You are on page 1of 5

[Lợi dụng quyền “tự do ngôn luận” trên không gian mạng để vô tư bình luận

một ai đó?]

Sử dụng quyền tự do ngôn luận trong một xã hội hiện đại nhằm giúp cho xã hội
đó ngày càng phát triển. Đặc biệt, trong thời đại kỹ thuật số, nơi mà các phương tiện
truyền thông đại chúng ngày càng đa dạng và ra đời với nhiều hình thức khác nhau.
Việc sử dụng quyền tự do ngôn luận để nêu ý kiến của bản thân trên các nền tảng này
đều phục vụ cho sự phát triển của cá nhân và xã hội. Tuy nhiên, một số đối tượng lợi
dụng quyền này, đưa những thông tin sai lệch hay bôi nhọ danh dự của các cá nhân
khác bằng việc lợi dụng quyền “tự do ngôn luận”.
Có thể hiểu, Quyền tự do ngôn luận là một quyền cơ bản của công dân. Quyền
tự do ngôn luận là quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền
đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức
bằng lời nói, văn bản (viết tay hoặc đánh máy) hoặc dưới bản điện tử (email,
facebook, zalo…) hoặc dưới hình thức khác (tranh vẽ, biểu diễn nghệ thuật…).
1. Tự do ngôn luận trên các nền tảng truyền thông
Trên các nền tảng truyền thông, những cá nhân hoặc nhóm có sức ảnh hưởng
lớn có thể dễ dàng lan truyền thông điệp của mình đến một lượng lớn người dùng.
Tuy nhiên, khi không có sự kiểm duyệt hoặc quản lý chặt chẽ, những phát ngôn bừa
bãi, thiếu thông tin chính xác hoặc gây phân biệt, kích động, có thể gây hại đến
công chúng và gây ra những tranh cãi tiêu cực. Một số người có sức ảnh hưởng đến
công chúng đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận để phát ngôn bừa bãi và gây ra
những ồn ào, tranh cãi tiêu cực trên các nền tảng truyền thông. Các quyền tự do cá
nhân đi kèm với trách nhiệm và giới hạn nhằm đảm bảo một xã hội cân bằng và tôn
trọng nhân quyền. Tuy nhiên, đôi khi sự cạnh tranh gay gắt và môi trường trực
tuyến không kiểm duyệt đủ có thể tạo điều kiện cho những phát ngôn tiêu cực và
bôi nhọ xuất hiện. Có những cá nhân thể hiện sự yêu thích hoặc ghen ghét đối với
một cá nhân khác bằng cách sử dụng quyền tự do ngôn luận để phát biểu ý kiến cá
nhân của mình, nhưng trong một số trường hợp việc sử dụng trở thành lạm dụng và
lợi dụng, những phát ngôn này có thể đi quá giới hạn đạo đức và gây tổn hại đến
danh dự và sự phẩm giá của cá nhân đó. Trên mạng xã hội và các nền tảng truyền
thông, sự nhanh chóng và dễ dàng trong việc chia sẻ thông tin có thể dẫn đến việc
lan truyền tin đồn, chỉ trích không có căn cứ và sự phán đoán một cách thiếu trung
thực về các cá nhân. Điều này có thể gây ra sự hiểu lầm, tác động tiêu cực đến danh
dự và uy tín của các cá nhân liên quan.
2. Lạm dụng quyền tự do ngôn luận ảnh hưởng đến truyền thông và xã hội
như nào?
Quyền tự do ngôn luận được thể hiện thông qua nhiều cách thức, tuy nhiên với
một xã hội hiện đại như ngày nay, khi mà các phương tiện truyền thông ra đời để
phục vụ nhu cầu của con người (internet, truyền hình, báo chí,...). Cũng nhờ đó,
chúng ta được tự do chia sẻ, bày tỏ các quan điểm, ý kiến cá nhân trên các nền tảng
xã hội (facebook, instagram,tik tok...).
Việc sử dụng quyền tự do ngôn luận trên các trang truyền thông cũng như “con
dao hai lưỡi”, các cá nhân có thể dễ dàng trao đổi nhằm phát triển bản thân cũng như
góp phần phát triển xã hội chỉ thông qua một chiếc laptop hay điện thoại. Dựa trên
tình hình đó, các thế lực thù địch, phản động, các cá nhân có suy nghĩ chống đối xã
hội đã lợi dụng triệt để không gian mạng thông qua các phương tiện truyền thông để
lôi kéo, kích động, chống phá Đảng và Nhà nước hay xúc phạm danh dự, nhân phẩm,
bôi nhọ các cá nhân khác bằng nhiều cách như: tự do phát ngôn bừa bãi; lợi dụng sự
quan tâm của dư luận trên các nền tảng xã hội để xuyên tạc, chống phá, mạo danh tạo
sự thù địch nhau,...
