You are on page 1of 112

CHẾ DỘ SINH HOẠT, HỌC TẬP, CONG TAC, TRONG NGAY, TRONG TUẦN

I. PHÂN PHỐI THỜI GIAN


1. Thời gian làm việc trong tuần, trong ngày (Điều 51)
Trong điều kiện bình thường, khi đóng quân trong doanh trại, thời gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ
ngơi trong tuần, trong ngày được phân chia như sau:
- Mỗi tuần làm việc 5 ngày và nghỉ 2 ngày vào thứ bảy và chủ nhật; nếu nghỉ vào ngày khác trong
tuần phải do Tư lệnh quân khu, quân chủng, quân đoàn và tương đương trở lên quy định thống nhất cho
đơn vị thuộc quyền.
Ngày lễ, tết được nghỉ theo quy định của Nhà nước.
+ Quân nhân làm việc vào ngày nghỉ thì được nghỉ bù. Thời gian và quyền hạn cho quân nhân
nghỉ bù do người chỉ huy đại đội và tương đương trở lên quyết định.
+ Ngày nghỉ được tổ chức vui chơi giải trí, hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ, vệ sinh môi
trường, nhưng phải dành một thời gian nhất định để quân nhân có điều kiện giải quyết việc riêng.
+ Mỗi ngày làm việc 8 giờ, còn lại là thời gian ngủ, nghỉ, sinh hoạt và phải được phân chia cụ thể
theo thời gian biểu trong ngày.
- Trong điều kiện đặc biệt, thời gian làm việc và nghỉ sẽ có quy định riêng.
2. Sử dụng các buổi tối trong tuần (Điều 52)
Sử dụng các buổi tối trong tuần:
- Tất cả các buổi tối trong tuần, (trừ các buổi tối trước và trong ngày nghỉ) phải tổ
chức học tập hoặc sinh hoạt. Thời gian học tập, sinh hoạt mỗi buổi tối không quá 2 giờ.
- Những đêm trước ngày nghỉ có thể ngủ muộn hơn, nhưng không quá 23 giờ và
sáng hôm sau thức dậy không quá 7 giờ.
3. Thời gian làm việc của từng mùa (Điều 53)
- Thời gian làm việc theo 2 mùa quy định như sau:
+ Mùa nóng từ ngày 01 tháng 4 đến 31 tháng 10.
+ Mùa lạnh từ ngày 01 tháng 11 đến 31 tháng 3 năm sau.
- Thời gian biểu làm việc hàng ngày theo từng mùa do Tư lệnh quân khu, quân
chủng, quân đoàn và tương đương trở lên quy định.
II. LÀM VIỆC VÀ SINH HOẠT TRONG NGÀY, TRONG TUẦN
A. LÀM VIỆC VÀ SINH HOẠT TRONG NGÀY
1. Treo quốc kỳ
Các đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên, khi đóng quân cùng trong
một doanh trại phải tổ chức treo quốc kỳ hàng ngày ở một vị trí trang trọng nhất. Các đại
đội, tiểu đoàn và tương đương khi đóng quân độc lập thì tổ chức treo quốc kỳ trên sân
chào cờ, duyệt đội ngũ của đơn vị.
2. Thức dậy
- Khi có hiệu lệnh "Thức dậy", mọi quân nhân phải dậy ngay, rời khỏi phòng ngủ để ra sân tập thể
dục hoặc chuẩn bị sẵn sàng công tác.
- Trực chỉ huy và trực ban phải thức dậy trước 10 phút để trực tiếp ra hiệu lệnh báo thức và đi
kiểm tra đôn đốc mọi quân nhân trong đơn vị dậy đúng giờ.
3. Thể dục sáng
- Đúng giờ quy định mọi quân nhân trong đơn vị phải tập thể dục sáng, trừ người làm nhiệm vụ,
đau ốm được chỉ huy trực tiếp cho phép. Thời gian tập thể dục 20 phút. Trang phục tập thể dục do người
chỉ huy đơn vị quy định thống nhất, theo thời tiết và điều kiện cụ thể.
- Nội dung tập thể dục theo hướng dẫn của ngành thể dục, thể thao quân đội. Trung đội hoặc đại
đội và tương đương là đơn vị tổ chức tập thể dục.
- Tập thể dục có súng phải khám súng trước và sau khi tập.
4. Kiểm tra sáng
Kiểm tra sáng được tiến hành hàng ngày (trừ ngày nghỉ và ngày chào cờ). Tổ chức kiểm tra ở tiểu
đội, trung đội và tương đương. Nội dung kiểm tra theo lịch thống nhất trong tuần của đại đội và tương
1
đương. Kiểm tra ở cấp nào do cán bộ chỉ huy cấp đó điều hành. Khi kiểm tra, phát hiện sai sót phải sửa
ngay. Thời gian kiểm tra 10 phút.
5. Học tập
- Học tập trong hội trường:
+ Chỉ huy hoặc trực ban lớp học phải kiểm tra quân số, trang phục, chỉ huy bộ đội vào vị trí, hô
’'Nghiêm" và báo cáo giảng viên. Nếu đơn vị có mang theo vũ khí phải tổ chức khám súng trước và quy
định nơi giá (đặt) súng trước khi vào hội trường.
+ Quân nhân ngồi trong hội trường phải đúng vị trí quy định, tập trung tư tưởng theo dõi nội dung
học tập. Khi ra hoặc vào lớp phải đứng nghiêm báo cáo xin phép giảng viên. Được phép mới ra hoặc vào
lớp.
+ Sau mỗi tiết hoặc giờ học tập được nghỉ từ 5 đến 10 phút. Hết giờ nghỉ nhanh chóng vào lớp,
tiếp tục nghe giảng. Giảng viên phải chấp hành đúng thời gian. Nếu giảng quá giờ quy định, phải báo cho
người phụ trách lớp học và người học biết.
+ Hết giờ học, người phụ trách lớp hô "Nghiêm", báo cáo giảng viên hoặc người chỉ huy cho
xuống lớp, sau đó chỉ huy bộ đội ra về.
- Học tập ngoài thao trường:
+ Đi và về phải thành đội ngũ. Thời gian đi và về không tính vào thời gian học tập. Nếu một lần đi
(về) trên 1 giờ được tính một nửa vào thời gian học tập.
+ Trước khi học tập, người chỉ huy phải tập hợp bộ đội, kiểm tra quân số, trang phục, vũ khí, học
cụ, khám súng, sau đó báo cáo với giảng viên.
+ Phải chấp hành nghiêm kỷ lụật thao trường, tập luyện nơi gần địch phải có kế hoạch sẵn sàng chiến
đấu. Súng đạn, trang bị chưa dùng trong luyện tập phải có người canh gác. Hết giờ luyện tập người chỉ huy
phải tập hợp bộ đội, khám súng, kiểm tra quân số, vũ khí, học cụ và các trang bị khác, báo cáo giảng viên cho
bộ đội nghỉ, sau đó chỉ huy bộ đội về doanh trại hoặc nghỉ tại thao trường.
6. Ăn uống
- Người chỉ huy đơn vị có tổ chức bếp ăn phải quản lý nhà ăn, nhà bếp; bảo đảm tiêu chuẩn định
lượng; ăn sạch, ăn nóng và ăn đúng giờ quy định:
+ Hàng ngày chỉ đạo trực ban, tổ kinh tế, quân y kiểm tra số người ăn; số lượng, chất lượng lương
thực, thực phẩm sử dụng theo tiêu chuẩn được hưởng; vệ sinh nhà ăn, nhà bếp sạch sẽ.
+ Thực hiện kinh tế công khai trong ngày, tháng; giải quyết mọi thắc mắc, đề nghị về ăn uống của
quân nhân.
- Cán bộ, chiến sĩ phục vụ nhà ăn phải nêu cao ý thức trách nhiệm phục vụ, có kế hoạch tổ chức
tiếp phẩm, cải tiến kỹ thuật nấu ăn; giữ vệ sinh, chăm lo bữa ăn, bảo đảm sức khỏe bộ đội:
+ Bảo quản lương thực, thực phẩm, chất đốt; cân đong, đo, đếm chính xác; có sổ ghi chép xuất,
nhập đầy đủ, tránh để hao hụt, lãng phí tham ô. Hàng ngày, tuần, tháng cùng với hội đồng kinh tế của đơn
vị tiến hành kiểm kho, báo cáo kinh tế công khai trước các quân nhân.
+ Khi làm việc phải mặc trang phục công tác. Người đang mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh
ngoài da không trực tiếp nấu ăn và chia cơm, thức ăn.
+ Đối với người ốm tại trại, nếu không đến được nhà ăn, trực nhật và quân y phải mang cơm về
cho người ốm. Những suất chưa ăn, nhân viên nhà ăn phải đậy lại cẩn thận.
- Cấm sử dụng thức ăn nấu chưa chín, ôi thiu; thịt súc vật bị bệnh, đồ hộp hỏng; các loại lương
thực, thực phẩm của địch bỏ lại chưa được quân y kiểm tra. Cấm để chất độc, vật bẩn, hôi hám vào khu
thực phẩm, nhà bếp, nhà ăn. Nếu dùng thuốc diệt muỗi, chuột, mối phải có biện pháp quản lý chặt chẽ.
Nước ăn, uống phải trong, sạch. Nước uống, nước nhúng bát đũa phải đun sôi. Mỗi bữa ăn phải để lại một
phần suất ăn làm lưu nghiệm do quân y quản lý. Sau 24 giờ không có việc gì xảy ra mới bỏ đi.
- Khi đến nhà ăn:
+ Phải đúng giờ, đi ăn trước hay sau giờ quy định phải được chỉ huy hoặc trực ban đơn vị đồng ý
và báo trước cho nhà bếp.
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên chưa phải là sĩ quan đến nhà ăn phải tập hợp đi thành đội ngũ.
+ Trước khi ăn phải nhúng bát đũa qua nước sôi. Ăn xong xếp gọn bát, đĩa trên mặt bàn, xếp ghế
vào gầm bàn trước khi rời nhà ăn.
7. Lau vũ khí, khí tài, trang bị

2
- Khi quân nhân được giao vũ khí, trang bị kỹ thuật phải chấp hành nghiêm chế độ bảo quản hàng
ngày, hàng tuần.
+ Hàng ngày: Vũ khí bộ binh bảo quản 15 phút; vũ khí, trang bị kỹ thuật khác, khí tài phức tạp
bảo quản 30 phút; thời gian bảo quản vào giờ thứ 8.
+ Hàng tuần: Vũ khí bộ binh bảo quản 40 phút; vũ khí, trang bị kỹ thuật khác, khí tài phức tạp bảo
quản từ 3 đến 5 giờ; thời gian bảo quản vào ngày làm việc cuối tuần.
+ Sau khi bắn đạn thật phải bảo quản vũ khí theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Lau chùi, bảo quản vũ khí, trang bị kỹ thuật hàng ngày, hàng tuần do chỉ huy trực tiếp tổ chức
tiến hành có sự hướng dẫn của nhân viên chuyên môn kỹ thuật. Vị trí lau chùi vũ khí, trang bị kỹ thuật
phải sạch sẽ. Có đủ bàn, bạt, dụng cụ và các điều kiện để tháo, lắp, bảo quản. Trước khi lau chùi phải
khám súng.
- Tuân thủ đúng quy tắc, quy trình tháo lắp, mức độ tháo, lau chùi hàng ngày, hàng tuần theo quy
định đối với từng loại vũ khí, khí tài. Khi lau xong phải khám súng, kiểm tra. Người chỉ huy phải phân
công quân nhân lau chùi, bảo quản vũ khí, trang bị kỹ thuật của những người vắng mặt.
8. Thể thao, tăng gia sản xuất
- Hàng ngày sau giờ lau vũ khí, trang bị, các đơn vị phải tổ chức tập thể thao và tăng gia sản xuất
cải thiện đời sống. Thời gian từ 40 đến 45 phút. Người chỉ huy cấp đại đội, trung đội và tương đương căn
cứ vào tình hình cụ thể để phân chia lực lượng cho hợp lý và bố trí luân phiên trong tuần để bảo đảm mọi
quân nhân đều được tập thể thao và tăng gia sản xuất.
- Tổ chức tập thể thao buổi chiều phải căn cứ vào tình hình sân bãi và dụng cụ hiện có để sắp xếp,
bảo đảm mọi quân nhân đều được tập luyện. Nội dung luyện tập theo hướng dẫn của ngành thể thao quân
đội. Người chỉ huy phải trực tiếp tổ chức, hướng dẫn tập luyện. Các môn tập luyện dễ xảy ra tai nạn phải
tổ chức bảo đảm an toàn.
- Tổ chức tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống phải chặt chẽ, có kế hoạch thống nhất trong từng
đơn vị. Người chỉ huy phải căn cứ vào tình hình cụ thể của nơi đóng quân để xác định kế hoạch, chỉ tiêu
tãng gia sản xuất cho đơn vị được phù hợp. Quân nhân được phân công tăng gia sản xuất phải tích cực, tự
giác thực hiện, không được làm việc khác trong giờ tăng gia sản xuất.
9. Đọc báo, nghe tin
- Hàng ngày trước giờ học tập sinh hoạt tối 15 phút, quân nhân đều được đọc báo, nghe tin. Việc
đọc báo, nghe tin tập trung chỉ tổ chức trong các ngày sinh hoạt tối, còn các ngày khác tự cá nhân nghiên
cứu.
- Đọc báo, nghe tin tập trung được tổ chức ở cấp trung đội hoặc đại đội và tương đương. Đến giờ
quy định, mọi quân nhân phải có mặt ở vị trí quy định và giữ trật tự để nghe. Người được phân công phụ
trách đọc báo phải chuẩn bị trước để đọc lưu loát dễ nghe. Người phụ trách hệ thống truyền tin, trước giờ
truyền tin phải kiểm tra máy móc bảo đảm nghe tốt.
10. Điểm danh, điểm quân số
- Hàng ngày trước giờ ngủ, phải tiến hành điểm danh, điểm quân số, nhằm quản lý chặt chẽ quân
số, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu:
+ Trung đội và tương đương một tuần điểm danh hai lần. Các tối khác điểm quân số.
+ Đại đội và tương đương một tuần điểm danh một lần.
+ Chỉ huy tiểu đoàn và tương đương mỗi tuần dự điểm danh của một đại đội. Thời gian điểm danh
hoặc điểm qụân số không quá 30 phút. Điểm danh, điểm quân số ở cấp nào do chỉ huy cấp đó trực tiếp
tiến hành.
- Đến giờ điểm danh, điểm quân số, mọi quân nhân có mặt tại đơn vị phải tập hợp thành đội ngũ,
trang phục đúng quy định:
+ Chỉ huy đơn vị đọc danh sách các quân nhân ở từng phân đội theo quân số đơn vị quản lý (đọc
cấp bậc, họ tên từng quân nhân). Quân nhân nghe đọc tên mình phải trả lời "Có". Quân nhân vắng mặt,
người chỉ huy trực tiếp của quân nhân đó trả lời "Vắng mặt" kèm theo lý do.
+ Điểm danh xong, người chỉ huy nhận xét và phổ biến công tác ngày hôm sau.
+ Khi điểm quân số cũng tiến hành như điểm danh, nhưng không phải gọi tên. Người chỉ huy trực
tiếp kiểm tra quân số thuộc quyền, sau đó báo cáo theo hệ thống tổ chức lên người chỉ huy điểm quân số.
Nhận báo cáo xong, người chỉ huy điểm quân số có thể kiểm tra lại toàn bộ hoặc một số phân đội.

3
11. Ngủ, nghỉ
- Trước giờ ngủ, trực ban, cán bộ chỉ huy trực tiếp các phân đội phải đôn đốc mọi người chuẩn bị
chăn, chiếu, mắc màn để ngủ được đúng giờ. Đến giờ ngủ, kiểm tra việc sử dụng ánh sáng và quần áo,
giày dép, trang bị để đúng nơi quy định.
- Quân nhân khi lên giường ngủ phải để quần áo, giày dép đúng vị trí, thứ tự, gọn gàng; phải trật
tự, yên tĩnh.
Những người có việc làm quá giờ đi ngủ phải báo cáo người chỉ huy hoặc trực ban và phải làm
việc ở nơi quy định. Những người làm nhiệm vụ về muộn phải nhẹ nhàng vào giường ngủ, không làm ảnh
hưởng đến giấc ngủ người khác.

4
B. LÀM VIỆC VÀ SINH HOẠT TRONG TUẦN
1. Chào cờ, duyệt đội ngũ
- Cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương ở các đơn vị, các học viện, nhà trường đào tạo sĩ quan, hạ
sĩ quan, nhân viên chuyên môn phải tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ vào sáng thứ 2 hàng tuần.
- Cấp trung đoàn và tương đương, học viện, trường; cơ quan cấp sư đoàn; các cục của cơ quan
quân khu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn và tương đương; cơ quan quân sự, Biên phòng tỉnh (thành)
khi đóng quân trong doanh trại tập trung tổ chức chào cờ duyệt đội ngũ một lần vào sáng thứ 2 tuần đầu
tháng.
- Cơ quan quân sự huyện (quận), đồn Biên phòng tổ chức chào cờ một lần vào sáng thứ 2 tuần
đầu tháng.
- Trong tuần nếu cấp trên tổ chức chào cờ toàn cơ quan, đơn vị thì cấp dưới không tổ chức chào
cờ.
- Các đơn vị đóng quân gần địch do Tư lệnh quân khu, quân đoàn và tương đương được quyền cho
phép đơn vị thuộc quyền không tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ nếu xét thấy không bảo đảm an toàn, sẵn
sàng chiến đấu của đơn vị.
- Tất cả quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân viên quốc phòng có mặt trong đơn vị phải
tham gia chào cờ, trừ người làm nhiệm vụ hoặc đau ốm được người chỉ huy trực tiếp cho phép vắng mặt;
quân nhân phải tham gia duyệt đội ngũ. Chào cờ duyệt đội ngũ ở cấp nào, do người chỉ huy cấp đó chủ trì
và điều hành. Đội hình chào cờ, duyệt đội ngũ thực hiện theo quy định của Điều lệnh Đội ngũ.
- Thời gian, chào cờ, duyệt đội ngũ được sử dụng vào giờ làm việc; cấp đại đội, tiểu đoàn và cơ
quan có quân số tương đương không quá 30 phút; cấp trung đoàn, nhà trường và cơ quan có quân số
tương đương không quá 40 phút.
Hết giờ làm việc trong ngày, trực ban nội vụ hạ cờ xuống.
2. Thông báo chính trị
Mỗi tuần quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân viên quốc phòng có 30 phút chính thức để
nghe thông báo chính trị vào ngày thứ hai, ngay sau khi kết thúc chào cờ, duyệt đội ngũ.
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân viên quốc phòng một tháng
được nghe thông báo chính trị một lần 2 giờ (không tính vào thời gian làm việc chính thức); do cấp tr ung
đoàn và tương đương trở lên tổ chức.
Nội dung thông báo chính trị do cán bộ chính trị phụ trách.
3. Tổng vệ sinh doanh trại
Mỗi tuần các đơn vị phải tổ chức và bố trí thời gian thống nhất để làm tổng vệ sinh doanh trại,
đảm bảo môi trường sạch đẹp.

5
BÀI 1: CÁC CHẾ ĐỘ SINH HOẠT, HỌC TẬP, CÔNG TÁC TRONG
NGÀY, TRONg TUẦN
Câu 1: Theo điều 51 điều lệnh quản lý bộ đội, quân nhân được nghỉ các ngày lễ, tết
theo tiêu chuẩn nhà nước là bao nhiêu ngày?
A. 9
B. 10
C. 11
D. 12
Câu 2: Theo điều 52 điều lệnh quản lý bộ đội, thời gian sử dụng các buổi tối trong
tuần để tổ chức học tập hoặc sinh hoạt ( trừ buổi tối trước và trong ngày nghỉ) là
bao nhiêu giờ?
A. Không quá 1 giờ
B. Không quá 2 giờ
C. Không quá 3 giờ
D. Không quá 1 giờ 30 phút
Câu 3: Theo điều 53 điều lệnh quản lý bộ đội, thời gian làm việc theo mùa nóng
là?
A. 01/4 đến 31/10
B. 15/4 đến 15/11
C. 01/5 đến 31/10
D. 01/3 đến 01/10
Câu 4: Theo điều 53 điều lệnh quản lý bộ đội, thời gian làm việc theo mùa lạnh là?
A. 01/11 đến 31/3 năm sau
B. 15/11 đến 15/4 năm sau
C. 01/11 đến 15/4 năm sau
D. 15/11 đến 31/3 năm sau
Câu 5: Theo điều lệnh quản lý bộ đội, quân nhân thực hiện bao nhiêu chế độ trong
ngày?
A. 9
B. 10
C. 11
D. 12
Câu 6: Trực ban phải dậy trước giờ báo thức bao nhiêu phút?
A. 5 phút
B. 10 phút
C. 15 phút
D. 20 phút
Câu 7: Chế độ thể dục sáng thực hiện trong bao nhiêu phút?
A. 30 phút
6
B. 10 phút
C. 15 phút
D. 20 phút
Câu 8: Chế độ bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị hàng ngày đối với vũ khí bộ binh
thực hiện trong bao nhiêu phút?
A. 30 phút
B. 10 phút
C. 15 phút
D. 20 phút
Câu 9: Chế độ bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị hàng ngày đối với vũ khí trang bị
kỹ thuật, khí tài phức tạp thực hiện trong bao nhiêu phút?
A. 30 phút
B. 10 phút
C. 40 phút
D. 20 phút
Câu 10: Chế độ bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị hàng tuần đối với vũ khí trang bị
kỹ thuật, khí tài phức tạp thực hiện trong bao nhiêu giờ?
A. 3-5 giờ
B. 1-3 giờ
C. 4-6 giờ
D. 2 giờ
Câu 11: Chế độ bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị hàng tuần đối với vũ khí bộ binh
thực hiện trong bao nhiêu phút?
A. 30 phút
B. 40 phút
C. 15 phút
D. 20 phút
Câu 12: Chế độ thể thao, tăng gia sản xuất thực hiện trong bao nhiêu phút?
A. 20-30 phút
B. 40-45 phút
C. 15-20 phút
D. 50-60 phút
Câu 13: Chế độ đọc báo, nghe tin thực hiện trong bao nhiêu phút?
A. 30 phút
B. 10 phút
C. 15 phút
D. 20 phút

7
Câu 14: Khi thực hiện chế độ điểm danh, điểm quân số, trung đội điểm danh mấy
lần một tuần?
A. 1 lần
B. 2 lần
C. 3 lần
D. 5 lần
Câu 15: Khi thực hiện chế độ điểm danh, điểm quân số, cấp đại đội thực hiện điểm
danh mấy lần một tuần?
A. 1 lần
B. 2 lần
C. 3 lần
D. 5 lần
Câu 16: Chế độ điểm danh, điểm quân số thực hiện trong bao nhiêu phút?
A. Không quá 15 phút
B. Không quá 20 phút
C. Không quá 25 phút
D. Không quá 30 phút
Câu 17: Trong điều lệnh quản lý bộ đội, quân nhân thực hiện bao nhiêu chế độ
trong tuần?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 18: Chế độ thông báo chính trị mỗi tuần đối với quân nhân, công chức quốc
phòng, công nhân viên quốc phòng thực hiện trong bao nhiêu phút?
A. 45 phút
B. 20 phút
C. 25 phút
D. 30 phút
Câu 19: Chế độ thông báo chính trị mỗi tháng đối với sỹ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân viên quốc phòng thực hiện trong bao
nhiêu giờ?
A. 1 giờ
B. 2 giờ
C. 1 giờ 30 phút
D. 2 giờ 30 phút
Câu 20: Sắp xếp thứ tự các chế độ trong ngày?

8
a Treo Quốc kỳ g Thức dậy

b Đọc báo, nghe tin h Điểm danh, điểm quân số

c Học tập i Thể thao, tăng gia sản xuất

d Ăn uống j Thể dục sáng

e Ngủ, nghỉ k Bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị

f Kiểm tra sáng

1-a 2-g 3-j 4-f 5-c 6-d

7-k 8-i 9-b 10 - h 11 - e

Câu 21: Trong điều kiện bình thường, khi đóng quân trong doanh trại thì thời
gian làm việc một tuần là bao nhiêu giờ?
a. 35 giờ
b. 38 giờ
c. 45 giờ
d. 40 giờ
Câu 22: Buổi tối trước ngày nghỉ thì thời gian thực hiện chế độ ngủ nghỉ như
thế nào?
a. Đúng 21h30 phút
b. Sau 23h00
c. Không muộn quá 23h00
d. Sau 22h00
Câu 23: Thời gian thức dậy sáng ngày nghỉ thực hiện như thế nào?
a. Không muộn quá 7h30 phút
b. Không muộn quá 7h00.
c. Sau 7h30 phút
d. 7h15 phút
Câu 24: Thời gian thực hiện chế độ treo quốc kỳ như thế nào?
9
a. Thời gian treo quốc kỳ lúc 06h30 phút, thời gian hạ quốc kỳ lúc 18h00
hàng ngày.
b. Thời gian treo quốc kỳ lúc 6h00, thời gian hạ quốc kỳ lúc 18h00 hàng
ngày.
c. Thời gian treo quốc kỳ lúc 6h30 phút, thời gian hạ quốc kỳ lúc 18h30 phút
hàng ngày.
d. Thời gian treo quốc kỳ lúc 6h00, thời gian hạ quốc kỳ lúc 21h00 hàng
ngày.
Câu 25: Hành động của trực ban khi thực hiện chế độ thức dậy như thế nào?
a. Thức dậy trước 15 phút để trực tiếp ra hiệu lệnh báo thức và đi kiểm tra đôn
đốc mọi quân nhân trong đơn vị dậy đúng giờ.
b. Thức dậy trước 10 phút đi kiểm tra đôn đốc mọi quân nhân trong đơn vị
dậy đúng giờ.
c. Thức dậy trước 10 phút để trực tiếp ra hiệu lệnh báo thức và đi kiểm tra đôn
đốc mọi quân nhân trong đơn vị dậy đúng giờ.
d. Thức dậy trước 10 phút để trực tiếp ra hiệu lệnh báo thức.
Câu 26: Hành động của quân nhân khi có hiệu lệnh báo thức buổi sáng của trực
ban là?
a. Quân nhân phải dậy ngay, gấp chăn, màn chuẩn bị sẵn sàng công tác.
b. Quân nhân phải dậy ngay, vệ sinh cá nhân, chuẩn bị ăn sáng.
c. Quân nhân phải dậy ngay, gấp chăn, màn, vệ sinh cá nhân, chuẩn bị ăn
sáng.
d. Quân nhân phải dậy ngay, rời khỏi phòng ngủ để ra sân tập thể dục hoặc
chuẩn bị sẵn sàng công tác.
Câu 27: Thời gian thực hiện chế độ kiểm tra sáng?
a. 20 phút
b. 10 phút
c. 25 phút
d. 15 phút
Câu 28: Khi đóng quân trong doanh trại trong điều kiện bình thường, quân nhân
làm việc bao nhiêu giờ trong ngày?
A. 6 giờ
B. 7 giờ
10
C. 8 giờ
D. 9 giờ
Câu 29: Khi đóng quân trong doanh trại, các buổi tối (trừ các buổi tối trước và trong
ngày nghỉ) quân nhân phải làm gì?
A. Học tập
B. Nghỉ ngơi, vui chơi
C. Sinh hoạt
D. Học tập, sinh hoạt
Câu 30: Quy định đóng quân trong doanh trại gồm có bao nhiêu điều?
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
Câu 31: Nếu thời gian biểu làm việc của đơn vị vào chủ nhật thì do người chỉ huy
cấp nào quy định?
A. Đại đội
B.Lữ đoàn
C. Sư đoàn
D. Quân đoàn
Câu 32: Chỉ huy cấp nào có quyền quyết định thời gian quân nhân nghỉ bù khi làm
việc vào ngày nghỉ?
A. Trung đội
B. Đại đội
C. Tiểu đoàn
D. Trung đoàn
Câu 33: Nội dung kiểm tra nào dưới đây không có trong kiểm tra sáng của các đơn
vị?
A. 10 lời thề danh dự của quân nhân.
B. Râu, tóc, móng tay, trang phục.
C. Những nội dung huấn luyện.
D. Doanh cụ, tài liệu.
Câu 34: Nội dung nào dưới đây không đúng khi tổ chức thực hiện bếp ăn của đơn
vị?
A. Cấm dùng thuốc diệt muỗi, chuột trong khu vực nhà ăn, nhà bếp.
B. Mỗi bữa ăn phải để lại một phần suất ăn.
C. Hạ sĩ quan, binh sĩ, đến nhà ăn phải tập hợp đi thành đội ngũ.
D. Cán bộ, chiến sĩ phục vụ nhà ăn khi làm việc phải mặc trang phục công tác.
Câu 35: Nội dung nào dưới đây không đúng khi tổ chức thực hiện bếp ăn của đơn
vị?
A. Thực hiện kinh tế công khai trong ngày, tháng.
11
B. Trực nhật mang cơm về cho người ốm.
C. Có nước đun sôi để quân nhân nhúng bát trước khi ăn.
D. Cấm sử dụng thực phẩm của địch bỏ lại.
Câu 36: Chế độ nào dưới đây mỗi quân nhân cần thực hiện hàng ngày?
A. Điểm danh, điểm quân số
B. Bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị
C. Kiểm tra sáng
D. Tổng vệ sinh doanh trại
Câu 37: Nội dung nào dưới đây không đúng theo quy định trong điều lệnh quản lý
bộ đội?
A. Mỗi tuần làm việc 5 ngày và nghỉ 2 ngày.
B. Quân nhân làm việc vào ngày nghỉ thì được nghỉ bù.
C. Mỗi ngày làm việc 8 giờ, còn lại là thời gian ngủ, nghỉ.
D. Ngày nghỉ có thể nghỉ ngơi hoặc tổ chức các hoạt động thể thao.
Câu 38: Nội dung nào dưới đây mà tư lệnh quân đoàn thực hiện không đúng theo
quy định trong điều lệnh quản lý bộ đội (trong điều kiện bình thường)?
A. Tổ chức làm việc hàng tuần vào thứ 7.
B. Sáng ngày nghỉ các đơn vị thức dậy lúc 7 giờ.
C. Tết âm lịch nghỉ 4 ngày.
D. Nếu xét thấy không bảo đảm an toàn, sẵn sàng chiến đấu của đơn vị, cho phép
các đơn vị thuộc quyền không tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ.
Câu 39: Quy định nào dưới đây của chỉ huy tiểu đoàn chưa thực hiện đúng theo
quy định trong điều lệnh quản lý bộ đội?
A. Cho quân nhân làm việc vào ngày nghỉ thì được nghỉ bù thời gian tương ứng
vào ngày hôm sau.
B. Quy định thời gian biểu cho mùa nóng từ ngày 01 tháng 4 đến 31 tháng 10.
C. Tổ chức hoạt động thể thao trong ngày nghỉ.
D. Tổ chức chào cờ vào sáng thứ 2 hàng tuần.
Câu 40: Cấp nào dưới đây khi đóng quân cùng trong một doanh trại phải tổ chức
treo quốc kỳ hàng ngày ở một vị trí trang trọng nhất?
A. Trung đội
B. Đại đội
C. Tiểu đoàn
D. Lữ đoàn
Câu 41: Nội dung nào dưới đây không đúng quy định trong điều lệnh quản lý bộ
đội?
A. Trung đoàn khi đóng quân cùng trong một doanh trại phải tổ chức treo quốc kỳ
hàng ngày ở một vị trí trang trọng nhất.
B. Lữ đoàn khi đóng quân cùng trong một doanh trại phải tổ chức treo quốc kỳ
hàng ngày ở một vị trí trang trọng nhất.
12
C. Các đại đội, tiểu đoàn và tương đương hàng ngày tổ chức treo quốc kỳ trên sân
chào cờ, duyệt đội ngũ của đơn vị.
D. Thời gian treo Quốc kỳ lúc 06h00, thời gian hạ Quốc kỳ lúc 18h00 hàng ngày.
Câu 42: Nội dung nào dưới đây đơn vị thực hiện không đúng theo quy định về chế
độ bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị?
A. Hàng ngày, tiến hành bảo quản ngay sau khi kết thúc nội dung huấn luyện với
vũ khí, khí tài.
B. Ngày nghỉ không tổ chức bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị.
C. Đối với vũ khí, khí tài phức tạp bảo quản theo tuần từ 3 đến 5 giờ.
D. Người chỉ huy trực tiếp tổ chức tiến hành bảo quản.
Câu 43: Tiểu đội trưởng trực tiếp tổ chức thực hiện chế độ nào dưới đây?
A. Điểm danh, điểm quân số.
B. Thể thao, tăng gia sản xuất
C. Kiểm tra sáng.
D. Thể dục sáng.
Câu 44: Trong điều kiện bình thường, chế độ nào dưới đây chiến sĩ trong các đại
đội sẽ không thực hiện vào ngày thứ 2 hàng tuần?
A. Thể dục sáng.
B. Thông báo chính trị.
C. Kiểm tra sáng.
D. Đọc báo, nghe tin.
Câu 45: Quy định nào dưới đây của chỉ huy quân khu 9 chưa đúng theo tình hình
thực tế của đơn vị?
A. Chia thời gian làm việc theo 2 mùa, gồm: mùa nóng từ ngày 01 tháng 4 đến 31
tháng 10; mùa lạnh: từ ngày 01 tháng 11 đến 31 tháng 3 năm sau.
B. Mỗi tuần làm việc từ thứ 2 đến thứ 6, mỗi ngày làm việc 8 giờ.
C. Ngày nghỉ các đơn vị được tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao.
D. Sáng thứ 2 hàng tuần các tiểu đoàn tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ.
Câu 46: Nội dung nào dưới đây không đúng theo quy định trong điều lệnh quản lý
bộ đội?
A. Tiểu đội trưởng tổ chức kiểm tra nội vụ vệ sinh của tiểu đội mình.
B. Trung đội trưởng tổ chức tổ chức trung đội mình thể dục sáng.
C. Đại đội trưởng tổ chức điểm danh đơn vị một tuần một lần.
D. Tiểu đoàn trưởng tổ chức đơn vị chào cờ, duyệt đội ngũ vào sáng thứ 2 tuần đầu
tháng.
Câu 47: Nội dung nào dưới đây không đúng theo quy định trong điều lệnh quản lý
bộ đội?
A. Đơn vị tổ chức tăng gia sản xuất vào buổi chiều sau khi kết thúc nội dung huấn
luyện.

