You are on page 1of 3

DÀN Ý THAM KHẢO CÁC ĐỀ NLXH VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

Đề 1: Viết bài văn nghị luận về hiện tượng sống ảo của 1 bộ phận giới trẻ ngày
nay.
A. Mở bài: Dẫn dắt VĐNL: Hiện tượng sống ảo của 1 bộ phận giới trẻ hiện nay.
B. Thân bài: Bàn luận VĐNL:
1. Giải thích: Sống ảo là gì?
- Sống ảo là lối sống xa rời thực tế, là khi mà con người tìm kiếm niềm vui, sự
quan tâm của người khác dành cho mình trên mạng xã hội.
- Sống ảo còn là sự mơ mộng, ảo tưởng về cuộc sống thực tại.
2. Thực trạng:
- Sống ảo đang là trào lưu, xu thế do tần suất các bạn trẻ sử dụng mạng xã hội ngày
càng nhiều.
- Rảnh rỗi ngồi lướt mạng xã hội hàng giờ.
- Chụp ảnh, quay video, đăng bài viết lên mạng xã hội nhằm khoe khoang, phô
trương về bản thân, gia thế.
- Nhiều người trẻ lạm dụng “thế giới ảo” để giải toả những cảm xúc tiêu cực của
bản thân
- Đăng bài viết có nội dung nhảm nhí, thiếu lành mạnh, gây xúc phạm nhằm câu
like, câu view
- Trên mạng cởi mở nhưng ngoài đời lại sống thu mình, khép kín
-…
3. Nguyên nhân:
- Chủ quan:
+ Do sự bồng bột, nông nổi của tuổi trẻ, cảm xúc dễ bị kích động, ước muốn được
trở thành người nổi tiếng.
+ Dễ bị tò mò, lôi cuốn trước các tính năng hiện đại của mạng xã hội.
- Khách quan:
+ Thiếu sự quan tâm, giáo dục, giám sát từ gia đình
+ Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, có nhiều phương tiện truyền thông
xuất hiện giúp tối ưu hoá việc kết nối giữa người với người.
+…
4. Hậu quả:
- Đối với cá nhân:
+ Lãng phí thời gian vào những việc vô nghĩa
+ Mất tập trung trong công việc, học tập
+ Dễ mất khả năng nhận thức về thực tế, chán nản, dẫn đến những cảm xúc tiêu
cực, hành động dại dột
+ Thiếu đi sự tự tin, kĩ năng giao tiếp ngoài thực tiễn
+ Tham gia mạng xã hội quá nhiều có thể bị kẻ xấu đánh cắp thông tin cá nhân
+ Bị lôi kéo vào những mối quan hệ phức tạp, dính vào hành vi vi phạm pháp luật
+…
- Đối với xã hội:
+ Làm cho mối quan hệ giữa người với người ngày càng vô cảm
+ Càng nhiều người thích “sống ảo” sẽ khiến tư duy, văn minh nhân loại đi xuống
+…
5. Giải pháp:
- Với cá nhân:
+ Cân đối thời gian giải trí trên mạng, chỉ nên dành 30 phút – 1 tiếng đồng hồ để
tham gia mạng xã hội.
+ Tích cực, chăm chỉ học tập, lao động.
+ Tham gia các hoạt động xã hội…
+ Tuyên truyền tới mọi người xung quanh về tác hại của việc “sống ảo”.
- Với cơ quan, nhà trường:
+ Giáo dục học sinh về hậu quả của việc sử dụng mạng xã hội không đúng mục
đích.
+ Hướng dẫn cách sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.
- Với gia đình:
+ Phụ huynh cần quan tâm, lắng nghe con em nhiều hơn, nên tạo hoà khi trong gia
đình.
+ Với những gia đình có con em đang đến trường, cần siết chặt thời gian giải trí
bằng điện thoại thông minh, máy vi tính,… để tránh sao nhãng việc học tập.
6. Phản đề (Bàn luận mở rộng):
- Mạng xã hội không xấu nếu ta biết sử dụng đúng cách.
- Bên cạnh những bạn trẻ thích “sống ảo”, vẫn còn những bạn trẻ đủ tỉnh táo và sử
dụng mạng xã hội như công cụ để phục vụ cho công việc, học tập.
- “Sống ảo” cũng không hề xấu nếu như có chừng mực vì nó giúp ta giải toả căng
thẳng, thể
7. Bài học:
- Nhận thức: Hiểu được tác hại của “sống ảo” với đời sống con người.
- Hành động: Kêu gọi mọi người không nên dựa dẫm vào “thế giới ảo”, cùng chăm
chỉ học tập, lao động và yêu thương để giúp xã hội loài người tiến bộ, văn minh
hơn.
C. Kết bài:
1. Khẳng định lại vấn đề nghị luận
2. Liên hệ bản thân: Liên hệ những việc làm của mình gắn liền với hiện tượng
được nêu, là học sinh chúng ta cần làm những gì?

You might also like