You are on page 1of 11

Bài làm

Câu 1. Em hãy sử dụng trình duyệt web để tìm kiếm thông tin  về lợi ích của Intrernet mang lại (trình
bày ngắn gọn 01 trang A4, font Times new Roman cỡ chữ 13).

1. Cung cấp nguồn thông tin, kho kiến thức khổng lồ

Internet có thể nói là một kho chứa đựng những kiến thức khổng lồ giúp cho chúng ta dễ dàng
tìm kiếm những thông tin, kiến thức dù mới hay đã cũ.

Internet cũng được đánh giá là công cụ tiện lợi


nhất để truyền tải một số lượng thông tin lớn với tốc độ
nhanh đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Như một
cuốn “bách khoa toàn thư”, người dùng có thể dễ dàng
tìm kiếm mọi thông tin từ bất cứ đâu.

2. Mở ra thế giới giải trí

Internet trở thành phương tiện giải trí hữu ích với mọi
người trong cuộc sống hiện nay. Ở Internet, có vô số hình
thức giải trí như: Chơi game, trò chuyện qua các diễn đàn,
mạng xã hội, nghe nhạc, xem phim,... Từ đó, giúp cho con
người có thể thư giãn sau những ngày làm việc, học tập căng
thẳng và mệt mỏi.

3. Kết nối bạn bè

Một trong những lợi ích không thể không nhắc đế


chính là việc kết nối mọi người từ Internet. Mọi người có
thể cùng nhau trò chuyện, trao đổi thông tin, kinh nghiệm
trên các diễn đàn, chia sẻ thông tin, cảm xúc trên blog.
Từ đó khoảng cách dần được thu hẹp lại, con người trở
nên thấy gần gũi hơn và có thể xây dựng mối quan hệ
bền chặt hơn.

4. Mua sắm trực tuyến

Chắc chắn việc mua sắm online đã trở nên quá quen thuộc với mọi người, đặc biệt là các chị em
phụ nữ. Thông qua Internet, việc mua sắm dần trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết. Người
mua có thể thoải mái chọn lựa, cân nhắc giá cả và an tâm về thanh toán trên Internet mà không cần phải
tốn quá nhiều thời gian như trước.

5. Học tập trực tuyến

Internet đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực
giáo dục, đào tạo. Ngày nay, mọi người hoàn toàn có thể
học trực tuyến hay đào tạo từ xa thông qua mạng Internet.
Hình thức này giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và có
thể dễ dàng trao đổi trực tuyến với giáo viên khi có những
câu hỏi cần được giải đáp.

6. Làm cho cuộc sống dễ dàng hơn

Chắc hẳn là ai cũng thấy được từ khi có Internet,


cuộc sống của mỗi người dần trở nên dễ dàng hơn bao
giờ hết. Nếu như lúc trước muốn mua một chiếc vé xem
phim, bạn phải chạy đến quầy vé thì giờ đây, bạn hoàn
toàn có thể làm điều đó khi sử dụng Internet. Ngoài ra,
bạn còn có thể thanh toán hoá đơn điện, nước, chuyển
tiền, thanh toán các dịch vụ từ Internet.

7. Kiếm tiền từ Internet

Một trong những lợi ích tuyệt vời của Internet là


sinh viên có thể kiếm tiền thông qua việc viết blog. Đây
hẳn là một nguồn thu nhập tuyệt vời và mang lại một trải
nghiệm viết lách độc đáo, giúp cải thiện kỹ năng chuyên
môn. Không dừng lại ở đó, người dùng còn có thể kiếm
tiền từ các ứng dụng trên Internet. Hay các doanh nghiệp
có thể đăng bán sản phẩm trên Internet, từ một website,
doanh nghiệp có thể tha hồ bỏ sản phẩm của họ lên đó và khách hàng sẽ tìm đến. Từ đó, công ty hay
doanh nghiệp cũng có thể có thêm rất nhiều nguồn thu nhập
Câu 2. Em hãy sử dụng trình duyệt web để tìm kiếm thông tin về những tác hại của nghiện Internet
(trình bày ngắn gọn 01 trang A4, font Times new Roman cỡ chữ 13).

1. Não không có thời gian nghỉ ngơi

Nhiều người trong chúng ta có thói quen lướt


mạng xã hội bất cứ khi nào rảnh rỗi. Điều này khiến bạn
mất đi khoảng thời gian để não được thư giãn và nghỉ
ngơi thực sự. Tác hại của việc sử dụng mạng xã hội quá
nhiều là gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công
việc cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn.
Thậm chí bạn có thể trở nên nghiện mạng xã hội đến
mức khó tập trung làm việc.

