You are on page 1of 21

BÀI 17:QUYỀN BẤT KHẢ

XÂM PHẠM VỀ THÂN THỂ


VÀ QUYỀN ĐƯỢC PHÁP
LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH
MẠNG, SỨC KHỎE, DANH
DỰ, NHÂN PHẨM CỦA
CÔNG DÂN
2. QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ
TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE,DANH DỰ VÀ
NHÂN PHẨM CỦA CÔNG DÂN
NỘI DUNG
Một số quy định cơ bản của pháp luật về
01 quyền được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
của công dân
Hậu quả của hành vi vi phạm quyền
được pháp luật bảo hộ về tính mạng,
02 sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công
dân

03 Câu hỏi tương tác


01
Một số quy định cơ bản của pháp luật về
quyền được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
của công dân
TÌNH HUỐNG
01 02
Phát hiện M đăng tải nhiều Trong khi tuần tra, các chiến sĩ
thông tin sai sự thật, vu công an quận K phát hiện một
khống mình lên mạng xã hội, đối tựng có biểu hiện sử dụng
A yêu cầu gỡ bỏ, đính chính chất kích thích đang cầm hung
nhưng M không đồng ý. A đã khí đe dọa, tấn công người dân
làm đơn trình báo sự việc tới đi đường nên đã can thiệp
cơ quan công an địa phương, khống chế, bắt giữ để đảm bảo
đề nghị can thiệp để bảo vệ an toàn cho mọi người, ngăn
quyền công dân chặn những hậu quả đáng tiếc
xảy ra
CÂU HỎI
Câu 1: Trong trường hợp 3 và 4, các chủ thể đã thực hiện đúng hay vi phạm
quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
của công dân? vì sao?
TRƯỜNG HỢP 3 :M đã vi phạm, còn A đã thực hiện đúng quyền được pháp luật bảo hộ
về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân.
- LÍ DO: Hành vi đăng tải thông tin sai sự thật, vu khống A lên mạng xã hội của M là trái
quy định của pháp luật và sẽ khiến người khác hiểu nhầm, gây nên những ảnh hưởng
tiêu cực đối với A. Do đó, A có quyền yêu cầu M gỡ bỏ và trình báo cơ quan chức năng
để được hỗ trợ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

TRƯỜNG HỢP 4: các chiến sĩ công an quận K đã thực hiện đúng quyền được pháp luật
bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân.
- LÍ DO: Việc can thiệp, khống chế, bắt giữ đối tượng có biểu hiện sử dụng chất kích thích
đang cầm hung khí đe dọa, tấn công người dân đi đường đã ngăn chặn những hành vi
trái pháp luật của đối tượng này, bảo vệ sự an toàn cho những người dân xung quanh
CÂU HỎI
Câu 2: Bạn hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo
hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Theo bạn, các
quy định đó có ý nghĩa như thế nào?
- Pháp luật quy định: Mọi công dân Việt Nam đều được pháp luật bảo hộ về tính mạng,
sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất
kì hình thức đối xử nào khác,... xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm của người khác, tự tiện bắt, giam, giữ người trái pháp luật là vi phạm quyền bất
khả xâm phạm về thân thể của công dân và sẽ bị xử lí nghiêm minh theo pháp luật.

- Các quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm của công dân đã xác định địa vị pháp lí của công dân trong mối
quan hệ với Nhà nước và xã hội, thể hiện trách nhiệm bảo hộ của Nhà nước với mỗi
công dân. Các quy định này cũng là cơ sở pháp lí để ngăn chặn những hành vi xâm
phạm trái phép đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân, đảm bảo
cho công dân có điều kiện an toàn để tồn tại và phát triển.
KẾT LUẬN

Công dân được pháp luật bảo hộ về


tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
Một số phẩm
quy định
cơ bản Các hành vi xâm phạm trái phép tới
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm của công dân bị nghiêm cấm
và xử lý theo quy định của pháp
luật
02
Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được
pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm của công dân
TÌNH HUỐNG
01 02
Nhận được tin từ quần chúng nhân Từ trước đến nay, O luôn cho rằng hành vi
dân , công an xã B đã kịp thời can bạo lực học đường chỉ gây nên những tổn
thiệp và ngăn chặn một vụ đánh thương về sức khỏe trên thân thể người bị
nhau để giải quyết mâu thuẫn của hai bạo lực. Tuy nhiên, sau khi xem phóng sự về
nhóm thanh thiếu niên trên địa bàn , tình trạng bạo lực học đường hiện nay, O
nhờ đó hạn chế được những tổn thất nhận ra những hành vi đó còn có thể khiến
về sức khoẻ , tính mạng , tài sản cho các nạn nhân bị khủng hoảng tâm lí, tuyệt
những người liên quan vọng và có những hành vi tiêu cực, ảnh
hưởng xấu đến tính mạng, tương lai. O tự
nhủ bản thân sẽ không thực hiện những
hành vi gây tổn thương cho bạn bè, đồng
thời sẽ chủ động tham gia vào các hoạt động
tuyên truyền, phổ biến để giúp mọi người
hiểu hơn về bạo lực học đường và có ý thức
phòng tránh, không vi phạm pháp luật.
CÂU HỎI
Câu 1: Bạn hãy cho biết, các thông tin, trường hợp trên đề cập đến những hậu
quả gì của hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân ?

