You are on page 1of 6

TẬP LÀM VĂN

Đề 1: Câu chuyện “Túi khoai tây”

Bài làm

Hôm nay là thứ hai đầu tuần, mọi người ai nấy cũng rất háo hứng và phấn khởi khi bắt đầu tuần mới. Còn tôi, vẫn
như mọi khi đang trên đường đến trường của mình . Vừa đi tôi vừa nghĩ xem rằng sau khi chào cờ xong, hôm nay mình sẽ
học môn gì, bài gì? Liệu nó có hay không, nếu không nó sẽ chán lắm đấy! Đang nghĩ thì trống tùng tùng vài cái, tôi hú hồn
chạy thật nhanh vô lớp lấy ghế chào cờ.

Sau một hồi chờ đợi dài mòn cổ, cuối cùng trường tôi cũng đã chào cờ và sinh hoạt xong. Tôi thở dài nhìn sang
Phúc – bạn cùng bàn với tôi hỏi;

- Ê Phúc! Lát nữa lớp mình học môn gì đầu tiên vậy?

- À! Hình như là môn Văn do thầy Bảo dạy á Tài! Mà tớ nhớ không lầm tuần trước thầy có nói là sẽ mang bất ngờ đến lớp
chúng ta ấy! Không biết là do thầy đùa hay thầy đang nói thật nữa?

- Thật hả? Cái này tớ không biết á, lo làm bài tập quá quên thầy nói luôn! Mà nếu thật không biết là gì cậu nhỉ?

- Ai biết được! Thôi mình cứ vô lớp rồi tính tiếp y!

- Ừ! Mọi người đi hết rồi kìa!

Nói rồi, chúng tôi xách ghế, chạy một mạch đến lớp. Vừa đến nơi, tôi đã thấy bóng dáng thầy Bảo xa xa kia rồi nên
cả hai đã nhanh chóng về chỗ ngồi lấy sách vở ra sẵn.
- May quá! Vừa kịp cậu ạ! – Tôi thở hổn hển nói.

- Ừ! Mà thầy đến chưa vậy?

- Cả lớp đứng!

Bỗng dưng một tiếng nói dõng dạc vang lên, nhìn lại hóa ra bạn lớp trưởng của lớp tôi hô lên. Trước mặt bạn ấy là
thầy Bảo, hai tay đang cầm hai cái bọc đen đã đứng sẵn đó. Tôi và Phúc liền đứng lên chào thầy, xong ngồi xuống lẳng lặng
nhìn lại hai cái bọc đen kia một lần nữa! Lần này trông nó có vẻ to hơn thì phải? Không biết nó đựng gì nhỉ? Trông thầy có
vẻ mệt khi cầm chúng… Không thoát khỏi sự tò mò, tôi nhìn liếc Phúc, Phúc cũng nhìn tôi lại, hai đứa đều bó tay không
biết nói gì. Nhận thấy sự tò mò của lớp, thầy cười bảo:

- Trên này thấy có một bịch đựng khoai tây, còn bịch dùng để đựng túi nilong. Bây giờ thầy muốn giao nhiệm vụ cho lớp tụi
em tuần này.

- Nhiệm vụ gì vậy thầy? Nó có liên quan gì đến khoai tây không ạ? – Bạn lớp trưởng đứng lên hỏi.

- Tất nhiên có rồi em! Đơn giản lắm, bây giờ thầy muốn mỗi bạn chọn cho mình một củ khoai tây, nếu cảm thấy oán giận
hoặc không muốn tha lỗi cho ai, hãy viết tên người đó lên củ khoai tây này rồi cho vào túi nhựa. Được rồi, các em có thể lên
lấy rồi đó!

Thầy vừa dứt lời, các bạn trong lớp liền ào ạt tranh nhau lựa cho riêng mình những củ khoai tây đẹp nhất, sau đó
thích thú viết tên người mình ghét vào đó. Có đứa phải xin thầy thêm túi để đựng vì túi bên kia đã chật kín khoai tây rồi. Và
tôi cũng như Phúc không ngoại lệ, hai đứa cũng lấy cho mình một củ khoai tây, thậm chí có một củ tôi và Phúc phải tranh
nhau vì nó rất đẹp. Qủa nó tròn vo, nhẵn, ít rễ đất bám bên ngoài nên ai nấy cũng thích, nhưng do tôi oẳn tù xì thua Phúc
nên đành phải nhường cậu ta. Nhìn thấy cậu ta ham hở vui vẻ viết những dòng chữ trên đó, tôi thắc mắc hỏi:

- Bộ cậu có ghét ai trong lớp hả?


