You are on page 1of 9

Tên các thành viên trong nhóm

Nguyễn Ngọc Anh 2005VTLA003


Nguyễn Thị Ngọc Lan 2005VTLA017
Lê Thùy Diệu linh 2005VTLA018
Đan Thu Trang 2005VTLA030
Võ Thị Quỳnh Trang 2005VTLA032
Trần Mai Diệp Anh 2005VTLA004
Ngô khánh Huyền 2005VTLA
Nguyễn Vũ Hoài Linh 2005VTLA019
Đỗ Thị Nhung 2005VTLA025
Nguyễn Bùi Hà Ngân 2005VTLA023
Đề bài: Khảo sát thực trạng công tác thu thập sưu tầm tài liệu cá nhân, gia
đình, dòng họ tại Trung tâm III.

Ngày 15/9/2023 , chúng em đi khảo sát thực tế tại Trung tâm III và đã được tham
gia hội thảo “ ký ức của bạn lịch sử của chúng ta.

1 Thành phần
- Theo TS Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, nhiều
năm qua, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đã trân trọng, giữ gìn và phát huy
giá trị khối tư liệu quý của các dòng họ, gia đình, cá nhân có nhiều đóng góp
cho quê hương, đất nước.
- Hiện nay, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đang lưu giữ và bảo quản hơn
14km giá tài liệu với nhiều loại hình như: Tài liệu giấy, tài liệu phim ảnh ghi
âm, trong đó có 2 Bảo vật Quốc gia là gồm “Tập Sắc lệnh của Chủ tịch
Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945-1946”; “Sưu
tập Phác thảo các mẫu Quốc huy Việt Nam của họa sĩ Bùi Trang Chước”,..
Ngoài ra họa sĩ Bùi Trang Chước còn có di bút “ Tôi vẽ mẫu quốc huy”
được viết vào ngày 2/4/1985
- Đến thời điểm hiện tại, đã có tài liệu của 160 cá nhân, dòng họ được sưu
tầm, bảo quản tại trung tâm, trong đó có nhiều tài liệu của các nhà hoạt động
chính trị, hoạt động chính trị - xã hội tiêu biểu, có nhiều cống hiến cho đất
nước. Trung tâm đã sưu tầm tài liệu của trên 80 cá nhân nhận được các giải
thưởng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và khoa học công nghệ, trong đó
có khoảng 50 cá nhân được Giải thưởng Nhà nước và 32 cá nhân được Giải
thưởng Hồ Chí Minh, nhiều cá nhân nổi tiếng trong các lĩnh vực văn hóa
nghệ thuật… Đặc biệt, trung tâm đang bảo quản các file ảnh tài liệu về lịch
sử văn hóa Việt Nam từ những năm 1935 đến năm 2010 (có tài liệu tiếng
Pháp), các xuất bản phẩm nổi tiếng như “An Nam trí lược”, “Đại Việt thông
sử”… Đây là tài liệu của ông Nguyễn Hồng Trân (Thừa Thiên - Huế) đã sưu
tầm được trong quá trình giảng dạy tại Trường Đại học Tổng hợp Huế từ
nhiều nguồn trong nước và quốc tế.
- Các tài liệu rất phong phú, bao gồm cả tài liệu giấy, tài liệu nghe nhìn, tài
liệu điện tử. Trong đó, nhóm tài liệu về nghiên cứu, sáng tác, trao đổi của cá
nhân liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu chiếm khối lượng nhiều nhất. Nội
dung tài liệu rất đa dạng, phản ánh hoạt động nghiên cứu, sáng tác của các
cá nhân tiêu biểu thuộc các lĩnh vực khoa học, văn hóa nghệ thuật có giá trị
phục vụ nghiên cứu lịch sử và các nhu cầu khác nhau của đời sống xã hội.
Đặc biệt, trung tâm đang quản lý và phát huy giá trị các tài liệu phác họa
mẫu Quốc huy Việt Nam - biểu tượng độc lập, chủ quyền và bản sắc dân tộc
của cố họa sỹ Bùi Trang Chước; bản thảo bài hát “Tiến quân ca” của nhạc sĩ
Văn Cao; sưu tập tài liệu của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản với hơn
2.000 tấm phim - ảnh được hình thành từ năm 1938 đến năm 1974, ghi lại
những hình ảnh về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945, về cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta, cũng như một số hình
ảnh chân thực về tội ác của đế quốc Mỹ ở miền Bắc Việt Nam.
- Bên cạnh đó, hiện nay ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III còn lưu giữ hơn 7
vạn hồ sơ cá nhân cùng một số kỷ vật của các cán bộ đi B trong thời kỳ
chiến tranh chống Mỹ. Những hồ sơ, kỷ vật này là những minh chứng quan
trọng, không những giúp cho các cán bộ đi B và thân nhân của họ giải quyết
các chế độ chính sách mà còn là những kỷ vật về một thời chiến đấu vì cách
mạng của các thế hệ tiền bối.
- Như vậy, với sự đa dạng về thành phần và phong phú về nội dung như trên,
tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III là nguồn sử liệu phản ánh
toàn diện, đầy đủ và xác thực nhất cả quá trình lịch sử xây dựng và đấu tranh
bảo vệ đất nước trong suốt hơn 50 năm qua.

