You are on page 1of 7

1.

Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba


- nơi Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) theo học những
năm 1906 - 1908. Trường được thành lập năm 1905, trên nền đình
chợ Đông Ba cũ, cách cổng Đông Ba chếch hướng Đông - Nam
khoảng 100m. Năm 1923, trường được di chuyển đến địa điểm
trường THPT Gia Hội ngày nay. Vị trí cũ nay là vườn hoa nằm
trên đường Phan Đăng Lưu, thuộc phường Phú Hoà (nay thuộc
phường Đông Ba), thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nguyễn Tất Thành học ở trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba
niên khoá 1906 - 1907: lớp nhì, 1907 - 1908: lớp nhất. Là một học
trò ham học, thông minh, trong kỳ thi Primaire năm 1908 – Bác là
một trong 10 học trò giỏi nhất của trường được thi vượt cấp vào
lớp đệ nhị, niên học 1908 - 1909, ban trung học hệ Thành chung,
trường Quốc Học.   
Thời gian học ở trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, Nguyễn Tất
Thành cùng bạn bè tìm hiểu và khám phá sự trái ngược giữa thực
tế cuộc sống với những điều trong sách vở, đặc biệt là khẩu hiệu
“Tự do - Bình đẳng - Bác ái” mà thực dân Pháp đang rao giảng.
Càng tiếp cận với nền văn minh Pháp qua sách vở, càng tạo cho
Nguyễn Tất Thành tính tò mò muốn tìm hiểu những điều bí ẩn
đằng sau khẩu hiệu đó. Những năm tháng học tập ở trường Tiểu
học Pháp - Việt Đông Ba cũng như ở trường Quốc Học Huế sau
này đã đặt nền móng đầu tiên cho sự nhận thức và tư duy khoa học
để từ đó Người quyết định đi sang phương Tây tìm đường cứu
nước.
Ngày nay để ghi lại dấu ấn khoảng thời gian Nguyễn Tất Thành
theo học tại trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, được sự quan
tâm của lãnh đạo thành phố Huế, Đảng bộ và nhân dân phường
Thuận Hòa đã cùng với Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế
tiến hành chỉnh trang, quy hoạch địa điểm đã từng tồn tại ngôi
trường, thành công viên văn hóa khang trang, và dựng bia tưởng
niệm, để mọi tầng lớp nhân dân đến đây hiểu được giá trị lịch sử
của vùng đất từng in dấu ấn vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân
tộc Việt Nam.
2. BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
Thừa Thiên Huế, mảnh đất đã nuôi dưỡng tuổi thơ của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong những năm tháng Người cùng gia đình sinh sống,
học tập và tham gia các hoạt động yêu nước giai đoạn 1895 -1901
và 1906 - 1909.
Tọa lạc nằm tại số 7 đường Lê Lợi Huế, Bảo tàng được thiết trí
trong tòa nhà ba tầng bên bờ sông Hương. Nơi đây trưng bày nhiều
hình ảnh, tư liệu, hiện vật về cuộc đời họat động cách mạng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó đặc biệt là thời niên thiếu của
Người ở Huế.
Di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình Người để lại trên
mảnh đất Thừa Thiên Huế là niềm tự hào và là tài sản vô giá mà
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế . Ngoài việc tham quan
nhà trưng bày, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế còn tổ chức
đón tiếp, hướng dẫn quý khách đến tham quan các di tích lưu niệm
thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình ở Thừa
Thiên Huế.Thiên Huế có vinh dự và trách nhiệm nặng nề trong
việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị, nhằm góp phần từng bước
đưa tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào cuộc sống,
động viên mọi tầng lớp nhân dân đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng và văn minh, xây dựng Thừa Thiên Huế giàu về
kinh tế, đẹp về văn hóa, mạnh về quốc phòng an ninh.
Nội dung trưng bày của Bảo tàng góp phần làm sáng rõ những vấn
đề gắn bó giữa cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
với dân tộc và thời đại. Bên cạnh những nội dung mang tính đặc
thù về thời niên thiếu còn có phần trưng bày tổng hợp các chuyên
đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhiều hình ảnh, hiện vật phong
phú đa dạng.
Ngoài việc tham quan nhà trưng bày, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa
Thiên Huế còn tổ chức đón tiếp, hướng dẫn quý khách đến tham
quan các di tích lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và gia đình ở Thừa Thiên Huế.
Hơn nữa, hệ thống di tích lưu niệm của Người nằm trên địa bàn quần thể di tích Cố
đô Huế - di sản văn hóa thế giới, đồng thời là trung tâm văn hóa - du lịch, là thành
phố Festival, thành phố du lịch Sạch ASEAN nên hàng năm thu hút lượng khách
lớn trong nước và quốc tế đến tham quan. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi
để tăng lượng khách đến Bảo tàng và hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí
Minh ở Thừa Thiên Huế.
Theo thống kê của Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế trong những năm gần
lượng khách đến tham quan Bảo tàng và hệ thống di tích ngày càng tăng: năm
2015 gần 91 ngàn lượt khách; năm 2016 hơn 94 ngàn lượt khách; năm 2017 hơn
102 ngàn lượt khách; năm 2018 là được 112.000 lượt khách; năm 2019  hơn 120
ngàn lượt khách. Điều này thể hiện sự trân trọng và lòng thành kính của công
chúng đối với di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế. Đồng thời,
cũng là tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho trong công tác quảng bá và phát triển du
lịch ở vùng đất sông Hương núi Ngự.

