You are on page 1of 10

Câu 1: Trình bày công dụng và ký hiệu địa vật trên bản đồ địa hình quân sự .

Tìm 4
mảnh bản đồ tiếp giáp với mảnh bản đồ có số hiệu sau: F-48-104-C-c-3
 Công dụng bản đồ địa hình quân sự:
- Là phương tiện để nghiên cứu địa hình khi không có điều kiện đi thực địa.
- Là phương tiện để nghiên cứu địa hình một cách khái quát khi vẫn có điều kiện đi thực địa.
-Để xây dựng quyết tâm chiến đấu, kế hoạch hiệp đồng tác chiến giữa các đơn vị.
-Để xác định phương hướng, tính toán phần tử bản cho các loại pháo, tính toán xây dựng các
công trình quốc phòng.
 Ký hiệu địa vật:
- Phân loại Có 3 loại cơ bản sau:
+ Ký hiệu vẽ theo tỷ lệ: Là ký hiệu biểu thị đúng tương quan tỷ lệ của địa vật ngoài thực địa
với bản đồ.
+Ký hiệu vẽ theo 1/2 tỷ lệ: Là ký hiệu biểu thị đúng tương quan tỷ lệ về chiều dài của địa vật
và giữ được phương hướng thực của nó ở thực địa, nhưng về chiều ngang không vẽ theo tỷ lệ.
+ Ký hiệu vẽ không theo tỷ lệ: Là những địa vật nhỏ bé không thể rút theo tỷ lệ bán đồ được
nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng về việc định hướng, cần có vị trí chính xác trên bản đồ
nên phải vẽ tượng trưng, tượng hình.
Bên cạnh những kỷ hiệu vẽ theo tỉ lệ, không theo tỉ lệ người ta còn dùng chữ và số để giải
thích làm rõ phạm vị, quy mô, tính chất của địa vật đó gọi là ký hiệu giải thích.
- Các loại kí hiệu:
+ Ký hiệu dân cư
+Ký hiệu một số vật thể độc lập
+ Ký hiệu địa giới
+ Ký hiệu dáng dất
+ Ký hiệu thủy văn
+ Ký hiệu đường xá.
+ Ký hiệu rừng cây và thực vật
- Một số quy định khi vẽ ký hiệu:
+ Các ký hiệu vẽ theo hình chiếu đứng: Vẽ thẳng theo hướng Bắc của bản đồ.
Ví dụ: Đình chùa, cây độc lập, bảng chỉ đường, hang động...
+ Những ký hiệu vẽ theo hình chiếu nằm: Vẽ theo hướng thật của địa vật
Ví dụ: Đường sá, sông, suối, cầu...
+ Những ký hiệu vẽ thể hiện vách núi theo kiểu bóng vờn: Vẽ theo chiều Đông bắc xuống
Tây nam
Tìm 4 mảnh bản đồ tiếp giáp với mảnh bản đồ có số hiệu sau: F-48-104-C-c-3
+ Phía Bắc: F-48-104-C-c-1
+ Phía Nam: F-48-116-A-a-1
+ Phía Đông: F-48-104-C-c-4
+ Phía Tây: F-48-103-D-d-4
Câu 2: Nêu khái niệm, phân loại bản đồ địa hình quân sự? Trình bảy ký hiệu dáng đất
trên bản đồ địa hình quân sự (vẽ hình minh họa). Tìm 4 mảnh bản đồ tiếp giáp với
mảnh bản đồ có số hiệu sau: F-48-104-A-a-3
Khái niệm: Bản đồ địa hình quân sự là loại bản đồ mà trên đó các yếu tố về dáng đất , địa
vật, được thể hiện một cách chính xác và chi tiết bằng hệ thống các dấu hiệu quy ước thích
hợp.
Phân loại bản đồ: Bản đồ địa lý đại cương và bản đồ chuyên đề.
+ Bản đồ địa lý đại cương: Là loại bản đồ thể hiện trạng thái, sự phân bố của các hiện tượng
tự nhiên và xã hội.
Vd: Bản đồ: Thế giới, khu vực, các nước...
+ Bản đồ chuyên đề. Là loại bản đồ thể hiện những nội dung chuyên phục vụ cho 1 công tác
chuyên môn của đời sống XH.
Vd: Bản đồ hành chính, bản đồ du lịch, bản đồ địa chất..
-Bản đồ chuyên để về địa hình phục vụ cho mục đích quân sự gọi là bản đồ địa hình quân sự.