- Có chớ? Mà sao cậu lại hỏi vậy? Bộ cậu nghĩ tớ sẽ ghi cậu vô hả? Yên tâm không có chuyện đó đâu, chúng mình thân
nhau được 4 năm rồi làm gì có chuyện ghét nhau.

- Không nói tớ cũng biết, thôi thôi cậu viết đi! Hỏi xíu mà nói nhiều quá!

Tôi liền quay lưng cắm mặt viết, còn Phúc vừa làm vừa cười khì khì kế bên tôi. Thầy Bảo thấy cả lớp đã lấy hết
khoai tay, ôn tồn nói tiếp:

- Tuy nhiên, nhiêu đó chưa phải là hết đâu các em ạ! Các còn phải đeo chúng bên mình mỗi ngày nữa đấy!

- Hả? Phải đeo chúng mỗi ngày nữa hả thầy? – Cả lớp đồng thanh hỏi.

- Đúng rồi, cả ngày luôn! Dù ở bất kì nơi nào, thời gian nào các em phải đeo chúng bên mình hết tuần này mới thôi! Đến lớp
thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang đến tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi với bạn bè cũng phải mang nó theo mình
luôn.

Cả lớp ai nấy cũng ngỡ ngàng khi nghe thầy nói vậy, bỗng đột nhiên Phúc lên tiếng với các bạn trong lớp:

- Úi xời, tưởng gì! Dễ mà mấy cậu, ngày nào mình cũng đem theo mấy cái túi khoai tây này bình thường mà! Cứ cho là đeo
7/24 giờ đi nhưng có ảnh hưởng gì đến mình đâu?

- Bạn Phúc nói đúng đó mấy cậu! Tớ thấy việc này cũng có khó khăn gì mấy! Thậm chí bây giờ thầy cho tớ đeo hơn 1,2
tháng tớ còn cảm thấy bình thường. – một bạn khác nói

Phúc cũng đồng tình tán dương với bạn đó, còn cả lớp ai nghe xong cũng gật đầu, quay lại ghi tiếp tên mấy đứa
mình ghét vào khoai tây. Riêng tôi cũng khá lo lắng nhưng do theo số đông cũng đồng ý theo, quay lại hỏi Phúc:

- Cậu có chắc không đó?

- Cứ yên tâm, không có gì phải lo hết!

Thấy cậu ta cười khá tự tin, tôi liền quay lại nhìn thầy Bảo. Chắc nãy giờ thầy đã chứng kiến cuộc trò chuyện của
lớp tổi rồi nhỉ? Nhưng thật ngạc nhiên, thầy chả nói gì cả và chỉ lẳng lặng quay lại ghế ngồi với một nụ cười trên môi nhưng
chả ai thấy. Tôi thì cũng cho rằng thầy đang có chuyện gì vui nên mới cười vậy, nên đành mặc kệ tiếp tục làm tiếp công việc
mình.

Cứ như thế rồi qua ngày, tôi vẫn đem theo mình túi khoai tây, nhưng khổi nỗi nó nặng quá nên công thêm cái cặp
cồng kềnh sau lưng tôi nữa, nhìn tôi không khác gì đang cầm hai cục tạ hơn 15kg. Và rồi chuyện gì đến cũng phải đến, đến
ngày thứ năm, tôi vô lớp bực tức quăng túi khoai tây xuống bàn, hai tay nắm chặt tức giận mà rít lên:

- Trời ơi, nặng quá! Ngày nào cũng phải đem thứ của nợ này bên người mệt quá, nếu mà không có nó thì mình đã khỏe hơn
rồi! Bực mình quá! Thật sự không hiểu thầy đang bắt chúng mình làm cái quái gì nữa?

Cơn tức giận chưa được nguôi thì thôi nhìn thấy mấy củ khoai đã bắt đầu thối rửa, rỉ nước trông mà kinh tởm. Cộng
thêm cái mùi hôi thối nồng nặc tỏa ra càng cho tôi tức muốn điên người lên Đang bực mình, thấy Phúc vô lớp, tính quay lại
mắng cậu ta một trận vì cái ý tưởng cho rằng việc cầm theo túi qua tuần này là dễ dàng cho hả giậi, thì thấy cậu ta còn bực
hơn cả tôi. Lần này cậu ta quăng hẳn cái bịch xuống đất luôn, nhìn thẳng mặt tôi nói:

- Tài! Cậu nghĩ ông thầy đang cho tụi mình làm cái quái gì vậy? Tớ thật sự không thể chịu nỗi nữa rồi!

