You are on page 1of 3

Tùy bút ( Tùng Dương)

“…Một chữ cũng là Thầy,nửa chữ cũng là Thầy…”

Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô
của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời dặn
dò, những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò phạm lỗi. Nhớ ngày 20/11 năm nào chắc ai
cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được, lần nào cũng phải mẹ
kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 mọi năm đơn
giản chỉ là cuốn sổ, cái bút, những bó hoa để tri ân các thầy cô, nhà có điều kiện hơn thì mua váy áo cho
các thầy cô.. Thầy cô không chỉ hi sinh công sức và thời gian của mình mà còn dành trọn cả tình yêu
thương và sự bảo bọc cho những đứa trẻ non nớt vẫn còn bỡ ngỡ trước cái xã hội rộng lớn này. Những
đứa trẻ ấy ngơ ngác nhìn ra cuộc đời với sự dẫn dắt và tình yêu thương của thầy, của cô. Vâng, thầy cô
đã truyền cho chúng em niềm tin và nghị lực để chúng em có đủ sức mạnh và lòng tin, chạm lấy những
ước mơ, khát vọng và biến chúng thành hiện thực. Thầy cô đã tận tụy, ân cần hết lòng mình, đã dồn tất
cả công sức vào bài giảng, làm chúng thêm sinh động để học sinh dễ tiếp thu những kiến thức bổ ích.
Mỗi khi thầy cô bước vào lớp, sự hào hứng học tập như dồn dập tới chúng em, những tiết học chất
lượng nhưng vẫn đậm sự vui tính, ấn tượng đến kì lạ từ những câu chuyện bổ ích và những câu đùa hóm
hỉnh của các thầy cô. Mỗi Thầy cô đều có nét đặc biệt gợi nhớ riêng. Có Thầy nghiêm khắc ,có người vui
tính, còn các cô giáo thì xinh đẹp,hiền lành và gịong nói mỗi người cũng khác nhau nữa. Nhân ngày
20/11, chúng em cảm ơn các thầy cô, những người lái đò tận tụy của trường THCS Lê Lợi đã dìu dắt
chúng em mà chúng em sẽ không bao giờ quên và chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành
công trong con đường chèo lái con đò đưa các học trò nên người.

Bài báo - Đức Trung

Bốn năm liền trong đội hình giáo dục Thủ đô, đội tuyển của một huyện ngoại thành, kinh tế còn vô vàn
khó khăn này lại luôn đứng ở tốp đầu, năm nào cũng có giải Nhất. Làm nên thành tích đáng nể đó, không
thể không kể đến công sức của thầy giáo Nguyễn Thắng Lợi, người dẫn dắt đội tuyển từ năm 1998 đến
nay.

Thầy giáo Lợi xúc động nhớ lại những học trò bé nhỏ, chăm ngoan, đến từ nhiều xã trong huyện, đều có
hoàn cảnh na ná nhau là khó khăn từ cái ăn, cái mặc, nên thường đi về trong ngày, dù ở xa (có em đạp
xe hai chục cây số tới lớp), nhưng tất cả đều vượt khó, ham học hiếm thấy. Ấn tượng khó quên là trò
từng đoạt giải Nhất Lê Thị Phương Thúy, lên THPT không có tiền theo đội tuyển quốc gia, nhưng thi đại
học khối A vẫn đạt 29,5 điểm (thi hai khối, đạt tới 4 điểm 10, trong đó hai điểm 10 môn hóa). Gọi điện
báo tin vui cho thầy, em nức nở: "Tất cả là nhờ công lao của thầy ở đội tuyển Hóa!"
Nhân ngày lễ Nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng em xin được gửi tặng đến thầy cô ngàn lời yêu thương,
ngàn trái tim kính phục. Bằng tấm lòng thành kính, xin dành tặng đến người thuyền trưởng những lời tri
ân sâu sắc ấy".

Nguồn : hanoimoi.com
Bài báo về thầy cô - Quỳnh Anh

Cô giáo tình nguyện gắn bó với điểm trường vùng sâu, vùng xa cho đến khi về hưu.

