You are on page 1of 1

Cho tình huống sau

Thông qua mạng xã hội Facebook, chị B đã đăng các bài viết, hình ảnh có nội dung
xuyên tạc, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm chị A vì cho rằng chị A có mối quan
hệ bất chính với chồng mình. Với những lời lẽ dung tục, vô văn hóa, xúc phạm nghiêm
trọng và trước áp lực của dư luận chị A đã tự tử.

Yêu cầu:
1. Hành vi của chị B đã xâm phạm đến quyền nhân thân nào?
2. Nếu bản thân anh chị rơi vào trường hợp của chị A anh chị sẽ xử sự như thế nào để bảo
vệ quyền lợi của mình thay vì quyết định tự tử.

3. Theo anh, chị, hành vi của chị B sẽ bị xử lý như thế nào?

1/ Hành vi của chị B đã vi phạm đến Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín
(Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015).

2/ Nếu bản thân tôi rơi vào trường hợp của chị A, tôi sử dụng phương thức bảo vệ khi
quyền bị xâm phạm: yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính, công khai.

3/ Hành vi của chị B sẽ bị xử lý theo:


- Điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về hành vi phạm các quy
định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập
thông qua mạng xã hội:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã
hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc
phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

- Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định Tội làm nhục người
khác:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt
cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm.”

Hậu quả dẫn đến chị A tự tử có thể là tình tiết tăng nặng cho hành vi của chị B, có thể
xem xét đến vi phạm pháp luật hình sự với tội giết người do lỗi vô ý vì quá tự tin.

You might also like