You are on page 1of 5

BÀI DỰ THI

“Những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu”


Năm học 2022-2023
1. Thông tin tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Hoàng Linh
Ngày tháng năm sinh: 09/10/2008
Quê quán: Hải Ba – Hải Lăng – Quảng Trị
Địa chỉ công tác, học tập hiện nay: Lớp 9B – Trường THCS Phan Đình
Phùng – Thành phố Đông Hà – Tỉnh Quảng Trị
Địa chỉ liên lạc: Số 01 Nguyễn Tri Phương – Khu phố 3 – Phường 5 –
Thành phố Đông Hà – Quảng Trị
Số điện thoại: 0914623919
Email: nhoanglinh995@gmail.com
2. Thông tin về thầy cô giáo hoặc cơ sở giáo dục được viết đến trong tác
phẩm dự thi
a. Thầy giáo
Họ và tên: Nguyễn Văn Thìn
Ngày tháng năm sinh: 01/06/1976
Địa chỉ công tác, học tập hiện nay: Trường THCS Phan Đình Phùng –
Thành phố Đông Hà – Tỉnh Quảng Trị
Điện thoại, Email (nếu có): 0915707209
b. Cơ sở giáo dục
- Tên cơ sở giáo dục: Trường THCS Phan Đình Phùng
- Địa chỉ và các thông tin liên lạc: Trường Chinh – Phường 5 – Thành phố
Đông Hà – Tỉnh Quảng Trị
Thời gian cứ thế trôi qua, vậy là
thấm thoắt đã 9 năm học sắp trôi qua.
Đứa trẻ hôm nào còn khóc lóc bám
chân mẹ trong ngày đầu đến trường.
Giờ đây sắp phải nói lời chia tay với
mái trường, với thầy cô, bạn bè… Thời
gian trôi qua có bao giờ trở lại, suốt
những năm tháng qua gắn bó với thầy
cô và mái trường nơi đã để lại cho tôi
những kỉ niệm khó phai.

Cuộc đời mỗi con người sẽ luôn


có một người giáo viên mình yêu quý
nhất, một người mà mình dành hết tất
cả sự kính mến và trân trọng. Và bản
thân tôi cũng thế, từ ngày đầu tiên tôi
cắp sách đến trường đến hiện tại, tôi đã
học qua không biết bao nhiêu người giáo viên. Nhưng để kể ra hết thì không thể
nhớ nổi, chúng ta ngoài 9 năm đèn sách đến trường còn được đến các lớp học
ngoài giờ vào cuối tuần với sự chỉ bảo của biết bao nhà giáo. Có thầy cô đồng hành
với ta lâu thầy cô đồng hành với ta trong khoảng thời gian ngắn, nhưng chắc hẳn
nhà giáo nào cũng để lại cho ta những kỉ niệm sâu sắc. Đã là nghề giáo thì ai cũng
đáng được trân quý, được hàm ơn. Nhưng để trở thành người mẹ, người cha thứ
hai của ta, để ta mãi khắc cốt ghi tâm thì chỉ có một vài thầy cô mà thôi. Một trong
những người giáo đó tôi muốn đặt bút để viết về một người thầy. Nếu có thang
điểm 100, tôi sẽ cho thầy đủ 100 điểm. Đó chính là thầy Nguyễn Văn Thìn - giáo
viên bộ môn Toán, người tôi đã học cùng suốt 4 năm.