Ký hiệu dáng đất
* Đường bình độ
- Khái niệm: Đường bình độ là đường cong khép kín nối liền các điểm có củng độ cao trên
mặt đất chiếu lên mặt phẳng bản đồ.
- Phân loại:
+ Đường bình độ cơ bản
Thể hiện dáng đất theo những khoảng cao đều cơ bản đã được quy định cho từng loại tỷ lệ
bản đồ. Vẽ nét liền mảnh, màu Nâu.
+ Đường bình độ cái
Cứ 3 hoặc 4 đường bình độ cơ bản vẽ một đường bình độ cái. Vẽ nét liền đậm, màu Nâu.
+ Đường bình độ 1/2 khoảng cao đều
Dùng để biểu thị những nơi có dáng đất phức tạp giữa hai đường bình độ cơ bản. Vẽ nét
mảnh, đứt đoạn dài, màu Nâu (không nhất thiết phải khép kín).
+ Đường bình độ phụ
Để biểu thị dáng đất phức tạp mà các đường hình độ trên không biểu thị hết. Vẽ nét mảnh,
đứt đoạn ngắn, màu Nâu.
- Đặc điểm đường bình độ:
+ Mọi điểm trên đường bình độ có độ cao bằng nhau.
+ Ở một độ cao nhất định, đường bình độ đồng dạng với dáng đất nên nhìn vào đường bình
độ có thể biết được dáng đất ngoài thực địa.
+ Đường bình độ biểu thị được yên ngựa, sườn núi, sống núi, định núi..
* Khoảng cao đều
Giá trị khoảng cao đều cơ bản:
LOẠI 1/10.000 1/25.000 1/50.000 1/100.000

Đường bình độ cơ 2m 5m 10m 20m


bản(con)
Đường bình độ cải 10m 25m 50m 100m
Đường bình độ ½ khoảng 1m 2.5m 5m 10m
cao đều
Đường bình độ phụ Có ghi chú,giải thích kèm theo

Tìm 4 mảnh bản đồ tiếp giáp với mảnh bản đồ có số hiệu sau: F-48-104 -A-a-3
+ Phía Bắc: F-48-104-A-a-1
+ Phía Nam: F-48-116-C-c-1
+ Phía Đông: F-48-104-A-a-4
+ Phía Tây: F-48-103-B-b-4
Câu 3: Nêu các chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày. Trình bày chế độ thức
dậy, thể dục sáng, kiểm tra sáng. Liên hệ trách nhiệm bản thân.
❖ Chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày: Gồm có 11 chế độ
1. Treo quốc kì
2. Thức dậy
3. Thể dục sáng
4. Kiểm tra sáng
5. Học tập
6. Ăn uống
7. Bảo quản vũ khí, khí tài trang bị
8. Thể thao, tăng gia sản xuất
9. Đọc báo, nghe tin
10.Điểm danh,điểm danh quân số
11.Ngủ nghỉ
❖ Chế độ thức dậy:
Ý nghĩa: Thức trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái hoạt động, sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
Nội dung: Trực chỉ huy và trực ban phải thức dậy trước 10 phút để ra hiệu lệnh báo
thức và đi kiểm tra đôn đốc mọi quân nhân trong đơn vị dậy đúng giờ.
- Khi có hiệu lệnh báo thức mọi quân nhân phải dậy ngay, rời khỏi phòng ngủ để ra
sân tập thể dục hoặc chuẩn bị sẵn sàng công tác.
Biện pháp thực hiện:
- Thường xuyên phổ biến giáo dục bộ đội thực hiện nghiêm túc chế độ.
- Bảo thức buổi sáng phải nhanh chóng đôn đốc bộ đôi ra sân tập trung hô “XONG”.
Sau đó khẩn trương làm mọi công tác chuẩn bị cho tập thể dục sáng.
- Duy trì nghiêm túc chế độ, bảo đảm thời gian, tác phong khẩn trương.
❖ Thể dục sáng:
Ý nghĩa: Rèn luyện cho mọi quân nhân có thể lực tốt, không ngừng nâng cao sức
khỏe phục sinh hoạt, học tập, chiến đấu và công tác.
Nội dung: Đúng giờ quy định mọi quân nhân trong đơn vị phải tập thể dục sáng, trừ
người làm nhiệm vụ, đau ốm được chỉ huy trực tiếp cho phép.
+ Thời gian tập thể dục 20 phút.
