You are on page 1of 4

http://ums.vnu.edu.

vn/bao-luc-hoc-duong-nguyen-nhan-va-bien-phap-
phong-tranh/
https://hinhsu.luatviet.co/toi-lam-nhuc-nguoi-khac-theo-quy-dinh-cua-bo-
luat-hinh-su/n20161028120823067.html
https://kilala.vn/phong-cach-song/bao-luc-mang-cyber-bullying-co-the-
nao-dung-lai.html
2. Tình trạng nghiên cứu:
Tội làm nhục người khác là một trong những vấn đề xã hội đáng quan
tâm hiện nay. Tội làm nhục người khác được thể hiện dưới các hình thức như
lời nói như lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa thậm tệ, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu
nhằm vào thân thể, nhân cách, danh dự với mục đích hạ thấp than thể, nhân
cách, danh dự của bị hại đồng thời làm cho bị hại cảm thấy xấu hổ, nhục nhã
trước những người khác; hay qua hành động như những hành vi bỉ ổi (có hoặc
không kèm theo lời nói) hoặc những hành vi khác như cạo đầu, cắt tóc, lột
quần áo giữa đám đông,… nhằm bêu rếu, làm nhục bị hại, những hành vi bạo
lực hay đe dọa dùng vũ lực như vật lộn, đấm đá… hoặc dùng phương tiện nguy
hiểm khống chế, đe dọa, buộc bị hại phải làm theo ý mình.
Một trong những hình thức làm nhục gây nhức nhối nhất hiện nay không chỉ
diễn ra ở Việt Nam mà còn ở trên toàn thế giới chính là bạo lực học đường.
Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp
thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực học đường không
chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh
với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học
sinh. Tình trạng bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng và diễn
biến hết sức phức tạp. Vấn nạn bạo lực học đường đã trở thành tinh tức gây
nhức nhối của ngành giáo dục và toàn xã hội. Bạo lực học đường hiện nay
đang trở thành điểm nóng đáng được quan tâm của nhiều phụ huynh, thầy cô
và nhà trường, là nỗi trăn trở của toàn xã hội. Hiện tượng bạo lực không phải là
hiện tượng mới, xong thời gian gần đây hiện tượng này xẩy ra liên tục hơn
trong các trường học bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. Điều
đáng lo ngại là lý do dẫn đến bạo lực đôi khi rất đơn giản như va chạm trong
lúc chơi đùa, trên đường đi học, mâu thuẫn nói xấu nhau trên các diễn đàn,
mạng xã hội,…
Mạng xã hội là cụm từ đã quá quen thuộc với mọi người, đặc biệt là trong thời
đại công nghệ phát triển như ngày nay, khi mà mọi người dù cách nhau nửa
vòng trái đất cũng vẫn có thể liên lạc giao tiếp với nhau. Thế nhưng nhiều
người đã lợi dụng việc tự do ngôn luận trên các trang mạng xã hội để lăng mạ,
chửi rủa, xúc phạm,… đến một ai đó mà mình không thích. Nhiều người còn
ghê tởm hơn khi bịa đặt một câu chuyện nào đó về người khác chỉ nhằm mục
đích câu like. Một trong những hình thức làm nhục qua lời nói phổ biến nhất
hiện nay chính là qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,… Chính
những điều này đang dần dẫn đến việc bạo hành trực tuyến cũng gây lo ngại
không kém so với bao lực trực diện. Đã có rất nhiều vụ tự tử hay rối loạn tâm
thần ở đa số các trẻ vị thành niên, mà nguyên do lớn nhất là bị bạo hành qua
lời nói theo nhiều hình thức khác nhau. Tính đến nay, những trường hợp đau
lòng xảy đến do bạo lực trực tuyến vẫn không ngừng tăng lên. Chấm dứt tình
trạng này hoàn toàn gần như là điều bất khả thi vì nó phụ thuộc vào văn hóa
hành xử, cách suy nghĩ và ý thức của từng người.

Tất cả hành vi, thủ đoạn này đều chỉ nhằm mục đích là làm nhục. Nếu hành vi
làm nhục người khác lại cấu thành một tội độc lập thì tùy trường hợp, người
phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng
với hành vi đã thực hiện.
1.3 Căn cứ pháp lý của tội làm nhục người khác
Tội làm nhục người khác được quy định cụ thể tại Bộ luật Hình sự năm 2015
sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018 (sau đây gọi
tắt là Bộ luật Hình sự) như sau:
1- Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác,
thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03
tháng đến 02 năm:
(a) Phạm tội 02 lần trở lên;
(b) Đối với 02 người trở lên;
(c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
(d) Đối với người đang thi hành công vụ;
(đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho
mình;
(e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện
tử để phạm tội;
(g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương
cơ thể từ 31% đến 60%.
3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02
năm đến 05 năm:
(a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
(b) Làm nạn nhân tự sát. 4 - Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm" (Điều 155).

You might also like