- Ui dời, bữa ai bảo dễ nhỉ? Mà tớ cũng đang bực đây nè! Lát tớ tính vô xin thầy bỏ nhiệm vụ này, thà bị điểm thấp còn hơn
đem theo cái thức vừa nặng vừa hôi bên mình! Tởm muốn chết!

- Ừ, mà tớ thấy mọi người hầu như ai nấy cũng có vẻ không vui cậu nhỉ?

- Còn phải nói, mình tớ thôi đã bực rồi huống chi lớp.
Vừa dứt câu, thầy Bảo đã vô lớp từ khi nào. Chúng tôi liền đứng lên chào thầy và chưa kịp lên nói thì thầy đã nói
trước tôi:

- Sao rồi các em? Thấy nhiệm vụ như thế nào? Có cảm thấy mệt không hay chỉ bình thường thôi?

- Rất mệt, rất nặng và thật sự quá khổ sở luôn thầy ạ! – bạn lớp trưởng uể oải đáp.

- Thế bình thường, khi các em ghét một ai đó, các em có cảm thấy trong lòng mình nặng nề và khó chịu không?

Nói đến đây lớp tôi lại một lần nữa ngơ ngác nhìn nhau, riêng tôi thì cũng đã bình tĩnh trở lại nghe thầy ôn tồn nói
tiếp:

- Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Cũng giống như
cái túi khoai tay thầy cho các em vậy, các em để càng nhiều sẽ cảm thấy nó nặng và cứ sau khoảng thời gian nó sẽ bị thối
rửa làm cho các em khó chịu, Càng oán ghét và không muốn tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy cái gánh nặng và cảm
xúc ấy mãi trong lòng. 

- Cho nên, thứ ta cần ở đây là lòng vị tha và sự cảm thông lẫn nhau qua nhưng lỗi lầm của người khác. Người ta thường nói
“một câu nhịn chín câu lành”, dẫu biết bạn ấy sai và làm liên lụy đến mình, nhưng ta cũng đừng vì lợi ích cả nhân của mình
mà đem ra căm ghét và đổ hết lỗi cho bạn ấy. Nếu ta không cố tìm hiểu những người xung quanh mình rõ ràng thì ta chỉ
thấy toàn những cớ để cho ta oán ghét và không bao giờ tha thứ cho họ Vì chưa chắc lúc ấy chúng ta đã đúng và bạn ấy đã
sai hoàn toàn! Sẽ có rất nhiều lí do mà bạn ấy vướng bận và gặp phải khi làm việc, nhưng dù là lí do gì chăng nữa, chúng ta
cũng nên dành sự thông cảm và tha thứ cho bạn ấy. Đó giống như một liều thuốc tinh thần giúp cho tâm hồn của cả hai được
thoải mái, nhẹ nhỏm hơn so với việc đem cảm xúc tiêu cực nén vào bên trong mãi.

Nghe xong thầy nói, tôi nhìn lại lớp xung quanh, ai nấy cũng im thin thít, một vài bạn thì đang nói cái gì đó trông có
vẻ bí mật. Riêng thầy vẫn dõng dạc hỏi lớp chúng tôi:

- Vậy những gì thầy nói, các em đã hiểu vì sao mỗi người chúng ta cần có lòng vị tha chưa?

- Dạ rồi ạ! – Cả lớp đồng thanh trả lời.

- Ừm! Thầy cũng mong rằng qua bài học rút ra từ “túi khoai tây”, cả lớp các em dần thấu hiểu được ý nghĩa của lòng vị tha
và trang bị cho mình phẩm chất quý giá này. Vì sự tha thứ là điều dễ dàng nhất mà chúng ta có thể làm được trên thế giới
này! Nó không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng cho mọi người, mà còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành
tặng bản thân mình.

Như vậy, hết tiết học chúng tôi lại được giao bài tập về nhà là viết một bài văn nghị luận về tấm lòng vị tha. Riêng
tôi với Phúc thì không sợ phần dẫn chứng lắm, vì hôm nay cả hai đã học được một bài học phải nói là hết sức ý nghĩa và
quan trọng trong cuộc sống.

