You are on page 1of 55

Mass transfer LDDT – TYB

Mass Transfer
LDDT – TYB

Page | 1
Lời nói đầu
Tập tài liệu truyền khối này được soạn ra nhằm giúp cho việc ôn thi cuối kì. Trong phần bài soạn
này có một số nội dung mang tính chuyên sâu và có thể sẽ không có ra thi. Ngoài ra, có thể còn một số
nội dung có thể ra thi mà chưa được đề cập trong tài liệu này. Vì thế tập tài liệu này chỉ mang tính chất
tham khảo cho kì thi cuối kì, các bạn nên đọc thêm sách để nắm rõ hơn về các quá trình cũng như thiết bị.

Trong bộ tại liệu ôn này gồm ba phần trong bốn nội dung ôn thi cuối kì đó là, Chưng Cất, Trích
Ly, Sấy. Còn nội dung Hấp Thụ không được đề cập tới do trong nó đã được đề cập tới trong nội dung ôn
thi giữa kì được biên soạn của cùng nhóm tác giả. Nên mong các bạn tham khảo thêm phần Hấp Thụ ở
trong sách. Ngoài ra ở phần Chưng Cất và Sấy , phần bài tập cũng được đưa ra hướng giải cũng như
những điều cần lưu ý.

Tuy nhiên trong quá trình chuẩn bị cũng không thể nào tránh khỏi thiếu sót, mong các bạn đóng
góp cho chúng mình để hoàn thiện bộ tài liệu hơn.

Chúc các bạn có một kỳ thi cuối kì như ý.

Xin cảm ơn!

Nhóm tác giả


Tài liệu tham khảo
[1] Vũ Bá Minh, “Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học và thưc phẩm, tập 3: Truyền khối”, Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2018.
[2] Trịnh Văn Dũng, “ Tóm tắt bài giảng các quá trình và thiết bị truyền khối”, TpHCM, 2003.
[3] Trịnh Văn Dũng, “Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học và thực phẩm: Bài tập truyền khối”, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2012.
[4] Warren L. McCabe, “ Unit operatión of Chemical Engineering, fifth edition”, 1993.
Mass transfer LDDT – TYB

Chưng cất
1. Chưng là gì? Cho ví dụ? Chưng được dùng khi nào?

- Chưng là quá trình tách hỗn hợp lỏng thành các cấu tử riêng biệt bằng cách đun sôi hỗn hợp, tách
hơi tạo thành ngưng tụ.
- Cơ sở của quá trình chưng là dựa vào độ bay hơi khác nhau của các cấu tử trong hỗn hợp- Ở cùng
một nhiệt độ thì cấu tử nào có áp suất hơi lớn hơn sẽ dễ bay hơi hơn; hay ở cùng một áp suất cấu
tử nào có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ dễ bay hơi hơn.
# Quá trình chưng khác quá trình cô đặc ở điểm: Quá trình chưng gồm cả hai cấu tử - dung môi và chất tan
– đều bay hơi. Còn trong quá trình cô đặc chỉ có mỗi dung môi bay hơi.
Phân loại

 Theo áp suất: (Áp suất thường, áp suất thấp, áp suất cao)


- Áp suất thường: Hay được sử dùng vì đơn giản – chưng rượu, axit, dầu mỏ
- Áp suất thấp: Dùng cho các hỗn hợp dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như tinh dầu vitamin; hoặc có
nhiệt độ sôi quá cao như cặn mazut của dầu mỏ…
- Áp suất cao được tiến hành khi hỗn hợp không hóa lỏng ở nhiệt độ thường: Sản xuất O2 và N2 từ
không khí
 Theo tính phức tạp
- Chưng đơn giản ( chưng một bậc, chưng lôi cuốn theo hơi nước, chưng phân tử…)
- Chưng phức tạp ( chưng nhiều bậc)

2. Chưng luyện là gì ? Tại sao phải có dòng hoàn lưu trong quá trình chưng luyên ?
Chưng luyện là quá trình phân tách hỗn hợp lỏng xảy ra ở nhiều bậc lặp lại quá trình bay hơi và ngưng tụ
riêng phần các hỗn hợp được phân tách trên bề mặt tiếp xúc pha. (Thực hiện lặp lại chưng đơn giản nhiều
lần và có cải tiến)
Dòng hoàn lưu là dòng sản phẩm đỉnh không được lấy ra ngoài mà được hoàn lưu ngược lại trong tháp
tránh trường hợp mâm hoặc nồi bị khô do mất cân bằng vật chất.
3. Sơ đồ chưng luyện và cách khắc phục ưu nhược điểm ?
 Chưng đơn giản
Sơ đồ nguyên lý chưng đơn giản

1- Đun sôi đấy tháp


2- Ngưng tụ
3- Thùng chứa

Figure 1: Chưng đơn


giản
Mass transfer LDDT – TYB
Page |4

Figure 1: Chưng đơn


giản
Mass transfer LDDT – TYB

- Hỗn hơp lỏng được cho vào nồi đun 1, đun bốc hơi, hơi bay lên được ngưng tụ trong thiết bị ngưng
tụ, sản phẩm đỉnh có nồng độ cấu tử dễ bay hơi cao hơn. Nồng độ cấu tử dễ bay hơi ở chất lỏng
còn lại giảm dần nên thành phần của hơi bay lên cũng giảm dần. Chưng đến khi đạt nồng độ yêu
cầu thì dừng lại, nên thường được tiến hành gián đoạn, cũng có thể tiên hành liên tục ( khi đó
nồng độ sản phẩm đỉnh xD không đổi).
Ứng dụng: Chưng đơn giản được dùng để tách 2 cấu tử có nhiệt độ sôi khá xa nhau, khi độ sạch của sản
phẩm không cần cao lắm, và được dùng chủ yếu để tách sơ bộ các hỗn hợp nhiều cấu tử. Dùng cho các
trường hợp yêu cầu năng suất nhỏ.
Ưu điểm: Chưng đởn giản dễ thực hiện, đơn giản, công nghệ linh động, vốn đầu tư thấp
Nhược điểm: Nồng độ chất tách được thấp, Hiệu suất không cao, năng suất không lớn, sản phẩm không
đều, tốn năng lượng, tốn nhiều thời gian và công suất, khó cơ giới hóa, tự động hóa.
Để tăng nồng độ sản phẩm đỉnh người ta có thể tiến hành chưng đơn giản có hồi lưu nhờ thiết bị ngưng
tụ hồi lưu được gắn ở đầu thiết bị

1- Đun sôi đấy tháp


2- Ngưng tụ
3- Thùng chứa
4- Ngưng tụ hồi lưu

Figure 2: Chưng đơn giản có thiết bị hồi lưu.

Page | 5
 Chưng nhiều lần
Cải tiến: Có thiết bị ngưng tụ ở mỗi thiết bị
- Chưng đơn giản không cho phép thu được sản phẩm có độ tinh khiết cao. Để thu được sản phẩm
có độ tinh khiết cao ta cho hỗn hợp đầu vào nồi chưng thứ nhất, hơi bay lên được ngưng tụ (hơi
có nồng độ cao hơn) cho vào nồi chưng thứ hai và cứ tiếp tục như vậy tiến hành chưng nhiều nồi.
- Ưu Điểm Ta thu được các sản phẩm ngưng tụ có độ tinh khiết càng cao
- Nhược điểm: Tốn thiết bị, tốn hơi, tốn nước, sinh ra nhiều sản phẩm trung gian ( mỗi nồi cho ra

một sản phâm chung gian), dễ bị mât cân bằng vật chất, bị khô mâm.
Cải tiến: Lược bỏ thiết bị ngưng tụ, dùng hơi nồi trước đun cho nồi sau

- Để tiết kiệm lượng nước và tiết kiệm lượng hơi ta cho hơi ở nồi trước sục thẳng vào dung dịch ở
nồi sau. Trong đó ta dùng hơi của nồi trước để đun nóng dung địch của nồi sau và dùng dung dịch
ở nồi sau để ngưng tụ hơi ở nồi trước. => Ta chỉ dùng hơi đốt ở nồi đầu tiên. Ngoài ra để giảm đi
lượng sản phâm trung gian ta cho sản phẩm đáy của nồi sau trở về nồi trước thì ta cũng thu được
hai sản phẩm: sản phẩm đỉnh có nồng độ cấu tử bay hơi cao và sản phẩm đáy có nồng độ cấu tử
khó bay hơi.
- Ưu điểm: Giảm được sản phẩm trung gian trong quá trình, tiết kiệm được lượng hơi đốt phải
dùng, cũng như tiết kiệm được lượng nước dùng để ngưng tụ.
- Nhược điểm: Nồi cuối cùng sẽ dễ dàng bị khô do, chỉ có một dòng hơi đi vào tuy nhiên lại có hai
dòng đi ra là một dòng lỏng và một dòng hơi. Ngoài ra việc sử dụng nhiều nồi làm tốn thiết bị và
diện tích.
Cải tiến: Thêm dòng hồi lưu tránh khô mâm.
- Để tránh hiện tương khô nồi cuối, lượng lỏng ngưng tụ ở nồi cuối cùng chỉ được lấy ra làm sản
phẩm một phần, phần còn lại cho quay trở lại gọi là hôi lưu.
- Ưu điểm: Tiết kiệm được lương hơi, lượng nước, tránh được hiện tượng khô mâm.
- Nhược điểm: Tốn diện tích tốn thiết bị.
Cải tiến: Tiết kiệm diện tích và nguyên vật liệu, tạo thành các tháp.

- Để tiết kiệm nguyên vật liệu người ta thường thiết kế các nồi chồng lên nhau từ đó ta thu được
một tháp gọi là tháp chưng luyện

- Ưu điệm: Tiết kiệm được lượng hơi, lượng nước, tránh được hiện tương khô mâm, tiết kiệm diện
tích, làm việc liên tục có khả năng cơ giới hóa tự động hóa, năng suất, hiệu suất cao, sản phẩm
đều…
- Nhược điểm: Thiết bị đắt tiền, khó chế tạo.
4. Sơ đồ thiết bị tháp chưng luyện:
 Tháp chưng luyện gồm hai phần:

- Từ vị trí nhập liệu lên đỉnh là xảy ra quá trình nhằm làm tăng nồng độ cảu cấu tử dể bay hơi hơi
còn gọi là đoạn cất.
- Đoạn từ vị trí nhập liệu xuống đáy và làm tăng nồng độ của cấu tử khó bay hơi gọi là đoạn chưng.
- Vị trí cho nguyên liệu vào tháp gọi là vị trí nhập liệu.
Ngoài ra cụ thể hơn, ngoài việc sử dụng tháp đĩa, người ta còn sử dụng tháp đệm trong quá trình chưng cất.
Các thiết bị phụ trợ:
- Nồi đun đáy tháp: để tạo dòng hơi đi lên trong tháp, cấp năng lượng cho dòng bay hơi.
- Thiết bị ngưng tụ hồi lưu: Để tạo dòng hồi lưu tránh hiện tượng khô cạn và thu sản phẩm đỉnh.
- Bơm: Tạo động lựu cho nhập liệu vào tháp.
- Thiết bị đun nóng dung dịch đầu, thiết bị làm lạnh sản phẩm
- Thùng và bể chứa
# Thùng cao vị trong hệ thống có ống chảy tràng nhằm duy trì mực nước trong thùng, nhằm cho mục địch
cho bơm hoạt động với lưu lượng ổn định.
# Thiết bị ngưng tụ hồi lưu có thể dùng thiết bị nhưng tụ bazomet tuy nhiên nó chỉ được sử dụng khi sản
phẩm đỉnh là nước ví dụ hệ ( H2O – CH3COOH)

# Nến lắp lưu lượng kế trước thiết bị trao đổi nhiệt vì khi lỏng sôi sẽ xuất hiện bọt => Phao đo trong lưu
lượng kế bị làm cho dao động và từ đó kết quả không chính xác.
# Ở nồi dùn, có thể thực hiện đun trược tiếp bằng cách sục thẳng hơi nước vào đấy tuy nhiên nó chỉ được
áp dụng khi sản phẩm đấy là nước.
# Trong hệ thống tháo sản phẩm đáy, luôn có van dự phòng để tranh trường hợp van bị kẹt
# Dòng hồi lưu về tháp phải nằm trên mâm trên cùng, dòng khí quay ngược lại tháp phải được cho vào
dưới mâm cuối cùng.

1. Lớp đệm
2. Bộ phân phân phối lại chất lỏng
3. Lươi đỏ đệm
4. Vỏ thiết bị
5. Bộ phân đun sôi đấy tháp
6. Thiết bị ngưng tụ hoàn lưu
7. Bộ phân phân phối lại chất lỏng

Figure 4. Tháp đĩa


Figure 4. Chưng cất bằng tháp đệm
 Sơ đồ toàn bộ hệ thống thiết bị chưng cất liên tục.
1. Thùng chứa nguyên liệu
2. Bơm nguyên liệu

3. Thùng cao vị

4. Thùng chứa sp đáy

5. Tb trao đổi nhiệt (ống chùm, 1 chất đi trong ống 1 chất đi ngoài)

6. Lưu lượng kế

7. Tháp chưng cất

8. Tb ntu hồi lưu ( Nước đi trong ống từ dưới lên, hơi đi ngoài ống từ trên xuống)

9. 12. Thiết bị làm nguội sp đỉnh ( dd đi ngoài ống, nước đi trong ống)

10. 13. Bình chứa sp đỉnh

11. 9. Tb đun sôi đáy tháp


12. 10. Tháo nước ngưng
13. 11. Tb xả khí ko ngưng
Nguyên liệu chứa trong bình chứa số 1 được bơm số 2 bơm lên thùng cao vị số 3, sau đó đi qua
tb TDn số 5 đun nóng lên và đi vào tháp chưng cất số 7 qua lưu lượng kế số 6. Từ tháp tách ra 2
phần,
+ Phần hơi đi lên chứa nđ cấu tử dễ bay hơi cao hơn, được ntu ở tb ntu hồi lưu 8, rồi tách ra 2
phần, 1 phần hồi lưu lại tháp số 7, 1 phầntách ra làm sp đỉnh khi đi qua tb làm nguội số 12 và
được chứa ở thùng chứa số 13. Phần khí ko ngưng ở tb ntu hồi lưu đc tách bằng bộ phận tách khí 11
+ Dòng lỏng xuống đáy tách làm 2 phần:
* 1 phần tách ra làm sp đáy đi qua tbtdn số 5 làm nguội xuống và được chứa ở bình
chứa số 4.
* Dòng lỏng tuần hoàn lại tháp đi qua tb đun sôi số 9, nó cấp hơi nước vào, sôi bốc hơi
đi lên. Còn hơi nước ngưng ntu ở tb số 9 được tách ra bằng bộ tháo nước ngưng số 10