VD : Ở đây nhóm em sẽ lấy cụ thể khảo sát tài liệu phông cá nhân của Họa sĩ
Bùi Trang Chước

 Một số nét giới thiệu về ông

+ Họa sĩ Bùi Trang Chước

Năm sinh: 21/05/1915 tại Hà Nội


Năm mất: 27/02/1992 tại Hà Nội
Phong cách nghệ thuật: vẽ tem thư, tiền, huân chương và huy chương, biểu
trưng
Các tác phẩm chính: Quốc huy Việt Nam

+ Họa sĩ Bùi Trang Chước quê ở làng Phú Xá, xã Phú Thượng, huyện Từ
Liêm (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ), thủ đô Hà Nội. Thân sinh họa sĩ
là cụ Hàn Oánh, người đã thiết kế kiến trúc ngôi nhà cổ trên nền tòa trụ sở Ủy ban
Nhân dân Thành phố Hà Nội hiện nay. Lúc 15 tuổi, ông mất mẹ, đến năm 20 tuổi
thì mồ côi cha. Mặc dù được người chú ruột đang làm việc tại Sài Gòn đón tiếp
vào nuôi ăn học, nhưng ông từ chối và ở lại Hà Nội theo học Trường Cao đẳng Mỹ
thuật Đông Dương.

+ Ông cũng là họa sĩ của những mẫu bằng khen, huân chương, huy chương cho
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa cũng như các mẫu tiền của Nhà
nước như: Bùi Trang Chước đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng
nhì, Huân chương Lao động hạng ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu
nước hạng nhất của Nhà nước Việt Nam và Huân chương cao quý của Nhà
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Cả cuộc đời họa sĩ Bùi Trang Chước là
một hành trình sáng tạo không mệt mỏi, không màng đến lợi danh, là biểu
tượng cho sự dâng hiến hết mình của người nghệ sĩ. Họa sĩ Lê Lam nhận định:
"Nghệ thuật của họa sĩ Bùi Trang Chước là sự kết tinh một cách tài tình biệt tài
của họa sĩ với lòng yêu nước sâu sắc mang đậm bản sắc Việt Nam.”

* Một số tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ:

- Các bộ tem quý: "Chân dung Hồ Chủ tịch" và "Bản đồ Việt Nam" (1951), "Chiến
thắng Điện Biên Phủ" (1954).

-Bộ tem được bán giá đắt nhất tại Việt Nam "Mạc Thị Bưởi" (1956)
-Quốc huy Việt Nam, quốc huy chính thức của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam.

-Tem thư có hình hoàng hậu Nam Phương và hoàng thân Norodom Sihanouk.

- Mẫu tiền "Một đồng", "Năm mươi đồng", "Năm hào".