13
B. Đơn vị thực hiện điểm danh, điểm quân số tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày
nghỉ.
C. Chiến sĩ thực hiện chế độ đọc báo, nghe tin tất cả các ngày trong tuần kể cả
ngày nghỉ.
D. Hàng tuần, đại đội tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ vào sáng thứ 2.
Câu 48: Chế độ nào dưới đây chiến sĩ sẽ thực hiện vào ngày nghỉ?
A. Kiểm tra sáng
B. Đọc báo, nghe tin
C. Bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị
D. Thể dục sáng.
Câu 49: Nội dung nào dưới đây không đúng theo quy định trong điều lệnh quản lý
bộ đội?
A. Hàng ngày, đơn vị tổ chức tăng gia sản xuất cải thiện đời sống sau giờ bảo quản
vũ khí, trang bị.
B. Đơn vị thực hiện điểm danh, điểm quân số tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày
nghỉ.
C. Chiến sĩ thực hiện chế độ đọc báo, nghe tin tất cả các ngày trong tuần kể cả
ngày nghỉ.
D. Đơn vị thực hiện kiểm tra sáng tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày nghỉ.
Câu 50: Cấp nào dưới đây một tuần điểm danh hai lần?
A. Tiểu đội
B. Trung đội
C. Đại đội
D. Tiểu đoàn
Câu 51: Chế độ nào dưới đây không thực hiện vào thời gian làm việc?
A. Kiểm tra sáng.
B. Thông báo chính trị.
C. Chào cờ, duyệt đội ngũ.
D. Bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị.
Câu 52: Người chỉ huy tiểu đoàn khi đóng quân độc lập, tổ chức nội dung nào dưới
đây không đúng theo quy định trong điều lệnh quản lý bộ đội?
A. Tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ vào sáng thứ 2 hàng tuần.
B. Cho quân nhân làm việc vào ngày nghỉ thì được nghỉ bù thời gian tương ứng
vào ngày hôm sau.
C. Tổ chức treo quốc kỳ trên sân chào cờ, duyệt đội ngũ của đơn vị vào lúc 6 giờ
hàng ngày.
D. Tổ chức điểm danh một tuần một lần.
Câu 53: Chế độ nào dưới đây chiến sĩ sẽ không thực hiện vào ngày nghỉ?
A. Đọc báo, nghe tin
B. Bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị.
14
C. Điểm danh, điểm quân số.
D. Thể thao, tăng gia sản xuất.
Câu 54: Người chỉ huy đại đội không trực tiếp tổ chức thực hiện chế độ nào dưới
đây?
A. Học tập.
B. Kiểm tra sáng
C. Thể thao, tăng gia sản xuất.
D. Điểm danh, điểm quân số.

15
MỞ ĐẦU
Để đảm bảo cho đơn vị hoạt động thống nhất, cùng với việc duy trì nghiêm các chế độ
quy định trong ngày, trong tuần nhằm rèn luyện cho quân nhân có tác phong chính quy, có tính
kế hoạch và khoa học thì các đơn vị còn phải duy trì và thực hiện nghiêm các chế độ nề nếp, duy
trì và quản lý bộ đội chấp hành chế độ làm việc, sinh hoạt, học tập và công tác. Đây là nội dung
quan trọng trong xây dựng đơn vị có nề nếp chính quy và rèn luyện kỷ luật.
Căn cứ để biên soạn bài giảng:
- Kế hoạch GD, ĐT năm học 2021-2022 của Bộ môn Quân sự
- Đề cương chi tiết và kế hoạch giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh.
- Tài liệu Điều lệnh quản lý bộ đội, Nxb Quân đội nhân dân, 2015

16
I. ĐÓNG QUÂN TRONG DOANH TRẠI
- Điều 91:
+ Tổ chức đóng quân trong doanh trại phải đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu, thuận
tiện công tác, huấn luyện, sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe. Phải bảo đảm cho mọi quân nhân được ăn
ở, sinh hoạt trong doanh trại theo đúng tiêu chuẩn quy định của Nhà nước và Quân đội.
+ Trong điều kiện bình thường thời bình, người chỉ huy từ cấp sư đoàn hoặc tương đương
trở lên được quyền cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng và công nhân
viên quốc phòng thuộc quyền được ăn, nghỉ tại gia đình ngoài doanh trại trong ngày nghỉ, giờ
nghỉ. Những người được phép ăn, nghỉ tại gia đình phải đăng ký họ tên, địa chỉ gia đình, số máy
điện thoại (nếu có) vào sổ của đơn vị. Khi thay đổi phải báo cáo ngay.
- Điều 92:
+ Quân nhân không được ăn, ở tại nơi cất giữ tài liệu mật; nơi để lương thực, thực phẩm, nhà
kho; nơi để trang thiết bị kỹ thuật; nơi để xe pháo, phòng thí nghiệm.
+ Khu vực gia đình sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân
viên quốc phòng, trạm đón tiếp gia đình quân nhân phải ở ngoài doanh trại hoặc ngăn thành khu
riêng biệt.
+Trong doanh trại phải có phòng ngủ, nhà tắm, nơi vệ sinh riêng cho nữ quân nhân.
+ Không để người ngoài quân đội ăn, ở, sinh hoạt trong doanh trại.
- Điều 93:
+ Tổ chức đóng quân của đơn vị phải có:
* Nhà ngủ của cán bộ, chiến sĩ;
* Nhà làm việc, học tập, phòng trực ban;
* Nhà ăn, nhà bếp, nhà kho;
* Hội trường, phòng Hồ Chí Minh;
* Nơi để vũ khí, dụng cụ, phương tiện, khí tài huấn luyện;
* Nơi lau vũ khí, trang bị;
* Sân tập hợp chào cờ, tập đội ngũ, thể dục thể thao;
* Nhà vệ sinh.
+ Đơn vị từ cấp trung đoàn trở lên phải có sở chỉ huy, bệnh xá, trạm khách, phòng tạm
giữ quân nhân vi phạm kỷ luật.
- Điều 94:
+ Doanh trại đóng quân phải có các loại biển tên, các loại bảng thống nhất từ cổng doanh
trại đến từng loại nhà (nhà ở, nhà làm việc, nhà học tập, nhà ăn…).
+ Bộ tổng Tham mưu quy định thống nhất kích thước, quy cách, vị trí treo các loại biển,
bảng.
- Điều 95:
+ Nhà ngủ:
* Nhà ngủ là nơi ở và sinh hoạt hàng ngày ngoài giờ làm việc, huấn luyện của quân nhân
trong thời gian tại ngũ. Nhà ngủ phải thoáng mát, hợp vệ sinh, có biện pháp chống nóng, chống
rét, chống dột.
Sắp xếp nhà ngủ cho phân đội, phòng ngủ cho từng quân nhân phải theo tiêu chuẩn thống
nhất quy định cho từng đối tượng.
* Trong phòng ngủ của hạ sĩ quan phải có đủ giường nằm và đồ dùng, tiện nghi sinh
hoạt.

17
Việc sắp xếp trong phòng ngủ phải căn cứ tình hình thực tế để quy định thống nhất, gọn
gàng, thuận tiện.
+ Bố trí nhà ở của bội đội phải có dây phơi quần áo, giây phơi khăn mặt, dây mắc màn, giá để
ba lô, mũ, giá để bát đũa, giá để giày, dép, giá (tủ) súng… các loại bảng, biển theo quy định của Bộ
Tổng tham mưu và phải thống nhất cho từng loại nhà.
Giường phải kê thẳng hàng, có biển tên quân nhân, có lối ra vào thuận tiện.
+ Vũ khí trang bị cá nhân phải để trên giá súng hoặc trong tủ súng, đặt ở nơi quy định, thuận
tiện cho bảo quản và sử dụng. Tại vị trí để súng có biển tên và số súng của quân nhân giữ súng; vũ
khi, khí tài mang vác tập thể phải để đúng nơi quy định.
+ Nơi ngủ của sĩ quan được bố trí riêng. Đồ dùng, tiện nghi sinh hoạt phải sắp xếp gọn
gàng, trật tự.
- Điều 96:
Nhà học tập, làm việc:
+ Trong doanh trại phải có nhà làm việc của chỉ huy, của cơ quan và nhà học tập của từng
đơn vị.
Cơ quan từ cấp trung đoàn trở lên phải có nhà làm việc riêng.
+ Nhà học tập của đơn vị phải có những thiết bị, dụng cụ, phương tiện huấn luyện cần
thiết, các loại bảng, biển theo quy định của Bộ Tổng tham mưu. Phải bố trí chỗ ngồi thuận tiện
cho việc nghe, nhìn, ghi chép; quy định nơi để súng, để mũ, để áo mưa và các vật dụng khác cho
cá nhân.
- Điều 97:
Nhà ăn, nhà bếp:
+ Nhà ăn, nhà bếp phải bố trí nơi cao ráo, hợp vệ sinh, tiện nguồn nước. Phải sắp xếp trật
tự, ngăn nắp, sạch sẽ, có biện pháp tích cực phòng chống ruồi, muỗi, côn trùng, dán, chuột, mối,
mọt và các loại côn trùng khác gây bệnh.
+ Trong nhà ăn quy định khu vực ăn của sĩ quan, khu vực ăn của hạ sĩ quan, binh sĩ. Phải
có bàn để cơm, ghế ngồi ăn cơm, thùng nước uống, có nước sôi nhúng bát đũa, nước rữa tay, rữa
bát và nơi để thức ăn lưu nghiệm.
+ Nhà bếp phải có đủ dụng cụ, phương tiện nấu ăn, chia thức ăn; có kho lương thực, thực
phẩm, nơi chứa nước ăn, nơi để chất đốt.
- Điều 98:
Ánh sáng ban đêm:
+ Trong doanh trại phải có ánh sáng ban đêm, bảo đảm cho sinh hoạt, học tập của quân
nhân. Phải có đủ đèn cho nhà ngủ, nhà làm việc, nơi sinh hoạt công cộng; nhà trực ban, nhà của
đội canh phòng và những nơi cần thiết phải duy trì ánh sáng trong đêm.
+ Mọi quân nhân phải có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng tiết kiệm phương tiện và nguồn
ánh sáng trong doanh trại. Cấm tự tiện móc nối lấy điện sử dụng riêng ngoài quy định chung của
đơn vị.
- Điều 99:
Tiếp khách:
+ Quân nhân có người nhà, bạn bè đến thăm phải báo cáo người chỉ huy trực tiếp và được
đón tiếp ở nơi quy định, không được đưa vào doanh trại.
Không tiếp người nhà, bạn bè trong giờ làm việc. Trường hợp cần thiết phải được phép
của người chỉ huy.
+ Cấp trên trực tiếp của quân nhân có khách đến thăm phải:

18
* Kịp thời thông báo cho quân nhân biết và tạo điều kiện cho quân nhân sớm được gặp
khách.
* Tự mình hoặc cử cán bộ ra thăm hỏi gia đình, người thân của quân nhân thuộc quyền.
* Đảm bảo những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu để quân nhân tiếp người nhà, bạn bè đến
thăm chu đáo, thân tình.
+ Cán bộ, nhân viên ở trạm đón tiếp khách phải vui vẻ, chu đáo, nhanh chóng thu xếp nơi
ăn, ở sinh hoạt cho khách; phổ biến tiêu chuẩn, chế độ, thủ tục, nội quy nhà khách và hướng dẫn
khách thực hiện.
Khi khách rời khỏi trạm phải thanh toán đầy đủ, thu lại những đồ dùng sinh hoạt đã cho
mượn, giải quyết chu đáo mọi việc cần thiết khác.
II. CÁC CHẾ ĐỘ NỀN NẾP CHÍNH QUY VÀ BỐ TRÍ TRẬT TỰ NỘI VỤ
1. Các chế độ nền nếp chính quy
a) Chế độ kiểm tra
- Kiểm tra là trách nhiệm thường xuyên của người chỉ huy các cấp, nhằm nắm tình hình,
giúp đỡ cấp dưới hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời xem xét lại kết quả chỉ huy, chỉ đạo của cấp
mình.
- Kiểm tra được tiến hành theo định kỳ hoặc đột xuất; kế hoạch kiểm tra phải chu đáo, tỉ
mỉ; tác phong phải sâu sát, nắm được thực chất, đánh giá chính xác, tìm đúng nguyên nhân và đề
ra biện pháp khắc phục:
- Nội dung kiểm tra thường căn cứ vào nhiệm vụ của đơn vị, yêu cầu của cấp trên và ý
định người chỉ huy, có thể kiểm tra toàn diện hoặc một mặt.
b) Chế độ báo cáo, thông báo
- Báo cáo là trách nhiệm của cấp dưới với cấp trên, nhằm làm cho cấp trên nắm được tình
hình để lãnh đạo, chỉ huy kịp thời, chính xác.
Chỉ huy cấp dưới phải báo cáo với chỉ huy cấp trên theo chế độ quy định. Từng cơ quan,
từng ngành nghiệp vụ ngoài việc báo cáo cho người chỉ huy còn phải báo cáo lên cơ quan, ngành
nghiệp vụ cấp trên theo hệ thống chỉ đạo ngành dọc. Báo cáo phải trung thực, chính xác, đầy đủ,
kịp thời, ngắn gọn, rõ ràng.
- Thông báo tình hình là trách nhiệm của cấp trên đối với cấp dưới để người chỉ huy cấp
dưới nắm được ý định của cấp trên và tình hình chung, thực hiện các nhiệm vụ được thuận lợi.
Thông báo phải kịp thời, rõ ràng và đầy đủ.
- Báo cáo, thông báo theo định kỳ hoặc bất thường được thể hiện bằng văn bản hoặc sơ đồ,
biểu đồ, thống kê; kết hợp giữa thuyết minh với sơ đồ, biểu đồ; bằng công điện hoặc báo cáo,
thông báo trực tiếp. Người báo cáo, thông báo bằng văn bản phải ký vào văn bản. Các báo cáo,
thông báo về tác chiến, huấn luyện, tình hình chiến trường phải do người chỉ huy ký. Các báo cáo
khác về từng mặt công tác do người phó chỉ huy hoặc phụ trách ngành ký. Người ký báo cáo,
thông báo hoặc người báo cáo trực tiếp phải chịu trách nhiệm về nội dung các báo cáo, thông báo.
c) Chế độ tự phê bình và phê bình
Tự phê bình và phê bình là trách nhiệm thường xuyên của mọi cán bộ, nhằm sửa chữa
khuyết điểm, phát huy ưu điểm, tăng cường đoàn kết, nâng cao hiệu suất công tác, thực hiện tốt
chế độ một người chỉ huy. Người chỉ huy phải tự phê bình và phê bình thành khẩn, thẳng thắn,
trung thực, khách quan, đoàn kết; tiếp thu phê bình phải khiêm tốn; tuyệt đối không được thành
kiến, không được lợi dụng phê bình để đả kích, vu cáo.
d) Chế độ hội họp

19
- Hội họp được tổ chức theo từng cấp ở đơn vị. Tùy theo tính chất nhiệm vụ của đơn vị để tổ
chức họp đoàn thể quân nhân trong đơn vị hoặc chỉ họp riêng cán bộ.
- Hội họp giao ban thuộc lĩnh vực, công tác nào thì người chủ trì lĩnh vực công tác đó hoặc
người được uỷ quyền chủ trì duy trì. Người làm công tác tổ chức hội họp, giao ban báo cáo người
chủ trì, nếu có cấp trên đến dự thì báo cáo cấp trên.
- Nội dung họp phải chuẩn bị trước, ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ. Người điều khiển họp
phải lắng nghe ý kiến tham gia và kết luận rõ ràng. Người dự họp phải căn cứ mục đích, yêu cầu,
nội dung, thời gian để phát biểu, trong khi họp phải lắng nghe ý kiến của nhau và nắm chắc kết
luận của người điều khiển họp.
e) Chế độ trực ban nội vụ, trực nhật
- Chế độ trực ban nội vụ:
+ Trực ban nội vụ được tổ chức trong từng cơ quan, đơn vị, để giúp người chỉ huy duy trì
kỉ luật, trật tự nội vụ, vệ sinh và duy trì thời gian làm việc trong đơn vị.
+ Tổ chức trực ban nội vụ: Đơn vị từ cấp đại đội, tiểu đoàn tương đương, các cơ quan từ cấp
trung đoàn, lữ đoàn, sư đoàn, quân đoàn binh chủng, quân chủng, Bộ đội Biên phòng tỉnh (thành
phố), ban chỉ huy quân sự huyện (quận), cơ quan quân khu, học viện, trường, bệnh vện, xí nghiệp và
tương đương phải tổ chức trực ban nội vụ.
+ Trách nhiệm của chỉ huy và thời gian trực ban nội vụ.
* Người chỉ huy từng cấp có trách nhiệm chỉ định quân nhân làm trực ban nội vụ và phải
thông báo đến từng người thực hiện trước một tuần.
* Thời gian làm trực ban nội vụ là một ngày đêm. Trực ban vào ngày nghỉ được nghỉ bù.
+ Yêu cầu trực ban nội vụ:
* Quân nhân làm trực ban nội vụ phải nắm chắc chức trách và chuẩn bị đầy đủ để đảm
bảo thực hiện nhiệm vụ được liên tục suốt phiên trực.
* Quân nhân làm nhiệm vụ trực ban trang phục phải chỉnh tề, đeo biển trực ban. Sau khi
hết nhiệm vụ phải bàn giao cho trực ban mới trước người chỉ huy hoặc người được uỷ quyền.
+ Trực ban nội vụ đơn vị:
Trực ban nội vụ Tiểu đoàn do sỹ quan trong tiểu đoàn từ trung đội trưởng đến phó đại đội
trưởng luân phiên đảm nhiệm.
Trực ban nội vụ đại đội do phó trung đội trưởng, tiểu đội trưởng và QNCN trong đại đội
luân phiên đảm nhiệm.
+ Chức trách của trực ban nội vụ đơn vị:
Nắm vững lịch công tác hàng ngày của các phân đội kịp thời chuyển đến các phân đội
những mạnh lệnh và chỉ thị của người chỉ huy.
Phát hiệu lệnh về thời gian làm việc, đôn đốc các đơn vị hoạt động theo thời gian biểu đã
quy định.
Duy trì trật tự nội vụ vệ sinh trong đơn vị, nhắc nhở mọi người chấp hành các quy định về
trang phục, lễ tiết, tác phong, quy định về vệ sinh trong doanh trại, các quy định về phòng gian giữ bí
mật, bảo đảm an toàn. Kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ của trực ban khu trang bị kỹ thuật (nếu có),
trực ban nghiệp vụ, phân đội canh phòng.
Nắm tình hình quân số, vũ khí trang bị của các phân đội, báo cáo chỉ huy và trực ban nội
vụ cấp trên. Tiếp đón, hướng dẫn khách đến đơn vị công tác.
Trường hợp xảy ra cháy nổ, thiên tai, thảm họa, tai nạn hoặc có việc bất trắc, phải nhanh
chóng phát lệnh báo động, đồng thời báo cáo ngay với chỉ huy và trực ban nội vụ cấp trên để xử
trí.
Kiểm tra việc bảo đảm ăn uống hàng ngày của đơn vị, đôn đốc quân y chăm sóc bữa ăn
cho người ốm tại trại.

20
Ghi nhật ký trực ban về tình hình đơn vị theo mẫu quy định để bàn giao cho trực ban mới.
- Chế độ trực nhật:
+ Trực nhật tổ chức ở cấp trung đội hoặc tiểu đội và tương đương nhằm giúp người chỉ
huy duy trì trật tự nội vụ, vệ sinh trong phạm vi trung đội, tiểu đội của mình. Trực nhật do các
chiến sĩ trong trung đội, tiểu đội luân phiên đảm nhiệm theo sự phân công của chỉ huy trung đội,
tiểu đội, dưới quyền của trực ban nội vụ đại đội. Thời gian làm nhiệm vụ trực nhật 1 ngày đêm.
Trong thời gian làm trực nhật phải tham gia học tập, công tác.
+ Chức trách trực nhật:
* Hàng ngày vào giờ thể dục, thể thao, làm vệ sinh nơi công cộng, lấy nước uống, chăm
sóc người ốm đau trong trung đội, tiểu đội.
* Nhắc nhở mọi người trong trung đội, tiể đội, chấp hành các quy định về trật tự nội vụ, vệ
sinh, trang phục, râu, tóc đúng quiy định, giữ gìn vũ khí trang bị và các tài sản khác, chấp hành thời
gian sinh hoạt, học tập, công tác theo thời gian biểu.
f) Chế độ báo động luyện tập
- Các đơn vị phải tổ chức báo động luyện tập, nhằm rèn luyện cho bộ đội tinh thần sẵn
sàng chiến đấu, luôn ở tư thế chủ động, kịp thời giải quyết các tình huống xảy ra.
- Hình thức báo động:
Báo động luyện tập tiến hành ở từng cấp, từng bộ phận hoặc toàn cơ quan, đơn vị và
được chia thành các loại như sau:
* Báo động luyện tập chiến đấu tại chỗ theo các phương án chuẩn bị chiến đấu của đơn
vị.
* Báo động luyện tập di chuyển đến các vị trí để nhận nhiệm vụ chiến đấu được giao.
* Báo động luyện tập làm nhiệm vụ phòng chống cháy nổ, bão lụt, thảm họa môi trường,
cứu hộ cứu nạn.
* Báo động luyện tập chuyển trạng thái theo Chỉ lệnh của Bộ Quốc phòng về sẵn sàng
chiến đấu.
- Quyền hạn báo động:
* Quyền báo động luyện tập và kết thúc báo động do người chỉ huy từng cấp quyết định.
* Người chỉ huy cấp trên hoặc người được cấp trên uỷ quyền kiểm tra báo động luyện tập
phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu việc rèn luyện của đơn vị, căn cứ vào kế hoạch, nội dung báo
động và cấp trên đã phê duyệt để tiến hành.
* Trường hợp báo động vượt cấp hoặc báo động đột xuất cần thông báo trước một thời
gian nhất định để người chỉ huy đơn vị mà cấp trên có ý định đến kiểm tra.
- Báo động luyện tập tiến hành theo định kỳ tuần, tháng hoặc bất thường. Khi thực hiện mọi
người phải chấp hành đúng các quy định theo từng loại báo động luyện động.
- Báo động luyện tập có liên quan đến nhân dân địa phương nơi đóng quân, người chỉ huy
phải thông báo cho chính quyền địa phương biết.
g) Chế độ phòng gian, giữ bí mật
- Trách nhiệm của quân nhân:
Mọi quân nhân đều có trách nhiệm phòng gian, giữ bí mật, tuyệt đối không được làm lộ
bí mật của cơ quan, đơn vị, quân đội và Nhà nước.
- Trách nhiệm của người chỉ huy và chính uỷ, chính trị viên:
Người chỉ huy và chính uỷ, chính trị viên các cấp phải gương mẫu chấp hành kỷ luật
phòng gian, giữ bí mật, có trách nhiệm thường xuyên giáo dục, kiểm tra cấp dưới thuộc quyền
triệt để chấp hành các quy định về phòn gian, giữ bí mật trong mọi lĩnh vực công tác, học tập,
sinh hoạt, chiến đấu. Phải quy định cụ thể việc quản lý kiểm tra công văn, tài liệu trong phạm vi
thuộc quyền.

21
- Trách nhiệm của quân nhân văn thư, lưu trữ
Quân nhân khi giữu gìn, sao lục, lưu trữ, giao nhận, đăng ký, thống kê công văn, tài liệu
phải đúng quy tắc bảo mật, không được để lộ bí mật làm mất công văn, tài liệu, con dấu. Khi để
thất lạc hay mất tài liều, sổ công văn hoặc phát hiện các vấn đề lộ bí mật phải báo cáo ngay cho
cấp trên trực tiếp và cơ quan bảo mật, bảo vệ để tiến hành điều tra xác minh kịp thời báo cáo lên
cấp trên xử trí.
- Nghiêm cấm quân nhân:
+ Tìm hiểu những điều bí mật không thuộc phạm vi chức trách.
+ Quan hệ với tổ chức và phần tử phản cách mạng, không để người khác lợi dụng làm
việc có hại đến lợi ích của Nhà nước, của quân đội, của nhân dân.
+ Xem tài liệu, sách báo, truyền đơn của địch, truyền tin đồn nhảm.
2. Bố trí trật tự nội vụ
Trong đơn vị quân đội, nội dung sắp xếp nội vụ được quy định như sau:
- Giá 3 tác dụng: Ba lô quay lưng ra ngoài, dây quai để gọn không thò xuống dưới, ngoài
ba lô không có thứ gì khác.
- Giá mũ: Mũ để úp, quân hiệu quay ra ngoài, sách vở học tập để trên giá mũ, gáy quay ra
ngoài khe giường.
(Nếu nằm giường sắt 1 tầng, sắp xếp ba lô như trên, mũ đặt trên ba lô)
- Giường nằm: Từng giường (phản) nằm phải có biển tên đúng quy cách gắn chính giữa phía
cuối giường. Chiến sỹ nằm phản lấy biển tên giá ba lô gắn tầng thứ nhất.
- Nội vụ: Gập nội vụ theo từng mùa đúng quy định 3 nếp có sự vuốt, nắn góc, trong
trường hợp bình thường, mùa hè cán bộ để gối ở dưới, mùa đông để gối lên trên nội vụ (cấm
HSQ, BS dùng gối dân sự).
- Mắc áo: Bình thường được treo 1 bộ quần áo dân sự hoặc một bộ quân phục thường
dùng nếu người đó mặc quần áo bảo hộ lao động hoặc quần áo dã chiến khi huấn luyện ngoài
thao trường (đối với SQ và QNCN). Cấm HSQ, BS sử dụng quần áo thường phục.
- Giá dầy dép: Đặt ở chính giữa phía cuối giường. Bố trí giầy bên phải, dép bên trái
(trường hợp giường nằm của cán bộ thấp thì phải kê cao. Nếu vướng tủ làm việc thì toàn cơ
quan, đơn vị phải đặt thống nhất giá dầy dép về phía cuối giường song song với chiều dài của
giường).
- Tủ cá nhân, tủ làm việc: Phải có biển tên đặt chính giữa phía trên mép tủ (trường hợp không đặt
được phía trên thì thống nhất toàn cơ quan, đơn vị đặt chính giữa).
- Giây phơi khăn mặt: Đứng trong hiên nhà quay ra ngoài để phơi theo thứ tự từ trái qua
phải, từ khăn dài to đến khăn ngắn nhỏ, kẹp khăn mặt ở chính giữa.
- Dây phơi quần áo:
Phơi từ trái qua phải theo quy định sau:
+ Áo dài: áo lộn ngược, cổ áo quay sang trái, phơi theo thứ tự áo quân sự dài tay (áo
bông, áo khoác 4 túi, áo lót dài tay, áo ngắn tay mùa hè) xong đến áo dân sự dài tay đến ngắn
tay.
+ Quần dài: Quần lộn ngược, moi quần quay ra ngoài, phơi hết quần quân sự đến quần
dân sự.
+ Áo lót: áo lộn ngược, cổ áo quay ra phía ngoài, phơi áo lót dài tay đến ngắn tay quân sự
tiếp áo lót dài tay đến ngắn tay dân sự, cuối cùng là áo ba lỗ dân sự.
+ Quần lót: Quần lộn ngược, chun quần quay sang trái, phơi theo thứ tự quần quân sự đến
dân sự, quần lót, tất

22
(Trong trường hợp bình thường cán bộ và QNCN được phép phơi bằng móc phơi ở phía
cuối dây hoặc một khoang dây phơi riêng song vẫn phải phơi theo thứ tự quy định như khi không
phơi bằng mắc. Nếu khi có đoàn kiểm tra phải bỏ hết mắc phơi).
- Gậy đánh địch mặt đất: Dài 1,2 m, đường kính 3-4 cm, sơn khúc trắng, khúc đỏ, có giá
treo, có biển tên. Sắp xếp nơi tiện lợi trong nhà.

23
KẾT LUẬN
Thực hiện tốt các chế độ làm việc, sinh hoạt, học tập và công tác là góp phần chấp hành
kỷ luật quân đội, xây dựng đơn vị có nề nếp chính quy, thể hiện sự tu dưỡng, rèn luyện, có phẩm
chất đạo đức, bản lĩnh, tác phong công tác, làm việc cũng như chiến đấu. Vì vậy mỗi quân nhân
phải nắm chắc các nội dung, tự giác chấp hành; với người chỉ huy phải tổ chức thực hiện một
cách nghiêm túc tạo môi trường thuận lợi cho quân nhân hoạt động có nề nếp, có chiều sâu góp
phần xây dựng đơn vị chính quy mẫu mực.
Xây dựng và chấp hành nghiêm các chế độ nền nếp là một trong những nội dung cơ bản,
quan trọng của quá trình xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy tinh nhuệ, từng
bước hiện đại, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội trong giai đoạn cách mạng
hiện nay.
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU, ÔN LUYỆN
1. Mục đích, yêu cầu và nội dung cơ bản khi thực hiện đóng quân trong doanh trại.
2. Các chế độ nền nếp chính quy: chế độ báo cáo; chế độ trực ban, trực nhật; chế độ
phòng gian, giữ bí mật.
3. Quy định bố trí trật tự nội vụ.
Tài liệu tham khảo:
Bộ Tổng Tham mưu, Cục Quân huấn, Điều lệnh quản lý bộ đội, 2015.