Mô tả:
- Thiết bị trao đổi nhiệt số 5 được dùng để tận dụng nhiệt của sản phẩm đáy nhằm gia nhiệt cho
dùng nhập liệu.
- Dòng lỏng đi vào các thiết bị trao đổi nhiệt đặc biệt là thiết bị ngưng tụ, dòng lỏng đi từ dưới lên
để đẩy hết khí ra ngoài, trong khi đó dòng hơi được cho đi từ trên xuống.
- Dòng sản phẩm đấy được chia làm hai dòng:
+ 1 phần đi qua thiết bị trao đổi nhiệt số 5 để dun nóng nguyên liệu.
+ 1 phần đi qua thiết bị đun sôi 9 để được đun sôi tạo hơi quay trở về tháp, dòng hơi đun được dùng ở thiết
bị trao đổi nhiệt 9 được cho đi ở bên ngoài từ trên xuống. Dòng lòng có thể đi vào tháp rồi
mới hóa hơi hoặc hóa hơi ở trong TBTDN luôn, vì thế nồi đun cũng được xem là một đĩa lý thuyết. Ngoài
ra với các sản phẩm đấy là nước ta có thể dùng hơi nước sục trực tiếp vào đấy để đun sôi.
- Dòng sản phẩm đỉnh cũng được chia làm hai dòng:
+ Một dòng được tháo ra làm sản phẩm đỉnh
+ Một dòng được cho hồi lưu quay ngược trở lại tháp để tránh hiện tượng tháp bị khô mâm.
+ Thiết bị ngưng tụ ở đỉnh thường được dùng là thiết bị trao đổi nhiệt có bề mặt trao đổi nhiệt ( quá trình
ngưng tụ không có xảy ra sự tiếp xúc của hai pha). Tuy nhiên, có thể thay thiết bị ngưng tụ trên bằng
thiết bị ngưng tụ bazomet nếu sản phẩm đỉnh là nước ( Ví dụ chưng cất acetic acid và nước)
THAM KHẢO SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ KHÁC (Tháp đĩa)

SO SÁNH 2 SƠ ĐỒ:
Giống:
Đều có tháp chưng cất, thùng chứa chứa nguyên liệu, sản phẩm, tb TĐN, bơm để
vận chuyển chất lỏng
Khác:
Dòng nguyên liệu đi vào sơ đồ tháp 1 được đun nóng bằng nhiệt của sp đáy tách
ra. (tận dụng được nhiệt và đỡ tốn thiết bị), dùng 1 tb TĐN, dùng cả hơi nước để đun và
nước để làm nguội, nhưng ko đun sôi được nhập liệu. 4 cái thùng, 4 tb Truyền nhiệt. ( ko
may mất điện, có cái thùng ở trên, dung dịch trong thùng vẫn còn và chạy xuống làm
việc, đến lúc có điện lại bơm lên
(p/s: tb đun sôi bỏ được nhưng ko bỏ tb ntu hồi lưu được, cả đoạn trên khô ko hoạt động
được)
Còn sơ đồ 2 dòng nguyên liệu đi vào tháp được đun nóng bằng tác nhân bên ngoài, cụ
thể là dùng hơi nước bão hòa, dùng 2 tb TĐN, nhưng đun sôi được nhập liệu. 3 cái
thùng, 5 tb truyền nhiệt ( mất điện là ngừng làm việc)
P/s: Chọn p.á đơn giản để làm. Tb TN có cái đặt nằm đứng cái nằm ngang. Khi nào? Về
mặt TN nằm nào tốt hơn? Về mặt lắp đặt nào dễ lắp hơn?
Người ta gọi tên của 1 hệ thống/ sơ đồ theo tên của tb chính để sản xuất ra sp.
5. Nêu đặc điểm của các hệ lỏng tan lẫn hoàn toàn, tan một phần, không tan lẫn? Chúng được
ứng dụng trong chưng luyện để làm gì ?
Xét hệ gồm hai cấu tử, vậy bậc tự do của hệ trong trường hợp này là 2,vậy trong đó 3 thông số nồng đô,
nhiệt độ và áp suất có thể thay đổi => từ đây ta có thể xây dựng được 4 loại đồ thị T-xy (P const); P-xy (T
const) ; P-t (y-x const); y-x (P=const)

 Hệ tan lẫn hoàn toàn:


Hệ lý tưởng:
- Tuân theo định luật raoult và henry
- Áp suất của hỗn hợp luôn nằm giữa áp suất hơi bão hòa của hai cấu tử
- Nhiệt độ sôi của hỗn hợp luôn nằm giữa nhiệt độ sôi của hai cấu tử tinh khiết.
- Độ bay hơi tương đối của hai cấu tử tăng khi giảm áp suất hoặc giảm nhiệt độ, tức là quá trình
chứng cất dễ xẩy ra hơn khi giảm áp suất.
Hệ không lý tưởng:
Dung dịch thực được đặc trưng bằng:
- Nhiệt hòa tan
- Sự thay đổi thể tích sau khi trộn
- Trong pha hơi các phân tử tương tác khác nhau khi thay đổi áp suất.
=>Hệ có sai lệch so với hệ lý tưởng được gọi là hệ thực.
Hệ sai lệch dương
- Hỗn hợp có áp suất tổng lớn hơn so với áp suất tính theo raoult.
- Nếu hệ có điểm cực đại, tại đó có thành phần pha lỏng bằng thành phần pha hơi thì gọi được là
hỗn hợp đẳng phí, điểm cực đại gọi là điểm đẳng phí.
- Điểm đẳng phí là điểm có nhiệt độ sôi thấp nhất trong hệ sai lệch dương cực đại.
Ví dụ: EtOH – H2O
Hệ sai lệch âm
- Hỗn hợp có áp suất tổng nhỏ hơn so với áp suất tính theo raoult.
- Nếu hệ có điểm cực đại, tại đó có thành phần pha lỏng bằng thành phần pha hơi thì gọi được là
hỗn hợp đẳng phí, điểm cực đại gọi là điểm đẳng phí.
- Điểm đẳng phí là điểm có nhiệt độ sôi lớn nhất trong hệ sai lệch dương cực tiểu.
Ví dụ: HCl – H2O
# Đối với các hỗn hợp đẳng phí người ta thường dùng các pp chưng đặc biệt như: Chưng đẳng phí,
chưng trích ly, chưng ở áp suất thấp, thêm cấu tử thứ 3…
Vd: Trong quá trình chưng hệ ethanol-nước người ta thường thêm benzen vào để phá điểm đẳng phí.

 Hệ hai chất lỏng không hòa tan vào nhau


- Áp suất riêng phần của cấu tử không phụ thuộc vào sự có mặt của các cấu tử khác trong hỗn hợp
và có áp suất bằng với áp suất hơi bão hòa của cấu tử nguyên chất ở cùng nhiệt độ.
- Nhiệt độ sôi của hỗn hợp có nhiệt độ sôi thấp hơn các cấu tử.
Vì thế hệ này được sử dụng với mục đích, để chưng các hỗn hợp có nhiệt độ sôi cao mà các cấu tử không
hòa tan vào nước – chưng bằng hơi nước
- Chưng lôi cuốn hơi nước – dành cho các chất không tan vào nước.
- Dễ đun: Chưng dầu mỏ có nhiệt độ sôi rất cao ( 400oC)
- Tránh hỏng: trong quá trình chưng cất tinh dầu, nếu nhiệt độ cao sẽ dẫn đến quá trình polymer
hóa. (Tinh dầu xã 220 – 230 oC; tinh dầu trầm)
 Chất lỏng hòa tan một phần vào nhau
- Giản đồ pha có hai vùng; Vùng đồng thể và vùng dị thể.
+ Trong vùng đồng thể: hỗn hợp có thể tuân theo định luật raoult.
+ Trong vùng dị thể: 2 chất lỏng không tan lẫn vào nhau.
- Có 3 loại hệ này: ( Giản đồ pha tham khảo trong sách hóa lý).
+ Hệ 1 cặp chất lỏng không tan vào nhau.
+ Hệ 2 cặp chất lỏng không tan vào nhau.
+ Hệ 3 cặp chất lỏng không tan vào nhau.

6. Bản chất của chưng cất lôi cuốn hơi nước là gì ? Được ứng dụng thực tế như thế nào? Ví dụ.
 Nguyên lý:
- Khi trộn hai chất lỏng không hòa tan vào nhau, mỗi cấu tử sẽ giữ nguyên tính chất của mình. Áp
suất của hỗn hợp sẽ nhỏ hơn áp suất của từng cấu tử => Nhiệt độ sôi của hệ thấp hơn so với từng
cấu tử nguyên chất và không phụ thuộc vào thành phần của hỗn hợp, Đây chính là nguyên lý cơ
bản của chưng cất bằng hơi nước.
 Ứng dụng:
- Chưng cất bằng hơi nước, được sử dụng cho các hệ có nhiệt độ sôi cao, nhưng không chịu được
nhiệt độ cao và ngoài ra các chất đó không tan vào trong nước.
- Phương pháp này trong thực tế được dùng để tách tinh dầu từ cây cỏ.
 Sơ đồ thiết bị
- Sơ đồ thiết bị chưng cất lôi cuốn hơi nước khá giống với chưng cất đơn giản
+ Hơi nước bốc từ nồi hơi, sục qua lớp lá sẽ lôi cuốn tinh dầu theo pha hơi.
+ Sau đó hơi được ngưng tụ làm lạnh rồi vào thiết bị phân ly để tách tinh dầu và lớp nước.

7. Cân bằn pha trong chưng luyện được xác định như thế nào?
Đối với qua trình chưng luyện hõn hợp được chưng là hỗn hợp tan lẫn hoàn toàn vào nhau, ta có thể dựng
đường cân bằng pha vào các cách sau đây.

 Dùng các công thức (Hệ lý tưởng)


Để xây dựng đường cân bằng pha ta cần xác định các thông số (T, P, x,y). Thông thường quá trình ta thực
hiện xảy ra ở quá trình đẳng áp ta xây dựng đồ thị T-xy và đồ thị x-y.
Dựa trên các lý thuyết ta có thể thu được các mối quan hệ sau: (dựa trên bật tự do của hệ là 2, nên ta có
thể tùy ý chọn hai thông số => trong đó ta chọn hai thông số biến đổi là x – thành phần của cấu tử A, và
áp suất tổng cộng của hệ. Ta chọn áp suất của hệ là áp suất khí quyển và thay đổi giá trị của x.
Thh=f(x)

PAo = f(T); P Bo = f(T)


y=f(x,PA,PB)

Từ các phương trình trên ta có thể sây dựng được đồ thị.

Ví dụ:
- Phương trình áp suất được xác định qua phương trình Antoine. (Các giá trị A, B, C được tra trong
sổ tay).
log(𝑃) = 𝐴 − 𝐵
(𝑚𝑚𝐻𝑔)
𝑡+
𝐶
- Nhiệt độ sôi của hỗn hợp được xác định qua việc giải phương trình sau. (Raoult I)
𝑃(𝑡ổ𝑛𝑔) = 𝑃𝐴 × 𝑥𝐴 + 𝑃𝐵 × 𝑥𝐵
𝐵 𝐵
𝐴𝐴−𝑡+𝐶𝐴 𝐴𝐵 − 𝐵
760𝑚𝑚𝐻𝑔 = 𝑥𝐴 × 𝐴 + 𝑥𝐵 × 10 𝑡+𝐶𝐵 => 𝑡
10
- Thành phân pha hơi được xác định qua định luật Konovalop I.
𝑦𝑨 𝑃𝐴
𝛼𝑥𝐴 ; 𝛼=
= 1 + 𝑥𝐴(𝛼 − 𝑃𝐵
1)
- Ta sẽ cho biến đổi x chạy từ 0->1 với bước nhảy 0.05=> Từ đó ta sẽ dựng được đồ thị cân bằng
lỏng hơi của hệ lý tưởng dùng cho chưng luyện.
# Đôi với hệ thực ta có thể thay nồng độ trong các phương trình trên bằng hóa thế. Tuy nhiên phương
pháp này rất kho khăn vì xác định hóa thế cần các phương trình rất phức tạp.

 Dùng sổ tay
Đối với hệ thực, cách tốt nhất là sử dụng các sổ tay để xác định các thông số và từ đó dựng đồ thị cân
bằng. Các thông số cần xác định cũng giống như các dựng cho hệ lý tưởng.
Các vấng đề trong tháp chưng luyện.
8. Nêu cách thiết lập các phương trình làm việc trong tháp chưng luyên ? Nếu ý nghĩa của nó ?
Sử dụng phương pháp Mc-Thile, các điều kiện giả sử:
- Nhập liệu ở nhiệt độ sôi.
- Không thất thoát nhiệt.
- Đáy tháp được đun sôi gián tiếp.
- Lưu lượng theo mol là không đổi qua các mâm => Đường làm việc theo phần mol là đường thẳng.
Nhập liệu Cất Chưng
F: Lưu lượng nhập liệu D: Lưu lượng sản phẩm đỉnh W: Lưu lượng sản phẩm đấy
xF: nông độ nhập liệu XD: nông độ sản phẩm đỉnh xw: nông độ nhập liệu
TF: Nhiệt độ sôi nhập liệu TD: Nhiệt độ sôi nhập liệu Tw: Nhiệt độ sôi nhập liệu
CF: Nhiệt dung riêng CD: Nhiệt dung riêng Cw: Nhiệt dung riêng
R: Chỉ số hoàn lưu

 Tính toán cho toàn tháp: ( Cân bằng vật chất tổng quát, luôn phải tiến hành đầu tiên khi tính toán)
𝐹 = 𝐷 + 𝑊; 𝑥𝐹 𝐹 = 𝑥𝐷 𝐷 + 𝑥𝑤 𝑊 => Biết được 4 dữ kiện ta sẽ tìm ra được 2 dữ kiện còn lại.
Phương trình cho ta biết được mối quan hệ của các điều kiện biên của bài toán. Mối quan hệ giữa dòng
nhập liệu và hai dòng sản phẩm .

