘’ngộ độc’’ những
thông tin ‘’rác’’ ấy mà chẳng còn phương thức nào cứu chữa.

 Lí do thứ 4, hành vi tập thể tập hợp các hành vi khác nhau: hành vi của những người
tham gia ít có điểm chung dù họ có chia sẻ ít nhiều niềm tin hoặc mối quan tâm cụ thể.
Livestream bóc mẽ thì mối quan tâm chung của họ là: tò mò người được ‘’nhắc tới’’ ấy
đã làm sai điều gì, tại sao họ lại bị phẫn nộ. Những người xem livestream trực tiếp đã vô
tình tự biến mình thành phiên toà xét xử với những điều luật mà bản thân họ đặt ra. Họ
lan truyền nhau bằng những cú share, dán mắt đọc hàng trăm bình luận khác nhau. Họ hả
hê với những bình luận giống với suy nghĩ và nỗi lòng của họ và đáp trả quyết liệt với
những ý kiến trái ngược. Mạng xã hội là nơi cho các ‘’người hùng bàn phiếm’’ thoả mãn
cơn phẫn nộ. Từ một cá thể nhưng giờ đây đã lan toả ra một quần thể đám đông cùng
nhắm vào ‘’chửi’’. Nhưng bên cạnh đó là những người đứng lên bảo vệ, hay trung lập.
Suy cho cùng, những con người ấy chỉ nấp sau một tài khoản với một giao diện mà họ tạo
ra và trang cá nhân mà xây dựng chưa chắc đã giống với 100% con người thật của họ
ngoài đời thực. Cái giá của họ là sự bòn rút năng lượng và thời gian của mình vào những
sự việc vô bổ, họ chú tâm vào thị phi của những người xung quanh mà quên đi việc nâng
cấp giá trị bản thân.

 Hành vi tập thể có mục đích truyền cảm hứng, kết nối và chia sẻ – đây vốn dĩ là mục đích
ban đầu của livestream. Nhưng từ khi nó biến thành công cụ để nói xấu thì mục đích ấy
đã bị tha hoá và xuyên tạc, làm biến dạng. Cũng là truyền nhưng là năng lượng tiêu cực,
kết nối những thành phần tiêu cực và chia sẻ những ngôn từ ‘’méo mó’’, hình ảnh xấu xí
nhằm công kích nạn nhân. Chỉ ngồi một mình với một chiếc điện thoại cùng sự giận dữ,
những thù hằn của mình với đối phương, người livestream có thể buông sa vô số những
điều thậm tệ về đối phương một cách không kiểm soát. Ngôn ngữ giờ đây không còn là
thứ ngôn ngữ văn minh và đáng quý của tiếng mẹ đẻ mà đã trở thành thứ vũ khí sát
thương không khoan nhượng với đối phương. Nhưng sẽ ra sao nếu những ngôn từ đó
được lọt đến tai những đứa trẻ - những đối tượng chưa hoàn toàn kiểm soát được hành vi
của mình? Trẻ em vốn dĩ là thế hệ cần được bảo bọc và nâng niu, được truyền đạt và dạy
dỗ trước hết để lễ phép với người lớn và tôn trọng mọi người xung quanh. Những ngôn từ
ấy đã phù hợp hay chưa? Hay nó chính là liều thuốc ‘’đầu độc’’ trẻ hàng ngày khi mạng
xã hội ngày nay càng gắn bó và trở thành một phần trong cuộc sống của thế hệ trẻ gen Z.
Vì vậy phụ huynh cần dành thời gian cho con nhiều hơn để kịp thời ngăn cản khi con vô
tình tiếp xúc với những nội dung ‘’độc hại’’ trên không gian mạng. Đồng thời học cách
làm bạn với con trẻ, gợi ý những lời khuyên, định hướng cho con và lắng nghe con như
một người bạn thực thụ. Mạng xã hội không xấu – nó vốn dĩ là nền tảng để mọi người
trên thế giới kết nối, chia sẻ và cùng nhau bày tỏ quan điểm. Mạng xã hội là một công cụ
không thể thiếu trong đại dịch Covid 19, khi mọi người không thể gặp mặt trực tiếp.
Nhưng chính những sự việc livestream bóc phốt nhau trên mạng xã hội đã khiến nền tảng
này mất đi mục đích tích cực của nó. Vì vậy nếu ai đã sử dụng mạng xã hội, hãy sử dụng
một cách có ý thức và trách nhiệm. Không chỉ bạn bị ảnh hưởng nhưng một lượt xem của
bạn vào những nội dung không lành mạnh cùng nhiều người khác sẽ đóng góp một lượng
người xem khủng, làm nó lan truyền nhanh hơn và biến không gian mạng trở thành nơi
có nhiều ‘’rác’’ hơn. Đừng để một phút ‘’xem cho vui’’, ‘’hóng chuyện’’, ‘’hóng drama’’
mà làm ảnh hưởng đến nhiều người khác, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thay vì hóng ‘’phốt’’, hãy
biến mạng xã hội trở thành một công cụ có ích. Trên Facebook hiện nay có rất nhiều hội
nhóm đa dạng, những người trong một nhóm thường có chung một mục đích, một sở
thích và cùng muốn trao đổi tương tác với nhau. Nếu sử dụng Facebook đúng cách, người
dùng còn có thể học hỏi, trau dồi bất kỳ lĩnh vực nào thông qua những kinh nghiệm của
người đi trước. Chỉ cần vài giây tìm kiếm trên Google cùng 1 từ khoá bất kì của lĩnh vực
bạn muốn học, bạn có thể tra ra hàng trăm nghìn kết quả. Nhưng kiến thức là ‘’thượng
vàng hạ cám’’, người học cần biết chắc lọc và biết tiêu thụ thông tin một cách thông minh
để làm giàu kiến thức và kĩ năng cho chính mình.

You might also like