2. Giảm tương tác trực tiếp

Hiện nay, tình trạng bạn bè dán mắt vô điện thoại vào các cuộc hội họp đầu năm khá phổ biến.
Một trong những tác hại của mạng xã hội là khiến bạn không thể tập trung vào cuộc sống thật. Nghiện
mạng xã hội khiến bạn sống “ảo” nhiều hơn sống “thật”. Thời gian cho người thật việc thật bị giảm.
Điều này có thể khiến các mối quan hệ của bạn bị rạn nứt.

3. Bắt nạt qua mạng

Bắt nạt qua mạng là khi bất cứ một cá nhân nào bị


đe dọa, xâm hại, bị tra tấn tinh thần qua tin nhắn, mạng xã
hội… Ví dụ như các tin đồn nói xấu vô căn cứ từ các “anh
hùng bàn phím”. Nhiều người sau khi sử dụng mạng xã hội
đã trở nên phán xét nhiều hơn ở trên mạng với những điều
mà ngoài đời họ không dám nói ra. Bắt nạt qua mạng có
thể dẫn tới rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm, tự làm đau
bản thân và thậm chí tự tử. Nạn nhân thường thiếu tự tin và tổn thương sự tự trọng nặng nề, có cảm
giác sợ hãi, buồn bã, tức giận nhiều hơn sau khi bị bắt nạt.

4. Khiến bạn suy nghĩ tiêu cực hơn.


Các thông tin tràn lan trên mạng xã hội thường có
nhiều nội dung không chính xác. Nguyên nhân là vì đa số
bài viết đều không được kiểm chứng trước khi đăng tải.
Tuy nhiên, nếu thường xuyên tiếp xúc với những luồng
thông tin đó, bạn dễ dàng nảy sinh suy nghĩ tiêu cực, dễ
dẫn đến căng thẳng, lo lắng, thậm chí là các bệnh lý như
rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn nhân
cách kiểu hoang tưởng.

5. Bị kẻ xấu mạo danh.

Hiện nay, việc lừa đảo thông tin online, lấy đi thông
tin người dùng bằng một đường dẫn dính virus đã trở nên
khá phổ biến. Một trong những tác hại của internet là có
thể khiến bạn bị mạo danh. Tài khoản của bạn có thể bị
mất và sẽ có người mạo danh bạn thực hiện các hành động
phi pháp như lừa gạt tiền bạc danh sách bạn bè trên mạng
của bạn.

6. Khiến bạn lơ là mục tiêu, ước mơ của mình.

Khi bạn quá chú tâm vào mạng xã hội thì bạn sẽ
quên đi các nhiệm vụ, mục tiêu mà bạn muốn hoàn
thành. Thời gian dành cho việc phát triển bản thân, học
hỏi thì bạn có thể lại đem đi xài hoang phí chỉ bằng việc
lướt mạng và đọc các thông tin không cần thiết.

Bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái chán nản, mệt mỏi khi
quá sa đà vào mạng xã hội và dẫn đến việc học sa sút,
thiếu kỹ năng cần thiết cho công việc, chất lượng sống
mỗi ngày giảm đi.

7. Thích được sự chú ý của mọi người

Sau một thời gian dài sử dụng, bạn dễ rơi vào trạng thái thích được đăng tải nhiều điều trong
cuộc sống hơn và nhận lại lượt thích. Đôi khi bạn có thể cảm thấy những cái like “ảo” trên mạng là
điều cần thiết mỗi khi bạn đăng bất cứ điều gì. Nó góp .phần tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh không
ngừng nghỉ để tìm kiếm những cái like ảo. Người dùng có thể rơi vào trạng thái tự ti chỉ vì bài đăng ít
like.

8. Làm bạn dễ bị mất ngủ

Ánh sáng tỏa ra từ màn hình các thiết bị điện tử sẽ
đánh lừa não của bạn là chưa đến giờ ngủ. Đôi khi bạn đã
cảm thấy buồn ngủ nhưng vẫn muốn lướt facebook theo
thói quen và hậu quả là sau đó bạn đã không thể ngủ sớm
như kỳ vọng. Hậu quả của tình trạng thiếu ngủ sẽ bắt buộc
bạn phải đối mặt với những cơn căng thẳng, gây nhiều hệ
lụy cho sức khỏe và tinh thần. Bạn dễ cáu kỉnh và lo lắng,
căng thẳng và dễ phạm sai lầm hơn trong công việc.

