You are on page 1of 9

* Những cách học Tin học hiểu quả để hỗ trợ cho việc học tập:

1. Luyện gõ văn bản thành thạo

Hãy bắt đầu từ việc đơn giản nhất: Gõ bàn phím!

Trước khi làm quen với những thứ “cao siêu” hơn,
bạn cần gõ bàn phím nhanh và sử dụng chuột thành
thạo. Không phải ai cũng có đủ điều kiện tiếp xúc với
máy tính ngay từ nhỏ. Nhưng đừng vội nản lòng, dù
“mổ cò” trong thời gian đầu nhưng chỉ sau 1 – 2 tuần
tập luyện, bạn có thể đánh máy nhanh và chuẩn xác
bằng 10 ngón tay.

Nếu nhàm chán khi phải đánh máy và dùng chuột mỗi ngày, bạn có thể kết hợp vừa luyện tập vừa
giải trí bằng các phần mềm tập gõ bàn phím, ví dụ như Typer Shark Deluxe. Những phần mềm này
giúp tạo hứng thú và việc luyện tập của bạn cũng mang đến kết quả tốt hơn.

2. Làm quen với Word và Excel là cách học Tin học nhanh nhất

Với Tin học văn phòng, Word và Excel là hai bộ phần mềm quan trọng và được sử dụng phổ biến
nhất. Hầu hết các công việc liên quan đến máy tính đều cần đến hai phần mềm này.

Thực tế, 2 môn học này thường được đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường Trung học và Phổ
thông, nhưng kiến thức chỉ dừng ở mức cơ bản, không đủ để bạn xử lý công việc tại các doanh nghiệp.
Thế nên, sau khi thành thạo việc gõ bàn phím và sử dụng chuột, hãy nhanh chóng tìm kiếm các tài liệu
liên quan đến Word và Excel để học tập. Nếu cảm thấy khó khăn với việc tự tìm hiểu, tự học tại nhà,
bạn có thể tham gia các khóa đào tạo Tin học A – B tại các trung tâm uy tín.

3. Vào web bằng trình duyệt

Để truy cập vào các trang web mạng, bạn cần học cách sử dụng các trình duyệt có sẵn. Nó sẽ giúp
bạn tìm kiếm thông tin nhanh hơn, đồng thời phục vụ một số nhu cầu khác như công việc, học tập hoặc
giải trí, nghe nhạc, xem phim…
Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều trình duyệt khác nhau, ví dụ như: Internet Explorer, Mozilla
Firefox, Safari, Coccoc, Chrome… Trong đó, phổ biến nhất là Google Chrome. Bạn có thể tải trình
duyệt này về máy tính, thường xuyên sử dụng công cụ tìm kiếm của Google để trở nên thành thạo hơn.

4. Đăng ký và sử dụng email cho riêng mình

Khi chính thức nhận việc tại các công ty, bạn sẽ liên lạc với đối tác và khách hàng qua Email. Để
không mất thời gian, bạn nên sử dụng số điện thoại chính chủ để đăng ký một tài khoản cho riêng
mình. Sau khi đã có Email và thành thạo những kỹ năng ở các mục trên, bạn có thể học thêm kiến thức
về cách viết Email, cách bảo mật thông tin theo nhiều lớp, cách đính kèm tập tin khi gửi thư điện tử…

* Nêu tác hại của việc nghiện dữ liệu Internet đối với học sinh THCS:

1 Ảnh hưởng đến đời sống thực tế


Thực tế cho thấy, việc quá chú tâm vào mạng xã hội dễ làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của
cuộc sống, đặc biệt là đối với giới trẻ. Thay vì chú tâm tìm kiếm kiến thức để chuẩn bị hành trang cho
tương lai bằng cách học hỏi những kỹ năng cần thiết, những bạn học sinh lại chỉ chăm chú để trở thành
“anh hùng bàn phím” và nổi tiếng trên mạng.

