You are on page 1of 8

TÌM HIỂU CÁC MÁY VÀ THIẾT BỊ CỦA QUÁ TRÌNH CÔ ĐẶC

1. Cô đặc chân không


- Cô đặc chân không (Vacuum concentration) là quy trình
cô đặc, làm bay hơi nước bằng cách sử dụng áp suất chân
không. Thiết bị cô đặc hoạt động ở áp suất chân không (áp
suất nhỏ hơn áp suất khí quyển) với mục đích làm giảm
nhiệt độ sôi của dung dịch cô đặc.
- Xét về cô đặc nói chung, cô đặc là phương pháp thường
dùng để làm tăng nồng độ một cấu tử nào đó trong dung
dịch hai hay nhiều cấu tử. Tùy theo tính chất của cấu tử khó
bay hơi (hay không bay hơi trong quá trình đó) ta có thể tách
một phần dung môi (cấu tử dễ bay hơi hơn) bằng phương pháp
nhiệt hay bằng phương pháp làm lạnh kết tinh.
1.1. Cấu tạo thiết bị cô đặc chân không:
Cấu tạo chung của một hệ thống cô đặc chân không bao
gồm:
 Khoang đun nóng nguyên liệu
 Khoang chứa hơi nước
 Khoang nước ngưng
Theo cấu tạo, hệ thống cô đặc chân không được chia thành
hai loại: hệ thống cô đặc 1 nồi và hệ thống cô đặc nhiều nồi.
1.1.1. Thiết bị cô đặc 1 nồi:
- Hệ thống này chỉ sử dụng 1 nồi cô đặc chân không, có thể
hoạt động theo phương pháp liên tục hay gián đoạn. Hệ
thống thiết bị cô đặc 1 nồi liên tục được sử dụng cho dung
dịch có độ nhớt thấp hay tương đối thấp. Còn hệ một nồi
gián đoạn dùng khi cần nâng cao nồng độ sản phẩm (như các
sản phẩm keo, sệt, paste).

- Cấu tạo của thiết bị cô đặc chân không gián đoạn 1 nồi:
 Nồi cô đặc chân không
 Thiết bị ngưng tụ
 Bình chứa nước ngưng tụ
 Bình chứa nước bơm chân không
 Máy bơm hút chân không
 Motor trộn
 Thiết bị đo áp suất chân không
 Hệ thống bảng điện kiểm soát
 Bộ phận nhiệt.
1.1.2. Thiết bị cô đặc nhiều nồi:
Phương pháp này có thể tiết kiệm hơi đốt, hơi thứ có thể sử
dụng để tạo nhiệt đốt cho nồi tiếp theo. Phương pháp này có
hiệu quả kinh tế tốt hơn so với sử dụng hơi đốt cho 1 nồi.
Tuy nhiên số lượng nồi không nên quá lớn vì sẽ làm giảm
hiệu quả. Thiết bị cô đặc chân không 3 nồi loại sử dụng tương
đối phổ biến hiện nay.

1.2. Phương pháp hoạt động của thiết bị cô đặc chân không:
Thiết bị cô đặc chân không sử dụng sự kết hợp của nhiệt,
chân không và lực ly tâm để làm bay hơi các mẫu dễ bay
hơi. Phương pháp này được sử dụng để làm bay hơi, làm
khô, tinh chế và đặc biệt là cô đặc sản phẩm nhanh.

- Có hai phương pháp hoạt động của thiết bị cô đặc chân


không:

 Phương pháp cô đặc bằng nhiệt: Dưới tác dụng của


nhiệt, dung môi từ trạng thái lỏng sẽ chuyển thành hơi
nước.
 Phương pháp cô đặc lạnh: Khi hạ thấp nhiệt độ, dung
môi kết tinh thành dạng rắn làm tăng nồng độ cho
dung dịch.
- Nguyên tắc của thiết bị cô đặc chân không

 Tiến hành với áp suất chân không


 Dung dịch cần cô đặc phải có nhiệt độ sôi dưới 100 độ
C. Từ đó, dung dịch tách bằng phương pháp cô đặc
tuần hoàn tốt, dung môi ít tạo cặn và có sự bay hơi liên
tục.
1.3. Ứng dụng của thiết bị cô đặc chân không:
- Trong sản xuất, các ứng dụng cô đặc chân không được biết
đến là phương pháp được sử dụng để cô đặc nước hoặc
dung môi hữu cơ trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau,
nhưng phổ biến nhất là trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm
và hóa chất.
- Công nghiệp thực phẩm và dược phẩm như: Cô đặc nước
muối, cô đặc dung dịch xút, trong quá trình sản xuất mía
đường, nước trái cây, nước ép, dịch đạm, nước mắm, dịch
tôm, dịch cá
- Công nghiệp hóa học: Sản xuất hóa chất NaOH, Muối NaCl,
muối vô cơ.

2. Thiết bị cô ly tâm:
Dung dịch được dẫn vào tâm của một rotor được làm nóng
bằng hơi nước. Rotor quay với vận tốc 400-1600 vòng/phút. Dung
dịch được văng lên phía trên nhờ lực ly tâm, tạo thành lớp mỏng
bên trong thành rotor. Bề dày của lớp màng khoảng 0,1 mm nên tốc
độ bốc hơi rất nhanh. Thời gian tiếp xúc với nhiệt của dung dịch chỉ
khoảng dưới 1 giây. Thiết bị dùng thích hợp với dung dịch chứa
thành phần nhạy cảm với nhiệt.

Máy cô quay được dùng phổ biến trong phòng thí nghiệm để cô đặc
dung dịch. Chuyển động quay của bình cất giúp phân bố dung dịch
thành lớp mỏng lên mặt trong của bình, làm tăng đáng kể bề mặt truyền
nhiệt cũng như bề mặt bốc hơi. Chuyển động quay còn có tác dụng phá
vỡ các bọt hơi tạo thành. Nhiệt độ bể nước, độ sâu của bình cất chìm
trong bể nước, mức chân không và tốc độ quay là những thông số có thể
điều chỉnh tốc độ bốc hơi.
Máy cô quay chân không

3. Hệ thống cô đặc kiểu TUYE:


3.1. Cấu tạo:
- Thiết bị cô đặc
- Bơm Tuye
- Các cửa
3.2. Nguyên tắc hoạt động:
- Hơi có áp suất cao P0 đi vào
tuye 2 và giãn. Đồng thời hơi
thứ có áp suất P và P’ được
hút vào Tuye. Từ Tuye hỗn
hợp đi ra với áp suất P1 rồi đi
vào thiết bị phân tách
- Lượng hơi đó áp suất cao,
nhiệt độ cao thì đi vào thiết
bị. Còn lượng hơi nhiệt độ thấp không được sửa dụng rồi đi
ra ngoài
- Hơi đốt đi ra ngoài, nguyên liệu đi bên trong ống tuýp, hai
phan đối lưu nhau. Hơi thứ được đi vào thiết bị phân tách,
sản phẩm và nước ngưng tụ cho ra ngoài 2 cửa khác nhau
3.3. Ưu và nhược điểm:
Ưu điểm: Cấu tạp đơn giản, rẻ, được sủ dụng phồ biến
4. Tài liệu tham khảo
https://nhathuocngocanh.com/co-dac-la-gi-cau-tao-nguyen-ly-van-
hanh-cua-mot-so-thiet-bi-co-dac/
https://xemtailieu.net/tai-lieu/cac-loai-thiet-bi-co-dac-cong-nghe-
thuc-pham-hoa-hoc-140927.html

You might also like