You are on page 1of 6

Sống ảo là gì ?

Sống ảo là hiện tượng con người sử dụng mạng xã hội để khoe khoang,
khoa trương bản thân mình, nói những “điều hay lẽ phải”, những điều
không đúng về bản thân nhằm mục đích thu hút, tạo sự chú ý với người
khác để được họ tán dương, ca ngợi.
 Đây là “căn bệnh” xấu mà con người không nên mắc phải đặc biệt là
các bạn trẻ hiện nay.
5 thực trạng của sống ảo:
- Mất đi sự thực tế: sống ảo mất đi khả năng sống thực tế. Người ta dễ
dẫn đến khả năng không phân biệt được thế giới thực và ảo.
 Lạm dụng quá đà các công cụ chỉnh sửa hình ảnh, chụp ảnh ảo
để tương tác thả tim hay lượt theo dõi, chia sẻ trên mạng xã hội
khiến mọi người lầm tưởng vẻ đẹp ngoại hình của mình.
 Giới trẻ thường đăng những hình ảnh gợi cảm, gây sốc để tạo sự
chú ý.
 Trước khi ăn, họ thường đăng hình ảnh món ăn, thức uống trên
facebook để khoe khoang với mọi người.
- Gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý: gây áp lực, căng thẳng, không tự
tin khi so sánh bản thân với người khác trên mạng xã hội.
 Trên các trang mạng xã hội luôn đầy rẫy những thông tin, hình
ảnh không lành mạnh. Đã tạo nên những “anh hùng bàn phím”
thiếu văn hóa, thiếu nhân văn. Khi một thông tin về một hành vi
xấu của ai đó được đăng lên và dù chưa được chứng thực thì có
nhiều người cho mình cái quyền được chửi rủa, lăng mạ người
khác…
 Không biết cách tiếp nhận, chắt lọc những thông tin đúng đắn bị
đánh lừa bởi những thông tin sai sự thật khiến nó đầu độc suy
nghĩ và tâm trí con người.
- Mất quyền riêng tư: thông tin cá nhân có thể bị lộ ra và được sử dụng
một cách không đúng đắn. Điều này, gây ra nguy hiểm nghiêm trọng
như lạm dụng thông tin cá nhân để lừa đảo trực tuyến.
- Gây phân tâm thiếu tập trung: dẫn đến dễ mất tập trung và giảm hiệu
suất làm việc. Sử dụng quá nhiều thời gian cho lướt web, xem video
trên mạng.
- Gây phụ thuộc vào công nghệ: tạo ra cảm giác phụ thuộc vào mạng
xã hội. Phụ thuộc vào việc check thông báo, tin nhắn và tương tác
trên mạng xã hội. Dần dần sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ ngoài
đời thực.
Hệ luỵ:
Mất thời gian: Mục đích sử dụng mạng xã hội của mỗi người là khác
nhau, có những người dùng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin, có những
người dùng để giải trí,… nhưng rất ít ai có thể sử dụng mạng xã hội một
cách có khoa học, chúng ta dễ bị cuốn hút bởi những hình ảnh “màu mè”,
những thông tin không chính thống, chúng ta mất quá nhiều thời gian khi
sử dụng mạng xã hội một cách vô bổ.

Ảnh hưởng sức khỏe: Theo nghiên cứu, giới trẻ ngày nay bị cận thị hầu
hết do tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh đến từ điện thoại, khi họ dành
quá nhiều thời gian cho việc sử dụng mạng xã hội, điều này sẽ làm suy
giảm thị lực dẫn đến mệt mỏi và có các vấn đề về tâm lý.

Ảnh hưởng đến đời sống: Trên mạng xã hội có rất nhiều những thông tin
xấu, chúng ta có thể dễ dàng bị tiếp cận bởi những hình ảnh đồi trụy, các
thông tin phản động,… ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của chúng ta.

Mất đi những mối quan hệ thực tế: Khi bạn quá chú tâm vào những
người bạn ảo, số lượng like, những dòng comment, điều này sẽ làm bạn xa
rời thực tế, bỏ rơi những người thân thiết, yêu thương xung quanh bạn.