+ Trang phục tập thể dục cho chỉ huy đơn vị quy định thống nhất, theo thời tiết và điều
kiện cụ thể.
- Nội dung tập thể dục theo hướng dẫn của ngành thể dục, thể thao quân đội. Trung
đội hoặc đại đội và tương đương là đơn vị tổ chức tập thể dục.
- Tập thể dục có súng phải khám súng trước và sau khi tập.
Biện pháp thực hiện:
- Mọi quân nhân đều phải tham gia tập thể dục.
- Tổ chức duy trì chặt chẻ đảm bảo chất lượng, thời gian.
- Khi có tổ chức bộ đội ra ngoài doanh trại, đóng quân ở vị trí, địa điểm cho phép
phải duy trì và thực hiện nghêm chế độ tập thể dục.
❖ Kiểm tra sáng:
Ý nghĩa: Kiểm tra là công tác việc làm cần thiết của cán bộ chiến sỹ nhằm phát hiện
những sai sót về trật tự nội vụ, vệ sinh, lễ tiết tác phong... kịp thời khắc phục sửa chửa
bảo đảm tính thống nhất trong toàn đơn vị.
Nội dung:
-Kiểm tra sáng được tiến hành hàng ngày (trừ ngày nghỉ và ngày chào cờ).
- Tổ chức ở tiểu đội, trung đội và tương đương.
-Nội dung theo lịch thống nhất - trong tuần của đại đội và tương đương.
-Kiểm tra ở cấp nào do chỉ huy cấp đó điều hành.
- Khi kiểm tra phát hiện sai sót phải sửa ngay.
- Thời gian 10 phút.
Biện pháp thực hiện:
-Phải giáo dục cho mọi cán bộ nhận thức đúng về công tác kiểm tra buổi sáng.
- Các bộ duy trì đúng quy định các nội dung kiểm tra buổi sáng.
- Kịp thời chấn chỉnh rút kinh nghiệm sau từng buổi kiểm tra.
- Xây dựng ý thức tự giác thực hiện và chấp hành của mọi quân nhân.
❖ Liên hệ trách nhiệm bản thân
- Nắm chắc các chế độ sinh hoạt học tập, công tác trong ngày, trong tuần để thực hiện
đầy đủ với ý thức tự giác, tích cực. Chấp hành nghiêm chỉnh những nội quy, quy định
của Trung tâm trong lĩnh vực học tập, sinh hoạt tập thể.
- Phát huy tinh thần trách nhiệm “mình vì mọi người, xây dựng ý thức tập thể, tinh thần
đồng đội. Khắc phục thói quen và những điểm còn hạn chế của bản thân khi thực hiện
các chế độ quy định. Tự giác ghép mình vào kỷ luật, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn,
khẩn trương.
- Gương mẫu trong mọi hoạt động, không có những việc làm gây ảnh hưởng đến cá
nhân và tập thể khi thực hiện các chế độ trong ngày, đặc biệt đối với chế độ học tập và
chế độ ngủ, nghỉ.
- Có tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình để xây dựng tập thể, tích cực tham gia
đóng góp ý kiến khi phát hiện sinh viên trong tiểu đội, trung đội chấp hành các chế độ
quy định chưa nghiêm để có biện pháp động viên, giúp đỡ bạn khắc phục khuyết điểm.
- Có thái độ học tập, rèn luyện nghiêm túc. Tích cực tham gia các hoạt động phong trào
của đơn vị.
Câu 4: Nêu các chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong tuần. Trình bày chế độ học tập.
Liên hệ trách nhiệm bản thân.
❖ Chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày: Gồm có 11 chế độ
1. Treo quốc kì
2. Thức dậy
3. Thể dục sáng
4. Kiểm tra sáng
5. Học tập
6. Ăn uống
7. Bảo quản vũ khí, khí tài trang bị
8. Thể thao, tăng gia sản xuất
9. Đọc báo, nghe tin
10.Điểm danh,điểm danh quân số
11.Ngủ nghỉ
 Chế độ học tập:
 Ý nghĩa: Học tập là một nội dung rất quan trọng nhằm trang bị cho ngươi học
những kiến thức rất cơ bản về khoa học xã hội nhân văn, lý luận chính trị, điều lệnh
điều lệ, chế độ quy định của quân đội, những kiến thức khoa học quân sự, nghệ
thuật quân sự,…để từ đó mọi quân nhân hiểu và vận dụng tốt cương vị chức trách
được giao tại đơn vị và chiến đấu sau này.