9. Tình yêu dễ bị đổ vỡ

Đối với các cặp đôi thường xuyên sử dụng mạng xã hội để
liên lạc với đối phương thì thường dễ xảy ra nhiều vấn đề.
Nguyên nhân là vì các tin nhắn rất khó để chuyển tải đúng đắn
nội dung mà người gửi muốn nói, dễ gây ra hiểu nhầm và cãi vã..
Điều này có thể gây nên tổn thương to lớn cho người bị động vì
họ có thể phải đối mặt với sự căng thẳng khi thấy chữ “đã xem”
nhưng không trả lời.

10. Khiến bạn trở nên tự ti với bản thân mình hơn.

Những gì người ta khoe khoang trên mạng không


hẳn là con người thật của họ. Tuy nhiên, khi nhìn thấy
những hình ảnh bạn bè với các chuyến du lịch khắp nơi có
thể khiến bạn cảm thấy ganh tị và tự ti vì mình chưa làm
được những điều tương tự.Việc thường xuyên so sánh
những thành tựu của mình với bạn bè trên mạng sẽ dễ ảnh
hưởng tiêu cực đến tinh thần, khiến bạn trở nên khép kín
và tự ti hơn.

Câu 3. Em làm gì để phòng tránh bệnh nghiện Internet? (trình bày ngắn gọn 01 trang A4, font Times
new Roman cỡ chữ 13, có hình ảnh minh họa).
1. Lập danh sách những việc mà Internet đã ngăn cản bạn thực hiện.

 Hãy lên danh sách những hoạt động bạn đã từng


thích hoặc cần làm nhưng không thể vì bạn đã dành mọi
thời gian để lên mạng. Điều này không có nghĩa để khiến
bạn cảm thấy áy náy, mà là tạo động lực để bạn giảm thời
gian sử dụng Internet của mình và cố gắng làm những
việc mình còn bỏ lỡ.

2. Đặt mục tiêu trong thời gian thích hợp.

 Không giống như các thói nghiện khác, để có thể


phòng tránh một cách triệt để không phải là câu trả lời cho
vấn đề nghiện Internet, vì Internet được dùng mỗi ngày với
rất nhiều mục đích. Tuy nhiên, nếu có thể bạn nên quyết
định dành lượng thời gian phù hợp để sử dụng Internet:

- Không tính thời gian bạn phải sử dụng internet nghiêm


túc trong công việc, kinh doanh, hoặc học tập.

- Lập danh sách tất cả những việc bạn muốn dành thời gian thực hiện, như ngủ, ở bên bạn bè và/hoặc
gia đình, tập thể dục, trò chuyện, làm việc hay học tập,....

- Xác định nên dành bao nhiêu giờ mỗi tuần là lý tưởng cho những nhu cầu này.

- Xem xét bạn đã lãng phí bao nhiêu giờ mỗi tuần, bao nhiêu giờ bạn muốn dành ra để thư giãn hoặc
chăm sóc bản thân. Với lượng thời gian còn lại, bạn có thể dành ra số giờ phù hợp cho việc dùng
Internet. Bạn có thể áp dụng thông tin này vào các phương pháp khác để giảm bớt số giờ chơi máy tính.

3. Lập thời gian biểu mới. 

Nếu việc sử dụng internet mất quá nhiều thời gian,


bạn có thể loại bỏ vấn đề này bằng cách lấp đấy thời gian
biểu của mình bằng các hoạt động thay thế. Việc thay đổi
thời gian biểu bằng những hoạt động trung lập có thể phá
vỡ thói quen của bạn.  Ví dụ, nếu bạn thường xuyên chơi
máy tính mỗi tối, hãy thay đổi thời gian biểu để trong
suốt khoảng thời gian này bạn sẽ đi mua sắm, dọn dẹp nhà cửa, hay các hoạt động khác, điều này sẽ
giúp bạn tránh xa chiếc máy tính của mình.

