You are on page 1of 18

ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ ẤN PHẨM DU LỊCH HUẾ

Hồ Hữu Vinh - Lê Thọ Quốc**


Huế đã, đang và sẽ là điểm đến của du khách trong nước và nhiều quốc gia trên
thế giới. Bởi, vùng đất, lịch sử - văn hóa, con người nơi đây tích tụ, ẩn chứa nhiều giá trị
đặc sắc. Trong vài thập niên trở lại đây lượng du khách đến Huế ngày một nhiều, điều đó
phần nào nói lên sức hấp dẫn, cuốn hút của nơi này. Trong bức tranh toàn cảnh nhằm
phát triển văn hóa, kinh tế Thừa Thiên Huế nói chung, ngành du lịch nói riêng, chúng tôi
muốn đặt vấn đề đến một lĩnh vực, tạo ra sản phẩm góp phần vào sự phát triển chung đó:
Ấn phẩm du lịch.
I. Văn hóa Huế: tiền đề quan trọng đối với hoạt động du lịch và ấn phẩm về Huế
Huế, nơi tồn tại khá lâu dài của triều đại phong kiến cuối cùng (1802-1945), sau
Thăng Long – Hà Nội, là một trong hai trung tâm văn hóa lớn trong tiến trình phát triển
Nhà nước phong kiến Việt Nam. Văn hóa Huế chẳng những là di sản của văn hóa Quốc
gia, mà còn là một bộ phận hợp thành của di sản văn hóa thế giới 1. Những giá trị đặc sắc
nổi bật của văn hóa Huế đã được thừa nhận bởi giá trị toàn cầu của nó, thể hiện qua hai
lần được UNESCO công nhận ghi vào Danh mục di sản thế giới cho Quần thể di tích Huế
(1993) và Nhã nhạc Cung đình Huế (2004).
Trên nền tảng đó, quan trọng đối với xuất bản, di sản văn hóa Huế còn là tự thân
của vùng đất, con người, xã hội... đầy ắp giá trị quý báu mà tiền nhân đã khai phá, tạo
dựng, tích lũy nên, và các thế hệ nối tiếp đã tiếp thu, không ngừng xây đắp tô bồi. Hoạt
động xuất bản, từ mức độ sơ khai đến hiện đại, cũng song hành với quá trình hội tụ và
phát triển của vùng đất này. Một khối lượng di sản thư tịch, đặc biệt là thư tịch triều
Nguyễn2, công trình nghiên cứu văn hóa - lịch sử của các lớp người trước, văn bản trong
dân gian,... bằng chữ Hán, Hán - Nôm, Pháp. Nguồn thư tịch này phong phú về đề tài,
chính trị - xã hội, nhà nước - pháp quyền, lịch sử - văn hóa, văn học - nghệ thuật, dân tộc
học, tôn giáo - tín ngưỡng... giá trị không chỉ phạm vi vùng Huế mà liên quan đến không
- thời gian rộng lớn, ở đương thời và cho về sau này 3. Trong xu thế đổi mới của đất nước,
vị thế của Thừa Thiên Huế, văn hóa Huế ngày một nâng cao, có ảnh hưởng tích cực, thu
hút sự quan tâm của nhiều giới ở địa phương cũng như các nơi khác. Đó là đối tượng
nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân trên phạm vi rộng rãi, và đã có nhiều đóng góp tích
cực. Song cũng còn nhiều vấn đề cần được bàn thảo. Đây là nguồn cung cấp đề tài dồi
dào cho xuất bản ấn phẩm về Huế.
Hoạt động xuất bản trên địa bàn Thừa Thiên Huế trong nhiều năm qua đã góp
phần tích cực truyền bá văn hóa Huế. Sự đóng góp này tập trung phần lớn ở mảng ấn
phẩm về văn hóa Huế; xuất hiện từ nhiều thập niên trước, phát triển mạnh mẽ hơn, và
nhất là sau khi Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa nhân loại lần thứ nhất.

ThS. Xuất bản, Nxb Thuận Hóa; **CN. Lịch sử, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Thông tin tại Huế.
1
Xem thêm: A.M. M’Bow, Lời kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ di sản văn hóa Huế, Báo Nhân dân, số ra ngày
27.11.1981.
2
“Tám mươi năm của nhà Nguyễn, sách vở sáng tác gần bằng hoặc bằng, thậm chí còn nhiều hơn mấy trăm năm
trước. Những nhà tư tưởng của thời Nguyễn cao hơn những nhà tư tưởng trước, những nhà làm sử cũng giỏi hơn
những nhà làm sử trước. Có thể nói, sự phát triển văn hóa dưới thời Nguyễn tương đương với sự thồng nhất của
quốc gia. Sự thống nhất về chính trị thúc đẩy sự phát triển về văn hóa rất nhiều.”- GS. Trần Văn Giàu. Xem: Viện
Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, Chủ biên: Mạc Đường, Lê
Trung, Những vấn đề văn hóa - xã hội thời Nguyễn, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học lần thứ hai về triều Nguyễn, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992, tr.18.
3
Xem thêm: Hồ Hữu Vinh, Hoạt động xuất bản sách văn hóa Huế, Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại chúng, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, 2005, Chương I, mục 2.1.

1
Nhiều đơn vị, tổ chức như Nxb Thuận Hóa, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế,
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bảo tàng
Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa
Thông tin Thể dục thể thao thành phố Huế, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Thông tin tại
Huế, Trung tâm Nghiên cứu Huế, Chi nhánh Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Huế, các tổ
chức ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, ở nước ngoài, nhiều cá nhân 4,... trực tiếp hay
gián tiếp, đã tạo nên sự đa dạng thành phần tham gia xuất bản và đạt kết quả khả quan ấn
phẩm về Huế5.
Khai thác chất liệu văn hóa Huế trong xuất bản đã có một lịch sử lâu dài, tạo nên
sự kế thừa. Nhu cầu khai thác và sử dụng nguồn tư liệu này được sự quan tâm từ nhiều
phía. Từ đường lối chung của Đảng, Nhà nước về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc Việt Nam mà văn hóa Huế là một bộ phận. Từ nhu cầu sử dụng tư liệu văn hóa Huế
cho công việc nghiên cứu chung, phục vụ các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, nhu cầu
tìm hiểu, nâng cao kiến thức của bạn đọc; mà quan trọng là, được đông đảo bạn đọc đón
nhận thông qua việc tiêu dùng sản phẩm.
Huế trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm, cũng đồng thời tích lũy, trầm tích
sắc thái riêng đặc sắc. Ấn phẩm về Huế, khai thác từ di sản thư tịch của người xưa để lại
hay của người nay viết, phần nào phản ánh nội dung đó, chứa đựng tri thức về văn hóa
Huế.
Đó là, phản ánh quá trình hình thành, những dấu ấn lịch sử Thừa Thiên Huế:
Quá trình tụ cư, con người – các sắc tộc trên địa bàn; nơi hội tụ trí tuệ của dân tộc và là
nơi sinh thành các tài năng; những vấn đề chung liên quan đến lịch sử, văn hóa Thừa
Thiên Huế thể hiện văn minh của dân tộc, đất nước trong tiến trình văn hóa Việt Nam.
Phản ánh các giá trị của di sản văn hóa Huế: Một thành phố thị dân tiêu biểu thời
Trung cổ Huế và vùng phụ cận; di sản vật thể với hệ thống quần thể kiến trúc kinh đô của
chế độ quân chủ Việt Nam, với quần thể cung đình, thành quách, lăng tẩm, tôn giáo tín
ngưỡng, công trình văn hóa, kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo,.. ; di sản phi vật thể
với phong tục tập quán, âm nhạc, mỹ thuật, tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực, ngành nghề thủ
công truyền thống, lễ hội, thư tịch,...
Ấn phẩm về Huế có đặc thù về nội dung thông tin, về nguồn tư liệu do yếu tố lịch
sử, văn hóa Huế tạo thành. Đó có thể là di sản của người xưa, là của người nay viết về
xưa - trao truyền bởi giá trị đương đại.
II. Ấn phẩm du lịch Huế
1. Vài nét về ấn phẩm du lịch Huế
Trước hết cần khẳng định, du lịch - ấn phẩm về Huế, là hệ quả tất yếu trong mối
tương quan của tự thân (Thừa Thiên Huế), vốn là vùng đất giàu các giá trị di sản văn hóa
và sự đặc sắc của thiên nhiên mà, “người giàu trí tưởng tượng thường ví Huế là một tập
tranh thủy mặc hội đủ núi non, đồng bằng, sông, biển, đầm phá. Quả thật tạo hóa đã ban
tặng cho xứ Huế nhiều thắng cảnh tuyệt vời khiến cho bức tranh thiên nhiên xứ này nổi
4
Tuy nhiên, so với Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, ở Thừa Thiên Huế thị trường xuất bản không sôi động, mạnh mẽ bằng.
Điều này làm hạn chế nhiều đến đầu tư xuất bản, tiêu thụ sản phẩm và sự chủ động của tác giả, các đơn vị tham gia
xuất bản trên địa bàn.
5
Nối tiếp các thời kỳ trước, sau năm 1975, riêng sách của Nxb Thuận Hóa đã mở đầu, cung cấp cho bạn đọc nhiều
cuốn sách: Huế giữa chúng ta, Lê Văn Hảo, 1984 - cuốn sách đầu tiên về văn hóa Huế trên nhiều lĩnh vực; Nguyễn
Huệ - Phú Xuận, Nhiều tác giả, 1983; Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường, 1985; Huế 1885, Thái
Vũ, 1985; Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, Phạm Khắc Hòe, 1987, v.v... Xem thêm: Hồ Hữu Vinh, T.l.đ.d.,
Phụ lục I: Danh mục sách văn hóa Huế, Phụ lục II: Danh sách tác giả trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