Bên cạnh đó, việc đăng tải những thông tin “giật gân” nhầm câu like không còn là chuyện xa lạ.
Mạng xã hội cũng góp phần tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh không ngừng nghỉ để tìm like và nó sẽ
cướp đi đáng kể quỹ thời gian của bạn.
2. Tác động tiêu cực đến sức khoẻ học sinh
Việc quá lạm dụng Internet trong giải trí cũng dễ dẫn đến những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của
người sử dụng. Hiện nay, tuy chưa có những báo cáo chính thức của các cơ quan chức năng về sự ảnh
hưởng của Internet đến sức khỏe của giới trẻ, tuy vậy, thực tế đã ghi nhận được một số trường hợp
thanh thiếu niên có những hiện tượng bệnh lý có liên quan đến Internet.

Rất nhiều học sinh cũng thừa nhận Internet có nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống của họ. Theo
một kết quả thống kê: “Có đến 62,65% sinh viên cho rằng Internet chiếm mất thời gian để làm việc
khác. Nhiều bạn cho rằng mình bị mệt mỏi, kết quả học tập giảm sút, mâu thuẫn với bạn bè, bỏ học vì
thức quá khuya. Thậm chí có bạn còn cho rằng mình bị lừa tình, bạo lực hay có hành vi quan hệ với gái
mại dâm… thông qua Internet”.
3. Ảnh hưởng đến kết quả học tập
Kết quả của một số cuộc khảo sát cho thấy, những học sinh truy cập Internet càng nhiều, kết quả học
tập càng kém. Cụ thể có học lực giỏi, xuất sắc có số giờ truy cập bình quân 17,6 giờ/tuần. Trong khi
những sinh viên học yếu, kém có số giờ truy cập Internet bình quân đến 31,9 giờ/tuần”.
4 Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
Những nghiên cứu gần đây cho thấy,  người sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu
cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những ai đã được chẩn
đoán mắc bệnh trầm cảm từ trước.

5 Thực trạng nghiện game online


Đây được xem là tác hại lớn nhất của internet đối với học sinh. Nhiều học sinh đã bỏ học, ăn cắp tiền
để theo đuổi những trò chơi trực tuyến. Không những nó làm sa sút tinh thần, ảnh hưởng sức khỏe,
tương lai và sự nghiệp của học sinh mà còn là con đường dẫn đến các tệ nạn trong xã hội. 
Theo thống kê của cơ quan chức năng, có đến gần 50% số vụ phạm tội có liên quan đến mạng xã hội.
Đây là một con số đáng báo động. Nhiều học sinh vì cả tin đã bị các đối tượng tội phạm lừa gạt, hãm
hại. Hành vi bạo lực có quay clip và tung lên mạng khiến cho bạo lực học đường trong nhiều năm qua
không ngừng tăng cao.
Bên cạnh đó, những trào lưu văn hóa lệch lạc, những hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức được chia sẻ
và tung hô trên mạng xã hội tạo thành một làn sóng mạnh mẽ, khó kiểm soát. Điều này dẫn đến sự lệch
lạc trong hành vi và cung cách ứng xử của nhiều học sinh.

* Nêu các cách sao lưu dữ liệu dự phòng:

1. Sao lưu dữ liệu trong máy tính, máy chủ.

Bất kỳ ai dùng tài khoản Microsoft tự động có 5GB dung lượng lưu trữ miễn phí trên điện toán đám
mây OneDrive và nhờ tích hợp File Explorer trên PC, thật dễ để bạn di chuyển và đồng bộ file online
giữa OneDrive và ổ lưu trữ trên PC.

Phương pháp này phù hợp với người dùng thích chọn tập tin và thời điểm sao lưu dữ liệu. Nhớ rằng,
để sử dụng cách sao lưu dữ liệu trên máy tính này, thiết bị của bạn cần kết nối Internet liên tục nhằm
đảm bảo quá trình đồng bộ diễn ra trôi chảy. Trong trường hợp bạn tạo thay đổi trên file được đồng bộ
khi ngoại tuyến, việc đồng bộ dữ liệu sẽ diễn ra khi bạn kết nối lại mạng cho thiết bị.