4. Sử dụng phương tiện ngăn chặn. 

Việc nhờ ai hoặc vật nào đó ngăn bạn sử dụng


internet có thể khá hiệu quả. Vì phương tiện ngăn chặn là
tác nhân bên ngoài nên nó sẽ tạo áp lực lên bạn, và giúp
bạn lấp đầy thời gian của mình bằng những hoạt động
thay thế như:

- Bạn có thể đặt đồng hồ hẹn giờ vào những thời điểm cụ
thể khi muốn chơi máy tính. Ban đầu có thể sẽ khó, nhưng
hãy thực hiện mục tiêu đến cùng.

- Lên kế hoạch cho những hoạt động hay sự kiện cần thiết để ngăn bạn không sử dụng máy tính. Ví dụ,
nếu bạn biết mình thường sử dụng Internet vào buổi chiều, hãy sắp xếp các cuộc hẹn quan trọng vào
khoảng thời gian đó.

- Có rất nhiều ứng dụng giúp bạn giảm bớt thời gian sử dụng Internet của mình.  Ví dụ, một số ứng dụng
có khả năng tắt Internet vào thời gian nhất định

5. Đặt ra sự ưu tiên. 

Thời gian nghiện Internet có thể được rút ngắn nếu


các hoạt động Internet được so sánh với phần đời còn lại
của bạn. Lập danh sách những hoạt động bạn muốn hoặc
cần làm, và sắp xếp chúng theo mức độ quan trọng tương
tự như thời gian dùng Internet:

- Ví dụ, bạn có thể quyết định đọc quyển sách yêu thích
thay vì dành thời gian lên mạng mua những thứ mình
không cần hoặc muốn.

- Ưu tiên các hoạt động bên ngoài hơn là sử dụng internet. Ví dụ, bạn có thể đặt mục tiêu dành thời
gian gặp mặt bạn bè thay vì trò chuyện với họ trên mạng.

- Bạn cũng có thể đặt ra các công việc bạn muốn ưu tiên làm trước khi dành thời gian lên internet. Ví
dụ, nói với bản thân rằng bạn sẽ dành cuối tuần để dọn dẹp ga-ra trước khi lướt internet.
6. Hạn chế các ứng dụng, các trang mạng, hay những thói quen không tốt. 

Nếu biết mình dành quá nhiều thời gian sử dụng


internet, có thể bạn sẽ muốn chấm dứt việc này hoàn
toàn. Các trò chơi, mạng xã hội, cá cược và mua sắm trên
mạng là những thủ phạm phổ biến, nhưng bất kỳ loại hình sử
dụng internet nào cũng có thể trở thành vấn đề.

7. Dùng thẻ nhắc nhở. 

Tạo thẻ nhắc nhở về chứng nghiện Internet và kiên quyết ngưng sử dụng có thể là cách mạnh mẽ
để hạn chế thời gian sử dụng Internet. Dùng thẻ số hoặc miếng dán nhắc nhở, viết lời nhắn cho chính
mình và để chúng ở những nơi dễ thấy (như ở trên hoặc
gần máy tính, trên tủ lạnh, hoặc trên bàn,...) hoặc mang
theo chúng. Thử những thông điệp như:

- “Chơi trò chơi X làm lãng phí thời gian dành cho bạn bè
của mình.”

- “Thật buồn khi mình dành cả đêm để chơi các trò chơi
online.”

- “Mình sẽ không mang laptop lên giường ngủ nữa.”

8. Rèn luyện thể dục thể thao.

 Tập luyện thể dục và chơi thể thao mỗi ngày mang lại rất nhiều lợi ích. Nó có thể giúp bạn luôn
cảm thấy khoẻ mạnh, cải thiện tâm trạng, giúp bạn tự tin hơn và ngủ ngon hơn. Nếu bạn đang chiến đấu
với chứng nghiện Internet và đang gặp khó khăn với vấn đề này thì việc tập thể dục thể thao cũng là
một hoạt động đáng để thay thế.
Câu 4. Trình bày một số biện pháp (đơn giản) để phòng tránh virus trên máy tính/điện thoại của em?
(trình bày ngắn gọn, font Times new Roman cỡ chữ 14; có thêm hình ảnh minh họa; không quá 1 trang
A4).

1. Phòng tránh virus lây lan qua thiết bị ngoại vi

Virus có thể dễ dàng xâm nhập vào máy tính từ các


thiết bị ngoại vi như: USB, thẻ nhớ, ổ cứng di động,...khi
thực hiện thao tác sao chép dữ liệu. Vậy nên trước khi cắm
các thiết bị ngoại vi vào máy tính, bạn cần quét virus trước
sau đó mới click vào để mở dữ liệu. Bên cạnh đó khi mở
file, thay vì nhấp đúp, bạn nên click chuột phải và chọn
open.