24
BÀI 2: CÁC CHẾ ĐỘ NỀN NẾP CHÍNH QUI, BỐ TRÍ TRẬT TỰ NỘI VỤ TRONG DOANH TRẠI
Câu 1: Theo điều lệnh quản lý bộ đội, có bao nhiêu chế độ nền nếp chính quy trong quân đội?
A. 7
B. 9
C. 5
D. 11
Câu 2: Theo điều lệnh quản lý bộ đội, trong các chế độ dưới đây, chế độ nào không phải là chế độ nền nếp
chính quy trong quân đội?
A. Chế độ kiểm tra
B. Chế độ báo cáo, thông báo
C. Chế độ thông báo chính trị
D. Chế độ tự phê bình và phê bình
Câu 3: Theo điều lệnh quản lý bộ đội, trong các chế độ dưới đây, chế độ nào không phải là chế độ nền nếp
chính quy trong quân đội?
A. Chế độ báo động luyện tập
B. Chế độ phòng gian, giữ bí mật
C. Chế độ chào cờ, duyệt đội ngũ
D. Chế độ trực ban nội vụ, trực nhật
Câu 4: “ Tổ chức đóng quân trong doanh trại phải đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu, thuận tiện công tác,
huấn luyện, sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe. Phải bảo đảm cho mọi quân nhân được ăn ở, sinh hoạt trong doanh trại
theo đúng tiêu chuẩn quy định của Nhà nước và Quân đội.” là qui định tại điều bao nhiêu trong điều lệnh quản lý
bộ đội?
A. Điều 91
B. Điều 92
C. Điều 93
D. Điều 94
Câu 5: “Không để người ngoài quân đội ăn, ở, sinh hoạt trong doanh trại.” là qui định tại điều bao nhiêu trong
điều lệnh quản lý bộ đội?
A. Điều 91
B. Điều 92
C. Điều 93
D. Điều 94
Câu 6: “Đơn vị từ cấp trung đoàn trở lên phải có sở chỉ huy, bệnh xá, trạm khách, phòng tạm giữ quân nhân vi
phạm kỷ luật.” là qui định tại điều bao nhiêu trong điều lệnh quản lý bộ đội?
A. Điều 91
B. Điều 92
C. Điều 93
D. Điều 94
Câu 7: “Doanh trại đóng quân phải có các loại biển tên, các loại bảng thống nhất từ cổng doanh trại đến từng
loại nhà (nhà ở, nhà làm việc, nhà học tập, nhà ăn…)” là qui định tại điều bao nhiêu trong điều lệnh quản lý bộ
đội?
A. Điều 91
B. Điều 92
C. Điều 93
D. Điều 94
Câu 8: Qui định về nhà học tập, làm việc là qui định tại điều bao nhiêu trong điều lệnh quản lý bộ đội?
A. Điều 95
B. Điều 96
C. Điều 93
25
D. Điều 94
Câu 9: Qui định về nhà ăn, nhà bếp là qui định tại điều bao nhiêu trong điều lệnh quản lý bộ đội?
A. Điều 95
B. Điều 96
C. Điều 97
D. Điều 98
Câu 10: Qui định về ánh sáng ban đêm là qui định tại điều bao nhiêu trong điều lệnh quản lý bộ đội?
A. Điều 95
B. Điều 96
C. Điều 97
D. Điều 98
Câu 11: Qui định về tiếp khách là qui định tại điều bao nhiêu trong điều lệnh quản lý bộ đội?
A. Điều 97
B. Điều 96
C. Điều 98
D. Điều 99
Câu 12: Trong bố trí trật tự nội vụ, giá 3 tác dụng gồm có những tác dụng gì?
A. Dùng để cuốc xẻng, dày dép, ba lô
B. Dùng để phơi quần áo, mũ cứng, dày dép
C. Dùng để úp bát đũa, bàn chải đánh răng, khăn mặt
D. Dùng để sách vở, treo mũ mềm, dày dép
Câu 13: Trong bố trí trật tự nội vụ, dây phơi khăn mặt được qui định như thế nào (đứng từ trong hiên nhìn ra
ngoài)?
A. Từ trái qua phải, từ dài to đến ngắn nhỏ
B. Từ phải qua trái, từ dài to đến ngắn nhỏ
C. Từ phải qua trái, từ ngắn nhỏ đến dài to
D. Từ trái qua phải, từ ngắn nhỏ đến dài to
Câu 14: Trong bố trí trật tự nội vụ, dây phơi quần áo được qui định như thế?
A. Lộn ngược quần áo, phơi theo thứ tự: áo dài, quần dài, áo lót, quần lót.
B. Lộn ngược quần áo, phơi theo thứ tự: quần lót, áo lót, quần dài, áo dài.
C. Lộn ngược quần áo, phơi theo thứ tự: quần dài, áo dài, quần lót, áo lót.
D. Lộn ngược quần áo, phơi theo thứ tự: áo lót, quần lót, áo dài, quần dài.
Câu 15: Gấp nội vụ theo qui định từng mùa, trong đó chăn qui định bao nhiêu nếp gấp?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 16: Qui định về sắp xếp nội vụ theo mùa như thế nào là đúng?
A. Mùa nóng chăn trên gối dưới, mùa lạnh chăn dưới gối trên
B. Mùa nóng chăn trên gối dưới, mùa lạnh chăn trên gối dưới
C. Mùa nóng chăn dưới gối trên, mùa lạnh chăn dưới gối trên
D. Mùa nóng chăn dưới gối trên, mùa lạnh chăn trên gối dưới
Câu 17: Tổ chức đóng quân trong doanh trại phải?
A. Đáp ứng thuận lợi trong sinh hoạt bảo vệ sức khoẻ, sẵn sàng chiến đấu và công tác huấn luyện.
B. Đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu, thuận lợi công tác huấn luyện, sinh hoạt bảo vệ sức khoẻ.
C. Đáp ứng thuận lợi trong sẵn sàng chiến đấu, sinh hoạt bảo vệ sức khoẻ. và công tác huấn luyện.
D. Đáp ứng thuận lợi trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và sinh hoạt sinh hoạt bảo vệ sức khoẻ.

26
Câu 18: Trong điều kiện bình thường thời bình, người chỉ huy cấp nào dưới đây được quyền cho sỹ
quan được ăn nghỉ tại gia đình ngoài doanh trại trong ngày nghỉ, giờ nghỉ?
A. Đại đội
B. Tiểu đoàn
C. Sư đoàn
D. Quân đoàn
Câu 19: Theo quy định trong điều lệnh quản lý bộ đội thì quân nhân không được ăn ở tại?
A. Phòng trực ban
B. Nơi để lương thực, thực phẩm
C. Nhà làm việc, học tập
D. Phòng Hồ Chí Minh
Câu 20: Khi đến thăm quân nhân, gia đình sẽ được đơn vị và quân nhân đón tiếp ở?
A. Phòng trực ban của đơn vị.
B. Một khu riêng ngoài khu vực nhà ở.
C. Nhà làm việc, học tập của đơn vị.
D. Phòng Hồ Chí Minh của đơn vị.
Câu 21: Chỉ huy cấp nào có quyền quyết định thời gian quân nhân nghỉ bù khi làm việc vào ngày
nghỉ?
A. Trung đội
B. Đại đội
C. Tiểu đoàn
D. Trung đoàn
Câu 22: Bệnh xá được tổ chức ở đơn vị cấp nào dưới đây?
A. Trung đội
B. Đại đội
C. Tiểu đoàn
D. Trung đoàn
Câu 23: Nội dung nào dưới đây đơn vị thực hiện không đúng khi tổ chức sắp xếp trật tự nội vụ trong
nhà ngủ chiến sĩ?
A. Tủ súng để trong nhà ngủ của chiến sĩ.
B. Ngoài hiên phía trước căng dây phơi quần áo, khi trời mưa hoặc buổi tối.
C. Ngoài sân phía sau có bàn lau súng.
D. Trên tường treo bảng 11 chế độ trong ngày.
Câu 24: Khi đến thăm quân nhân, gia đình sẽ được đơn vị và quân nhân đón tiếp ở trạm khách của?

A. Trung đội
B. Đại đội
C. Tiểu đoàn
D. Trung đoàn
Câu 25: Cấp nào quy định kích thước, quy cách và vị trí treo các loại biển, bảng trong doanh
trại đóng quân?
A. Lữ đoàn
B. Sư đoàn
C. Quân đoàn
D. Bộ tổng tham mưu
Câu 26: Thành phần nào dưới đây không bắt buộc phải có trong doanh trại của các đơn vị khi
đóng quân?
A. Sân tập đội ngũ.
B. Phòng Hồ Chí Minh.
27
C. Sân thể dục thể thao.
D. Khu tăng gia sản xuất.
Câu 27: Nội dung nào dưới đây không đúng theo quy định trong điều lệnh quản lý bộ đội khi tổ
chức đóng quân doanh trại?
A. Cơ quan cấp trung đoàn có nhà làm việc riêng.
B. Tổ chức trạm khách cấp trung đoàn.
C. Vũ khí, trang bị cá nhân của chiến sĩ để trong tủ súng trong nhà ngủ của bộ đội.
D. Sỹ quan cấp trung đội ở cùng nhà ngủ với chiến sĩ.
Câu 28: Nội dung nào dưới đây không đúng theo quy định trong điều lệnh quản lý bộ đội khi tổ
chức đóng quân doanh trại?
A. Nơi ngủ của sỹ quan cấp trung đội được bố trí riêng, không cùng nhà ngủ với chiến sĩ.
B. Tổ chức bệnh xá cấp tiểu đoàn.
C.Tổ chức phòng tạm giữ quân nhân vi phạm kỷ luật cấp trung đoàn.
D. Không cho phép quân nhân đưa người nhà vào doanh trại.
Câu 29: Nội dung nào dưới đây không đúng khi tổ chức nhà ngủ cho cán bộ, chiến sĩ?
A. Có vị trí riêng để những đồ dùng cá nhân không dùng đến.
B. Có vị trí để tủ súng.
C. Trong tủ súng có biển tên của từng khẩu súng.
D. Nơi ngủ của sỹ quan cấp trung đội không chung với nhà ngủ chiến sĩ.
Câu 30: Thành phần nào dưới đây không bắt buộc phải có trong doanh trại của tất cả các đơn
vị khi đóng quân? A. Nhà kho
B. Phòng Hồ Chí Minh
C. Sân thể dục thể thao
D. Trạm khách
Câu 31: Chọn đáp án sai?
A. Hàng ngày tiểu đội trưởng tiến hành kiểm tra hoạt động của đơn vị mình.
B. Hàng ngày trung đội trưởng tiến hành kiểm tra hoạt động của đơn vị mình.
C. Đại poi trưởng một tháng tiến hành kiểm tra hoạt động của đơn vị mình 1 lần.
D. Tiểu đoàn trưởng một tháng tiến hành kiểm tra hoạt động của đơn vị mình 1 lần.
Câu 32: Nội dung nào dưới đây không đúng theo điều lệnh quản lý bộ đội?
A. Trung đội trưởng tiến hành kiểm tra trạm khách của đơn vị.
B. Trung đội trưởng tiến hành kiểm tra chất lượng bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị của đơn vị.
C. Trung đội trưởng tiến hành kiểm tra chất lượng tăng gia sản xuất của đơn vị.
D. Trung đội trưởng tiến hành kiểm tra việc chấp hành chế độ ngủ nghỉ của đơn vị.
Câu 33: Theo quy định trong điều lệnh quản lý bộ đội, hàng tháng ngành hậu cần cấp trung
đoàn không phải thực hiện báo cáo nào dưới đây?
A. Báo cáo công tác hậu cần lên cơ quan hậu cần sư đoàn.
B. Báo cáo công tác hậu cần lên chỉ huy sư đoàn.
C. Báo cáo công tác hậu cần lên chỉ huy trung đoàn.
D. Báo cáo công tác hậu cần lên chính ủy trung đoàn.
Câu 34: Chế độ nào dưới đây người chỉ huy đơn vị không trực tiếp thực hiện?
A. Chế độ trực ban nội vụ.
B. Chế độ tự phê bình và phê bình
C. Chế độ báo cáo, thông báo
D. Chế độ kiểm tra
Câu 35: Thành phần nào dưới đây không bắt buộc phải có trong doanh trại của tất cả các đơn
vị khi đóng quân?
A. Phòng trực ban
B. Sân tập đội ngũ.
28
C. Sân thể dục thể thao.
D. Bệnh xá
Câu 36: Nội dung nào dưới đây không đúng theo quy định trong điều lệnh quản lý bộ đội?
A. Khi học tập trong hội trường không được mang theo vũ khí, khí tài.
B. Người chỉ huy đơn vị có quyền cho quân nhân tiếp khách trong giờ làm việc.
C. Duy trì ánh sáng ban đêm trong nhà của đội canh phòng.
D. Sỹ quan ăn không cùng khu với hạ sĩ quan, binh sỹ.
Câu 37: Chủ thể trong chế độ tự phê bình và phê bình?
A. Người chỉ huy, chính uỷ, chính trị viên đơn vị.
B. Các mặt công tác của đơn vị còn tồn tại.
C. Chiến sĩ vi phạm kỷ luật.
D. Cán bộ, chiến sĩ vi phạm kỷ luật.
Câu 38: Nội dung nào dưới đây không đúng khi tổ chức trực ban nội vụ đơn vị?
A. Tổ chức trực ban nội vụ cấp tiểu đoàn.
B. Tổ chức trực ban nội vụ cấp đại đội.
C. Thời gian làm trực ban nội vụ là một ngày đêm.
D. Trực ban nội vụ đại đội do chiến sĩ của các tiểu đội luân phiên đảm nhiệm.
Câu 39: Nhiệm vụ nào dưới đây trực ban nội vụ đơn vị thực hiện không đúng?
A. Chuyển đến các phân đội lịch công tác hàng ngày của người chỉ huy.
B. Nhắc nhở mọi người chấp hành các quy định về trang phục, lễ tiết, tác phong.
C. Nắm tình hình quân số, vũ khí trang bị của các phân đội, báo cáo chỉ huy và trực ban nội vụ cấp trên.
D. Tiếp đón, hướng dẫn khách đến đơn vị công tác.
Câu 40: Nhiệm vụ nào dưới đây trực ban nội vụ đơn vị thực hiện không đúng?
A. Nắm tình hình chất lượng huấn luyện của các phân đội để báo cáo trực chỉ huy đơn vị.
B. Kiểm tra việc bảo đảm ăn uống hàng ngày của đơn vị.
C. Trường hợp xảy ra cháy nổ, thiên tai, phải nhanh chóng phát lệnh báo động.
D. Nhắc nhở mọi người chấp hành các quy định về trang phục, lễ tiết, tác phong.
Câu 41: Nhiệm vụ nào dưới đây trực ban nội vụ đơn vị thực hiện không đúng?
A. Chăm sóc bữa ăn cho người ốm tại trại.
B. Duy trì trật tự nội vụ vệ sinh trong đơn vị.
C. Phát hiệu lệnh về thời gian làm việc, đôn đốc các đơn vị hoạt động theo thời gian biểu đã quy định.
D. Chuyển đến các phân đội những mệnh lệnh và chỉ thị của người chỉ huy.
Câu 42: Nhiệm vụ nào dưới đây trực ban nội vụ đơn vị thực hiện không đúng?
A. Nắm tình hình quân số, vũ khí trang bị của các phân đội, báo cáo chỉ huy cấp trên và trực ban nội vụ cấp
trên.
B. Nắm vững lịch công tác hàng ngày của các phân đội.
C. Phát hiệu lệnh về thời gian làm việc, đôn đốc các đơn vị hoạt động theo thời gian biểu đã quy định.
D. Đôn đốc quân y chăm sóc bữa ăn cho người ốm tại trại.
Câu 43: Nội dung nào dưới đây không đúng khi tổ chức trực ban nội vụ đơn vị?
A. Tổ chức trực ban nội vụ cấp đại đội.
B. Trực ban cả vào ngày nghỉ.
C. Thời gian làm trực ban nội vụ là một ngày đêm.
D. Trong thời gian làm trực ban vẫn phải tham gia học tập, công tác.
Câu 44: Nội dung nào dưới đây không đúng của trực nhật đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ?
A. Lấy nước uống cho đơn vị.
B. Nhắc nhở mọi người trong đơn vị chấp hành thời gian theo thời gian biểu.
C. Trong thời gian làm trực nhật phải tham gia học tập, công tác.
D. Đôn đốc, nhắc nhở quân y chăm sóc bữa ăn cho người ốm tại trại.
Câu 45: Chọn đáp án sai khi thực hiện nhiệm vụ trực nhật của đơn vị?
29
A. Quân nhân làm nhiệm vụ trực nhật trang phục phải chỉnh tề, đeo biển trực nhật.
B. Cùng với quân y chăm sóc người ốm đau trong đơn vị mình.
C. Nhắc nhở mọi người trong đơn vị mình chấp hành các quy định về trật tự nội vụ, vệ sinh.
D. Làm vệ sinh nơi công cộng của đơn vị mình.
Câu 46: Nội dung nào dưới đây không đúng trong mục đích thực hiện báo động luyện tập?
A. Rèn luyện cho bộ đội tác phong nhanh nhẹn, sức khỏe, sức chịu đựng.
B. Rèn luyện cho bộ đội tinh thần sẵn sàng chiến đấu.
C. Rèn luyện cho bộ đội luôn ở tư thế chủ động .
D. Rèn luyện cho bộ đội kịp thời giải quyết các tình huống xảy ra.
Câu 47: Đơn vị tổ chức hình thức báo động luyện tập nào dưới đây không đúng theo quy định trong
điều lệnh quản lý bộ đội?
A. Báo động luyện tập hành quân di chuyển để rèn luyện tác phong cho bộ đội.
B. Báo động luyện tập làm nhiệm vụ phòng chống thảm hoạ môi trường.
C. Báo động luyện tập chiến đấu tại chỗ theo các phương án chuẩn bị chiến đấu.
D. Báo động luyện tập làm nhiệm vụ phòng chống cháy nổ.
Câu 48: Chọn đáp án sai?
A. Nghiêm cấm quân nhân không được làm lộ bí mật của cá nhân, cơ quan, đơn vị, quân đội và Nhà nước.

B. Nghiêm cấm quân nhân xem tài liệu, sách báo, truyền đơn của địch.
C. Nghiêm cấm quân nhân truyền tin đồn nhảm.
D. Nghiêm cấm quân nhân tìm hiểu những điều bí mật không thuộc phạm vi chức trách.
Câu 49: Trong nhà ngủ của chiến sĩ không treo loại bảng nào?
A. 10 lời thề danh dự của quân nhân.
B. Chức trách, nhiệm vụ của tiểu đội trưởng.
C. Chức trách, nhiệm vụ của chiến sĩ.
D. Phương châm huấn luyện của đơn vị.
Câu 50: Trong điều kiện bình thường thời bình, người chỉ huy từ cấp nào được quyền cho sỹ quan, QNCN,
công chức quốc phòng và công nhân viên quốc phòng thuộc quyền được ăn nghỉ tại gia đình ngoài doanh trại trong
ngày nghỉ, giờ nghỉ?
a. Từ cấp sư đoàn hoặc tương đương trở lên.
b. Từ cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên.
c. Từ cấp lữ đoàn hoặc tương đương trở lên.
d. Từ cấp quân đoàn hoặc tương đương trở lên.
Câu 51: Bố trí nhà ngủ, vũ khí trang bị cho cá nhân phải để như thế nào?
a. Để trong kho. Tại vị trí để súng có biển tên và số súng của quân nhân giữ súng.
b. Vị trí để súng có biển tên và số súng của quân nhân giữ súng.
c. Để trên giá súng hoặc trong tủ súng đặt ở nơi quy định, thuận tiện cho bảo quản và sử dụng. Tại vị trí để súng
có biển tên và số súng của quân nhân giữ súng.
d. Để trên giá súng hoặc trong tủ súng đặt ở nơi quy định, thuận tiện cho bảo quản và sử dụng.
Câu 52: Theo quy định nhà học tập, làm việc trong doanh trại phải có?
a. Nhà làm việc của chỉ huy, nhà của cơ quan, nhà học tập của từng đơn vị và nhà kho.
b. Nhà làm việc của chỉ huy, nhà của cơ quan .

30
c. Nhà của cơ quan và nhà học tập của từng đơn vị.
d. Nhà làm việc của chỉ huy, nhà của cơ quan và nhà học tập của từng đơn vị.
Câu 53: Theo quy định, từ cấp nào cơ quan phải có nhà làm việc riêng?
a. Từ cấp trung đoàn trở lên.
b. Từ cấp tiểu đoàn trở lên.
c. Từ cấp sư đoàn trở lên.
d. Từ cấp quân đoàn trở lên.
Câu 54: Theo quy định nhà ăn, nhà bếp phải bố trí ở đâu?
a. Nơi cao ráo, tiện nguồn nước.
b. Nơi cao ráo, hợp vệ sinh, tiện nguồn nước.
c. Nơi cao ráo, hợp vệ sinh, gần đường đi lại.
d. Nơi bằng phẳng, hợp vệ sinh, gần nhà ở.
Câu 55: Theo quy định nơi để thức ăn lưu nghiệm phải bố trí ở đâu?
a. Trong nhà bếp
b. Trong nhà trực ban
c. Trong nhà ăn
d. Trong nhà kho
Câu 56: Theo quy định sử dụng ánh sáng ban đêm, mọi quân nhân phải thực hiện như thế nào?
a. Cấm tự tiện móc nối lấy điện sử dụng riêng ngoài quy định chung của đơn vị.
b. Có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng tiết kiệm.
c. Sử dụng tiết kiệm phương tiện và nguồn ánh sáng trong doanh trại. Cấm tự tiện móc nối lấy điện sử dụng
riêng ngoài quy định chung của đơn vị
d. Có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng tiết kiệm phương tiện và nguồn ánh sáng trong doanh trại. Cấm tự tiện
móc nối lấy điện sử dụng riêng ngoài quy định chung của đơn vị.
Câu 57: Khi quân nhân có người nhà, bạn bè đến thăm phải ?
a. Báo cáo người chỉ huy trực tiếp và được đón tiếp ở nơi quy định. Không được đưa vào doanh trại.
b. Báo cáo người chỉ huy trực tiếp và được đón tiếp ở nơi quy định.
c. Đưa vào nhà ở trong doanh trại để đón tiếp.
d. Báo cáo người chỉ huy đưa người nhà, bạn bè đến thăm vào nhà ở trong doanh trại để đón tiếp.
Câu 58: Ý nghĩa của chế độ kiểm tra?
a. Giúp người chỉ huy nắm tình hình, giúp đỡ cấp dưới hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời xem xét lại kết
quả chỉ huy, chỉ đạo của cấp mình.
b. Giúp giúp đỡ cấp dưới hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời xem xét lại kết quả chỉ huy, chỉ đạo của cấp
mình.
c. Giúp người chỉ huy nắm tình hình, giúp đỡ cấp dưới hoàn thành tốt nhiệm vụ.

31
d. Giúp người chỉ huy nắm tình hình, xem xét lại kết quả chỉ huy, chỉ đạo của cấp mình.
Câu 59: Chỉ huy cấp dưới báo cáo với chỉ huy cấp trên phải ?
a. Trung thực, chính xác, đầy đủ, kịp thời.
b. Trung thực, chính xác, đầy đủ, kịp thời, ngắn gọn, rõ ràng.
c. Đầy đủ, kịp thời, ngắn gọn, rõ ràng.
d. Trung thực, chính xác, đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời, ngắn gọn, rõ ràng, súc tích.
Câu 60: Các báo cáo, thông báo về tác chiến, huấn luyện, tình hình chiến trường phải do ai ký?
a. Người phó chỉ huy.
b. Người phụ trách ngành.
c. Người chỉ huy.
d. Người chính ủy, chính trị viên.
Câu 61: Phê bình và tự phê bình là trách nhiệm thường xuyên của ai?
a. Người phó chỉ huy.
b. Người chính ủy, chính trị viên.
c. Người chỉ huy.
d. Mọi cán bộ, quân nhân.
Câu 62: Trực ban nội vụ giúp người chỉ huy việc gì?
a. Duy trì kỉ luật, trật tự nội vụ, vệ sinh.
b. Duy trì kỉ luật thời gian làm việc trong đơn vị.
c. Duy trì trật tự nội vụ, vệ sinh và duy trì thời gian làm việc trong đơn vị.
d. Duy trì kỉ luật, trật tự nội vụ, vệ sinh và duy trì thời gian làm việc trong đơn vị.
Câu 63: Đơn vị nhỏ nhất được tổ chức trực ban nội vụ?
a. Đại đội
b. Trung đội
c. Tổ đoàn kết
d. Tiểu đôi.
Câu 64: Cấp tổ chức trực nhật tại đơn vị?
a. Đại đội
b. Trung đoàn
c. Trung đội
d. Tiểu đoàn.
Câu 65: Trực nhật giúp người chỉ huy việc gì?
a. Duy trì trật tự nội vụ, vệ sinh phạm vi trung đội, tiểu đội của mình.
b. Duy trì kỉ luật thời gian làm việc trong đơn vị.

32
c. Duy trì trật tự nội vụ, vệ sinh và duy trì thời gian làm việc trong phạm vi trung đội, tiểu đội của mình
d. Duy trì kỉ luật, trật tự nội vụ, vệ sinh và duy trì thời gian làm việc trong đơn vị.
Câu 66: Báo động luyện tập đánh địch đột nhập đơn vị là loại gì ?
a. Báo động luyện tập làm nhiệm đánh địch mặt đất.
b. Báo động luyện tập chuyển trạng thái theo Chỉ lệnh của Bộ Quốc phòng về sẵn sàng chiến đấu.
c. Báo động luyện tập di chuyển đến các vị trí để nhận nhiệm vụ chiến đấu được giao.
d. Báo động luyện tập chiến đấu tại chỗ theo các phương án chuẩn bị chiến đấu của đơn vị.
Câu 67: Trách nhiệm phòng gian, giữ bí mật trong đơn vị thuộc về ai ?
a. Mọi quân nhân
b. Người chỉ huy.
c. Người chính uỷ, chính trị viên.
d. Quân nhân văn thư, lưu trữ

