You are on page 1of 2

Ta không thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời mà mạng xã hội mang đến, có thể kể

đến như: kết nối bạn bè, tạo các mối quan hệ mới, dễ dàng chia sẻ kiến thức, tin tức, tạo
việc làm, giải trí. Nếu như mọi việc chỉ dừng ở các mặt tích cực như vậy thì không đáng
lo ngại. Nhưng ở thời điểm hiện tại rất nhiều người đang lạm dụng mạng xã hội gây ra
tình trạng nghiện mạng xã hội. Họ có thể dành thời gian cả một ngày chỉ để thu hút người
xem, tặng lượt theo dõi, lượt yêu thích. Đặc biệt có một vấn đề đã được sản sinh ra là
những "anh hùng bàn phím". Từ hiện thực này, ta có thể mạnh mẽ khẳng định hiện tượng
anh hùng bàn phím trên mạng xã hội đã trở thành một vấn đề nóng đáng được quan tâm.
Anh hùng bàn phím hay còn được viết tắt là AHBP. Đây là cụm từ dân cư mạng
thường dùng để gọi những người ngồi sau màn hình máy tính, chuyên bình luận các vấn
đề trên mạng xã hội và không trực tiếp để lộ mặt hay nói chuyện trực tiếp. Họ là những
người có thể bày tỏ quan điểm, cảm xúc của mình một cách tự do, thoải mái và thậm chí
quá đà qua việc ngồi trước màn hình máy vi tính. Tuy nhiên, anh hùng bàn phím chủ yếu
được sử dụng để chỉ trích những cư dân mạng thiếu suy nghĩ, phiến diện và quá khích khi
đưa ra bình luận về một vấn đề nào đó trên mạng xã hội. Họ phát ngôn không cần biết
đúng sai, bất chấp điều đó có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống, danh dự, tinh thần và cả
thể chất của người khác.
Trên thực tế hiện tượng “anh hung bàn phím” đang ngày càng tăng lên. Họ có thể ngồi
sau màn hình với vô vàn để bàn luận như: ngoại hình, gương mặt, tính cách của cá nhân
nào đó hay soi mói, phán xét, chỉ trích cuộc sống riêng tư của người khác. Những con
người này sẵn sang đưa ra các lời nói có đôi phần khiếm nhã, cảm tính dù bản thân mình
còn chẳng hiểu rõ cặn kẽ sự việc.
Những lời nói trên mạng xã hội ảo ấy lại mang đến những hậu quả thực. Trước tiên,
nó sẽ gây ra sự sát thương về mặt tâm lí, tinh thần rất lớn. Người ta thường ví lời nói như
một con dao hai lưỡi thì chính những dòng bình luận trên mạng xã hội cũng vậy. Nó có
thể là liều thuốc xoa dịu những trái tim vụn vỡ, cũng chính là một con dao giết chết ai đó.
Chỉ một dòn bình luận có thể khiến người đọc nó cảm thấy tự ti xấu hổ, mặc cảm, ghét bỏ
bản thân. Mỗi ai trong chúng ta đều có thể nhận thấy những anh hung bàn phím này đang
vi phạm vào những giá trị đạo đức tối thiểu mà cong người cần có là: không biết đồng
cảm, thấu hiểu, sẻ chia với những khiếm khuyết, sai lầm của người khác; đồng thời xâm
phạm quá sâu vào đời sống riêng tư của họ. Thời gian gậy đây mạng xã hội đã không ít
lần dậy sóng vì thông tin hai nữ ca sĩ, diễn viên trẻ tuổi Sulli, Go Hara tự vẫn vì bạo lực
mạng. Hay một số bạn trẻ chỉ vừa cảm nhận được những cái đẹp của cuộc sống cũng lựa
chon ra đi vì bị bắt nạn trên mạng. Họ bị những người anh hùng bàn phím chỉ dám núp
sau màn hình máy tính chà đạp, miệt thị. Lúc ấy có lẽ họ nghĩ rằng chỉ còn một cách duy
nhất để trốn tránh chính là tìm đến cái chết để giải thoát bản thân. Như vậy, thế hệ anh
hùng bàn phím đã vô hình tạo ra những áp lực ám ảnh, thậm chí siết chặt lấy tâm trí của
những nạn nhân, khiến họ chán nản, bế tắc, khủng hoảng về tinh thần. Hiện tượng anh
hùng bàn phím còn gây ra thói xấu cho xã hội, đó là bệnh vô cảm, sự a dua, và gây mất
trật tự an ninh xã hội.
Hầu hết chúng ta lang thang trên mạng xã hội không mục đích, thường là khi cảm thấy
nhàm chán. Để tránh điều đó, hãy hỏi bản thân: "Mình có lý do nào cụ thể, tích cực để
online hay không?", nếu không tìm được lý do, hãy đóng cửa sổ đăng nhập lại và làm
điều gì đó để nâng cao tinh thần: rủ bạn đi chơi, tám chuyện, đọc một cuốn sách
hay...Những việc làm đó sẽ mang đến nhiều ý nghĩa hơn việc ngồi ở nhà bàn luận về một
điều gì đó không tốt đẹp trên mạng xã hội.
Để ngăn chặn hiện tượng này, ta cần ý thức rõ tác hại của việc phát ngôn, đánh giá
theo cảm tính, bừa bãi. Đồng thời, có những biện pháp quản lý thời gian hiệu quả hơn,
biết sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý, không nên lạm dụng nó như một công cụ,
phương tiện để thể hiện quan điểm cá nhân; không ùa theo, chạy theo "hiệu ứng đám
đông" của những bình luận khiếm nhã.
Tóm lại hiện tượng anh hùng bàn phím trên mạng xã hội đã trở thành một vấn đề đáng
báo động, gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người. Không chỉ học sinh mỗi
chúng ta cần phải ý thức, hiểu rõ lợi, hại của chúng, suy nghĩ thật kí trước khi viết một
dòn bình luận gì đó. Hãy tự đặt cho bản thân câu hỏi “ bản thân mình có phải là anh hùng
bàn phím không? " Từ đó khắc phục và xem xét lại bản thân.

You might also like