You are on page 1of 16

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

-------------------------

BÀI TẬP THỰC TẾ MÔN HỌC THÔNG TIN ĐỐI


NGOẠI
Hoạt động sự kiện thông tin đối ngoại
Giới thiệu đôi nét văn hóa lịch sử Việt Nam qua Triển lãm
tranh ”Kỳ ẩn Việt Nam”
Sinh viên: NGUYỄN THỊ LAN ANH
Mã số sinh viên: 2156110006
Lớp hành chính: QHCT&TTQT
Hà nội, tháng 05 năm 2022
1

I. Mở đầu:
1. Lý do viết bài thu hoạch:
Trong thời gian vừa qua, được sự tạo điều kiện của thầy cố vấn Lưu Trần
Toàn cùng quý thầy cô thuộc bộ môn Thông tin đối ngoại từ Học viện Báo chí &
Tuyên truyền cũng như đơn vị tổ chức Triển lãm “Kỳ ẩn Việt Nam” của họa sĩ
Nguyễn Thanh Vũ, em đã được tìm hiểu và trải nghiệm thực tế những nét độc đáo
và đa dạng của nền văn hóa lịch sử con người Việt Nam. Có thể khẳng định đi thực
tế là một hoạt động vô cùng ý nghĩa giúp sinh viên áp dụng và hiểu rõ hơn những
kiến thức đã được học tập tại trường, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm hữu ích cho
những hoạt động kiến tập, thực tập và làm việc sau này.
Việc viết bài thu hoạch là vô cùng cần thiết, đây là một cách thức hữu hiệu
để báo cáo kết quả của sinh viên đã thu được sau một lần được đi thực tế. Không
chỉ vậy, việc viết bài thu hoạch còn đánh dấu một trải nghiệm thú vị, một kỷ niệm
đáng nhớ mà chúng em đã đi qua và có thời gian nhìn nhận lại bản thân mình đã
gặt hái được những kết quả gì và rút ra những bải học hữu ích cho bản thân.

2. Nhiệm vụ và phạm vi báo cáo bài thu hoạch:


Trong thời gian một buổi chiều được đi trải nghiệm, bản thân em đã tìm hiểu
thực tế những giá trị truyền thống của con người Việt Nam thông qua rất nhiều
công trình kiến trúc được phác họa đầy màu sắc ấn tượng thành những bức tranh
tuyệt tác nằm trong Bộ sưu tập tranh “Kỳ ẩn Việt Nam” của họa sĩ Nguyễn Thanh
Vũ được tổ chức tại địa điểm Thư quán – Di tích Quốc gia Đặc biệt Văn Miếu –
Quốc Tử Giám. Để thực hiện chuyến đi này, em cần chuẩn bị một trạng thái tốt về
mặt thể chất cùng với đó là những thông tin cơ bản về buổi triển lãm và những kiến
thức khái quát về mặt lịch sử, mỹ thuật, ngôn ngữ để có thể tham gia trải nghiệm
buổi thực tế một cách trọn vẹn và mang lại kết quả tốt đẹp nhất.

3. Kế hoạch cho nội dung bài thu hoạch:


2

Để thực hiện các nội dung bài thu hoạch, bản thân em đã xây dựng kế hoạch
như sau:
- Tìm hiểu và thu thập thông tin thông qua việc trải nghiệm buổi triển lãm cùng với
đó là trao đổi, trò chuyện cùng những du khách trong và ngoài nước để có những
cái nhìn khách quan nhất.
- Trao đổi và xin ý kiến từ thầy cố vấn để hoàn thiện tốt hơn bài thu hoạch.
- Quan sát, phân tích đúc rút kinh nghiệm cho bản thân.

II. Nội dung bài thu hoạch:


1. Giới thiệu khái quát về Triển lãm “Kỳ ẩn Việt Nam”:
Xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc, con người Việt Nam đã kiến tạo nên
rất nhiều công trình kiến trúc có giá trị. Những công trình kiến trúc cổ này, vừa thể
hiên sự đa dạng của văn hóa Việt Nam, vừa phản chiếu chân thật dấu ấn của thời
cuộc.
Nhằm mục đích lưu giữ những giá trị truyền thống đồng thời truyền tải
những giá trị này bằng sức sống mạnh mẽ, nhiệt huyết của thế hệ trẻ, bộ sưu tập
tranh “Kỳ ẩn Việt Nam” của họa sĩ Nguyễn Thanh Vũ đã ra đời. Đây là một Bộ
sưu tập tranh giới thiệu những kiến trúc cổ ở khắp mọi miền đất nước. Triển
lãm Kỳ ẩn Việt Nam như một cơ hội để làm sống lại những điều tưởng như đã cũ,
những di tích tưởng như đã bị lu mờ.