- Biểu tượng: Tổng Công đoàn (nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), Ngày
thương binh liệt sĩ 27/7

* Số lượng các phông cá nhân của họa sĩ Bùi Trang Chước hiện đang bảo
quản tại Trung tâm III

- Bà Nguyễn Thị Minh Thủy (con gái họa sĩ Bùi Trang Chước) đã tin tưởng và trao
gửi hơn 1.000 tư liệu, tài liệu, bản thảo các tác phẩm là mẫu tem, mẫu tiền, huy
hiệu, phiếu, ký họa…ảnh gia đình, hoạt động quý giá của cha mình vào Trung tâm
Lưu trữ quốc gia III.
- Bà Nguyễn Thị Minh Thủy chia sẻ: "Gia đình chúng tôi được biết, Trung tâm là
nơi bảo quản khối lượng rất lớn tài liệu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình,
dòng họ…Tuy nhiên, Trung tâm vẫn dành sự quan tâm đặc biệt đối với khối tư
liệu, tài liệu của cá nhân họa sĩ Bùi Trang Chước. Điều này làm cho gia đình chúng
tôi rất xúc động. Đến nay Trung tâm đã và đang làm rất tốt công tác bảo quản,
trưng bày và quảng bá tới cơ quan, tổ chức, khách tham quan trong và ngoài nước
về khối tài liệu của cha tôi. Đặc biệt với “Sưu tập Phác thảo các mẫu Quốc huy
Việt Nam của họa sĩ Bùi Trang Chước”. Ngay từ khi tiếp nhận, Trung tâm đã nhận
thức, đây là bộ tư liệu quý, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vừa có ý nghĩa lịch sử.
Trung tâm đã kịp thời lập hồ sơ gửi các cơ quan chức năng và được Thủ tướng
Chính phủ công nhận “Sưu tập Phác thảo các mẫu Quốc huy Việt Nam của họa sĩ
Bùi Trang Chước” là Bảo vật Quốc gia. Đây là niềm vinh dự, tự hào đối với gia
đình chúng tôi".

2. Giá trị tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ

Giá trị của tài liệu cá nhân, gia đình và dòng họ có thể được thể hiện qua nhiều
khía cạnh khác nhau, tùy thuộc vào mục đích và ngữ cảnh cụ thể. Dưới đây là
một số cách mà tài liệu này có thể có giá trị:

- Tài liệu cá nhân

Ghi chép cá nhân: Tài liệu cá nhân như nhật ký, hồ sơ, giấy khai sinh, giấy kết
hôn, thẻ học sinh, sinh viên... và những tờ ghi chú có thể giúp bạn theo dõi sự
phát triển cá nhân và chia sẻ kinh nghiệm với người khác. Nó trở thành tài liệu
tham khảo phục vụ cho công việc, giải trí hay trở thành vật kỉ niệm của cá nhân.
Tài liệu có thể giúp bạn tự nhắc nhở về mục tiêu, quyết định và học hỏi từ kinh
nghiệm trước đó.

- Tài liệu gia đình

Tài liệu gia đình bao gồm hình ảnh, di chúc, câu chuyện gia đình và lịch sử gia
đình. Chúng giúp kết nối các thế hệ với nhau và duy trì sự nhớ về người thân đã
mất. Nó cũng có thể giúp cá nhân hiểu rõ hơn về nguồn gốc và lịch sử gia đình
của họ.
- Tài liệu dòng họ

Tài liệu dòng họ bao gồm cây phả hệ, hồ sơ và thông tin về các thành viên trong
dòng họ. Đây có thể là một phần quan trọng của việc duy trì và nghiên cứu về
nguồn gốc và quá trình phát triển của một dòng họ. Nó cũng có thể giúp giữ cho
truyền thống và giá trị gia đình được thụ động qua các thế hệ.

 Tài liệu cá nhân, gia đình và dòng họ cũng có thể có giá trị trong việc
nghiên cứu và giảng dạy. Chúng có thể là nguồn tư liệu quý báu để hiểu về
lịch sử, văn hóa và xã hội trong quá khứ. Tài liệu này có thể giúp tạo dựng
và duy trì các mối quan hệ xã hội. Chia sẻ câu chuyện và thông tin gia đình
có thể tạo ra cơ hội để tương tác và kết nối với người khác trong cộng đồng.
Tóm lại, giá trị của tài liệu cá nhân, gia đình và dòng họ thường liên quan
đến việc duy trì kết nối xã hội, tạo ra một cái nhìn về quá khứ và cung cấp
thông tin quan trọng cho việc nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử và văn hóa.

