You are on page 1of 6

QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN

1. Khái niệm

_ Quyền tự do ngôn luận là một trong các quyền tự do cơ bản,


bảo đảm cho công dân có điều kiện cần thiết để chủ động và tích
cực tham gia vào công việc của Nhà nước và xã hội.
_ Công dân có quyền tự do ngôn luận có nghĩa là : Công dân có
quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về
các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

2. Hiến pháp
_ Tự do ngôn luận được công nhận là quyền con người theo điều 19 của
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) và được công nhận trong
luật nhân quyền quốc tế tại Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và
Chính trị.

Eleanor Roosevelt và Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1949)— Điều 19 quy
định rằng "Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền
này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền
tìm kiếm, tiếp nhận cũng như phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền
thông không kể biên giới quốc gia"

_ Ở Việt Nam, “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin,
hội họp, lập hội, biểu tình” đã được quy định trong Hiến pháp Nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam (2013) điều 25 và
được cụ thể hóa trong nhiều luật, nghị định như: Luật Báo chí (2016),
Luật Tiếp cận thông tin (2016), Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, ngày
15/07/2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet
và thông tin trên mạng… Các quy định trên được thực thi nghiêm túc, tạo
không khí dân chủ trong xã hội.

3. Nội dung

_ Có nhiều hình thức và phạm vi để thực hiện quyền nay:


 Sử dụng quyền này tại các cuộc họp ở các cơ quan,
trường học, tổ dân phố,… bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến
nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.
 Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm
của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
về xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh; về ủng
hộ cái đúng, cái tốt, phê phán và phản đối cái sai, cái xấu trong
đời sống xã hội.
 Đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và
đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri
cơ sở, hoặc công dân có thể viết thư cho đại biểu Quốc hội trình
bày, đề đạt nguyện vọng.

4. Ý nghĩa
_ Quyền này có ý nghĩa và vị trí quan trọng trong hệ thống các
quyền công dân, là cơ sở, điều kiện để công dân tham gia chủ
động và tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội.

NHỮNG VỤ VIỆC LIÊN QUAN


 Thành viên nhóm nhạc nữ Hàn Quốc
Sulli tự tử vì trầm cảm do áp lực dư luận
Chiều 14-10-2019, truyền thông Hàn Quốc đồng loạt đưa tin nữ ca sĩ Sulli Choi (Choi Jin Ri) đã chết tại
nhà riêng của mình. Quản lý của Sulli, cũng là người phát hiện vụ việc, xác nhận với báo chí Hàn Quốc
rằng Sulli tự vẫn trong tư thế treo cổ bằng một sợi dây đèn.

Phần lớn người hâm mộ


cho rằng quyết định dại
dột của Sulli (hiện có
nguyên nhân cái chết
đang tạm được cho là tự
vẫn) là do áp lực dư luận.
Cộng đồng mạng đã tấn
công Sulli bằng những
lời lẽ lăng mạ và chỉ trích
về cuộc sống riêng tư
của cô trong nhiều năm
qua . Đó chính là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến cô mắc bệnh
trầm cảm. Trước thông tin Sulli đã ra đi vĩnh viễn, những người fan hâm mộ
chân chính không khỏi bàng hoàng và thương xót cho cô gái ấy. Trong khi đó,
những người từng quay lưng, tùng dùng những lời lẽ nặng nề chỉ trích, thì nay
lại lên tiếng nhận sai và xin lỗi.

 Từ đó cho thấy sức ảnh hưởng lớn của quyền tự do ngôn luận đến
cuộc sống của chúng ta. Tuy là quyền tự do ngôn luận nhưng mỗi
người cần quan tâm và chú trọng về lời nói của mình trước khi phát
biểu vì nó có thể ảnh hưởng đến cả một mạng người .

 Y án 20 năm tù với Lê Đình Lượng về tội


'Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân'
Ngày 16/8/2018, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử sơ thẩm công khai
vụ án Lê Đình Lượng (sinh ngày 10/12/1965, thường trú tại xóm 9, xã Hợp
Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân”.

Bị cáo Lê Đình Lượng nghe bản án luận tội tại phiên tòa

Qua quá trình xét xử tại phiên sơ thẩm, nhận thấy đây là đối tượng phản động đặc biệt nguy
hiểm thuộc tổ chức khủng bố Việt Tân. Thủ đoạn là thông qua hoạt động sử dụng Fb “Lỗ
Ngọc (Lê Đình Lượng)”, kết nối mạng, like hoặc phản hồi, chia sẻ với các tài khoản
Facebook khác với nội dung là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, từ đó tìm cách tiếp xúc,
dụ dỗ, lôi kéo nhiều người vào tổ chức Việt Tân.

Quá trình sử dụng Facebook, Lê Đình Lượng đã thể hiện rõ tình cảm, ý chí đồng lòng cùng tổ
chức Việt Tân, tích cực theo dõi, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết tuyên truyền cổ súy cho Việt Tân,
trong đó có nhiều bài viết bình luận, ca ngợi Việt Tân, cổ vũ cho đường lối của tổ chức khủng bố
Việt Tân, xuyên tạc về tình hình Việt Nam, nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam, lợi dụng các sự
kiện chính trị, xã hội, phát triển kinh tế, an sinh xã hội, môi trường để xuyên tạc, bóp méo sự thật
nhằm gây tâm lý hoài nghi, hoang mang trong quần chúng nhân dân.

 Qua sự việc trên khuyên nhủ chúng ta không nên lạm dụng quyền
tự do ngôn luận để phát biểu cũng như lan truyền những thông tin
sai lệch làm ảnh hưởng đến xã hội và Tổ quốc.

 Nguyễn Ngọc Ánh sử dụng mạng xã hội


chống phá Nhà nước, lãnh án 6 năm tù
Ông Nguyễn Ngọc Ánh bị cáo buộc tội “làm, tàng trữ, phát tán
hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống
Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo điều
117 của bộ luật hình sự năm 2015. Tòa án Nhân dân tỉnh Bến
Tre dự kiến sẽ xử vụ của ông vào ngày 6 tháng 6 năm 2019.

Những thông tin này, Nguyễn Ngọc Ánh và các đối tượng khác đã phát
tán đến hơn 2,4 triệu lượt người xem, hơn 45.000 lượt ng ười thích và
133.000 bình luận. Các cơ quan chức năng đã truy xu ất, t ạm gi ữ nhi ều t ư
liệu (bài viết, hình ảnh, clip) làm vật chứng ch ứng minh hành vi ph ạm
pháp của Nguyễn Ngọc Ánh.
Tại phiên xử sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Ngọc Ánh đã nhìn nh ận nh ững thông
tin, tài liệu chống phá Nhà nước phát tán trên mạng xã hội là do tự bịa
đặt, vu khống, vi phạm pháp luật và tỏ ra ăn năn hối cải.

Sản phẩm của ( nhóm 2 Tổ 3 ) :


 Trần Đức Thành
 Lý Anh Kiệt
 Lưu Thế Hào
 Trương Bảo Nhi
 Trương Phạm Thanh Thanh

You might also like