Lối vào Triển lãm


3

Họa sĩ Nguyễn Thanh Vũ (bút danh: Vũ). Sinh năm 1995. Tốt nghiệp đại
học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh và có đam mê lớn với hội họa, đặc biệt là sơn dầu.
Theo đuổi trường phái Hậu ấn tượng, Vũ mong muốn truyền tải được sự mạnh mẽ,
nhiệt huyết cũng như tươi trẻ, bình yên thông qua các tác phẩm của mình.
Trong chuyến thăm Hà Nội lần này, họa sĩ Nguyễn Thanh Vũ mang đến Bộ
sưu tập tranh “Kỳ ẩn Việt Nam”, giới thiệu những công trình kiến trúc cổ và những
địa danh giàu văn hóa lịch sử trải dọc mảnh đất hình chữ S. Dưới góc nhìn hội họa,
anh đã thổi một sức sống mới vào từng tuyệt tác kiến trúc của tiền nhân, khoác lên
chúng một lớp áo bào rực rỡ của thời đại, có mạnh mẽ, sinh động mà cùng có trầm
lắng, tĩnh lặng.
Triển lãm mở cửa lúc 8:00 – 16:30 (GMT +07), diễn ra từ ngày 21/05/2022
– 30/05/2022 tại Thư Quán – Di tích Quốc gia Đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử
Giám.

2. Đối tượng thông tin của bài thu hoạch:


Nhóm đối tượng 1: Người nước ngoài sinh sống, làm việc, học tập, du lịch ở
Việt Nam. Mặc dù thành phần người nước ngoài ở Việt Nam có thể rất phong phú,
đa dạng, họ đến Việt Nam với nhiều mục đích, thời gian khác nhau, nhưng tất cả
đều có nhiều điểm giống nhau. Đó là cuộc sống của họ ở Việt Nam gắn chặt với
4

thiên nhiên, đất nước và cuộc sống của người dân Việt Nam. Đa số đều có mong
muốn thu thập được nhiều thông tin về Việt Nam – về đất nước, con người, bản sắc
văn hóa, chế độ chính trị. Và tất cả đều mong muốn có khoảng thời gian bổ ích,
đáng nhớ ở Việt Nam. Mỗi ấn tượng tốt đẹp của họ về Việt Nam, mỗi món quà kỷ
niệm, một mặt hàng độc đáo, vừa ý, mỗi thông tin đúng đắn về Việt Nam mà họ
đem về nước là một lời quảng bá quý giá cho hình ảnh đất nước, con người Việt
Nam. Với chủ đề của bài thu hoạch Thông tin đối ngoại là Giới thiệu đôi nét văn
hóa lịch sử Việt Nam thông qua triển lãm “Kỳ ẩn Việt Nam”, trong đó mục đích
chính là giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa Việt
Nam, nhóm đối tượng trên là hoàn toàn phù hợp với mục đích trong kế hoạch.
Đồng thời thông qua hoạt động này, bản thân em đã có cơ hội giao lưu, trò chuyện
thân mật để có thể hiểu rõ hơn những cảm nhận của họ về đất nước Việt Nam. Với
nhóm đối tượng này, công tác thông tin đối ngoại cần làm sao cung cấp cho họ
thông tin về những kiến thức khái quát của lịch sử văn hóa con người Việt Nam
một cách chân thật, chính xác, càng tạo điều kiện thuận lợi quảng bá hình ảnh đất
nước Việt Nam xinh đẹp trên toàn thế giới.