 Tính toán cho thiết bị ngưng tụ và đoạn cất:


Thiết bị ngưng tụ:
- Chỉ số hồi lưu:
𝐿𝑜
𝐿𝑜 ;𝑅= => 𝐺 = 𝐷(𝑅 + 1)
+𝐷=
𝐺1 𝐷

- Xác định giá trị hoàn lưu tối thiểu:


+ Dựng đường cân bằng.
+ Dựng đường nhâp liệu (y=xF) cắt đường cân bằng tại điểm y* ra được giá trị nồng độ của pha hơi cân
bằng với nhập liệu yF*
𝑅𝑚 𝑥 𝐷 − 𝑦𝐹∗
= ∗
𝑦� − 𝑥𝐹
- Xác định giá trị hoàn lưu: ( Giá trị này đề sẽ cho hoặc xác định từ chỉ số hoàn lưu tối thiểu)
+ Dựa vào các công thức kinh nghiệm.
𝑅 = 1.3𝑅𝑚 + 0.3 ℎ𝑜ặ𝑐 𝑅 = (1.1 ÷ 3)𝑅𝑚
Đoạn cất:
- Cân bằng vật chất cho đoạn cất.
𝐺𝑛 + 𝐿𝑛 = 𝐺𝑛+1 + 𝐿𝑛−1 => 𝐺𝑛 − 𝐿𝑛−1 = 𝐺𝑛+1 − 𝐿𝑛
=> 𝐺𝑛+1 − 𝐿𝑛 = 𝐺1 − 𝐿𝑜; 𝑦𝑛+1𝐺𝑛+1 − 𝑥𝑛𝐿𝑛 = 𝑦1𝐺1 − 𝑥𝑜𝐿𝑜
Phương trình làm việc.

𝐿𝑛
𝑦𝑛+1 = 𝑥𝑛 × 𝐺 𝑦1𝐺1 − 𝑥𝑜𝐿𝑜
𝑛+ + 𝐺𝑛+1
1

- Với giả sử: L= const; G= const, quá trình ngưng tụ ở TBNT diễn ra hoàn toàn y1=xo=xD
𝑅 𝑥𝐷
𝑦𝑛+1 = 𝑥𝑛 ×
𝑅 + +𝑅 + 1
1
Phương trình trên cho ta biết:
- Đường làm việc biểu diễn nồng độ pha khí đi vào mâm và nồng độ pha lỏng nằm ở trên mâm.
- Khi chỉ số hồi lưu bằng vô cùng (không thao sản phẩm đỉnh) => Đường làm việc trùng với đường
y=x và khi đó số mâm là ít nhất.
- Đường làm việc đi qua điểm (xD;yD) nằm trên đường 45o
- Đường làm việc đi qua trục tung tại điểm (0, xD/(R+1)); hệ số gốc của đường thẳng là R/(R+1)
 Tính toán cho mâm nhập liệu
𝐹
𝑓=
𝐷
Cân bằng vật chất đĩa nhập liệu:
𝐿′ = 𝐿 + 𝐹 = 𝐷(𝑅
+ 𝑓)
𝐺′ = 𝐺 = 𝐷(𝑅 + 1)
 Tính toán cho đoạn chưng
Thiết bị đun sôi

𝑊 + 𝐺𝑛+1 = 𝐿𝑛
𝐺𝑛+1𝑦 + 𝑊𝑥𝑤
Đoạn chưng
= 𝐿𝑛+1𝑥

𝐿′ 𝑅+𝑓 𝑓−1
𝑦 = 𝑦𝑤 + ( 𝑥 − 𝑥 𝑤) = 𝑥− 𝑥𝑤
𝐺′ 𝑅+1 𝑅+1
Phường trình cho ta biết
- Mối quan hệ của pha hơi đi vào mâm với pha lỏng nằm ở trên mâm trong phần chưng
- Đường làm việc cắt đường 45 tại điểm (xw,yw)
- Đường chưng cắt đường cất tại điểm nhập liệu (mâm nhập liệu).
9. Hãy thiết lập cân bằng nhiệt của tháp chưng luyên hai cấu tử ? Nó cho ta biết những gì?
Thiết bị ngưng tụ:
- Quá trình ngưng tụ được xem như là ngưng tụ hoàn toàn và không làm nhiệt độ của pha lỏng thu
được thấp hơn nhiệt độ điểm sôi.
𝑄𝑛𝑡 = 𝐺𝑟𝐺 = 𝐷(𝑅 + 1)𝑟𝐺 = 𝐶𝐻2𝑂 𝑚𝐻2𝑂 (𝑡𝑟 − 𝑡𝑣 )

- Phương trình trên cho ra biết:


+ Lượng nhiệt bị lấy đi ở thiết bị ngưng tụ
+ Lưu lượng nước cần sư dụng vào thiết bị ngưng tụ.
Thiết bị đun sôi:
𝑄𝐹 + 𝑄𝐶 = 𝑄𝑛𝑡 + 𝑄𝐷 + 𝑄𝑊 + 𝑄𝐿
- Trong đó:
+ 𝑄𝐶 nhiệt cần cung cấp cho lò đun
+ 𝑄𝐹 = ℎ𝐹𝐹 = 𝐹𝐶𝐹𝑡𝐹
+𝑄𝑛𝑡 = 𝐷(𝑅 + 1)𝑟𝐷
+𝑄𝐷 = ℎ𝐷𝐷 = 𝐷𝐶𝐷𝑡𝐷
+𝑄𝑊 = ℎ𝑤 𝑊 = 𝑊𝐶𝑤 𝑡𝑤
+𝑄𝐿 = (5 ÷ 10%)𝑄𝐶
Thế vào ta được

𝑄𝐶 = (𝑅 + 1)𝐷(ℎ𝐺1 − ℎ𝐿𝑜) + 𝐷(ℎ𝐷 − ℎ𝐹) + 𝑊(ℎ𝑤 − ℎ𝐹) + 𝑄𝐿

- Số hạng đầu tiên: bốc hơi sản phẩm đỉnh. (𝑅 + 1)𝐷(ℎ𝐺1 − ℎ𝐿𝑜)
- Số hạng thứ hai: đun nóng sản phẩm đỉnh. 𝐷(ℎ𝐷 − ℎ𝐹 )
- Số hạng thứ ba: đun nóng sản phâm đáy. 𝑊(ℎ𝑤 − ℎ𝐹 )
- Phương trình trên cho ta biết được:
+ Khi tăng chỉ số hồi lưu, thì lượng nhiệt dùng sẽ tăng lền và lượng mất mát sẽ tăng lên
+ Giải pháp là tận dụng nguồn nhiệt ngưng tụ và giảm chỉ số hồi lưu.
10. Quá trình chưng luyện phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Chúng có ảnh hưởng ra sao đến
quá trình ?
- Trạng thái của dòng nhập liệu => Quyết định vị trí và thành phần của mâm nhập liệu
- Chỉ sô hoàn lưu và độ bay hơi tương đối: Ảnh hưởng đến chi phí vận hành và lắp đặt của thiết bị.

11. Nêu cách xác định thông số nhập liệu q khi tính toán chưng cất hệ hai câu tử? Nó thay đổi
như thế nào?
Dòng nhập liệu

 Trạng thái của dòng nhập liệu:


- Thông số nhập liệu q:
𝑞 = 𝐿′ − ℎ𝐺 −
𝐿 = ℎ𝐹 ℎ𝐺
− ℎ𝐿
𝐹
+Thông số nhập liệu là biến đổi lưu lượng lỏng khi đi qua đĩa nhập liệu ứng với 1kmol nhập liệu
- Thông sô ngưng tụ 𝜺: lượng hơi bị ngưng tụ ứng với 1Kmol nhập liệu F.
𝐺′ − 𝐺
𝜀=
𝐹
𝐹 + 𝐿 + 𝐺′ = 𝐿′ + 𝐺
𝑥𝐿 ≈ 𝑥𝐿′
-+ 𝑥Phương trình đường nhập liêu:{𝑥 𝐹 + 𝑥 𝐿 + 𝑦 𝐺′ = 𝑥 𝐿′ 𝑦𝐺 ≈ 𝑦𝐺′
𝐺 với giả sử {
𝐹 𝐿 𝐺′ ′ 𝐿′ ℎ𝐿 ≈ ℎ𝐿′
𝐺 ′
ℎ𝐹𝐹 + ℎ𝐿𝐿 + ℎ𝐺′𝐺 = + ℎ𝐺 ≈ ℎ𝐺′
( Giả sử thành phần các dòng thay đổi không đáng kể) ℎ𝐿′𝐿 ℎ𝐺𝐺

𝑞 𝑥𝐹 𝐿′ − ℎ𝐺 −
𝑦= 𝑥 ;𝑞= 𝐿 =ℎ
𝑞− − 𝑞− 𝐹 ℎ𝐺
1 − ℎ𝐿
1 𝐹
+ Phương trình đường nhập liệu là quỹ tích giao điểm của 2 đường làm việc.
𝑞
+ Phương trình đường thẳng đi qua điểm (xF,yF) nằm trên đường 45o với hệ số gốc là
𝑞−1

+ Cho biết trạng thái của đường nhập liệu


Bảng dươi đây biểu thị sư thay đổi nồng độ các dòng thay đổi tương ứng với các trạng thái nhập liệu.

Stt Trạng thái L,L’ G,G’ 𝑞=𝜀+1 𝑞


nhập liệu 𝑞−1
1 Lỏng chưa sôi 𝐿 = 𝑅𝐷 𝐺 = (𝑅 + 1)𝐷 𝑞 > 1; 𝜀 > 0 >1
𝐿′ = 𝐿 + 𝐹(1 + 𝜀) 𝐺′ = 𝐺 + 𝜀𝐹 Hơi bị làm ngưng tụ
2 Lỏng bão hòa 𝐿 = 𝑅𝐷 𝐺 = (𝑅 + 𝑞 = 1; 𝜀 = 0 ∞
𝐿′ = 𝐿 + 𝐹 1)𝐷 Nhập liệu bão hòa
𝐺′ = 𝐺
3 Hỗn hợp lỏng 𝐿 = 𝑅𝐷 𝐺 = (𝑅 + 1)𝐷 0 < 𝑞 < 1; 𝜀 < 0 <0
hơi 𝐿 = 𝐿 + 𝐹(1 + 𝜀) 𝐺′ = 𝐺 + 𝜀𝐹 Nhập liệu có hơi và

lỏng
4 Hơi bão hòa 𝐿 = 𝑅𝐷 𝐺 = (𝑅 + 𝑞 = 0; 𝜀 = −1 0
𝐿′ = 𝐿 1)𝐷 Nhập liệu hơi
𝐺′ = 𝐺 + 𝐹
5 Hơi quá nhiệt 𝐿 = 𝑅𝐷 𝐺 = (𝑅 + 1)𝐷 𝑞 < 0; 𝜀 < −1 𝑞

𝐿 = 𝐿+ 𝐹(1 + 𝜀) 𝐺 = 𝐺 + 𝜀𝐹 Nhập liệu làm bốc

0< <1
𝑞−1
hơi lỏng
 Vị trí của mâm nhập liệu: (Không cân phải học, xem cho biết)
- Vẽ đường làm việc phần cất.
- Vẽ đường nhập liệu.
- Vẽ đường làm việc phần chưng.
Nếu mâm nhập liệu được thiết kế tai đúng mâm giao điểm của ba đường thì, xác
định số bậc truyền khối như bình thường, nếu khác vị trí đó phải xác định số
mâm theo cách khác.

Figure 6: Chỉ số hoàn lưu ảnh hưởng tới chi


phí
a) Mâm nhập liệu dưới
quá trình.
vị trí thích
b) Mâm nhập liệu hợp
c) Mâm nhập liệu trên
ở vị vị
trítrí thích
thích hợp
hợp

Figure 5: Vị trí mâm nhập liệu

12. Nêu các phương pháp xác định chỉ số hồi lưu tối thiểu và tối ưu trong chưng luyện? Chỉ số
hồi lưu ảnh hưởng đến quá trình như thế nào ?
 Chỉ số hoàn lưu tối thiểu:
- Vẽ đường cân bằng của hệ
- Vẽ đường nhập liệu của hệ
- Từ điểm đỉnh (xw, yw) vẽ đường thẳng đi qua giao điểm của đường cân bằng và đường nhập liệu.
Cắt trục tung tại điểm (xw/(Rm+1)). Từ đó suy ra được Rm.
- Nếu đường làm việc khi nối với giao điểm của đường cân bằng và đường nhập liệu cắt đường cân
bằng nhiều hơn 1 điểm. Thì phải tiến hành vẽ tiếp tuyến của đường làm việc với đường cân bằng
cắt trục tung tại điểm (xw/(Rm+1))
 Chỉ số hoàn lưu tối ưu:
- Để xác định chỉ số hoàn lưu tối ưu ta dùng các phương trình kinh nghiệm như là
𝑅 = 1.3𝑅𝑚 + 0.3 ℎ𝑜ặ𝑐 𝑅 = (1.1 ÷ 3)𝑅𝑚