3.Các quy định về quy trình khai thác sử dụng tài liệu cá nhân, gia đình, dòng
họ:

- Tại điều 192,193,194 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định. Quyền sử dụng là
quyền khai thác giá trị của tài liệu, hưởng các khoản lợi thu được từ việc khai thác
tài liệu. Trong trường hợp chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài liệu thuộc sở
hữu của mình thì chủ sở hữu được khai thác giá trị của tài liệu, hưởng các khoản
lợi thu được từ việc khai thác tài liệu theo ý chí của mình nhưng không được gây
thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người khác.

- Quyền sử dụng tài liệu có thể được chuyển giao cho người khác thông qua hợp
đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Người không phải là chủ sở hữu có quyền
sử dụng tài liệu một cách đúng tính năng, công dụng, đúng phương thức.

4.Căn cứ vào tiêu chuẩn nào

Theo quy định tại Điều 10 của pháp luật về lưu trữ hiện nay, thì cũng có ghi nhận
về việc hạn chế sử dụng những tài liệu chứa đựng thông tin liên quan đến bí mật
đời tư, tuy nhiên pháp luật về lưu trữ cũng quy định thúc đẩy quyền tiếp cận thông
tin trong đó có thông tin trong các tài liệu lưu trữ của các chủ thể là cá nhân, gia
đình và dòng họ: tài liệu liên quan đến cá nhân sẽ được sử dụng rộng rãi trong
khoảng thời gian là 40 năm, được tính kể từ năm cá nhân đó qua đời, trừ những
trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

.....

5. Một số giải pháp phát huy giá trị tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ

Để phát huy giá trị của tài liệu cá nhân, gia đình và dòng họ, có thể áp dụng các
giải pháp sau đây:

- Lập kế hoạch và bảo quản tài liệu:

+ Xác định tài liệu quan trọng như hình ảnh, di chúc, hồ sơ gia đình và tài liệu
dòng họ.

+ Lập kế hoạch để bảo quản tài liệu này một cách an toàn. Sử dụng hộp lưu trữ
chống thấm nước và chống ánh sáng mặt trời để bảo vệ khỏi hỏa hoạn và hư hại.

- Sử dụng công nghệ:

+ Sử dụng công nghệ số hóa để sao lưu và lưu trữ tài liệu. Quét hình ảnh, tạo bản
sao kỹ thuật số của tài liệu giấy, và lưu trữ chúng trên ổ cứng ngoài hoặc trên dịch
vụ lưu trữ đám mây.

- Xây dựng ghi chép:

+ Sử dụng các tài liệu và thông tin gia đình để xây dựng. Cập nhật nó thường
xuyên khi có thông tin mới.

+ Ghi chép lịch sử gia đình, câu chuyện và thông tin về các thành viên gia đình để
không để mất thông tin quý báu.

- Chia sẻ thông tin:

+ Chia sẻ thông tin gia đình và dòng họ với các thành viên gia đình khác để cùng
nhau duy trì và bổ sung thông tin.

+ Tạo một trang web hoặc diễn đàn riêng để chia sẻ thông tin dòng họ và kết nối
với người thân xa.

- Tổ chức sự kiện gia đình:


Tổ chức các cuộc họp gia đình hoặc lễ kỷ niệm dòng họ để kết nối và chia sẻ thông
tin. Đây có thể là dịp để thu thập thông tin mới và tạo thêm giá trị cho tài liệu gia
đình.

- Nghiên cứu và học hỏi:

+ Sử dụng tài liệu gia đình để nghiên cứu lịch sử và văn hóa của gia đình hoặc
dòng họ. Điều này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc và truyền thống của
mình.

- Truyền thống và giáo dục:

+ Sử dụng tài liệu gia đình và dòng họ để giảng dạy cho thế hệ trẻ về lịch sử và giá
trị gia đình.

+ Duy trì và chia sẻ tài liệu cá nhân, gia đình và dòng họ đòi hỏi sự cam kết và sự
chia sẻ thông tin giữa các thành viên gia đình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1, Bộ luật dân sự năm 2005
2, #hoạ_sĩ_bùi_trang_chước trên web của Trung tâm Lưu trữ quốc gia
III

You might also like