33
HIỂU BIẾT CHUNG VỀ CÁC QUÂN BINH CHỦNG TRONG QĐNDVN
Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội cách mạng “của dân, do dân, vì dân”,
mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc; chiến đấu vì mục
tiêu lý tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân và lợi ích của quốc gia - dân tộc. Trải qua
hơn 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện
của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đội không ngừng lớn mạnh,
lập nhiều chiến công, thành tích xuất sắc, góp phần cùng toàn dân tộc làm nên những
thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do
của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt
qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Với ý nghĩa và vai trò to lớn như vậy, giới thiệu chung về các quân, binh chủng
trong Quân đội nhân dân Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng đối với mỗi
cán bộ, chiến sỹ và các học viên, sinh viên trong các nhà trường nhằm trang bị những kiến
thức cơ bản về Quân đội nhân dân Việt Nam.
I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
1. Nhiệm vụ, chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam
a) Lịch sử hình thành và phát triển: Trước Cách mạng tháng Tám 1945, tiền thân
của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được
thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944. Lễ thành lập được tổ chức tại khu rừng Sam Cao
nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám thuộc Châu Nguyên Bình, tỉnh
Cao Bằng (nay là huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng). Ban đầu gồm 34 chiến sĩ trong đó
có 3 nữ với 34 khẩu súng các loại do đ/c Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung.
Ngày 15 tháng 4 năm 1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa,
Bắc Giang quyết định Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sát nhập với lực lượng
Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân
sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Lễ hợp nhất được tổ chức ngày
15 tháng 5 năm 1945 tại rừng Thàn Mát, xã Định Biên, huyện Định Hóa (Thái Nguyên).
Từ năm 1945 (kháng chiến chống Pháp cứu nước), Giải phóng quân của Việt
Minh là lực lượng nòng cốt quân đội quốc gia của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Để đối phó với sức ép của quân Tưởng Giới Thạch đòi giải tán quân đội chính quy Việt
Minh, tháng 11 năm 1945 Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi
là Vệ quốc quân. Lúc này quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40 chi đội
ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ.
Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn
đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam, được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống
nhất của Bộ Tổng tham mưu. Cùng với việc xây dựng quân đội quốc gia, chính phủ đặc
biệt coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng, lực lượng bán vũ trang, bao
gồm: dân quân ở nông thôn và tự vệ ở đô thị. Trong thời kỳ 1945-1950, có những người
nước ngoài đã tình nguyện tham gia chiến đấu và các ngành khác như chỉ huy, tham mưu,
kỹ thuật, huấn luyện, quân y, quân giới, tuyên truyền... Nhiều người được giao trọng trách
và phong quân hàm sĩ quan cao cấp. Họ đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng quân
đội Việt Nam trong thời kì non trẻ. Thời gian từ năm 1945 đến năm 1954 là thời kỳ phát
triển vượt bậc cả về số lượng và khả năng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chỉ
một thời gian ngắn, từ khi đất nước giành được độc lập đến tháng 11 năm 1945, Giải phóng
quân đã phát triển từ một đội quân nhỏ trở thành Quân đội Quốc gia Việt Nam với quân số
khoảng 50.000 người, tổ chức thành 40 chi đội.
Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt
Nam. Cũng thời gian này, các đại đoàn chủ lực quan trọng lần lượt được thành lập, đến
nay vẫn là những đơn vị chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ một đội quân chỉ
vài trăm người khi tham gia Tổng khởi nghĩa, Quân đội nhân dân Việt Nam đã phát triển
thành quân đội với các sư đoàn chủ lực mạnh, lập nên những chiến công lẫy lừng mà đỉnh
cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử ngày 07 tháng 05 năm 1954, đập tan âm mưu
thiết lập lại chế độ thuộc địa của thực dân Pháp.
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân
Việt Nam. Với ý nghĩa “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục
vụ”, Quân đội nhân dân có 3 chức năng 5 nhiệm vụ như sau.
b) Nhiệm vụ: Trong thời kỳ mới, nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới là:
- Một là, toàn quân cần tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, đường lối
của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Quán triệt, nắm chắc các nội
dung, nguyên tắc, giải pháp của các Chiến lược, bám sát tình hình thực tiễn, tham mưu cho
Đảng, Nhà nước về các chiến lược, sách lược, bảo đảm xử lý kịp thời, thắng lợi trong mọi
tình huống về quân sự, quốc phòng.
Các cơ quan chiến lược của Bộ Quốc phòng đảm bảo luôn có cơ cấu, tổ chức hợp
lý; xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ tham mưu chiến lược có trình độ chuyên sâu về lý
luận, kiến thức thực tiễn phong phú.
- Hai là, tiếp tục nâng cao chất lượng huấn luyện, năng lực tác chiến trong toàn
quân. Đẩy mạnh xây dựng khu vực phòng thủ, bảo đảm có thể đánh thắng ngay từ ngày
đầu, trận đầu.
- Ba là, tiếp tục xây dựng Đảng bộ quân đội và các tổ chức Đảng trong sạch, vững
mạnh, cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức. Không ngừng trau dồi, nâng cao năng
lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên.
- Bốn là, làm tốt công tác dân vận trong toàn quân, vận động quần chúng, góp phần
xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, giữ vững mối quan hệ máu thịt với nhân dân.
- Năm là, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại quốc
phòng cả trên bình diện đa phương và song phương.
c) Chức năng: Trong thời bình, Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện 3 chức năng
cơ bản, đó là: chiến đấu, công tác phục vụ nhân dân và sản xuất để hoàn thành mục tiêu
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ nhân dân, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị của Tổ quốc, bảo vệ bản sắc dân tộc.
Chiến đấu: Đây là nhiệm vụ then chốt của Quân đội nhân dân Việt Nam. Để hoàn
thành nhiệm vụ này, Quân đội được tổ chức gồm hai thành phần:
- Quân đội thường trực làm nòng cốt cùng lực lượng rộng rãi quần chúng vũ trang;
- Ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.
Hướng tổ chức là tinh gọn, được trang bị các loại vũ khí, khí tài phù hợp, thường
xuyên thực hành huấn luyện, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, vững
vàng bản chất chính trị, nắm chắc tình hình đất nước, khu vực và quốc tế để có các biện
pháp tác chiến phù hợp, đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Công tác phục vụ nhân dân: Trong công tác, Quân đội nhân dân luôn gắn bó mật
thiết, đồng cam cộng khổ với nhân dân, thực sự là cầu nối vững chắc và tin cậy của chính
quyền với nhân dân. Quân đội còn có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính
sách của chính quyền, phản bác lại các luận điểm bóp méo, bôi nhọ, không đúng sự thật.
Bên cạnh đó, quân đội là một trong các lực lượng nòng cốt trong công tác cứu hộ, cứu nạn,
giúp dân phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, xả thân trong hiểm nguy
để cứu tính mạng và tài sản của nhân dân. Công tác tích cực tham gia xoá đói, giảm nghèo,
góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân luôn được
quân đội coi trọng. Giải quyết hậu quả chiến tranh bao gồm rà, phá bom mìn, tẩy độc môi
trường và các chính sách hậu chiến là một trong các trụ cột trong công tác quân đội. Tại
những khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, quân đội chịu cả trách nhiệm phổ cập giáo
dục và chăm sóc y tế với người dân. Để hoàn thành nhiệm vụ công tác phục vụ nhân dân,
quân đội có các phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Hành trình
Quân đội chung tay vì sức khỏe cộng đồng”, “Mái ấm cho người nghèo biên giới, hải
đảo”, “Trái tim cho em”; khám, chữa bệnh miễn phí; thăm, tặng quà các đối tượng chính
sách, người nghèo...
Sản xuất: Các đơn vị quân đội đã tận dụng mọi tiềm năng, nguồn lực lao động, đất
đai, kỹ thuật..., đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tạo nguồn thực phẩm bổ sung tại chỗ, góp
phần giữ ổn định và cải thiện đáng kể đời sống vật chất cho bộ đội. Các nhà máy, xí
nghiệp công nghiệp quốc phòng đã sản xuất được một số loại vũ khí, trang bị khí tài phù
hợp, đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện đại, yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân
đội. Nhiều đơn vị làm kinh tế của quân đội đã sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, trở
thành các tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn của đất nước, đi đầu trong việc kết hợp kinh tế với
quốc phòng, góp phần xứng đáng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường,
củng cố quốc phòng, an ninh của đất nước...
Quân đội có vai trò xung kích, nòng cốt trong tham gia xóa đói giảm nghèo, phát
triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân trên các
địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, đảo, với trọng tâm là triển khai
xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng (KT-QP). Đến nay, Quân đội đã xây dựng được 23
khu KT-QP với diện tích hàng triệu ha nhằm tạo điều kiện phát triển bền vững cho hàng
nghìn hộ dân định cư sinh sống lâu dài, hình thành thế bố trí chiến lược mới trên các địa
bàn chiến lược, trọng yếu về quốc phòng, an ninh. Các khu KT-QP là nhân tố quan trọng
trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, phát triển
kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh của đất nước. Doanh nghiệp
quân đội ngoài phục vụ các mục tiêu quân sự còn phục vụ nhu cầu dân sự, tiến hành đầu tư
trong và ngoài nước. Quân đội sản xuất xây dựng kinh tế nhằm góp phần gìn giữ năng lực
sản xuất quốc phòng, nâng cao năng lực chiến đấu cho Quân đội và góp phần tạo nguồn
thu cho ngân sách quốc phòng. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp quân đội
là một bộ phận trong chiến lược "hướng ra biển lớn" của Việt Nam và đối với các doanh
nghiệp có chức năng làm kinh tế thuần túy sẽ được cổ phần hóa.
2. Cơ cấu tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam có lực lượng thường trực gồm bộ đội chủ lực
và bộ đội địa phương với tổng quân số khoảng 450.000 người và lực lượng quân dự bị
khoảng 5 triệu người. Bộ đội chủ lực là thành phần nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt
Nam gồm lực lượng cơ động của các quân đoàn, quân chủng, binh chủng, bộ đội chủ lực
của quân khu và bộ đội chuyên môn kỹ thuật.
Bên cạnh các đơn vị huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu còn có hệ thống
hoàn chỉnh các đơn vị bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; các học viện, viện nghiên cứu, các
trường đào tạo sĩ quan và trường nghiệp vụ các cấp.
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
1. Bộ Quốc phòng: Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thuộc Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng đứng đầu, là cơ quan lãnh đạo, chỉ huy, quản lí cao nhất của toàn quân. Có chức
năng quản lí nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, quân đội nhân dân và dân
quân tự vệ; đồng thời là cơ quan trung ương chỉ đạo, chỉ huy quân đội nhân dân và dân
quân tự vệ cùng nhân dân đấu tranh trong thế trận chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá
hoại và xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Bộ Quốc phòng là cơ quan tham mưu cho Đảng và Nhà nước về đường lối, nhiệm
vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc; quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng trong
phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý và chỉ huy Quân đội nhân dân,
Dân quân tự vệ; quản lý các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Tổng tham mưu: Bộ Tổng tham mưu là cơ quan chỉ huy, điều hành Quân đội
nhân dân, Dân quân tự vệ và thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về quốc phòng. Bộ
Tổng tham mưu tổ chức, chỉ đạo sự phát triển của quân đội và dân quân tự vệ đồng thời
chỉ huy các hoạt động quân sự.
3. Tổng cục Chính trị: Tổng cục Chính trị là cơ quan chỉ đạo và tiến hành Công tác
Đảng, Công tác Chính trị trong quân đội. Thực hiện công tác cán bộ, tuyên huấn, tổ chức
đảng, công tác dân vận, an ninh quân đội... đồng thời là cơ quan quản lý hành chính đối
với hệ thống toà án quân sự, viện kiểm sát quân sự các cấp.
4. Tổng cục Hậu cần: Là cơ quan đầu ngành hậu cần trong Quân đội nhân dân Việt
Nam, có chức năng tham mưu, chỉ đạo, tổ chức bảo đảm vật chất, điều kiện ăn, mặc, ở, khám
chữa bệnh, bảo đảm sức khoẻ và cơ động... cho bộ đội trong sinh hoạt và công tác. Thông qua
các ngành bảo đảm cơ sở vật chất như quân nhu, quân y, doanh trại, xăng dầu và vận tải... góp
phần cho Quân đội hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
5. Tổng cục Kỹ thuật: Là cơ quan quản lý kỹ thuật đầu ngành của Bộ Quốc phòng
có chức năng tổ chức, quản lý, nghiên cứu đảm bảo vũ khí và phương tiện, trang bị kỹ
thuật chiến đấu cho các quân, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
6. Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng: Có chức năng tổ chức, quản lý các cơ sở
CNQP nòng cốt, bao gồm các viện nghiên cứu thiết kế, công nghệ vũ khí, các nhà máy,
các liên hiệp xí nghiệp sản xuất, chế tạo vũ khí, trang bị và các phương tiện kỹ thuật quân
sự, đảm bảo cho Quân đội nhân dân Việt Nam chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
7. Tổng cục Tình báo Quốc phòng (Tổng cục 2): Là cơ quan tình báo chuyên
trách chiến lược của Đảng, Nhà nước Việt Nam; cơ quan tình báo chuyên trách quân sự
của Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng. Tổng cục Tình báo Quốc phòng là lực lượng
trực tiếp thực hiện công tác tình báo ở cấp chiến lược; là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam về tổ chức lực
lượng và hoạt động tình báo, đồng thời là cơ quan đầu ngành trực tiếp chỉ đạo nghiệp vụ
tình báo đối với hệ thống quân báo - trinh sát toàn quân.
III. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUÂN CHỦNG, QUÂN KHU, QUÂN ĐOÀN, BINH
CHỦNG: Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay có 7 lực lượng chiến đấu chủ lực (gồm 3
quân chủng, 2 Bộ tư lệnh tương đương quân chủng và 2 Bộ tư lệnh độc lập tương đương
quân đoàn):
A. LỤC QUÂN: Lục quân Việt Nam không tổ chức thành bộ tư lệnh riêng mà đặt
dưới sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục
Chính trị; sự chỉ đạo chuyên ngành của các tổng cục và cơ quan chức năng khác.
Lục quân có 07 quân khu (1, 2, 3, 4, 5, 7, 9); 04 quân đoàn (1, 2, 3, 4); Bộ tư lệnh Thủ
đô Hà Nội; 06 binh chủng (Pháo binh, Tăng - Thiết giáp, Công binh, Thông tin, Hoá học, Đặc
công) cùng với các Học viện, Nhà trường, Viện nghiên cứu, Trung tâm, Doanh nghiệp, Các
cơ quan tham mưu chức năng. Quân số khoảng 800.000 người.
Lục quân Việt Nam được trang bị theo hướng hiện đại, gọn nhẹ, có khả năng cơ
động cao, có sức đột kích và hoả lực mạnh, có khả năng tác chiến trong các điều kiện địa
hình, thời tiết, khí hậu, phù hợp với nghệ thuật chiến tranh nhân dân hiện đại. Trải qua thử
thách trong các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, Lục quân đã từng bước
trưởng thành, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ và tạo nên truyền thống vẻ vang. Tất
cả các quân đoàn, hầu hết các binh chủng và nhiều đơn vị của Lục quân đã được tặng danh
hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.
1. Quân khu: Là một đơn vị có quy mô lớn trong Quân đội nhân dân Việt Nam, trên
cấp Sư đoàn, được tổ chức trên các hướng chiến lược và theo địa bàn, bao gồm các quân
binh chủng hợp thành (Bộ binh, Pháo binh, Công binh, Tăng - Thiết giáp, Đặc công, Hóa
học, Thông tin liên lạc) và các cơ quan chuyên ngành theo chức năng. Nhiệm vụ chung của
các Quân khu là tham mưu giúp Đảng ủy, chỉ huy Bộ Quốc phòng về công tác tổ chức, xây
dựng, quản lý và chỉ huy lực lượng vũ trang trong một khu vực nhằm bảo vệ khu vực đặc
trách được giao. Chức năng cơ bản của quân khu là tác chiến bảo vệ lãnh thổ quân khu, xây
dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân ở địa phương.
a) Quân khu 1: Thành lập ngày 16 tháng 10 năm 1945, trực thuộc Bộ Quốc phòng
Việt Nam, nằm ở vị trí địa chính trị chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc
phòng-an ninh và đối ngoại trong thế bố trí chung của cả nước, bảo vệ vùng Đông Bắc gồm
6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh.
Có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy lực lượng vũ trang 3 thứ quân;
thường xuyên nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chú trọng nâng cao chất lượng huấn
luyện, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang ba thứ quân, xây dựng thế trận chiến
tranh nhân dân vững chắc; tích cực tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn, giúp nhân dân khắc
phục hậu quả thiên tai, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Hiện nay, Quân khu 1 có Tư lệnh và các Phó Tư lệnh, Chính uỷ và Phó Chính uỷ;
các cơ quan chức năng đảm nhiệm các mặt công tác tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ
thuật, các sư đoàn và trung đoàn chủ lực và các đơn vị trực thuộc khác. Quân khu 1 chỉ
huy các đơn vị bộ đội địa phương các tỉnh, huyện và dân quân tự vệ trong địa bàn của
quân khu.
Trụ sở Bộ Tư lệnh đặt tại xóm Đồng Thịnh, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên. Quy mô hơn 35000 người. Khẩu hiệu: “Trung hiếu, tiên phong, đoàn kết,
chiến thắng”.
b) Quân khu 2: Thành lập ngày 19 tháng 10 năm 1946, trực thuộc Bộ Quốc phòng
Việt Nam, nằm ở vị trí địa - chính trị chiến lược bảo vệ vùng Tây Bắc gồm 9 tỉnh: Lai Châu,
Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc. Có
nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc; các đơn vị bộ
đội địa phương các tỉnh, huyện và dân quân tự vệ trong địa bàn quân khu.
Trụ sở Bộ Tư lệnh đặt tại Việt Trì, Phú thọ. Quy mô khoảng 35.000 người. Khẩu
hiệu: “Trung thành, tự lực, đoàn kết, anh dũng, chiến đấu”.
c) Quân khu 3: Thành lập ngày 31/10/1945, Quân khu 3 trực thuộc Bộ Quốc phòng,
nằm ở vị trí địa - chính trị chiến lược bảo vệ vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 9 tỉnh:
Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà
Nam, Hòa Bình.Có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy các cơ quan, đơn vị
trực thuộc; các đơn vị bộ đội địa phương các tỉnh, huyện và dân quân tự vệ trong địa bàn
quân khu.
Trụ sở Bộ Tư lệnh đặt tại Kiến An, Hải Phòng. Quy mô khoảng 27000 người. Khẩu
hiệu: “Đoàn kết, chủ động, sáng tạo,hi sinh,chiến thắng”.
d) Quân khu 4: Thành lập ngày 15/10/1945, Quân khu 4 trực thuộc Bộ Quốc phòng
Việt Nam, nằm trên một địa bàn chiến lược có vị trí hết sức quan trọng trong thế trận chiến
tranh nhân dân Việt Nam, bảo vệ vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Có nhiệm vụ chỉ huy, quản lý và tổ
chức lực lượng vũ trang quân khu chiến đấu bảo vệ vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam.
Trụ sở Bộ Tư lệnh đặt tại Vinh, Nghệ An. Quy mô khoảng 35000 người.
e) Quân khu 5: Thành lập ngày 16/10/1945, Quân khu 5 trực thuộc Bộ Quốc phòng
Việt Nam, hiện nay có chức năng nhiệm vụ cơ bản là tổ chức, xây dựng, quản lí và chỉ huy
lực lượng vũ trang thuộc Quân khu chiến đấu bảo vệ vùng Nam Trung Bộ, xây dựng và
củng cố nền quốc phòng toàn dân ở địa phương trên địa bàn. Địa bàn Quân khu 5 bắt đầu
từ đèo Hải Vân đến cực nam tỉnh Ninh Thuận, bảo vệ vùng Nam Trung Bộ gồm 11 tỉnh
thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh
Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và Đắc Nông.
Trụ sở Bộ Tư lệnh đặt tại đường Duy Tân, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Quy mô khoảng
28000 người. Khẩu hiệu: “Tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, mưu
trí sáng tạo, chiến đấu kiên cường, chiến thắng vẻ vang”.
f) Quân khu 7: Thành lập ngày 10/12/1945, khi đó Quân khu 7 là tổ chức quân sự
theo vùng lãnh thổ, bao gồm thành phố Sài Gòn và các tỉnh Gia Định, Chợ Lớn, Bà Rịa,
Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Tây Ninh. Nằm trên một địa bàn chiến lược trong thế trận chiến
tranh nhân dân Việt Nam, Quân khu 7 có nhiệm vụ bảo vệ vùng Đông Nam Bộ hiện nay
gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước,
Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, Long An và Tây Ninh.
Trụ sở Bộ Tư lệnh đặt tại đường huy Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Quy
mô khoảng 34.000 người. Khẩu hiệu: “Trung thành vô hạn, chủ động sáng tạo, tự lực tự
cường, đoàn kết quyết thắng”.
g) Quân khu 9: Thành lập ngày 10/12/1945, Quân khu 9 trực thuộc Bộ Quốc phòng
Việt nam nằm trên một địa bàn chiến lược trong thế trận chiến tranh nhân dân Việt Nam,
bảo vệ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long gồm 12 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh
Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, Kiên giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà
Mau. Có nhiệm vụ quản lý, tổ chức, xây dựng và chỉ huy quân đội chiến đấu bảo vệ vùng
Đồng bằng Sông Cửu long và vùng biển phía nam Việt Nam.
Trụ sở Bộ Tư lệnh đặt tại An Thới, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Quy mô
khoảng 30.000 người.
h) Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội: Ra đời từ phong trào cách mạng của quần chúng, lực
lượng vũ trang (LLVT) Thủ đô Hà Nội là một bộ phận quan trọng của LLVT nhân dân
Việt Nam đã kế thừa, phát huy truyền thống anh hùng bất khuất chống ngoại xâm của Thủ
đô Hà Nội, truyền thống “Ngàn năm văn hiến Thăng Long - Hà Nội” cùng các tầng lớp
nhân dân Thủ đô viết nên trang sử hào hùng, góp phần làm rạng danh non sông đất nước.
- Lịch sử hình thành: + Tháng 10 năm 1945, thành lập Khu đặc biệt Hà Nội.
+ Tháng 11 năm 1946, cả nước được tổ chức lại thành 12 chiến khu. Hà Nội được tổ
chức lại thành Chiến khu 11, còn gọi là Mặt trận Hà Nội.
+ Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Mặt trận Hà Nội được sáp nhập vào Khu 2.
+ Ngày 1 tháng 11 năm 1948, Khu 2 đặt quyền trực thuộc của Liên khu 3.
+ Tháng 5 năm 1949 thì Khu Hà Nội lại được tách ra để thành lập Mặt trận Hà Nội
độc lập, trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Tình trạng này được
duy trì cho đến sau năm 1954, khi đấy gọi là Khu Hà Nội.
+ Năm 1957, Bộ Tổng tư lệnh thành lập Thành đội Hà Nội trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh.
+ Ngày 1/8/1964, lại trực thuộc Quân khu 3.
+ Tháng 9 năm 1964 lại được chức độc lập thành Bộ tư lệnh Thủ đô.
+ Ngày 5 tháng 3 năm 1979, theo sắc lệnh 28-LCT, Quân khu Thủ đô được thành
lập trên cơ sở Bộ tư lệnh Thủ đô, quản lý về mặt quân sự địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Năm 1999, địa bàn của Quân khu Thủ đô bổ sung bao gồm cả tỉnh Hà Tây, nay đã
sáp nhập vào thành phố Hà Nội.
+ Ngày 16 tháng 7 năm 2008, tổ chức lại Quân khu Thủ đô trên cơ sở sáp nhập
Quân khu Thủ đô với Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Hà Nội và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh
Hà Tây lại và đổi tên là Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội theo sắc lệnh số 16 của Chủ tịch nước
Việt Nam.
Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là Bộ Tư lệnh có
chức năng tham mưu cho Ðảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền thành phố Hà
Nội thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân và công tác quân sự địa phương; giúp Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện quản lý
nhà nước về lĩnh vực quân sự, quốc phòng tại địa phương; tổ chức thực hiện xây dựng, quản
lý, chỉ huy các đơn vị lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ
thuộc quyền...
Ngày 19/10/1946 là ngày truyền thống của LLVT Thủ đô Hà Nội theo Quyết định
số 1850/QĐ-QP ngày 31/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Trụ sở Bộ chỉ huy đặt tại
số 8 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội. Quy mô khoảng 15.000 người.
2. Quân đoàn: Là đơn vị cơ động lớn nhất của Lục quân, có quy mô lớn trong
Quân đội nhân dân Việt Nam, trên cấp Sư đoàn, bao gồm các quân binh chủng hợp thành
(Bộ binh, Pháo binh, Công binh, Tăng-Thiết giáp, Đặc công, Hóa học, Thông tin Liên lạc)
và các ngành đặc biệt như (Xe-máy, Quân khí,...). Quân đoàn được bố trí để bảo vệ các địa
bàn chiến lược trọng yếu của quốc gia với 20.000÷45.000 lính đồng thời tham mưu giúp
Đảng ủy, Chỉ huy Bộ Quốc phòng về công tác quân sự, tác chiến, cơ động, chiến lược trên
các địa bàn đặc trách được giao.
a) Quân đoàn 1: Quân đoàn 1 còn có tên hiệu là “Binh đoàn Quyết thắng”, là một
trong 4 quân đoàn chủ lực cơ động, trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam. Đây là đơn vị
cấp quân đoàn thực thụ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, được thành lập ngày 24
tháng 10 năm 1973 do Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy
Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam ký
quyết định số 142/QĐ-QP thành lập, đóng quân trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh
Ninh Bình.
Vào cuối Chiến dịch Hồ Chí Minh, Quân đoàn 1 là đơn vị đánh chiếm Bộ Tổng
tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, góp phần làm nên sự kiện 30 tháng 4 năm 1975,
ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày nay, trước yêu cầu nhiệm vụ mới, các đơn vị của Quân đoàn 1 được trang bị
thêm nhiều vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại; tổ chức nhiều cuộc diễn tập chiến đấu hiệp
đồng quân binh chủng phục vụ công tác nghiên cứu khoa học - nghệ thuật quân sự hoặc
“làm mẫu” thực nghiệm cho toàn quân huấn luyện chiến đấu.
b) Quân đoàn 2: Quân đoàn 2 còn gọi là "Binh đoàn Hương Giang", là một trong
bốn quân đoàn chủ lực cơ động của Quân đội nhân dân Việt Nam, trực thuộc Bộ Quốc
phòng Việt Nam, được thành lập ngày 17 tháng 5 năm 1974 tại Thừa Thiên (nay là tỉnh
Thừa Thiên Huế).
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Quân đoàn 2 đã tổ chức đội hình chiến đấu
có lực lượng đột kích mạnh gồm xe tăng, pháo binh, pháo phòng không và bộ binh, cùng
với quân và dân vùng Đông và Đông Nam Sài Gòn tiến công dũng mãnh, tiêu diệt và làm
tan rã toàn bộ lực lượng địch phòng ngự trên hướng này, nhanh chóng đưa lực lượng thọc
sâu đánh chiếm nhiều mục tiêu quan trọng, Dinh Độc lập, Phủ Tổng thống chính quyền
Sài Gòn bắt Tổng thống và toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn; góp phần giải phóng
hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Quân đoàn 2 thường xuyên
huấn luyện, tổ chức các cuộc diễn tập nghiên cứu, thực nghiệm, kiểm tra với quy mô lớn
để từng bước hoàn chỉnh các phương án, hình thức tác chiến mới phù hợp với chiến lược
quốc phòng - an ninh của Đảng trong thời kỳ mới; đồng thời nỗ lực xây dựng đơn vị vững
mạnh về mọi mặt, xứng đáng với truyền thống “Thần tốc, táo bạo, quyết thắng” trong
chiến đấu; “chủ động, tích cực, sáng tạo” trong xây dựng quân đội cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, ngày càng hiện đại, thực sự là “quả đấm thép” chủ lực của Bộ Quốc phòng.
Trụ sở Bộ chỉ huy hiện nay đặt tại Thị trấn Vôi, Lạng Giang, Bắc Giang. Lực lượng
khoảng 32000 quân.
c) Quân đoàn 3: Sau khi chiến dịch Tây Nguyên thành công lớn, quân đội Việt Nam
Cộng hòa bị xóa sổ khỏi Tây Nguyên và bỏ chạy về duyên hải miền trung. Ngày 26 tháng
3 năm 1975, các đơn vị chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam tại Tây Nguyên gồm có: Sư
đoàn 316 (đoàn Bông Lau); Sư đoàn 10 (đoàn Đăktô), Sư đoàn 320 (đoàn Đồng Bằng); Sư
đoàn 2 Quảng - Đà ở phía bắc quân khu; Trung đoàn xe tăng 273, Trung đoàn đặc công
198 và một số đơn vị hỗ trợ đã tập hợp lại thành một đơn vị cấp quân đoàn, chính là Quân
đoàn 3 ngày nay, còn gọi là “Binh đoàn Tây Nguyên”, là một trong bốn quân đoàn chủ lực
cơ động của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngay sau khi thành lập, Quân đoàn 3 hành quân cơ giới xuống Nam bộ, tập kết ở Củ
Chi và đánh Đồng Dù, rồi tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Riêng Sư đoàn 2 trở lại Quân
khu 5, tiến công Sài Gòn từ hướng Tây Bắc, Trung đoàn 198 được tăng cường cho sư đoàn
đặc công của Lê Bá Ước, trong khi đó 2 trung đoàn Gia Định được phối thuộc tạm thời
cho QĐ3.
Sau ngày thống nhất đất nước, Quân đoàn 3 trú ở khu vực Tây Nguyên và Trung bộ,
tham gia truy quét FULRO. Quân đoàn 3 có thêm Sư đoàn 31 (đoàn Lam Hồng) từ khu
vực Cánh Đồng Chum trở về.
Từ năm 1978, Quân đoàn 3 truy quét đánh đổ Khmer Đỏ và giải phóng toàn bộ
Campuchia.
Từ năm 1979 Quân đoàn bàn giao toàn bộ địa bàn Campuchia cho Quân đoàn 4 tiếp
quản. Sư đoàn 316 và Sư đoàn 31 được gọi ra bắc để thành lập tuyến phòng thủ Sông Cầu
chống quân Trung Quốc từ năm 1979 đến 1987 trong chiến tranh biên giới phía bắc tại
Bắc Thái.
Từ năm 1987, Quân đoàn 3 trở lại đóng quân ở khu vực Tây Nguyên.
Quân đoàn 3 hiện nay có trụ sở Bộ chỉ huy đặt tại Đường Lê Duẩn, Phường Thắng
Lợi, Pleiku, Gia Lai với khẩu hiệu: “Quyết thắng - sáng tạo - đoàn kết - thống nhất -
nghiêm túc - tự lực”. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc phần lớn đóng quân tại Gia Lai.
d) Quân đoàn 4: Quân đoàn 4 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, còn gọi là “Binh
đoàn Cửu Long”, là một trong 4 quân đoàn chủ lực cơ động của Quân đội nhân dân Việt Nam
được thành lập ngày 20 tháng 7 năm 1974 tại chiến khu Dương Minh Châu, miền Đông Nam
Bộ. Trước đó mang tên gọi "Bộ chỉ huy 351", chủ lực của Miền.
Với chức năng là quả đấm chủ lực mạnh, lực lượng cơ động của Bộ ở chiến trường
B2, nhiệm vụ của Quân đoàn 4 là tiêu diệt quân địch, giải phóng nhân dân, làm nòng cốt
cho lực lượng vũ trang 3 thứ quân, làm chỗ dựa vững chắc cho lực lượng đấu tranh chính trị
của quần chúng, đảm nhận một hướng chiến lược, một khu vực chiến trường, mục tiêu cuối
cùng là giải phóng Sài Gòn.
Sau năm 1975 Quân đoàn ngoài làm nhiệm vụ quân quản ở thành phố Sài Gòn - Gia
Định, tham gia vào bảo vệ biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc, làm tốt nhiệm vụ quốc tế
giúp đỡ nhân dân Cămpuchia thoát khỏi nạn diệt chủng của chế độ Pôn Pốt - Yêngxari; đồng
thời, quân đoàn còn giúp xây dựng, huấn luyện lực lượng vũ trang cách mạng Cămpuchia,
xây dựng và củng cố chính quyền mới, góp phần củng cố và thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết
hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia anh em.
Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
Quân đoàn 4 đang tập trung huấn luyện, nâng cao chất lượng tổng hợp và trình độ sẵn
sàng chiến đấu, đảm bảo cho Quân đoàn có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ trước mắt
và lâu dài. Xây dựng quân đoàn chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, xây dựng
đảng bộ trong sạch vững mạnh toàn diện, đảm bảo tốt công tác hậu cần, kỹ thuật, chăm lo
cho đời sống bộ đội và tích cực xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương vững mạnh, xứng
đáng là quân đoàn cơ động, chủ lực của Bộ đóng ở phía Nam của Tổ quốc, phát huy
truyền thống “Trung thành, đoàn kết, anh dũng, sáng tạo, tự lực, quyết thắng”.
Bộ chỉ huy hiện nay đặt tại Sóng Thần, Dĩ An, Bình Dương với quy mô 32.000 quân.
3. Binh chủng: Các binh chủng của Lục quân tham gia tác chiến hợp đồng quân binh
chủng theo phân công đồng thời thực hiện chức năng bảo đảm kỹ thuật và huấn luyện, đào tạo
sĩ quan, nhân viên kỹ thuật theo các chuyên ngành cho toàn quân. Các binh chủng có các đơn
vị chiến đấu trực thuộc, các trường sĩ quan và trường kỹ thuật theo chuyên ngành.
a) Binh chủng Pháo binh: Là binh chủng chiến đấu, là hỏa lực chủ yếu của Lục
quân, thường được trang bị các loại pháo, tên lửa và súng cối, dùng để sát thương, tiêu diệt
các mục tiêu; có thể tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng hoặc độc lập tác chiến. Ngoài ra
còn có thể thực hiện các nhiệm vụ:
- Chi viện hỏa lực trong tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng. Chi viện hỏa lực cho
các lực lượng đánh nhỏ lẻ, phân tán, rộng khắp trong địa bàn tác chiến.
- Kiềm chế, chế áp trận địa pháo binh, súng cối, tên lửa, sở chỉ huy của địch.
- Chế áp, phá hoại, khống chế các mục tiêu quan trọng sâu trong đội hình địch như
sở chỉ huy (vị trí chỉ huy), trung tâm thông tin, sân bay, kho, bến cảng... và hậu phương
của địch.
- Dùng hỏa lực pháo binh bắn tiêu diệt, gây tổn thất làm địch mất sức chiến đấu.
Bắn phá các mục tiêu công sự, công trình phòng ngự của địch... gây mất tác dụng.
- Bắn chế áp gây tổn thất cho các mục tiêu của địch, tạm thời mất sức chiến đấu, cơ
động hạn chế, chỉ huy rối loạn.
- Bắn kiềm chế gây tổn thất và tác động về tinh thần, tâm lý để hạn chế và ngăn
chặn hoạt động của địch một cách tạm thời.
* Ngày thành lập: 29/6/1946. Trụ sở Bộ chỉ huy: Ba Đình, Hà Nội. Quân số: 10.000 người
b) Binh chủng Hóa học: Là binh chủng chuyên môn của Quân đội nhân dân Việt
Nam, có chức năng bảo đảm hóa học cho tác chiến, làm nòng cốt trong việc phòng chống vũ
khí hủy diệt lớn, ngụy trang bảo vệ các mục tiêu quan trọng của quân đội, nghi binh đánh
lừa địch bằng màn khói. Bộ đội Hóa học còn có thể trực tiếp chiến đấu bằng vũ khí bộ binh
và súng phun lửa đồng thời thực hiện các nhiệm vụ xác định đánh giá các khu vực bị nhiễm
chất độc, tiến hành các biện pháp tiêu, tẩy độc, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Ngày thành lập: 19/4/1958. Trụ sở Bộ chỉ huy: Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà
Nội. Quân số: 7000 người
c) Binh chủng Công binh: Là một binh chủng chuyên môn của Quân đội nhân dân
Việt Nam, có chức năng bảo đảm các công trình trong tác chiến, xây dựng các công trình
quốc phòng và đảm bảo cầu đường cho bộ đội vận động tác chiến. Có thể trực tiếp chiến
đấu bằng vũ khí công binh. Ngày thành lập: 25/3/1946. Trụ sở Bộ chỉ huy: Đội Cấn, Ba
Đình, Hà Nội. Quân số: 12.000 người
d) Binh chủng Tăng - Thiết giáp: Là binh chủng chiến đấu, là lực lượng đột kích
quan trọng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chịu trách nhiệm tác chiến đột kích trên bộ
và đổ bộ (hải quân), được trang bị các loại xe tăng, xe bọc thép, với hỏa lực mạnh, sức cơ
động cao. Ngày thành lập: 5/10/1959. Trụ sở Bộ chỉ huy: Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố
Hà Nội. Quân số: 9000 người
e) Binh chủng Thông tin - Liên lạc: Là một binh chủng chuyên môn của Quân đội
Nhân dân Việt Nam, có chức năng tham mưu, đề xuất với Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc
phòng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác thông tin quân sự, ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật quản lý Nhà nước đối với hệ thống thông tin quân sự; huấn luyện, đào tạo,
xây dựng lực lượng, bảo đảm trang bị kỹ thuật nhằm bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt
trong thế bố trí chiến lược, phòng thủ và tác chiến của quân đội. Ngày thành lập: 9/9/1945.
Trụ sở Bộ chỉ huy: Số 1 Giang Văn Minh, Hà Nội. Quân số: 10.000 người
f) Binh chủng Đặc công: Là binh chủng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội
nhân dân Việt Nam, do Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam trực tiếp quản lý
và chỉ đạo. Binh chủng Đặc công có nhiệm vụ tập trung nghiên cứu, tham mưu cho Bộ
Quốc phòng Việt Nam xây dựng và phát triển các lực lượng Đặc công theo hướng tinh - gọn
- chất lượng cao. Được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến
linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, thường dùng để đánh các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội
hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch. Ngày thành lập: 19/3/1967. Trụ
sở Bộ chỉ huy: Thanh Trì, Hà Nội. Quân số: 10.000 người
B. QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG – KHÔNG QUÂN
1. Lịch sử truyền thống: Quân chủng Phòng không – Không quân Việt Nam được
thành lập ngày 22/10/1963 trên cơ sở sáp nhập Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân.
Ngày 21/3/1958, Trung đoàn ra đa cảnh giới đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam
được thành lập với tên gọi Trung đoàn đối không cần vụ 260. Cùng ngày hôm đó, Bộ Quốc
phòng cũng ra Nghị định 047/NĐ thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không trên cơ sở của Sư đoàn
Phòng không 367 và Trung đoàn đối không cần vụ.
Ngày 24 tháng 1 năm 1959, Bộ Quốc phòng ra nghị định thành lập Cục Không quân
trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu trên cơ sở hợp nhất các tổ chức và lực lượng của Ban
Nghiên cứu sân bay và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam.
Trong thời gian từ 16/5/1977 đến 3/3/1999, Quân chủng Phòng không – Không quân
tách ra thành hai Quân chủng Phòng không và Không quân riêng biệt. Việc chia tách này do
được áp dụng theo mô hình tổ chức lực lượng của Liên Xô, một quốc gia vốn có lãnh thổ
rộng lớn và tiềm lực quân sự mạnh, nên bộc lộ không phù hợp với đặc thù Việt Nam, vốn có
lãnh thổ nhỏ hẹp và tiềm lực quân sự còn nhỏ. Chính vì vậy, sau khi Liên Xô tan rã, mô
hình 2 quân chủng cũng không còn phù hợp, cần tinh giản và gọn nhẹ trong bộ máy quản lý,
điều hành. Từ tháng 3/1999, hai Quân chủng lại được sáp nhập trở về Quân chủng Phòng
không – Không quân như trước tháng 5/1977.
Trong cuộc chiến tranh giải phóng đất nước, lực lượng phòng không - không quân đã
hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của
không quân và hải quân Mỹ ra miền Bắc, bảo vệ giao thông vận tải chi viện cho miền Nam,
góp phần xứng đáng vào nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước. Do những thành tích trong chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ khác, cả lực
lượng không quân và phòng không đều được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu
Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.
* Trụ sở Bộ tư lệnh: Số 171, Trường Chinh, Hà Nội. Quân số: khoảng 60.000 người.
2. Nhiệm vụ, chức năng: Quân chủng Phòng không - Không quân là một trong ba
quân chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ
chiến đấu bảo vệ không phận, mặt đất và biển đảo Việt Nam; cứu trợ, tìm kiếm cứu nạn và
các nhiệm vụ khác.
- Có chức năng cơ bản là quản lý chặt chẽ vùng trời quốc gia, thông báo tình hình
địch trên không cho các lực lựơng vũ trang và nhân dân, đánh trả các cuộc tiến công
đường không của đối phương, bảo vệ các trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá. Làm nòng
cốt cho các lực lượng khác trong việc tiêu diệt các loại máy bay địch.
Quân chủng Phòng không – Không quân đảm nhiệm cả nhiệm vụ của bộ đội phòng
không quốc gia và của không quân. Đây là lực lượng nòng cốt quản lý, bảo vệ vùng trời,
bảo vệ các mục tiêu trọng điểm quốc gia, bảo vệ nhân dân đồng thời tham gia bảo vệ các
vùng biển đảo của Tổ quốc. Lực lượng Phòng không – Không quân có thể độc lập thực hiện
nhiệm vụ hoặc tham gia tác chiến trong đội hình quân binh chủng hợp thành. Lực lượng
không quân vận tải ngoài nhiệm vụ vận chuyển phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu
còn tham gia các hoạt động cứu trợ thiên tai và phát triển kinh tế.
Quân chủng tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo xây dựng lực lượng phòng không lục
quân và không quân thuộc các quân chủng, binh chủng, ngành khác.
3. Tổ chức biên chế và lực lượng: Quân chủng Phòng không - Không quân được tổ
chức thành Bộ tư lệnh Quân chủng, các đơn vị chiến đấu; khối bảo đảm; khối nhà trường
và các đơn vị kinh tế. Bộ Tư lệnh quân chủng có Tư lệnh và các Phó Tư lệnh; Chính uỷ và
Phó Chính uỷ, các cơ quan đảm nhiệm các mặt công tác quân sự; công tác đảng, công tác
chính trị; kỹ thuật; hậu cần và các đơn vị trực thuộc. Quân chủng có các sư đoàn không
quân, sư đoàn phòng không và một số đơn vị không quân trực thuộc là các đơn vị chiến
đấu chủ yếu được bố trí dọc theo lãnh thổ Việt Nam. Quân chủng Phòng không - Không
quân đã được trang bị các loại máy bay, tên lửa, pháo phòng không và các phương tiện kỹ
thuật hiện đại khác trong đó có máy bay tiêm kích đa năng, tên lửa phòng không tầm xa,
rađa thế hệ mới… Lực lượng chiến đấu của QC PKKQ là lực lượng PK và lực lượng KQ.
a) Lực lượng phòng không: Bao gồm các lực lượng tên lửa PK, pháo PK và ra đa
