You are on page 1of 18

ĐỒ ÁN QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC


NỘI

ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ

Họ và tên: Nguyễn Mạnh Duy

MSSV: 2021602343

Lớp: DHKTHH01

Khoa: Công nghệ hóa – chuyên nghành hóa dược

Giáo viên hướng dẫn: Phan Thị Quyên

NỘI DUNG:

I.Đầu đề thiết kế

Trình bày về hỗn hợp chưng luyện loại tháp đệm để phân tách hỗn hợp axeton
và nước

- Cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học, nhiệt độ sôi, độ nhớt,...

- Vẽ sơ đồ sản xuất và thuyết minh

II.Số liệu ban đầu

- Hỗn hợp phân tách CH3COCH3 và H2O

- Năng suất tính theo hỗn hợp đầu: F = 4,4 (kg/s)

- Nồng độ cấu từ dễ bay hơi trong:

+ Hỗn hợp đầu: aF = 27 (% khối lượng)

+ Sản phẩm đỉnh: aP = 93 (% khối lượng)


+ Sản phẩm đáy: aW = 0,5 (% khối lượng)

- Tháp làm việc ở áp suất thường.

- Hỗn hợp đầu được gia nhiệt đến nhiệt độ sôi.

III.Nội dung các phần thuyết minh và tính toán

1.Giới thiệu chung: + Mở đầu và giải thích về hỗn hợp được chưng luyện

+ Vẽ và thuyết minh dây chuyền sản xuất.

2.Tính toán các thiết bị chính:

2
Lời nói đầu
Một trong những ngành có sự đóng góp to lớn đến ngành công nghiệp nước ta
nói riêng và thế giới nói chung đó là ngành công nghiệp hóa học đặc biệt là ngành
hóa chất cơ bản. Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp thế
giới và nước nhà, các ngành công nghiệp rất cần nhiều hóa chất có độ tinh khiết
cao. Với nhu cầu sử dụng nguyên liệu hay sản phẩm có độ tinh khiết cao sẽ có các
phương pháp sản xuất thích hợp để nâng cao độ tinh khiết như: trích ly, chưng cất,
cô đặc,.... Nhận thấy sự phát triển như vũ bão của nghành công nghệ hóa học, với
lối tư duy nhạy bén và sáng tạo, khoa Công nghệ Hóa Trường Đại Học Công
Nghiệp Hà Nội đã đào tạo những sinh viên chuyên nghành Hóa. Điều đó không chỉ
cung cấp cho đất nước đội ngũ công nhân lành nghề, thợ kỹ thuật có tay nghề cao
mà nó còn mở cơ hội việc làm cho giới trẻ trong lĩnh vự khá mới mẻ này.

Là một sinh viên khoa Công Nghệ Hóa, chúng em đã được trang bị rất nhiều
kiến thức cơ bản về các quá trình thiết bị của công nghệ sản xuất những sản phẩm
hóa học. Nhận được bản đồ án này là một cơ hội tốt để chúng em tìm hiểu về các
quá trình công nghệ, được vận dụng những kiến thức đã được học và mở rộng vốn
kiến thức của mình, từ đó giúp chúng em có cái nhìn cụ thể hơn về nghành nghề
mình đã lựa chọn.

Công nghệ hóa học là một nghành giữ vị trí, vai trò quan trọng trong sản xuất
phục vụ nhiều lĩnh vực, cho mọi nghành kinh tế quốc dân tạo tiền đề cho nhiều
nghành phát triển theo. Với nhiều phương pháp sản xuất khác nhau như: lọc, đun
nóng, làm nguội, chưng luyện, sấy khô, đông lạnh, hấp phụ,… đã tạo rất nhiều sản
phẩm đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của con người. Đặc biệt
được ứng dụng nhiều nhất là chưng luyện, nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực,
nghành đặc biệt là công nghệ lên men, công nghệ tổng hợp hữu cơ…. Vì thế đề tài
“thiết kệ hệ thống chưng luyện axeton-nước của môn đồ án quá trình thiết bị” cũng
là một bước giúp cho sinh viên tập luyện và chuẩn bị cho việc thiết kế quá trình và
thiết bị công nghệ trong lĩnh vực này. Để hoàn thành đồ án này, thực sự em đã cố
gắng rất nhiều. Xong vì đây là bước đầu làm quen với công tác thiết kế nên chắc

3
hẳn không tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô thông cảm và góp ý cho chúng
em.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong môn quá trình thiết bị,
đặc biệt là cô Phan Thị Quyên – người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em rất
nhiều trong thời gian thực hiện đồ án thiết kế.