2
tiếng sơn thủy hữu tình”6. Đến với Huế, du lịch Huế cũng đồng thời khám phá nơi xa lạ
đầy hấp dẫn để hiểu thêm vùng đất, con người, cuộc sống, văn hóa Huế7.
Bức tranh du lịch Huế ngày càng hình thành rõ nét và đạt được những thành tựu
lớn, mà đặc biệt là qua 4 lần tổ chức Festival (2000, 2002, 2004, 2006). Du lịch Huế càng
khẳng định ưu thế tiềm năng văn hóa - thiên nhiên của mình, khai thác và tổ chức vừa có
tính chuyên nghiệp đồng thời đại chúng. Chính điều đó chúng ta có thể khẳng định được
Huế đã, đang là thành phố du lịch, thành phố Festival của cả nước.
Ở góc độ nhất định, sự phát triển mạnh mẽ hoạt động du lịch ở Thừa Thiên Huế đã
tạo nên một diện mạo mới, ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực hoạt động khác, trong đó có
hoạt động xuất bản. Theo đó, đòi hỏi hoạt động xuất bản có ấn phẩm mang tính đặc thù,
bên cạnh vai trò chung của xuất bản phẩm trong việc truyền bá tri thức cho xã hội nói
chung. Ấn phẩm du lịch, trước hết không tách rời xuất bản phẩm,– các tác phẩm sau khi
được gia công biên tập, qua chế bản, nhân bản, phát hành tới công chúng 8, bao gồm sách,
báo, bưu ảnh, tập gấp, tờ rời, áp phích quảng cáo,… Ấn phẩm du lịch Huế, hay rộng hơn
ấn phẩm văn hóa Huế, vừa xuất phát từ nhu cầu của các đối tượng trực tiếp, gián tiếp
tham gia hoạt động du lịch, vừa là đối tượng của hoạt động xuất bản.
Một cách tổng quát, ấn phẩm văn hóa Huế (như đã đề cập mục I), đều có thể nhắm
đến và đáp ứng nhu cầu thông tin du lịch. Nó trang bị kiến thức cho các đơn vị, tổ chức,
cá nhân tham gia hoạt động du lịch, cung cấp và thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu thông tin của
người du lịch.
Cũng cần nói thêm về du khách đến Huế, đối tượng của hoạt động du lịch và cũng
là của hoạt động xuất bản ấn phẩm về Huế. Họ là lớp người “có chọn lọc” cao về dân trí,
điều kiện kinh tế, nhu cầu hưởng thụ... Vì vậy, phục vụ và đáp ứng nhu cầu cho đối tượng
này cũng cần phải đặt ra tương xứng9.
2. Thực trạng ấn phẩm du lịch Huế
Từ những cơ sở trên, ấn phẩm du lịch Huế có ngôn ngữ thông tin (chữ viết, hình
ảnh), hình thức ấn phẩm (sách, bưu ảnh, bản đồ du lịch,...), nội dung thông tin phù hợp
với đặc thù của du lịch, phản ánh văn hóa Huế (chỉ dẫn, tra cứu, sách giới thiệu kiến thức
phổ thông, chuyên sâu các lĩnh vực văn hóa Huế). Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến
hình thức, nội dung ấn phẩm du lịch Huế, và tình hình phát hành.
2.1. Hình thức - nội dung
a. Sách:

6
Nguyễn Quang Trung Tiến (chủ biên) (1997), Huế thành phố du lịch (Ville Tuoristique), Hà nội, Nxb Chính trị
quốc gia.
7
Xem thêm: Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Hà Nội, Nxb Văn hóa Thông tin, mục từ: Du lịch.
8
Xem thêm: Phòng sát hạch chuyên ngành Xuất bản Trung Quốc (2004), Lý luận chuyên ngành Xuất bản, Phạm Thị
Thu dịch, PGS. TS. Trần Văn Hải hiệu đính, bản vi tính lưu hành nội bộ, Khoa Xuất bản, Phân viện Báo chí và
Tuyên truyền, Hà Nội, tr.4, 5.
9
Liên quan đến bài viết này, xin dẫn vài con số theo một kết quả điều tra. Trong số 420 du khách được hỏi, có
85,5% trả lời nội dung: Tại sao du khách biết đến Huế: 30,01% từ quảng cáo, báo chí; 30,23% qua bạn bè; 30,67%
từ sách hướng dẫn du lịch; 9,6% qua các hãng du lịch. Du khách nhận xét gì về du lịch Huế: 29,28% ý kiến chê việc
thuyết minh, giới thiệu còn thấp, - phải chăng do trình độ của hướng dẫn viên hay ấn phẩm về Huế, một kênh cung
cấp kiến thức cho hướng dẫn viên còn thấp? (Nhấn mạnh- T.G.). Về chất lượng phục vụ: 23,09% thất vọng với hàng
lưu niệm tại Huế; 45,47% hàng lưu niệm ở Huế chưa có sự đặc trưng, chưa tương xứng với Huế. Có sự khác biệt
quá lớn giữa sách vở và thực tế về hàng lưu niệm ở Huế. Chi tiêu: lưu niệm 12,78% trong 64,9USD/khách/ngày.
Ngô Minh, Bức tranh du lịch Huế trong con mắt người nước ngoài, Tạp chí Huế Xưa & Nay, số 31, 1999, tr.62 –
63/84.

3
Vẫn là hình thức thể hiện độc tôn hiện nay, sách chứa đựng lượng thông tin lớn,
đáp ứng nhu cầu đa dạng và phù hợp với điều kiện của đông đảo bạn đọc muốn biết về
Huế.
- Sách chỉ dẫn, tra cứu: có nội dung cần thiết cho hướng dẫn viên trong công
việc, du khách tìm hiểu các thông tin cơ bản về Huế và vùng phụ cận muốn đến (địa điểm
tham quan di tích thắng cảnh, dịch vụ đi lại, ẩm thực,...). Nội dung thông tin du lịch Huế
phục vụ tra cứu, chỉ dẫn cơ bản riêng biệt như Cẩm nang du lịch Huế, kèm bản đồ du lịch
(Thanh Nhã); tổng hợp nhiều địa phương, quốc gia trong Vietnam tuorist guidebook (Lê
Anh Tuấn), đặc biệt nổi tiếng là Lonely plannet le toutard,...
- Sách khái quát, giới thiệu theo chuyên đề kiến thức phổ thông, loại này phát
triển nhiều vào đầu thập niên 90 thế kỷ XX. Đề tài tập trung phần lớn, và chiếm số lượng
tên sách đáng kể, tái bản nhiều lần là về Quần thể di tích Huế, như Kiến trúc cố đô Huế -
Monuments of Hue (Phan Thuận An), Hướng dẫn thăm kinh thành Huế - A guide to Hue
citadel (Nguyễn Đắc Xuân), Les mausolées de rois de la dynastie des Nguyễn (Vĩnh
Thành, Trần Văn Hoàng),... ; loạt sách về chúa, vua, quan triều Nguyễn, đời sống, văn
học Huế của tác giả Nguyễn Đắc Xuân, Tôn Thất Bình, Trần Đức Anh Sơn, Lê Hòa Chi,
Mai Khắc Ứng, Trần Quỳnh Cư, Trần Việt Quỳnh, Thái Vũ, Vũ Nhị Xuyên, Trần Hoàng,
Trần Thùy Mai,10 v.v…
Những năm gần đây, bên cạnh các tác giả, tổ chức đã có tác phẩm về loại sách
này, với chức năng, nhiệm vụ của mình các bảo tàng, đơn vị khác như Bảo tàng Hồ Chí
Minh Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa thông tin
Thể thao Tp. Huế11,… đầu tư kinh phí nghiên cứu, phát hành nhiều ấn phẩm về di tích
quốc gia, di tích có dấu hiệu xếp hạng, di tích cộng đồng, thắng cảnh, các vùng phụ cận
Huế, sắc tộc, miền núi,...
Ngoài ra, sách ảnh cũng được chú ý, tuy số lượng tên sách không nhiều. Các tác
giả thực hiện thể loại này mang tính chuyên nghiệp, phong phú về đề tài, như Đào Hoa
Nữ (Huế đất mẹ của tôi, Thành phố Festival), Nguyễn Thế Thu (Huế), Thomas Renaut,
Michel Hoàng, J.Christophe Marchal, François Greck (Huế, tiếng Pháp),...
Xu hướng chung loại ấn phẩm phổ thông là có bổ sung không nhiều tên ấn phẩm
mới, bên cạnh việc chủ yếu tái bản.
- Sách nghiên cứu chuyên sâu: thời gian gần đây, đã phát triển khá đa dạng đề
tài, nội dung phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, tìm hiểu sâu, mới lạ về Huế cho
nhiều đối tượng bạn đọc. Đầu tiên phải kể đến các công trình đồ sộ thư tịch triều Nguyễn
được tái bản, tổ chức dịch thuật của Nxb Thuận Hóa như Khâm định Đại Nam hội điển
sự lệ, Đại Nam nhất thống chí, Minh Mệnh chính yếu, v.v... Trung tâm Bảo tốn di tích
Cố đô Huế với Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ tục biên. Nhiều công trình nghiên cứu
xuất hiện khá đa dạng của các tổ chức, đơn vị như Bảo tồn và phát huy giá trị tuồng cung
đình Huế (Trung tâm Bảo tốn di tích Cố đô Huế); Từ điển lịch sử Thừa Thiên Huế, Cố đô

10
Xem thêm Phụ lục ở cuối bài.
11
Xem thêm Phụ lục ở cuối bài. Các ấn phẩm về di tích quốc gia, lịch sử hiện đại nhìn chung hình thức mỹ thuật
chưa cao, hạn chế đến phát hành sản phẩm.
Mở rộng đề tài nghiên cứu để có tác phẩm mới về các vùng miền, các sắc tộc khác cũng là hướng mở cung cấp
kiến thức cho xu hướng du lịch khám phá, hoang dã “mong muốn, hưởng thụ một môi trường dễ chịu và an toàn”,
tránh “các thành phố đã trở nên nhàm chán?” . Xem thêm: Nguyễn Hữu Thông, Nguyễn Phước Bảo Đàn, Thử tiếp
cận mô hình làng du lịch miền núi cùng hệ thống sản phẩm thủ công của các tộc người thiểu số tỉnh Thừa Thiên
Huế, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Di sản ngành nghề thủ công trong bối cảnh thành phố Festival, UBND Tp. Huế,
Viện Văn hóa – Thông tin, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa – Thông tin tại Huế, Tháng 7-2005, Huế, tr.168-187.