Tóm lại, tôi tin rằng mỗi người trong chúng ta chắc hẳn ai cũng có tấm lòng vị tha bên trong trái tim mình, có điều
là ta vẫn chưa biết thể hiện nó như thế nào thôi! Vậy nên, hãy quý trọng những điều mình đang có, học cách yêu thương và
tha thứ lẫn nhau! Đừng để mất đi sự ấm cúng trong quan hệ giữa người với người, cũng đũng nhân thêm nỗi đau hay giữ
khư khư lòng vị tha mà không chịu ban phát.

2. Câu chuyện “Gía trị của hai hòn đá”

Bài làm

Hôm nay, vẫn như mọi khi tôi đang ngồi học trong lớp với các bạn của mình. Còn Phúc – người bạn thân nhất của
tôi đang rất chi là uể oải và chán nản trong khi giáo viên đang giảng dạy. Cũng phải thôi, bởi nay có hai tiết văn do thầy Bảo
dạy mà, nên việc cậu ấy nằm lăn ra đó ngủ cũng là chuyện bình thường! Tôi thì cũng không kém cạnh, liền gục đầu xuống
thiếp đi một chút. Bỗng nhiên, từ đâu phát ra một tiếng nói to:
- Sau bài này, tôi yêu cầu các em cần phải làm cho tôi một bài văn nghị luận về giá trị cuộc sống của con người! Hết tuần
nay các em nộp bài cho thầy để thầy đem về chấm điểm.

Hóa ra đó là giọng nói của thầy Bảo, tuy đã khàn nhưng lại rất quen thuộc đối với chúng tôi. Nghe xong lời yêu cầu
của thầy, ai nấy đang ngủ trong lớp đều hoảng hồn sợ hãi, đặc biệt là tôi và Phúc, nãy giờ nằm ngủ nên không nghe thầy
giảng bài gì cả. Phúc bất chợt hỏi tôi:

- Rồi sao Tài? Đề văn lần này thầy cho khó quá, tớ không hiểu cái giá trị cuộc sống là cái gì luôn á!

- Cậu nói thế tớ cũng chịu! Tớ đây nãy giờ cũng mệt mỏi nằm ngủ như cậu đây nè!

- Thôi không sao! Lát về tính tiếp vậy – Phúc thờ dài nói.

- Thế còn bài văn thì sao đây? Bộ cậu tính bỏ nó à?

- Ha ha! Nếu vây cậu không biết rồi! Tớ có bà chị học rất giỏi môn văn, tớ sẽ nhờ chị ấy làm hộ tớ bài tập làm văn này và
sau đó, chỉ cần nộp cho thầy là xong! Nhanh gọn lẹ với khỏe thấy mồ!

- Có chuyện đó luôn hả trời! Vậy tớ phải làm sao đây?

- Chịu thôi biết sao giờ? Mỗi người mỗi cảnh, tớ được cái may mắn hơn cậu, còn cậu thì… tự cầu may mắn cho mình đi
nhé! Tớ về đây!

Nói rồi, cậu ta xách chân chạy thật nhanh đi về với khuôn mặt có chút pha trộn vui vẻ và tự tin hẳn. Còn tôi đứng
một mình, đầu tóc rối tung lên vì không biết nên làm thế nào để giải quyết bài này! Tôi than lên:

- Pha này khó qua ải rồi! Toan thật sự!

Chợt tôi nhìn xung quanh cả lớp, chỉ còn mình tôi với thầy. Có vẻ các bạn ai nấy cũng ra khỏi lớp rồi, còn mỗi thầy
thì vẫn đang ngồi đó giải quyết công việc của mình. Hay bây giờ mình nên hỏi thầy ta? Có nên không trời? Mình lo quá!...
Thế là tôi đành hết cách, đành phải lấy hết can đảm qua bàn thầy hỏi:

- Thầy ơi! Thầy có thể cho em biết một chút về giá trị cuộc sống của con người được không ạ? Nãy em có nghe thầy giảng
nhưng vẫn chưa rõ lắm ạ!

Thầy ngước lên nhìn tôi một hồi, mỉm cười rồi ra ngoài lấy một hòn đá xấu xí đưa cho tôi. Sau đó, thầy căn dặn tôi
thế này:

- Nếu muốn biết giá trị cuộc sống là gì, em hãy dành ba ngày thử nghiệm với hòn đá này, rồi em sẽ hiểu mình đang vướng
bận. Ngày thứ nhất, em hãy mang hòn đá ra chợ để bày bán nhưng không được bán nó đi, em chỉ cần để ý xem người ta trả
giá bao nhiêu thôi.