3. Nhà lưu niệm Bác Hồ ( Mai Thúc Loan )


Nguồn gốc : Địa chỉ: 112 (số mới 158) Mai Thúc Loan, Phường
Thuận Lộc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là ngôi nhà
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống khi theo gia đình vào Huế lần thứ I từ
1895 - 1901. Năm 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ
Chí Minh) thi đỗ Cử nhân ở trường thi Hương Nghệ An, năm 1895
ông vào Huế thi Hội nhưng không đỗ. Để chuẩn bị cho kỳ thi sau, ông
xin vào học trường Quốc Tử Giám - Huế và được chấp nhận. Để có
điều kiện chăm sóc con cái, và gia đình cũng là nguồn động viện ông
trong những tháng ngày đèn sách, ông về quê, cùng vợ là bà Hoàng
Thị Loan đưa hai con trai là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh
Cung vào Huế. Nhờ người quen giới thiệu, ông thuê được một gian
nhà nhỏ ở đường Đông Ba (là ngôi nhà di tích hiện nay).
Cấu trúc tổng thể: Nhà lưu niệm Bác Hồ tại 112 Mai Thúc Loan là
một ngôi nhà gỗ rộng ba gian, gồm 4 vài cột, kiến trúc theo kiểu
nhà rường truyền thống của Huế, với mái lợp ngói liệt, tường bao
quanh bằng gạch vồ, mặt trước là hệ thống cửa bản khoa “thượng
song, hạ đố”; nối với nhà chính là nhà bếp, vách trát đất, mái lợp
tranh. Ngôi nhà nằm trong một tổng thể nhà - sân - vườn hoàn
chỉnh.
Hoạt động: Để chuẩn bị cho kỳ thi tiếp theo, ông xin vào học
trường Quốc Tử Giám - Huế và được chấp nhận. Tuy nhiên học
bổng của trường rất ít, không đủ để ông sinh sống tại đất kinh đô,
vì vậy, ông về quê bàn với gia đình đưa vợ con cùng vào Huế để
gia đình có điều kiện giúp đỡ ông học hành, và ông cũng có thời
gian chăm sóc và nuôi dạy các con. Đến Huế nhờ người quen giới
thiệu ông đã thuê được một gian nhà nhỏ ở đường Đông Ba (là
ngôi nhà di tích hiện nay).
Tại đây,Nguyễn Sinh Cung (Tên Bác Hồ lúc nhỏ) đã sống những
năm tháng hạnh phúc cùng gia đình: Người cha mẫu mực nhưng
nghiêm khắc, đêm ngày chuyên tâm chăm lo việc đèn sách; người
mẹ hiền từ, đảm đang, tảo tần bên khung cửi và niềm vui khi đón
em Nguyễn Sinh Xin chào đời. Nhưng tại ngôi nhà này cũng in
đậm trong tâm hồn Nguyễn Sinh Cung nỗi đau mất mẹ, tiếng khóc
khát sữa của em thơ. Và sự yêu thương, đùm bọc của bà con nghèo
xứ Huế. Nghĩa tình sâu nặng đó chính là những giá trị văn hóa góp
phần hình thành nhân cách đạo đức và chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí
Minh - Người suốt đời phấn đấu vì độc lập, tự do của dân tộc, hạnh
phúc của nhân dân.

Tầm quan trọng: Ngôi nhà đã lưu giữ nhiều kỷ niệm thủa thiếu thời
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chứng kiến những năm tháng miệt mài
đèn sách, khổ công học hành của ông Nguyễn Sinh Sắc; sự trung
hậu, đảm đang của bà Hoàng Thị Loan, chứng khiến sự lớn lên và
trưởng thành của hai anh em Khiêm, Cung (Chủ tịch Hồ Chí
Minh).
Đặc biệt, ngôi nhà này là nơi bà Hoàng Thị Loan sinh người con
thứ tư là cậu bé Nguyễn Sinh Xin và cũng là nơi bà trút hơi thở
cuối cùng ở tuổi 33 vào ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý (tức
10/2/1901).