2. Phòng tránh virus trong file đính kèm tải về từ internet

Có rất nhiều trường hợp, người dùng phải lên


internet tải các file tài liệu về máy để phục vụ cho mục
đích sử dụng riêng của mình. Khi tải file từ internet về,
bạn cần phải truy cập vào những trang web có độ tin tưởng
cao, nguồn gốc rõ ràng. File của những trang web này đã
được kiểm duyệt nên sẽ không bị đính kèm virus gây hại.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên click vào những đường
link không rõ ràng để tránh virus xâm nhập và phát tán đến máy tính.

3. Phòng tránh virus lây nhiễm qua thư điện tử

Hiện nay, virus được đính kèm theo thư điện tử ngày
càng trở nên phổ biến. Khi nhận được email với đường link
lạ, nếu bạn không kiểm tra cẩn thận mà click vào có thể làm
virus dễ dàng lây nhiễm vào máy tính. Những virus được
đính kèm qua thư điện tử thường là loại có khả năng đánh
cắp thông tin trên diện rộng và rất khó kiểm soát, gây ra
những mối nguy hại không lường trước được. Vậy nên để
phòng tránh virus lây lan qua thư điện tử, bạn nên kiểm tra
cẩn thận những email từ địa chỉ lạ có đính kèm đường link không rõ ràng.

4. Quét máy tính hằng ngày


Để phòng tránh và kịp thời phát hiện virus xâm
nhập, bạn nên thực hiện quét máy tính khoảng 2 - 3
lần/ngày hoặc ít nhất 1 tuần 1 lần. Tuy nhiên có nhiều
loại virus lây lan và phát triển mạnh qua nhiều con đường
mà nếu chỉ sử dụng phần mềm quét virus thông thường sẽ
rất khó để phát hiện. Vậy nên bạn có thể mua và cài đặt
các phần mềm như: AdwCleaner, Junkware Removal
Tools, Malwarebytes,...để virus được phát hiện và tiêu diệt kịp thời, triệt để.

5. Tìm và diệt virus chạy ở nền bằng Rkill

Có nhiều loại virus sau khi xâm nhập vào máy tính sẽ tìm
cách ẩn nấp để không bị phát hiện. Những loại virus như vậy
được gọi là virus chạy trong chế độ nền. Nếu muốn tìm và tiêu
diệt virus chạy trong chế độ nền một cách triệt để, bạn có thể sử
dụng công cụ miễn phí Rkill. Tuy nhiên, bạn hãy đổi tên Rkill
thành iexplore để đánh lừa virus, khiến cho chúng nghĩ rằng bạn
đang chạy Internet Explorer thay vì phần mềm RKill.

Sau khi phát hiện ra virus chạy ở chế độ nền, bạn sẽ tải
công cụ TDSSKiller để quét máy tính và kiểm tra các phần mềm độc hại. Sau đó, bạn sẽ tắt máy đi và
khởi động lại. Khi khởi động lại máy, cho chạy RKill thêm lần nữa sau đó tải Dr. Web CureIt! về máy
tính, chạy công cụ này để quét tìm phần mềm độc hại, trojan và các phần mềm gián điệp còn sót lại.

6. Bảo vệ máy tính bằng công cụ tường lửa

Bạn nên thiết lập tường lửa để bảo vệ thêm cho


máy tính. Comodo Firewall là một trong những phần
mềm tường lửa hàng đầu cho Windows, giúp bảo vệ máy
tính khỏi các mối đe dọa, theo dõi các kết nối và đảm bảo
kết nối được an toàn. Khi phát hiện ra có virus xâm nhập,
phần mềm này sẽ phát cảnh báo để bạn có thể kịp thời
đưa ra các giải pháp tiêu diệt triệt để.

7. Kích hoạt tính năng System Restore


Kích hoạt tính năng System Restore cũng là một
trong những phương pháp có thể giúp ngăn chặn và
phòng ngừa các thiệt hại có thể xảy ra khi virus xâm
nhập vào máy tính. Với System Restore, người dùng có
thể đưa máy tính về trạng thái của thời điểm trước khi bị
nhiễm virus.

Câu 5. (2 điểm) Em hãy soạn email, có đính kèm File bài làm về hộp thư điện tử của giáo viên phụ
trách. Ví dụ: kt.khoi9_thcs@gmail.com./.

You might also like