You are on page 1of 3

Chuồn chuồn tre Thạch Xá - Món quà bình dị của tuổi thơ

1.GIỚI THIỆU :Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố, các làng nghề ở Hà Nội vẫn luôn
giữ được nét đẹp riêng độc đáo khó lẫn, không nơi nào sánh được. Với bề dày lịch sử cùng
những câu chuyện ý nghĩa ẩn giấu trong từng sản phẩm, những làng nghề này đã mang lại những
giá trị văn hóa đẹp đẽ nhất khắc sâu trong tâm hồn của mỗi người con đất Việt. Tiêu biểu trong
số đó là làng Thạch Xá nằm cách Thủ đô 25km về phía Tây tại huyện Thạch Thất của Hà Nội
với Chuồn chuồn tre là một sản phẩm độc đáo được tạo nên bởi các nghệ nhân trong làng , là
món đồ chơi tuổi thơ rất đỗi thân thuộc đối với mỗi người dân trong làng. Thực tế ,lịch sử làng
chuồn chuồn tre Thạch Xá trải qua 20 năm đã thực sự biến mảnh đất này thành một trong số làng
nghề ở Hà Nội nổi tiếng được nhiều du khách biết đến.
2.Thực trạng của chuồn chuồn tre Thạch Xá:

-Trước đây, cả làng Thạch Xá gần như hộ nào cũng làm chuồn chuồn tre để kiếm thêm thu nhập,
tuy nhiên vài năm trở lại đây, tốc độ đô thị hóa, người dân dần bỏ nghề thủ công truyền thống
này chuyển sang các nghề kinh doanh khác mang lại lợi nhuận tốt hơn.

-vì vậy hiện tại, cả làng chỉ còn khoảng 4-5 hộ còn gắn bó với nghề làm chuồn chuồn tre.

-bà Nguyễn Thị Chi (56 tuổi) ở làng TX tâm sự: “Từ ngày có dịch Covid-19, số đơn hàng giảm
hẳn. Từ một tháng mấy vạn chuồn chuồn làm không xuể đơn đặt, giờ chúng tôi chỉ làm để đó, có
khách đặt mới mang ra tô màu rồi gửi đi, nhưng cũng chẳng được bằng nửa khi trước.

3 .NGUYÊN NHÂN :.

-khách quan:+thị trường bị thu hẹp và đang giảm dần

+thu nhập thấp ,không đồng đều trong khi tiền vốn cao ,công việc vất vả,mất nhiều thời gian.
Theo các nghệ nhân ở đây, nghề này mang lại thu nhập không cao. Mỗi chú chuồn chuồn bình
thường được bán ra với giá 5.000 - 10.000 đồng, người nghệ nhân cũng chỉ lãi vài nghìn bạc ít ỏi
trong khi việc làm thủ công lại tốn nhiều công sức.

+quá trình đô thị hóa ,hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng phổ biến ,nên nhiều
người trẻ đã không nối nghiệp truyền thống mà lên thành phố làm việc để kiếm thêm thu
nhập ,phục vụ đời sống .

+các trò chơi điển tử ngày càng phố đang dần thay thế những trò chơi dân gian .[sự phát triển của
công nghệ ]

+Kinh tế biến động ,cuộc sống khó khăn và nhu cầu con người tăng cao .

+sự cạnh tranh cao, không như trước kia, chỉ nhờ vào truyền miệng, tiếng lành đồn xa, để duy trì
việc kinh doanh, chuồn chuồn tre cũng như các mặt hàng truyền thống khác cần chủ động tìm
kiếm khách hàng, tiếp cận được các sàn thương mại điện tử
-chủ quan :

+thiếu hiểu biết và không coi trọng nghề làm chuồn chuồn tre nói riêng và các nghề truyền
thống nói chung .

+ hầu hết các làng nghề, nghề truyền thống đều hoạt động với quy mô nhỏ, tự phát và gặp nhiều
khó khăn, hạn chế như thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao, thiếu vốn để đầu tư đổi mới công
nghệ, thiết bị máy móc để nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm và cả phương thức quảng
bá.