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Sinh viên thực hiện

Duy

Nguyễn Mạnh Duy

4
MỤC LỤC

5
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG
I.Giới thiệu về chưng luyện

1.Phương pháp chưng luyện

Chưng luyện là phương pháp nhằm để phân tách hỗn hợp chất khí đã hóa
lỏng dựa trên độ bay hơi tương đối khác nhau giữa các cấu tử thành phần ở cùng
một áp suất.
Phương pháp chưng luyện này là một quá trình trong đó hỗn hợp được bốc
hơi và ngưng tụ thành nhiều lần. Khi chúng ta thu được sản phẩm. Thường hỗn
hợp chứa bao nhiêu cấu tử thì có bấy nhiêu sản phẩm. trường hợp có hai cấu tử
theo sơ đồ chung ta thu được:
- Sản phẩm đỉnh gồm cấu tử dễ bay hơi và một phần cấu tử khó bay hơi (P).
- Sản phẩm đáy gồm chủ yếu cấu tử khó bay hơi và một phần cấu tử
Dựa trên phương pháp chưng luyện liên tục, người ta đưa ra nhiều thiết bị phân
tách đa dạng như tháp chóp, tháp đĩa, tháp đệm... cùng với các thiết bị chúng ta
có những phương pháp chưng luyện
Áp suất làm việc:
- Chưng cất ở áp suất thấp.
- Chưng cất ở áp suất thường.
- Chưng cất ở áp suất cao.
Nguyên tắc của phương pháp này là dựa trên nhiệt độ sôi của các cấu tử: nếu
nhiệt độ sôi của các cấu tử quá cao thì giảm áp suất làm việc để giảm nhiệt độ
sôi của các cấu tử.
Nguyên lí làm việc: có thể làm theo nguyên lí liên tục hoặc gián đoạn.
+ Chưng gián đoạn: phương pháp này được sử dụng khi:
● Nhiệt độ sôi của các cấu tử xa nhau.
● Không cần đòi hỏi sản phẩm có độ tinh khiết cao
● Tách hỗn hợp lỏng ra khỏi tạp chất không bay hơi

6
● Tách sơ bộ hỗn hợp nhiều cấu tử
+ Chưng liên tục: là quá trình thực hiện liên tục nghịch dòng và nhiều đoạn
Các phương pháp chưng luyện
Phân loại theo áp suất làm việc
- Áp suất thấp
- Áp suất thường
- Áp suất cao
Phân loại theo nguyên lí làm việc
- Chưng cất đơn giản
- Chưng cất bằng hơi nước trực tiếp
Phân loại theo phương pháp cấp nhiệt ở đáy
- Cấp nhiệt ở trực tiếp
- Cấp nhiệt gián tiếp

2.Thiết bị chưng luyện

Trong sản xuất thường sử dụng rất nhiều loại tháp khác nhau nhưng chúng
đều có một yêu cầu cơ bản là diện tích tiếp xúc bề mặt pha lớn.
Tháp chưng cất phong phú về kích cỡ và ứng dụng. Các tháp lớn thường được
sử dụng trong công nghệ lọc hóa dầu. Đường kính tháp phụ thuộc vào lượng
pha lỏng và lượng pha khí, độ tinh khiết của sản phẩm. Mỗi loại tháp chưng lại
có cấu tạo riêng, có ưu điểm và nhược điểm khác nhau, vậy ta phải chọn loại
tháp nào cho phù hợp với hỗn hợp cấu tử cần chưng và tính toàn kích cỡ của
thiết bị cho phù hợp với yêu cầu.