PK có nhiệm vụ kết hợp cùng với các lực lượng của các quân chủng khác tiêu diệt các loại
máy bay chiến đấu, máy bay vận tải, máy bay trinh sát, quân nhảy dù, đổ bộ đường không,
… của địch. Ngoài ra còn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ các cơ sở kinh tế, các mục tiêu quan
trọng (cầu, kho tàng, sân bay, bến cảng…), bảo vệ các sở chỉ huy cấp chiến dịch, các cơ
quan lãnh đạo trong thời bình cũng như trong thời chiến, bảo vệ đội hình chiến đấu của bộ
đội binh chủng hợp thành.
- Tên lửa phòng không: Các đơn vị TLPK có nhiệm vụ sử dụng khí tài tên lửa được
trang bị để tiêu diệt các khí cụ bay của đối phương ở trên không. Tên lửa phòng không có
thể tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng với các cụm lực lượng phòng không khác và không
quân để bảo vệ các trung tâm chính trị, kinh tế, cụm lực lượng vũ trang và các mục tiêu
quan trọng khác của đất nước.
- Pháo phòng không: Là lực lượng có bề dày lịch sử chiến đấu lớn nhất trong tất cả các
binh chủng thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân. Các đơn vị PPK có nhiệm vụ sử
dụng các vũ khí, khí tài được trang bị chủ yếu là các súng phòng không và pháo cao xạ phối
hợp cùng các lực lượng khác thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân, tiêu diệt các
phương tiện bay của đối phương và bảo vệ vùng trời của Việt Nam cùng các mục tiêu, cụm
mục tiêu kinh tế - chính trị quan trọng trên vùng lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam.
- Ra đa phòng không: Có nhiệm vụ dò tìm các mục tiêu xâm phạm vùng trời, vùng
biển - hải đảo và vùng lãnh thổ Việt Nam để kịp thời thông báo cho các lực lượng phòng
vệ như biên phòng, không quân và hải quân ngăn chặn đúng lúc, bảo vệ lãnh thổ Việt
Nam. Ngoài ra, các đơn vị ra đa còn có nhiệm vụ dẫn đường cho một số loại tên lửa phòng
không tiêu diệt mục tiêu bay.
b) Lực lượng không quân: Cùng với PK thì Không quân cũng là lực lượng giữ vai trò
quan trọng, được tổ chức để tác chiến trên không; có hỏa lực mạnh, tầm hoạt động xa và
cơ động nhất của quân đội. Không quân nhân dân Việt Nam có các lực lượng như: Không
quân tiêm kích, Không quân ném bom, Không quân trinh sát, Không quân vận tải... trong
đó lực lượng Không quân tiêm kích có nhiệm vụ và chức năng sử dụng các loại máy bay
tiêm kích phối hợp cùng lực lượng phòng không đánh chặn nhằm tiêu diệt các máy bay
cường kích, máy bay ném bom hoặc bất kỳ khí cụ bay nào của kẻ địch, bảo vệ vùng trời
lãnh thổ Việt Nam. Kiên quyết xử lý đúng đắn, kịp thời, linh hoạt, có hiệu quả các tình
huống phức tạp, các vấn đề nhạy cảm, không để Tổ quốc bị bất ngờ vì các tình huống trên
không, góp phần giữ vững chủ quyền vùng trời, biển, đảo của Tổ quốc và tạo lập, giữ
vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước.
C. QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN: Quân chủng Hải quân của Quân đội nhân dân Việt
Nam còn gọi là Hải quân Nhân dân Việt Nam thành lập ngày 7/5/1955, là lực lượng nòng
cốt bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên biển. Hải quân nhân dân Việt Nam có
truyền thống rất vẻ vang, lập công lớn trong chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của
không quân và hải quân Mỹ nhất là thành tích chống phong toả đường biển và các nhiệm
vụ được giao trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
1. Nhiệm vụ, chức năng: Hải quân nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ quản lý và
kiểm soát chặt chẽ các vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông;
giữ gìn an ninh, chống lại mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài
phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; bảo vệ các hoạt động bình thường của
Việt Nam trên các vùng biển đảo, theo quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật Việt
Nam; bảo đảm an toàn hàng hải và tham gia tìm kiếm cứu nạn theo pháp luật Việt Nam và
các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu với các lực
lượng khác nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công xâm lược trên hướng biển.
Trong tương lai, Hải quân nhân dân Việt Nam được tăng cường trang bị vũ khí hiện
đại, nâng cao sức mạnh chiến đấu để có đủ khả năng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ
chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.
2. Tổ chức biên chế và lực lượng: Bộ tư lệnh Hải quân chỉ huy toàn bộ lực lượng
Hải quân nhân dân Việt Nam với quân số khoảng 45.000 người. Bộ Tư lệnh có Tư lệnh và
các Phó Tư lệnh, Chính uỷ và Phó Chính uỷ, các cơ quan đảm nhiệm các mặt công tác
quân sự; công tác đảng, công tác chính trị; kỹ thuật; hậu cần. Trụ sở tại số 27 Điện Biên
Phủ, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, Hải Phòng.
Hải quân nhân dân Việt Nam có 5 vùng Hải quân (1, 2, 3, 4, 5) và các đơn vị trực thuộc:
+ Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân là Bộ Tư lệnh tác chiến hải quân độc lập, quản lý và bảo
vệ vùng biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh và các đảo trong Vịnh Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh
Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân là Bộ Tư lệnh tác chiến hải quân độc lập quản lý và bảo
vệ vùng biển từ Nam Bình Thuận đến Bạc Liêu và thềm lục địa phía Nam, trong đó có khu vực
trọng điểm là vùng biển có các cụm kinh tế - khoa học - dịch vụ (gọi tắt là DK1) thuộc thềm lục
địa phía Nam, gồm có các tỉnh: phía Nam của Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ
Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh,Sóc Trăng, Bạc Liêu, và vùng biển phía Đông Nam
của tỉnh Cà Mau (bao gồm cả nhà giàn DK1/10 ở bãi ngầm Cà Mau).
+ Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân là Bộ Tư lệnh tác chiến hải quân độc lập quản lý và
bảo vệ vùng biển giữa miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Định gồm các tỉnh là Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định gồm
các đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn, Quần đảo Hoàng Sa, v.v.
+ Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân là Bộ Tư lệnh tác chiến hải quân độc lập quản lý và
bảo vệ Quần đảo Trường Sa, đảo Phú Quý, biển Đông và vùng biển phía nam miền Trung,
từ Phú Yên đến Bắc Bình Thuận gồm các tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và phía
Bắc của Bình Thuận.
+ Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân là Bộ Tư lệnh tác chiến hải quân độc lập quản lý và
bảo vệ vùng biển Nam biển Đông và vịnh Thái Lan thuộc vùng biển hai tỉnh Cà Mau (biển
phía Tây Nam của Cà Mau) và Kiên Giang.
Lực lượng chiến đấu chủ yếu của Hải quân nhân dân Việt Nam là các đơn vị tàu mặt
nước, pháo - tên lửa bờ biển; hải quân đánh bộ; đặc công hải quân và các đơn vị phòng thủ
đảo. Hải quân nhân dân Việt Nam đã được tăng cường lực lượng và phương tiện để làm
tốt nhiệm vụ tìm kiếm và cứu nạn.
a) Binh chủng Tàu mặt nước: Hiện nay Hải quân Việt Nam đang sở hữu nhiều loại
tàu mặt nước như tàu hộ vệ tên lửa, tàu pháo, tàu săn ngầm... trong đó 2 tàu hộ vệ tên lửa
Gepard 3.9 mang số hiệu HQ011-Đinh Tiên Hoàng và HQ012-Lý Thái Tổ là những tàu
chiến mặt nước do Nga sản xuất đã được đưa vào trực chiến.
- Tàu Gepard 3.9 của Việt Nam được thiết kế thực hiện các nhiệm vụ chống tàu
ngầm, tàu nổi và các mục tiêu trên không của địch khi thực hiện các nhiệm vụ hộ tống tàu
chiến, tàu vận tải, các đoàn tàu cơ động, tiến hành các nhiệm vụ cảnh giới biển, bảo vệ hải
giới và thềm lục địa, bảo vệ các khu vực kinh tế biển và bảo vệ các khu vực biển gần.
+ Để tăng cường khả năng cơ động và tác chiến độc lập của tàu trên biển, các nhà
thiết kế đã tăng cường khả năng hải trình của tàu từ 9 ngày không phải bổ sung nhiên liêu và
cơ sở vật chất lên đến 20 ngày và tầm hoạt động (với tốc độ hải trình 18 hải lý/giờ) từ 2.500
hải lý lên 3.500 hải lý.
+ Tàu được trang bị hệ thống tên lửa chống tàu thế hệ mới nhất, tăng cường khả năng
tác chiến so với các loại tàu tuần biển khác. Hệ thống sonar có góc quét 2600, phát hiện
được tàu ngầm ở bán kính 10-12 km, thủy lôi ở cự ly 2 km và 2 thiết bị phóng ngư lôi cỡ
nòng 533 mm.
Cùng với tàu ngầm Kilo 636, máy bay chiến đấu đa năng Su30MK2 và tên lửa chống
hạm siêu âm Yakhont của hệ thống tên lửa bờ Bastion-P (có tầm bắn 300 km) thì Gepard
3.9 sẽ giúp quân đội Việt Nam chính thức có được năng lực tiến công đa năng 3 trong 1
(trên không, dưới nước và trên mặt nước) ở khu vực biển gần, đặc biệt là việc nâng cao đáng
kể khả năng chống ngầm.
- Bên cạnh tàu hộ vệ tên lửa Gepard, từ năm 2014 đến 2016, 6 chiếc tàu tên lửa tấn
công nhanh Molniya do Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đóng
mới đã được bàn giao cho Hải quân, biên chế cho Lữ đoàn tàu pháo, tên lửa 167 (Vùng 2
Hải Quân, đóng tại Nhơn Trạch, Đồng Nai). Đây là tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Molniya
(lớp Tia chớp) - một trong những tàu chiến uy lực hoàn thiện về công nghệ và có tính ổn
định cao nhất thế giới.
+ Tàu tên lửa Molniya được trang bị 4 dàn phóng tên lửa Uran - E với tổng số 16 tên
lửa, cự ly bắn 130 km, một pháo hạm tự động AK-176M, cự ly bắn khoảng 15 km, cao 11
km và tốc độ khoảng 120-130 viên/phút. Tàu cũng trang bị hai pháo 6 nòng tự động AK630,
có tầm bắn 4-5 km, tốc độ bắn 4.000 - 5.000 viên/phút. Hệ thống pháo nhiễu phục vụ bắn
tên lửa khi có mục tiêu.
+ Với sức chiến đấu cao, trang bị vũ khí hiện đại, đồng bộ, sức cơ động nhanh, tàu
Molniya có thể độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các lực lượng khác trong các chiến
dịch của Quân chủng để bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
b) Binh chủng Hải quân đánh bộ: Binh chủng Hải quân đánh bộ có nhiệm vụ đóng
quân bảo vệ các đảo, đá hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc lên các đảo
bị nước ngoài chiếm đóng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam.
Lính hải quân đánh bộ còn được gọi là đặc công Hải quân là lực lượng tác chiến đặc
biệt tinh nhuệ. Có khả năng bơi rất giỏi, trang bị trên người có thể lên đến 40kg hoặc ít hơn
tùy nhiệm vụ, chiến đấu như bộ binh nhưng lại phải thành thạo kỹ thuật đánh gần cũng như
cách đánh các loại mục tiêu kiên cố, độc lập tác chiến trong điều kiện chỉ huy thông tin hạn
chế. Khi có chiến tranh xảy ra mà chiến trường là đảo do ta quản lý bị nước ngoài đánh
chiếm thì hải quân đánh bộ phải lấy lại được đảo, không lực lượng nào có thể thay thế.
Binh chủng Hải quân đánh bộ cũng được trang bị nhiều vũ khí, khí tài tân tiến là các
vũ khí của Liên Xô và các trang thiết bị của Mỹ thu được sau chiến tranh. Tuy nhiên, do đặc
thù nhiệm vụ, trang bị vũ khí của Hải quân đánh bộ chủ yếu là các loại súng cá nhân. Một
trong những vũ khí đó là súng trường tiến công Tavor TAR-21, có khả năng khai hỏa sau
quá trình dài ngâm trong nước khi hành quân. Hải quân đánh bộ Việt Nam cũng được trang
bị "sát thủ diệt tăng" Matador, có khả năng xuyên giáp xe tăng và phá các bức tường gạch
hoặc bê tông cốt thép.
Với đòi hỏi của tình hình như hiện nay thì Nhà nước cũng bắt đầu tập trung đầu tư
cho Hải quân đánh bộ như việc trang bị Súng trường tấn công đời mới TAR-21 của Israel và
nâng cấp các xe tăng lội nước PT-76 cho lực lượng này.
c) Binh chủng Tên lửa - Pháo bờ biển: Binh chủng Tên lửa - Pháo bờ biển là một binh
chủng thuộc Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ sử dụng
pháo và tên lửa để bảo vệ căn cứ hải quân, các hải đảo quan trọng trên tuyến giao thông gần
bờ biển và bờ biển; tham gia phòng thủ bờ biển, hải đảo; chi viện cho các tàu hải quân chiến
đấu và cho lục quân hoạt động trên hướng ven biển.
Binh chủng Tên lửa-Pháo bờ biển được hình thành sau khi kết thúc Chiến tranh Việt
Nam vào năm 1975. Nhiệm vụ quan trọng của lực lượng phòng thủ bờ biển là tác chiến
chống đổ bộ bờ biển của quân đội đối phương, bảo vệ các căn cứ hải quân, các cảng quân
sự. Đơn vị đầu tiên của binh chủng là Tiểu đoàn tên lửa - pháo bờ biển 679 được thành lập
ngày 7 tháng 6 năm 1979 tại Hải Phòng được trang bị các tổ hợp tên lửa bờ biển do Liên Xô
cung cấp. Hiện nay, Lữ đoàn tên lửa 679 đã trở thành 1 đơn vị lớn mạnh, sẵn sàng triển khai
tới các trận địa dọc bờ biển và trên các đảo, phối hợp tác chiến cùng các đơn vị khác của lực
lượng Hải quân và Quân đội nhân dân Việt Nam tiến công tiêu diệt các tàu địch trên biển,
bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và thềm lục địa của Tổ quốc.
Ngoài ra, Binh chủng Pháo binh của Lục quân cũng có nhiệm vụ gắn kết chặt chẽ với
binh chủng này nhằm phối hợp bảo vệ bờ biển, đảo bằng 2 vũ khí là Pháo và Tên lửa, hợp
thành Binh chủng Tên lửa-Pháo bờ biển. Hiện nay, mỗi Quân khu của Việt Nam đều có các
đơn vị pháo binh không chỉ thực hiện cả nhiệm vụ đơn thuần của Pháo binh của Lục quân
mà còn tham gia hỗ trợ hỏa lực bằng vũ khí hạng nặng nhằm bảo vệ bờ biển.
d) Binh chủng Không quân hải quân: Ngày 3/7/2013, Bộ Quốc phòng bàn giao Lữ
đoàn Không quân 954 từ Quân chủng Phòng không Không quân về Quân chủng Hải quân.
Lữ đoàn được giao nhiệm vụ tác chiến săn ngầm, vận tải quân sự, trinh sát, quan sát trên
không, trên mặt đất, mặt nước, tìm kiếm cứu nạn trên biển, trên đất liền và cứu hộ, cứu nạn,
phòng chống bão lụt.
- Hiện nay, Lữ đoàn Không quân 954 đang thực thi nhiệm vụ với các loại máy bay
hiện đại hàng đầu khu vực Đông Nam Á gồm trực thăng săn ngầm Ka-28, trực thăng đa
năng EC-225, thủy phi cơ DHC-6 và Su30MK2.
+ Ka-28 được xem là một trong những loại trực thăng săn ngầm hiện đại nhất ở khu
vực Đông Nam Á. Trên máy bay được trang bị radar, sonar, phao âm để trinh sát phát hiện
tàu ngầm cùng nhiều loại vũ khí như ngư lôi 400mm, bom chìm chống ngầm.
- Ngoài ra, Việt Nam đã mua chiếc 6 chiếc thủy phi cơ DHC-6 để trang bị cho hải
quân, trong đó 3 chiếc được cấu hình vận chuyển khách, hàng hóa còn 3 chiếc trang bị hệ
thống radar hiện đại để giám sát biển.
+ DHC-6 ngoài khả năng cất hạ cánh trên mặt nước còn có thể cất hạ cánh đường
bằng ngắn chỉ vài trăm mét. Vì vậy, DHC-6 được sử dụng nhiều cho các chuyến bay ra đảo
Trường Sa Lớn.
Không quân Hải quân Việt Nam còn được trang bị các trực thăng vận tải đa năng
EC-225 Super Puma MkII hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay. EC-225 đáp ứng tốt nhiệm
vụ vận tải hàng hóa, binh sĩ, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn. Đặc biệt, nó được tối ưu để chuyên
bay biển-nhiệm vụ số một của Không quân Hải quân Việt Nam.
e) Binh chủng Tàu ngầm: Binh chủng Tàu ngầm có nhiệm vụ tiêu diệt các loại tàu
ngầm, tàu nổi cũng như các phương tiện thủy của đối phương, có thể hoạt động độc lập hoặc
hiệp đồng với các lực lượng khác theo các yêu cầu nhiệm vụ khác nhau. Ngoài ra lực lượng
còn có khả năng trinh sát, do thám các mục tiêu quân sự của đối phương bằng các thiết bị
tác chiến điện tử và rải thủy lôi, ngăn cản hoạt động của các phương tiện đường biển.
Hiện nay, Lữ đoàn tàu ngầm 189 là đơn vị lữ đoàn tàu ngầm hiện đại đầu tiên được
thành lập ngày 29/5/2013, tại Quân cảng Cam Ranh, Vùng 4 Hải quân trực thuộc Binh
chủng Tàu ngầm. Được trang bị Tàu ngầm Kilo 636M.
Các tàu ngầm Kilo 636M mà Nga đóng cho Việt Nam là loại tiên tiến, được gọi là "hố
đen đại dương" bởi khả năng ẩn mình gần như hoàn hảo của nó. Đội hình 6 tàu ngầm Kilo có
số hiệu từ 182 đến 187 lần lượt mang tên Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Khánh
Hòa, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hoá vũ khí,
khí tài quân sự, nâng cao sức chiến đấu của Hải quân nhân dân Việt Nam.
f) Binh chủng Đặc công hải quân: Lực lượng Đặc nhiệm hải quân, Quân đội nhân dân
Việt Nam (còn gọi là đặc công hải quân, đặc công nước, đặc công thủy) là lực lượng đặc
biệt tinh nhuệ của Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam, được huấn luyện để
tiến công các mục tiêu thủy của đối phương như: Bến cảng, tàu thủy, v.v. và các mục tiêu
chỉ có thể xâm nhập qua đường thủy: Căn cứ biệt lập, căn cứ thủy quân, v.v. So với đặc
công bộ thì đặc nhiệm hải quân càng đặc biệt, vì chiến đấu dưới nước khó khăn hơn nhiều
so với trên bộ, trang bị và vũ khí cũng khác biệt hơn. Đây là lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ
bậc nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Đơn vị đặc công đầu tiên của Hải quân được thành lập ngày 13/4/1966 là Đoàn Huấn
luyện trinh sát đặc công (nay là Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126). Trải qua 55 năm xây
dựng, chiến đấu và trưởng thành, cán bộ, chiến sĩ qua các thời kỳ đã lập nhiều chiến công
đặc biệt xuất sắc trên chiến trường sông biển; là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ và thiện chiến
của Quân chủng Hải quân.
D. MỘT SỐ LỰC LƯỢNG QUAN TRỌNG KHÁC
1. Bộ đội biên phòng: Có vị trí như một quân chủng, thực hiện chức năng quản lý
bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, trên
biển và các cửa khẩu theo quy định của pháp luật và là lực lượng trong các khu vực phòng
thủ tỉnh, huyện biên giới.
Chủ trì phối hợp với các ngành, lực lượng hữu quan trên địa bàn và chính quyền địa
phương trong quản lý, bảo vệ đường biên quốc gia, mốc giới; duy trì thực hiện các hiệp
định, quy chế biên giới và pháp luật về biên giới; phát hiện và đấu tranh với các hoạt động
vi phạm và chống phá của các loại tội phạm, giữ vững chủ quyền, an ninh, trật tự ở khu vực
biên giới; thực hiện nhiệm vụ đối ngoại biên phòng, quan hệ với các cơ quan hữu quan các
nước láng giềng để giải quyết các vấn đề về quan hệ biên giới nhằm xây dựng biên giới hoà
bình, hữu nghị, góp phần tạo môi trường ổn định, phát triển và phục vụ đắc lực cho chủ
trương mở rộng hợp tác quốc tế. Quân số khoảng 50.000 người.
2. Bộ tư lệnh Cảnh sát biển: Là lực lượng có chức năng như công an trên biển, bao
gồm: tuần tra kiểm soát và quản lý về an ninh, trật tự, an toàn trên biển, bảo đảm việc chấp
hành pháp luật Việt Nam, chống tội phạm, tìm kiếm cứu nạn,..trên biển.
Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động trong vùng nước nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, có nhiệm vụ chính như
kiểm tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan
mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để bảo vệ chủ quyền; giữ gìn
an ninh, trật tự, an toàn; bảo vệ tài nguyên, phòng chống ô nhiễm môi trường; phát hiện,
ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép và mua bán người,
vận chuyển, mua bán trái phép hàng hoá, vũ khí, chất nổ, chất ma tuý, tiền chất và các hành
vi vi phạm pháp luật khác. Cùng với đó là nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế góp phần giữ
gìn an ninh, trật tự, hoà bình và ổn định trên các vùng biển. Quân số khoảng 30.000 người.
3. Bộ tư lệnh Tác chiến Không gian Mạng: Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng
đóng vai trò nòng cốt trong việc bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng; là lực lượng quan
trọng tham gia bảo đảm an ninh, an toàn không gian mạng quốc gia, đấu tranh phòng chống
tội phạm công nghệ cao và "diễn biến hòa bình" trên không gian mạng, chuẩn bị sẵn sàng
nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ tác chiến trên không gian mạng, góp phần cùng toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Tổ quốc cả trên đất liền, trên
không, trên biển và trên không gian mạng. Quân số khoảng 7000 người.
4. Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh: Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch
Hồ Chí Minh hay còn gọi là Đoàn 969 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, là tổ chức chuyên
trách phối thuộc của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh của Chính phủ Việt Nam.
Nhiệm vụ cụ thể là: - Bảo đảm tốt việc giữ gìn nguyên vẹn và lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ
Chí Minh;
- Quản lý, vận hành các thiết bị máy móc ở Lăng và các công trình kỹ thuật có liên quan;
- Tổ chức gác danh dự ở Lăng và bảo vệ an toàn khu vực Lăng;
- Tổ chức đón tiếp, tuyên truyền cho nhân dân và khách quốc tế đến viếng Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Quân số khoảng 10.000 người.
KẾT LUẬN
Hiểu biết chung về quân, binh chủng là một trong những nhân tố cơ bản giữ vai trò
chủ đạo về QPAN trong thời kỳ mới. Trong những năm tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp
tục diễn biến phức tạp, khó dự báo; tranh chấp chủ quyền, xung đột sắc tộc, dân tộc, tôn
giáo, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh cục bộ, tấn công mạng và những vấn
đề an ninh phi truyền thống có thể gia tăng, diễn ra gay gắt. Các nước lớn điều chỉnh chiến
lược, vừa hợp tác, vừa thỏa hiệp, cạnh tranh, đấu tranh kiềm chế lẫn nhau sẽ tác động mạnh
đến cục diện thế giới, khu vực. Ở trong nước, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của
nhân dân ta, bên cạnh những thuận lợi, còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Tình hình
Biển Đông đã và đang có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định. Các thế
lực thù địch, phản động tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chống phá bằng chiến lược “Diễn biến
hòa bình”, thủ đoạn “phi chính trị hóa” Quân đội, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ, với thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của
Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chia rẽ Đảng, Nhà nước, Quân đội với Nhân
dân, đe dọa đến sự tồn vong của Đảng, chế độ, cuộc sống bình yên của Nhân dân.
Trước tình hình đó, hơn bao giờ hết, Quân đội càng phải thể hiện rõ vai trò nòng cốt
trong bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng, cần
giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng và sự quản lý,
điều hành tập trung thống nhất của Nhà nước với sự nghiệp QP-AN nhằm xây dựng Quân
đội vững mạnh, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “DBHB-BLLĐ” của các thế
lực thù địch, ngăn chặn vả đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chủ động giữ nước ngay trong thời
bình, đồng thời sẳn sàng đối phó thắng lợi với các cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới của
địch. Bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống.
BÀI 3: HIỂU BIẾT CHUNG VỀ CÁC QUÂN BINH CHỦNG TRONG QUÂN ĐỘI
Câu 1: Quân đội nhân dân Việt Nam có mấy chức năng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 2: Lực lượng nào là lực lượng thường trực trong Quân đội nhân dân Việt Nam?
A. Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ
B. Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa phương
C. Bộ đội chủ lực, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên
D. Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa phương, Dự bị động viên
Câu 3: Có bao nhiêu cơ quan trực thuộc Bộ quốc phòng Quân đội nhân dân Việt Nam?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 4: Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu Quân chủng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 5: Quân chủng lục quân có bao nhiêu Quân khu?
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Câu 6: Quân chủng lục quân có bao nhiêu Quân đoàn?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 7: Quân chủng lục quân có bao nhiêu Binh chủng
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 8: Trong các cơ quan dưới đây, đâu là cơ quan Bộ Quốc phòng?
A. Cục Kỹ thuật
B. Cục Hậu cần
C. Tổng Cục Chính trị
D. Bộ Tham mưu
Câu 9: Trong các cơ quan dưới đây, đâu là cơ quan Quân chủng?
A. Tổng Cục Chính trị
B. Tổng cục Hậu cần
C. Tổng cục kỹ thuật
D. Bộ Tham mưu
Câu 10: Trong các binh chủng dưới đây, binh chủng nào không thuộc Quân chủng Lục quân?
A. Pháo binh
B. Hóa học
C. Thông tin liên lạc
D. Ra đa
Câu 11: Quân Khu 1 có nhiệm vụ bảo vệ bao nhiêu tỉnh ở khu vực đông bắc ?
A. 5
B. 6
C. 9
D. 11
Câu 12: Quân khu 1 có nhiệu vụ bảo vệ 6 tỉnh ở khu vực nào?
A. Đông bắc
B. Tây bắc
C. Đồng bằng sông hồng
D. Bắc trung bộ
Câu 13: Hiện nay Quân khu 1 có bộ chỉ huy đóng quân tại tỉnh nào?
A. Thái Nguyên
B. Ninh Bình
C. Bắc Giang
D. Hải Phòng
Câu 14: Quân Khu 2 có nhiệm vụ bảo vệ bao nhiêu tỉnh ở khu vực tây bắc ?
A. 5
B. 6
C. 9
D. 11
Câu 15: Quân khu 2 có nhiệu vụ bảo vệ 9 tỉnh ở khu vực nào?
A. Đông bắc
B. Tây bắc
C. Đồng bằng sông hồng
D. Bắc trung bộ
Câu 16: Hiện nay Quân khu 2 có bộ chỉ huy đóng quân tại tỉnh nào?
A. Thái Nguyên
B. Ninh Bình
C. Phú Thọ
D. Hòa Bình
Câu 17: Quân Khu 3 có nhiệm vụ bảo vệ bao nhiêu tỉnh ở khu vực đồng bằng sông hồng ?
A. 5
B. 6
C. 9
D. 11
Câu 18: Quân khu 3 có nhiệu vụ bảo vệ 9 tỉnh ở khu vực nào?
A. Đông bắc
B. Tây bắc
C. Đồng bằng sông hồng
D. Bắc trung bộ
Câu 19: Hiện nay Quân khu 3 có bộ chỉ huy đóng quân tại tỉnh nào?
A. Thái Nguyên
B. Ninh Bình
C. Phú Thọ
D. Hải Phòng
Câu 20: Quân Khu 4 có nhiệm vụ bảo vệ bao nhiêu tỉnh ở khu vực Bắc Trung Bộ ?
A. 5
B. 6
C. 9
D. 11
Câu 21: Quân khu 4 có nhiệu vụ bảo vệ 6 tỉnh ở khu vực nào?
A. Đông Bắc
B. Tây Bắc
C. Bắc Trung Bộ
D. Nam Trung Bộ
Câu 22: Hiện nay Quân khu 4 có bộ chỉ huy đóng quân tại tỉnh nào?
A. Thanh Hóa
B. Nghệ An
C. Đà Nẵng
D. Quảng Bình
Câu 23: Quân Khu 5 có nhiệm vụ bảo vệ bao nhiêu tỉnh ở khu vực Nam Trung Bộ ?
A. 5
B. 6
C. 9
D. 11
Câu 24: Quân khu 5 có nhiệu vụ bảo vệ 11 tỉnh ở khu vực nào?
A. Đông Bắc
B. Tây Bắc
C. Bắc Trung Bộ
D. Nam Trung Bộ
Câu 25: Hiện nay Quân khu 5 có bộ chỉ huy đóng quân tại tỉnh nào?
Nghệ An
Quảng Bình
Đà Nẵng
Thừa Thiên Huế
Câu 26: Quân Khu 7 có nhiệm vụ bảo vệ bao nhiêu tỉnh ở khu vực Đông Nam Bộ ?
A. 5
B. 6
C. 9
D. 11
Câu 27: Quân khu 7 có nhiệu vụ bảo vệ 9 tỉnh ở khu vực nào?
A. Nam Trung Bộ
B. Bắc Trung Bộ
C. Đông Nam Bộ
D. Tây Nam Bộ
Câu 28: Hiện nay Quân khu 7 có bộ chỉ huy đóng quân tại tỉnh nào?
A. Đà Nẵng
B. Hồ Chí Minh
C. Đồng Nai
D. Cần Thơ
Câu 29: Quân Khu 9 có nhiệm vụ bảo vệ bao nhiêu tỉnh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ?
A. 12
B. 6
C. 9
D. 11
Câu 30: Quân khu 9 có nhiệu vụ bảo vệ 12 tỉnh ở khu vực nào?
A. Đông Nam Bộ
B. Đồng Bằng Sông Cửu Long
C. Nam Trung Bộ
D. Bắc Trung Bộ
Câu 31: Hiện nay Quân khu 9 có bộ chỉ huy đóng quân tại tỉnh nào?
A. Đà Nẵng
B. Hồ Chí Minh
C. Cần Thơ
D. Bạc Liêu
Câu 32: Hiện nay Bộ chỉ huy Quân đoàn 1 đóng quân tại tỉnh nào?
A. Bắc Giang
B. Ninh Bình
C. Thái Nguyên
D. Hòa Bình
Câu 33: Hiện nay Bộ chỉ huy Quân đoàn 2 đóng quân tại tỉnh nào?
A. Bắc Giang
B. Ninh Bình
C. Thái Nguyên
D. Hòa Bình
Câu 34: Hiện nay Bộ chỉ huy Quân đoàn 3 đóng quân tại tỉnh nào?
A. Kon Tum
B. Đắc Lắc
C. Gia Lai
D. Bình Định
Câu 35: Hiện nay Bộ chỉ huy Quân đoàn 4 đóng quân tại tỉnh nào?
A. Gia Lai
B. Bình Dương
C. Hồ Chí Minh
D. Cần Thơ
Câu 36: Hiện nay Quân chủng Hải quân chia thành bao nhiêu vùng?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 37: Bộ Tư lệnh vùng 1 Hải quân quản lý vùng biển nào sau đây?
A. Từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh và các đảo trong Vịnh Bắc Bộ
B. Từ Nam Bình Thuận đến Bạc Liêu và thềm lục địa phía Nam
C. Từ Quảng Bình đến Bình Định
D. Quần đảo Trường Sa, đảo Phú Quý, biển Đông và vùng biển phía nam miền Trung, từ
Phú Yên đến Bắc Bình Thuận
Câu 38: Bộ Tư lệnh vùng 2 Hải quân quản lý vùng biển nào sau đây?
A. Từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh và các đảo trong Vịnh Bắc Bộ
B. Từ Nam Bình Thuận đến Bạc Liêu và thềm lục địa phía Nam
C. Từ Quảng Bình đến Bình Định
D. Quần đảo Trường Sa, đảo Phú Quý, biển Đông và vùng biển phía nam miền Trung, từ
Phú Yên đến Bắc Bình Thuận
Câu 39: Bộ Tư lệnh vùng 3 Hải quân quản lý vùng biển nào sau đây?
A. Từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh và các đảo trong Vịnh Bắc Bộ
B. Từ Nam Bình Thuận đến Bạc Liêu và thềm lục địa phía Nam
C. Từ Quảng Bình đến Bình Định
D. Quần đảo Trường Sa, đảo Phú Quý, biển Đông và vùng biển phía nam miền Trung, từ
Phú Yên đến Bắc Bình Thuận
Câu 40: Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân quản lý vùng biển nào sau đây?
A. Từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh và các đảo trong Vịnh Bắc Bộ
B. Từ Nam Bình Thuận đến Bạc Liêu và thềm lục địa phía Nam
C. Từ Quảng Bình đến Bình Định
D. Quần đảo Trường Sa, đảo Phú Quý, biển Đông và vùng biển phía nam miền Trung, từ
Phú Yên đến Bắc Bình Thuận
Câu 41: Bộ Tư lệnh vùng 5 Hải quân quản lý vùng biển nào sau đây?
A. Nam biển Đông và vịnh Thái Lan
B. Từ Nam Bình Thuận đến Bạc Liêu và thềm lục địa phía Nam
C. Từ Quảng Bình đến Bình Định
D. Quần đảo Trường Sa, đảo Phú Quý, biển Đông và vùng biển phía nam miền Trung, từ
Phú Yên đến Bắc Bình Thuận
Câu 42: Tên gọi Bộ Tư lệnh vùng có từ năm nào?
A. 2011
B. 2012
C. 2013
D. 2014
Câu 43: Lực lượng Không quân hải quân thành lập vào năm nào?
A. 2011
B. 2012
C. 2013
D. 2014
Câu 44: Lữ đoàn tàu ngầm 189 thành lập vào năm nào?
A. 2011
B. 2012
C. 2013
D. 2014
Câu 45: Lữ đoàn tàu ngầm 189 thuộc biên chế của Vùng mấy Hải quân?
A. Vùng 2
B. Vùng 3
C. Vùng 4
D. Vùng 1
Câu 46: Quân chủng Hải quân bao gồm bao nhiêu Binh chủng?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 47: Có bao nhiêu cơ quan thuộc Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ?
1. 4
2. 5
3. 6
4. 7
Câu 48: Hiện nay Quân chủng PK-KQ có bao nhiêu sư đoàn?
1. 8
2. 9
3. 10
4. 11
Câu 49: Hiện nay Quân chủng PK-KQ hiện này có bao nhiêu học viện, nhà trường?
1. 1
2. 2
3. 3
4. 4
Câu 50: Hiện nay Quân chủng PK-KQ có bao nhiêu Sư đoàn phòng không?
1. 4
2. 5
3. 6
4. 7
Câu 51: Quân chủng PK-KQ hiện nay có bao nhiêu Sư đoàn không quân?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 52: Chọn câu trả lời đúng?
A. Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên
B. Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.
C. Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Lục quân, Hải quân, Phòng không – Không quân
D. Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Các cơ quan bộ quốc phòng, các đơn vị trực thuộc bộ
quốc phòng.
Câu 53: Quân đảo Trường Sa thuộc quyền quản lý, bảo vệ của Bộ tư lệnh vùng hải quân nào
dưới đây?
A. Vùng 1
B. Vùng 2
C. Vùng 3
D. Vùng 4
Câu 54: Bộ tổng tham mưu là?
A. Cơ quan chỉ huy, điều hành Quân đội nhân dân
B. Cơ quan chỉ huy, điều hành Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ
C. Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy, Quân đội nhân dân
D. Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ
Câu 55: Binh đoàn “Quyết thắng” là tên gọi khác của?
A. Quân đoàn 1
B. Quân đoàn 2
C. Quân đoàn 3
D. Quân đoàn 4
Câu 56: Quân đoàn nào được thành lập ngay sau khi giải phóng Tây Nguyên?
A. Quân đoàn 1
B. Quân đoàn 2
C. Quân đoàn 3
D. Quân đoàn 4
Câu 57: “Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng” là truyền thống vẻ vang của binh chủng nào
dưới đây?
A. Pháo binh
B. Đặc công
C. Tăng thiết giáp
D. Công binh
Câu 58: “Đã ra quân là đánh thắng” là truyền thống vẻ vang của binh chủng nào dưới đây?
A. Pháo binh
B. Đặc công
C. Tăng thiết giáp
D. Công binh
Câu 59: Quân khu có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy?
A. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc; các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân tự vệ trong địa bàn
quân khu.
B. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các đơn vị trong địa bàn quân khu.
C. Tất cả các đơn vị trong địa bàn quân khu.
D. Các đơn vị bộ đội địa phương các tỉnh, huyện và dân quân tự vệ trong địa bàn quân khu.
Câu 60: Binh chủng nào là lực lượng đột kích quan trọng của Quân đội Nhân dân Việt
Nam?
A. Pháo binh
B. Đặc công
C. Tăng thiết giáp
D. Công binh
Câu 61: Binh chủng nào thường đánh các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến
đấu của địch?
A. Trinh sát
B. Đặc công
C. Tăng thiết giáp
D. Bộ binh cơ giới
Câu 62: Lực lượng nào là nòng cốt bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên biển?
A. Quân chủng Hải quân
B. Cảnh sát biển
C. Bộ đội biên phòng
D. Cả ba lực lượng trên
Câu 63: Tên lửa có trong trang bị của những lực lượng nào dưới đây?
A. Quân chủng Hải quân
B. Quân chủng Phòng không – Không quân
C. Binh chủng Pháo binh
D. Cả ba lực lượng trên
Câu 64: Quân chủng PK-KQ là lực lượng nòng cốt?
A. Quản lý, bảo vệ vùng trời
B. Bảo vệ các mục tiêu trọng điểm quốc gia
C. Bảo vệ các vùng biển đảo của Tổ quốc
D. Cả ba nội dung trên
Câu 65: Truyền thống vẻ vang của binh chủng thông tin liên lạc là?
A. Bí mật - An toàn - Kịp thời - Chính xác
B. Chính xác - Kịp thời - Bí mật - An toàn
C. Kịp thời - Chính xác - Bí mật – An toàn
D. An toàn - Chính xác - Bí mật – Kịp thời
Câu 66: Bộ chỉ huy quân sự tỉnh trực thuộc tổ chức nào dưới đây?
A. Quân đoàn
B. Quân khu
C. Bộ quốc phòng
D. Bộ tổng tham mưu
Câu 67: “Nở hoa trong lòng địch” là cách đánh của binh chủng nào dưới đây?
A. Bộ binh cơ giới
B. Đặc công
C. Tăng thiết giáp
D. Pháo binh
Câu 68: Chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cổng Dinh Độc Lập trong Chiến dịch Hồ Chí Minh
thuộc đơn vị nào?
A. Quân đoàn 1
B. Quân đoàn 2
C. Quân đoàn 3
D. Quân đoàn 4
Câu 69: Quân đoàn nào được thành lập với chức năng là quả đấm chủ lực mạnh, lực lượng cơ
động của Bộ ở chiến trường B2 (Nam Bộ)?
A. Quân đoàn 1
B. Quân đoàn 2
C. Quân đoàn 3
D. Quân đoàn 4
Câu 70: Quân đoàn nào đã tổ chức cuộc hành quân “thần tốc” chưa từng có trong lịch sử
quân đội ta từ Bắc vào Nam chỉ trong 11 ngày đêm kịp thời vào trực tiếp tham gia chiến đấu
trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử?
A. Quân đoàn 1
B. Quân đoàn 2
C. Quân đoàn 3
D. Quân đoàn 4
Câu 71: Quân đoàn nào không tham gia giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt
chủng Pôn Pốt ?
A. Quân đoàn 1
B. Quân đoàn 2
C. Quân đoàn 3
D. Quân đoàn 4
Câu 72: Đơn vị nào có nhiệm vụ chỉ huy, quản lý và tổ chức lực lượng vũ trang chiến đấu
bảo vệ vùng Bắc Trung Bộ?
A. Quân khu 3
B. Quân khu 4
C. Quân đoàn 3
D. Quân đoàn 4
Câu 73: Máy bay nào dưới đây không từng thuộc biên chế trong QĐNĐVN?
A. F-105
B. MiG-17
C. MiG-21
D. Su -30 MK2
Câu 74: Loại tên lửa nào đã bắn rơi máy bay B-52 trong chiến địch Điện Biên Phủ trên
không năm 1972?
A. S-300
B. SA-75 ĐVINA
C. SCUT
D. S-125 PÊTRÔRA
Câu 75: Chiếc máy bay Mỹ đầu tiên mà không quân Việt Nam bắn rơi ở đâu?
A. Bầu trời Thanh Hóa
B. Bầu trời Hải Phòng
C. Bầu trời Hà Nội
D. Bầu trời Thái Nguyên
Câu 76: Lực lượng nào bắn rơi nhiều máy bay địch nhất trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước?
A. Bộ đội Pháo cao xạ
B. Bộ đội Tên Lửa
C. Bộ đội Không Quân
D. Bộ đội địa phương
Câu 77: Ngày phát sóng đầu tiên của bộ đội Ra đa?
A. 1/3/1959
B. 1/4/1953
C. 24/7/1965
D. 4/ 4/ 1965
Câu 78: Thời gian phát sóng phát hiện mục tiêu đầu tiên của bộ đội Ra đa?
A. 1/3/1959
B. 3/3/1959
C. 5/3/1959
D. 7/3/1959
Câu 79: Bộ đội Tên lửa ra quân đánh thắng trận đầu vào ngày?
A. 24/7/1965
B. 1/3/1959
C. 4/4/1965
D. 1/4/1953
Câu 80: Bộ đội Không quân ra quân đánh thắng trận đầu vào ngày?
A. 4/4/1965
B. 24/7/1965
C. 1/3/1959
D. 1/4/1953
Câu 81: Lực lượng nào đã bắn rơi máy bay của Pháp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?
A. Bộ đội Pháo cao xạ
B. Bộ đội Tên Lửa
C. Bộ đội Không Quân
D. Cả ba
Câu 82: Quân chủng Hải quân ra quân đánh thắng trận đầu vào ngày?
A. 02/8/1964
B. 05/8/1964
C. 07/8/1964
D. 09/8/1964
Câu 83: Lục quân của QĐND Việt Nam tổ chức các Bộ Tư lệnh binh chủng nào?
a. Pháo binh, Hóa học, Công binh, Tăng thiết giáp, Thông tin liên lạc, Biên phòng
b. Pháo binh, Hóa học, Công binh, Tăng thiết giáp, Thông tin liên lạc, Đặc công.
c. Pháo binh, Hóa học, Bộ binh, Tăng thiết giáp, Thông tin liên lạc, Đặc công.
d. Bộ binh cơ giới, Hóa học, Công binh, Tăng thiết giáp, Thông tin liên lạc, Đặc công.
Câu 84: Ngày truyền thống và truyền thống của Binh chủng Pháo binh?
a. 29/6/1946, “Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng”
b. 29/6/1945, “Chân đồng, vai sắt, đánh trúng, bắn giỏi”
c. 29/6/1947, “Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng”
d. 29/6/1946, “Chân đồng, vai sắt, đánh trúng, bắn giỏi”
Câu 85: Ngày truyền thống và truyền thống của Binh chủng Hóa học?
a. 19/4/1958, “Phòng chống giỏi, chiến đấu tốt”.
b. 19/4/1958, “Phòng chống tốt, chiến đấu giỏi”.
c. 19/4/1955, “Phòng chống giỏi, chiến đấu tốt”.
d. 19/4/1956, “Phòng chống tốt, chiến đấu giỏi”.
Câu 86: Ngày truyền thống và truyền thống của Binh chủng Công binh?
a. 25/3/1948 “Mở đường thắng lợi”
b. 25/3/1946 “Mở đường tất thắng”/
c. 25/3/1946 “Mở đường thắng lợi”/
d. 25/3/1948 “Mở đường tất thắng”
Câu 87: Ngày truyền thống và truyền thống của Binh chủng Tăng thiết giáp?
a. 05/10/1959, “Đã ra quân là chiến thắng”/
b. 05/10/1959, “Đã ra quân là chiến thắng”/
c. 05/10/1949, “Đã ra quân là đánh thắng”
d. 05/10/1959, “Đã ra quân là đánh thắng”/
Câu 88: Ngày truyền thống và truyền thống của Binh chủng Thông tin liên lạc?
a. 09/9/1945, “Kịp thời - Chính xác - Bí mật - An toàn”
b. 09/9/1945, “Kịp thời - Chính xác - Bí mật”
c. 09/9/1945, “Nhanh chóng - Chính xác - Bí mật - An toàn”
d. 19/9/1945, “Nhanh chóng - Chính xác - Bí mật - An toàn”
Câu 89: Ngày thành lập và truyền thống của Binh chủng Đặc công?
a. 19/3/1957, “Đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí táo bạo, đánh nhanh thắng
nhanh”
b. 19/3/1967, “Đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí táo bạo, đánh hiểm thắng lớn”/
c. 19/3/1957, “Đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí táo bạo, đánh hiểm thắng
lớn”
d. 19/3/1967, “Đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí táo bạo, đánh nhanh thắng
nhanh”/
Câu 90: Ngày truyền thống của Quân chủng Phòng không – Không quân ?
a. 20/10/1963
b. 20/10/1964
c. 22/10/1963
d. 22/10/1964
Câu 91: Trong thời bình, QĐNDVN thực hiện mấy nhiệm vụ?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 92: Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam?
A. 22/12/1944
B. 15/4/1945
C. 7/5/1954
D. 30/4/1975
Câu 93: Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội trực thuộc ?
A. Bộ Quốc phòng
B. Bộ Tổng tham mưu
C. Lục quân
D. Thủ đô Hà Nội
Câu 94: Lực lượng nào được tổ chức, bố trí trên các hướng chiến lược và theo địa bàn?
A. Quân chủng
B. Quân khu
C. Quân đoàn
D. Binh chủng
Câu 95: Lực lượng nào được tổ chức, bố trí để bảo vệ các địa bàn chiến lược trọng yếu của quốc
gia?
A. Quân chủng
B. Quân khu
C. Quân đoàn
D. Binh chủng
Câu 96: Quân đoàn nào còn có phiên hiệu là “Binh đoàn Quyết thắng”?
A. Quân đoàn 1
B. Quân đoàn 2
C. Quân đoàn 3
D. Quân đoàn 4
Câu 97: Quân đoàn nào còn có phiên hiệu là “Binh đoàn Hương Giang”?
A. Quân đoàn 1
B. Quân đoàn 2
C. Quân đoàn 3
D. Quân đoàn 4
Câu 98: Quân đoàn nào còn có phiên hiệu là “Binh đoàn Tây Nguyên”?
A. Quân đoàn 1
B. Quân đoàn 2
C. Quân đoàn 3
D. Quân đoàn 4
Câu 99: Quân đoàn nào còn có phiên hiệu là “Binh đoàn Cửu Long”?
A. Quân đoàn 1
B. Quân đoàn 2
C. Quân đoàn 3
D. Quân đoàn 4
Câu 100: Binh chủng nào là hỏa lực chủ yếu của Lục quân?
A. Hóa học
B. Tăng-Thiết giáp
C. Pháo binh
D. Đặc công
Câu 1: Đội hình tiểu đội một hàng dọc thường được dùng trong trường hợp nào?
A. Hành quân.
B. Kiểm tra.
C. Giá súng.
D. Học tập, sinh hoạt.
Câu 2: Chọn đáp án đúng khi tập hợp đội hình tiểu đội 2 hàng dọc?
A. Hai hàng dọc đứng sau, hai bên tiểu đội trưởng.
B. Hàng dọc các số lẻ đứng phía sau tiểu đội trưởng, hàng dọc các số chẵn đứng bên trái hàng
các số lẻ.
C. Hàng dọc các số lẻ đứng bên trái tiểu đội trưởng, hàng dọc các số chẵn đứng bên trái hàng các
số lẻ.
D. Hàng dọc các số lẻ đứng phía sau tiểu đội trưởng, hàng các số chẵn đứng bên phải hàng các số
lẻ
Câu 3: Vị trí của tiểu đội trưởng khi kết thúc các bước trong tập hợp đội hình tiểu đội hàng dọc là
ở?
A. Phía trước bên trái của đội hình cách số 1 từ 3-5 bước.
B. Phía trước bên phải của đội hình cách số 1 từ 3-5 bước.
C. Phía trước của đội hình cách số 1 từ 3-5 bước.
D. Phía trước của đội hình cách số 1 từ 2-3 bước.
Câu 4: Tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng dọc, khi tiểu đội trưởng hô: “Điểm số”, các thành viên
trong tiểu đội thực hiện?
A. Từ trên xuống dưới các số về tư thế đứng nghiêm, đánh mặt sang trái 45 độ điểm số của mình
xong rồi đánh mặt trở lại, số cuối cùng không đánh mặt, điểm số của mình xong rồi hô “hết”.
B. Từ trên xuống dưới các số về tư thế đứng nghiêm, đánh mặt sang trái hết cỡ, điểm số của
mình xong rồi đánh mặt trở lại, số cuối cùng không đánh mặt, điểm số của mình xong rồi hô
“hết”.
C. Từ trên xuống dưới các số về tư thế đứng nghiêm, đánh mặt sang phải 45 độ điểm số của
mình xong rồi đánh mặt trở lại, số cuối cùng không đánh mặt, điểm số của mình xong rồi hô
“hết”.
D. Từ trên xuống dưới các số về tư thế đứng nghiêm, đánh mặt sang phải hết cỡ điểm số của
mình xong rồi đánh mặt trở lại, số cuối cùng không đánh mặt, điểm số của mình xong rồi hô
“hết”.
Câu 6: Đội hình tiểu đội một hàng dọc, các chiến sĩ trong hàng đứng cách nhau bao nhiêu?