- Nhưng nó đâu có liên quan đến giá trị cuộc sống đâu thầy? – Tôi hoài nghi hỏi.

- Em cứ yên tâm nghe lời thầy dặn, thầy đảm bảo với em sau 3 ngày em sẽ tự nhận ra vấn đề.

Nghe thầy dõng dạc nói như vậy, tôi khôi hỏi gì thêm nữa mà vâng lời thấy sáng mai ra chợ bán. Đến hôm đó, mọi
người ai nấy cũng nhìn tôi với vẻ mặt khó hiểu khi tôi bày viên đá xấu xí ra bán. Có người thì không quan tâm lướt qua
đường, có người thì vừa đi vừa chế nhạo, cười tôi. Dẫu cũng có hơi xấu hổ, nhưng chả sao hết, vì bài tập tôi sẵn sàng hi sinh
để được điểm cao và có được thành tích cuối năm với môn Văn xếp loại giỏi. Cứ như vậy ngồi cả ngày, đã có một người
bán rong thương tình mua lại hòn đá với giá một đồng. Nhưng tôi đã không bán và lập tức chạy về nhà. Hôm sau đến lớp,
tôi than thở:

- Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua thầy ạ! Cũng may có người hỏi mua với giá một đồng thầy ạ!

Thầy mỉm cười và nói:


- Tốt lắm! Ngày mai em hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cừa hàng vàng có mua thì cũng
không được bán.

Sang hôm kế tiếp, tôi chạy xe đạp đến tiệm đồ bán vàng gần trung tâm thương mại cách xà nhà hơn mười cây số.
Tôi hổn hển vô đó trên tay cầm hòn đá và hỏi:

- Bác có muốn mua hòn đá này không ạ?

Nhìn sơ qua hòn đá, chủ tiệm vàng liền vôi vã lấy tiền đòi bán với giá hơn năm trăm đồng. Tuy nhiên, tôi đã từ chối
và chạy thật nhanh về để kẻo ở lại lâu bị cửa tiệm đánh. Vừa chạy, mà lòng tôi cũng khá háo hức khi biết được hòn đá này
tuy xấu xí nhưng lại có giá trị cao như vậy! Sáng hôm sau, tôi lại qua thư viện gặp thầy Bảo. Nhìn thấy tôi đến gặp, thầy
cũng như đoán được việc nên đã mỉm cười nói với tôi:

- Sao rồi em? Người đàn ông cửa tiệm vàng đó có mua không?

- Dạ có thưa thầy! Ngược lại ông ấy còn trả giá lên cao hơn lần em đem bán ở chợ á thầy! Nhưng em vẫn chưa hiểu tại sao
hòn đá này lại được bán với giá cao như vậy? Nó đâu phải đá quý hay ngọc đâu thầy?

Nghe câu hỏi của tôi, thầy chỉ cười, không đáp. Xong dắt tôi ra ngoài ban công của thư viện, chỉ cho tôi tiệm đồ cổ
đằng xa xa kia. Tiệm ấy sát bên nhà Phúc luôn! Quay qua, thầy dặn:

- Ngày mai cũng là ngày cuối cùng, em hãy đến tiệm cầm đồ cổ rồi đem bán hòn đá này với chủ tiệm. Vẫn tương tự mấy đợt
trước thôi, em tuyệt đối không được bán nó mà chỉ hỏi giá thôi!

Nghe xong câu này, cả người tôi rả rời hẳn! Lần này là tiệm cầm đồ sao? Sao mà khổ thế không biết!... Tôi liền thở
dài và gật đầu cảm ơn thầy vì đã chỉ dẫn. Sau khi tôi ra khỏi thư viện, tôi vừa chán nản than thở:

- Không biết thầy đang bắt mình làm cái quái gì không biết? Hết cái này đến nọ, riết mình như cái chong chóng vậy, quay tít
không biết nào hết!

Mà do nãy tôi có nghe thầy bảo mai là ngày cuối rồi nên tôi cũng phần nào an tâm và lấy lại bình tĩnh hơn hẳn.
Xong tôi vô lớp, tính rủ Phúc sẵn tiện đi đá banh sau khi tôi làm xong công việc nên đã hỏi:

- Ê mai cậu rảnh không? Tớ tính qua tiệm cầm đồ gần nhà cậu rồi sẵn rủ cậu đá banh luôn!