4
Huế Xưa và Nay (Hội sử học Thừa Thiên Huế); Nghiên cứu Huế (Trung tâm Nghiên cứu
Huế); Tiếp cận văn hóa nghệ thuật miền Trung, Mỹ thuật Huế - Nhìn từ góc độ ý nghĩa
và biểu tượng trang trí (Phân viện Nghiên cứu văn hóa thông tin tại Huế); Văn hóa Hán
Nôm làng xã Huế, Tư liệu điền dã vùng Huế thời Tây Sơn (Bảo tàng Văn hóa Dân gian
Huế). Bên cạnh đó, sự đóng góp nghiên cứu dịch thuật, hiệu đính, biên khảo đã cho ra
đời các công trình giá trị như bộ B.A.V.H., các tác phẩm của L.Cadière, nhiều tác phẩm
của tác giả Đỗ Bang, Nguyễn Hữu Thông, Phan Đăng, Hà Xuân Linh, Vĩnh Cao, Phạm
Đức Thành Dũng, Đỗ Trinh Huệ, Lê Văn Chương, Trần Đại Vinh, Lê Nguyễn Lưu, v.v...
Tóm lại, dưới góc độ chuyên ngành (tra cứu, chỉ dẫn), dù ở mức độ nội dung thông
tin phổ thông hay chuyên sâu, thì sự đóng góp của sách về Huế là rất lớn. Tất cả đó đã
đóng góp rất lớn trong việc tìm hiểu, phục hồi, tôn tạo di tích lịch sử, thắng cảnh văn hoá
Huế, đồng thời làm cho ấn phẩm du lịch Huế không đơn điệu trên mặt giới thiệu, khái
quát mà đi sâu trong mối tương quan tổng thể Quần thể di sản cố đô Huế với các vùng
phụ cận, với văn hoá Huế trong nền văn hoá Việt Nam. Những loại sách này đến với độc
giả, đến với du khách và xây dựng bức tranh Huế ngày một toàn diện hơn.
Tuy nhiên, chỉ đơn thuần thống kê cũng có thể nhận ra rằng, số lượng lớn ấn
phẩm phổ thông về Huế so với mảng nghiên cứu chuyên sâu, vô hình chung đã cung cấp
cho người đọc biết đến và hiểu về Huế, văn hóa Huế thiên lệch.
b. Bưu ảnh: bản thân đã là những tác phẩm nghệ thuật, đó có thể là hình bóng
xưa về Huế đã qua, của Huế hiện tại qua từng góc nhìn độc đáo của người nay.
Điểm xuyết trên các quầy bán hàng lưu niệm, quầy sách ở Huế là các tập bưu ảnh
Huế con người, di tích xưa, chùm ảnh nghệ thuật phong phú đề tài của các tác giả Doãn
Đức Minh, Phạm Bá Thịnh, Nguyễn Đông Hiền, Phạm Văn Tý, Phan Phùng, Hoàng Đức
Thự, Hũư Cấy, Bá Hân, Feter Winner,... giới thiệu Huế lăng tẩm, mái gác lầu son, nơi
“vốn nổi tiếng chốn sơn thuỷ hữu tình”, và cuộc sống đời thường dân dã, đậm chất Huế,
làm say đắm lòng người.
c. Bản đồ du lịch là công cụ cần thiết để du khách có được cái nhìn ban đầu về nơi
mình đang đến. Khảo sát thực tế trên một bản đồ du lịch Huế, xuất bản 2005 và một số
bản đồ du lịch khác cho thấy, mặt trước là bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên - Huế, mặt
sau là bản đồ kinh thành Huế và các địa điểm tham quan. Bên cạnh đó là những mục giới
thiệu các địa điểm dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng nổi tiếng ở Huế.
Tuy nhiên, để so sánh với một số loại bản đồ quảng bá du lịch của các địa phương
khác thì nội dung bản đồ du lịch Huế còn đơn lẻ, chưa thể hiện hết những địa điểm, khu
du lịch vùng phụ cận Huế (Lăng Cô, Bạch Mã…), các tuyến du lịch liền kề Huế - Đà
Nẳng - Quảng Trị.
2.2. Phát hành:
Đây là một mắt xích quan trọng trong việc đưa ấn phẩm đến độc giả. Phát hành ấn
phẩm xuất bản nói chung và ấn phẩm du lịch Huế nói riêng đang được phát triển khá
mạnh12.

12
Thời gian gần đây, hình thức kinh doanh tổng hợp các mặt hàng, mà ấn phẩm xuất bản là một, đã chiếm ưu thế.
Nhà sách Phú Xuân, Nhà sách Khai Trí, và mới đây là Nhà sách Lạc Việt cho thấy điều đó. Nhiều đơn vị đã có
website, thiết lập giao dịch điện tử.
Theo khảo sát của chúng tôi, hiện sách văn hóa Huế ở Nhà sách Phú Xuân: 52 tên sách, Cảo Thơm: 17, Lạc Việt: 17, các
quầy lưu niệm ở di tích: trên dưới 10 tên sách. Tiêu thụ nhiều là mảng sách về chúa, vua Nguyễn, di tích Huế.

5
Ấn phẩm du lịch Huế trước hết thận tiện và gắn liền với các địa điểm tham quan
(lăng tẩm, kinh thành Huế, chùa Linh Mụ,…), dọc các đường phố chính.
Tuy vậy, như đã đề cập, Thừa Thiên Huế không phải là địa phương có ưu thế hoạt
động xuất bản, nhất là mặt đầu tư xuất bản, điều phối phát hành ấn phẩm, nên hạn chế
đầu tư cho đội ngũ tác giả, để tạo định hướng nội dung thông tin và có chế độ thù lao
tương xứng.
2.3. Nhận định:
- Sự đóng góp của ấn phẩm văn hóa Huế nói chung, trong đó có ấn phẩm du lịch
Huế đạt được là khả quan: số lượng tên ấn phẩm, số lượng bản, các hình thức ấn phẩm,
nội dung thông tin. Xu hướng phát triển tốt, thu hút ngày càng nhiều nhiều tổ chức, cá
nhân, trực tiếp hay gián tiếp tham gia hoạt động.
- Ấn phẩm về Huế cũng đang được đặt ra trong xu thế thời đại bùng nổ thông tin,
sự cạnh tranh của các phương tiện truyền thông đại chúng. Đòi hỏi những người làm
công tác xuất bản, đội ngũ tác giả, các cấp chủ quản liên quan có tầm nhìn chiến lược, vì
một chính sách chung phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Thừa Thiên Huế, trên thế mạnh
văn hóa mà ấn phẩm văn hóa Huế là một bộ phận nhỏ, nhưng không thể xem nhẹ.
III. Một số đề xuất gợi ý
Thế giới ngày càng nhỏ hẹp và thông thoáng bởi sự phát triển nhanh chóng của
tiến bộ khoa học - kỷ thuật và các phương tiện truyền thông, đặc biệt là Internet. Sự tìm
kiếm thông tin, đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức văn hóa Huế hay nhu cầu tìm kiếm
thông tin du lịch Huế trở nên dễ dàng hơn. Theo đó, cũng đặt ra cho hoạt động xuất bản
ấn phẩm du lịch Huế vừa cả thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn:
- Ấn phẩm truyền thống (sản phẩm của công nghệ in) vì thế không giữ vị trí độc
tôn cung cấp thông tin cho độc giả. Các sản phẩm hiện đại (CD-ROOM) hay sự ưu việt
của Internet mang đến cho người tiêu dùng những đòi hỏi cao về chất lượng cũng như
hình thức ấn phẩm. Du khách không nhất thiết phải đến Huế để tìm kiếm, mua ấn phẩm
về Huế.
- Sự đòi hỏi ngày càng cao do mặt bằng dân trí cũng đồng thời đặt để làm sao có
được ấn phẩm tương xứng, hình thức – tính hấp dẫn, mới lạ của nội dung thông tin.
- Phát triển hơn nữa ấn phẩm du lịch Huế do đó không nằm ngoài bối cảnh chung
của đòi hỏi thời đại. Ấn phẩm thuyền thống vẫn có chổ đứng, vẫn là một phương tiện
truyền thông chủ yếu. Nhưng điều này cần phải đặt trong mối quan hệ chung như đã dẫn.
Đó cũng là tiền đề mà chúng tôi nêu lên trước khi đưa ra một số gợi ý sau:
1. Sự liên kết xuất bản ấn phẩm văn hóa Huế nói chung và ấn phẩm du lịch nói
riêng tất yếu cần phải đặt trong mối quan hệ trên, trong việc phát triển gắn liền với bối
cảnh xã hội truyền thông hiện đại, đa phương diện. Đồng thời giảm thiểu sự mâu thuẫn
nghịch chiều trong mối quan hệ cung - cầu, trên cơ sở nắm bắt thị trường, đối tượng, nhu
cầu đặt ra với một chiến lược maketting sản phẩm đa dạng nhưng có chọn lọc.
2. Nội dung thông tin, hình thức ấn phẩm cần có một sự đổi mới, đa dạng không
chỉ trên hình thức truyền thống mà với các chất liệu, kênh thông tin hiện đại, đáp ứng nhu
cầu đa dạng của độc giả. Nội dung thông tin, hình thức gắn liền với nhu cầu tìm kiếm
thông tin mới và kiểm nghiệm thông tin đã có. Bên cạch cung cấp nội dung thông tin như