Tự do ngôn luận là một công cụ quan trọng để thách thức quyền lực và kiểm soát từ
các tổ chức, cơ quan, hay chính phủ. Việc sở hữu được đa dạng ý kiến và thông tin
giúp công chúng có cơ hội tiếp cận các quan điểm đa chiều và tự đưa ra nhận định của
họ, điều này có thể làm giảm sự kiểm soát và kiểm duyệt không cần thiết từ phía
quyền lực.
Tự do ngôn luận có tác động rất lớn đến truyền thông đại chúng. Tự do ngôn
luận cho phép các cá nhân và tổ chức truyền thông phát sóng, xuất bản, và truyền tải
thông điệp mà họ muốn mà không bị kiểm duyệt hoặc kiểm soát quá mức từ phía
chính phủ hoặc các tổ chức cầm quyền khác. Điều này tạo điều kiện cho sự đa dạng ý
kiến và thảo luận trong xã hội.
Cá nhân sử dụng quyền tự do ngôn luận lên truyền thông đại chúng là rất đa
chiều. Tự do ngôn luận thúc đẩy cá nhân đăng tải đa dạng thông tin dưới góc nhìn của
bản thân, cho phép các quan điểm và các luồng ý kiến khác nhau được phát đi. Điều
này giúp tăng cường sự hiểu biết và nhận thức của công chúng về các vấn đề xã hội,
chính trị, và văn hóa… Song tự do ngôn luận là công cụ quan trọng để giám sát và
kiểm soát quyền lực. Truyền thông có thể làm nhiệm vụ của mình trong việc phơi bày
sự tham nhũng, lạm quyền và các hành vi không đạo đức của chính phủ và tổ chức
khác. Mặt khác, tự do ngôn luận giúp tạo ra một môi trường xã hội dân chủ và minh
bạch, nơi mọi người có thể tự do tham gia vào các cuộc thảo luận và quyết định xã
hội. Tuy nhiên, truyền thông tự do có thể tạo ra áp lực lên chính phủ và các tổ chức
khác để thực hiện các biện pháp cải cách và thay đổi xã hội. Vì vậy, để bảo vệ quyền
của cá nhân thì tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của cá nhân. Truyền
thông tự do giúp bảo vệ quyền này bằng cách cho phép mọi người tự do diễn đạt ý
kiến và ý tưởng của mình mà không bị các yếu tố bên ngoài cản trở, kiềm hãm.
Bà Nguyễn Phương Hằng (1971, CEO Công ty CP Đại Nam) là một ví dụ điển
hình cho việc lợi dụng quyền cơ bản của công dân (quyền tự do ngôn luận) khi liên
tục thông qua các nền tảng truyền thông bằng nhiều hình thức như livestream trên tik
tok, facebook,... tự do phát ngôn, xúc phạm, bịa đặt thông tin làm ảnh hưởng đến các
cá nhân không liên quan (Hoài Linh, Trấn Thành, Vy Oanh,...). Sau các phát ngôn của
bà, trên không gian mạng có rất nhiều cá nhân liên tục lan truyền, cắt ghép, đăng tải
những câu nói của bà lên youtube, facebook, tiktok. Việc lợi dụng sức ảnh hưởng của
mình trên mạng xã hội để lăng mạ, vu khống đến các cá nhân và tổ chức khiến cho dư
luận bức xúc trong khoảng thời gian dài.
Việc vô tư sử dụng quyền tự do ngôn luận trên các nền tảng xã hội, truyền thông có
nhiều ưu điểm, nhưng cũng không thể tránh khỏi việc những thông tin sai lệch, tin đồn
và thông điệp không chính xác được đăng tải. Khi không có kiểm duyệt nghiêm ngặt
hoặc kiểm soát từ phía chính phủ, có nguy cơ rằng các thông điệp không chính xác
hoặc gây rối có thể lan truyền mạnh mẽ qua truyền thông đại chúng.