- Hoặc tính toán dựa trên các chỉ tiêu kinh tế, theo thể tích tháp nhỏ nhất.
 Ảnh hưởng của dòng hoàn lưu và dòng hoàn lưu thích hợp:
- Rm
+ Khi R là Rm thì số mâm lý thuyết là vô cùng và do đó chi phí cố định là vô cùng nhưng chi phí vận hành
là tối thiểu.
- R tăng
+ Hệ số góc của đường làm việc tăng nên động lực của quá trình tăng, số đĩa lý thuyết giảm.
+ R tăng đến vô cùng, đường làm việc trùng với đường 45o, lúc này số đĩa lý thuyết sẽ là cực tiểu.
+ Tuy nhiên khi tăng R, số mâm sẽ giảm nhưng đường kính tháp sẽ tăng, thiết bị ngưng tụ, nồi đun, và
công của máy bơm cũng tăng theo do lưu lượng pha khí tăng, năng lượng cần để đun sôi và nhiệt ngưng
tụ cũng tăng => năng lượng vậng hành và chi phí tăng.
13. Thiết bị chưng luyện có gì khác với thiết bị hấp thụ? Nếu các loại thiết bị này (Cấu tạo,
nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm).
Về nguyên tắc có thể sử dụng các loại thiết bị như, tháp màng, tháp đệm, tháp đĩa để làm tháp cho quá
trình chưng cất. Điểm khác nhau cơ bản giữa thiết bị hấp thụ và thiết bị chưng luyện là:
- Thiết bị chưng luyện có hai đoạn (chưng và cất) và mỗi đoạn được xem như là một tháp riêng,
được tính toán độc lập với nhau => Đường kính của đoạn chưng và đoạn luyện có thể khác biệt
nhau.
- Độ dóc của đường cân bằng, đường làm việc ở mỗi đoạn là khác nhau.
- Tháp chưng luyện hoạt động bắt buộc phải có thiết bị trao đổi nhiệt để đun sôi đấy tháp.
- Phải có thiết bị ngưng tụ được đặt cao hơn tháp để tạo dòng hồi lưu tự chảy về tháp.
Để chọn thiết bị cho quá trình chưng cất ta dựa trên các yếu tố sau:
- Năng suất, hiệu suất.
- Đặc điểm của hỗn hợp.
- Tài chính, nhân công.
- Khả năng đáp ứng của thiết bị.
Các thiết bị truyền khối, ưu nhược điểm của các tháp xem lại tài liệu 1. Tuy nhiên cái này đã thi rồi nên
không ra thi lại.
14. Chưng luyện nhiều cấu tử có đặc điểm gì khác với chưng luyện hai cấu tử ?
Trong chưng luyện hệ có k cấu tử về nguyên tắc cơ bản ta cần phải có k-1 tháp chưng cất, và quá trình
được tính toán như hệ hai cấu tử.
Nếu yêu cầu độ phân tách không cao thì người ta có thể tiến hành chưng cất phân đoạn. Chỉ có một tháp
chưng cất duy nhất. Ngoài sản phẩm đỉnh và đấy, trên thân tháp người ta con có một số vị trí trích ngan
tách phân đoạn.
Tính toán chưng cất hệ nhiều cấu tử cũng dựa trên cân bằng vật chất, cân bằng pha, cân bằng nhiệt, và
động học của quá trình. Khác nhau cơ bản khi tính toán hệ nhiều cấu tử là mọi tính toán ở đây ta chỉ so
sánh của cấu tử đang xét và cấu tử được chọn làm chhuẩn gọi là cấu tử khóa. Ngoài ra tính toán hệ đa cấu
tử còn phức tạp hơn nhiều với hệ một cấu tử, do các cấu tử còn tương tác qua lại với nhau.
15. Chưng luyện đẳng phí, chưng trích ly, chưng muối?
Đối với hỗn hợp đẳng phí, hay có nhiệt độ sôi gần nhau, dung dịch loãng. Không thể tiến hành chưng
bình thường vì nó không kính tế và không hiệu quả. Vì thế người ta thưởng sử dụng các phương pháp
chưng đặc biệt khác:
- Chưng chân không
- Chưng đẳng phí
- Chưng muối
- Chưng trích ly
Nguyên lý chung của các phương pháp này là thay đổi áp suất hơi hay thành phân pha bằng cách thêm một
cấu tử phân tách vào để thay đổi cân bằng pha tạo điều kiện chưng cất dể hơn.
Giảm áp suất
- Chưng áp suất thấp, giảm áp suất: Sẽ làm tăng độ bay hơi tương đối của các cấu tử nên làm
đường cân bằng tách xa đương y=x, làm mất điểm đẳng phí và làm tăng động lực của quá trình
chưng cất. Vd: Để sản xuất cồn tuyệt đối người ta tiến hành chưng cất ở áp suất thấp dưới
35mmHg.
Thêm cấu tử thứ ba
- Chưng đẳng phí: Sẽ làm thay đổi cân bằng pha của hệ, nếu tác nhân phân tách tan trong hỗn hợp
đầu và có tác dụng tạo thành với những hỗn hợp đẳng phí mới và được tách ra ở đỉnh, thì gọi là
chưng đẳng phí. Ví dụ có thể thêm benzen vào để chưng hỗn hợp EtOH – H2O
- Chưng trích ly: Nếu cấu tử được thêm vào làm tăng độ bay hơi tương đối giữa chúng và không
tan trong hỗn hợp đầu và được tách ra ở đáy tháp.
- Chưng muối: Nếu tác nhân là muối rắn thì gọi là chưng muối, ví dụ để tách acetic acid ra khỏi
nước người ta tiến hành chưng muối với các tác nhân phân tách như CaCl 2 hay CH3COONa
16. Hương dẫn tính toán thiết bị chưng cất:
Bước 1: Tính toán cân bằng vật chất.
Tính toán cân bằng vật chất cho tháp.
- Từ phương trình cân bằng vật chất, đề sẽ cho ta 4 dữ kiện => ta sẽ tìm được 2 dữ kiện còn lại.
 Xác định được xF,F, xD,D, xw,W
- Xác định giá trị hoàn lưu tối thiểu:
+ Dựng đường cân bằng.
+ Dựng đường nhâp liệu (y=xF) cắt đường cân bằng tại điểm y* ra được giá trị nồng độ của pha hơi cân
bằng với nhập liệu yF*
𝑅𝑚 𝑥 𝐷 − 𝑦𝐹∗
= ∗
𝑦� − 𝑥𝐹
- Xác định giá trị hoàn lưu: ( Giá trị này đề sẽ cho hoặc xác định từ chỉ số hoàn lưu tối thiểu)
+ Dựa vào các công thức kinh nghiệm.
𝑅 = 1.3𝑅𝑚 + 0.3 ℎ𝑜ặ𝑐 𝑅 = (1.1 ÷ 3)𝑅𝑚
Lưu ý: Nếu đường cân bằng có điểm đẳng phí, thì trong quá trình tính toán Rm phải cẩn thận. Nếu vẽ
đường làm việc cắt giao điểm của đường nhập liệu và đường cân bằng tại nhiều hơn 1 điểm. Thì lúc này
phải xác định Rm bằng cách từ điểm xD vẽ đường tiếp tuyến với đường cân bằng cắt trục tung tại điểm (x D/
(Rm+1)) rồi từ đố tính ra Rm. Những hệ cần lưu ý EtOH – H2O; Acetic acid – H2O.

Bước 2: Tính toán nhiệt cho tháp


Tính toán nhiệt cho thiết bị chưng cất.
Sau khi hoàn thành tính toán cân bằng vật chất ta tính toán nhiệt cho tháp. (R, x F,F, xD,D, xw,W)

- Nhiệt ngưng tụ: 𝑄𝑛𝑡 = 𝐷(𝑅 + 1)𝑟𝐷


- Nhiệt đun:
Trong quá trình tính toán có thể tính đơn giản như sau:

𝑄𝐶 = (𝑅 + 1)𝑟𝐷 + 𝐷𝐶𝐷 𝑡𝐷 + 𝑊𝐶𝑤 𝑡𝑤 − 𝐹𝐶𝐹 𝑡𝐹 + 𝑄𝐿


Trong quá trình tính toán cần lưu ý các điểm sau đây
- Nhiệt dung của hỗn hợp tính gần đúng: 𝐶ℎℎ = 𝐶𝐴 𝑥̅̅𝐴̅ + 𝐶𝐵 𝑥̅̅𝐵̅ ( 𝑥̅ là phần khối lượng)

Nhập liệu Đỉnh Đáy


- Xác định nhiệt độ sôi tF của - Nhiệt độ ở định tD được tra - Nhiệt đổ ở đáy tw được
dòng nhập liệu theo xF. theo pha khí y=xD. tra theo nồng độ pha
- Các giá trị nhiệt dung được lỏng xw.
- Tính nhiệt dung của hỗn hơp tra theo nhiệt độ tD và tính - Các giá trị nhiệt dung
theo công thức trung bình. theo công thức nhiệt dung được tra theo nhiệt độ tw
Trong trường hợp có sổ tay trung bình và tính theo công thức
để tra thì tra. Các giá trị tra - Nhiệt ngưng tụ của hơi cũng nhiệt dung của hỗn hợp.
theo nhiệt độ sôi tF được tra theo nhiệt độ t D và
tính nhiệt ngưng tụ của hỗn
hợp theo công thức
𝑟ℎℎ = 𝑟𝐴 ̅𝑥̅𝐴̅ + 𝑟𝐵 ̅𝑥̅𝐵̅
- Trong quá trình tính toán việc tra nhiệt dung ở nhiều nhiệt độ khác nhau khá là phiền phức và
tốn thời gian.
- Do nhiệt dung của một chất không thay đổi đáng kể trong khoảng vài chục độ => ta có thể lấy
nhiệt dung của câu tử A và B tại nhiệt độ trung bình của đỉnh và đấy => sau đó áp dụng vào để
tính nhiệt dung cho các dòng nhập liệu, đỉnh và đáy.

Bước 3: Xác định số mâm, chiều cao tháp, lượng hơi nước cần dùng, và lượng nước cần cho vào
thiết bị ngưng tụ.
Xác định số mâm
- Đối với tháp mâm: Ta chỉ cần vẽ đường bậc thang giữa đường cân bằng và đường làm việc (nên
suất phát từ điểm đỉnh). Sau đó đêm số bật thang ta sẽ ra được số mâm của tháp.
- Đối với tháp đệm:
+ Xác đinh phương trình làm việc ở đoạn chưng và đoạn cất. Tiến hành tích phân đồ thị như cách làm ở
hấp thụ
Tich phân đồ thị:
- Đường làm việc: 𝑦 = 𝑓(𝑥) ; đường cân bằng 𝑦 ∗ = 𝑓(𝑥)
- Số bậc lý thuyết =𝑥𝐷 𝑑𝑦 ; =𝑥𝐹 𝑑𝑦
𝑛 𝑛
∫ ∫
𝑜𝑦,𝑐𝑎𝑡 𝑥𝐹 𝑦∗−𝑦 𝑜𝑦,𝑐ℎ𝑢𝑛 𝑥𝑤 𝑦∗−𝑦
𝑔
- Đối với mỗi đoạn chia đồ thị thành các đoạn x bằng nhau từ [x F,xD] làm tương tự với đoạn chưng.

𝑥 𝑥𝐹 … … … … … … … … … … … … … . 𝑥 𝐷
𝑦 𝑦𝐹 … … … … … … … … … … … … … . 𝑦 𝐷
∗ 𝑦∗𝐹… … … … … … … … … … … …𝐷… . 𝑦∗
𝑦
1 1 1

=𝑎 … … … … … … … … … … … … ….
𝑦 −𝑦 𝑦 ∗
∗−𝑦
𝑦𝐹 − 𝑦𝐹 𝐷 𝐷
- Tiến hành tính diện tích các hình than vuông được tạo thành. (Theo công thức tính diện tích hình
than vuông.
𝑥𝐷 𝑥𝐹

𝑆 = ∑( 𝑎𝑖 + 𝑎𝑗) ×
𝑥𝑖 − 𝑥𝑗 2
Lưu ý: Khi tiến hành tính tích phân đồ thị phải lưu ý đoạn chia sao cho thuận lợi cho việc tính toán. Tốt
nhất là nên chia theo tỉ lệ đoạn theo sổ tay để có giá trị y* sẵn khỏi cần nội suy.
Xác định chiều cao tháp

- Tháp đĩa : ℎ = (𝑛đĩ𝑎 − 1)ℎ𝑚â𝑚 + ℎ2 đầ𝑢


- Tháp đệm: ℎ = 𝑛𝑜𝑦,𝑐ℎư𝑛𝑔ℎ𝑜𝑦,𝑐ℎư𝑛𝑔 + 𝑛𝑜𝑦,𝑐ấ𝑡ℎ𝑜𝑦,𝑐ấ𝑡
Xác định lượng nước và hơi cần tiêu tốn
𝑄𝑛𝑡 𝐾𝐽
- Lượng nước: = ; 𝑣ớ𝑖 𝐶 = 4,18 𝑡ℎườ𝑛𝑔 𝑙ấ𝑦 𝑣ậ𝑦
𝑚
𝐻2𝑂 𝐶𝑝.(𝑇𝑟𝑎−𝑇𝑣𝑎𝑜) 𝐾𝑔

𝑝
𝑄đ𝑢𝑛
- Lượng hơi: = ; với r hơi được tra tại áp suất hơi sử dụng, phi là độ âm của hơi.
𝑚𝐻ơ 𝑟ℎơ𝑖 .(1−𝜑)

Xác định diện tích truyền nhiệt ở nồi đun.


𝑄đ𝑢𝑛
𝐹= ; ∆𝑇 = 𝑇 − 𝑇
ℎơ𝑖 𝑤
𝑘. ∆𝑇
- 𝑇ℎơ𝑖 được xác định tại áp suất hơi sử dụng
Nếu nhập liệu không sôi

 Cách 1:
- Trong trường hợp này đề thường cho ta giá trị 𝑞 ℎ𝑜ặ𝑐 𝜀, dựa vào hai giá trị này để tính toán lại
đường nhập liệu.
- Xác định lại số mâm lý thuyết, cũng như xác định lại thành phân của đĩa nhập liệu (cho đường
nhập liệu cắt đường cân bằng sẽ tìm được thành phần x lỏng trên mâm nhập liệu và thành phần y
hơi đi vào mâm nhập liệu).
- Để tính toán nhiệt cho quá trình ta cần phải biết H F => Ta tính HL và HG tại mâm nhập liệu thông
qua thành phần của mâm nhập liệu
+ Đối với pha lỏng , từ thành phần x L ta tra ra được nhiệt độ sôi => xác dịnh lại nhiệt dung như phân trên
và tính 𝐻𝐿 = 𝐶𝐿𝑡𝐿
+ Đối với pha khí , từ thành phần yL ta tra ra được nhiệt độ sôi => xác dịnh lại nhiệt dung như phân trên và
tra thêm nhiệt hóa hơi của pha lỏng tính 𝐻𝐺 = (𝑟𝐴 + 𝐶𝐴𝑡ℎ𝑜𝑖)𝑥𝐴 + (𝑟𝐵 + 𝐶𝐵𝑡ℎ𝑜𝑖)𝑥𝐵
𝐿 −𝐿 ℎ𝐺 −ℎ𝐹
+ Dùng công thức 𝑞 = ′ = để tính lại nhiệt của dòng nhập liệu.
𝐹 ℎ𝐺−ℎ𝐿
- Các bước tính toán còn lại không có gì thay đổi.
 Cách 2: (Đơn giản cho việc tính toán hơn, với giả sử hỗn hợp đi qua mâm có nhiệt dung gần
giống nhau)
- Đối với dòng nhập liệu là lỏng:
𝑞 = 1 + 𝐶𝑃,𝐿(𝑡𝑠 − 𝑡𝐹)
𝑟𝐹

- Dòng nhập liệu là hơi:


𝐶𝑝,𝑉(𝑇𝐹
𝑞=
− 𝑡𝑛𝑔ư𝑛𝑔)
𝑟𝐹
+ Trong đó 𝑟𝐹 , 𝑡𝐹à giá trị nhiệt hóa hơi và nhiệt độ của của hỗn hợp nhập liệu.
+ 𝐶𝑝,𝐿, 𝐶𝑃,ℎlần lược là nhiệt dung của hỗn hợp nhập liệu
+ 𝑡𝑠ố𝑖, 𝑡𝑛𝑔ư𝑛𝑔 lần lược là nhiệt độ sôi và nhiệt độ điểm sương của hỗn hợp lỏng và hơi.
- Dùng cách trên để tính ra lại nhiệt độ cũng như là enthalpy của dòng nhập liệu.