6
thành quả đã đạt được, cần chú trọng đến các đề tài mới lạ, hấp dẫn theo xu hướng phát
triển của du lịch.
3. Truyền bá ấn phấm văn hóa Huế vẫn là sự tiếp nối của phát hành truyền thống
và nó có vai trò quan trọng không thể phủ định. Ấn phẩm du lịch Huế trên xu hướng đến
với công chúng bằng hình thức kinh doanh không đơn lẻ mà kết hợp với nhiều sản phẩm
khác của mạng lưới phát hành sách tại các địa điểm phát hành, tiếp cận và đến được
người tiêu dùng bằng nhiều cách thức hiện đại thuận tiện hơn. Đã có nhiều ấn phẩm về
Huế được tiếp thị và giao dịch qua Internet nhưng chưa nhiều. Cần có sự liên kết hơn
nữa, trao đổi thông tin hoạt động xuất bản để ấn phẩm được quảng bá trên phương tiện
hiện đại này.
4. Phát triển ấn phẩm du lịch Huế nói riêng phải đặt trong mối quan hệ ấn phẩm
văn hóa Huế và trong quan hệ đa chiều đối với đội ngũ tác giả - các đơn vị trực tiếp, gián
tiếp tham gia hoạt động xuất bản - thị trường, không những ở địa phương mà còn đẩy
mạnh liên kết ở các địa phương khác, ngoài nước.
5. Một mặt nào đó, phải nhìn nhận ấn phẩm về Huế nói chung như là một kênh
thông tin quan trọng tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị cho du lịch Huế. Từ đó, cần phải
xem xét tính phi lợi nhuận để mục đích là giá trị thông tin của sản phẩm đến được với
công chúng rộng rải hơn nữa, mở rộng phạm vi không gian. Thiết nghĩ, trước hết là các
đơn vị hoạt động du lịch có một tỷ lệ đầu tư thích đáng cho ấn phẩm về Huế, như là một
cách thức tuyên truyền quảng cáo nhằm thu hút du khách.
6. Khai thác thế mạnh về văn hóa là một trọng tâm trong chính sách chung của
tỉnh để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Phát triển hơn nữa ấn phẩm về Huế cũng cần
được xem là một bộ phận trong chính sách chung đó. 13 Có định hướng thông tin, kết hợp
phục vụ nhiệm vụ chung của địa phương, với nhu cầu, thị hiếu, sự điều tiết của thị
trường. Có như thế, sự hài hòa về ấn phẩm dưới nhiều góc độ mới có thể được giải quyết.
Huế đã có Văn phòng Festival, nên chăng thông tin về Huế mà ấn phẩm Huế cũng
là bộ phận cần được quan tâm, nằm trong phương hướng hoạt động, để có tiếng nói
chung nhằm xây dựng Huế thành phố Festival.
IV. Thay lời kết
Huế với những thành tố vật thể và phi vật thể của nó đã được xếp hạng Di sản văn
hóa nhân loại. Đó là nền tảng quan trọng để Huế là một trung tâm du lịch của Việt Nam,
thu hút ngày càng nhiều du khách. Ấn phẩm du lịch Huế, một mảng của ấn phẩm về Huế,
cũng được nảy mầm trên mảnh đất đó, khởi sắc và đóng góp quan trọng cho du lịch,
khám phá và tìm hiểu về Huế. Có thể nói khó có một địa phương nào đạt được điều đó.
Và nói đến Huế, trong bức tranh chung tạo diện mạo, chiều sâu cho Huế không thể
không nói đến ấn phẩm về Huế. Đó là sự nhả tơ miệt mài của những con người thầm lặng
sản sinh ra sản phẩm, cùng với những cái tên khác thân quen trên ấn phẩm Huế.
Điều chúng tôi băn khoăn là, đã nhận chân vấn đề? Liệu những gì giải bày với
mong muốn làm tốt hơn cho ấn phẩm Huế có đạt được hay không? Có những ai quan
tâm, chia sẽ? Quan trọng hơn, có ý kiến đóng góp xác đáng, hành động cụ thể?
Đương nhiên, cho đến bây giờ và tin rằng sau này, chúng tôi vẫn lạc quan với
những gì ấn phẩm Huế đã và sẽ mang lại cho chúng ta, không hẳn cho riêng du lịch Huế.
13
Xem thêm: Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII, nhiệm kỳ
2001-2005, Nxb Thuận Hóa, 2001, tr. 63.

7
Tài liệu tham khảo
Cục Thống kê Thừa Thiên Huế (5/2004), Niên giám thống kê 2003, Huế.
Đại Học Huế, Trung Tâm Học Liệu (01/2006), Công tác sưu tầm tài liệu – thông tin về lịch sử -
văn hóa Huế, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Huế.
Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII,
nhiệm kỳ 2001-2005, Nxb Thuận Hóa.
Hồ Hữu Vinh (2005), Hoạt động xuất bản sách văn hóa Huế, Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại
chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
M’Bow A.M., Lời kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ di sản văn hóa Huế, Báo Nhân dân, số ra
ngày 27.11.1981.
Ngô Minh (1999), “Bức tranh du lịch Huế trong con mắt người nước ngoài”, Tạp chí Huế Xưa –
Nay, số 31, tr.62 – 63/ 84.
Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Nguyễn Quang Trung Tiến (chủ biên) (1997), Huế thành phố du lịch (Ville Tuoristique), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phòng sát hạch chuyên ngành Xuất bản Trung Quốc (2004), Lý luận chuyên ngành Xuất bản,
Phạm Thị Thu dịch, PGS. TS. Trần Văn Hải hiệu đính, bản vi tính lưu hành nội bộ, Khoa Xuất bản, Phân
viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
Trần Thị Mai (2005), Du lịch Thừa Thiên Huế - Thực trạng và kế hoạch phát triển, Huế, Nxb
Thuận Hóa.
UBND Tp. Huế, Viện Văn hóa – Thông tin, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa – Thông tin tại Huế
(7-2005), Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Di sản ngành nghề thủ công trong bối cảnh thành phố Festival,
Huế.
Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh,
Mạc Đường, Lê Trung (chủ biên), Những vấn đề văn hóa - xã hội thời Nguyễn, Kỷ yếu Hội nghị Khoa
học lần thứ hai về triều Nguyễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992.
Website:
- nxbtre.com.vn
- phuongnamvh.com
- sachviet.com.vn

Phụ lục: DANH MỤC SÁCH


(Xuất bản từ năm 1993 đến nay liên quan đến bài viết)
B.A.V.H., Những người bạn Cố đô Huế, tập 1, 2, 3,14 TH, H, 1997.
B.A.V.H., Những người bạn Cố đô Huế, tập 415, 516, 617, TH, H, 1998.
B.A.V.H., Những người bạn Cố đô Huế, tập 7,18 8,19 9,20 Bản dẫn 1914 - 194421, TH, H, 2001.

14
Đặng Như Tùng dịch, Bửu ý hiệu đính.
15
Đặng Như Tùng dịch, Tôn Thất Hanh hiệu đính.
16
Đặng Như Tùng dịch, Phan Xưng hiệu đính.
17
Đặng Như Tùng, Hà Xuân Liêm dịch, Phan Xuân Sanh, Nguyễn Vi hiệu đính.
18
Bửu ý, Phan Xưng dịch
19
Phan Xưng dịch.
20
Phan Xưng dịch.
21
Nguyễn Cửu Sà dịch, biên soạn.

