You are on page 1of 8

Câu hỏi Đồ Án Lạnh

BẢN VẼ

Thiết bị nào được bọc cách nhiệt? Vì sao?


BTL bọc cách nhiệt trừ ống thủy tối vì nếu không bọc lỏng trong bình nhận
nhiệt từ môi trường hóa hơi làm giảm năng suất lạnh.
BTG bọc cách nhiệt trừ ống thủy tối BTG làm mát hơi nén trung áp nhờ nhả
nhiệt cho lỏng tiết lưu, không bọc thì lỏng tiết lưu nhận nhiệt từ môi trường.
TB tách khí không ngưng không bọc cách nhiệt vì hiệu suất (số lần sử dụng)
nhỏ.

MÁY NÉN

1. Cấp đông chọn 2 cấp, trữ đông 1 cấp, so sánh?


Do cấp đông có tỷ số nén >12, yêu cầu tốc độ làm lạnh nhanh để sản phẩm
lạnh đạt yêu cầu. Dùng máy nén 2 cấp có ưu điểm tăng thể tích khí hút mới,
giảm công nén và nhiệt độ cuối tầm nén nhờ làm mát trung gian giữa 2 cấp nén.
Nhưng cồng kềnh, phức tạp, đắt tiền.
2. Cấp đông chọn 1 máy nén, trữ đông 2 máy nén?
Nhiều máy nén khả năng dự phòng cao hơn.
Nếu chọn 2 phòng trữ đông mà chỉ chọn 1 máy nén thì khả năng dự phòng
mất vì 1 máy nén hỏng thì cả 2 phòng không hoạt động.
Nên đã chọn nhiều phòng lạnh thì phải chọn nhiều máy nén, tuy nhiên trên
thực tế có trường hợp 1 máy nén chạy cho nhiều phòng vì phòng lạnh nhỏ
không chọn được máy nén quá nhỏ.
3. Đường nước làm mát vào dưới ra trên?
Để nước bao phủ bề mặt trao đổi nhiệt.
4. Đường hơi nén cao áp có van 1 chiều, đường trung áp không có van 1
chiều?
Vì hơi nén trung áp có áp suất khoảng 2 - 3at mà cacte máy nén làm việc ở
5at và thử bền ở 10at nên lỡ có sự cố, hơi nén trung áp có tràn về máy nén
cũng không nguy hiểm.
5. Đường hơi hút đi riêng đường hơi nén đi chung?
Vì nhiệt độ bay hơi từng phòng khác nhau nên áp suất hút khác nhau không
thể đi chung; cùng 1 môi trường làm mát là nước nên cùng nhiệt độ ngưng tụ
(áp suất ngưng tụ) nên đi chung.
6. Đường hơi nén nối phía trên ống góp?
Để lỏng trong ống góp không chảy ngược về máy nén khi dừng máy.
7. Đường hơi nén nghiêng 1% về ngưng tụ; đường hơi hút nghiêng 1% về
bay hơi?
Để hơi nhận nhiệt từ môi trường ngưng thành lỏng chảy về TB ngưng tụ và
bình tách lỏng.