Nhà lưu niệm Bác Hồ tại  đường Mai Thúc LoanNgôi nhà đã được
Bộ Văn Hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia
theo Quyết định số 74/VH-QĐ ngày 02/02/1993.

Ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số


2280/QĐ-TTg xếp hạng Hệ thống di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại
Thừa Thiên Huế là di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt. (gồm 4 di
tích đã được xếp hạng Quốc gia trước đây là: Nhà lưu niệm Bác
Hồ ở đường Mai Thúc Loan; Địa điểm Trường Quốc Học
Huế; Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở
làng Dương Nỗ và Đình làng Dương Nỗ).
4. Trường Quốc học Huế nằm bên bờ sông Hương được thành lập
ngày 23/10/1896, . Đây chính là ngôi trường mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng theo học vào những năm đầu thế kỷ 20. Chính tại ngôi
trường này, Người đã tiếp thu nhiều tri thức mới và được giác ngộ
để trở thành một thanh niên trí thức yêu nước
Những năm tháng dưới mái trường Quốc Học Bác không chỉ học
tập tri thức, tìm hiểu các luồng tư tưởng yêu nước qua các sỹ phu,
những trí thức tân học tiến bộ, các sách báo tân văn, tân thư...,
quan sát, thâm nhập, tìm hiểu cuộc sống của các tầng lớp quan lại,
thực dân và đặc biệt là đời sống của nhân dân lao động mà Bác còn
từng bước tham gia một số phong trào yêu nước như phong trào
Duy tân, vận động cắt tóc ngắn..
Tại Trường Quốc học, Nguyễn Tất Thành được học tập, tiếp xúc
với nhiều người thầy giỏi có tư tưởng tiến bộ và tinh thần yêu nước
như thầy Hoàng Thông, Lê Văn Miến. Các thầy không chỉ dạy về
văn hóa mà còn dành nhiều thời gian nói chuyện với học sinh về
những thành tựu dân chủ, văn minh ở phương Tây. Chính ảnh
hưởng của các thầy giáo tân học và những sách báo tiến bộ khi đó
mà ý định sang phương Tây lớn dần lên trong tâm trí Nguyễn Tất
Thành. Người khát khao muốn tìm hiểu sự thật của những từ “Tự
do-Bình đẳng-Bác ái.”
Cũng chính tại thời điểm này, tư tưởng giải phóng dân tộc ngày
càng quyết tâm hơn trong Bác. Sự quyết tâm đó được thể hiện khi
Bác tham gia vào cuộc biểu tình chống thuế của nhân dân Thừa
Thiên với vai trò thông ngôn của dân, nói lên tiếng nói của dân.
Sau sự kiện này Bác đã rời khỏi trường Quốc học Huế đi dần vào
Nam để thực hiện lý tưởng của mình.
Ngày nay, khi đến thăm trường Quốc học Huế du khách sẽ không
khỏi hút hồn với lối kiến trúc lạ mắt mang nét Tây Âu. Toàn bộ
các bức tường của trường đều được sơn với màu đỏ nổi bật mà học
sinh trong trường gọi thân thương rằng đó là “màu ước mơ”.
Trường gồm có các khu như giảng đường, kí túc xá, phòng truyền
thống, sân thể dục, bể bơi, sân bóng rổ.
Bước chân vào trường, có thể thấy ngay bức tượng cậu học trò
Nguyễn Tất Thành đặt trang trọng giữa sân như muốn nhắc nhở
các thế hệ học sinh tại trường Quốc học Huế hãy cố gắng phấn đấu
vì lý tưởng của đời mình như Bác Hồ đã từng làm được.
Các dãy nhà của  trường được kết nối với nhau bởi các mái che để
che nắng, che mưa cho bao lớp học trò ở đây. Trong sân trường là
các cây xanh rợp che bóng mát, những cây hoa tới mùa nở rộ, đặc
biệt còn có những cây cổ thụ già tuổi đời trăm năm vẫn đứng lặng
lẽ ở đó, ngắm nhìn bao lớp người đến rồi đi.Dưới các tán cây là
những hàng ghế gỗ, ghế đá để cho học sinh sau những giờ học
căng thẳng có thể ngồi đây thư giãn, tán gẫu cùng bạn bè.
Ngôi trường mang bản sắc riêng của xứ Huế, thơ mộng và cổ
kính.Ngôi trường mang tên Quốc học Huế mà cậu học trò Nguyễn
Tất Thành ngày xưa theo học vẫn là niềm mơ ước và tự hào của
nhiều học sinh xứ cố đô. Nếu có dịp đến xứ Huế, hãy ghé thăm
trường để thả hồn mình trong không gian mơ mộng ấy, để tận
hưởng nét thi vị mà trầm lắng, thanh xuân nhưng cổ kính của đất
Huế dịu dàng mộng mơ ấy.

You might also like