Điển hình về vấn đề gắn mác “tự do ngôn luận” trên ứng dụng facebook có vô
số những tài khoản mạo danh đăng tải các nội dung chống phá đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước. Khi các bài viết này được đăng tải lên và lôi kéo đối với
những người không đủ hiểu biết, sẽ gây nên sự bất ổn trong chính sách xã hội, chống
phá chế độ xã hội chủ nghĩa.“Trong bối cảnh bùng nổ thông tin, các đối tượng
thường xuyên lợi dụng quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng để ra sức đả
kích, xuyên tạc hoạt động của hệ thống chính trị mà trực tiếp nhất là nhắm vào cơ
quan tư pháp và hệ thống pháp luật của Việt Nam” - Theo báo Nhân dân.
Hậu quả khi lạm dụng một cách mất kiểm soát quyền tự do ngôn luận của các cá
nhân dù là vô tình hay cố ý cũng sẽ không tránh khỏi những hậu quả mà chúng ta
không chịu trách nhiệm được. Vấn nạn này ngày càng phổ biến và bị gán mác một
cách bừa bãi trên các nền tảng xã hội. Vào năm 2019, nữ ca sĩ Sulli (Hàn Quốc) đã
qua đời bởi vì áp lực từ những chỉ trích của cộng đồng mạng. Khi các phương tiện
truyền thông phát triển cũng là lúc con người mạnh dạn phê phán, chỉ trích, bài xích,
bôi nhọ danh dự nhân phẩm hay bịa đặt, lan truyền những thông tin sai lệch mà không
phải lộ mặt. Luôn lấy cái vỏ “tự do ngôn luận” để thoải mái “tấn công, bắt nạt, bạo
lực mạng”, đẩy người khác xuống hố sâu để họ không có lối thoát mà phải tự kết liễu
bản thân như nữ ca sĩ Sulli.
3. Tạo không gian mạng “xanh, sạch, đẹp”
Tóm lại, việc tự do ngôn luận trên mạng xã chính là con dao hai lưỡi. Nó vừa
mang lại các giá trị tích cực cũng như các giá trị tiêu cực. Điều này cũng phản ánh
đúng câu nói của cố tổng thống Cộng Hòa Séc Vaclav Havel: “Tự do ngôn luận luôn
tràn đầy nguy hiểm, vì cùng với tự do nói điều Thiện cũng sẽ có tự do nói điều Ác”.
Do vậy, để xây dựng không gian mạng “xanh, sạch và đẹp” thì nên cần có sự tham
gia và phối hợp từ nhiều phía. Đối với mỗi người tiếp nhận thông tin thì việc cần làm
bây giờ đó là mỗi người phải luôn cố gắng học tập, chấp hành các quy định, văn bản
pháp luật của nhà nước về ứng xử trên không gian Internet. Bên cạnh đó, việc xây
dựng ý thức và nhận thức được cũng nên được coi trọng và thực hiện để xây dựng
hành vi ứng xử trên không gian mạng một cách văn hóa và lịch sự. Đối với các tổ
chức, cá nhân làm truyền thông thì việc cần phải làm đó là giáo dục tuyên truyền về
các quy định ứng xử trên không gian mạng trên các phương tiện truyền thông đại
chúng để góp phần nâng cao nhận thức ứng xử cho dư luận. Ngoài ra, việc thực hiện
công tác sàng lọc các nguồn tin về sự kiện hay cá nhân (tổ chức) nào đó cũng nên
được các tổ chức truyền thông coi trọng để có thể đem đến cho dư luận xã hội trên
các phương tiện truyền thông đại chúng các thông tin minh bạch, khách quan và
chính xác. Đối với các tổ chức nhà nước, chính phủ thì việc cần làm là xây dựng các
quy định pháp luật và đưa ra các chế tài xử phạt về các hành vi ứng xử trên không
gian mạng nhằm điều chỉnh hành vi tự do ngôn luận văn hóa và phù hợp trên không
gian mạng xã hội. Chính sự thực hiện và phối hợp từ các phía góp phần giúp cho việc
thực hiện mục tiêu xây dựng không gian mạng “xanh, sạch và đẹp” sẽ trở nên thiết
thực hơn.
Tuy vậy vẫn có những thách thức chính là việc các công ty mạng xã hội không
trực tiếp chịu sự điều chỉnh của luật nhân quyền quốc tế, dẫn đến tình trạng vi phạm
nhân quyền mà các nhà nước thường không kiểm soát được. Như bài viết: “Những
thách thức đối với việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội” của Vũ Minh
Châu và Vũ Công Giao cũng đưa ra các ví dụ cụ thể để thể hiện rõ các thách thức này

You might also like