 Tháp đĩa : thân tháp hình trụ, thẳng đứng phía trong có gắn các đĩa có
cấu tạo khác nhau, trên đó pha lỏng và pha hơi được cho tiếp xúc với nhau. Tuỳ
theo cấu tạo của đĩa, ta có :
 Tháp đĩa chóp : trên đĩa bố trí có chóp dạng tròn.
 Tháp đĩa lỗ : trên đĩa có nhiều lỗ hay rãnh.

7
 Tháp đệm : tháp hình trụ, gồm nhiều bậc nối với nhau bằng mặt bích
hay hàn. Vật đệm được cho vào tháp theo một trong hai phương pháp sau : xếp
ngẫu nhiên hay xếp thứ tự.
Trong đồ án này em được giao thiết kế tháp chưng luyện loại tháp đệm để phân
tách hỗn hợp hai cấu tử là Axeton và nước với năng suất hỗn hợp đầu 4,4(kg/s).
Nồng độ cấu tử dễ bay hơi trong:
+ Hỗn hợp đầu: aF = 27 (% khối lượng)

+ Sản phẩm đỉnh: aP = 93 (% khối lượng)

+ Sản phẩm đáy: aW = 0,5 (% khối lượng)

Tháp làm việc ở áp suất thường với hỗn hợp đầu được gia nhiệt đến nhiệt độ
sôi.
II.Giới thiệu về tháp đệm và hỗn hợp chưng luyện
1.Tháp đệm

- Trong tháp người ta có đổ đầy đệm. Dung dịch đi từ trên xuống chảy dàn đều
trên các đệm sẽ tiếp xúc với khí đi từ dưới lên diễn ra quá trình hấp thụ. Sản
phẩm thu được ở đáy tháp, khí trơ thoát ra trên đỉnh tháp.
- Ưu điểm của tháp đệm
+ Hiệu suất cao vì bề mặt tiếp xúc pha lớn.
+ Cấu tạo đơn giản
+ Trở lực trong tháp không lớn lắm
+ Giới hạn làm việc của tháp tương đối rộng
- Nhược điểm của tháp đệm:

+ Khó làm ướt đều đệm

+ Tháp cao quá thì phân phối chất lỏng không đều => để khắc phục thì người ta
chia đệm ra nhiều tầng và có đặt thêm bộ phận phân phối chất lỏng đối với mỗi
tầng đệm.

- Chế độ làm việc của tháp đệm:

8
Tùy thuộc vào vận tốc khí mà chế độ thủy đồng trong tháp đệm là chế độ dòng,
xoáy hay sủi bọt. Chế độ dòng, vận tốc khí còn bé, lực hút phân tử lớn hơn lực ỳ
nên chuyển khối được quyết định bằng khuếch tán phân tử. Tăng dân vận tốc đến
khi lực ỳ bằng lực phân tử quá trình chuyển khối được quyết định không chỉ bằng
khuếch tán phân tử mà còn có khuếch tán đối lưu. Chế độ thủy động chuyển sang
chế độ quá độ. Nếu tiếp tục tăng vận tốc khí lên nữa, ta có chế độ xoáy và quá trình
chuyển khối được quyết định bởi khuếch tán đối lưu. Đến một giới hạn nào đó của
vận tốc khí sẽ xảy ra hiện tượng đảo pha. Lúc này chất lỏng sẽ choán toàn bộ tháp
và trở thành pha liên tục, còn khí phân tán vào lòng và trở thành pha phân tán. Vận
tốc khí ứng với điểm đảo pha gọi là vận tốc đảo pha. Do khí sục vào lỏng nên tạo
bọt.

Theo thực nghiệm thì quá trình chuyển khối ở chế độ sủi bọt là tốt nhất, song trong
thực tế tháp đệm chỉ làm việc ở vận tốc đảo pha, vì nếu tăng nữa sẽ rất khó đảm
bảo quá trình ổn định. Chế độ này, chất lỏng chảy thành màng bao quanh đệm, nên
còn gọi là chế độ màng. Do đó, trong thực tế tháp làm việc ở chế độ màng.