Có làm thì mới có ăn 1


Câu hỏi Đồ Án Lạnh

BÌNH TÁCH DẦU


1. R22 chọn kiểu khô, NH3 chọn kiểu ướt?
Vì NH3 không hòa tan dầu bôi trơn nên cần phải dùng kiểu ướt để tăng hiệu
quả tách dầu.
Nhưng hiệu quả tách dầu của bình nào cũng không thể đạt 100% nên vẫn sẽ
có dầu đi theo môi chất đến các thiết bị khác vì vậy sẽ có bình gom dầu dùng
chung trong hệ thống để gom dầu từ nhiều thiết bị khác về.
Còn R22 hòa tan dầu bôi trơn nên dù dầu không được tách ra tại bình tách
dầu thì cũng bị hòa tan và cuốn theo hơi môi chất nên giảm được hiện tượng
bám bẩn tại các thiết bị khác, vì vậy chỉ cần dùng bình tách dầu kiểu khô là đủ.
Do tính chất hòa tan dầu nên để tránh tình trạng thiếu dầu cho máy nén, dầu
tách ra cần đưa trở lại ngay máy nén nên dùng bình tách dầu kiểu khô sẽ thích
hợp hơn.
2. Không có van chặn 2 đầu BTD?
Do BTD thường được đặt ở trên cao nơi khó thấy, khó kiểm tra nên nếu lắp
van chặn mà lỡ có ai khóa van lại thì sẽ rất nguy hiểm khi vận hành do tăng áp
suất đầu đẩy gây nổ đường ống.
THIẾT BỊ NGƯNG TỤ
Chọn kiểu thiết bị?
Có 4 loại TBNT
1. Ống chùm nằm ngang
2. Kiểu tưới
3. Kiểu bay hơi
4. Làm mát bằng không khí
Làm mát bằng không khí chỉ dùng cho nơi khó khăn về nguồn nước (dẫn
nước giải nhiệt phức tạp) nên không chọn.
Giữa kiểu tưới và kiểu bay hơi nếu ở nông thôn thì chọn kiểu tưới do có mặt
bằng, còn thành phố chọn kiểu bay hơi do không khắc khe vị trí lắp đặt.
Kiểu bay hơi gọn hơn, rẻ tiền hơn kiểu ống chùm nhưng nhược điểm không
gian xung quanh thiết bị ẩm ướt. Giả sử điều kiện không gian xung quanh
TBNT không được ẩm ướt thì không chọn kiểu bay hơi.
=> Chọn kiểu ống chùm.
Mặt khác nếu máy nén giải nhiệt bằng nước (do nhiệt độ cuối tầm nén cao) thì
cần tháp giải nhiệt, chọn kiểu ống chùm để dùng chung tháp giải nhiệt.

BÌNH CHỨA CAO ÁP


1. Đường cân bằng ở hệ thống NH3 đi riêng với đường tách khí không
ngưng?
Do không khí nặng hơn hơi NH3 nên đường xả khí không ngưng cần cắm
xuống 2/3 bình (dưới mức lỏng cao áp), xẻ rãnh để xả khí không ngưng hiệu
quả; khi cắm xuống dưới ở phần lỏng cao áp thì có trở lực lớn nên không thể
làm đường cân bằng (đường cân bằng cần không có trở lực để cân bằng áp suất
của BCCA và TBNT).
2. So sánh cấp lỏng tập trung và phân tán?
Cấp lỏng tập trung tốn kém đường ống chi phí còn phân tán thì rẻ.
Chọn tập trung vì khi sự cố có thể vừa cô lập vừa theo dõi được máy móc.

Có làm thì mới có ăn 2


Câu hỏi Đồ Án Lạnh

BÌNH TRUNG GIAN

1. Giải thích cụm van trước BTG?


Gồm van tiết lưu (VTL) tay – van điện từ (VĐT) – phin lọc bẩn – van chặn
và đường by pass.
Không dùng van tiết lưu tự động vì trong BTG không có hơi quá nhiệt để
lấy tín hiệu tqn.
Van điện từ lấy tín hiệu từ van phao để khống chế mức lỏng trong bình bằng
cách điều chỉnh lượng lỏng cấp cho van tiết lưu.
Phin lọc để lọc bẩn cho van điện từ.
Van chặn để cô lập (VTL cũng là van chặn nhỏ).
2. Lỗ cân bằng?
Để lỏng trong BTG không chảy về MN hạ áp khi máy nén dừng
3. Mức lỏng trong bình?
Cao hơn ống trao đổi nhiệt và thấp hơn nón chắn để hơi nén trung áp trao
đổi nhiệt với lỏng và không làm mất tác dụng của nón tách lỏng.
4. Đường vào hơi nén trung áp bịt đầu ra và khoét lỗ xung quanh thân ống
phần ngập trong lỏng?
Để chia nhỏ dòng hơi tăng cường hiệu quả làm mát
5. Đường lỏng tiết lưu vào bình nghiêng 45o?
Để giảm trở lực 1 2 3