 Nội dung:
a. Học tập trong hội trường:
 Người phụ trách hoặc trực ban lớp học phải kiểm tra quân số, trang phục,
chỉ huy bộ đội vào vị trí, hô “Nghiêm” và báo cáo giảng viên.
Nếu đơn vị có mang theo vũ khí phải tổ chức khám súng trước và quy
định nơi giá (đặt) súng.
 Quân nhân ngồi trong hội trường phải đúng vị trí quy định, tập trung tư
tưởng theo dõi nội dung học tập.
Khi ra hoặc vào lớp phải đứng nghiêm báo cáo xin phép giảng viên. Được
phép mới ra hoặc vào lớp.
 Sau mỗi tiết hoặc giờ học tập được nghỉ từ 5- 10p. Hết giờ nghỉ nhanh
chóng vào lớp, tiếp tục nghe giảng. Giảng viên phải chấp hành đúng thời
gian. Nếu giảng quá giờ quy định, phải báo cho người phụ trách lớp học
và người học biết.
 Hết giờ học, người phụ trách hoặc trực ban lớp hô đứng dậy và hô
“Nghiêm”, báo cáo giảng viên cho xuống lớp, sau đó chỉ huy bộ đội ra về.
b. Học tập ngoài thao trường:
 Đi và về phải thành đội ngũ. Thời gian đi và về không tính vào thời gian
học tập. Nếu một lần đi (về) trên 1 giờ được tính một nửa vào thời gian
học tập.
 Trước khi học tập, người phụ trách hoặc trực ban lớp học phải tập hợp bộ
đội, kiểm tra quân số, trang phục, vũ khí, học cụ, khám súng, sau đó báo
cáo với giảng viên.
 Phải chấp hành nghiêm kỷ luật thao trường, tập luyện nơi gần địch phải có
kế hoạch sẵn sàng chiến đấu. Súng, đạn, trang bị chưa dùng trong luyện
tập phải có người canh gác. Hết giờ luyện tập người phụ trách hoặc trực
ban lớp phải tập hợp bộ đội, khám súng, kiểm tra quân số, vũ khí, học cụ
và các trang bị khác, chỉnh đốn hàng ngũ, báo cáo giảng viên cho bộ đội
nghỉ, sau đó chỉ huy bộ đội về doanh trại hoặc nghỉ tại thao trường.
c. Trường hợp có cấp trên của giảng viên ở đó thì giảng viên phải báo cáo cấp trên
khi lên, xuống lớp.
❖ Liên hệ trách nhiệm bản thân
-Nắm chắc các chế độ sinh hoạt học tập, công tác trong ngày, trong tuần để thực hiện
đầy đủ với ý thức tự giác, tích cực. Chấp hành nghiêm chỉnh những nội quy, quy định
của Trung tâm trong lĩnh vực học tập, sinh hoạt tập thể.
- Phát huy tinh thần trách nhiệm “mình vì mọi người, xây dựng ý thức tập thể, tinh thần
đồng đội. Khắc phục thói quen và những điểm còn hạn chế của bản thân khi thực hiện
các chế độ quy định. Tự giác ghép mình vào kỷ luật, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn,
khẩn trương.
-Gương mẫu trong mọi hoạt động, không có những việc làm gây ảnh hưởng đến cá
nhân và tập thể khi thực hiện các chế độ trong ngày, đặc biệt đối với chế độ học tập và
chế độ ngủ, nghỉ.
-Có tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình để xây dựng tập thể, tích cực tham gia
đóng góp ý kiến khi phát hiện sinh viên trong tiểu đội, trung đội chấp hành các chế độ
quy định chưa nghiêm để có biện pháp động viên, giúp đỡ bạn khắc phục khuyết điểm.
- Có thái độ học tập, rèn luyện nghiêm túc. Tích cực tham gia các hoạt động phong trào
của đơn vị.
Câu 5: Trình bày khái niệm tổ chức quân đội nhân dân Việt Nam? Vị trí,tổ chức biên
chế, nhiệm vụ của Quân chủng PK – KQ và Quân chủng Hải quân?
QĐNDVN là một tổ chức quân sự, tổ chức nòng cốt của các LLVT nhân dân Việt Nam, do
Đảng CSVN và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lãnh đạo, giáo dục và rèn
luyện làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
 Phòng không - không quân:
 *Vị trí:
 Có chức năng cơ bản là quản lý chặt chẽ vùng trời quốc gia, thông báo tình hình địch
trên không cho các lực lượng vũ trang và nhân dân, đánh trả các cuộc tiến công đường
không của đối phương, bảo vệ các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa,quân sự. Làm
nòng cốt cho các lực lượng khác trong việc tiêu diệt các máy bay địch.