Du khách người Pháp Du khách người Peru


5

Nhóm đối tượng 2: cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài được hình thành từ rất lâu trong lịch sử. Hàng trăm
năm trước đây đã có người Việt Nam ra nước ngoài sinh sống. Đến nay có gần 4
triệu người Việt Nam đang sinh sống tại hơn 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó
đa số là ở các nước công nghiệp phát triển. Người Việt Nam ra nước ngoài vì nhiều
lý do và bằng các con đường khác nhau, song đa phần ai cũng hướng về Tổ quốc,
nơi họ còn có tổ tiên, quê hương, gia đình, người thân, bạn bè. Và cũng tại triển
lãm “Kỳ ẩn Việt Nam” đã may mắn thu hút được sự quan tâm của nhóm đối tượng
này, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài có
cơ hội để tìm hiểu và khám phá những vẻ đẹp tuyệt vời trong cội nguồn dân tộc
Việt Nam, trong nền văn hóa lịch sử nghìn năm văn hiến Việt Nam. Nhờ đó mà họ
có thêm niềm tự hào, yêu thương quê hương, đất nước, con người đất Việt, giúp họ
tự tin hơn, chủ động hơn trong quan hệ với nước sở tại và trở thành lực lượng làm
thông tin đối ngoại ngay tại nơi họ cư trú, góp phần đưa hình ảnh đất nước Việt
Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

Một nữ du khách người Thái gốc Việt tại triển lãm


6

3. Mục đích của bài thu hoạch:

- Giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa Việt Nam
đến với các du khách tham quan.

- Giao lưu, tìm hiểu, trao đổi với những du khách tham quan và trải nghiệm tại
triển lãm “Kỳ ẩn Việt Nam”. Qua đó có thể hiểu rõ những cảm nhận của du khách
về lịch sử, văn hóa, con người, đất nước Việt Nam cũng như những nét tinh hoa,
độc đáo trong các công trình kiến trúc mang đầy giá trị truyền thống thông qua
những nét vẽ sơn dầu rất kỳ công của họa sĩ tài năng Nguyễn Thanh Vũ.
- Bên cạnh đó, bản thân em cũng mong muốn được giao lưu, trao đổi với các du
khách nước ngoài để có thể tìm hiểu một cách khái quát về đất nước, văn hóa và
con người của nước bạn. Từ đó có thể rút ra những so sánh trong cách thức thông
tin đối ngoại về hình ảnh đất nước, con người ở mỗi quốc gia trên thế giới, góp
phần cung cấp kiến thức để giúp em hoàn thiện bài thu hoạch này.
7

Du khách người Anh Du khách người Mỹ

4. Nội dung thông tin đối ngoại:


Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa lâu đời, khoa học lịch sử và khảo
cổ đã minh chứng rằng đất nước Việt Nam nằm trong cái nôi của nền văn minh lúa
nước từ thời cổ đại với các nền văn minh nổi tiếng như Hòa Bình, Sa Huỳnh, Đồng
Nai… mỗi một triều đại phong kiến Việt Nam như Lý, Trần, Lê, Nguyễn đều có
những nét văn hóa nghệ thuật khác biệt nói chung và những công trình kiến trúc
độc đáo nói riêng đã góp phần làm tăng điểm phong phú, đa dạng với một cộng
đồng 54 dân tộc.
Thông qua triển lãm “Kỳ ẩn Việt Nam” của họa sĩ Nguyễn Thanh Vũ, có thể
rút ra một nội dung quan trọng của công tác thông tin đối ngoại là giới thiệu ra thế
giới về nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam bằng những
bức tranh sơn dầu đầy màu sắc rực rỡ, tràn đầy sức sống, bắt mắt của những công
trình kiến trúc cổ và những địa danh giàu văn hóa lịch sử trải dọc mảnh đất hình
chữ S. Nhìn về lịch sử của tộc người Việt, những kiến trúc sư Việt Nam đã tạo nên
rất nhiều kiến trúc vĩ đại cho đất nước và khu vực. Chúng ta nổi bật với kiến trúc
8

đặc sắc của tộc người Mân Việt cổ (mà hậu duệ sau này là người Việt) ở Trung
Quốc, chúng ta có Tử Cấm Thành của Nguyễn An, và có những công trình kiến
trúc tôn giáo tín ngưỡng trong giai đoạn phong kiến,… tất cả đều đã đặt nền móng
cho sự tự hào lịch sử kiến trúc của dân tộc.
Lịch sử là bài học của tiền nhân, các kiến trúc cổ cũng được hình thành từ
thuở sơ khai lập nước, phản ánh dấu ấn của thời cuộc, từ những cuộc chinh chiến
chống ngoại xâm, chặng đường truyền bá Đạo cho đến sự tích hợp đa văn hóa
trong kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng. Tất cả đều được thể hiện rõ trong từng câu
chuyện, kể cả từng giai thoại nhuốm màu kì bí huyền sử. Dẫu vậy những câu
chuyện kì diệu ấy bây giờ không mấy ai thấu đạt và tường tận,… có thể chúng ta
chưa biết Tháp Báo Thiên (một trong An Nam tứ đại khí), chưa biết đến những bí
mật của di tích Lưu Cừ,… Chính vì vậy mà triển lãm tranh “Kỳ ẩn Việt Nam” ra
đời không chỉ giúp nhân dân Việt Nam và đặc biệt là các du khách nước ngoài tìm
hiểu một cách sâu sắc về những công trình lâu đời, những địa danh quen thuộc, nổi
tiếng vẫn đang đứng sừng sững với thời gian mà còn giúp ta khám phá, “khai quật”
những nét ẩn mình từ lâu của các công trình, địa danh mà giờ chỉ còn là nền móng
và dĩ vãng trong sách vở, báo chí. Dưới góc nhìn của hội họa, khán giả trong nước
và quốc tế đã có cơ hội để “chiêm ngưỡng” nét kỳ bí nhưng lại vô cùng sinh động,
rực rỡ của kiến trúc Việt Nam từ thời xa xưa khi khoác lên mình một lớp áo khác,
có mạnh mẽ, đặc sắc, cũng có trầm lắng, tĩnh lặng.
9