Tâm lý thất thường: Chúng ta chăm chăm lên mạng xã hội để xem rằng
hôm nay bức ảnh này được bao nhiêu lượt like, được mọi người comment
như thế nào. Điều này làm chúng ta khó rời chiếc điện thoại, tâm lý chúng
ta có thể bị ảnh hưởng rất lớn, chúng ta sẽ vui khi nhận được nhiều like và
nhiều người khen, chúng ta sẽ cảm thấy hụt hẫng, buồn bã khi ai đó chê bai
chúng ta.
Giải pháp
- Giảm thời gian sử dụng mạng xã hội: sử dụng mạng xã hội một cách hợp
lý, sống đúng với chính mình, biết cách thay đổi và chấp nhận bản thân ưu
tiên chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần. Phân chia thời gian hợp lý
cho công việc, học tập gặp gỡ bạn bè, người thân để duy trì mối quan hệ,
thể hiện sự quan tâm, thăm hỏi lẫn nhau, tạo niềm vui và gắn bó nhau.
- Chọn lọc thông tin: khi sử dụng mạng xã hội, cần phải có chọn lọc thông
tin hợp lí, cần có những chế tài hợp lí để xử phạt những hành vi sống ảo, sử
dụng thông tin ảo tránh gây hậu quả thiệt hại cho người khác.
- Bảo vệ thông tin cá nhân: cài đặt quyền riêng tư, hạn chế đăng ảnh cá
nhân quá nhiều.
- Hãy đăng tải những câu chuyện xác thực, không thổi phồng sự thật,
không dùng lời lẽ cay nghiệt xúc phạm người khác, tự trọng và tôn trọng cá
nhân.
- Tìm hiểu tác động tiêu cực của sống ảo: tìm hiểu các hệ luỵ liên quan đến
sống ảo từ đó bản thân rút ra những sự cân nhắc khi sử dụng mạng xã hội.
Câu hỏi:
1. Lý do đâu mà thói quen sống ảo lại trói buộc chúng ta đến như vậy?
Giải
1. Sự trốn tránh: thế giới ảo cung cấp cho chúng ta một phương thức
trốn tránh khỏi những thách thức và áp lực cuộc sống thực. Khi
khó khăn chúng ta có thể chạy vào thế giới ảo để tìm sự thoải mái.
2. Nhu cầu xã hội và giao tiếp: kết bạn với những người bạn trên
mạng xã hội, tạo ra những mối quan hệ và tham gia cộng đồng trực
tuyến. Điều này có thể làm cho chúng ta cảm thấy được chấp nhận
và có vai trò quan trọng trong thế giới ảo.
3. Cung cấp cảm giác kiểm soát: trong thế giới ảo, chúng ta có thể
kiểm soát và thực hiện những điều mà bản thân muốn.
4. Tạo ra một hình ảnh hoàn hảo: cho phép sửa chữa chỉnh ảnh của
bản thân tốt nhất để chia sẻ với người khác

2. Những hệ luỵ nghiêm trọng nào của việc nghiện game và sống ảo gây
ra?
Giải
- Cô lập xã hội: dành nhiều thời gian ở thế giới ảo hơn là cuộc sống đời
thực. Gây ra mất khả năng xây dựng mối quan hệ ở đời thực.
- Ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình và bạn bè: dành ít thời gian cho
gia đình, mất gắn kết giữa các thành viên.
- Gây ảnh hưởng đến công việc và học tập: mất tập trung, dành quá
nhiều time cho việc chơi game và sống ảo, gây ra giảm hiệu suất
trong công việc và học tập.
- Gây ra vấn đề sức khoẻ và tâm lý: gây ra căng thẳng, lo lắng, trầm
cảm và cảm giác không tự tin. Người nghiện game trở nên phụ thuộc
vào thế giới ảo vì có được cảm giác hưng phấn và thoả mãn.
- Gây ra vấn đề sức khoẻ thể chất: không có thể lực tốt, lối sống không
lành mạnh. Có thể gây ra các bệnh lý như béo phì, yếu đồng tử, hoặc
các bệnh về xương khớp và những căn bệnh khác.

3. Sự phụ thuộc vào cuộc sống ảo và những hệ luỵ của nó đối với tình
trạng sức khoẻ và tinh thần của người trẻ tuổi là gì?
Giải
- Cô lập xã hội và mất kết nối: dẫn đến cảm giác cô đơn và cách ly xã
hội trong thế giới thực, vì người trẻ thường tiêu nhiều time trên mạng
xã hội và trò chơi trực tuyến thay vì tương tác trực tiếp với bạn bè và
gia đình.
- Mất động lực và hiệu suất học tập: cuộc sống ảo có thể tiêu tốn quá
nhiều time của người trẻ, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, học tập và các
hoạt động ngoại khoá.
- Tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý: một số nghiên cứu đã phát hiện
sử dụng mạng xã hội và trò chơi trực tuyến quá mức sẽ dẫn đến tình
trạng tâm thần như lo âu, trầm cảm và tự tử ở người trẻ tuổi.
- Cuộc sống ảo thường tạo ra áp lực để so sánh với người khác dựa trên
cuộc sống “hoàn hảo” mà họ thể hiện trên mạng xã hội. Điều này có
thể làm tăng cảm giác tự ti và không tự tin ở người tr

You might also like