2.Hỗn hợp chưng luyện

Axeton và nước là hai loại hóa chất quan trọng trong nghành công nghiệp hóa
chất

2.1. Axeton:

Axeton có công thức phân tử: CH3-CO-CH,khối lượng phân tử: 58 đvC. Là
chất lỏng không màu,có mùi đặc trưng,tan nhiều trong nước.

* Một số thông số vật lý của axeton:

-Nhiệt độ sôi: 56,1 oC

-Nhiệt độ nóng chảy: - 94,6 oC

-Nhiệt dung riêng(C): 22 Kcal/mol (chuẩn ở 102 oC)

-Độ nhớt : 0,316 cp(ở 25 °C)

-Nhiệt trị : 0.5176 cal/g ( ở 20 °C)

9
Axeton là một dung môi tốt cho nhiều chất hữu cơ aceton làm dung môi tốt
đối với các nitro xeluloza, acetyl xenluloza. Nó ít độc nên được dùng làm dung
môi cả trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm.,nó được sử dụng để tổng hợp
nhiều chất hữu cơ phần lớn được dùng làm dung môi nhất là trong công nghiệp sản
xuất nhựa, vecni, chất dẻo và nhiều sản phẩm tiêu dùng

* Tính chất hóa học đặc trưng của axeton:

Phản ứng chính của axeton chủ yếu vào nhóm cacbonvl(-CO-), ngoài ra còn
có phản ứng thế vào nhóm -CH3 - Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:

-Phản ứng ở nhóm -CO-: Axeton rất nghèo phản ứng, Xeton có phản ứng khử
giống andehit nhưng tạo ra ancol bậc II :

CH3 -CO-CH3 + H2 -> CH3-CH(OH)-CH3

Xeton khó bị oxi hóa vì các gốc hidrocacbon đã cản trở không gian.Tuy nhiên
nó có thể bị oxi hóa bởi dung dịch thuốc tím đun nóng với axit sunfuric tạo ra hỗn
hợp các axit cacboxylic.

Phản ứng ở gốc hidrocacbon:

CH3-CO-CH3+Br₂--> CH3-CO-CH2Br+ HBr.

Lưu ý:Phản ứng trên xảy ra khi dùng brom khan và có xúc tác axit axetic đun
nóng

* Các phương pháp điều chế axeton:

-oxi hóa hidrocacbon:khi đốt cháy chậm n-ankan ở pha khi ta có thể thu được
axeton

-oxi hóa ancol:đây là phương pháp quan trọng nhất để điều chế hợp chất
cacbonyl

VD: CH3-CH(OH)-CH3 CH3-CO-CH3+H2O

Propal-2-ol Axeton

-oxi hóa cumen(chỉ riêng đối với của axeton)

C6H5-CH(CH3)2 +O2 → CH3-CO-CH3 +C6H5-OH

10
2.2.Nước

Trong điều kiện bình thường : nước là chất lỏng không màu, không mùi,
không vị nhưng khối nước dày sẽ có màu xanh nhạt

-Khối lượng phân tử: 18 g/mol

-Khối lượng riêng dạc: 1 g/ml

-Nhiệt độ nóng chảy: 0°C

-Nhiệt độ sôi : 100°C

-Độ nhớt ở 25°C: 1,005.10 Ns/m

Nước là hỗn hợp chất chữa phần lớn trên trái đất ( 3/4 diện tích trái đất là
nước biển) và rất cần thiết cho sự sống.

Nước là dung môi phân cực mạnh, có khả năng hòa tan nhiều chất và là dung
môi rất quan trọng trong kỹ thuật hóa học.