8
B.A.V.H., Những người bạn Cố đô Huế, tập 10,22 11,23 12,24 TH, H, 2002.
B.A.V.H., Những người bạn cố đô Huế, tập 13, 14, 15,25 TH, H, 2004.
B.A.V.H., Những người bạn cố đô Huế, tập 16, 17, 18,26 TH, H, 2004.
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên - Huế, Âm vang thời Bác Hồ ở Huế, TH, H, 2003.
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, 27 Di tích - Địa điểm di tích lưu niệm Bác Hồ và gia đình
Người ở Thừa Thiên - Huế, tiếng Việt, Anh, TH, H, 2001.
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, Thời niên thiếu của Bác Hồ ở Thừa Thiên Huế, song
ngữ Việt - Anh, TH, H, 2005.
Bảo tàng Tổng hợp Thừa Thiên Huế,28 Di tích lịch sử văn hoá Thừa Thiên Huế, TH, H, 2002.
Bảo tàng Văn hoá dân gian Huế,29 Tư liệu điền dã vùng Huế về thời kỳ Tây Sơn, TH, H, 1998.
Bảo tàng Văn hoá dân gian Huế,30 Văn bản Hán Nôm làng xã Huế, tập 1, TH, H, 1995.
Ban chấp hành Đảng bộ huyện A Lưới, Lịch sử Đảng bộ huyện A Lưới, TH, H, 1998.
Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Vang,31 Đảng bộ huyện Phú Vang 65 năm đấu tranh và xây
dựng (1930 - 1995), CTQG, HN, 1999.
Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quảng Điền,32 Lịch sử Đảng bộ huyện Quảng Điền (Sơ thảo),
13x19, 200, TH, H, 1995.
Ban chấp hành Đảng bộ Thừa Thiên Huế, 33 Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên - Huế, tập 1 (1930 -
1954), tập 2 (1954-1975), CTQG, HN, 1995.
Ban chấp hành Đảng bộ xã Quảng Vinh, Lịch sử Đảng bộ xã Quảng Vinh, TH, H, 2004.
Ban thường trực MTTQ VN tỉnh Thừa Thiên Huế, Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam Thừa
Thiên Huế, 1930 – 1995, TH, H, 1995.
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng Thừa Thiên Huế, TH, H, 2002.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế - Những ngày đầu toàn quốc kháng
chiến chống thực dân Pháp, TH, H, 2002.
Bùi Hạnh Cẩn,… Những ông nghè ông cống triều Nguyễn, VHTT, HN, 1995.
Bùi Minh Đức, Từ điển tiếng Huế, tái bản, VH, HN, 2004.
Bùi Thị Tân, Nguyễn Huy Phúc, Kinh tế thủ công nghiệp và phát triển công nghệ Việt Nam dưới
triều Nguyễn, TH, H, 1998.
Bùi Thị Tân, Về hai làng nghề luyện sắt Phú Bài và rèn Hiền Lương ở Thừa Thiên - Huế, TH, H,
1999.
Bửu Kế, Chuyện triều Nguyễn, tái bản lần 1, TH, H, 2002.
Bửu Kế, Huyền thoại về danh lam xứ Huế, ĐN, 1996.
Bửu Ngôn, Du lịch ba miền, (tập2: Về miền Trung), T, 2002.
22
Phan Xưng dịch, Hà Xuân Liêm, Nguyễn Vy hiệu đính.
23
Phan Xưng dịch, Nguyễn Vy hiệu đính.
24
Hà Xuân Liêm dịch, Trần Thanh, Nhị Xuyên hiệu đính.
25
Đỗ Hữu Thạnh, Hà Xuân Liêm dịch.
26
Nguyễn Cửu Sà dịch.
27
Lê Viết Xuân, Nguyễn Thị Thu Hà, Cao Huy Hùng, Lê Thị Kim Yến, Lê Thùy Chi, Nguyễn Thị Thanh Xuân,
Nguyễn Đình Dũng, Nguyễn Hồng Hạnh, dịch sang tiếng Anh Lê Văn Thang Long.
28
Đặng Văn Hồ, Đõ Hữu Hà, Cao Thị Quỳnh Giao.
29
Lê Văn Thuyên (chủ biên), Huỳnh Đình Kết, Lê Nguyễn Lưu.
30
Lê Văn Thuyên (chủ biên), Lê Nguyễn Lưu, Huỳnh Đình Kết. Công trình được Quỹ Phát triển Văn hóa Thụy
Điển - Việt Nam tài trợ.
31
Ngô Kha (chủ biên), Huỳnh Công Quảng, Dương Văn Tín.
32
Nguyễn Trung Chính (chủ biên), Trần Mạnh Cạnh, Đặng Văn Hồ, Ngô Kha, Nguyễn Mới, Trần Quang Vinh.
33
Ngô Kha (chủ biên), Đặng Văn Chương, Nguyễn Thị Tuyết Nga, Trần Quang Thắng.

9
L.Cadière, L’Art à Hué, ThG, HN, 1996.
L.Cadière, Văn hóa, tín ngưỡng, gia đình Việt Nam qua nhãn quan học giả Cadière, Đỗ Trinh
Huệ, biên soạn, dịch, TH, H, 2000.
L.Cadière, Kinh thành Huế và tế Nam Giao, Đỗ Trinh Huệ, dịch, hiệu đính, TH, H, 2004.
Codev Viet Phap, Nghề thủ công mỹ nghệ ở Huế, Cty liên doanh Viet Phap Service, 1996.
Công Tằng Tôn Nữ Lan Hương (dịch), Văn hóa cung đình Huế, Tp. HCM, 2005.
Chu Quang Trứ, Văn hóa - Mỹ thuật Huế, TH, H, 1998.
Chu Quang Trứ, Văn hóa Mỹ thuật Huế, MT, HN, 2000.
Cục lưu trữ nhà nước, Đại học Huế, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hoá, Mục
lục châu bản triều Nguyễn, VHTT, HN, 1998.
Dương Bích Hà, Lý Huế, ÂN, HN, 1997.
Dương Phước Thu, Huý kỵ và quốc huý thời Nguyễn, TH, H, 2002.
Dương Phước Thu, Huế - tên đường phố xưa và nay, TH, H, 2004.
Dương Phước Thu, Qua sông nhìn lại bến bờ, TH, H, 2005.
Dương Phước Thu, Tử ngục Chín Hầm và những điều chưa biết về Ngô Đình Cẩn, TH, H, 2006.
Dương Văn An, Ô châu cận lục,34 TH, H, 2001.
Diệp Đĩnh Hoa, Làng Nguyễn, tìm hiểu làng Việt, tập 2, VHTT, HN, 1994.
Duy Từ (biên soạn), Luật lệ trong hoàng cung triều Nguyễn, TH, H, 2000.
Duy Từ, Lễ hội cung đình triều Nguyễn, TH, H, 1993.
Duy Từ, Lễ hội cung đình triều Nguyễn, tái bản lần 1, TH, H, 2000.
Đào Hoa Nữ, Huế đất mẹ của tôi, TH, H, 2005.
Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân xã Điền Hoà, Lịch sử xã Điền Hoà, TH, H, 2005.
Đại học Huế, Giới thiệu về Việt Nam và Huế (An introduction to Viet Nam anh Hue), ThG, 2002.
Đỗ Bằng Đoàn, Những vũ khúc trong cung Nguyễn, TH, H, 1994.
Đỗ Bang (chủ biên),35 Lũ lụt ở miền Trung trong hai thế kỷ XIX – XX, ĐN, 2002.
Đỗ Bang (chủ biên),36 Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn, TH, H, 1997.
Đỗ Bang (chủ biên)37, Từ điển lịch sử Thừa Thiên Huế, TH, H, 2000.
Đỗ Bang, Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn - Những vẫn đề đặt ra hiện
nay ở Thừa Thiên Huế, TH, H, 1998.
Đỗ Bang, Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới thời Nguyễn, TH, H, 1997.
Đỗ Bang, Ngững khám phá về Hoàng đế Quang Trung, tái bản lần 2, TH, H, 1998.
Đỗ Bang, Nguyễn Minh Tường, Chân dung các vua Nguyễn, tập 1, 13x19, 224, TH, H, 1996.
Đỗ Bang, Nguyến Minh Tường, Chân dung các vua Nguyễn, tập 1, tái bản lần 1, TH, H, 2001.
Đỗ Bang, Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung, tái bản lần thứ 4, TH, H, 2005.
Đỗ Bang, Phố cảng Trung Bộ, 13x19, 300, TH, H, 1994.
Đỗ Bang, Phố cảnh vùng Thuận Quảng thế kỷ XVII - XVIII, HKHLSVN, TH, H, 1996.
34
H Hiệu đính, dịch Trần Đại Vinh, Hoàng Văn Phúc.
35
Cùng với: Lương Thị Cảnh, Nguyễn Chí Kiếm, Lê Duy Sơn, Bùi Thị Tân, Nguyễn Quang Trung Tiến.
36
Cùng với: Nguyễn Danh Phiệt, Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân.
37
Công trình được Quỹ Ford tài trợ. Các tác giả giả: Lê Văn Anh, Nguyễn Văn Đăng, Phan Thanh Hải, Vương
Hồng, Huỳnh Đình Kết, Lê Đình Liễn, Lê Nguyễn Lưu, Lê Đình Phúc, Trần Thanh Tâm, Bùi Thị Tân, Nguyễn
Quang Trung Tiến, Trần Huy Thanh, Lên Văn Thuyên, Phạm Hồng Việt.