6. Trạng thái môi chất trong bình?


1. Hơi nén trung áp (quá nhiệt)
2. Lỏng sôi trung áp 4
3. Lỏng sôi cao áp
4. Hơi hút trung áp (bão hòa khô)
5. Lỏng chưa sôi cao áp
7. Lỏng sôi cao áp
6. Lỏng sôi trung áp

Có làm thì mới có ăn 3


Câu hỏi Đồ Án Lạnh

THIẾT BỊ BAY HƠI & BÌNH TÁCH LỎNG

1. Chọn kiểu TBBH?


Có 4 loại TBBH
1. Ống chùm nằm ngang kiểu ngập
2. Ống chùm không ngập
3. Dàn bay hơi NH3
4. Dàn bay hơi R22
Vì chỉ có kiểu dàn mới làm làm lạnh được chất khi nên chọn kiểu dàn.
2. Chọn kiểu BTL?
Phòng cấp đông cần làm lạnh nhanh nên dàn BH hoạt động hết công suất
nên phải khống chế chiều cao tối ưu của mức lỏng trong dàn nên dùng BTL
kiểu ướt để khống chế mức lỏng trong bình (bình thông nhau).
Phòng trữ đông phụ tải ít không cần khống chế mức lỏng trong dàn BH nên
dùng BTL kiểu khô.
3. Khi nào dùng VTL tự động cân bằng ngoài?
Dùng VTL tự động cân bằng ngoài đối với dàn BH có trở lực lớn (>0,3
kg/cm2)
Vì áp suất hơi ra khỏi dàn bay hơi Po’ giảm nhiều (tương ứng to’ giảm nhiều)
nên để đảm bảo giá trị nhiệt độ quá nhiệt (tqn = to’ + Δ tqn) tác động vào bầu
cảm biến thì Δ tqn phải tăng lên để bù lượng giảm đó.
Muốn vậy dàn BH tốn thêm diện tích truyền nhiệt để đảm bảo độ tăng Δ tqn
này (cồng kềnh, tốn kém) hoặc dùng VTL tự động cân bằng ngoài.
4. Tín hiệu của van điện từ?
Trữ đông NH3 và R22 là tín hiệu của rơ le nhiệt độ.
Cấp đông NH3 là tín hiệu của van phao khống chế mức lỏng trong BTL.
Cấp đông R22 là tín hiệu của MN.
5. Đường xả lỏng từ BTL kiểu ướt về dàn BH của cấp đông không có van
chặn?
Vì BTL kiểu ướt và dàn BH cấp đông xem như 1 thiết bị (bình thông nhau).
6. Quạt BH là quạt?
Quạt hút tránh ẩm từ sản phẩm về gây hỏng động cơ quạt.
7. Đoạn cong chữ U ở đường xả nước dàn BH ?
Tạo cột nước không cho không khí nóng đi vào

Có làm thì mới có ăn 4


Câu hỏi Đồ Án Lạnh

THÁP GIẢI NHIỆT

1. Van 1 chiều trước bơm?


Để khi 1 bơm hoạt động, thì nước sẽ không chảy ngược về bơm còn lại.
Nếu dùng van chặn khi mở van thì nước sẽ tuần hoàn ngược, nếu đóng van
thì lỡ bật nhầm bơm gây hỏng bơm => dùng van 1 chiều
2. Kim áp kế không có ống xi phông?
Vì ở đó môi chất là nước (không chịu nén) nên sẽ không làm rung kim áp
kế, không cần ống xi phông ở áp kế.

3. Khi bơm tan băng hoạt động thì thao tác đóng mở các van cụm bơm?
Khi chạy bình thường:
1 2 3 4 5 6 7 mở,
8 9 đóng để nước không tuần
hoàn ngược,
10 11 mở.
Nếu 2 bơm nước giải nhiệt
hỏng, bơm tan băng dùng làm
bơm giải nhiệt:
1 2 5 mở,
3 4 6 7 đóng để sửa chửa,
10 11 đóng,
8 9 mở.