+Ở nông thôn, đa số các hộ làm nghề nông thôn là hộ nghèo, trình độ lao động phổ thông, thiếu
chủ động trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

4,Giải pháp:

Mở lớp với mục đích duy trì phát huy giá trị văn hóa làng nghề làm chuồn chuồn tre tại Thạch
Xá với đối tượng nhắm đến: Thế hệ trẻ ngày nay. Sử dụng các phương tiện quảng cáo như
website, mạng xã hội, tờ rơi, poster để cho mọi người biết đến. Sử dụng âm nhạc, văn nghệ, và
các hoạt động văn hóa góp phần truyền dạy giá trị văn hóa một cách sáng tạo và thu hút. Chú
trọng vào việc truyền tải thông điệp hấp dẫn và giá trị của sản phẩm để thu hút học sinh quan
tâm. Lớp học không chỉ phát triển về sức sáng tạo, tư duy hay khéo tay năng khiếu mà còn giúp
nâng tầm giá trị của sản phẩm và nhận thức của người tham gia lớp học. Sau khi làm có thể
mang sản phẩm về làm kỉ niệm hoặc quà tặng vì những món quà tự tay làm sẽ mang ý nghĩa to
lớn hơn.

Lưu ý khi mở lớp dạy làm chuồn chuồn tre Thạch Xá

- Tạo điểm đến giáo dục: Thiết lập một không gian giáo dục ở làng nghề chuồn chuồn tre, nơi
thế hệ trẻ có thể tìm hiểu và trải nghiệm về các giá trị văn hóa truyền thống; có thể bao gồm việc
xây dựng một trung tâm văn hóa, một bảo tàng nhỏ hoặc một phòng trưng bày. Đây là nơi thế hệ
trẻ có thể tìm hiểu về lịch sử, kỹ thuật và giá trị văn hóa của nghề chuồn chuồn tre thông qua các
hiển thị, hình ảnh và tư liệu tương tác.

- Hướng dẫn từ người có kinh nghiệm: Tìm kiếm những người có kinh nghiệm trong làng nghề
chuồn chuồn tre, như những nghệ nhân hay những người truyền thống, để họ truyền đạt kiến
thức và kỹ năng của họ cho thế hệ trẻ trong các hoạt động thực hành

- Tạo cơ hội thực hành: tổ chức các hoạt động ngoại khóa của nhà trường để thực hành nghề
chuồn chuồn tre hiểu rõ hơn về quá trình sản xuất,có thể học cách làm những sản phẩm từ chuồn
chuồn tre và trải nghiệm quá trình sáng tạo, từ việc chọn nguyên liệu đến công đoạn hoàn thiện
và tạo ra những tác phẩm của riêng mình

- Tổ chức sự kiện và trình diễn: Tổ chức các sự kiện, triển lãm hoặc buổi trình diễn nhằm giới
thiệu nghệ thuật và sản phẩm của làng nghề chuồn chuồn tre.
- Kết hợp với các hoạt động giáo dục khác: Liên kết nghề chuồn chuồn tre với các hoạt động
giáo dục khác, như môn học văn hóa, nghệ thuật hoặc lịch sử. Điều này giúp trẻ em hiểu rõ hơn
về nguồn gốc và giá trị văn hóa của nghề này, và đồng thời khuyến khích sự tìm hiểu và sáng tạo
trong quá trình học tập.

5.Cách làm: chèn video[cắt đến phút 3,47]

https://youtu.be/xN62hDpZoKk?si=DWDWSXjz4E1nKwu9
5.KẾT QUẢ,THÀNH TỰU
Làng Chuồn Chuồn Tre Thạch Xá đã phát triển thành một trung tâm sản xuất chuồn chuồn tre uy
tín và chất lượng. Các nghệ nhân làng đã có kỹ thuật làm chuồn chuồn tre tinh xảo, từ việc chọn lựa
cây tre phù hợp cho đến quá trình xử lý và hoàn thiện sản phẩm. Chuồn chuồn tre từ làng Thạch Xá
đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.
=>Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống: Làng Chuồn Chuồn Tre Thạch Xá đã nỗ lực trong việc
bảo tồn và phát triển nghề làm chuồn chuồn tre truyền thống. Các nghệ nhân trẻ được đào tạo để
tiếp tục truyền thống và nâng cao kỹ năng làm chuồn chuồn tre. Đồng thời, làng cũng tổ chức các
hoạt động giao lưu, triển lãm và lễ hội để giới thiệu và quảng bá nghề truyền thống này.
và phát triển du lịch văn hóa: Làng Chuồn Chuồn Tre Thạch Xá cũng đã trở thành điểm đến du lịch
văn hóa hấp dẫn. Du khách có thể tham quan và trải nghiệm quá trình làm chuồn chuồn tre truyền
thống, học tập về lịch sử và nghệ thuật của làng. Điều này đã giúp thúc đẩy phát triển du lịch và tạo
ra cơ hội kinh doanh cho cộng đồng địa phương

You might also like