10
Đinh Xuân Lâm (chủ biên),38 Danh tướng yêu nước Tôn Thất Thuyết, Trung tâm UNESCO Trung
tâm tư liệu Lịch sử và văn hoá Việt Nam xuất bản, HN, 1998.
Hà Xuâm Liêm, Chùa Linh Mụ, tái bản lần 1, TH, H, 2000.
Hà Xuâm Liêm, Những ngôi chùa Huế, TH, H, 2000.
Hồ Vĩnh, Dấu tích văn hóa Nguyễn, tái bản lần 2, TH, H, 2000.
Hội đồng trị sự phả tộc Nguyễn Phúc, Thế phả Nguyễn Phúc tộc, TH, H, 1995.
Hội Văn nghệ, Văn phòng Festival Huế, Thành phố Festival (Photo: Đào Hoa Nữ), VN Tp.
HCM, 2005.
Hoàng Hiển, Vua Duy Tân, TH, H, 1996.
Hoàng Phủ Ngọc Tường, Huế - Di tích và con người, TH, H, 1995.
Hoàng Thị Kim Cúc, Các món ăn Huế, PN, HN, 1991.
Hoàng Thị Xuân Huy, Nghệ thuật ẩm thực Huế, TH, H, 2006.
Huỳnh Đình Kết (chủ biên),39 Địa chí văn hóa xã Quảng Thái, TH, H, 2000.
Huỳnh Đình Kết, Tục thờ thần ở Huế,40 TH, H, 1998.
Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Huế, Một số vấn đề lịch sử, TH, H, 2002.
Lê Anh Tuấn, Vietnam tuorist guidebook, ThG, HN, 2005.
Lê Đình Phúc, Huế - di tích lịch sử và danh thắng, CTQG, HN, 1995.
Lê Đình Phúc, Huế Historical traces culture landscapes, The gioi Publishers- Vietnam, 2002.
Lê Cung, Phong trào đô thị Huế trong kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975, tái bản lần thứ 2, TH,
H, 2002.
Lê Cung, Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, tái bản lần thứ 3, TH, H, 2003.
Lê Nguyễn Lưu, Phan Tấn Tô, Vua Minh Mạng và Viện Thái Y triều Nguyễn, , TH, H, 1998.
Lê Nguyễn Lưu, Văn hóa Huế xưa, tập 1, 2, 3, TH, H, 2006.
Lê Thị Thanh Hoà, Việc đào tạo và sử dụng quan lại của triều Nguyễn 1802-1884, KHXH, HN,
1998.
Lê Văn Chưởng, Đặc khảo hò Huế, TH, H, 2000.
Lê Văn Thuyên,41 Địa chí văn hoá làng Mỹ Lợi, TH, H, 1999.
Lương An (tuyển chọn và giới thiệu), Thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, TH, H, 1994.
Lương An, Mai Am Huệ Phố, TH, H, 2004.
Lương An, Tuyển tập Lương An, TH, H, 2004.
Mai Khắc ứng, Đào Hùng, Huế - Monuments of an ancient Capital, ThG, 1993.
Mai Khắc ứng, Chính sách khuyến nông dưới thời Minh Mạng, VHTT, HN, 1996.
Mai Khắc ứng, Khiêm lăng và vua Tự Đức, TH, H, 2004.
Mai Khắc ứng, Kinh đô Huế, TH, H, 2003.
Mai Khắc ứng, Lăng của Hoàng đế Minh Mạng,42 HSHVN, HSHTTH, H, 1993.
Mai Khắc ứng, Nguyễn Thị Lệ Thuỷ, Cửu đỉnh, TH, H, 2000.
Mai Khắc ứng, Thăm chùa Thiên Mụ, TH, H, 2004.
38
Cùng với: Phạm Đình Nhân, Doãn Đoan Trinh.
39
Cùng với: Văn Đình Triền, Trần Đình Tối.
40
Công trình được giải thưởng Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.
41
Cùng với: Lê Nguyễn Lưu, Huỳnh Đình Kết.
42
Công trình được Quỹ Toyota tài trợ.

11
Minh Khiêm, Huế một bài thơ, TH, H, 1998.
Mai Lý Quảng, Vietnam un Panorama (Một thoáng Việt Nam), ThG, HN, 2003.
Minh Mệnh, Ngự chế văn (Dụ văn), tập 1, Ngự chế văn sơ tập, bản dịch, nguyên bản Hán văn,
dịch, chú giải Trần Văn Quyến, TTKHVXHNVQG, HN, 2000.
Nội các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, bản dịch Viện Sử học, 15 tập, TH, H,
1993, tái bản 8 tập, 2005.
Ngô Minh, Ăn chơi xứ Huế, TH, H, 2002.
Ngô Sỹ Liên, Nguyễn Huy Oánh, Quốc sử toản yếu, TH, H, 2004.
Ngô Thị Bích Thuỷ, Các món ăn đặc sản cổ truyền xứ Huế, 2 tập, TH, H, 2004.
Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: Thừa Thiên, Tp. HCM, 1998.
Nguyễn Đắc Xuân, Đi tìm dấu tích thời niên thiếu Bác Hồ ở Huế, VH, HN, 2003.
Nguyễn Đắc Xuân, Bốn trăm năm chùa Thiên Mụ, TH, H, 1998.
Nguyễn Đắc Xuân, Các bà hoàng trong cung Nguyễn, tập 1, 2, 3, TH, H, 1998.
Nguyễn Đắc Xuân, Cố đô Huế bí ẩn và khám phá, TH, H, 1997.
Nguyễn Đắc Xuân, Chuyện ba vua Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân, tái bản lần thứ 2, TH, H,
1999.
Nguyễn Đắc Xuân, Chuyện các ông hoàng triều Nguyễn, tái bản lần thứ 3, TH, H, 1997.
Nguyễn Đắc Xuân, Chuyện các bà trong cung Nguyễn, tập 1, 2, 3, TH, H, 1997.
Nguyễn Đắc Xuân, Chuyện các quan triều Nguyễn, TH, H, 2001.
Nguyễn Đắc Xuân, Chuyện nội cung các vua Nguyễn, tập 2, tái bản lần thứ 3, TH, H, 1999.
Nguyễn Đắc Xuân, Chuyện nội cung các vua, tái bản lần 3, TH, H, 2002.
Nguyễn Đắc Xuân, Chuyện nội cung chín đời chúa, tái bản lần thứ 3, , TH, H, 1999.
Nguyễn Đắc Xuân, Chuyện nội cung Cựu hoàng Bảo Đại, tái bản lần thứ 4, TH, H, 2005.
Nguyễn Đắc Xuân, Chuyện tình và Thơ tình xứ Huế, TH, H, 1998.
Nguyễn Đắc Xuân, Chín chúa mười ba đời vua Nguyễn, tái bản lần thứ 3, TH, H, 2001.
Nguyễn Đắc Xuân, Cụ hoàng Hương Sơn, TH, H, 1997.
Nguyễn Đắc Xuân, Hỏi đáp về triều Nguyễn và Huế xưa, tập 1, 2, 3, 4, 5, T, Tp. HCM, 2002.
Nguyễn Đắc Xuân, Hướng dẫn thăm Kinh thành Huế (A guide for Hue citadel), tiếng Việt, Anh,
TH, H, 1996.
Nguyễn Đắc Xuân, Kiến thức về triều Nguyễn và Huế xưa, tập 1, tập 2, TH, H, 2002.
Nguyễn Đắc Xuân, Kiến thức về triều Nguyễn, tập 3, TH, H, 2005.
Nguyễn Đắc Xuân, Lễ tết ăn chơi trong cung Nguyễn, TH, H, 2004.
Nguyễn Đắc Xuân, Một trăm năm chợ Đông Ba, TH, H, 1999.
Nguyễn Đắc Xuân, Những bí ẩn về cựu Hoàng Duy Tân, tái bản lần 1, TH, H, 1998.
Nguyễn Đắc Xuân, Prices seigneurs et empereurs des Nguyễn, ThG, HN, 1996.
Nguyễn Đắc Xuân, Qua Pháp tìm Huế xưa, TH, H, 2000.
Nguyễn Đắc Xuân, Văn hoá Cố đô, TH, H, 1998.
Nguyễn Đại Nhơn, Sách thuốc ngự y triều Nguyễn, TH, H, 1999.
Nguyễn Hữu Thông (chủ biên),43 Mỹ thuật thời Nguyễn trên đất Huế, HNV, HN, 1992.

43
Cùng với: Dương Phước Luyến, Lê Văn Sách, Mai Khắc ứng, Trần Đại Vinh.

12
Nguyễn Hữu Thông (chủ biên),44 Tín ngưỡng thờ mẫu ở miền Trung Việt Nam, TH, H, 2001.
Nguyễn Hữu Thông, Huế nghề và làng nghề thủ công truyền thống (Hue, Its traditional
handicrats and trade guilds),45 song ngữ Việt - Anh, TH, H, 1994.
Nguyễn Hữu Thông, Lê Văn Sách, Trần Đại Vinh, Danh lam xứ Huế, HNV, HN, 1993.
Nguyễn Hữu Thông, Mỹ thuật Huế - Nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu tượng trang trí, 46 TH, H,
2001.
Nguyễn Khắc Phê, Lê Văn Miến - người hoạ sĩ đầu tiên, người thầy đầu tiên, TH, H, 1995.
Nguyễn Khắc Phê, Những chặng đường từ Huế, TH, H, 1996.
Nguyễn Khoa Điềm, Đồng chí Nguyễn Chí Diễu, TH, H, 1993.
Nguyễn Khuê, Giới thiệu thi ca Tương An Quận vương Miên Bửu, TH, H, 1994.
Nguyễn Minh Tường, Cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh (1820 - 1840), KHXH, HN,
1996.
Nguyễn Ngọc Hiền (biên soạn), Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650 - 1700): Với công cuộc
khai sáng miền Nam nước việt cuối thế kỷ XVII, tái bản lần thừ 4, VH, HN, 2002.
Nguyễn Quang Trung Tiến (chủ biên), Huế, thành phố du lịch, CTQG, HN, 1997.
Nguyễn Quang Trung Tiến, Kinh tế ngư nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, TH, H, 1995.
Nguyễn Tân Phong, Về hai bài thơ ''Hồi văn kiêm Liên hoàn'' của Thiệu Trị, TH, H, 1994.
Nguyễn Tài Cẩn, Tìm hiểu kỹ xảo Hồi văn kiêm liên hoàn trong bài ''Vũ trung sơn thủy'', TH, H,
1998.
Nguyễn Thành (giới thiệu, sưu tầm, biên soạn), Phan Đăng Lưu - Tiểu sử và tác phẩm, TH, H,
1998.
Nguyễn Thừa Hỷ, Đỗ Bang, Nguyễn Văn Đăng, Đô thị Việt Nam dưới thời Nguyễn, TH, H, 1999.
Nguyễn Thị Đảm, Công nhân Long Thọ Huế, TH, H, 1996.
Nguyễn Thị Sửu, Trần Nguyễn Khánh Phong, Truyện cổ Tà Ôi, Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá
dân gian Huế, TH, H, 2004.
Nguyễn Tú, Triều Nguyên, (đồng chủ biên), Địa chí Hương Thuỷ, TH, H, 1998.
Nhiều tác giả, Đô thị Việt Nam dưới triều Nguyễn, TH, H, 2000.
Nhiều tác giả, Đời sống trong hoàng cung triều Nguyễn (Life in the royal palace of the Nguyen
dynasty),47 song ngữ Việt - Anh, tái bản lần thứ 4, TH, H, 2004.
Nhiều tác giả, Đời sống trong hoàng cung triều Nguyễn, tái bản 2, TH, H, 2001.
Nhiều tác giả48, Định Quốc Công Nguyễn Bặc, KHXH, HN, 1998.
Nhiều tác giả,49 Có gì lạ trong cung Nguyễn? (Anything novel in the Royal palace of Nguyen
dynastry?), song ngữ Việt - Anh, TH, H, 1996.
Nhiều tác giả, Cố đô Huế đẹp và thơ, tái bản lần 6, TH, H, 2003.
Nhiều tác giả, Chuyện cung đình - gián điệp cung đình, TH, H, 1994.
Nhiều tác giả, Chuyện cung đình - một ngày của hoàng hậu, TH, H, 1994.
Nhiều tác giả, Chí khí trong lao tù, tập 1, tập 2,