 *Tổ chức biên chế:
 Lực lượng Bộ đội Phòng không được tổ chức biên chế thành các đại đội, tiểu đoàn,
trung đoàn, sư đoàn pháo cao xạ các loại cỡ nòng sùng khác nhau. Có các tiêu đoàn,
trung đoàn tên lửa ở các tầm bắn khác nhau. Ngoài ra còn có các đại đội, tiểu đoàn
phục vụ như: ra đa, vận tải,...
 *Nhiệm vụ:
 Quân chủng Phòng không - không quân có nhiệm vụ bảo đảm cho toàn lực lượng luôn
sẵn sàng chiến đấu cao trong đánh trả địch.
 Thực hiện vận chuyển đường không, đổ bộ đường không.
 Tham gia tác chiến phòng không - không quân trong những chiến dịch hiệp đồng quân
chủng, binh chủng. Độc lập thực hiện nhiệm vụ tác chiến theo yêu cầu của chiến dịch,
chiến đấu.
 Quân chủng hải quân
 *Vị trí: Quân chủng hải quân là lực lượng tác chiến chủ yếu trên chiến trường biển và
đại dương. Làm nòng cốt trong việc tiêu diệt địch ở hải phận và thiêm lục địa, bảo vệ
các đảo, lãnh thổ Việt Nam.
 *Tổ chức biên chế: Tổ chức biên chế thành hạm tàu, hạm đội, tàu, xuống, các trung
đoàn, lữ đoàn, sư đoàn hải quân đánh bộ. Có các trung đoàn vận tải, các đoàn tàu vận
tải và một số đơn vị bảo đảm chiến đấu như: hậu cẩn, kỷ thuật, công binh, thông tin,...
 *Nhiệm vụ:
 Có khả năng độc lập chiến đấu hoặc hợp đồng với các quân chủng, binh chủng khác
khi tiến công đối phương trên biển và trong căn cứ biển.
 Cắt đứt giao thông trên biển của đối phương.
 Bảo vệ giao thông trên biển của ta.
 Yểm trợ bộ binh và các binh chủng của Lục quân trên chiến trường lục địa.
 Đổ bộ đường biển , vận chuyển đường biển
Câu 6: Nêu khái niệm vũ khí công nghệ cao. Làm rõ ưu và nhược điểm khi sử dụng vũ
khí công nghệ cao.
Khái niệm:
-VKCNC là vũ khí được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dựa trên những thành tựu của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
- Có sự nhảy vọt về chất lượng và tính năng kĩ thuật, chiến thuật.
- Tiến công đường không chiến lược (chiến tranh hiện đại): + Là biện pháp tác chiến chiến
lược, phương thức kiểu mới của địch
+ Sử dụng tổng hợp nhiều loại hỏa lực, trong đó nòng cốt không quân và tên lửa hành trình.
+ Nhằm tiêu hao, tiêu diệt, phá hủy tiềm lực chiến tranh.
+ Các mục tiêu tiến công là các trung tâm KT, CT, QS, cơ quan đầu não của quốc gia, nhất là
mục tiêu làm khuất phục ý chỉ của đối phương.
Ưu điểm:
- Khả năng tự động hóa,điện tử hóa cao ( Thiết bị trinh sát điện tử )
- Tàng hình hóa (B-2)
- Thông minh hóa Bom Jdam
- Độ chính xác cao
- Uy lực sát thương và sức phá hoại lớn (B61-11)
-Tốc độ bắn, khả năng cơ động nhanh (Meual Stor)
- Tầm bắn và tầm hoạt động xa (TLHT)
- Tỉnh đa năng (TLHT )
Nhược điểm:
- Cần nhiều thời gian để trinh sát và xử lý số liệu
- Tên lửa hành trình, bom điều khiển bay với tốc độ chậm
- Tính đồng bộ cao (5 TP), dễ bị tác động bởi đối phương
+ Trinh sát bắt mục tiêu
+ Thiết bị dẫn đường
+ Hệ thống chỉ huy
+ Tính năng chiến đấu
+ Các mặt bảo đảm
- Chi phí quá lớn nên không thể sử dụng rộng rãi

You might also like