Nhà Rồng Chùa Bà Đanh

Đà Lạt Khuê Văn Các


10

Đan viện Citeaux Mỹ Ca Sài Gòn

Chùa Thầy Vòm Đồn Cá

Thăng Long Thần điện Lưu Cừ

Triển lãm “Kỳ ẩn Việt Nam” đã tạo điều kiện thuận lợi không chỉ cho những
điều tưởng chừng như đã chìm sâu vào lớp bụi vàng của thời gian để được sống lại
11

thêm một lần nữa – một lần mới đầy ấn tượng, một ấn tượng không thể nào quên;
mà còn góp phần thu hút một lượng lớn khách tham quan đến với khu Di tích Quốc
gia Đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám nói riêng, giúp du khách mở rộng thêm về
kiến thức văn hóa lịch sử trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam, góp phần quảng
bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam trên toàn
thế giới.

5. Lực lượng thông tin đối ngoại:


Triển lãm mỹ thuật “Kỳ Ẩn Việt Nam” do Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc
gia Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu -
Quốc Tử Giám và Dự án Phi lợi nhuận về Văn hoá và Giáo dục Gavisto Diplomat
tổ chức giới thiệu, hứa hẹn sẽ đem đến trải nghiệm tuyệt vời cho khán giả khi được
hòa mình vào không gian nghệ thuật - lịch sử cùng những di sản vô giá của dân
tộc. Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên trách thực hiện công tác thông tin đối ngoại,
các cơ quan truyền thông đại chúng cùng với sự tham gia đông đảo các cơ quan, tổ
chức, các địa phương và đông đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn tham gia hỗ
trợ, giúp triển lãm diễn ra thuận lợi tốt đẹp, góp phần truyền tải thông tin đến với
khách du lịch quốc tế dễ dàng hơn.

6. Phương thức thông tin đối ngoại:


Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc chuyển tải thông tin liên quan về
văn hóa nghệ thuật đến với khách du lịch trên toàn thế giới ngày càng có nhiều
thuận lợi, nhất là thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Đối với triển
lãm tranh “Kỳ ẩn Việt Nam” của họa sĩ Nguyễn Thanh Vũ, bên cạnh phương thức
giới thiệu, quảng bá hoạt động sự kiện một cách truyền thống như trưng bày poster
triển lãm ở khu di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám; các tạp chí, sách vở liên
quan đến nội dung buổi triển lãm nghệ thuật… phương thức quảng bá, giới thiệu
bằng trang web online như https://ticketgo.vn/blog/trien-lam-ky-an-viet-nam cũng
12

được áp dụng hiệu quả, giúp cho khán giả dễ dàng tiếp cận với thông tin về sự kiện
này.
Thêm vào đấy, để các du khách quốc tế có một trải nghiệm tốt nhất, triển
lãm cũng chuẩn bị tốt về mặt ngôn ngữ cùng trang thiết bị hiện đại như những
chiếc tai nghe phiên dịch hay quét mã QR để du khách có thể hiểu rõ hơn về văn
hóa lịch sử đất nước Việt Nam mà không tốn nhiều thời gian và công sức.