44
Cùng với: Nguyễn Thị Thuyết Nga, Nguyễn Phước Bảo Đàn, Tôn Nữ Khánh Trang, Lê Chí Xuân Minh. Công
trình được giải thưởng Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.
45
Công trình được Quỹ Toyota tài trợ.
46
Công trình được giải thưởng Cố đô (TTH).
47
Phan Thuận An, Tôn Thất Bình, Nguyễn Đức, Từ Tâm.
48
Kỷ yếu Hội thảo khoa học; Phạm Như Xuyên, Nguyễn Duy Quý, Trương Hữu Quýnh,…
49
Phan Thuận An, Tôn Thất Bình, Phan Văn Dật, Nguyễn Đức, Bửu Kế, Từ Tâm.

13
Nhiều tác giả, Danh sĩ Huế với tuồng truyền thống, VSKVN, HN, 1999.
Nhiều tác giả, Du lịch Bắc miền Trung, TH, H, 2001.
Nhiều tác giả,50 Huế đẹp - Huế thơ, TH, H, 1999.
Nhiều tác giả, Huế đẹp - thơ, ngàn năm di sản, ĐN, 1996.
Nhiều tác giả51, Huế luôn luôn mới, Hội Văn nghệ Tp. Huế, Huế, 1998.
Nhiều tác giả, Huế, di sản văn hoá thế giới (Hue – world cutural heritage), VHTT, HN, 1995.
Nhiều tác giả,52 Một số vấn đề quan chế triều Nguyễn, TH, H, 1998.
Nhiều tác giả, Một thời không quên, tập 1-1993, tập 2-1995, TH.
Nhiều tác giả, Những di sản thế giới ở Việt Nam, World heritage in Vietnam - Patrimoine
moudial du Vietnam, tiếng Việt, Anh, Pháp, ĐN.
Nhiều tác giả, Quốc học trường tôi, TH, H, 1996.
Nhiều tác giả,53 Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn, TH, H, 1999.
Nhiều tác giả, Tây Sơn - Thuận Hoá: Những dấu ấn lịch sử, SVHTTBTT, 1986.
Nhiều tác giả,54 Thần kinh nhị nhập cảnh, TH, H, 1997.
Nhiều tác giả, Tuyển tập tình khúc Huế thế kỷ XX, ÂN, HN, 2002.
Nhiều tác giả,55 Văn hóa các tỉnh Bắc Trung Bộ, KHXH, HN, 1997.
Phân viện Nghiên cứu Văn hoá nghệ thuật tại Huế, Tiếp cận văn hoá nghệ thuật miền Trung, tập
1, 2, Huế, 2004.
Nhiều tác giả, Thơ Huế với lời bình, TH, H, 2006.
Phạm Hồng Việt, Bác Hồ với miền đất núi Ngự - sông Hương, TH, H, 1995.
Phạm Hồng Việt, Ba vị tướng từ đất Huế cố đô, TH, H, 2003.
Phạm Khắc Hoè, Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn, tái bản lần thứ 5, TH, H, 2001.
Phạm Khắc Hoè, Từ triều đình Huế đến chiến khu việt Bắc, in lần thứ 4, có chỉnh lý, bổ sung, T,
1996.
Phạm Phú Thứ, Tây hành nhật ký, TH, H, 1994.
Phạm Quỳnh, Mười ngày ở Huế, VH, HN, 2001.
Phan Thanh Hải, Dấu ấn Nguyễn trong văn hoá Phú Xuân, TH, H, 2003.
Phan Thứ Lang, Bảo Đại, vị vua triều Nguyễn cuối cùng, CAND, HN, 1999.
Phan Thứ Lang, Giai thoại và sự thật về Bảo Đại vị vua cuối cùng triều Nguyễn, ĐN, 2000.
Phan Thuận An, Kinh thành Huế, TH, H, 1999.
Phan Thuận An, Kiến trúc Cố đô Huế, tái bản lần 9, TH, H, 2000.
Phan Thuận An, Lăng tẩm Huế: Một kỳ quan, tái bản lần thứ 2, TH, H, 2004.
Phan Thuận An, Quần thể di tích Huế, T, 2005.
Phan Trần Chúc, Vua Hàm Nghi, tái bản, TH, H, 1995.
Quách Tấn, Quách Giao, Nhà Tây Sơn, Tp. HCM, 2000.

50
Phan Thuận An, Tôn Thất Bình, Lê Hoà Chi, Lê Nguyễn Lưu, A. De Rotalier, Trần Đức Anh Sơn, Phan Gia Vỹ.
51
Trần Lâm Biền, Phan Văn Dật, Đào Hùng, Bửu Kế, Hoàng Đạo Kính, Thanh Tịnh, Phan Đăng Tú, Hoàng Phủ
Ngọc Tường, Trần Quốc Vượng.
52
Phan Đại Doãn, Nguyễn Minh Tường, Hoàng Phương,..
53
Đỗ Bang, Trần Bạch Đằng, Đinh Xuân Lâm,…
54
Phan Thuận An, Phạm Đức Thành Dũng, Nguyễn Phước Hải Trung.
55
Kỷ yếu Hội thảo khoa học.

14
Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện, 4 tập, tái bản, TH, H, 1997.
Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, 5 tập, tái bản, TH, H, 1997.
Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục tiền biên, VHTT, HN, 1995.
Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tái bản lần 1, bản dịch Viện Sử học, 5 tập, GD,
HN, 2005.
Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đồng Khánh dư địa chí, Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam,
Viện Viễn Đông bác cổ, Trường Cao học thực hành hợp tác thực hiện,56 TG, HN, 2003.
Quốc Sử quán triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, tập 1, 2, 3, 4,
TTBTDTCĐ Huế,57 GD, HN, 2004.
Quốc Sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bản dịch VSHVN, tái
bản, GD, HN, 1998.
Quốc Sử quán triều Nguyễn, Minh Mệnh chính yếu, 3 tập, TH, H, 1994.
Quốc Sử quán triều Nguyễn, Quốc triều chính biên toát yếu, TH, H, 1998.
Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đồng Khánh dư địa chí, Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam,
Viện Viễn Đông bác cổ, Trường Cao học thực hành hợp tác thực hiện,58 ThG, HN, 2003.
Quỳnh Cư, Việt Quỳnh, Các đời vua chúa nhà Nguyễn - Chín chúa, mười ba vua, tái bản lần thứ
4, TH, H, 2004.
Quỳnh Cư, Việt Quỳnh, Các vua chúa nhà Nguyễn - chín chúa, mười ba đời vua, tái bản lần thứ
5, TH, H, 2005.
Quỳnh Cư, Việt Quỳnh, Mười ba đời vua nhà Nguyễn, tái bản lần thứ 4, TH, H, 2004.
Renaut (Thomas),... (Huế, tiếng Pháp).
Sa Giang Đào Thái Hanh,59 ái châu danh thắng và sự tích các nữ thần Việt Nam, TH, H, 1995.
Tôn Thấp Bình (chủ biên),60 Truyện kể dân gian Thừa Thiên Huế, VHDT, HN, 1998. VHTT, HN,
1994.
Tôn Thất Bình, Đời sống cung đình triều Nguyễn, TH, H, 1995.
Tôn Thất Bình, 12 danh tướng triều Nguyễn, TH, H, 2001.
Tôn Thất Bình, Dân ca Bình Trị Thiên,61 13TH, H, 1997.
Tôn Thất Bình, Giai thoại xứ Huế, tái bản lần thứ 2, TH, H, 2000.
Tôn Thất Bình, Huế - lễ hội dân gian, TH, H, 2003.
Tôn Thất Bình, Kể chuyện các vương phi, công chúa, nữ cung triều Nguyễn, tái bản lần thứ 4,
TH, H, 2004.
Tôn Thất Bình, Kể chuyện các vua Nguyễn, tái bản lần thứ 2, TH, H, 1995.
Tôn Thất Bình, Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn, TH, H, 1997.
Tôn Thất Bình, Nụ cười xứ Huế, tái bản lần thứ 4, TH, H, 1999.
Tôn Thất Bình, Tuồng Huế, TH, H, 1993.
Thái Công Nguyên (chủ biên), Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, tập 1, TTBTDTCĐ Huế, 1997.
Thái Công Nguyên (chủ biên), Quần thể di tích Huế Di sản thế giới, TTBTDTCĐ Huế, 1999.