Tương tự như OneDrive, Google Drive cũng mang tới cho bạn cách lưu tài liệu trên máy tính tuyệt
vời. App Google Drive giờ được gọi là Backup and Sync. Dù hỗ trợ truy cập file Google Drive, bạn
vẫn có thể dùng nó như một công cụ backup. Điều này cho phép bạn sao lưu file lên đám mây ngay cả
khi chúng không nằm trong thư mục Google Drive.
2. Tạo ra một ổ đĩa nhân bản

Tạo ra một ổ đĩa nhân bản cũng tương tự với tạo ra một bản sao của ổ đĩa, nhưng có một số khác biệt
cụ thể. Một ổ đĩa nhân bản là một bản sao chính xác (không nén) của ổ đĩa gốc, có thể sử dụng để khởi
động một máy tính. Ví dụ, nếu bạn sao chép ổ đĩa cứng bên trong vào ổ đĩa USB bên ngoài thì bạn có
thể cắm nó vào, chọn khởi động từ USB thông qua BIOS và chạy Windows từ ổ đĩa ngoài.

Các ổ đĩa nhân bản, đặc biệt khi sao chép trực tiếp sang một ổ đĩa trong khác là một cách tuyệt vời khi
nâng cấp ổ đĩa cứng và tạo các bản dữ liệu sao lưu.

Phương pháp này có một nhược điểm duy nhất là mất nhiều thời gian hơn sao chép và bạn chỉ có thể
giữ một bản nhân bản trên một ổ đĩa, do đó nếu bạn thực hiện bất cứ thay đổi gì trên ổ đĩa chính sau khi
nhân bản sẽ không được cập nhật trong trường hợp hư hại.

3. Tạo ra một bản sao của ổ đĩa


Bản sao của ổ đĩa bao gồm việc tạo ra một phiên bản nén của tất cả những gì bạn lưu trữ trên ổ đĩa
như hệ điều hành, cài đặt, các file, có thể được sử dụng để khôi phục máy tính của bạn trong trường
hợp hư hại. Trong khi tạo ổ đĩa nhân bản sẽ chiếm gần hết một ổ đĩa và không dễ dàng để cập nhật với
những thay đổi bạn thực hiện trên ổ đĩa chính thì việc sao chép cho phép bạn lưu nhiều bản sao trên
một ổ đĩa (miễn là còn dung lượng trống) và cũng có phép sao lưu Incremental và Differential:
- Incremental Backup theo dõi tất cả các thay đổi được thực hiện kể từ khi sao lưu Incremental cuối
cùng, nhưng để khôi phục lại máy tính, bạn cần sao lưu đầy đủ cộng với sao lưu Incremental. 
- Differential Backup theo dõi tất cả các thay đổi được thực hiện kể từ khi sao lưu đầy đủ được tạo ra,
do vậy bạn cần bản sao đầy đủ và sao lưu Differential mới nhất để khôi phục lại máy tính.
Trong trường hợp hư hỏng, một bản sao có thể được khôi phục bằng cách sử dụng một môi trường
phục hồi, dù là được xây dựng trong Windows hay được tạo ra trên một USB riêng biệt. Để tạo ra bản
sao, bạn có thể sử dụng các phần mềm từ bên thứ ba như Macrium Reflect hoặc Acronis True
Image hoặc tận dụng hệ thống sao lưu được tích hợp ngay trên Windows 10.

4. Sử dụng dịch vụ sao lưu dự phòng

Sử dụng dịch vụ sao lưu trực tuyến chẳng hạn như IDrive hoặc CrashPlan, thường sẽ tốn kém hơn
nhiều so với ổ đĩa ngoài về lâu về dài nhưng dịch vụ này giúp bạn an tâm khi xảy ra những trường hợp
không mong muốn mà sao lưu của bạn có thể bị phá hủy hoàn toàn.