- Thông tin 1 : Đề cập đến hậu quả pháp lí của các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm
phạm về thân thể của công dân và hậu quả gây xúc phạm nhân phẩm, danh dự hoặc
gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

- Trường hợp 2 :Đề cập đến hậu quả tổn thất về sức khoẻ, tính mạng, tài sản của công
dân do hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gây ra.

- Trường hợp 3 :Đề cập đến hậu quả gây nên những tổn thương về sức khoẻ, tổn thương
về tâm lí, ảnh hưởng xấu đến tính mạng, tương lai do hành vi vi phạm quyền bất khả
xâm phạm về thân thể của công dân gây ra.
CÂU HỎI
Câu 2:Ngoài những hậu quả đã đề cập đến trong trên, hành vi vi phạm quyền bất
khả xâm phạm về thân thể của công dân còn có thể gây ra những hậu quả nào
khác? Giải thích và nêu ví dụ minh hoạ
+ Ảnh hưởng đến kinh tế, học tập, công việc, uy tín của công dân
+ Gây mất ổn định an ninh chính trị
+ Gây tổn hại đến uy tín của cơ quan nhà nước .
+ Ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật....

- Ví dụ:
+ Hành vi đánh nhau gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội .
+ Hành vi vu khống, lan truyền thông tin sai sự thật về cán bộ cơ quan nhà nước gây ảnh
hưởng xấu đến danh dự, uy tín của bản thân cán bộ đó và uy tín của cơ quan mà người
đó đang công tác.
CÂU HỎI
Câu 3: Bạn hãy chia sẻ về một trường hợp vi phạm quyền được pháp luật bảo
hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân mà em biết.
Qua trường hợp đó bạn đã rút ra bài học gì cho bản thân?
- Trường hợp vi phạm: Do mâu thuẫn với chị H, chị D đã viết bài đăng lên mạng xã hội
bịa đặt, vu khống chị H có quan hệ bất chính với anh S nhằm xúc phạm danh dự,
nhân phẩm của chị H. Sau đó, bài viết được nhiều người bình luận, chia sẻ, làm ảnh
hưởng đến cuộc sống và công việc của chị H. Hành vi của chị D đã bị tòa tuyên phạt
40 triệu đồng và buộc phải xin lỗi, công khai cải chính thông tin trên mạng xã hội.

=> Bài học: Nghiêm túc thực hiện đúng những quy định về quyền được pháp luật bảo
hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân
HẬU QUẢ

Ảnh hưởng đạo


1 đức lối sống 3

Gây tổn hại về sức khỏe,


tính mạng, tâm lý ,
2 Gây tổn hại đến uy tín của cơ
quan nhà nước, ảnh hưởng
kinh tế, học tập, công việc, xấu đến tính tôn nghiêm của
danh dự, ...... pháp luật...
KẾT LUẬN
=> Người thực hiện hành vi vi phạm quyền được pháp
luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm của công dân, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm
có thể bị kỷ luật, xử phạt hành chính, truy cứu trách
nhiệm hình sự hoặc phải bồi thường thiệt hại (nếu có)
theo quy định của pháp luật.
03
Câu hỏi tương tác
Câu 1. Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo
hộ về tính mạng sức khỏe khi:
A. thực hiện tố cáo nặc danh.
B. theo dõi phạm nhân vượt ngục.
C. đánh người gây thương tích.
D. mạo danh lực lượng chức năng.
=> C
Câu 2. Công dân có hành vi bịa đặt để hạ uy tín của người khác là xâm phạm
quyền được pháp luật bảo hộ về
A. danh dự, nhân phẩm.
B. tính mạng, sức khỏe.
C. năng lực thể chất.
D. tự do thân thể.
=> A
Câu 3. Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện hành vi đe dọa giết người
là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
A. tư cách pháp nhân.
B. hoàn cảnh xuất thân.
C. tính mạng, sức khỏe.
D. thân thế, sự nghiệp.
=> C
Câu 4. Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người
khác đều bị
A. bắt giữ khẩn cấp.
B. xét xử lưu động.
C. tước bỏ nhân quyền.
D. xử lí theo pháp luật.
=> D
Câu 5: Quyền cơ bản của công dân bao gồm các quyền?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
C. Quyền bầu cử và ứng cử.
D. Cả A và B
=> D
Câu 6: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và
nhân phẩm của công dân được ghi nhận tại điều nào trong Hiến pháp
năm 2013?
A. Điều 20.
B. Điều 21.
C. Điều 22.
D. Điều 23.
=> A
THANKS FOR
LISTENING!

You might also like