17. Tính toán thiết bị chưng cất đơn giản


Bước 1: Tính toán cân bằng vật chất
- Chỉ cần bảo toàn vật chất và bảo toàn cấu tử
+𝐹=𝐷+𝑊
+𝐹𝑥𝐹 = 𝐷𝑥𝐷 + 𝑊𝑥𝑤
- Bài toán thường đã cho ta biết được 𝑥𝐹, 𝑥 𝐷,
𝑥𝑤 𝑥 𝑑𝑥
𝐹 𝐹
ln ( ) = ∫
� 𝑥 𝑦∗ − 𝑥
� 𝑤

+ Tiến hành tích phân đồ thị như tính số đơn vị truyền khối ở tháp đệm.
+ Đơn vị của công thức trên phụ thuộc vào đường cân bằng, thông thường là phần mol với số mol.
Bước 2: Tính nhiệt cho quá trình
- Tiến hành bảo toàn năng lượng như ở tháp chưng cất là được.
- Nhiệt của hơi được xác định tại nhiệt độ trung bình của tháp: 𝑡 , 𝑡 được tra từ giá trị
𝑡𝐹+𝑡𝑤
= ;𝑡
𝐷 𝐹 𝑤
𝑥𝐹 và 𝑥𝑤 (với điều kiện nhập liệu là 2
sôi)
- Tra các giá trị 𝑟𝐴, 𝑟𝐵 𝐶𝐴 , 𝐶𝐵tại 𝑡𝐷 đối với sản phẩm đỉnh, còn đối với nhập liệu và sản phâm đấy
tra theo nhiệt độ của nó
𝑄đ𝑢𝑛 = ℎ𝐷𝐷 + ℎ𝑊𝑊 − ℎ𝐹𝐹

+ ℎ𝐷 = (𝑟𝐴 + 𝐶𝐴𝑡𝐷)𝑥𝐴 + (𝑟𝐵 + 𝐶𝐵𝑡𝐷)𝑥𝐵


+ℎ𝑊 = 𝐶𝑤 𝑡𝑤
+ℎ𝐹 = 𝐶𝐹𝑡𝐹
Lưu ý: Các giá trị nhiệt dung và nhiệt hóa hơi nếu tra theo khối lượng thì các đơn vị dùng phải là phần
khối lượng và khối lượng. Khi đổi các giá trị nhiệt dung và nhiệt hóa hơi theo mol the có thể dùng phần
mol và số mol để tính.
18. Tính toán thiết bị chưng cất hơi nước:
Bước 1: Cân bằng vật chất.
- Sử dụng bản tra xác định:
+ Nhiệt độ sôi của hỗn hợp:
+ Áp suất hơi nước và của cấu tử ở nhiệt độ sôi.
Dùng đồ thị trong sổ tay trang 90 hình XXIII hoặc dùng toán đồ trang 86 để xác định áp suất và nhiệt độ
sôi của hỗn hợp.
- Xác định độ bay hơi tương đối, và hệ số không bão hòa.
- Tính lượng hơi nước cần dùng.
Bước 2: Tính nhiệt.
𝑄 = 𝑄1 + 𝑄2
- 𝑄1: Nhiệt cần dùng để gia hỗn hợp đầu tới nhiệt độ sôi.
𝑄1 = (𝐶𝐴 𝐴 + 𝐶𝐻2𝑂 𝑚𝐻2𝑂 )(𝑡𝑠ô𝑖 − 𝑡đầ𝑢 )
- 𝑄2: Nhiệt cần dùng để hóa hơi lượng chất cần chưng.
𝑄2 = 𝑟𝐴𝐴
Mass transfer LDDT – TYB

Trích ly lỏng lỏng


1. Trích ly là gì? Nó được sử dụng khi nào? Có nhược điểm gì?
Trích ly (chiết) là quá trình tách 1 hay 1 vài cấu tử từ hỗn hợp lỏng bằng dung môi không tan trong
dung dịch ban đầu.
- Chất lỏng dùng để hòa tan cấu tử cần phân tách gọi là dung môi hay tác nhân.
- Dung dịch thu được sau khi hòa tan cấu tủ cần phân tách gọi là nước cái hay raphinat (R).
- Cấu tử cần tách gọi là cấu tử trích ly.
Ứng dụng: dùng trong công nghiệp hóa chất, dầu mổ, thực phẩm … để thu hồi các cáu tử quý, hiếm
hay làm sạch các chất độc hại ra khỏi dung dịch … Trích ly sử dụng trong các trường hợp sau:
- Hỗn hợp không tách được bằng chưng chất:
+ Hỗn hợp đẳng phí. (Etanol – Nước).
+ Hỗn hớp có nhiệt dộ sôi cao tách bằng chưng cất khó hoặc bị hỏng.
- Hỗn hợp tách được bằng chưng cất nhưng chi phí cao:
+ Dung dịch loãng.
+ Dun dịch có nhiệt độ sôi của các cấu tử gần bằng nhau. (Nước – Acid Acetic).
Nhược điểm:
- Quá trình dùng nhiều dung môi, tăng chi phí.
- Khó tách hết dung nôi ra khỏi sản phẩm.
- Công nghệ phức tạp, trích ly xong vẫn phải dùng chưng cất.
2. Yêu cầu chung của dung môi dùng trong trích ly là gì?
- Độ chọn lọc cao.
- Dễ hoàn nguyên: 𝜇, 𝐶𝑝, 𝜌 nhỏ; ∆𝑝 lớn.
- Ít độc hại: an toàn khi làm việc, môi tường, ít ăn mòn thiết bị.
- Giá thành rẻ, dễ kiếm, ổn định, dễ bảo quản.
3. Hãy nêu nguyên tắc xác định đường đẳng nhiệt trên đồ thị tam giác đều, đồ thị tam giác vuông,
đồ thị y – x?
Cân bằng pha:
- Số pha: 2 chất lỏng.
- Số cấu tử tối thiểu: 3 (A, B, C).
Nên 𝑓 = 3 − 2 + 2 = 3. Thay đổi 3 trong T, C, P. Thường
𝑡 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 và p không ảnh hưởng đáng kể lên lỏng – lỏng, nên
𝑓 = 1. Hệ có một bậc tự do nên có thể thay đổi nồng độ của cấu
tử trích ly mà không làm thay đổi cân bằng của hệ.
Hỗn hợp lý tưởng tuân theo định luật phân bố:
𝑦∗
𝑚 = ⟹ 𝑦∗ = 𝑚𝑥
𝑥
Khi 𝑡 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡, m là hằng số.
Trong tọa độ y – x, ở 𝑡 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡, 𝑝 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡, đường cân
bằng pha L – L là đường thẳng qua gốc tọa độ (số 1).
Nhưng 𝑚 = 1. Hệ lý tưởng
𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 chỉ khi hai chất lỏng không ran lẫn hoàn toàn, điều này 2. Dung dich thực không điện ly
rất ít gặp trong thực tế. Có sự sai lệch với định luật phân bố do 3. Dung dịch điện ly
sự phân ly hay liên hợp của cấu tử phân bố trong một hay hai
pha nên thường m phụ thuộc vào nồng độ, thậm chí là nhiệt dộ, Figure 7. Dạng đường đẳng nhiệt
nên đường cân bằng là đường cong (số 2, 3) (Hình 1).
3.1. Đồ thị tam giác đều:
Xét đồ thị tam giác đều (Hình 2): các đỉnh A, B, C là các cấu tử nguyên chất; các cạnh AB, BC, AC là
dung dịch 2 cấu tử nối 2 đỉnh; điểm trong tam giác ứng với dung dịch 3 cấu tử mà nồng độ các cấu tử A,
B, C có thể xác đinh theo các cách sau:

Page | 22
- Cách 1: biểu diễn theo đường cao (Hình 2):


𝑥𝐴 = 𝐴

𝑥𝐵 = ℎ
𝐵

𝑥𝐶 = ℎ

𝐶

𝑥𝐴 + 𝑥𝐵 + 𝑥𝐶 = 1

Figure 8. Biểu diễn theo chiều cao

- Cách 2: biểu diễn theo cạnh (Hình 3):

Figure 9. Biểu diễn theo cạnh

Khi có hai dung dịch của A và C có thành phần ứng với G1, G2,
ta bổ sung cấu tử thứ 3 B sẽ có các dung dịch 3 cấu tử ứng với các
điểm D1D2, E1E2, F1F2…. Các điểm Gi càng gần với nhau vì khi
thêm B vào hệ làm xấu đi tính hòa tan của A và B=C. Các dây cung
D1D2, E1E2, F1F2… ứng với các dung dịch ở trạng thái cân bằng. Nếu
tiếp tục thêm B sẽ tạo ra dung dịch một pha (kể từ K trở đi), đó là
điểm tới hạn K. Đường G1D1E1F1KF2E2D2G2 là đường phân pha (cân
bằng) trong đồ thị tam giác. Ngoài đường cong là hệ một pha 3 cấu
tử, trong là hệ 2 pha 3 cấu tử có nồng độ cần bằng được diểu diễn
bằng các cặp điểm liên hợp trên đườn cân bằng (Hình 4)

Figure 10
Một số đường đáng lưu ý (Hình 5):
- Đi qua đỉnh: tỉ số thành phần hai cấu tử ở hai đỉnh còn lại là
không đổi: 𝑥𝐴
= 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡
𝑥𝐶
- Song song với cạnh: thành phần của đỉnh đối diện là không đổi.
𝑥𝐵 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡
- Đường cân bằng (phân pha): gồm 2 vùng, vùng dị (ở dưới) và
vùng đồng thể (ở trên). Để trích ly được cần phải nàm trong vùng dị
thể. Khi nhiệt độ tăng thì độ hòa tan tăng nên vùng đồng thể tăng, dị thể
giảm đến 𝑡𝑡ℎ (nhiệt độ tới hạn) (Hình 6)

Figure 11

Figure 12
- Đường nội suy.
Cách xác định lượng và thành phần bằng quy tắc đòn bẩy (Hình 7):
𝑀 =𝑅+𝐸
𝐸 ̅
𝑥𝑀 − 𝑥𝑅
𝑅
̅𝑀
̅
= =
𝑅 ̅𝐸̅𝑀̅ 𝑥�− 𝑥𝑅

3.2. Đồ thị tam giác vuông:


Figure 13. Đòn bẩy
Khi cần khuếch đại một cạnh thì ta dùng đồ thi tam giac vuông với cạnh
huyền là cạnh cần khuếch đại (Hình 8).

Figure 14. Đồ thị tam giác


3.3. Đồ thị y – x:
Figure 15. Đồ thi y - x

Khi cạnh huyền → ∞ thì ta có đồ thị vuống góc, có nhiều dạng: 𝑦 − 𝑥, 𝑌̅ − 𝑋̅ , 𝑍̅ − 𝑋̅, nhưng hay dùng
hơn cả là 𝑦̅− 𝑥̅ (Hình 9). Nếu A tan trong C không đáng kể ta có thể dùng đồ thị 𝑦̅− 𝑥̅ sẽ đơn giản hơn.
4. Nêu các phương pháp trích ly (sơ đồ, cách tính, hệ thống thiết bị …): một bậc, nhiều bậc xuôi
ngược chiều, liên tục ngược chiều?
4.1. Trích ly 1 bậc:
Nguyên lý: Dung dịch đầu (A+B) và dung môi 1. Thiết bị có cánh
C≡S (dung môi tinh khiết) cùng cho vào thiết bị có khuấy
cánh khuấy 1 để khuấy trộn đều. Khi khuấy mạnh và đủ
2. Thiết bị lắng
lâu, coi là quá trình đạt cân bằng. Sau đó cho sang thiết
bị láng thứ 2 để phân riêng hai pha rafinat (R) và dung
dịch chiết (E). Tiến hành theo mẻ.
Bài toán:
- Cho: E, xF, xR
- Tính: S, E, R, yE Figure 16. Sơ đồ trích ly một bậc
Cân bằng chung:
𝐹+𝑆=𝑀 =𝑅+𝐸
Lượng dung môi:
𝐹∗
𝐹 𝑆 𝑀𝐹 𝑥∗𝐹
𝑀𝑆 = ⟹𝑆=
𝑀 𝐹 𝑀𝑆
𝐹
Lượng dịch chiết:
𝐸
= 𝑅 𝑀
𝑀𝑅 𝑀 ⟹ 𝐸 = 𝑅
𝑅
Lượng nước cái: 𝐸 𝑀
𝐸 Figure 17 . Tính toán trích ly một bậc bằng đồ tam giác
𝑅=𝑀 −𝐸 𝑆𝑚𝑖𝑛 =
1 * 𝐹
Giới hạn của quá trình:
Trộn F và S sao cho M thuộc M1M2 mới xảy ra phân pha ̅𝑀̅
(trích ly). Khi M dần M2 thì lượng dung môi tiêu tốn bé hơn, ̅𝐶̅
nồng độ B trong E và R tăng lên. Khi M trùng M 1 trên đường cân Tương tự, M trùng M2 trên
bằng thì chỉ tạo ra rafinat (E = 0). Khi đó, lượng dung môi sẽ là đường cân bằng thi có lượng dung
tối thiểu: môi cực đại:
𝐹̅ ̅
̅𝑀̅
̅1̅
Figure 18.Tính toán trích ly một bậc bằng đồ thị y - x
̅𝐹̅
̅𝑀̅
̅2̅
𝑆𝑚𝑎𝑥 = 𝐹
2
̅ ̅̅̅
𝑀
̅𝐶̅
Khi 𝑥𝐹 ≥ 𝑥∗�sẽ không trích ly được. Do đó, muốn trích ly phải giảm T.
- Ưu điểm: Đơn giản, linh động, vốn đầu tư thấp.
- Nhược điểm: Hiệu suất thấp, độ thu hồi thấp, nồng độ nhỏ, năng suất không lớn.
- Phạm vi sử dụng: Dùng để tách sơ bộ hệ có độ hòa tan lớn, phù hợp với năng suất thấp.
- Khắc phục: Độ thu hồi không cao nên cần tăng độ thu hồi bằng cách tiến hành trích ly nhiều bậc
chéo chiều.
4.2. Trích ly nhiều bậc chéo dòng:

Figure 19. Sơ đồ trích ly nhiều bậc chéo chiều

Nguyên lý: Dung dịch ban đầu F, xF cho vào bậc 1. Nước cái ra khỏi bậc 1 cho tiếp vào bậc 2 (F 2=R1)
… cho đến khi đạt yêu cầu thì dừng lại. Dung môi S được cho vào từng bậc.
Bài toán:
- Cho: F, xF, xR
- Tính: n, S, Ei, yi
Tính toán:
Cân bằng vật chất cho từng bậc bất kì:
𝐹𝑖−1 + 𝑆𝑖 = 𝑀𝑖 = 𝑅𝑖 + 𝐸𝑖
Bậc 1: 𝐹0 + 𝑆1 = 𝑀1 = 𝑅1 + 𝐸1
Chọn 𝐹0 =
𝐾 ⇒𝑀 ⇒𝑅,𝐸
1 1 1 1
𝑆1
Nối 𝑅 𝑆 → Chọn 𝐹1 = 𝐾
1 2 R
𝑆2
Nối 𝑅 𝑆 → Chọn 𝐹2 = 𝐾 .
2 𝑆3 3

Figure 20. Tính toán trích ly nhiều bậc chéo chiều giản đồ thị
tam giác
Tiếp tục cho đến khi 𝑅𝑖 ≤ 𝑅 thì ngừng. Số tia là số bậc
n.
Ở mỗi bậc ta dùng quy tắc đòn bẩy để tính Ri, Ei, yi

- Ưu điểm: Tăng độ thu hồi.