56
Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin (chủ biên).
57
Dự định xuất bản 10 tập.
58
Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin (chủ biên).
59
Dịch, giới thiệu: Phan Ngọc, Bửu ý, Nguyễn Đắc Xuân.
60
Cùng với: Trần Hoàng, Triều Nguyên.
61
Công trình được Giải thưởng Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.

15
Thái Nhân Hòa (chủ biên), Phạm Phú Thứ với tư tưởng canh tân, Hội Khoa học Lịch sử Tp. Hồ
Chí Minh, ĐN, 1995.
Thái Văn Kiểm, Cố đô Huế, di tích, lịch sử thắng cảnh, ĐN, 1994.
Thái Vũ, Huế 1885, tái bản lần thứ 2, TH, H, 1997.
Thái Vũ, Thành Thái "người điên" đầu thế kỷ XX, tái bản lần thứ 2, TH, H, 2004.
Thái Vũ, Thất thủ kinh đô, tái bản lần thứ 2, TH, H, 2002.
Thân Văn, Các phương thức hoà nhạc cung đình Huế, TH, H, 2005.
Thành ủy Huế,62 Sơ thảo Lịch sử Đảng bộ thành phố Huế, tập 2, TH, H, 1995.
Thạch Giang, Thiên Nam Minh giám, 13xTH, H, 1994.
Thanh Tịnh, Thanh Tịnh văn và đời,63 tái bản lần thứ 1, TH, H, 2006.
Thường vụ Tỉnh ủy, Đảng ủy, BCH Quân sự Tỉnh, Ngô Kha (chủ biên), Thừa Thiên Huế kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), TH, H, 1993.
Thích Hải ấn, Hà Xuân Liêm, Lịch sử Phật giáo xứ Huế, Tp. HCM, 2000.
Thi Long, Huế đẹp và thơ, ĐN.
Tiểu Kiều, Huế - ăn hương mặc hoa, T, 2004.
Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế, Tổng kết công tác binh vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
(1954 - 1975), TH, H, 1998.
Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế tiến công - nổi dậy - anh dũng - kiên cường Xuân 68,
TH, H, 1998.
Trương Thìn (chủ biên), Văn hoá phi vật thể xứ Huế, VHTT, HN, 1996.
Trần Đại Vinh, Tín ngưỡng dân gian Huế,64 TH, H, 1995.
Trần Đức Anh Sơn (chủ biên),65 Đồ sứ men lam Huế - những trao đổi học thuật, TH, H, 1997.
Trần Đức Anh Sơn (chủ biên), Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, tập 2, 3, 4, TBTDTCĐH Huế,
H, 1997 - 2004.
Trần Đức Anh Sơn, Huế - Triều Nguyễn một cái nhìn, TH, H, 2004.
Trần Đức Anh Sơn, Lê Hoà Chi, Phong vị xứ Huế (Hue flavuors), tái bản lần 4, TH, H, 2003.
Trần Đức Anh Sơn, Từ kinh đô Trà Kiệu đến Cố đô Huế, Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế, H, 1997.
Trần Đình Sơn, Hoàng Anh, Tản mạn Phú Xuân, T.
Trần Hữu Pháp, Nhạc cổ truyền Huế, tập 1, TH, H, 1996.
Trần Huy Hùng Cường, Đường đến các di sản thế giới miền Trung, T, 2005.
Trần Huy Liệu, Phạm Khắc Hòe, Những ngày cuồi cùng của triều Nguyễn, tái bản lần thứ 2, TH,
H, 1997.
Trần Kiêm Đoàn, Con yêu bánh nậm, TH, H, 2005.
Trần Kiêm Đoàn, Từ ngõ Huế xưa, TH, H, 2006.
Trần Kiều Lại Thủy, Âm nhạc cung đình Nguyễn, TH, H, 1997.
Trần Ngọc Bảo, Từ điển văn hóa Huế xưa, TH, H, 2005.
Trần Quỳnh Cư, Trần Việt Quỳnh, Các đời vua chúa nhà Nguyễn, tái bản lần 1, TH, H, 2003.

62
Ban biên soạn: Nguyễn Huy Ngọc, Hoàng Lanh, Ngô Kha, Lê Văn Thuyên, Trần Quang Thắng, Đoàn Thị Thanh
Huyền.
63
Ngô Vĩnh Bình sưu tầm, tuyển chọn.
64
Công trình được Quỹ Toyota tài trợ.
65
Cùng với: Phan Thanh Hải, Nguyễn Xuân Hoa, Nguyễn Anh Huy,…

16
Trần Quỳnh Cư, Trần Việt Quỳnh, Kể chuyện các đời vua chúa nhà Nguyễn, TH, H, 2002.
Trần Thanh Mại, Tuy Lý Vương, TH, H, 2000.
Trần Thanh Tâm, Huỳnh Đình Kết,66 Địa danh thành phố Huế, VHDT, HN, H, 2001.
Trần Thanh Tâm, Quan chức nhà Nguyễn, tái bản lần 1, TH, H, 2000.
Trần Thức (chủ biên)67, Viết trên đường tranh đấu, TH, H, 2005.
Trần Thuỳ Mai (sưu tầm, biên soạn), Dân ca Thừa Thiên Huế, TH, H, 2003.
Trần Văn Hoàng, Kể chuyện xứ Huế, TH, H, 1994.
Triền Nguyên, Hò đối đáp nam nữ Thừa Thiên Huế, TH, H, 1998.
TTBTDTCĐ Huế, Bảo tồn và phát huy giá trị tuồng cung đình Huế, H.
TTBTDTCĐ Huế, Di sản văn hoá Huế, 20 năm bảo tồn và phát huy giá trị, H, 2002.
TTBTDTCĐ Huế, Huế - Di sản văn hoá thế giới, H, 1999.
TTBTDTCĐ Huế, Huế, di sản và cuộc sống, H, 2003.
TTBTDTCĐ Huế, Thời gian đã chứng minh, H, 2001.
Trung tâm Nghiên cứu Huế, Nguyễn Hữu Châu Phan (chủ biên), Nghiên cứu Huế, tập 1, 2, 3, 4,
5, H.
Trung tâm Quốc học, Tiếng Huế, Người Huế và Văn hoá Huế, VH, HN, 2005.
Tự Đức, bản dịch, hiệu đính, Phan Đăng, Thơ văn Tự Đức, tập 1, 2, 3, TH, H, 1997.
Tự Đức, Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca,68 TH, H, 2005.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Địa chí Thừa Thiên Huế, tập 1, 2, KHXH, HN, 2005.
UBNN tỉnh Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế, Thế và lực mới trong thế kỷ XXI, CTQG, HN,
2004.
UBNN tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng Nord Pas de Calais (Pháp), Hiểu biết về sự phát triển bền
vững, H, 2003.
UBND Tp. Huế,69 Phú Xuân - Huế, từ đô thị cổ đến hiện đại, TH, H, 1999.
Ưng Luận, Ca dao xứ Huế bình giải, SVHTTTT Huế, H, tập 1-1991, 2-1992, 3-1993.
Văn Lang, Ca Huế và ca kịch Huế, TH, H, 1993.
Viện Khoa học xã hội tại Tp. HCM, Bảo tàng Lịch sử Tp. HCM, 70 Những vấn đề văn hoá - xã hội
thời Nguyễn, KHXH, HN, 1995.
Vĩnh Cao, Phạm Đức Thành Dũng (đồng chủ biên), 71 Khoa cử và các nhà khoa bảng triều
Nguyễn, TH, H, 2000.
Vĩnh Thành, Lăng tẩm các vua Nguyễn, TH, H, 1994.
Vĩnh Thành, Trần Văn Hoàng, Les mausolées de rois de la dynastie des Nguyễn, TH, H, 1996.
Võ Quê, Khúc tri âm, TH, H, 2000.
Vũ Nhị Xuyên (sưu tầm, tuyển chọn), Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, TH, H, 1997.
Vũ Nhị Xuyên (sưu tầm, tuyển chọn), Văn học dân gian xứ Huế, TH, H, 1995.
Vương Hồng Sển, Khảo cổ về đồ sứ men lam xứ Huế, Tp. HCM.
66
Công trình được Quỹ Toyota tài trợ.
67
Cùng với: Hoàng Dũng, Bửu Nam, Ngô Thời Đôn.
68
Trương Đình Tín, Lê Quý Ngưu dịch, giới thiệu.
69
Nguyễn Duy Hiền, Lê Văn Thuyên tuyển chọn và thực hiện.
70
Kỷ yếu Hội nghị khoa học lần thứ hai về triều Nguyễn. Tác giả Thừa Thiên Huế: Đỗ Bang, Phan Thuận An, Trần Đại
Vinh, Lê Văn Sách, Nguyễn Hữu Thông, Mai Khắc ứng, Hồ Vĩnh.
71
Cùng với: Phan Thuận An, Phan Thanh Hải, Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Phước Hải Trung, Nguyễn Tân Phong.

17
Vương Hồng Sển, Khảo về đồ sứ men lam [Huế], MT, HN, 1992.

18

You might also like