Thầy tôi là một người giản dị từ cách ăn mặc, cách nói chuyện đến cách mà
thầy làm việc, cư xử. Thầy dạy Toán - môn học mà tưởng chừng khô khan cứng
nhắc nhưng con người thầy lại hoàn toàn ngược lại. Thầy sống rất tình cảm, các
thầy cô khác trong trường ai cũng khen và kính nể thầy. Bản thân tôi thấy thầy là
một người có rất nhiều kinh nghiệm sống. Thầy ngoài dạy chúng tôi giải Toán,
thầy còn dạy những điều hay lẽ phải, dạy cách làm người, cách đối nhân xử thế.
Nhiều lúc tôi còn tưởng thầy dạy Văn chứ không phải Toán. Thầy hay kể những
câu chuyện rồi rút ra bài học cho chúng tôi. Thầy đã từng tâm sự rằng thầy đã đi
dạy hơn 20 năm, đã dạy qua bao thế hệ học sinh, nhưng không có ai là thầy không
nhớ, không có ai là không bị thầy trách mắng một lần nhưng những người học sinh
ấy lại chưa bao giờ cảm thấy thầy thật phiền phức. Những học sinh ấy nhờ những
lời dạy bảo, những bài học của
thầy mà trưởng thành hơn, và
thành công như hiện tại. 
Tôi nhớ năm lớp 7 có bạn
mới chuyển đến lớp tôi, vì khá
muộn nên bỏ lỡ nhiều bài toán và
chương trình học lúc đó khá nặng.
Thầy vì sợ bạn ấy không theo kịp
bài nên đã kèm riêng và bổ túc
thêm kiến thức cho bạn ấy. Thầy
vẫn luôn nhiệt tình dạy cho bạn ấy
đến muộn, không một lời than
vãn, vẫn luôn trả lời nhưng tin nhắn hỏi bài từ tôi và các bạn trong lớp dù tối khuya
hay sáng sớm. Những điều đó làm tôi hết sức cảm động với người thầy luôn tận
tình với nghề giáo như thế. 

Không phải tự nhiên mà nói: “Ngôi trường là ngôi nhà thứ hai của học sinh”.
Tại đây, tôi và các bạn coi nhau như người nhà và coi thầy Thìn như người “cha”
thứ hai. Thầy có lúc cũng rất nghiêm khắc, hay la mắng mỗi khi chúng tôi làm điều
sai. Lớp tôi đôi lúc cũng có chút nghịch ngợm, không nghe lời, làm thầy buồn, tuy
thầy tức giận la mắng một hồi nhưng cũng chỉ về tốt cho chúng tôi, muốn chúng tôi
ngày càng trưởng thành!

Không chỉ sống tình cảm, hết lòng với học sinh, đối với môn Toán của mình,
thầy cũng hết sức tâm huyết. Thầy dành rất nhiều thời gian để làm đề, sưu tầm đề,
thầy khuyên chúng tôi không nên lười biếng, chịu khó học để mai sau không phải
khổ. Nói đến làm đề, tôi chắc chắn đề của thầy rất đặc biệt, những bài toán đều là
thầy tự suy nghĩ hoặc dựa trên một dạng đề nào đó rồi viết lại bài của mình. Dạy
học ở trường vất vả như thế, về nhà thầy vẫn dành nhiều thời gian buổi tối để
online trả lời những thắc mắc của học sinh, có chỗ nào không hiểu thầy đều giảng
dạy tận tình.

Nhiều lúc tôi thường tự hỏi rằng “Tại sao thầy phải vất vả như thế?”. Và
thầy vẫn hay chia sẻ rằng “Nếu còn cố gắng được thì mình phải cố, vì ngoài kia
còn có nhiều người vẫn đang nỗ lực, nếu mình dừng lại thì mãi mãi sẽ về đích sau
mà thôi”. Nghĩ đến thầy tôi lại nhớ đến câu nói “Có công mài sắt có ngày nên
kim”, thầy cứ tích tiểu thành đại, tài liệu thầy làm cũng như sưu tầm được vô cùng
nhiều. Thầy cũng rất quan tâm đến việc học của học sinh. Lớp tôi có khá nhiều bạn
sẽ theo Chuyên Toán, môn Toán của thầy yêu cầu rất cao, tuy nhiên vẫn có bạn
kém, bạn giỏi. Chính vì thế mà khi bắt đầu năm lớp 9 thầy đã tận tình dạy bảo từ
cơ bản đến nâng cao và không để học sinh nào không hiểu bài. Kể từ đó mà các
bạn nắm chắc những kiến thức cơ bản và học tốt hơn. Tôi rất biết ơn thầy bởi
không phải ai cũng hết lòng và tâm huyết được như vậy.