- Nhược điểm: Tốn thiết bị, sinh ra một loạt các sản
phẩm không giống nhau.
- Phạm vi ứng dụng: Chỉ dùng cho dung môi rẻ,
không cần hoàn nguyên hoặc khi lượng cấu tử trích
ly nhỏ, có hệ số phân bố lớn.
- Khắc phục: Tiến hành trích ly nhiều bậc ngược
chiều.

Figure 21. Tính toán trích ly nhiều bậc chéo chiều


4.3. Trích ly nhiều bậc ngược chiều: giản đồ thị y - x
Nguyên lý: Nguyên liệu đầu F, xF và sung môi S được

Figure 22. Sơ đồ trích ly nhiều bậc ngược chiều

cho vào 2 đầu ngược chiều nhau.


Bài toán:
- Cho: F, xF, xR
- Tính: n, Ec, yE
Cân bằng vật chất:
Coi hệ thống là 1 bậc: 𝑀 = 𝐹 + 𝑆 = 𝑅𝑖 + 𝐸𝑖
Mass transfer LDDT – TYB

Figure 23. Tính toán trích ly ngược chiều đồ thi tam giác

Do ngược dòng: 𝐹 − 𝐸1 = 𝑅𝑛 − 𝑆 = 𝑃
Lượng dung môi: 𝐹 𝑀𝐹
𝑀𝐶 𝑆 ⟹𝑆=𝐹
= 𝑀 𝑀𝐶
𝐹
𝑅
Lượng dịch chiết: 𝐸1 =
⟹ 𝑅𝑀
𝐸 =R
𝑅𝑀 𝑀 1 𝑀𝐸1
𝐸1

5. Đặc điểm chung của các thiết bị trích ly lỏng – lỏng là gì?
- Tốc độ chuyển động tương đối của hai pha nhỏ, cường độ truyền khối thấp (chiều cao của đơn vị
truyền khối có thể đến 5 – 6 m).
- Tốc độ khuấy tăng làm tăng khuấy trộn dọc, khuấy trộn theo hướng kính, và có vùng chết, dòng
chảy qua… nên làm giảm hiệu suất của tháp.
6. Nêu cấu tạo nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của các thiết bị dùng trong trích ly lỏng – lỏng?
Thiết bị có cánh khuấy, tháp đệm, tháp đĩa lỗ có ống chảy chuyền, roto, xung, ly tâm, tháp rung…
 Tháp phun

I- Tạo giọt
II- III- Giọt chuyển động
Các giọt kết dính tách pha
Page | 28
Mass transfer LDDT – TYB

Figure 25: Pha lỏng vào pha nặng Figure 25: Pha nặng vào pha nhẹ
Mass transfer LDDT – TYB

- Pha liên tục chiếm toàn bộ tháp và đi từ dưới lên hoặc đi từ trên xuống. Pha phân tán nhờ bộ phận
phun tạo thành hạt nhỏ và xuyên qua, phân tán vào pha liên tục. Pha phân tán sau khi vượt qua
khỏi bộ phận phân phối pha liên tục sẽ kết tụ lại và tách ra khỏi pha liên tục.
- Ưu điểm: đơn giản nhất, có thể làm việc với chất lỏng bẩn, dễ dàng làm vệ sinh, có năng suất cao.
- Nhược điểm: hiệu suất kém nên không được sử dụng trong thực tế.
 Tháp đệm
- Cấu tạo không khác gì với tháp đệm dùng cho quá trình tiếp xúc pha khí – lỏng. Tháp có tác dụng
hạn chế sự khuấy trộn theo phương trụcc, thay đổi hướng đi của các hạt pha phân tán nên tăng
được một phần tốc độ truyền khối.

Figure 26: Thap dệm; 1- đệm; 2- bộ phận phân phối; 3-


vùng lắng; 4- van thủy lực; 5- bề mặt phân pha.

- Ưu điểm:
+ Khá đơn giản
+ Có thể làm việc với môi trường ăn mòn, nếu dùng đệm cầu có trọng lượng riêng nhỏ có thể làm
việc với môi trường bẩn thậm chí với bùn.
+ Tận dụng được hiệu ứng tạo giọt nên trong tháp đệm có cường độ truyền khối khá lớn.
- Nhược điểm: Có năng suất thấp hơn tháp phun vì một phần thể tích của tháp bị vật chêm chiếm,
hiệu suất phân tán trong tháp chêm không cao.
 Tháp đĩa lỗ:

Page | 29
- Tháp gồm có nhiều mâm trên có đục lỗ, đường kính lỗ có thể từ 2-9 mm. Trong tháp cả hai pha
nặng và pha nhẹ đều có thể bố trí là pha liên tục hoặc pha phân tán. Những giọt của pha phân tán
khi qua mâm là các giọt nhỏ, sau đó tập hợp lại thành lớp trên mâm nếu pha phân tán là pha nặng
hoặc tập trung ở dưới mâm nếu pha phân tán là pha nhẹ. Do đó ống chảy chuyền ở trên mỗi mâm
hoặc dưới mâm sao cho phù hợp.

- Ưu điểm: tháp mâm hoạt động hiệu quả, cả năng suất và hiệu suất trích. Do được sự khuấy trộn
theo phương trục của pha liên tục bị giới hạn giữa hai mâm, không lan rộng ra cả tháp và do các
giọt phân tán kết tụ lại và được phân tán lại qua mỗi mâm, tránh được sự sai biệt nồng độ trong
mỗi giọt.
- Nhược điểm: Cấu tạo phức tạp.
 Tháp đĩa roto
- Ưu điểm: tăng hiệu suất truyền khối, có thể dùng với chất lỏng bẩn.
 Tháp xung:
- Là loại tháp mâm xuyên lỗ mà không có ống chảy chuyền
- Nhược điểm: chi phí vận hành lớn, khó vận hành với hệ tạo nhũ tương nhẹ, tải trọng động lớn,
khó phân bố đều các oha mặc dù có hiệu suất lớn.
 Tháp rung: đòi hỏi năng lượng nhỏ hơn.
Sấy
1. Sấy là gì ? Khác với cô đặc ở chỗ nào? Được sử dụng làm gì? Cho ví dụ?

- Sấy là quá trình tách ẩm ra khỏi vật liệu bằng cách vấp nhiệt cho vật liệu để làm cho ẩm bay hơi.
- Điểm giống nhau giữa sấy và cô đặt là đều làm bốc hơi nước. Tuy nhiên quá trình sấy được thực
hiện ở nhiều nhiệt đô khác nhau. Còn quá trình cô đặc diễn ra tại nhiệt độ sôi của dung dịch.
- Quá trình xấy được dùng để làm khô vật liệu thường là vật liêu khô. Nhằm làm giản khối lượng
( giảm công chuyên chở), tăng độ bền, tăng khả năng bảo quản, chất lượng cảm quản
Ví dụ: sẫy gỗ, gạch ngói- để làm giảm trọng lượng và tăng độ bền. Sấy lúa ngô,.. để tăng khả năng bảo
quản....

2. Ẩm là gì? Ta hay gặp loại nào? Cho ví dụ khác?


- Ẩm là một dung môi bất kỳ nằm trong vật liệu.
- Hay gặp nhất là nước.
- Có thể gặp một số dung môi khác như Ethanol

3. Hiểu thế nào là vật liệu trong sấy? Chúng có những dạng nào? Cho ví dụ? Nêu các dạng liên kết
giữa ẩm và vật liêu?
- Vật liệu sấy nói chung ở trạng thái bất kỳ, nhưng phổ biến hơn cả là vật liệu rời, nó được đăc
trưng bằng khối lượng riêng đặc - đó là khối lượng riêng của khối vật liệu or trạng thái khô. Vật
liệu sấy còn được đặt trưng bởi hàm ẩm, đó là lượng ẩm chưa trong 1 kg vật liệu khô hoặc 1kg vật
liệu ước.
 Các dạng vật liệu sấy.
- Vật liệu mao quản xốp: ẩm liệ kết chủ yếu bằng lực mao quản, khi tách ẩm vật liệu trở nên giòn
và ở trạng thái khô dễ biến thành dạng bột, chúng chịu nén kém. Ví dụ: silicagel, CaSO4.2H2O,
gốm, polymer( vinylclorit )
- Vật liệu keo: Vật liệu có ẩm liên kết dạng hấp phụ và thẩm thấu, khi sấy khô chúng bị co đáng kể
và giữ được tính đàn hồi. Ví dụ: zelatin..
- Vật liệu keo xốp mao quản: ẩm liên kết ở các dạng khác nhau, vừa mang tính chất trung gian của
hai loại vật liệu mao quản xốp và keo. Chúng có cacd tính chất trung gian: thành các mao quản thì
đàn hồi, khi hút ẩm sẽ trương nở, khi sấy khô sẽ bị co lại. Ví dụ: đất sét, than bùn, một vài polimer
nhue polybutylmetacriclate....
 Liên kết giữa ẩm và vật liệu sấy.
- Liên kết vật lý: gồm liên kết hấp phụ, liên kết mao dẫn, liên kết thẩm thấu. Liên kết hấp phụ là do
lực hấp phụ, lực tỉnh điện, lực quán tính. tạo nên lớp đơn phân tử trên bề mặt vật liệu ẩm, dần dần
tạo nên lớp đa phân tử, có liên kết yếu hơn. Quá trình sấy thường chỉ tách được một phần ẩm gây
ra bởi liên kết này.
- Liên kết hóa học: liên kết của ẩm và vật liệu bền ở dạng OH-, hay liên kết phân tử dạng tinh thể
hydrat -> không thể sấy bằng sấy, cần tách bằng phương pháp hóa học hoặc nung chảy.
- Liên kết mao dẫn: Do liên kết hấp phụ đa phân tử tạo nên lớp ẩm bao quanh thành mao quản làm
áp suất hơi ở mặt cong lõm bên trong nhỏ hơn trên bề mặt khi đương kính nhỏ hơn 200nm. Khi
đường kính lớn hơn thì ẩm liên kết tự do -> có thể sấy được ẩm liên kết trong thành mao quản
nhỏ. Đối với thành mao quản lớn có thể tách ẩm bằng cơ học.
4. Tác nhân sấy là gì? Trong thực tế dùng loại nào? Nêu các thông số cơ bản đặc trung cho tác nhân
sấy hay dùng?
- Môi trường để cấp nhiệt cho vật liệu sấy và để tách ẩm gọi là tác nhân sấy, có thể dùng nhiều loại
tác nhân khác nhau, phổ biến nhất là không khí nóng và khói lò.
 Các thông số đặc trưng cơ bản cho không khí ẩm
Không khí ẩm là hỗn hợp giữa hơi nước và không khí.

- Độ ẩm tuyệt đối, hàm ẩm: Là lượng hơi nước chứa trong 1kg không khí khô.
- Enthalpy: H=t + (2493+1,97t).Y
- Độ ẩm tương đối: là tỉ lệ giữa áp suất hơi riêng phần của hơi nước so với áp suất hơi bão hòa của
hơi nước ở điều kiện đó.
- Điểm sương: Là nhiệt độ mà tại đó hơi nước bắt đầu ngưng tụ. Điểm sương là nhiệt độ giới hạn
của quá trình làm lạnh không khí ẩm và hàm ẩm không đổi.
- Nhiệt độ bầu khô: là nhiệt độ hỗn hợp khí được xác định bằng nhiệt ké thông thường.
- Nhiệt độ bầu ước: Là nhiệt đổ ổn định đạt được khi một lượng nhỉ nước bốc hơi vào hỗn hợp
không khí chưa bão hoà ở điều kiện đoạn nhiệt. Nhiệt độ bầu ước được xác định bằng nhiệt kế có
bọc vái ướt. Nhiệt độ bầu ước là quá trình bay hơi ổn định của hơi nước ở điều kiện đoạn nhiệt,
quá trình bay hơi xảy ra rất nhanh. Do quá trình bay hơi là đoạn nhiệt nên enthalpy của hệ không
đổi.
5. Các phương pháp sấy khác?
 Sấy thăng hoa:
- Vật liệu khi được cho vào thiết bị ở dạng rắn, thường thực hiện ở nhiệt độ thấp để chuyển ẩm
thành dạng rắn, sau đó cho thăng hoa toàn bộ lượng ẩm. Ta cần phải tạo sự chênh lệch nhiệt độ
lớn giữa vật liệu và nguồn nhiệt bên ngoài. Vì thế quá trình sấy thăng hoa được thực hiện ở nhiệt
độ thấp(<0°C) và áp suất thấp (0,1÷1,0 mmHg).
- Ưu điểm: giữa nguyên các thành phần của vật liệu, giữ cho các thành phần không bị biến đổi,
ngoài ra sấy thăng hoa giúp cho giữ nguyên cấu trúc của vật liệu thể tích của vật liệu không bị
thay đổi.Phù hợp: với các vật liệu nhạy cảm với nhiệt như các tác nhân sinh học.
- Nhược điểm: rất đắt tiền, do phải có thiết bị cấp đông, chi phí đâu tư đắt, chi phi vận hành đắc.
- Ứng dụng: dành cho các vật liệu đắc tiền, Vd sấy thuốc, sấy tôm, sấy hoa quả.
 Sấy bức xạ:
- Phương pháp truyền nhiệt bằng bức xạ. Tia hồng ngoại phát ra năng lượng lớn. Khi dùng tia hồng
ngoại sẽ có thể cấp cho vật liệu một lượng nhiệt lớn và đạt được tốc độ bay hơi cao hơn so với khi
sấy tiếp xúc hoặc sấy đối lưu nhiều lần. Nguyên nhân của việc làm tăng tốc độ bay hơi là do các
tia bức xạ nhiệt xuyên sâu vào bên trong các vật liệu có cấu tạo mao quản xốp và được hấp thụ
hoàn toàn do phản xạ nhiều lân của thành mao quản. Từ đó hệ số truyền nhiệt tăng.
- Ưu điểm: sấy các vật liệu mỏng rất nhanh, thiết bị gọn, dễ điều chỉnh nhiệt độ, tổn thất nhiệt ít.
- Nhược điểm: tiêu tốn năng lượng cao, vật liệu được đốt nóng không đều do sấy nhanh trên bề mặt
( nhiệt truyền vào trong vật liệu chậm hơn). Không phù hợp với vật liệu dầy.
 Sấy chân không
 Sấy tiếp xúc: Vật liệu sấy, được truyền nhiệt bằng cách tiếp xúc trực tiếp với thiết bị truyền nhiệt. Ứng
dụng: cho các dạng bột nhảo.
 Sấy đối lưu:

- Là phương pháp truyền nhiệt và truyền khối nhờ vào đối lưu.
6. Trình bày đồ thị không khí ẩm? Dùng nó để làm gì? Nêu cách xác định các thông số trạng thái của
không khí ẩm khi biết các thông số khác? So sánh các phương pháp?
- Đồ thị thường được dùng của không khí ẩm là đồ thị Ramzin- mole. Thể hiện các giá trị H-
t,Y,phi,p ở áp suất tổng P=745mmHg. Trong đó trục tung OH; trục hoành Ox nghiêng góc 135° ,
đường song song với Ox là đường đẳng H. Song song với OH là các đường đẳng Y. Ngoài ra còn
các đường đẳng t, phi, p.
- Dùng đồ thị ramzin để xác định các thông số của không khí ẩm khi đã biết trước được hai thông số.
- Ngoài ra ta còn có thể dùng phương pháp giải tích tuy nhiên nó phức tạp hơn so với sử dụng đồ
thị ramzim
7. Các phương pháp sấy?
 Sấy có bổ sung nhiệt:

- Trong phương thức sấy này, lượng nhiệt cần thiết cho
toàn bộ quá trình sấy không những được cung cấp ở bộ phân
caloriphi mà còn được bổ sung ở giữa dong sấy.
- Đặc điểm: tổng lượng nhiệt cần cung cấp cho các quá
trình trên là như nhau vì vị trí đầu cuối không đổi, tuy nhiên
được tiến hành ở nhiệt đôh thấp hơn, nên phù hợp với những vật
liệu không chiuh được nhiệt độ sấy cao.
- Ưu điểm: Cường độ sấy và tốc độ sấy không đổi, tuy
nhiên nhiệt độ sấy của quá trình thấp hơn. Không cần caloriphe.
- Chỉ dùng được với buồng sấy nhỏ: đặt điện trở để nhiệt
phân bố đều-> làm nóng để sấy vật liệu
- Nhược điểm: thiết bị phức tạp hơn.
 Sấy có đốt nóng giữa chừng:

- Phương thức này nhằm giảm nhiệt độ của không khí khi sấy, ta chia phòng sấy ra làm nhiều khu
vực có bố trí một bộ phận đốt nóng. Khi tăng số lượng buồng đốt ra vô cùng ta sẽ thu được nhiệt
độ sấy thấp nhất tương ứng với quá trình sấy không sử dụng caloriphe.

- Ưu điểm: hạ được nhiệt độ sấy xuống, tổng lượng nhiệt cần không đổi.
- Nhược điểm: thiết bị phức tạp hơn.
 Sấy có tuần hoàn khí thải:

- Trong quá trình sấy này, không khí sau khi sấy xong chỉ
thải ra bên ngoài một phần, phần còn lại, thì cho tuần hoàn
trở lại cho trộn lẫn vào không khí mới bổ sung vào.
- Không tuần hoàn 100% khí thải vì sed làm không khí
nhận thêm ẩm-> đến lúc đạt bão hòa-> không thể sất
nữa.Vẫn có TB tuần hoàn 100%: gắn thêm thiết bị lạnh=>
ngưng tụ bớt nước trong khí.
- Đặc điểm: Lượng nhiệt tiêu hao như các phương pháp
trước.
- Ưu điểm: Giảm nhiệt độ sấy. Sấy tuần hoàn khí thải,
thời gian xảy ra ở điều kiên linh động hơn, do nhiệt độ sấy
thấp hơn, tốc độ khí cao hơn -> cấp khối, cấp nhiệt tốt hơn),
dể làm
- Nhược điểm: tuy nhiên do lưu lượng khí đi vào buông
sấy lớn hơn nên tăng đầu tư do tăng thể tích buông sấy.
Động lực
trong quá trình xấy cũng giảm do, không khí đi vào có độ ẩm cao hơn.
 Sấy bằng khói lò trực tiếp:

- Khí lò được tạo thành khi đốt nhiện liệu được thổi trực tiếp vào buồn sấy, để sấy vật liêu. Áp dụng
cho các trường hợp, vật liệu không cần sạch.
- Trộn không khí với khói lò để làm giảm nhiệt độ của khói lò, sau đó cho hỗn hợp vào lò sấy
- Ưu điểm: Nhiệt độ khói lò cao, dùng khói lò trực tiếp đở phải dùng các caloriphe.
- Nhược điểm: bẩn.
8. Tốc độ sấy, đường cong sấy là gì? Làm thế nào để xây dựng được chúng? Xây dựng để làm gì?
- Tốc độ sấy là lượng ẩm được tách ra trên một đơn vị bề mặt bốc hơi trong một đơn vị thời gian.
- Phương trình tốc độ sấy:
Mass transfer LDDT – TYB

𝑑𝑊
𝑁=−
𝑆𝑑𝑡
- Đường cong sấy: Biểu diễn mối quan hệ giữa độ ẩm của
vật liệu theo thời gian.
+ Đoạn AB biểu diễn giai đoạn đốt nóng vật liệu, độ ẩm vật liệu
thay đổi không đánh kể, tốc độ sấy tăng nhanh đến cực đại và
nhiệt độ vật liệu tăng đến nhiệt độ bầu ước.

+Đoạn BC là giai đoạn sấy đẳng tốc, độ ẩm vật liệu giảm nhanh và
đều đặn theo một đường thẳng. Trong giai đoạn này tốc độ sấy
không đổi và nhiệt độ trên bề mặt vật liệu cũng không đổi và bằng
nhiệt đô bầu ước. Khi độ ẩm còn nhiều, lượng ẩm thoát ra khỏi vật
liệu là ẩm tự do, ẩm không có liên kết với vật liệu. Quá trình
khuếch tan ngoài chậm hơn quá trình khuếch tán trong. Trong quá
trình này phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ truyền nhiệt đến vật liệu.

+Đoạn CD là giai đoạn sấy giảm tốc nhưng đều đặng, độ ẩm giạm
dần đến độ ẩm cân bằng nhưng mức độ giảm của ẩm chậm hơn hai
giai đoạn trên. Quá trình khuếch tan trong chậm, hơn quá trình khuếch tán ngoài.

-Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sấy


+ Bản chất vật liệu, cấu trúc, thành phần hóa học, đặc tính liên kết ẩm,...
+ Hình dạng vật liệu sấy: kích thước mẫu sấy, bề dầy lớp vật liệu, diện tích bề mặt riêng của vật
liệu càng lớn thì tốc độ sấy càng cao.
+ Độ ẩm, nhiệt độ và vận tốc dòng khí.
+ Chênh lệch nhiệt độ đầu và nhiệt độ cuối của không khí sấy.
+ Cấu tạo thiết bị
- Xây dựng đường cong sấy.
+ Treo mẫu vào một cái cân, sau đó mẫu được đưa vào dòng khí hoặc phòng sấy.
+ Khối lương của mẫu sẽ được xác định theo thời gian
+ Trong quá trình xấy mẫu không nên quá nhỏ, nên thực hiện các mẫu có bề dây như nhau.
+ Bức cuối cùng ta xác định khối lượng khô của vật liệu.
+ Đảm bảo các điều kiện sau đây được giữa nguyên
o Mẫu và vật mang phải tương tự với thực tế.
o Phải có cùng tỷ số giữa bề mặt sấy và bề mặt không được sấy.
o Điều kiện truyền nhiệt do bức xạ phải giống nhau
o Không khí phải có cùng nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc.
 Trong thực tế ta cần phải xác định được năng suất sấy và cân biết được thời gian sấy. Tuy
nhiên để làm được điều đó ta cân phài xác định được diện tích bề mặt bóc hơi, tuy nhiên đại
lượng này rất khó để xác định. Nên trong thực tế để xác định được quá trình sấy, người ta tiến
hành thực nghiệm, và xây dựng dường cong sấy và đường cong tốc độ sấy.
9. Động học của quá trình sấy được đặc trưng bằng địa lượng nào? Làm thế nào để xác định
nó?
- Động học của quá trình sấy được đăc trừng bằng sự thay đổi hàm ẩm và nhiệt độ trung bình của
vật liệu theo thời gian và không gian.

Page | 35
Mass transfer LDDT – TYB

- Để xác định được tốc độ sấy ta có thể tiến hành bằng phương pháp giải tích , tuy nhiên phương
pháp này đòi hỏi ta phải biết được hàm ẩm theo thời gian, điều này đòi hỏi phải giải đồng thời
các phương trình vi phân trao đổi nhiệt, trao đổi ẩm rất kho khăn.
- Nên thông thường để xác định ta thường dùng phương pháp gần đúng, thông qua việc xác định
đường công sấy. Ta lấy đạo hàm đường cong sấy theo thời gian ta sẽ thu được đường cong tốc độ
sấy.
10. Động lực của quá trình sấy?
- Động lựu của quá trình, chính là sự khác biệt giữa áp suất hơi nước ẩm trên bề mặt vật liệu với
áp suất hới nước riêng phần trong không khí, cũng như sự chênh lệch nhiệt độ của bề mặt vật liệu
sấy với nhiệt độ không khí.
+ Khi Pbềmặt >Pkk => Quá trình nhả ẩm
+ Khi Pbềmặt < Pkk => Quá trình hút ẩm
+ Khi Pbềmặt = Pkk => Quá trình đạt cân bằng
- Với u>ubh (ubh là điểm vật liệu cân bằng với không khí có
độ ẩm 100%) với độ ẩm bất kì, quá trình sấy sẽ xảy ra cho đến
khi độ ẩm của vật liệu còn là X* ứng với độ âm tương ứng, khi
đó tiếp tục xấy độ ẩm của vật liệu sẽ không còn thay đổi.

+ Độ ẩm tương ứng với điểm không khí có độ ẩm không khí


bằng 1 được gọi là điểm hút nước.
+ Lượng ẩm tướng ứng với vật liệu có độ ẩm lớn hơn độ ẩm hút
nước gọi là ẩm không liên kết.
+ Lượng ẩm ứng với vật liệu có độ ẩm nhỏ hơn độ ẩm hút nước
gọi là ẩm liên kết. Quá trình sấy hút được ẩm không liên kết và
một phần ẩm liên kết.
+ Lượng ẩm bốc hơi được gọi là ẩm tự do.
-Quá trình bốc hơi ẩm gồm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn khuếch tán từ trong ra bên ngoài bề mặt vật liệu: phu thuộc vào nhiệt độ tính chất vật
liệu, dang liên kết của ẩm.
+ Giai đoạn nước khuếch tán từ bề mặt vật liệu vào môi trường , phụ thuộc vào trạng thái của môi
trường xung quanh.
11. Các loại thiết bị xấy?
Các loại thiết bị có vật liệu cố định.

 Buồn sấy:
- Vật liệu sấy để trên khay lưới… Buồng sấy làm bằng gỗ, gạch, bê tông,… được chọn theo kích
thước, nhiệt độ, tính chất của vật liệu sấy, kích thước phụ thuộc vào năng suất và thời gian sáy.
Quá trình làm việc gián đoạn ở áp suất khí quyển, việc nạp liệu và tháo liệu được tiến hành ở
ngoài phòng sấy.
- Cấu tạo: Khay để vật liệu, calorife, quạt, tấm điều chỉnh dòng khí, va chắn để điều chỉn.
- Ưu điểm: Đơn giản
- Nhược điểm: Do hoạt động gián đoạn nên tiêu hao nhiều nhân lực để nạp liêu và lấy sản phẩm,
năng suất thấp, thời gian sấy lâu,chất lượng sấy không đều (do lớp vật liệu dày, nằm yên, không
được đảo trộn). Mất nhiệt và khó kiểm soát quá trình sấy khi nạp và tháo liệu.
- Phạm vi ứng dụng: Dùng khi lượng vật liệu sấy không lớn mà thời gian sấy lâu.

Page | 36
 Hầm sấy:

- Hầm sấy làm việc ở áp suất khí quyển và dùng tác nhân sấy là không khi hay khói lò. Vật liệu
được xếp trên các khay đặt trên xe goòng di cchuyển dọc theo chiều dài hầm. Có thể cho tác nhân
sấy tuần hoàn để tăng tốc độ và đọ ẩm của tác nhân sấy.
- Cấu tạo: Xe goòng, có khung xếp vật liệu; quạt; calorife; cửa bít kín; vòng cua của goòng; hầm.
- Ưu điểm: Hoạt động liên tục, dễ sử dụng các phương thức sấy khác nhau, dòng khí và vật liệu
sấy có thể chuyển động cùng chiều hoặc ngược chiều hoặc sử dụng các quạt dọc tường hầm sấy
để thổi thẳng góc với dòng vật liệu
- Nhược điểm: Vật liệu vẫn bất động, khi tốc độ dòng khí nhỏ, vật liêu không được xáo trộn đều,
nạp tháo liệu khỏi xe goòng bằng tay nên cường độ năng suất thấp, chất lượng không đều, tốn
nhân công.
- Phạm vi ứng dụng: Sấy lượng lớn vật liệu đơn lẻ.
Máy sấy có lớp vật liệu đảo trộn.

 Sấy bằng tải:


- Khi qua một tầng băng tải, vật liêu được đảo trộn và sắp xếp lại nên tăng bề mặt tiếp xúc pha,
làm tăng tốc độ sấy. Có thể đốt nóng giữa chừng, điều chỉnh dòng khí… có thể thực hiện sấy
ngược, cùng, chéo chiều.

- Cấu tạo: 1-Bộ phận nạp liệu;2-phòng sấy; 3-băng tải; 4-trống quay dẫn động; 5- calorife; 6-quạt;
7- trống bị động.
- Ưu điểm: Hoạt động liên tục, bề mặt tiếp xúc pha lớn do được đảo trộn, sản phẩm đều.
- Nhược điểm: Cồng kềnh, vận hành phức tạp, năng suất riêng tính trên 1m 2 băng tải không lớn.
- Phạm vi ứng dụng: Sấy vật liệu rời (hạt, phân tán lớn), vật liệu sợi (chè..), các bán sản phẩm…
Không được dùng cho vật liệu dạng bụi vì nó khó giữ được trên băng tải.
- Một dạng khác là sấy bằng tải dạng lưới uốn khúc, để sấy vật liệu dạng bùn nhão. Kết cấu phức
tạp, chi phi vận hành lớn mặc dù cho năng suất cao. (Cấu tạo: 1-nạp liệu;2-trục ép; 3- băng lưới;
4- xích băng chuyền; 5- búa tạ va đập; 6 - bunke vít tải.