A. 65cm
B. 70cm
C. 75cm
D. 100cm
Câu 7: Trong đội hình tiểu đội hàng dọc, để kiểm tra hàng đã thẳng hay chưa tiểu đội trưởng dựa
vào đâu để kiểm tra?
A. Hàng mặt.
B. Hàng chân.
C. Hàng cạnh mũ, cạnh vai.
D. Hàng đầu.
Câu 8: Trong đội hình tiểu đội hàng ngang, để kiểm tra hàng tiểu đội trưởng dựa vào đâu để
kiểm tra?
A. Hàng gót chân.
B. Hàng mũi chân.
C. Hàng vai.
D. Hàng mặt.
Câu 9: Trong đội hình tiểu đội 2 hàng ngang thì khoảng cách giữa 2 hàng ngang là bao nhiêu?

A. 65cm
B. 70cm
C. 75cm
D. 100cm
Câu 10: Trong đội hình tiểu đội 2 hàng dọc thì khoảng cách giữa 2 hàng dọc là bao nhiêu?

A. 65cm
B. 70cm
C. 75cm
D. 100cm
Câu 11: Trong bước 1 khi tập hợp tiểu đội một hàng ngang, tiểu đội trưởng hô khẩu lệnh:
“Tiểu đội X” thì hành động của các chiến sĩ là?
A. Quay về phía tiểu đội trưởng đứng nghiêm chờ lệnh.
B. Chạy về phía tiểu đội trưởng tập trung thành một hàng ngang.
C. Đứng nghiêm chờ lệnh.
D. Chạy về phía tiểu đội trưởng chờ lệnh.
Câu 12: Đội hình tiểu đội hai hàng ngang thường không vận dụng trong trường hợp nào?

A. Kiểm tra
B. Học tập
C. Giá súng
D. Khám súng
Câu 13: Trong đội hình trung đội một hàng dọc có mấy cách để điểm số?
A. 1
B. 2
C. 3
D. Không điểm số
Câu 14: Trong đội hình trung đội ba hàng ngang có mấy cách để điểm số?
A. 1
B. 2
C. 3
D. Không điểm số
Câu 15: Trong đội hình trung đội hai hàng ngang có mấy cách để điểm số?
A. 1
B. 2
C. 3
D. Không điểm số
Câu 16: Ý nào dưới đây không đúng khi tập hợp đội hình tiểu đội?
A. Khi tập hợp nên tránh hướng gió mùa, hướng mặt trời vào mắt chiến sĩ.
B. Tiểu đội trưởng hô dứt động lệnh “Tập hợp” rồi chạy đến vị trí tập hợp.
C. Khẩu lệnh rõ ràng, dứt khoát.
D. Mỗi chiến sĩ vào vị trí tập hợp phải trật tự, dóng hàng đúng cự ly, giãn cách .
Câu 17: Ý nào dưới đây không đúng khi tập hợp đội hình tiểu đội?
A. Khi tập hợp nên tránh hướng gió mùa, hướng mặt trời vào mắt chiến sĩ.
B. Tiểu đội trưởng đứng nghiêm về vị trí định tập hợp, quay về hướng các chiến sĩ hô khẩu lệnh
rồi quay về hướng định tập hợp.
C. Khẩu lệnh rõ ràng, dứt khoát.
D. Chiến sĩ phải đi đều vào vị trí tập hợp.
Câu 18: Vị trí của trung đội trưởng khi kết thúc các bước trong tập hợp đội hình trung đội
hàng ngang?
A. Phía trước chính giữ đội hình cách đội hình từ 2-3bước.
B. Phía trước chính giữ đội hình cách đội hình từ 3-5 bước.
C. Phía trước chính giữ đội hình cách đội hình từ 5-7 bước.
D. Phía trước chính giữ đội hình cách đội hình từ 5-8 bước.
Câu 19: Trong đội hình trung đội 3 hàng ngang thì cự ly giữa các hàng ngang gần nhau là
bao nhiêu?
A. 65cm
B. 70cm
C. 75cm
D. 100cm
Câu 20: Loại đội hình nào thường dùng trong khám súng?
A. Tiểu đội một hàng dọc.
B. Tiểu đội hai hàng dọc.
C. Tiểu đội hai hàng ngang .
D. Tiểu đội một hàng ngang .
Câu 21: Loại đội hình nào thường dùng trong hành quân?
A. Tiểu đội một hàng dọc và Tiểu đội hai hàng ngang.
B. Tiểu đội một hàng ngang và Tiểu đội hai hàng ngang .
C. Tiểu đội một hàng dọc và Tiểu đội hai hàng dọc.
D. Tiểu đội một hàng ngang và Tiểu đội hai hàng dọc.
Câu 22: Khi tập hợp một hàng ngang, Trung đội trưởng hô khẩu lệnh: “Từng tiểu đội
điểm số”, đơn vị thực hiện như thế nào?
A. Toàn trung đội lần lượt điểm số, các Tiểu đội trưởng cũng điểm số.
B. Từng tiểu đội điểm số theo thứ tự tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3. Các Tiểu đội trưởng
không điểm số.
C. Từng tiểu đội điểm số theo thứ tự tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3. Các Tiểu đội trưởng
cũng điểm số.
D. Toàn trung đội lần lượt điểm số, các Tiểu đội trưởng điểm số, Phó trung đội trưởng
không điểm số
Câu 23: Vị trí chỉ huy của Trung đội trưởng trong tập hợp hàng ngang là?
A. Phía trước chính giữa đội hình, cách 5 – 8 bước.
B. Phía trước chính giữa đội hình, cách 7 – 8 bước.
C. Phía trước chếch về bên trái đội hình, cách 3 – 5 bước.
D. Phía trước chếch về bên trái đội hình, cách 7 – 8 bước.
Câu 24: Khi tập hợp một hàng ngang, Trung đội trưởng hô khẩu lệnh: “Từng tiểu đội điểm
số”, thì những ai phải hô " Hết"?
A. Số cuối cùng của tiểu đội 3.
B. Số cuối cùng của các tiểu đội .
C. Tiểu đội trưởng tiểu đội 3.
D. Tất cả các tiểu đội trưởng.
Câu 25: Chọn đáp án sai?
A. Đội hình trung đội hai hàng ngang thường dùng trong học tập, kiểm tra, giá súng.

B. Đội hình trung đội một hàng ngang thường dùng trong học tập, sinh hoạt, kiểm tra.

C. Đội hình trung đội hai hàng ngang thường dùng trong kiểm tra, giá súng, khám súng.
D. Đội hình trung đội ba hàng ngang thường dùng trong kiểm tra, kiểm điểm, giá súng.

Câu 26: Khi tiểu đội một hàng ngang di chuyển đổi hướng bên phải về đằng sau, thì các số thực
hiện như thế nào?
A. Mọi thành viên trong tiểu đội di chuyển một khoảng cách bằng nhau.
B. Số 1 di chuyển khoảng cách lớn nhất.
C. Số cuối cùng di chuyển khoảng cách lớn nhất.
D. Số 1 và Số cuối cùng di chuyển khoảng cách lớn nhất.
Câu 27: Khi tiểu đội một hàng dọc di chuyển đổi hướng về bên phải, thì…?
A. Mọi thành viên trong tiểu đội di chuyển một khoảng cách bằng nhau.
B. Số 1 di chuyển khoảng cách lớn nhất.
C. Số cuối cùng di chuyển khoảng cách lớn nhất.
D. Số 1 và Số cuối cùng di chuyển khoảng cách lớn nhất.
Câu 28: Khi tiểu đội một hàng ngang di chuyển đổi hướng bên trái về đằng sau, thì thực hiện như
thế nào?
A. Mọi thành viên trong tiểu đội di chuyển một khoảng cách bằng nhau.
B. Số 1 di chuyển khoảng cách lớn nhất.
C. Số cuối cùng di chuyển khoảng cách lớn nhất.
D. Số 1 và Số cuối cùng di chuyển khoảng cách lớn nhất.
Câu 29: Khi tập hợp tiểu đội một hàng ngang, giãn cách của 2 số đứng cạnh nhau là bao nhiêu?
A. 1m, tính từ gót chân người nọ tới gót chân người kia.
B. 70 cm, tính từ khoảng cách hai cánh tay.
C. 20 cm, tính từ giữa hai gót chân.
D. 70 cm, tính từ giữa hai gót chân người nọ tới giữa hai gót chân người kia.
Câu 30: Vị trí của Tiểu đội trưởng khi kiểm tra hàng ngang là?
A. Phía trước chính giữa đội hình, cách 3 – 5 bước.
B. Phía trước chếch về bên phải đội hình, cách 2 – 3 bước.
C. Cách người làm chuẩn 2 – 3 bước.
D. Phía trước chếch về bên trái đội hình, cách 2 – 3 bước.
Câu 31: Vị trí chỉ huy của Trung đội trưởng trong tập hợp 2 hàng dọc là?
A. Phía trước chính giữa đội hình, cách 5 – 8 bước.
B. Phía trước chếch về bên phải đội hình, cách 5 – 8 bước.
C. Phía trước chếch về bên trái đội hình, cách 5 – 8 bước.
D. Phía trước chếch về bên trái đội hình, cách 7 – 8 bước.
Câu 32: Tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng ngang gồm những bước nào?
A. Điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; tập hợp đội hình; giải tán
B. Điểm số; tập hợp đội hình; giải tán
C. Tập hợp; điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán
D. Tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ
Câu 33: Tập hợp đội hình trung đội 3 hàng dọc gồm những bước nào?
A. Tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán
B. Tập hợp; điểm số; chình đôn hàng ngũ; giải tán
C. Điểm số; tập hợp đội hình; giải tán
D. Tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán
Câu 34: Thứ tự tập hợp đội hình trung đội 2 hàng dọc gồm những bước nào?
A. Tập hợp; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán
B. Điểm số; tập hợp đội hình; giải tán
C. Tập hợp đội hình; điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán
D. Tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán
Câu 35: Tập hợp đội hình trung đội 2 hàng dọc có mấy bước?
A. 4 bước
B. 2 bước
C. 3 bước
D. 1 bước
Câu 36: Tập hợp đội hình trung đội 1 hàng dọc có mấy bước?
A. 4 bước
B. 2 bước
C. 3 bước
D. 1 bước
Câu 24: Tập hợp đội hình trung đội 1 hàng dọc gồm những bước nào?
A. Tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ; giãi tán
B. Điểm số; tập hợp đội hình; giải tán
C. Tập hợp đội hình; điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán
D. Tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán
Câu 25: Cách điểm số của đội hình trung đội 3 hàng ngang như thế nào?
A. Tiểu đội 1 điểm số, các tiểu đội khác báo cáo thừa, thiếu
B. Hết tiểu đội 1, đến tiểu đội 2, đến tiểu đội 3 điểm số
C. Điểm số từ 1 đến hết chiến sĩ trong trung đội
D. Không có tiểu đội nào điểm số
Câu 26: Chiến sĩ nào làm chuẩn khi chỉnh đốn hàng ngũ đội hình tiểu đội, trung đội hàng
ngang?
A. Tiểu đội trưởng luôn là người làm chuẩn
B. Trung đội trưởng phải là người làm chuẩn
C. Tùy theo lệnh của chỉ huy, nhưng thường là người đứng đầu bên phải đội hình
D. Chiến sĩ bên trái cuối hàng ngang?
Câu 27: Đội hình nào sau đây không thực hiện điểm số?
A. Tiểu đội 1 hàng ngang
B. Tiểu đội 1 hàng dọc
C. Trung đội 1 hàng dọc
D. Tiểu đội 2 hàng ngang
Câu 28: Đội hình nào sau đây phải thực hiện điểm số?
A.Tiểu đội 1 hàng ngang
B. Tiểu đội 2 hàng dọc
C. Trung đội 2 hàng dọc
D. Tiểu đội 2 hàng ngang
Câu 29: Đội hình nào sau đây không thực hiện điểm số?
A.Tiểu đội 1 hàng ngang
B. Tiểu đội 1 hàng dọc
C. Trung đội 1 hàng dọc
D. Tiểu đội 2 hàng ngang
Câu 30: Khi kiểm tra gióng hàng, tiểu đội trưởng phải làm như thế nào?
A. Nghiêng đầu để kiểm tra theo chuẩn
B. Bước qua phải hoặc qua trái 5 bước
C. Thực hiện động tác qua phải (trái) để kiểm tra
D. Đứng tại chỗ để kiểm tra toàn đội hình
Câu 31: Khẩu lệnh của tiểu đội trưởng khi chỉnh đốn hàng ngũ đội hình tiểu đội 1 hàng
ngang như thế nào?
A. “Toàn tiểu đội, Nhìn bên phải – Thẳng, Thôi"
B. “Nghiêm, Nhìn phải – Thẳng, Thôi"
C. “Nhìn bên phải – Thẳng, Thôi"
D. “Nghiêm, Nhìn bên phải – Thẳng, Thôi"
Câu 32: Khẩu lệnh của tiểu đội trưởng khi chỉnh đốn hàng ngũ đội hình tiểu đội 1 hàng
ngang như thế nào?
A. “Toàn tiểu đội, Nhìn bên phải – Thẳng"
B. “Nghiêm, Nhìn phải – Thẳng"
C. “Nhìn bên phải – Thẳng"
D. “Nghiêm, Nhìn bên phải – Thẳng"
Câu 33: Ý nghĩa của đội hình tiểu đội hàng ngang ?
A. Thường dùng trong học tập, sinh hoạt, kiểm tra, kiểm điểm, khám súng, hành quân di chuyển.
B. Thường dùng trong học tập, sinh hoạt, kiểm tra, kiểm điểm, khám súng, giá súng.
C. Thường dùng trong học tập, sinh hoạt, hành quân di chuyển trên chiến trường, tập đội ngũ.
D. Thường dùng trong hành tiến, trong đội hình tập hợp cả trung đội, đại đội khi tập trung sinh
hoạt, học tập.
Câu 34: Ý nghĩa của đội hình tiểu đội hàng dọc?
A. Thường dùng trong hành quân, khi di chuyển đội hình, di chuyển vị trí.
B. Thường dùng trong sinh hoạt, học tập, kiểm tra, kiểm điểm, khám súng, giá súng.
C. Thường dùng trong hành tiến, khám súng, giá súng, tập trung sinh hoạt, học tập.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 35: Vị trí chỉ huy tại chỗ của Trung đội trưởng với đội hình trung đội hàng ngang?
A. Đứng chính giữa phía trước đội hình, cách từ 2 ÷ 3 bước.
B. Đứng chính giữa phía trước đội hình, cách từ 4 ÷ 6 bước.
C. Đứng đầu đội hình, cách chiến sĩ số 1 từ 2 ÷ 3 bước.
D. Đứng chính giữa phía trước đội hình, cách từ 5 ÷ 8 bước.
BÀI 4 ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ
I. ĐỘI HÌNH TIỂU ĐỘI
1. Đội hình tiểu đội hàng ngang
a) Đội hình tiểu đội một hàng ngang
* Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội 1 hàng ngang thường dùng trong học tập, sinh hoạt, kiểm tra, kiểm điểm,
khám súng, giá súng.
* Động tác thực hiện theo 4 bước sau:
- Tập hợp:
+ Khẩu lệnh: “Tiểu đội X thành 1 hàng ngang … tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh “Tiểu đội X thành 1
hàng ngang” là dự lệnh,“tập hợp” là động lệnh.
+ Động tác: Tiểu đội trưởng xác định vị trí và hướng tập hợp rồi quay về hướng các chiến sĩ, đứng nghiêm
hô khẩu lệnh “Tiểu đội X” (Nếu có tiểu đội khác cùng học tập ở bên cạnh thì phải hô rõ phiên hiệu của tiểu đội
mình).
Ví dụ: “ Tiểu đội 1”, nếu không có tiểu đội khác ở bên cạnh thì chỉ hô “Tiểu đội”, khi nghe hô “Tiểu đội”
toàn tiểu đội quay về phía tiểu đội trưởng đứng nghiêm chờ lệnh. Khi tiểu đội đã sẵn sàng chờ lệnh, tiểu đội
trưởng hô tiếp: “Thành 1 hàng ngang … tập hợp”, rồi quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn cho
tiểu đội vào tập hợp.
Nghe dứt động lệnh, toàn tiểu đội nhanh chóng im lặng chạy vào tập hợp (Nếu có súng phải xách súng
hoặc mang súng theo quy định đối với từng loại súng) đứng về phía bên trái của tiểu đội trưởng thành 1 hàng
ngang, giãn cách 70cm (tính từ giữa 2 gót chân của 2 người đứng cạnh nhau) hoặc cách nhau khoảng 20cm (tính
từ khoảng cách 2 cánh tay của 2 người đứng cạnh nhau).
Theo thứ tự từ phải sang trái: chiến sĩ số 1 (trung liên) số 2 (súng trường hoặc tiểu liên), số 3, số 4 (tiểu
liên), số 5 (M79), số 6 (B40 hoặc B41), số 7, số 8 (tiểu liên).