III.Dây chuyền sản xuất

11
IV. Bảng kê các ký hiệu thường dùng trong đồ án.

GF, F: Lượng hỗn hợp đầu, kg/h (hoặc kg/s, kmol/h)


GP, P: Lượng sản phẩm đỉnh, kg/h (hoặc kg/s, kmol/h)
GW, W: Lượng sản phảm đáy, kg/h (hoặc kg/s, kmol/h)
aF: nồng độ khối lượng của hỗn hợp đầu

aP: nồng độ khối lượng của sản phẩm đỉnh

aW: nồng độ khối lượng của sản phẩm đáy

XF: nồng độ phần mol cuả cấu tử dễ bay hơi trong hỗn hợp đầu

XP: nồng độ phần mol cuả cấu tử dễ bay hơi trong sản phẩm đỉnh

XW: nồng độ phần mol cuả cấu tử dễ bay hơi trong sản phẩm đáy

M: Khối lợng mol phân tử, kg/kmol


μ: độ nhớt, Ns/m
ρ : khối lợng riêng, kg/m3

Ngoài ra các ký hiệu cụ thể khác được định nghĩa tại chỗ.

12
PHẦN II: TÍNH TOÁN CÁC THIẾT BỊ CHÍNH
Các số liệu ban đầu:
- Hỗn hợp phân tách CH3COCH3 và H2O

- Năng suất tính theo hỗn hợp đầu: F = 4,4 (kg/s) = 15840 kg/h

- Nồng độ cấu từ dễ bay hơi trong:

+ Hỗn hợp đầu (phần khối lượng) : aF = 27% = 0,27


+ Sản phẩm đỉnh (phần khối lượng) : aP = 93% = 0,93
+ Sản phẩm đáy (phần khối lượng) : aW = 0,5% = 0,005
- Tháp làm việc ở áp suất thường, hỗn hợp đầu được gia nhiệt đến nhiệt độ
sôi.

1.Tính toán cân bằng vật liệu toàn thiết bị

1.1Tính toán cân bằng vật liệu

- Phương trình cân bằng vật liệu chung cho toàn tháp

F=P+W [II,144]

- Đối với cấu tử dễ bay hơi


F . aF = P . aP + W . a W [II,144]

- Lượng sản phẩm đỉnh


a F −aW
P=F. [II,114]
a P−aW

- Lượng sản phẩm đáy

W=F–P

Trong đó:

aF: nồng độ khối lượng của hỗn hợp đầu

aP: nồng độ khối lượng của sản phẩm đỉnh

aW: nồng độ khối lượng của sản phẩm đáy

F: Lượng hỗn hợp đầu, kg/h (hoặc kg/s, kmol/h)

13
Đầu bài cho:
F = 4,4 (kg/s) = 15840 kg/h; aF = 27% = 0,27; aP = 93% = 0,93 và

aW = 0,5% = 0,005

- Vậy ta có lượng sản phẩm đỉnh là:


a F −aW 0 , 27−0 , 005
P=F.
a P−aW
= 15840 . 0 , 93−0 , 005
= 4537,946 (kg/h)

- Lượng sản phẩm đáy là:


W = F – P = 15840 – 4537,946 = 11302,054 (kg/h)
1.2 Chuyển đổi nồng độ phần khối lượng sang nồng độ phần mol

 Công thức đổi nồng độ phần khối lượng sang nồng độ phần mol
aA
MA
xA = a aB
[2-126, Bảng VIII.I]
A
+
M A MB

Trong đó:

aA, aB: nồng độ phần khối lượng của Axeton và nước

MA: Khối lượng phân tử của Axeton

MB: Khối lượng phân tử của Nước


Với MA = 58 (kg/kmol)
MB = 18 (kg/kmol)
 Thay số liệu vào ta có:
aF 0 , 27
MA 58
xF = a = = 0,103 phần mol
(1−a¿¿ F) 0 , 27 (1−0 ,27)
F
+ ¿ +
MA MB 58 18

aP 0 , 93
MA 58
xP = a = = 0,8048 phần mol
(1−a¿¿ P) 0 , 93 (1−0 , 93)
P
+ ¿ +
MA MB 58 18