 Sấy thùng quay:


- Làm việc ở áp suất khí quyển, tác nhân sấy có thể là không khí hoặc khói lò. Là loại thiết bị sấy

quan trọng được dùng rộng rãi trong công nghiệp hóa chất, thực phẩm. Vật liệu ướt được cho vào
thùng ở đầu cao và được đảo trộn, di chuyển trong thùng nhở những cánh đảo; do đó vật liệu tiếp
xúc với không khí tốt hơn. Vật liệu khô được tháo ra ở đầu thấp của thùng quay. Khí thải được
dẫn qua cyclon để thu hồi các hạt vật liệu rắn bị dòng khí lôi cuốn theo.

- Cấu tạo: 1-Buồng đốt, 2-bộ tiếp liệu, 3-bánh đai, trục đỡ; của bổ sung không khí; 4 – thùng sấy;
5 – bánh răng;6 – buồng tháo sản phẩm; 7 – xyclon; 8 - quạt; 9 – tấm định hướng; 10 - con lăn;
tấm đệm năng; 11 - động cơ; 12 – hộp giảm tốc; 13 - cửa điều chỉnh khí.
- Ưu điểm: Sấy đều vật liệu, cường độ lớn vì có tiếp xúc tốt giữa vật liệu và tác nhân, năng suất
cao, gọn nhẹ.
- Nhược điểm: Đảo nhiều vật liệu, dễ làm gãy, nát, tạo ra bụi nên trong một số trường hợp làm
giảm chất lượng sản phẩm.
- Phạm vi ứng dụng: Dùng cho vật liệu ít gãy vụn, ứng dụng nhiều trong một số loại hóa chấ,
phân đạm, ngũ cốc, bột đường, nói chung là các loại vật liệu rời có khả năng kết dính.
Thiết bị sấy có lớp vật liệu lơ lửng

 Máy sấy tầng sôi:


- Máy sáy có lớp vật liệu lơ lửng được sử dụng rộng rãi do nó sấy được nhiều loại vật liệu khác
nhau như hạt, bột, bùn, lỏng… Trong máy sáy có thể sảy ra nhiều quá trình đồng thời như sấy và
nung, sấy và tiến hành phân loại theo kích thước, sấy và tạo ra hạt. Trong mấy sấy tầng sôi, quá
trình có thể được tiến hành cùng chiều hoặc ngược chiều.
- Ưu điểm: Quá trình sấy diễn ra rất mạnh do tăng đáng kể bề mặt tiếp xúc pha giữa các phân tư vật

Sấy tầng sôi. Ngược chiều: 1- lưới phân phối; 2- Máy sấy tầng sôi cùng chiều: 1- caloriphe; 2- lưới phân phối; 3-
thân; 3- ống chảy chuyền; 4- van chặn; 5 - ống vít náp liệu; 4- thân thiết bị; 5- tháo sản phẩm; 6- xyclon; 7-
xoắn. quạt

liệu và tác nhân sấy, hệ số truyền nhiệt theo thể tích lớn. Trong quá trình sấy có thể thực hiện một
số quá trình khác như, nung, phân loại hạt, và tạo hạt.
- Nhược điểm: Tiêu hao nhiều năng lượng, khi sấy vật liệu có độ phân tán lớn sẽ làm mất nhiều
vật liệu do tạo hạt.

 Máy sáy phun:


- Được dùng để sấy dung dịch hay bùn paste, vật liệu được một cơ cấu phân tán đặc biệt và đưa
vào dòng tác nhân. Sản phẩm thu được ở dạng bột mịn, cường độ sấy tỉ lệ thuận với sự tằng của
bề mặt tiếp xúc giữa chất lỏng với tác nhân sấy. Nhiệt độ dòng khí cao có thể lên tới 750 oC.
Dòng khí ra khỏi thiết bị được cho quá hệ thống xyclon đê thu hồi bụi sản phẩm bị lôi cuốn theo,
Việc tiến hành tuần hoàn khí thải không hiệu quả do quá trình thu hồi bụi sẽ bị mất nhiều nhiệt.
- Cấu tạo: 1 –quạt; 2- caloriphe; 3- thân; 4- đĩa phân tán;5- xyclon; 6- lọc; 7- vít tải tháo sản phẩm.
- Ưu điểm: sấy nhanh, sản phẩm thu được ở dạng bột mịn, nhiệt độ vật liệu không tăng cao nên có
thể sử dụng để sấy vật liệu không chịu được nhiệt độ cao. Chi phí điều hành tương đối thấp, đặc
biệt tháp sấy có năng suất lớn.
- Nhược điểm: Kích thước lớn mà vận tốc của tác nhân sấy lại nhỏ nên cường độ sấy tính trên kg
ẩm trên m3 phòng sấy nhỏ, tiêu tốn nhiều năng lượng, thiết bị phức tạp nhất là cơ cấu phun bụi và
hệ thống thu hồi bụi của sản phẩm.

- Phạm vi sử dụng: sấy các loại vật liệu không chịu được nhiệt độ cao. Sấy các dung dịch bùn
hoặc paste
 Máy sấy thổi khí:
- Vật liệu sấy khô trong quá trình vận chuyển bằng dòng tác nhân khí. Thường sử dụng các ống
thẳng dứng dài khoảng 20m, dòng khí đi từ dưới lên theo chế độ gần như đẩy lý tưởng.
- Cấu tạo: 1- quạt; caloriphe;3- phễu nạp liệu; 4- buồng sấy; 5- xyclon.
- Ưu điểm: Đơn giản, thời gian sấy ngắn.
- Nhược điểm: Tiêu hao năng lượng lớn.
- Phạm vi ứng dụng: Vật liệu phân tán, đối vơi vật liệu dạng lớn hay có ẩm liên kết thường kết
hợp sấy thổi khí và các phương pháp khác. Phù hợp với vật liệu không bền nhiệt.
 Thiết bị ống tiếp xúc:
- Đây là máy sấy mà trao đổi nhiệt giữa tác nhân và vật liệu thực hiện bằng dẫn nhiệt, nhiệt truyền
cho vật liệu bằng bề mặt nóng. Thường sử dụng hơi nước, chất tải nhiệt hữu cơ có nhiệt độ sôi
lớn…
12. Quá trình sấy lý thuyết, quá trình sấy lý tưởng ?
 Sấy lý thuyết:
- Là quá trình đoạn nhiệt, H1=H2.
- Không có tổn thất nhiệt.
 Sấy thực:
- Là quá trình không đoạn nhiệt.
- Có tồn thất nhiệt.
- Sấy thực H1>H2 hoặc H2> H1
Tính toán quá trình sấy

13. Xác định trạng thái của không khí


Các bài tập tính toán sấy tương đối là đơn giản, đối với phần tính nhiệt cũng như là đối với phần tính cân
bằng vật chất. Phần phiền phức nhất ở đây chính là tìm ra các thông số trạng thái của không khí ẩm.

Sử dụng đồ thị ramzim.

- Cách này tương đối đơn giản nhưng thường khó có thể chính xác và chỉ có thể dùng ở điều kiện áp
suất hoạt động là 745mmHg.
- Điểm sương: Từ điểm trên đồ thị dựng thẳng đứng xuống cắt đường độ ẩm bằng 1, sẽ ra được điểm
sương.
- Nhiệt độ bầu ước: Men theo đường enthalpy, cặt đường độ ẩm bằng 1, sẽ ra được điểm nhiệt độ bầu
ước.
Sử dụng giải tích,

- Hàm ẩm:
18 𝜑𝑃𝑏ℎ
𝑌 =29 ×𝑃 − 𝜑𝑃𝑏ℎ

18 𝜑
𝑌=
5148,434
−13,837+
× 𝑃 𝑇+273 − 𝜑
19 𝑒

+ P là áp suất làm việc.

- Enthalpy:
𝐻 = 𝑡 + (2493 + 1,97𝑡)𝑌
+ Từ phương trình trên khi biết được hai thông số của không khí ẩm ta sẽ xác định được hai thông số còn
lại. Cụ thể thông thường là có t, Y tìm H và có H,Y tìm t. Đôi khí có H,t và tìm Y.
- Điểm sương:
5148,434
13,837−
𝑃𝑏ℎ = 𝑒 𝑇+273 , 𝑃: 𝑎𝑡 , 𝑇: 𝑑𝑜 𝐶
18 1
𝑌= 5148,434
−13,837+ 𝑇+273
× 𝑃𝑒 −1
19

+ P là áp suất làm việc, đơn vị at. T là độ C.

+ Khi biết được Y, thế vào phương trình trên=> Shift-solve=> tìm được nhiệt độ điểm sương.

- Nhiệt độ bầu ước:


18 18
1 1
𝐻 = 𝑡ứ𝑐 + (2493 + 1,97𝑡ứ𝑐) 5148,434 ; 𝑌ứ𝑐 = 5148,434
× 19 −13,837+𝑇 +273 19 −13,837+
−1× 𝑃𝑒 𝑇ứ𝑐+273 − 1
𝑃𝑒 ứ𝑐

+ P là áp suất làm việc đơn vị at, T là độ C

+ Đề thường sẽ cho ta biết t và xác định nhiệt độ bầu ước của không khí.
- Khi cho nhiệt độ bầu ước và nhiệt độ khô.
+ Có nhiệt độ bầu ước thế nhiệt đô vào phường trình, sẽ tìm được enthalpy=> Sau đó từ enthalpy và nhiệt
độ bầu khô tìm được Y của hỗn hợp không khí khô.

18 1
𝐻 = 𝑡 + (2493 + 1,97𝑡)
5148,434
−13,837+
× 𝑃𝑒 𝑇+273 − 1
19

14. Tính toán nhiệt cho quá trình


 Sấy lý thuyết:
- Không có tổn thất nhiệt, quá trình sấy là đoạn nhiệt.
- Xác định các trạng thái của không khí như cách trên.
- Bảo toàn vật chất tìm lượng không khí khô cần sử dụng bằng các phương trình bảo toàn. Thông
qua lượng ẩm
𝑊
𝐺𝑜 =
𝑌2 − 𝑌1
+ W lượng nước tách ra được.
- Nhiệt độ cấp vào hệ chính là trên lệch enthalpy của hỗn không khí ban đầu trước khi cho vào
caloriphe và hỗn hợp không khí sau khi sấy nhân cho khối lượng không khí khô sử dụng.
𝐻 = 𝐺𝑜(𝐻2 − 𝐻𝑜) = 𝐺𝑜(𝐻1 − 𝐻𝑜)
- Enthalpy của không khí sau caloriphe trước khi vào buồng sấy bằng với không khí thu được sau
khi sấy.
- Tính động lựu của quá trình:
+ Xác định thành phần Y của điểm ước, và nhiệt độ của điểm xương, thông qua enthalpy của H 1
hoặc H2. (sử dụng công thức ở trên).
(𝑌1 − 𝑌𝑢𝑐) − (𝑌2 − (𝑡1 − 𝑡𝑢𝑐) − (𝑡2 − 𝑡𝑢𝑐)
𝑌𝑡𝑏 = ; 𝑡𝑡𝑏 = 𝑡1 − 𝑡𝑢𝑐
𝑌𝑢𝑐)
𝑌1 − 𝑌𝑢𝑐

 Sấy thực: ln ( − ln ( )
𝑌2 ) 𝑡2 − 𝑡𝑢𝑐
𝑌𝑢𝑐
- Cân bằng vật chất để tìm được lương không khí cần sử dụng như ở sấy lý tưởng.
- Có thất thoát nhiệt nên quá trình tính phức tạp hơn.
Biết được toàn bộ số liệu nhiệt của các dòng vào và ra.

𝑄𝑐𝑎𝑙𝑜𝑟𝑖𝑝ℎ𝑒 = 𝐺𝑜 (𝐻2 − 𝐻𝑜 ) + 𝑚𝑣𝑎𝑡𝑙𝑖𝑒𝑢,𝑠𝑎𝑢 𝐶𝑠𝑎𝑢 𝑡𝑠𝑎𝑢 − 𝑚𝑣𝑎𝑡𝑙𝑖𝑒𝑢,𝑑𝑎𝑢 𝐶𝑑𝑎𝑢 𝑡𝑑𝑎𝑢 + 𝑚𝑥𝑒𝑣𝑎𝑛𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒𝑛 𝑐𝑥𝑒 (𝑡𝑠𝑎𝑢 − 𝑡𝑑𝑎𝑢 ) +
𝑄𝑚𝑎𝑡

Ta cần biết được nhiệt độ, nhiệt dung của của vật liệu lúc đầu, và sau. Nhiệt độ của xe bằng nhiệt độ của vật liệu.

Tuy nhiên một số trường hợp đề không cho nhiệt dung của vật liêu ban đầu.

𝑄𝑐𝑎𝑙𝑜𝑟𝑖𝑝ℎ𝑒 = 𝐺𝑜 (𝐻2 − 𝐻𝑜 ) + 𝑚𝑣𝑎𝑡𝑙𝑖𝑒𝑢,𝑠𝑎𝑢 𝐶𝑠𝑎𝑢 (𝑡𝑠𝑎𝑢 − 𝑡𝑑𝑎𝑢 ) − 𝑊𝐶𝑝,𝐻2 𝑂 𝑡đầ𝑢 + 𝑚𝑥𝑒𝑣𝑎𝑛𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒𝑛 𝑐𝑥𝑒 (𝑡𝑠𝑎𝑢 − 𝑡𝑑𝑎𝑢 )
+ 𝑄𝑚𝑎𝑡

+ Ta coi như nước ở nhiệt độ ban đầu tỏa nhiệt ra, rồi sau đó mới được hóa hơi và tăng nhiệt độ. Lượng nước được hóa
và tăng nhiệt độ đã nằm sẵng ở trong H2 rồi nên ta chỉ cân trừ đi lượng nước ban đầu bốc hơi.

- Sau khi ta tính được nhiệt cấp ở caloriphe. Ta xác định lượng nhiệt cấp vào cho khí và enthalpy H1.
𝐻=𝐻 𝑄𝑐𝑎𝑙𝑜𝑟𝑖𝑝ℎ𝑒
+ ; từ đó xác định nhiệt độ của dòng khí đi vào buồng sấy. thông qua công thức liên hệ H và Y .
1 𝑜 1 1
𝐺𝑜

- Động lực của quá trình, xác định và tính như sấy lý thuyết, tuy nhiên H1 xác và H2 cho điểm ước khác nhau,
nên xác định lại.
(𝑌1 − 𝑌𝑢𝑐,1) − (𝑌2 − 𝑌𝑢𝑐,2) (𝑡1 − 𝑡𝑢𝑐,1) − (𝑡2 − 𝑡𝑢𝑐,2)
𝑌𝑡𝑏 = 𝑌 𝑌1 − ; 𝑡 𝑡𝑏 = 𝑡1 − 𝑡𝑢𝑐,1
ln𝑢𝑐,1
() ln (𝑡2 − 𝑡𝑢𝑐,2)
𝑌2 − 𝑌𝑢𝑐,2

15. Thời gian sấy.


- Đọc sách , cái này dể lắm.

You might also like