Khi đã có từ 2, 3 chiến sĩ đứng vào vị trí tập hợp, tiểu đội trưởng quay nửa bên trái, đi đều lên phía trước
chính giữa đội hình cách 3-5 bước quay vào đội hình đôn đốc tiểu đội tập hợp.
Từng người khi đã đứng vào vị trí phải nhanh chóng tự động dóng hàng đúng giãn cách, sau đó đứng
nghỉ.
Chú ý: Muốn kiểm tra giãn cách, từng người tay phải nắm tay phải lại, chống vào thắt lưng (sườn bên
phải) khi khuỷu tay của mình sát với cánh tay trái người đứng bên phải là được.
- Điểm số:
+ Khẩu lệnh: “Điểm số” không có dự lệnh.
+ Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Điểm số”, các chiến sỹ theo thứ tự từ phải sang trái lần lượt điểm số
từ 1 cho đến hết tiểu đội. Khi điểm số của mình phải kết hợp quay mặt sang trái 450, khi điểm số xong phải quay
mặt trở lại. Người đứng cuối cùng không phải quay mặt, sau khi điểm số của mình xong thì hô “Hết”. Từng
người trước khi điểm số của mình phải chuyển về tư thế đứng nghiêm, điểm số xong về tư thế đứng nghỉ.
Điểm số phải hô to, rõ, gọn, dứt khoát, liên tục.
- Chỉnh đốn hàng ngũ:
Trước khi chỉnh đốn hàng ngũ, tiểu đội trưởng phải hô cho tiểu đội đứng nghiêm.
+ Khẩu lệnh: “Nhìn bên phải (trái) … thẳng”, có dự lệnh và động lệnh “Nhìn bên phải (trái)” là dự lệnh,
“thẳng” là động lệnh.
Khẩu lệnh kết hợp: “Nghiêm…Nhìn bên phải (trái)…thẳng”. …… “Thôi”
+ Động tác: Nghe dứt động lệnh, trừ chiến sỹ làm chuẩn (người đứng đầu bên phải hoặc bên trái đội hình)
vẫn nhìn thẳng, còn các chiến sỹ khác phải quay mặt hết cỡ sang bên phải (trái), xê dịch lên, xuống để dóng hàng
và giữ giãn cách (nếu có súng khi xê dich vị trí phải xách súng, sau khi xê dịch xong đặt súng xuống đúng vị trí).
36
Khi dóng hàng ngang từng người phải nhìn vào ve cổ áo của người đứng bên phải (trái) của mình.
Khi tiểu đội đã dóng hàng xong, tiểu đội trưởng hô “Thôi”. Nghe dứt động lệnh “Thôi” tất cả tiểu đội đều
quay mặt trở lại, đứng nghiêm, không xê dịch vị trí.
Tiểu đội trưởng kiểm tra giãn cách giữa các chiến sỹ, sau đó quay nửa bên trái (phải) đi đều về phía người
làm chuẩn cách 2-3 bước, quay vào đội hình để kiểm tra hàng ngang.
Nếu thấy gót chân của các chiến sỹ nằm trên một đường thẳng là hàng ngang đã thẳng.
Nếu có chiến sỹ nào đứng chưa thẳng, Tiểu đội trưởng dùng khẩu lệnh “Đồng chí X (hoặc số X)”… lên
(xuống)”, chiến sỹ nghe gọi tên hoặc số của mình phải quay mặt nhìn về hướng Tiểu đội trưởng và làm theo lệnh
của Tiểu đội trưởng. Khi các chiến sỹ đã đứng thẳng hàng Tiểu đội trưởng hô “Được” các chiến sỹ quay mặt trở
về hướng cũ.
Thứ tự sửa: từ người đứng gần tới người đứng xa, Tiểu đội trưởng có thể qua phải (trái) một bước để kiểm
tra hàng.
Cũng có thể sửa 1 hoặc nhiều chiến sỹ cùng một lúc. Ví dụ: “Từ số 3 đến số 7… lên (xuống)”, các chiến
sỹ trong số được gọi làm động tác như khi sửa từng người.
Chỉnh đốn xong Tiểu đội trưởng về vị trí chỉ huy.
Trường hợp lấy chiến sỹ đứng ở giữa hàng làm chuẩn để chỉnh đốn thì: Tiểu đội trưởng phải dùng khẩu
lệnh để chỉ định người làm chuẩn: “Đồng chí X (hoăc số X làm chuẩn)”, chiến sỹ X nghe gọi, đứng nghiêm trả
lời “Có” và giơ tay phải lên. Tiểu đội trưởng hô tiếp: “Nhìn giữa … thẳng”, các chiến sỹ đứng hai bên lấy
người làm chuẩn để gióng hàng. Chiến sỹ làm chuẩn sau khi nghe dứt động lệnh “thẳng” khoảng 5 giây thì bỏ
tay xuống vẫn đứng nghiêm.
Khi chỉnh đốn hàng, Tiểu đội trưởng có thể về bên phải (trái) đội hình.
Động tác của Tiểu đội trưởng và các chiến sỹ làm như khi nhìn bên phải (trái) đội hình.
- Giải tán:
+ Khẩu lệnh “Giải tán”, không có dự lệnh.
+ Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Giải tán” mọi người trong tiểu đội nhanh chóng tản ra, nếu đang
đứng nghỉ phải trở về tư thế đứng nghiêm rồi giải tán.
b) Đội hình tiểu đội hai hàng ngang
* Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội 2 hàng ngang thường dùng trong học tập, sinh hoạt, kiểm tra, kiểm điểm, giá súng.
* Động tác thực hiện theo 3 bước sau:
- Tập hợp: Thực hiện tương tự như tập hợp 1 hàng ngang chỉ khác:
+ Khẩu lệnh: “Tiểu đội X thành hai hàng ngang … tập hợp”. …… “Thôi”
+ Vị trí khi đứng trong đội hình: Các số lẻ đứng hàng trên (số 1,3,5,7) các số chẵn đứng hàng dưới (số
2,4,6,8). Cự ly giữa hàng trên và hàng dưới là 1m.

- Chỉnh đốn hàng ngũ: Thực hiện tương tự như tập hợp 1 hàng ngang.
- Giải tán: Thực hiện tương tự như tập hợp 1 hàng ngang.
2. Đội hình tiểu đội hàng dọc
a) Đội hình tiểu đội một hàng dọc
* Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội 1 hàng dọc thường dùng trong hành quân, khi di chuyển đội hình, di chuyển
vị trí.
* Động tác thực hiện theo 4 bước sau:
37
- Tập hợp:
+ Khẩu lệnh: “Tiểu đội X thành 1 hàng dọc … tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh “Tiểu đội X thành 1
hàng dọc” là dự lệnh,“tập hợp” là động lệnh.
+ Động tác của Tiểu đội trưởng giống như ở đội hình một hàng ngang.
+ Nghe dứt động lệnh, toàn tiểu đội nhanh chóng im lặng chạy vào tập hợp (Nếu có súng phải xách súng
hoặc mang súng theo quy định đối với từng loại súng) đứng sau tiểu đội trưởng thành 1 hàng dọc, cự ly giữa
người đứng trước và người đứng sau là 1m (tính từ gót chân của 2 người) theo thứ tự từ trên xuống dưới: Chiến
sĩ số 1 (trung liên) số 2 (súng trường hoặc tiểu liên), số 3, số 4 (tiểu liên), số 5 M79, số 6 (B40 hoặc B41), số 7,
số 8 (tiểu liên).
Khi đã có từ 2, 3 chiến sĩ đứng vào vị trí tập hợp, tiểu đội trưởng quay nửa bên trái, đi đều ra phía trước
đội hình, cách 3-5 bước quay vào đội hình đôn đốc tiểu đội tập hợp.
Từng người khi đã đứng vào vị trí phải nhanh chóng tự động dóng hàng đúng giãn cách, sau đó đứng
nghỉ.
- Điểm số:
+ Khẩu lệnh: “Điểm số” không có dự lệnh.
+ Động tác: Khi nghe dứt động lệnh, các chiến sỹ theo thứ tự từ trên xuống dưới lần lượt điểm số từ 1 cho
đến hết tiểu đội. Khi điểm số của mình phải đồng thời quay mặt hết cỡ sang bên trái, khi điểm số xong phải quay
mặt trở lại. Người đứng cuối cùng không phải quay mặt, sau khi điểm số của mình xong thì hô “Hết”.
Điểm số phải hô to, rõ, gọn, dứt khoát, liên tục.
- Chỉnh đốn hàng ngũ
Trước khi chỉnh đốn hàng ngũ, tiểu đội trưởng phải hô cho tiểu đội đứng nghiêm.
+ Khẩu lệnh: “Nhìn trước … thẳng”, có dự lệnh và động lệnh “Nhìn trước” là dự lệnh, “thẳng” là động lệnh.
Khẩu lệnh kết hợp: “Nghiêm…Nhìn trước… thẳng”. …… “Thôi”
+ Động tác: Nghe dứt động lệnh, trừ chiến sỹ số 1 còn các chiến sỹ khác dóng hàng dọc, nhìn thẳng giữa
gáy người đứng trước mình (không nhìn thấy gáy người thứ đứng thứ 2 trước mình), tự xê dịch sang phải, trái để
thẳng hàng dọc và xê dịch lên, xuống để đúng cự ly (nếu có súng khi xê dich vị trí phải xách súng, sau khi xê
dịch xong đặt súng xuống đúng vị trí).
Khi tiểu đội đã dóng hàng xong, tiểu đội trưởng hô “Thôi”. Nghe dứt động lệnh, toàn tiểu đội đứng
nghiêm. Tiểu đội trưởng quay nửa bên trái đi đều về trước, chính giữa đội hình từ 2-3 bước, nhìn vào đội hình để
kiểm tra hàng dọc.
Hàng dọc thẳng là cạnh mũ, cạnh vai của chiến sỹ nằm trên 1 đường thẳng.
Nếu chiến sỹ nào đứng chưa thẳng, tiểu đội trưởng dùng khẩu lệnh: “Đồng chí X (hoặc số X)…Qua phải
(hoặc qua trái)” để sửa, chiến sỹ nghe gọi tên hoặc số của mình làm theo lệnh của tiểu đội trưởng. Khi các chiến
sỹ đã đứng thẳng hàng tiểu đội trưởng hô “Được”, lần lượt sửa từ trên xuống dưới, cũng có thể sửa từ 2-3 người
chiến sỹ cùng một lúc. Sửa xong, tiểu đội trưởng về vị trí chỉ huy (ở bên trái phía trước đội hình)
- Giải tán: Khẩu lệnh, động tác giống như ở đội hình 1 hàng ngang.
b) Đội hình tiểu đội hai hàng dọc
* Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội 2 hàng dọc thường dùng trong hành quân, khi di chuyển đội hình, di chuyển
vị trí.
* Động tác thực hiện theo 3 bước sau:
- Tập hợp: Thực hiện tương tự như 1 hàng dọc chỉ khác:
+ Khẩu lệnh: “Tiểu đội X thành hai hàng dọc … tập hợp”. …… “Thôi”
+ Vị trí khi đứng trong đội hình: Các số lẻ đứng hàng bên phải (số 1,3,5,7) các số chẵn đứng hàng bên trái
(số 2,4,6,8); Giãn cách giữa hai hàng là 70cm.
- Chỉnh đốn hàng ngũ: Thực hiện tương tự như tập hợp 1 hàng dọc. Khi gióng hàng, các chiến sỹ đứng ở
hàng bên trái (hàng số chẵn) vừa gióng hàng dọc, vừa dùng ánh mắt để gióng hàng ngang.
- Giải tán: Thực hiện tương tự như tập hợp 1 hàng dọc.
* Những điểm chú ý:
+ Trước khi tập hợp, người chỉ huy phải căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung công việc, địa hình, thời tiết và
phương hướng để xác định đội hình tập hợp và hướng của tiểu đội. Khi tập hợp nên tránh hướng gió mùa, hướng
mặt trời chiếu vào mắt chiến sỹ.
+ Phải xác định được đội hình, vị trí tập hợp, hướng đội hình rồi đứng tại vị trí tập hợp hô khẩu lệnh tập
hợp, sau đó làm chuẩn cho tiểu đội vào tập hợp. Nếu vị trí tập hợp xa nơi Tiểu đội trưởng đứng (quá 20m) thì

38
Tiểu đội trưởng phải đôn đốc nhắc nhở tiểu đội về vị trí tập hợp. Tiểu đội trưởng không được hô dứt động lệnh
“Tập hợp” rồi mới chạy đến vị trí tập hợp tiểu đội.
+ Khẩu lệnh phải rõ ràng, dứt khoát, động tác phải khẩn trương, chuẩn xác mẫu mực. Khi sửa sai cho
chiến sỹ phải dùng khẩu lệnh và động tác mẫu để chỉ huy.
+ Mỗi quân nhân khi đã vào tập hợp phải trật tự, động tác gióng hàng đúng cự ly, giãn cách, tập trung
nghe lệnh của Tiểu đội trưởng.

39
II. ĐỘI HÌNH TRUNG ĐỘI
1. Đội hình trung đội hàng ngang
a) Đội hình trung đội một hàng ngang
* Ý nghĩa: Đội hình trung đội 1 hàng ngang thường dùng trong huấn luyện, kiểm tra, kiểm nghiệm, khám
súng, giá súng.
* Động tác thực hiện theo 4 bước sau:
- Tập hợp:
+ Khẩu lệnh: “Trung đội, thành một hàng ngang…tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh. “Trung đội, thành
một hàng ngang” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh.

Hô xong khẩu lệnh trung đội trưởng quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn.
+ Động tác:
Khi nghe dứt động lệnh “tập hợp”, toàn trung đội im lặng, nhanh chóng chạy vào vị trí tập hợp. Phó trung
đội trưởng đứng sau trung đội trưởng, đứng bên trái trung đội trưởng theo thứ tự là tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội
3 (mỗi tiểu đội thành một hàng ngang). Đúng cự li quy định, tự động dóng hàng xong thì đứng nghỉ. (Hình 1.5)
Khi tiểu đội 1 đã vào vị trí tập hợp, trung đội trưởng quay nửa bên trái, chạy đều ra phía trước chính giữa
đội hình, cách 5–8 bước quay vào đội hình đôn đốc trung đội tập trung.
Từng người vào vị trí phải nhanh chóng tự động dóng hàng ngang, đúng giãn cách, sau đó đứng nghỉ.
- Điểm số:
+ Điểm số theo từng tiểu đội để đổi hình, đổi hướng:
Khẩu lệnh: “Từng tiểu đội điểm số”, không có dự lệnh.
Nghe dứt động lệnh, từng tiểu đội điểm số theo thứ tự tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3. Các tiểu đội trưởng
không điểm số. Người đứng cuối cùng của tiểu đội điểm số xong thì hô “Hết”, không phải quay mặt.
+ Điểm số toàn trung đội để nắm quân số.
Khẩu lệnh: “Điểm số”, không có dự lệnh.
Nghe dứt động lệnh, toàn trung đội điểm số, các tiểu đội trưởng cũng điểm số. Lần lượt điểm số theo thứ
tự và nối tiếp nhau từ tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3. Người đứng cuối cùng của tiểu đội 3 điểm số xong thì hô
“Hết”, không phải quay mặt.
Động tác điểm số của từng người giống như điểm số đội hình tiểu đội.
- Chỉnh đốn hàng ngũ:
Khẩu lệnh, động tác cơ bản giống như chỉnh đốn hàng ngũ của đội hình tiểu đội hàng ngang, chỉ khác: vị
trí chỉnh đốn đội hình, cách người làm chuẩn 3-5 bước.
- Giải tán:
Khẩu lệnh, động tác giống như đội hình tiểu đội hàng ngang.
b) Đội hình trung đội hai hàng ngang
* Ý nghĩa: Đội hình trung đội 2 hàng ngang thường dùng trong học tập, sinh hoạt, kiểm tra, kiểm điểm, giá súng.
* Động tác thực hiện theo 3 bước sau:
- Tập hợp:
+ Khẩu lệnh “Trung đội, thành hai hàng ngang…tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh.
“Trung đội, thành hai hàng ngang” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh.
Hô xong khẩu lệnh trung đội trưởng quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn.
Nghe dứt động lệnh, toàn trung đội nhanh chóng, im lặng chạy vào vị trí tập hợp, đứng sau trung đội
trưởng là phó trung đội trưởng, bên trái trung đội trưởng theo thứ tự là tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3, mỗi tiểu
đội thành hai hàng ngang, các số lẻ đứng hàng trên, các số chẵn đứng hàng dưới.
40
Khi thấy tiểu đội 1 đã vào vị trí tập hợp, trung đội trưởng quay nửa bên trái, chạy đều ra đứng ở phía trước
chính giữa đội hình cách 5-8 bước quay vào đội hình, đôn đốc trung đội tập hợp. Trung đội phó bước lên vị trí
của trung đội trưởng.
- Chỉnh đốn hàng ngũ:
Khẩu lệnh, động tác của trung đội trưởng và các chiến sĩ trong trung đội giống như chỉnh đốn hàng ngũ
đội hình trung đội một hàng ngang.
Chỉ khác: Cả hai hàng đều phải quay mặt và dóng hàng, các chiến sĩ đứng ở hàng dưới vừa dóng hàng
ngang vừa phải dóng hàng dọc. Người làm chuẩn đứng ở đầu (hoặc cuối) của từng hàng nhìn thẳng.
Trung đội trưởng kiểm tra hàng trên trước, hàng dưới sau.
- Giải tán: Thực hiện như đội hình tiểu đội hàng ngang.
c) Đội hình trung đội ba hàng ngang
* Ý nghĩa: Đội hình trung đội 3 hàng ngang thường dùng trong học tập, sinh hoạt, kiểm tra, kiểm điểm,
giá súng.
* Động tác thực hiện theo 4 bước sau:
- Tập hợp
Khẩu lệnh: “Trung đội, thành ba hàng ngang...tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh, “Trung đội, thành ba
hàng ngang” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh.
Hô xong khẩu lệnh trung đội trưởng quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn.
Nghe dứt động lệnh, toàn trung đội im lặng, nhanh chóng chạy vào vị trí tập hợp, đứng sau trung đội
trưởng là phó trung đội trưởng, bên trái trung đội trưởng theo thứ tự từ trên xuống dưới là tiểu đội 1, tiểu đội 2,
tiểu đội 3, mỗi tiểu đội thành một hàng ngang. Khoảng cách giữa hàng trên và hàng dưới là 1m.

- Điểm số: Khẩu lệnh: “Điểm số”, chỉ có động lệnh không có dự lệnh.
Nghe dứt động lệnh, chỉ có tiểu đội 1 điểm số (giống như đội hình tiểu đội một hàng ngang), tiểu đội
trưởng không điểm số. Tiểu đội 2, tiểu đội 3 không điểm số mà lấy số của tiểu đội 1 tính số của mình. Người
đứng cuối hàng của tiểu đội 2, tiểu đội 3 phải báo cáo cho trung đội trưởng biết quân số của tiểu đội mình (đủ,
thừa, thiếu), khi báo cáo phải đứng nghiêm, báo cáo xong đứng nghỉ.
- Chỉnh đốn hàng ngũ (tương tự như trên)
- Giải tán (tương tự như trên).
2. Đội hình trung đội hàng dọc
a) Đội hình trung đội một hàng dọc
* Ý nghĩa: Đội hình trung đội hàng dọc thường dùng để hành quân, di chuyển.
* Động tác thực hiện theo 4 bước sau:
41
- Tập hợp:
Khẩu lệnh: “Trung đội, thành một hàng dọc…tập hơp”, có dự lệnh và động lệnh, “Trung đội, thành một
hàng dọc” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh.
Hô khẩu lệnh xong, trung đội trưởng quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn.
Nghe dứt động lệnh, toàn trung đội im lặng, nhanh chóng chạy vào vị trí tập hợp, đứng sau trung đội
trưởng cách trung đội trưởng 1m thành một hàng dọc, theo thứ tự từ trên xuống dưới là: Phó trung đội trưởng,
tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3.
Khi thấy tiểu đội 1 đã vào vị trí, trung đội trưởng quay nửa bên trái, chạy đều ra phía trước chếch về bên
trái đội hình, cách 5-8 bước, quay vào đội hình đôn đốc trung đội tập hợp.
Từng người đã vào vị trí phải đứng ở tư thế nghỉ, nhanh chóng tự động dóng hàng, đúng giãn cách.
- Điểm số: Có 2 cách điểm số
+ Điểm số theo từng tiểu đội: Khẩu lệnh “Từng tiểu đội điểm số”, không có dự lệnh, chỉ có động lệnh.
Nghe dứt động lệnh từng tiểu đội điểm số theo thứ tự tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3. Tiểu đội trưởng không
điểm số. Người đứng cuối cùng của tiểu đội không phải quay mặt sau khi điểm số của mình xong thì hô “Hết”.
Động tác điểm số của từng người như ở đội hình trung đội một hàng ngang.
+ Điểm số toàn trung đội: Khẩu lệnh “Điểm số”, không có dự lệnh, chỉ có động lệnh. Nghe dứt động lệnh
toàn trung đội điểm số theo thứ tự từ một tới hết, tiểu đội trưởng cũng điểm số. Người đứng cuối cùng của tiểu
đội 3 không phải quay mặt, sau khi điểm số của mình xong thì hô “Hết”.
- Chỉnh đốn hàng ngũ:
Trước khi chỉnh đốn hàng ngũ trung đội trưởng phải hô cho trung đội đứng nghiêm.
Khẩu lệnh: “Nhìn trước… thẳng”, có dự lệnh và động lệnh, “Nhìn trước” là dự lệnh, “thẳng” là động
lệnh. Đã ổn định: “Thôi”
Nghe dứt động lệnh, toàn trung đội đứng nghiêm dóng hàng, động tác giống như ở đội hình tiểu đội hàng
dọc, chỉ khác trung đội trưởng đi về phía trước đội hình cách 2-3 bước để kiểm tra hàng dọc.
- Giải tán: Khẩu lệnh, động tác như ở đội hình trung đội hàng ngang.
b) Đội hình trung đội hai hàng dọc
Đội hình trung đội hai hàng dọc thực hiện thư tự như sau:
- Tập hợp
Khẩu lệnh: “Trung đội, thành hai hàng dọc…tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh, “Trung đội, thành hai
hàng dọc” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh.
Hô xong khẩu lệnh, trung đội trưởng quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn.
Nghe dứt động lệnh, toàn trung đội nhanh chóng chạy vào vị trí tập hợp, đứng sau trung đội trưởng theo
thứ tự là phó trung đội trưởng, tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3, mỗi tiểu đội thành hai hàng dọc, các số lẻ đứng
hàng dọc bên phải (sau tiểu đội trưởng), các số chẵn đứng hàng dọc bên trái.
- Chỉnh đốn hàng ngũ:
Trước khi chỉnh đốn hàng ngũ trung đội trưởng phải hô cho trung đội đứng nghiêm.
Khẩu lệnh: “Nhìn trước…thẳng”, có dự lệnh và động lệnh, “Nhìn trước” là dự lệnh, “thẳng” là động lệnh.
Nghe dứt động lệnh toàn trung đội đứng nghiêm dóng hàng dọc, động tác thực hiện như ở đội hình tiểu
đội hai hàng dọc, chỉ khác: Khi nghe dứt động lệnh, các tiểu đội trưởng qua trái nửa bước để đứng chính giữa
đội hình của tiểu đội mình. Tất cả nhìn thẳng để dóng hàng dọc đồng thời dùng ánh mắt dóng hàng ngang.
Khoảng cách của trung đội trưởng đến tiểu đội 1
Khi kiểm tra hàng là 5-8 bước
- Giải tán: Khẩu lệnh và động tác thực hiện như ở đội hình trung đội hàng ngang.
c) Đội hình trung đội ba hàng dọc
Đội hình trung đội ba hàng dọc thực hiện thứ tự như sau:
- Tập hợp:
Khẩu lệnh: “Trung đội, thành ba hàng dọc…tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh, “Trung đội, thành ba
hàng dọc” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh.
Hô xong khẩu lệnh trung đội trưởng quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn.
Nghe dứt động lệnh, toàn trung đội nhanh chóng chạy vào vị trí tập hợp, đứng sau trung đội trưởng theo
thứ tự: Phó trung đội trưởng và tiểu đội 1, tiểu đội 2 đứng bên trái tiểu đội 1, tiểu đội 3 đứng bên trái tiểu đội 2,
mỗi tiểu đội thành một hàng dọc. (Hình 1.8)
- Điểm số:

42
Khẩu lệnh, động tác như ở đội hình trung đội ba hàng ngang, chỉ khác là điểm số theo hàng dọc.
- Chỉnh đốn hàng ngũ:
Trước khi chỉnh đốn hàng ngũ trung đội trưởng phải hô cho trung đội đứng nghiêm. Khẩu lệnh, động tác
cơ bản giống ở đội hình trung đội một hàng dọc.
- Giải tán: Khẩu lệnh và động tác thực hiện như ở đội hình trung đội hàng ngang.
* Những điểm chú ý:
+ Trước khi tập hợp trung đội trưởng phải căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung công việc, địa hình, thời tiết và
phương hướng để xác định đội hình tập hợp và hướng của đội hình. Khi tập hợp nên tránh hướng gió, hướng mặt trời.
+ Phải xác định vị trí, hướng tập hợp rồi đứng tại vị trí đã xác định hô khẩu lệnh, nếu vị trí tập hợp xa vị trí
của trung đội thì trung đội trưởng phải đôn đốc, nhắc nhở trung đội về vị trí tập hợp. Không được hô xong khẩu
lệnh rồi mới chạy đến vị trí tập hợp, dù chỉ cách 2-3 bước.
+ Khẩu lệnh phải rõ ràng, dứt khoát, động tác phải khẩn trương, mẫu mực.
III. ĐỔI HƯỚNG ĐỘI HÌNH
Ý nghĩa: Dùng để đổi hướng đội hình cho phù hợp với nhiệm vụ và địa hình cụ thể, đồng thời rèn luyện ý
thức hiệp đồng động tác trong đội hình.
1. Đổi hướng khi đang đứng tại chỗ
a) Đổi hướng đội hình về bên phải (trái).
- Khẩu lệnh: “Bên phải (trái)…quay”, có dự lệnh và động lệnh, “Bên phải (trái)” là dự lệnh, “quay” là
động lệnh.
- Động tác: Nghe dứt động lệnh, tất cả mọi người trong đội hình đều thực hiện động tác quay bên phải
(trái). Đội hình lúc này đổi sang hướng mới nhưng không thể giữ được đúng giãn cách, cự li như trước khi đổi.
b) Đổi hướng về đằng sau:
- Khẩu lệnh: “Đằng sau…quay”, có dự lệnh và động lệnh, “Đằng sau” là dự lệnh, “quay” là động lệnh.
- Động tác: Nghe dứt động lệnh, tất cả mọi người trong đội hình đề thực hiện động tác quay đằng sau. Đội
hình lúc này được đổi sang hướng mới mà vẫn giữ được cự li, giãn cách như trước khi đổi.
2. Đổi hướng khi đang đi
a) Tiểu đội một hàng ngang và hai hàng ngang đổi hướng
- Đổi hướng về bên phải hoặc trái.
+ Khẩu lệnh: “Tiểu đội vòng bên phải (trái)…bước”, có dự lệnh và động lệnh, “Tiểu đội vòng bên phải
(trái)” là dự lệnh, “bước” là động lệnh, vòng bên nào thì hô động lệnh rơi vào chân bên ấy.

+ Động tác: Nghe dứt động lệnh, người đầu hàng làm trụ vừa làm động tác giậm chân vừa phối hợp với
các chiến sĩ trong tiểu đội từng bước xoay dần sang hướng mới (xoay 90 0) về bên phải (trái). Nếu là hai hàng
ngang, khi xoay phải giữ đúng hướng và cự li, giãn cách giữa hai hàng.
- Tiểu đội một hàng ngang đổi hướng về bên trái thì ngược lại
- Đổi hướng về phía sau:

43
+ Khẩu lệnh: “Tiểu đội bên phải (trái) vòng đằng sau…bước”, có dự lệnh và động lệnh, “Tiểu đội bên
phải (trái) vòng đằng sau” là dự lệnh, “bước” là động lệnh. Vòng bên nào hô động lệnh rơi vào chân bên ấy.
+ Động tác: Nghe dứt động lệnh, các chiến sĩ vòng xoay dần về hướng mới như khi vòng bên phải (trái)
nhưng phải vòng 1800.
b) Tiểu đội một hàng dọc và hai hàng dọc đổi hướng
- Đổi hướng về bên phải hoặc bên trái (Hình 1.10)
+ Khẩu lệnh: “Tiểu đội vòng bên phải (trái)…bước”, có dự lệnh và động lệnh, “Tiểu đội vòng bên phải
(trái)” là dự lệnh, “bước” là động lệnh, vòng bên nào thì hô động lệnh rơi vào chân bên ấy.

+ Động tác: Nghe dứt động lệnh, số chuẩn xoay dần sang hướng mới 900, các chiến sĩ còn lại lần lượt đi
đến vị trí cũ của số chuẩn, đi sau số chuẩn đổi về hướng mới. Nếu là hai hàng dọc, khi vòng phải giữ đúng
hướng và giãn cách giữa hai hàng.
- Đổi hướng về phía sau (Hình 1.11)

44
+ Khẩu lệnh: “Tiểu đội bên phải (trái) vòng đằng sau…bước”, có dự lệnh và động lệnh, “Tiểu đội bên
phải (trái) vòng đằng sau” là dự lệnh, “bước” là động lệnh; vòng bên nào thì hô động lệnh rơi vào chân bên ấy.
+ Động tác: Nghe dứt động lệnh, tiểu đội đi vòng bên phải (trái) về phía sau 1800.

45
Câu 1: Đội hình tiểu đội một hàng dọc thường được dùng trong trường hợp nào?
A. Hành quân.
B. Kiểm tra.
C. Giá súng.
D. Học tập, sinh hoạt.
Câu 2: Chọn đáp án đúng khi tập hợp đội hình tiểu đội 2 hàng dọc?
A. Hai hàng dọc đứng sau, hai bên tiểu đội trưởng.
B. Hàng dọc các số lẻ đứng phía sau tiểu đội trưởng, hàng dọc các số chẵn đứng bên trái hàng
các số lẻ.
C. Hàng dọc các số lẻ đứng bên trái tiểu đội trưởng, hàng dọc các số chẵn đứng bên trái hàng các
số lẻ.
D. Hàng dọc các số lẻ đứng phía sau tiểu đội trưởng, hàng các số chẵn đứng bên phải hàng các số
lẻ
Câu 3: Vị trí của tiểu đội trưởng khi kết thúc các bước trong tập hợp đội hình tiểu đội hàng dọc là
ở?
A. Phía trước bên trái của đội hình cách số 1 từ 3-5 bước.
B. Phía trước bên phải của đội hình cách số 1 từ 3-5 bước.
C. Phía trước của đội hình cách số 1 từ 3-5 bước.
D. Phía trước của đội hình cách số 1 từ 2-3 bước.
Câu 4: Tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng dọc, khi tiểu đội trưởng hô: “Điểm số”, các thành viên
trong tiểu đội thực hiện?
A. Từ trên xuống dưới các số về tư thế đứng nghiêm, đánh mặt sang trái 45 độ điểm số của mình
xong rồi đánh mặt trở lại, số cuối cùng không đánh mặt, điểm số của mình xong rồi hô “hết”.
B. Từ trên xuống dưới các số về tư thế đứng nghiêm, đánh mặt sang trái hết cỡ, điểm số của
mình xong rồi đánh mặt trở lại, số cuối cùng không đánh mặt, điểm số của mình xong rồi hô
“hết”.
C. Từ trên xuống dưới các số về tư thế đứng nghiêm, đánh mặt sang phải 45 độ điểm số của
mình xong rồi đánh mặt trở lại, số cuối cùng không đánh mặt, điểm số của mình xong rồi hô
“hết”.
D. Từ trên xuống dưới các số về tư thế đứng nghiêm, đánh mặt sang phải hết cỡ điểm số của
mình xong rồi đánh mặt trở lại, số cuối cùng không đánh mặt, điểm số của mình xong rồi hô
“hết”.
Câu 6: Đội hình tiểu đội một hàng dọc, các chiến sĩ trong hàng đứng cách nhau bao nhiêu?