4. Đường nước làm mát MN và TBNT đi chung ở đầu vào, đi riêng ở đầu ra?
Nguyên tắc của dòng nước là nó sẽ chạy theo đường nào ít trở lực nhất, do
đó nếu đi chung thì 1 trong 2 thiết bị không có nước giải nhiệt.
Đi chung thì giống như cùng 1 điểm đầu, cùng 1 điểm đích, lúc đó nước
chảy đường ít trở lực nhất. Nếu nước về 2 đường thì nó sẽ có nước chảy qua
như nhau.

Có làm thì mới có ăn 5


Câu hỏi Đồ Án Lạnh

THUYẾT MINH

CHƯƠNG 1
1. Mục đích của cấp đông, trữ đông?
Khi sản phẩm ở nhiệt độ cao thì dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây hư hỏng. Làm
lạnh giúp bảo quản sản phẩm bằng cách làm chậm sự phát triển và sinh sôi của
vi sinh vật cũng như các phản ứng của enzym gây thối rữa sản phẩm.
Mục đích của quá trình cấp đông là hạ nhiệt độ sản phẩm xuống thấp. Vì
vậy làm chậm lại sự hư hỏng và sản phẩm được rã đông sau thời gian bảo quản
lạnh đông hầu như không bị thay đổi tính chất ban đầu của nguyên liệu tươi.
2. Các kiểu lạnh cấp đông và ứng dụng?
+ Hầm đông:
Hầm đông là thiết bị cấp đông thực phẩm như: thịt, thủy sản, rau, quả. Cấp
đông được thực hiện theo từng mẻ.
Thực phẩm được cấp đông bằng gió lạnh thổi trực tiếp qua sản phẩm.
+ Tủ cấp đông:
Tủ cấp đông gió được sử dụng chủ yếu để cấp đông các sản phẩm đông rời với
khối lượng nhỏ. Tủ cấp đông gió sử dụng phương pháp cấp bông bằng gió lạnh
cưỡng bức tương tự với kho lạnh cấp đông gió.
Tủ cấp đông tiếp xúc thường được sử dụng cho các mặt hàng dạng block. Khối
lượng trung bình của block vào khoảng 2kg.

+ IQF:
Hệ thống lạnh IQF sử dụng môi chất NH3 với nhiều kiểu băng chuyền cấp đông
và sử dụng phương pháp cấp dịch dàn lạnh bằng bơm.
Đi kèm với băng chuyền cấp đông là băng chuyền tái đông. Người ta dùng nước
để xả băng dàn lạnh của băng chuyền cấp đông và tái đông. Tiếp theo đó, để làm
khô băng chuyền, người ta sử dụng khí nén.

CHƯƠNG 2
3. Nguyên tắc tính kích thước phòng lạnh?
E
Xác định thể tích chất tải VCT =
gV
Xác định chiều cao trong phòng h tr
=> Diện tích chất tải F=V/h
FCT
=> Diện tích phòng=Diện tích chất tải/hệ số sử dụng diện tích Fn =
βF
4. Tại sao chọn 1, 2, n phòng?
Phụ thuộc công suất thu mua.
Dùng 1 phòng có ưu điểm là tiết kiệm chi phí, nhưng khi hư hỏng thì hệ
thống ngừng hoạt động.
Còn dùng 2 phòng thì khắc phục được nhưng chi phí cao. (dự phòng)
5. Yêu cầu bố trí?
Hạn chế tổn thất lạnh ra môi trường.

Có làm thì mới có ăn 6


Câu hỏi Đồ Án Lạnh

Dây chuyền công nghệ: sản phẩm không đi chồng chéo.