Trong một bài văn các bạn tôi đã viết: “Mỗi lúc học Toán, khi mọi người
đang cặm cụi làm bài, bất chợt nhìn lên bảng, tôi thấy thầy lúc nào cũng cắm cúi
viết, có thể là ra một đề toán nào mới, cũng có thể là tìm cách giải bài toán khó
hiểu nào đó cho chúng tôi. Và tôi thấy lòng nhiệt huyết luôn tràn đầy trong con
người thầy…” Lúc này, mỗi giờ toán qua đi với tôi thật nhanh, tôi thích những bài
hình học, háo hức muốn khám phá và tìm ra những cách giải hay hơn cho từng bài
đại số. Từ thầy mà tôi nhận ra rằng Toán cũng như những môn học khác, đều cần
sự tỉ mỉ, cần mẫn và quan trọng là tình yêu, niềm say mê với nó. Và giờ đây, tôi
tìm thấy niềm say mê trong Toán. Tôi thật may mắn khi được là học sinh của thầy,
được ngồi nghe thầy giảng và được đón nhận niềm vui thực sự khi học Toán. Dù
biết rằng còn nhiều khó khăn phía trước hơn nữa nhưng những gì thầy mang lại là
động lực tuyệt vời để chúng tôi vượt qua, nhìn thầy nở nụ cười mỗi khi cả lớp hoàn
thành suất sắc bài học, bài thi hay là cả những khi vài giọt mồ hôi lăn tăn trên trán
là khi mà những người học trò như tôi cảm thấy hạnh phúc và kính yêu thầy biết
nhường nào.

Tôi thương thầy với nhiều lý do, vì môn học thầy dạy, vì giọng thầy truyền
tải, vì câu đùa của thầy trong lớp, vì cách thầy đối xử với các học sinh, vì dòng tin
nhắn của thầy, vì tư tưởng hiện đại của thầy. Nhưng lý do mà tôi thương thầy nhất
có là là khi tôi mất hy vọng vào bản thân, tôi mất niềm tin vào chuyện học hành,
tôi sợ rằng sẽ khiến thầy thất vọng nhưng thầy lại chính là người tin tôi, an ủi tôi,
lời thầy an ủi không phải là lời dài dòng trang văn, thầy chỉ nói bằng những câu nói
rất ngắn hoặc bằng vài dòng tin nhắn. Một hai câu nói ngắn gọn súc tích cùng dấu
chấm câu, chấm than rõ ràng làm lòng tôi nhẹ nhàng hơn nhiều lần. Tôi luôn chỉ là
một chú chim non bé nhỏ yếu ớt cần những câu nói thấu tình đạt lý của thầy chỉ
bảo. 
Phải có một tình cảm vô cùng đặc biệt với những người giáo viên đặc biệt như thế
thì tôi mới nhận ra được là tình thầy trò là vô cùng thiêng liêng và đáng trân trọng,
nếu như không có những người giáo viên như vậy xuất hiện trong đời thì khó mà
để lớp trẻ chúng ta thấm nhuần được thứ tình cảm mang tên thầy trò. Đứa trẻ nào
khi làm bài tập văn hồi lớp 5 lớp 6 cũng đúng như một con vẹt “Thầy em tóc đã
điểm hoa râm, không biết đấy là dấu hiệu do tuổi tác hay bụi phấn…”. Nhưng
chúng có hiểu thực sự về tình thầy trò hay không thì không chắc. 

Kỷ niệm cũng giống như những phím đàn, khi chạm tay vào, âm thanh sẽ
ngân lên. Và kỷ niệm về thầy Thìn là một trong những thanh âm ấm áp mà chúng
tôi may mắn có được trong cuộc đời. Trong cuộc sống vội vàng tấp nập như ngày
nay, đôi lúc cần sống chậm lại để chiêm nghiệm về những người đồng hành xung
quanh, đừng quên đi những giá trị vĩnh hằng đang tồn tại, quên đi những người
thầy cô thiêng liêng cho ta một nền tảng vững chãi, tuyệt vời. Thầy cô, thiêng liêng
hơn cả, đó là tình yêu là sự biết ơn và kính trọng. Đó là bông hoa cứ mãi ngát
hương, tỏa sáng với cái tâm và cái tài của mình. Thầy tôi chính là người như thế,
và thầy sẽ luôn là một người thầy, người “cha” mà chúng tôi sẽ không bao giờ
quên.

You might also like