Phụ huynh có con theo học tại Trường Mầm non Hoành Mô (huyện Bình Liêu, Quảng Ninh), có lẽ không
ai không biết đến cô giáo Hoàng Thị Hạnh (sinh năm 1983), giáo viên có chuyên môn giỏi và luôn tâm
huyết với trẻ.

12 năm kinh nghiệm giảng dạy cùng 7 năm gắn bó với trường Hoành Mô, cô giáo Hạnh đã tạo được sự
tín nhiệm của phụ huynh cũng như đồng nghiệp về chất lượng và tác phong giảng dạy.

Khi đang là “địa chỉ vàng” để phụ huynh và nhà trường gửi gắm, trước thềm năm học 2022 – 2023, cô
giáo Hạnh lại quyết định viết đơn xin lên điểm trường lẻ tại vùng cao Nà Choòng.

Không chỉ vậy, trong đơn cô còn mong muốn được chuyển đến điểm trường “càng xa càng tốt” để được
gắn bó, chia sẻ những thiệt thòi của trẻ em người dân tộc thiểu số.

Cô giáo tình nguyện gắn bó với điểm trường vùng sâu, vùng xa cho đến khi về hưu.Chia sẻ về nguyên
nhân cũng như động lực khiến cô đưa ra quyết định này, cô giáo Hạnh nói: “Ở Bình Liêu, do số lượng
người dân tộc thiểu số đông và sinh sống rải rác trên núi nên hầu hết các trường đều có điểm lẻ ở khu
vực này để tạo điều kiện cho học sinh đến trường.Mặc dù 7 năm đều công tác tại điểm trung tâm,
nhưng với cương vị là tổ trưởng, tôi thường xuyên được lắng nghe tâm sự của giáo viên ở điểm trường
lẻ và biết được những thiệt thòi của các con trên đó.

Nghĩ là làm, tôi lập tức viết đơn gửi ban giám hiệu bày tỏ mong muốn được chuyển về điểm trường Nà
Choòng.”

Sau khi thành công và chuyển đến trường Nà Choòng,cô chia sẻ về ngày đầu tiên đến dạy ở trường. Cô
giáo Hạnh không nén nổi nước mắt nói: “Thực sự tôi thấy rất thương khi bố mẹ đưa trẻ đến trường mà
con thì tay chân vẫn bẩn, con thì đầu tóc rối bời, quần áo mặc vừa cộc, vừa rách. Nhiều con vẫn ngơ
ngác khi cô hỏi bởi không hiểu tiếng Việt.Đang giảng dạy ở khu vực thuận lợi, trẻ được phụ huynh quan
tâm chăm sóc nên chuyển lên đây thấy vậy tôi khá sốc, nhưng đây lại là câu chuyện bình thường ở vùng
cao. Hiểu được khó khăn của trẻ nên tôi cố gắng từng bước trở thành bạn của chúng, tìm hiểu xem tâm
lý của mỗi con như thế nào như con thì nhút nhát, con thì mạnh dạn nhưng vì ngôn ngữ chậm nên còn
hạn chế trong việc tiếp thu.”

Như vậy thôi cũng đủ hiểu cô là một cô giáo yêu thương học sinh đến nhường nào! Các thầy cô luôn
hạnh phúc và sẵn lòng dành hết tấm lòng và kiến thức của mình cho học sinh,vậy nên nhân ngày 20/11
chúng ta hãy gửi những lời yêu thương đến họ và biết ơn,trân trọng công ơn của các thầy cô giáo!

Nguồn: giaoduc.net.vn(PhạmLinh)
Phóng sự - Việt
Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô
của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn
dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.

Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự
ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người
của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài
văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô
làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.

Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho
bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết
nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa
hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã
biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt
không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng,
thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái
vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút
rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.

Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo
tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải
thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn
môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.

Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì
thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn
bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm
nhà giáo của mình.

You might also like