Du khách nước ngoài đeo tai nghe phiên dịch về triển lãm

III. Kết quả bài thu hoạch:


Qua buổi trải nghiệm thực tế tại triển lãm tranh “Kỳ ẩn Việt Nam” của họa
sĩ Nguyễn Thanh Vũ đã giúp em không chỉ có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử,
văn hóa độc đáo Việt Nam – những điều em đã từng được biết và chưa được biết
mà còn giúp em gặp gỡ, tiếp xúc với những du khách tham quan quốc tế, từ đó góp
phần khiến em hiểu rõ hơn những kiến thức đã được giảng dạy trên lớp về môn học
Thông tin đối ngoại. Trong suốt thời gian đi thực tế, bản thân em đã không ngừng
cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng như hoàn thiện bản thân. Em nhận
thấy bản thân em đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức, kỹ năng thu thập
thông tin, giải quyết vấn đề, kỹ năng giải quyết các tình huống, đặc biệt là các kỹ
năng giao tiếp, ứng xử với người nước ngoài. Bằng chứng là các đoạn phỏng vấn
nhỏ mà em đã thực hiện với sự tham gia của đối tượng du khách quốc tế đã và
13

đang có mặt tại buổi Triển lãm ngay lúc đấy. Em đã có cơ hội được trao đổi với du
khách người Mỹ và người Anh về cảm nhận của họ sau khi được trải nghiệm,
ngắm nhìn những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc của họa sĩ Nguyễn Thanh Vũ. Và
điểm chung trong cảm nhận của họ đều là sự ấn tượng đặc biệt, đầy bất ngờ khi các
công trình kiến trúc từ thời xa xưa ở Việt Nam lại trở nên rực rỡ, sinh động và
mang đầy nét độc đáo như thế thông qua vài bức tranh sơn dầu. Đặc biệt, khi nói
về sự khác khau trong cách thức quảng bá hình ảnh, văn hóa đất nước Mỹ và Việt
Nam, nữ du khách Mỹ cũng đã chia sẻ rằng việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong
phần chú thích của mỗi bức tranh cũng đã góp phần giúp cô không gặp phải trở
ngại trong việc tìm hiểu ý nghĩa của mỗi bức tranh sơn dầu, bên cạnh phần phiên
dịch chính xác còn có mã QR dùng để quét thông tin giúp khách tham quan có thể
nắm bắt được thông tin một cách nhanh chóng và tiện lợi hơn nhiều. Thêm vào đó,
không gian của buổi triển lãm diễn ra khá thoáng mát, ấm cúng, cổ kính, hòa mình
với thiên nhiên và mang đậm nét văn hóa Việt Nam.Và cũng chính nhờ những bức
tranh này mà những vị khách du lịch nước ngoài sẽ càng thêm hiểu, thêm nhớ và
thêm tình yêu cho lịch sử, văn hóa, con người, đất nước Việt Nam xinh đẹp. Để rồi
từ đó, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tuyệt vời sẽ lan tỏa trên khắp thế
giới, góp phần giới thiệu, quảng bá nền văn hóa, đất nước Việt Nam, đưa vị thế
Việt Nam lên một tầm cao mới.
14

Du khách người Mỹ Du khách người Anh

Không gian triển lãm


15

Phần chú thích các bức tranh

IV. Kết luận:


Nói như văn hóa Mexico: sự sống không nằm ở thời gian, mà nằm ở trong
tâm trí của người ở lại. Như vậy hãy để bản thân 1 lần được biết đến nhiệm màu
của tiền nhân, và biết đâu trong câu chuyện của mỗi tác phẩm, chúng ta sẽ có cơ
hội tìm được những mảnh ghép đã mất của chính mình.
Qua chuyến đi thực tế đầy thú vị tại triển lãm “Kỳ ẩn Việt Nam”, bản thân
em đã có một cơ hội để được trải nghiệm và đúc kết được nhiều kiến thức bổ ích
không chỉ về văn hóa lịch sử đất nước Việt Nam mà còn có những kiến thức cần
thiết cho môn học Thông tin đối ngoại cũng như các hoạt động, công việc liên
quan sau này. Qua đó, em cũng nhận thấy được hoạt động thực tế chính là một hoạt
động vô cùng thiết thực giúp sinh viên gắn liền kiến thức và lý luận ở trên lớp. Do
đó, em cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cố vấn và các thầy cô trong
chuyên ngành đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em có một buổi đi thực tế đáng
nhớ như thế này. Và em mong rằng chúng em sẽ có thật nhiều cơ hội khác nữa để
có thể hiểu rõ hơn và áp dụng các bài học lý thuyết vào thực tiễn, từ đấy mang lại
hiệu quả tích cực trong việc nghiên cứu và học tập sau này.

You might also like