14
aW 0 , 005
MA 58
xW = a = = 0,0016 phần mol
(1−a¿¿ W ) 0 , 005 (1−0 ,005)
W
+ ¿ +
MA MB 58 18

 Khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp đầu


MF = xF . MA + (1 −¿xF) . MB

MF = 0,103 . 58 + (1 – 0,103) . 18

MF = 22,12 (kg/kmol)

 Khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp sản phẩm đỉnh
MP = xP . MA + (1 −¿xP) . MB

MP = 0,8048. 58 + (1 −¿ 0,8048) . 18

MP = 50,192 (kg/kmol)

 Khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp sản phẩm đáy
MW = xW . MA + (1 – xW) . MB

MW = 0,0016 . 58 + (1 – 0,0016) . 18
MW = 18,064 (kg/kmol)
 Lượng hỗn hợp đầu tính theo kmol/h
F 15840
GF = M = 22 ,116 = 716,094 (kmol/h)
F

 Lượng sản phẩm đỉnh tính theo kmol/h


x F −xW 0 , 103−0 , 0016
GP = GF . x −x = 716,094 . 0 , 8048−0 , 0016 = 90,403 (kmol/h)
P W

 Lượng sản phẩm đáy tính theo kmol/h:


GW = GF −¿ GP = 716,094 – 90,403 = 625,691 (kmol/h)

2.2.Tính chỉ số hồi lưu tối thiểu

Theo số liệu bảng IX.2a (Sổ tay QT & TBCNHC – 2, trang 145) ta có
thành phần cân bằng lỏng (x) – hơi (y) và nhiệt độ sôi của hai hỗn hợp Axeton –
Nước ở 760mmHg (% mol) ta có bảng sau:

15
x 0 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
y 0 60,3 72 80,3 82,7 84,2 85,5 86,9 88,2 90,4 94,3 100
toC 100 77,9 69,6 64,5 62,6 61,6 60,7 59,8 59 58,2 57,5 56,9

Từ bảng số liệu trên ta vẽ được đồ thị y – x, từ đó xác định được chỉ số hồi lưu
tối thiểu:

Hình 1: Đồ thị y - x xác định số đĩa lý thuyết

16
Với giá trị xF = 0,103 ta kẻ đường song song với trục y và cắt đường cân
bằng, từ đó ta kẻ đường song song với trục x cắt trục y tại B và ta xác định được
giá trị y*F = 0,7225 . Từ đó ta tính được Rmin:
y∗¿F 0,8048−0 ,7225
Rmin = x p− y∗¿ ¿
¿ = 0 , 7225−0 , 103 = 0,1328
F −x F

1.3.Tính chỉ số hồi lưu thích hợp

Chỉ số hồi lưu làm việc thường được xác định thông qua chỉ số hồi lưu tối thiểu:

R =β .Rmin

Trong đó:

β: hệ số dư hay hệ số hiệu chỉnh.

 Tính gần đúng ta lấy chỉ số hồi lưu làm việc bằng:

R = (1,2÷2,5). Rmin

Ta biết Rmin, cho β biến thiên bất kì trong khoảng (1,2÷2,5), tính được R tương
ứng. Ở mỗi R tương ứng ta vẽ đường làm việc và vẽ các bậc thay đổi nồng độ lý
thuyết N.

Dưới đây là các đồ thị xác định số đĩa lí thuyết trên cơ sở đường cân bằng, xP,
xF, xW. Đường làm việc đoạn luyện đi qua điểm (xP, yP) và cắt trục tung tại điểm
xP
có tung độ : B = , đường làm việc đoạn chưng đi qua giao điểm của đường
R +1
làm việc đoạn luyện với đường xF= const và điểm( xW, yW). Vẽ các tam giác như
hình ta thu được số đĩa lý thuyết.

Với β 1 = 1,2, ta có: Rth = β . Rmin = 0,1594; B1 = 0,6942

17
Hình 2.2: Đồ thị xác định số đĩa lý thuyết với β 1 = 1,2; Không xác định được số
đĩa

18

You might also like