Có thể mở rộng khi tăng công suất.
CHƯƠNG 3
6. Nguyên tắc tính chiều dày lớp cách nhiệt?
Chiều dày lớp cách nhiệt của các tường được chọn bằng nhau và được tính
cho bề mặt khắc nghiệt nhất.
Dựa vào hệ số truyền nhiệt k
-1
éæ 1 δ δ 1 öù
k !ư = êç +å i + CN + ÷ú
êëçè α ng λi λ CN α tr ÷ø úû
7. Tường ngăn giữa 2 phòng lạnh có cách nhiệt?
Tường ngăn giữa 02 phòng lạnh có nhiệt độ bằng nhau cũng phải được cách
nhiệt như tường bao (vì có trường hợp 01 phòng không làm việc).

CHƯƠNG 4
8. Tổn thất của phòng lạnh và cách tính công suất máy nén?
Tổng các tổn thất nhiệt của 01 phòng lạnh bao gồm:
Q0 = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5
Trong đó:
+ Q1 : Tổn thất lạnh qua kết cấu bao che. Q1 = Qdl + Qbx = Qdl
Phòng lạnh thường đặt trong nhà xưởng, Q bx = 0
+ Q2 : Tổn thất lạnh do làm lạnh sản phẩm và bao bì.
+ Q3 : Tổn thất lạnh do thông gió phòng lạnh. Tổn thất này chỉ có đối với các
phòng lạnh có phát sinh ra các chất độc hại hoặc mùi hôi thối. Q3 = 0
+ Q4 : Tổn thất lạnh qua do vận hành phòng lạnh.
+ Q5 : Tổn thất lạnh do sản phẩm “thở”. Tổn thất này chỉ có đối với các phòng
lạnh bảo quản rau, hoa, quả. Q5 = 0
Vậy tổng các tổn thất nhiệt của 01 phòng lạnh sản phẩm thịt bao gồm:
Q0 = Q1dl + Q2 + Q4
CHƯƠNG 5
9. Vì sao chọn NH3 hoặc R22?
Kho cấp đông công suất lớn nên chọn NH3 vì có năng suất lạnh riêng lớn.
Điều kiện con người: có tay nghề, xử lý lập tức được các vấn đề rò rỉ môi
chất vì NH3 khi rò rỉ gây hỏng sản phẩm lạnh.
10. Chu trình tách lỏng hay hồi nhiệt?
Chỉ ở hệ thống lạnh R22 người ta mới dùng thiết bị hồi nhiệt để quá nhiệt
hơi hút về máy nén, thực tế thì hiệu quả làm lạnh (hệ số làm lạnh) ở đây lớn
hơn một chút so với trường hợp dùng BTL.
Đối với hệ thống lạnh NH3 thì không dùng thiết bị hồi nhiệt (để tránh hiện
tượng cháy dầu bôi trơn) mà chỉ dùng BTL (để tách ẩm ra khỏi luồng hơi môi
chất, biến hơi bão hòa ẩm thành hơi bão hòa khô). Tuy nhiên hơi hút vào máy
nén thường cũng là hơi quá nhiệt do tổn thất lạnh của hơi trên đường ống dẫn
về máy nén.

Có làm thì mới có ăn 7


Câu hỏi Đồ Án Lạnh

11. Trữ đông chọn MN 1 cấp, cấp đông chọn MN 2 cấp? So sánh?
12. Tại sao chọn 1 hoặc nhiều MN? Cách tính chọn MN?
Chọn theo Q0 tính ở chương 4, nếu không trùng chế độ (tk, t0) với catalogue
thì phải quy đổi sang chế độ trong catalogue.
13. Cách tính chọn động cơ MN?
Công cấp cho máy nén L
L
Công suất điện tiêu thụ thực tế của mỗi máy nén: Nel =
η
Trong đó η = 0,87 là tổn thất năng lượng trong máy nén
Công suất điện động cơ lắp đặt Ndc = (1, 2 ÷ 2)Nel
Chọn 1,2 với lưới điện ổn định

CHƯƠNG 6
14. Phân tích vì sao chọn thiết bị kiểu này? (NT, BH, BTD, BTL)?
15. Đặc điểm cấu tạo của thiết bị?
16. Mục đích, nguyên lý làm việc của thiết bị?
17. Nguyên tắc tính chọn thiết bị?

Có làm thì mới có ăn 8

You might also like