- Ô có chuyện gì mà cậu vô tiềm cầm đồ cổ thế? Bộ cậu nổi hứng tính sưu tầm à?

- Không có chuyện gì đâu? Chỉ là ông thầy nhờ tớ vô đó, rồi sẵn tiện ổng giúp tớ làm bài văn thôi!

- Ha ha mai chị tớ cũng làm xong cho tớ luôn rồi nè! Khỏe ghê!

Nghe xong câu nói của Phúc, tôi đành thờ dài ngán ngẫm cho số phận bi đát của mình rồi lẳng học bài cho tiết tới.
Đến trưa mai, tôi đến tiệm cầm đồ để đem bán cái viên đá chết tiệt này. Nhưng thật bất ngờ thay! Người chủ tiệm cuống
cuồng chạy lại gần tôi, đòi bán cả gia tài của ông ta để đổi lấy viên đá. Và vẫn như cũ, tối nhât quyết không bán và chạy về
đi đá banh với Phúc.

Sáng hôm thứ 6, cũng là ngày gần chót lắm rồi! Tôi đành phải hỏi thầy mục đích của việc thầy nhờ tôi làm thôi, chứ
nếu không tôi sẽ không có bài đề làm tuần sau nộp mất! Tôi ra gặp thầy, sau đó khai báo sự việc đầy đủ như mọi khi:

- Thưa thầy! Em đã làm theo lời thầy dăn, và thật bất ngờ khi người chủ tiệm lại ra giá với cả tài sản của ông ta!

Lúc này, khác hẳn mọi khi, thầy nhìn tôi bằng ánh mắt nghiệm nghị pha chút hiền từ và chậm rãi nói:

- Vậy qua 3 nhiệm vụ thầy giao cho em, em có nhận ra được điều gì từ viên đá không?

- Dạ không thầy ạ! Viên đá mà thầy giao cho em nó chả có điều thần kì nào giúp em ngộ ra bài học từ giá trị cuộc sống của
con người ạ! – Tôi buồn bã đáp.
- Nếu em không biết! Hòn đá này thực chất là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài và giá trị cuộc sống cũng giống
như hòn đá kia vậy. Có người sẽ hiểu và có người sẽ không hiểu về nó. Vói người không hiểu và không cảm nhận được thì
giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn đối với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đã vẫn vậy, cuộc sống vẫn
thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của em và cách em cảm nhận cuộc sống.

- Nếu vậy, nó phụ thuộc vào mỗi người hả thầy?

- Đúng vậy em! Có thể nói, giá trị cuộc sống của mỗi người đều do chính bản thân người đó quyết định, giống như quyết
định có nên mang hòn đá đi bán của em vậy! Đồng thời, giá trị cuộc sống là do chính mỗi người tự tạo nên. Chính vì thế hãy
đặt mình vào những nơi, những môi trường mà ở đó mọi người hiểu được mình. Khi đó, bản thân chúng ta không những
được tôn trọng mà có thể tạo nên những giá trị cuộc sống tốt đẹp. Không phải chính em đã tự bản thân mình trải nghiệm rồi
sao?

- Dạ đúng vậy thầy! Bây giờ em đã có thể tự tin làm bài văn vào cuối tuần này rồi ạ! Em cảm ơn thầy nhiều!

- Không có gì đâu em, người ta thường nói “học đi đôi với hành” lý thuyết là một chuyện nhưng thực hành lại là một chuyện
khác nên ở đây, thầy em muốn em ra cuộc sống để tự mình trải nghiệm và đặt mình giống như hòn đá để coi giá trị của cuộc
sống thực sự là gì?

Nghe lời thầy giảng, tôi vui vẻ ra về, trong lòng háo hức và mong muốn nhanh chóng về nhà thật nhanh để làm
xong giải quyết bài văn. Tóm lại, bài học về giá trị cuộc sống qua câu chuyện hòn đá trên đã giúp tôi có thể phần nào giải
mã được những giá trị cuộc sống của bản thân mình. Và tôi cũng hy vọng rằng mọi người hãy hành động vì những giá trị
sống tốt đẹp để có thể cảm nhận được những điều kì diệu.

You might also like