You are on page 1of 3

1.

Lịch sử làng nghề

Vùng làng nghề


Từ Hà Nội theo đường quốc lộ 1A về phía nam, đến ga Thường Tín rẽ theo tỉnh
lộ 427 về hướng tây, đi chừng 3 cây số là đến làng Thụy Ứng.
Nguồn gốc hình thành
Theo Niên biểu lịch sử Việt Nam 2000 năm, lược sừng Thụy Ứng ra đời từ thời
vua Lê Trung Tông, hiệu Thuận Bình, trị vì từ năm 1549 đến 1556 (Tạp chí Dân tộc
học số 1 năm 1991, tác giả Hùng Minh) có giới thiệu về ông tổ nghề và khoảng thời
gian xuất hiện nghề lược sừng ở Thụy Ứng như sau: có hai anh em là cháu tiến sĩ Trần
Đắc, người làng Thụy Ứng, không rõ người anh hay người em sau khi đi học nghề đã
trở về dạy lại cho dân làng nghề làm lược sừng.

2. Con người (nghệ nhân)

Nghệ nhân Nguyễn Văn Kiến


Ở tuổi 76, ông Nguyễn Văn Kiến hiện là một trong những nghệ nhân giàu kinh
nghiệm nhất làng Sừng. Ông Kiến làm nghề từ năm 13 tuổi, bắt đầu từ làm chiếc lược
sừng. Tuy nhiên, ông Kiến không chỉ dừng lại ở việc làm các sản phẩm đơn giản như
lược sừng, mà ông còn tìm tòi, và học hỏi để làm các sản phẩm tinh xảo hơn. Tất cả
đều xuất phát từ lòng yêu nghề.Một số tác phẩm, ông Kiến phải miệt mài hàng tháng
mới xong. Có cái sừng phải uốn cả chục lần chỉ để vừa ý, và khó nhất là lúc tạo dáng
sản phẩm. Song kỹ thuật cộng với trí tưởng tượng phong phú và sự khéo tay của
người thợ vẫn có thể tạo ra những sản phẩm có độ tinh xảo cao.

3. Đặc điểm, quy trình sản xuất sản phẩm

- Sừng mua về hình ống được bổ đôi trước khi đưa vào sơ chế
- Nguyên liệu phải được luộc trong dầu sôi cho mềm. Người thợ phải trực tiếp
ngồi bên dầu sôi bỏng rát mặt, mùi dầu cộng thêm mùi hôi của sừng trâu, bò.
- Trước khi chế tác thành lược, sừng được cán thành từng miếng mỏng bằng máy
ép thuỷ lực.
- Kích cỡ của chiếc lược được người thợ đo thủ công hoàn toàn bằng tay.
- Réo sừng thành từng miếng nhỏ, vừa với kích cỡ chiếc lược.
- Từng chiếc răng được hình thành bằng chiếc máy chuyên dụng.
- Sau khi được tạo răng, chiếc lược được đem chà lát cho hết vết sần sùi
- Tỉa răng lược để khi chải răng lược có thể bám vào da đầu. Công đoạn này đòi
hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo bởi chiếc lược có hữu dụng hay không là nhờ vào bước này.
- Phần thô của chiếc lược được hoàn thành
- Vẽ hoạ tiết cho lược
- Công đoạn cuối cùng là đánh bóng để chiếc lược sừng mịn và đẹp

4. Tương lai - Hướng đi cho làng nghề

Để đáp ứng thị hiếu của người sử dụng, làng nghề Thụy Ứng còn cho ra đời
nhiều sản phẩm thủ công, mỹ nghệ đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, có
giá trị kinh tế cao, như: thìa, muôi, bát, các loại tranh, ảnh nghệ thuật làm bằng chất
liệu sừng…
Nhiều sản phẩm được chế tác thủ công cực kỳ tinh xảo, đòi hỏi đầu tư thời gian
và tâm sức rất lớn như tác phẩm: long phượng kỳ duyên, song hổ tranh đấu, bức tranh
lục bình… được khắp nơi trong nước ưa chuộng và xuất khẩu sang các nước, trở thành
sản phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo của Việt Nam.
Để hiện đại hoá trong mọi khâu, người thợ Thụy Ứng đã áp dụng sản xuất theo
dây chuyền công nghiệp, sử dụng máy móc trong hầu hết các quá trình tạo nên sản
phẩm.
Đa số sản phẩm được xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước
châu Âu. Theo Trưởng thôn Thụy Ứng Nguyễn Tuấn Anh, hiện thôn có khoảng 600
hộ làm nghề, chiếm 60% tổng số hộ toàn thôn; trong đó, có 30 doanh nghiệp sản xuất
quy mô lớn, tạo việc làm cho 10 lao động trở lên. Ước tính mỗi năm, sản xuất của
làng nghề đạt giá trị hơn 100 tỷ đồng; thu nhập của lao động làng nghề đạt 4,5 triệu
đồng/người/tháng trở lên…
5. Tính Nguyên mẫu và biểu tượng của làng nghề

6. Nguồn:
Làng Nghề lược sừng

2. https://scov.gov.vn/ban-sac-van-hoa/gioi-thieu-ban-sac-van-hoa/lang-nghe-
luoc-sung-thuy-ung-hoi-sinh-manh-me.html
3. https://danviet.vn/ngo-ngang-lang-nghe-thuy-ung-dua-sung-trau-34xuat-
ngoai34-7777523903.htm
4. https://laodongthudo.vn/chiem-nguong-ve-dep-doc-dao-cua-nhung-san-pham-
lam-tu-sung-111030.html
5. https://www.youtube.com/watch?v=gN9ZHImUdsM&ab_channel=Ng
%C6%B0%E1%BB%9DiKh%C3%A1mPh%C3%A1
6.
https://www.youtube.com/watch?v=lEbXWeu86sE&ab_channel=HAHANCO

HÌNH ẢNH:
https://drive.google.com/drive/folders/1CnystoHktfM9q_QkXzyUIZc8UypUmcl
m

You might also like