Các dịch vụ này thường có ứng dụng được cài đặt trên máy tính, có khả năng quét các file cần được
bảo vệ (như file hệ thống và các tài liệu quan trọng), mã hóa chúng và sau đó gửi chúng tới đám mây
để giữ an toàn. Bạn cũng có thể tạo ra các bản sao của hệ thống để giữ an toàn trong nhiều trường hợp
không mong muốn.

Nhiều công ty sao lưu trực tuyến sẽ thực sự gửi cho bạn một ổ đĩa cứng với dữ liệu đã được mã hóa
trong trường hợp ổ cứng của bạn bị hư hại, nhưng bạn cũng có thể truy cập và đồng bộ các file khi
online, một số còn được tích hợp File Explorer. Nếu bạn đang lo lắng về các tình huống bên ngoài có
thể làm hỏng các bản sao lưu của máy tính thì sao lưu trên các dịch vụ sao lưu trực tuyến là một lựa
chọn tuyệt vời.

5. Tạo ra bản sao lưu với Windows File History


Sử dụng Windows File History là một trong những cách dễ dàng nhất để tạo bản sao lưu các file và tài
liệu. Bạn có thể sao lưu vào một ổ đĩa nội bộ thứ yếu hoặc ổ đĩa ngoài.

Có rất nhiều tùy chọn cấu hình để tinh chỉnh, vì vậy bạn có thể thực hiện sao lưu thường xuyên hoặc
không thường xuyên theo ý muốn. Khi một ổ đĩa thứ cấp được kết nối, quá trình sao lưu sẽ tự động xảy
ra. Bạn có thể lựa chọn tệp và thư mục nào bạn muốn để sao lưu. Sao lưu file không bao gồm hệ điều
hành, vì vậy bạn nên tạo một bản sao hoặc một nhân bản của nó.

6. Xây dựng một hệ thống NAS

Network Attached Storage (NAS) là một nhóm các ổ đĩa (bạn cũng có thể tìm thấy một ổ đĩa NAS
đơn) được kết nối qua mạng. Bất kỳ người sử dụng nào trên mạng đều có thể truy cập vào NAS và vì lý
do này, chúng hoàn hảo cho việc sao lưu nhiều máy tính ngay lập tức hoặc cho bất cứ ai cũng muốn tạo
ra một máy chủ media tại nhà.
Tùy thuộc vào NAS mà bạn sử dụng, bạn có thể tạo ra một hệ thống sẽ giữ lại các file đã được sao lưu
ngay cả trong trường hợp một ổ đĩa bị hỏng trong máy tính hoặc trong NAS. Lựa chọn phương pháp
này giống như tạo ra bộ lưu trữ đám mây của riêng bạn tại nhà, tuy nhiên nó thường sẽ rẻ hơn nhiều khi
sử dụng trong một thời gian dài. Mặc dù hệ thống NAS đang dần trở nên dễ sử dụng hơn nhưng nó vẫn
phù hợp với những người có kinh nghiệm về máy tính.
* Trình bày một số biện pháp để phòng chống virus máy tính:

1. Hạn chế việc sao chép không cần thiết và không nên chạy các chương trình tải từ Internet hoặc sao
chép từ máy khác khi chưa đủ tin cây.

2. Cần cẩn thận và không nên mở những tệp gửi kèm trong thư điện tử nếu có nghi ngờ về nguồn gốc
hay nội dung của thư.

3. Không truy cập các trang web có nội dung không lành mạnh hoặc xuất xứ không rõ ràng.

4. Thường xuyên cập nhật các các bản sữa lỗi cho các phần mềm chạy trên máy tính của mình, kể cả hệ
điều hành
5. Định kì sao lưu dữ liệu để có thể khôi phục khi bị virus phá hoại.

6. Định kì quét và diệt virus bằng các phần mềm diệt virus như McAfee, Norton-Symantec, Kaspersky,
…trong đó có phần mềm diệt virus BKAV nổi tiếng của Việt Nam.

You might also like