You are on page 1of 3

Có thể nói, một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta

là được kết nối, được nghe, được nhìn và cảm nhận sự tồn tại của những người mình yêu
thương. SGiáo sư Margaret Paul từng nói trong một bài viết của mình năm 2015 rằng:
“Sự gắn kết sâu sắc sẽ vơi đi nỗi cô đơn và chúng ta cảm thấy mình được thấu hiểu”.
Chính bởi cái khát khao giao cảm ấy nên từ khi xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới năm
1997, mạng xã hội đã và đang hoàn thành xứ mệnh cao cả của mình: cải thiện mối quan
hệ giữa ngời với người. Song, trong vài năm trở lại đây, mô hình kết nối này đã và đang
bùng nổ hơn bao giờ hết với sự xuất hiện của vô số những ứng cử viên mới, với giao diện
hoàn toàn mới lạ và độc đáo, tác động trực tiếp đến tâm lý của người dùng. Điều này đặt
ra câu hỏi về ảnh hưởng của chúng lên cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là chất lượng
những mối quan hệ của trong thời đại công nghệ 4.0.

Theo Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng quy định: Mạng xã hội (social
network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ
lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch
vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến,
chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác ( “giấy phép xã hội”,
n.d). Hiện nay, các trang web, ứng dụng, nền tảng mạng xã hội đã và đang mọc lên như
nấm. Một số loại hình được ưa chuộng nhất thế giới ở thời điểm hiện tại có thể đến là
Facebook, Instagram, Twitter, Tiktok, Zalo, Telegram, etc. Tất cả chúng, theo những
cách khác nhau góp phần làm thay đổi ít nhiều cách trò chuyện, giao tiếp, cũng như mối
quan hệ giữa người với người, kể cả trong công việc lẫn trong cuộc sống hàng ngày.
Theo ý kiến cá nhân tôi, tôi không hoàn toàn ủng hộ ý kiến của bài viết. Sự bùng nổ này
đem đến nhiều lợi ích hơn là tác hại bởi sự nhanh gọn và phần nào đó là an toàn đã và
đang góp phần cải thiện dáng kể mối quan hệ của giới trẻ

Đầu tiên, sự xuất hiện những cộng đồng ảo này sẽ góp phần thu ngắn khoảng cách
và kéo gần con người lại gần nhau hơn, tối ưu hóa về mặt không gian và thời gian. Ví dụ,
nếu như cách đây 100 năm, một người lính nơi tiền tuyến chỉ có thể gửi những bước thư
tay về cho những người thân nơi hậu phương, thì ngày nay, với sự phát triển của những
ứng dụng gọi chia sẻ video thông qua mạng xã hội như Messenger hay Zalo, những người
bác sĩ ở nơi tuyến đầu chống dịch hoàn toàn có thể nhìn thấy hình bóng và nghe được
tiếng cười nói của vợ hay con cái ở phương xa. Lúc này, ta thấy được công dụng không
ngờ của mạng xã hội trong việc hỗ trợ giao tiếp, giúp mọi thứ được diễn ra nhanh chóng
và thuận lợi hơn rất nhiều ngay cả trong những hoàn cảnh vô cùng ngặt nghèo.

Hơn thế nữa, một ảnh hưởng tích cực khác đến từ sự bùng nổ của mạng xã hội có
thể kể đến đó là sự tự tin thấy rõ trong việc xây dựng mối quan hệ. Chúng ta có xu hướng
thể hiện nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn về bản thân khi “núp” sau một chiếc màn hình hay
một tài khoản ảo. Cuộc khảo sát mới nhất được tiến hành bởi Trung tâm nghiên cứu Pew
- Pew Research Center trên 743 thanh thiếu niên, độ tuổi từ 13 – 17 cho thấy 81% trong
số đó cảm thấy được kết nối với bạn bè nhiều hơn thông qua mạng xã hội. Ngoài ra, 60%
còn tuyên bố rằng việc sử dụng mạng xã hội khiến bản thân chúng tự tin hơn, chỉ 26%
cảm thấy không an toàn sau khi tương tác với những người quen qua mạng xã hội. Điều
này có thể được lý giải là do sự mơ hồ về thông tin cá nhân cũng như nhận dạng của mỗi
cá nhân trên mạng xã hội. Khi hai cá nhân tiếp xúc, sự can thiệp của mạng xã hội sẽ góp
phần làm giảm đi yếu tố trực tiếp trong cuộc trò chuyện, xóa mờ dần những áp lực vô
hình đến từ những đánh giá mà chỉ xuất hiện khi gặp trực tiếp, qua đó sự tự tin và cởi mở
trong giao tiếp được gia tăng.

Song, vấn đề nào cũng có hai mặt. Sự bùng nổ với tốc độ quá nhanh của những
nền tảng chia sẻ online cũng đem lại những ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến cách chúng
ta xây dựng mối quan hệ nếu tự bản thân không tạo cho riêng mình những quy tắc cần
thiết khi ứng xử trên mạng xã hội. Một trong số những tác hại có thể kể đến là căn bệnh
nghiện mạng xã hội của giới trẻ.

việc giao tiếp trực tuyến trong thời gian dài lâu dần khiến ta phụ thuộc vào chúng
và xa rời những mối quan hệ trực tiếp. theo chuyên gia trị liệu Nguyễn Hương Linh, thạc
sĩ ngành trị liệu tâm lý ở New York, việc lệ thuộc vào mạng xã hội trong thời gian dài
còn làm trầm trọng thêm đứt gãy về kết nối giữa con người với nhau bởi như các chứng
nghiện, người lệ thuộc mạng xã hội phải "tăng liều" mà càng như thế, họ càng thu mình
và mất kỹ năng giao tiếp với thế giới thực. "Nhu cầu được cảm thông, chúc mừng, công
nhận là chính đáng nhưng chúng ta thường quên mất trước ngày mạng xã hội ra đời mình
làm thế nào", bà Nguyễn Hương Linh nói.

Tóm lại, việc mạng xã hội ngày càng phát triển với đa dạng hóa các nền tảng, diễn
đàn hay các cuộc trò chuyện được xem là lẽ tất yếu song hành với cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0. sự bùng nổ này đem đến những thay đổi đáng kể theo cả hướng tích cực và
tiêu cực trong cách con người giao tiếp với nhau. Vốn dĩ mạng xã hội xuất hiện với mục
đích là phục vụ con người và gắn kết con người. Bởi vậy không nghi ngờ gì về những lợi
ích của chúng trong việc cải thiện mối quan hệ của giới trẻ. Song, biến chúng thành công
cụ và lợi thế hay trở nên lệ thuộc vào chúng là sự lựa chọn và cân bằng của mỗi chúng ta.

You might also like