A. 65cm
B. 70cm
C. 75cm
D. 100cm
Câu 7: Trong đội hình tiểu đội hàng dọc, để kiểm tra hàng đã thẳng hay chưa tiểu đội trưởng dựa
vào đâu để kiểm tra?
A. Hàng mặt.
B. Hàng chân.
C. Hàng cạnh mũ, cạnh vai.
D. Hàng đầu.
Câu 8: Trong đội hình tiểu đội hàng ngang, để kiểm tra hàng tiểu đội trưởng dựa vào đâu để
kiểm tra?

46
A. Hàng gót chân.
B. Hàng mũi chân.
C. Hàng vai.
D. Hàng mặt.
Câu 9: Trong đội hình tiểu đội 2 hàng ngang thì khoảng cách giữa 2 hàng ngang là bao nhiêu?

A. 65cm
B. 70cm
C. 75cm
D. 100cm
Câu 10: Trong đội hình tiểu đội 2 hàng dọc thì khoảng cách giữa 2 hàng dọc là bao nhiêu?

A. 65cm
B. 70cm
C. 75cm
D. 100cm
Câu 11: Trong bước 1 khi tập hợp tiểu đội một hàng ngang, tiểu đội trưởng hô khẩu lệnh:
“Tiểu đội X” thì hành động của các chiến sĩ là?
A. Quay về phía tiểu đội trưởng đứng nghiêm chờ lệnh.
B. Chạy về phía tiểu đội trưởng tập trung thành một hàng ngang.
C. Đứng nghiêm chờ lệnh.
D. Chạy về phía tiểu đội trưởng chờ lệnh.
Câu 12: Đội hình tiểu đội hai hàng ngang thường không vận dụng trong trường hợp nào?

A. Kiểm tra
B. Học tập
C. Giá súng
D. Khám súng
Câu 13: Trong đội hình trung đội một hàng dọc có mấy cách để điểm số?
A. 1
B. 2
C. 3
D. Không điểm số
Câu 14: Trong đội hình trung đội ba hàng ngang có mấy cách để điểm số?
A. 1
B. 2
C. 3
D. Không điểm số
Câu 15: Trong đội hình trung đội hai hàng ngang có mấy cách để điểm số?
A. 1
B. 2
C. 3
D. Không điểm số
Câu 16: Ý nào dưới đây không đúng khi tập hợp đội hình tiểu đội?
A. Khi tập hợp nên tránh hướng gió mùa, hướng mặt trời vào mắt chiến sĩ.
B. Tiểu đội trưởng hô dứt động lệnh “Tập hợp” rồi chạy đến vị trí tập hợp.

47
C. Khẩu lệnh rõ ràng, dứt khoát.
D. Mỗi chiến sĩ vào vị trí tập hợp phải trật tự, dóng hàng đúng cự ly, giãn cách .
Câu 17: Ý nào dưới đây không đúng khi tập hợp đội hình tiểu đội?
A. Khi tập hợp nên tránh hướng gió mùa, hướng mặt trời vào mắt chiến sĩ.
B. Tiểu đội trưởng đứng nghiêm về vị trí định tập hợp, quay về hướng các chiến sĩ hô khẩu lệnh
rồi quay về hướng định tập hợp.
C. Khẩu lệnh rõ ràng, dứt khoát.
D. Chiến sĩ phải đi đều vào vị trí tập hợp.
Câu 18: Vị trí của trung đội trưởng khi kết thúc các bước trong tập hợp đội hình trung đội
hàng ngang?
A. Phía trước chính giữ đội hình cách đội hình từ 2-3bước.
B. Phía trước chính giữ đội hình cách đội hình từ 3-5 bước.
C. Phía trước chính giữ đội hình cách đội hình từ 5-7 bước.
D. Phía trước chính giữ đội hình cách đội hình từ 5-8 bước.
Câu 19: Trong đội hình trung đội 3 hàng ngang thì cự ly giữa các hàng ngang gần nhau là
bao nhiêu?
A. 65cm
B. 70cm
C. 75cm
D. 100cm
Câu 20: Loại đội hình nào thường dùng trong khám súng?
A. Tiểu đội một hàng dọc.
B. Tiểu đội hai hàng dọc.
C. Tiểu đội hai hàng ngang .
D. Tiểu đội một hàng ngang .
Câu 21: Loại đội hình nào thường dùng trong hành quân?
A. Tiểu đội một hàng dọc và Tiểu đội hai hàng ngang.
B. Tiểu đội một hàng ngang và Tiểu đội hai hàng ngang .
C. Tiểu đội một hàng dọc và Tiểu đội hai hàng dọc.
D. Tiểu đội một hàng ngang và Tiểu đội hai hàng dọc.
Câu 22: Khi tập hợp một hàng ngang, Trung đội trưởng hô khẩu lệnh: “Từng tiểu đội
điểm số”, đơn vị thực hiện như thế nào?
A. Toàn trung đội lần lượt điểm số, các Tiểu đội trưởng cũng điểm số.
B. Từng tiểu đội điểm số theo thứ tự tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3. Các Tiểu đội trưởng
không điểm số.
C. Từng tiểu đội điểm số theo thứ tự tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3. Các Tiểu đội trưởng
cũng điểm số.
D. Toàn trung đội lần lượt điểm số, các Tiểu đội trưởng điểm số, Phó trung đội trưởng
không điểm số
Câu 23: Vị trí chỉ huy của Trung đội trưởng trong tập hợp hàng ngang là?

48
A. Phía trước chính giữa đội hình, cách 5 – 8 bước.
B. Phía trước chính giữa đội hình, cách 7 – 8 bước.
C. Phía trước chếch về bên trái đội hình, cách 3 – 5 bước.
D. Phía trước chếch về bên trái đội hình, cách 7 – 8 bước.
Câu 24: Khi tập hợp một hàng ngang, Trung đội trưởng hô khẩu lệnh: “Từng tiểu đội điểm
số”, thì những ai phải hô " Hết"?
A. Số cuối cùng của tiểu đội 3.
B. Số cuối cùng của các tiểu đội .
C. Tiểu đội trưởng tiểu đội 3.
D. Tất cả các tiểu đội trưởng.
Câu 25: Chọn đáp án sai?
A. Đội hình trung đội hai hàng ngang thường dùng trong học tập, kiểm tra, giá súng.

B. Đội hình trung đội một hàng ngang thường dùng trong học tập, sinh hoạt, kiểm tra.

C. Đội hình trung đội hai hàng ngang thường dùng trong kiểm tra, giá súng, khám súng.
D. Đội hình trung đội ba hàng ngang thường dùng trong kiểm tra, kiểm điểm, giá súng.

Câu 26: Khi tiểu đội một hàng ngang di chuyển đổi hướng bên phải về đằng sau, thì các số thực
hiện như thế nào?
A. Mọi thành viên trong tiểu đội di chuyển một khoảng cách bằng nhau.
B. Số 1 di chuyển khoảng cách lớn nhất.
C. Số cuối cùng di chuyển khoảng cách lớn nhất.
D. Số 1 và Số cuối cùng di chuyển khoảng cách lớn nhất.
Câu 27: Khi tiểu đội một hàng dọc di chuyển đổi hướng về bên phải, thì…?
A. Mọi thành viên trong tiểu đội di chuyển một khoảng cách bằng nhau.
B. Số 1 di chuyển khoảng cách lớn nhất.
C. Số cuối cùng di chuyển khoảng cách lớn nhất.
D. Số 1 và Số cuối cùng di chuyển khoảng cách lớn nhất.
Câu 28: Khi tiểu đội một hàng ngang di chuyển đổi hướng bên trái về đằng sau, thì thực hiện như
thế nào?
A. Mọi thành viên trong tiểu đội di chuyển một khoảng cách bằng nhau.
B. Số 1 di chuyển khoảng cách lớn nhất.
C. Số cuối cùng di chuyển khoảng cách lớn nhất.

49
D. Số 1 và Số cuối cùng di chuyển khoảng cách lớn nhất.
Câu 29: Khi tập hợp tiểu đội một hàng ngang, giãn cách của 2 số đứng cạnh nhau là bao nhiêu?
A. 1m, tính từ gót chân người nọ tới gót chân người kia.
B. 70 cm, tính từ khoảng cách hai cánh tay.
C. 20 cm, tính từ giữa hai gót chân.
D. 70 cm, tính từ giữa hai gót chân người nọ tới giữa hai gót chân người kia.
Câu 30: Vị trí của Tiểu đội trưởng khi kiểm tra hàng ngang là?
A. Phía trước chính giữa đội hình, cách 3 – 5 bước.
B. Phía trước chếch về bên phải đội hình, cách 2 – 3 bước.
C. Cách người làm chuẩn 2 – 3 bước.
D. Phía trước chếch về bên trái đội hình, cách 2 – 3 bước.
Câu 31: Vị trí chỉ huy của Trung đội trưởng trong tập hợp 2 hàng dọc là?
A. Phía trước chính giữa đội hình, cách 5 – 8 bước.
B. Phía trước chếch về bên phải đội hình, cách 5 – 8 bước.
C. Phía trước chếch về bên trái đội hình, cách 5 – 8 bước.
D. Phía trước chếch về bên trái đội hình, cách 7 – 8 bước.
Câu 32: Tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng ngang gồm những bước nào?
A. Điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; tập hợp đội hình; giải tán
B. Điểm số; tập hợp đội hình; giải tán
C. Tập hợp; điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán
D. Tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ
Câu 33: Tập hợp đội hình trung đội 3 hàng dọc gồm những bước nào?
A. Tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán
B. Tập hợp; điểm số; chình đôn hàng ngũ; giải tán
C. Điểm số; tập hợp đội hình; giải tán
D. Tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán
Câu 34: Thứ tự tập hợp đội hình trung đội 2 hàng dọc gồm những bước nào?
A. Tập hợp; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán
B. Điểm số; tập hợp đội hình; giải tán
C. Tập hợp đội hình; điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán
D. Tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán
Câu 35: Tập hợp đội hình trung đội 2 hàng dọc có mấy bước?
A. 4 bước

50
B. 2 bước
C. 3 bước
D. 1 bước
Câu 36: Tập hợp đội hình trung đội 1 hàng dọc có mấy bước?
A. 4 bước
B. 2 bước
C. 3 bước
D. 1 bước
Câu 24: Tập hợp đội hình trung đội 1 hàng dọc gồm những bước nào?
A. Tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ; giãi tán
B. Điểm số; tập hợp đội hình; giải tán
C. Tập hợp đội hình; điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán
D. Tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán
Câu 25: Cách điểm số của đội hình trung đội 3 hàng ngang như thế nào?
A. Tiểu đội 1 điểm số, các tiểu đội khác báo cáo thừa, thiếu
B. Hết tiểu đội 1, đến tiểu đội 2, đến tiểu đội 3 điểm số
C. Điểm số từ 1 đến hết chiến sĩ trong trung đội
D. Không có tiểu đội nào điểm số
Câu 26: Chiến sĩ nào làm chuẩn khi chỉnh đốn hàng ngũ đội hình tiểu đội, trung đội hàng
ngang?
A. Tiểu đội trưởng luôn là người làm chuẩn
B. Trung đội trưởng phải là người làm chuẩn
C. Tùy theo lệnh của chỉ huy, nhưng thường là người đứng đầu bên phải đội hình
D. Chiến sĩ bên trái cuối hàng ngang?
Câu 27: Đội hình nào sau đây không thực hiện điểm số?
A. Tiểu đội 1 hàng ngang
B. Tiểu đội 1 hàng dọc
C. Trung đội 1 hàng dọc
D. Tiểu đội 2 hàng ngang
Câu 28: Đội hình nào sau đây phải thực hiện điểm số?
A.Tiểu đội 1 hàng ngang
B. Tiểu đội 2 hàng dọc
C. Trung đội 2 hàng dọc

51
D. Tiểu đội 2 hàng ngang
Câu 29: Đội hình nào sau đây không thực hiện điểm số?
A.Tiểu đội 1 hàng ngang
B. Tiểu đội 1 hàng dọc
C. Trung đội 1 hàng dọc
D. Tiểu đội 2 hàng ngang
Câu 30: Khi kiểm tra gióng hàng, tiểu đội trưởng phải làm như thế nào?
A. Nghiêng đầu để kiểm tra theo chuẩn
B. Bước qua phải hoặc qua trái 5 bước
C. Thực hiện động tác qua phải (trái) để kiểm tra
D. Đứng tại chỗ để kiểm tra toàn đội hình
Câu 31: Khẩu lệnh của tiểu đội trưởng khi chỉnh đốn hàng ngũ đội hình tiểu đội 1 hàng
ngang như thế nào?
A. “Toàn tiểu đội, Nhìn bên phải – Thẳng, Thôi"
B. “Nghiêm, Nhìn phải – Thẳng, Thôi"
C. “Nhìn bên phải – Thẳng, Thôi"
D. “Nghiêm, Nhìn bên phải – Thẳng, Thôi"
Câu 32: Khẩu lệnh của tiểu đội trưởng khi chỉnh đốn hàng ngũ đội hình tiểu đội 1 hàng
ngang như thế nào?
A. “Toàn tiểu đội, Nhìn bên phải – Thẳng"
B. “Nghiêm, Nhìn phải – Thẳng"
C. “Nhìn bên phải – Thẳng"
D. “Nghiêm, Nhìn bên phải – Thẳng"
Câu 33: Ý nghĩa của đội hình tiểu đội hàng ngang ?
A. Thường dùng trong học tập, sinh hoạt, kiểm tra, kiểm điểm, khám súng, hành quân di chuyển.
B. Thường dùng trong học tập, sinh hoạt, kiểm tra, kiểm điểm, khám súng, giá súng.
C. Thường dùng trong học tập, sinh hoạt, hành quân di chuyển trên chiến trường, tập đội ngũ.
D. Thường dùng trong hành tiến, trong đội hình tập hợp cả trung đội, đại đội khi tập trung sinh
hoạt, học tập.
Câu 34: Ý nghĩa của đội hình tiểu đội hàng dọc?
A. Thường dùng trong hành quân, khi di chuyển đội hình, di chuyển vị trí.
B. Thường dùng trong sinh hoạt, học tập, kiểm tra, kiểm điểm, khám súng, giá súng.
C. Thường dùng trong hành tiến, khám súng, giá súng, tập trung sinh hoạt, học tập.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 35: Vị trí chỉ huy tại chỗ của Trung đội trưởng với đội hình trung đội hàng ngang?
A. Đứng chính giữa phía trước đội hình, cách từ 2 ÷ 3 bước.
B. Đứng chính giữa phía trước đội hình, cách từ 4 ÷ 6 bước.

52
C. Đứng đầu đội hình, cách chiến sĩ số 1 từ 2 ÷ 3 bước.
D. Đứng chính giữa phía trước đội hình, cách từ 5 ÷ 8 bước.

53
MỞ ĐẦU
Bản đồ địa hình là tài liệu chính để nghiên cứu các yếu tố trên mặt đất, sử dụng cho
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực căn cứ vào mục đích sử dụng bản đồ để chọn biểu thị
các yếu tố địa hình và đối tượng mặt đất với mức độ chi tiết cần thiết. Thông qua
phương pháp biểu thị địa hình trên bản đồ giúp chúng ta khai thác những thông tin
trên bản đồ và đánh giá tính chất giá trị chiến thuật của địa hình phục vụ các hoạt
động quân sự.
Bài giảng biện soạn nhằm giúp các em hiểu biết về cách chia mảnh, ghi số hiệu
bản đồ địa hình, nhận biết và chỉ thị mục tiêu trên bản đồ, khai thác sử dụng các
trang thiết bị để tìm ra số hiệu các mảnh chắp bản đồ, và tọa độ các điểm trên
bản đồ, thực hành sử dụng bản đồ ngoài thực địa, để vận dụng vào trong quá
trình học tập và công tác.
Căn cứ để biên soạn bài giảng:
Hướng dẫn số 1206/HD-NT của Cục Nhà trường về biên soạn bài giảng, kế
hoạch giảng bài trong các Học viện, trường Quân đội.
Kế hoạch GD, ĐT năm học 2021-2022 của Bộ môn Quân sự
Đề cương chi tiết và kế hoạch giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an
ninh.
Tài liệu: Bài giảng Giáo dục Quốc phòng - An ninh Tập 2 NxB Bách Khoa.

54
HIỂU BIẾT CHUNG VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH QUÂN SỰ
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Khái niệm
Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ, khái quát một phần bề mặt Trái đất lên mặt giấy
phẳng theo những qui luật toán học, trong đó các chi tiết ở thực địa đã được thu
nhỏ, đơn giản hóa bằng các kí hiệu, màu sắc, chữ số và chữ viết.
Bản đồ địa hình là bản đồ địa lý có tỉ lệ bằng hoặc lớn hơn 1: 1.000.000, được chi
tiết hóa và tiêu chuẩn hóa về nội dung và bố cục, thể hiện được các yếu tố cơ bản về
tự nhiên, xã hội (dáng đất, thực vật, dân cư, đường sá, công trình kinh tế...).
Bản đồ quân sự: là bản đồ địa hình, trong đó thể hiện các hành động về quân sự
Tác dụng của bản đồ quân sự: Bản đồ quân sự là tài liệu giúp cho người chỉ
huy nghiên cứu nắm bắt địa hình một cách nhanh chóng, chính xác mà không
cần phải ra thực địa từ đó sử dụng các kí hiệu quân sự lập văn kiện chiến đấu thể
hiện sự bố trí, điều động bộ đội, vũ khí trang bị kĩ thuật quân sự thực hành huấn
luyện, diễn tập và chiến đấu đạt kết quả cao nhất.
2. Cơ sở toán học
a) Hình dạng trái đất
Hình dạng thực trái đất là một bê mặt lồi lõm.
Trái đất quy về khối tròn xoay: Khi xét hình dạng và kích thước Trái đất người ta bỏ
qua phần lồi lõm của mặt đất tự nhiên mà chọn mặt nước biển trung bình, phẳng lặng, kéo dài
qua các lục địa làm hình dạng trái đất và đặt tên là Geoid. Đặc tính của bề mặt này là các điểm
vuông góc với phương của dây dọi ở mọi điểm. Nhưng thực tế phương dây dọi mọi điểm
không tập trung ở tâm trái đất nên khi thể hiện nên bản đồ còn nhiều sai số.
Trái đất quy về thể bầu dục (Elipsoid): Kết quả nghiên cứu, đo đạc và tính
toán chính xác của nhiều nhà khoa học cho biết trái đất có dạng một thể bầu dục
dẹt ở hai cực và hơi phình ra ở xích đạo. Thể elipsoid này có bán trục lớn, bán
trục nhỏ và độ dẹt được xác định bằng biểu thức toán học
Từ năm 2000 đến nay, cả nước sử dụng bản đồ VN-2000 có tham số
Elipsoid WGS 84 toàn cầu. Hệ toạ độ phẳng UTM quốc tế, được thiết lập trên
cơ sở lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc.
b) Tỉ lệ bản đồ
Định nghĩa: Tỉ lệ bản đồ là tỉ số giữa độ dài đoạn thẳng trên bản đồ với
độ dài nằm ngang tương ứng của nó trên thực địa.
Trên mỗi tờ bản đồ được thể hiện ba dạng tỉ lệ số, tỉ lệ chữ và có thước tỉ lệ thẳng.
Tỷ lệ số: Bản đồ thường được viết dưới dạng phân số: . Tử số chỉ độ dài trên
bản đồ, mẫu số chỉ độ dài trên thực địa.
Tỉ lệ chữ: Một đơn vị độ dài trên bản đồ (cm) ứng với một đơn vị độ dài
ngoài thực địa (m).
VD: Bản đồ 1:25.000 có ghi 1cm bằng 250m thực địa.
- Thước tỉ lệ thẳng

55
c) Phép chiếu hình
Định nghĩa: Phép chiếu hình là biểu diễn bề mặt Elipsoid (mặt cong) sang mặt
phẳng để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng
Yêu cầu phép chiếu hình:
Giữ góc hướng: Góc và hướng giao nhau trong bản đồ bằng góc và hướng
giao nhau ngoài thực địa.
Giữ tỉ lệ: độ dài của đoạn thẳng khác nhau theo tỉ lệ trong bản đồ là không đổi.
Giữ diện tích: Diện tích đo tính được trong bản đồ bằng diện tích tương
đương đo tính được ngoài thực địa.
* Trong thực tế chỉ có thể thỏa mãn một trong ba yêu cầu của phép chiếu
hình, bản đồ quân sự thường lấy yêu cầu giữ góc hướng làm chủ đạo.
Phép chiếu hình GAUSS (R= 6.378.245m)
Phép chiếu hình GAUSS là phép chiếu hình giữ góc hướng theo mặt hình
trụ ngang, trục Trái đất vuông góc với trục hình trụ tưởng tượng. Vòng tiếp xúc
giữa Trái đất với hình trụ tưởng tượng gọi là Kinh tuyến trục.

Phép chiếu hình GAUSS chia Trái đất ra làm 60 múi, mỗi múi rộng 60 và
được chiếu liên tục riêng biệt lên bề mặt hình trụ tưởng tượng.
Bổ dọc hình trụ tưởng tượng và trải phẳng ra ta được 60 múi chiếu hình
bề mặt trái đất trên mặt giấy phẳng.
Mỗi múi chiếu thành lập một hệ trục tọa độ vuông góc phẳng, trục X có
hướng (+) về phía Bắc, song song Kinh tuyến trục và cách Kinh tuyến trục 500
km về phía Tây, trục Y có hướng (+) về phía Đông, là đường trùng với xích đạo.
Phép chiếu hình UTM (Universal Transvesal Mercators) R = 6.377.304 m.
Phép chiếu hình UTM là phép chiếu hình giữ góc hướng, mặt chiếu hình
là mặt hình trụ ngang không tiếp xúc với Kinh tuyến trục mà cắt trái đất theo 2
cát tuyến cách Kinh tuyến trục 180 km về hai phía Đông và Tây.

56
Theo phép chiếu hình UTM trái đất cũng được chia thành 60 múi, đánh số
múi từ 1 đến 60 kể từ Kinh tuyến 1800 về hướng Đông.
Hệ tọa độ vuông góc của múi hình chiếu chỉ áp dụng cho khu vực từ 800
vĩ Nam đến 840 vĩ Bắc.
Mỗi múi chiếu thành lập một hệ trục tọa độ vuông góc phẳng, trục X có
hướng (+) về phía Bắc, song song Kinh tuyến trục và cách Kinh tuyến trục 500
km về phía Tây, trục Y có hướng (+) về phía Đông, là đường trùng với xích đạo
(cho các quốc gia nằm ở Bắc bán cầu), là đường song song và cách xích đạo
10.000km về phía Nam (cho các quốc gia ở Nam bán cầu).
3. Phân loại bản đồ quân sự
– Cấp chiến thuật:
Tỉ lệ: Bản đồ tỉ lệ 1: 25.000, 1: 50.000 dùng cho tác chiến ở vùng đồng bằng,
trung du; tỉ lệ 1: 100.000 dùng cho tác chiến ở vùng núi.
Đặc điểm: Bản đồ tỉ lệ 1: 25.000 thể hiện chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ các yếu tố trên
thực địa, dùng để nghiên cứu những vấn đề tác chiến như: các tuyến phòng ngự,
những vị trí khu vực nhảy dù, đổ bộ, chuẩn bị phần tử bắn cho pháo binh, thiết
kế các công trình quân sự,…
Bản đồ tỉ lệ 1: 50.000, 1: 100.000 thể hiện các yếu tố trên thực địa không chi tiết,
cụ thể, tỉ mỉ như tỉ lệ 1: 25.000 nhưng được xác định là loại bản đồ chiến thuật cơ
bản của quân đội ta; dùng để nghiên cứu địa hình ở phạm vi rộng hơn, lập kế hoạch
tác chiến, chỉ huy chiến đấu trong tất cả các hình thức chiến thuật.
Cấp sử dụng: đại đội đến sư đoàn.
– Cấp chiến dịch:
Tỉ lệ: tỉ lệ 1: 100.000 dùng cho tác chiến ở vùng đồng bằng, trung du; tỉ lệ 1:
250.000 dùng cho tác chiến ở vùng núi.
Đặc điểm: Bản đồ thể hiện các yếu tố trên thực địa có chọn lọc, tính tỉ mỉ kém
nhưng tính khái quát cao, tiện nghiên cứu địa hình khái quát, tổng thể, giúp cho
lập kế hoạch tác chiến, chỉ huy chiến đấu ở cấp chiến dịch.
Cấp sử dụng: Quân đoàn, quân khu…
57
– Cấp chiến lược:
Tỉ lệ: tỉ lệ 1: 500.000, 1: 1.000.000.
Đặc điểm: Bản đồ thể hiện các yếu tố trên thực địa có tính khái quát cao dùng để
chuẩn bị và triển khai các chiến dịch và chỉ huy các hoạt động quân sự phối hợp
trên một hướng hay một khu vực chiến lược hoặc củng cố, xây dựng kế hoạch
chiến lược quốc phòng an ninh của đất nước.
Cấp sử dụng: Bộ Tổng Tư lệnh và các cơ quan cấp chiến lược.
II. CÁCH CHIA MẢNH, GHI SỐ HIỆU BẢN ĐỒ
1. Cách chia mảnh, ghi số hiệu bản đồ GAUSS
a) Bản đồ tỉ lệ 1: 1.000.000
– Cách chia mảnh, đánh số:
Bản đồ Gauss lấy Kinh – Vĩ tuyến làm biên khung và lấy mảnh bản đồ tỉ lệ
1: 1.000.000 làm cơ sở để chia mảnh và ghi số hiệu các mảnh bản đồ có tỉ lệ
lớn hơn.
Đánh số thứ tự múi chiếu hình từ 1 đến 60. Múi số 1 bắt đầu từ Kinh tuyến 1800
đến Kinh tuyến 1740 ngược chiều kim đồng hồ từ Tây sang Đông.
Từ xích đạo ngược về hai cực Trái đất cứ 4 độ vĩ tuyến chia thành một Đai vĩ
tuyến, kí hiệu bằng 22 chữ cái in hoa A, B, C, D, E, F, G, H, J, K, L, M, N, P, Q,
R, S, T, U, V, X, Y.
– Khuôn khổ: 40 vĩ độ và 60 kinh độ.
– Ghi số hiệu: tên khu vực, kí hiệu đai – kí hiệu múi. Ví dụ: Hà Nội F–48.
b) Bản đồ tỉ lệ 1: 500.000
– Cách chia mảnh, đánh số: chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 1.000.000 thành 4 phần bằng
nhau, kí hiệu bằng các chữ A, B, C, D từ trái qua phải, từ trên xuống dưới
– Khuôn khổ: 20 vĩ độ và 30 kinh độ.
– Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu bản đồ tỉ lệ 1: 1.000.000.
Ví dụ mảnh A: Hà Nội F– 48–A.
240

c) Bản đồ tỉ lệ 1: 200.000
Cách chia mảnh, đánh số: chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 1.000.000 thành 36 phần
bằng nhau, kí hiệu bằng các chữ số La Mã (I, II,…., XXXVI) theo thứ tự từ trái
qua phải, từ trên xuống dưới
Khuôn khổ: 0040’ vĩ độ và 10 kinh độ.
Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu bản đồ tỉ lệ 1: 1.000.000.
Ví dụ mảnh II: Hà Nội F– 48–XXXV.

58
Hình cách chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 200.000.
d) Bản đồ tỉ lệ 1: 100.000
Cách chia mảnh, đánh số: chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 1.000.000 thành 144
phần bằng nhau, đánh số từ 1 đến 144 từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.

Hình cách chia Mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 100.000.


Khuôn khổ: 0 20’ vĩ độ và 0030’ kinh độ.
0

Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu bản đồ tỉ lệ 1: 1.000.000.
Ví dụ mảnh 104: Hà Nội F– 48–104.
e) Bản đồ tỉ lệ 1: 50.000
Cách chia mảnh, đánh số: Chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 100.000 thành 4 phần
bằng nhau, kí hiệu A, B, C, D từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
Khuôn khổ: 0010’ vĩ độ và 0015’ kinh độ.
Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu mảnh bản đồ tỉ lệ 1:
100.000. Ví dụ mảnh C: Sơn Tây F– 48–104–C.
f) Bản đồ tỉ lệ 1: 25.000
Cách chia mảnh, đánh số: chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 50.000 thành 4
phần bằng nhau, kí hiệu a, b, c, d từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
Khuôn khổ: 005’ vĩ độ và 007’ 30” kinh độ.
Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 50.000.
Ví dụ mảnh: Thạch Thất F– 48–104–C– c.

59
Hình cách chia Mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 50.000 và 1: 25.000.
2. Cách chia mảnh, ghi số hiệu bản đồ UTM
a) Bản đồ tỉ lệ 1: 1.000.000
Bản đồ UTM tỉ lệ 1: 1000.000 cũng có kích thước và cách chia như bản đồ
Gauss cùng tỉ lệ. Trong cách đánh số có một số điểm khác sau đây:
Đai 40 chỉ đánh số từ A đến U.
Mảnh bản đồ thuộc Bắc bán cầu thì thêm chữ N vào trước kí hiệu đai,
thuộc Nam bán cầu thì thêm chữ S.
Ví dụ mảnh bản đồ UTM Hà Nội tỉ lệ 1: 1.000.000 có số hiệu NF – 48.
b) Bản đồ tỉ lệ 1: 500.000
– Cách chia mảnh, đánh số: chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 1.000.000 thành 4 phần
bằng nhau, kí hiệu bằng các chữ A, B, C, D theo chiều kim đồng hồ từ trái qua phải.
– Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu bản đồ tỉ lệ 1:1.000.000.
Ví dụ mảnh A: Hà Nội NF– 48–A.
– Khuôn khổ: 20 vĩ độ và 30 kinh độ.

Hình cách chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 500.000.


c) Bản đồ tỉ lệ 1: 250.000
– Cách chia mảnh, đánh số: chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 1.000.000 thành 16 phần
bằng nhau, kí hiệu bằng các chữ số 1, 2,…, 16 theo chiều từ trái qua phải, từ trên
xuống dưới.
– Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu bản đồ tỉ lệ 1: 1.000.000.
Ví dụ mảnh 2: Hà Nội NF– 48–2.
– Khuôn khổ: 10 vĩ độ và 10 30’ kinh độ.

60
Hình cách chia Mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 250.000.
d) Bản đồ tỉ lệ 1: 100.000
Bản đồ địa hình UTM tỉ lệ 1: 100.000 có kích thước 0030’ × 0030’, được đánh số
riêng không liên quan đến bản đồ tỉ lệ 1: 1.000.000. Theo kinh tuyến chia trái
đất thành các cột (30’), theo vỹ tuyến chia trái đất thành các hàng (30’). Các cột
và hàng cắt nhau tạo thành các ô hình thang cong có kích thước 30’ × 30’. Số
thứ tự của các cột bắt đầu từ 00 đến 99 và được đánh từ múi xuất phát từ 75o
Đông tăng dần về phía đông; số thứ tự của các hàng bắt đầu từ 01đến 99 và
được đánh từ đai xuất phát từ 4o Nam tăng dần về phía bắc (hình 2.11).

Hình cách chia Mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 100.000.


Số hiệu bản đồ UTM 1: 100.000 gồm hai phần gộp lại là kí hiệu cột (2 chữ số)
và kí hiệu hàng (2 chữ số). Dựa vào kinh – vĩ độ của mảnh bản đồ có thể tìm
được số hiệu bản đồ theo công thức sau đây:
Kí hiệu cột: n = 2 (L – L0) – 1
Kí hiệu hàng: d = 2 (B + B0)
Trong đó: L – Kinh độ của đường biên khung phía đông.
B – Vĩ độ của đường biên khung phía Bắc.
L0 và B0 là tọa độ địa lý của điểm gốc.
Ví dụ: Tìm số hiệu mảnh bản đồ UTM Hà Nội tỉ lệ 1: 100.000. Dựa vào kinh
vĩ độ của mảnh bản đồ 1: 100.000 Hà Nội ta biết L = 1070 Đ, B = 21,50B.
Tọa độ điểm gốc: L0 = 750 Đông, B0 = 40 Nam.
Thay vào công thức trên, ta được:
Kí hiệu cột: n = 2(107 – 75) – 1 = 63
Kí hiệu hàng: d = 2(21,5 + 4) = 51
Số hiệu của mảnh bản đồ là: 6351.
e) Bản đồ tỉ lệ 1: 50.000
– Cách chia mảnh, đánh số: chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 100.000 thành 4 phần bằng
nhau, kí hiệu I, II, III, IV theo chiều kim đồng hồ theo các góc ¼ như hình 2.12.
– Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 100.000.
61
Ví dụ mảnh I: 6151– I.
– Khuôn khổ: 0015’ vĩ độ và 0015’ kinh độ.
f) Bản đồ tỉ lệ 1: 25.000
– Cách chia mảnh, đánh số: chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 50.000 thành 4 phần bằng
nhau, kí hiệu NE, SE, NW, SW.
– Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 50.000.
Ví dụ: mảnh Đông Bắc: 6151 –I– NE.
– Khuôn khổ: 007’30” vĩ độ và 007’30” kinh độ.

Mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 50.000 và 1: 25.000.


3. Cách chia mảnh, ghi số hiệu bản đồ VN - 2000
a) Bản đồ tỉ lệ 1: 1.000.000
Giống như bản đồ tỉ lệ 1: 1.000.000 GAUSS. Ví dụ: Hà Nội F–48. (NF-48)
b) Bản đồ tỉ lệ 1:500.000
Giống như bản đồ tỉ lệ 1: 500.000 GAUSS. Ví dụ: Hà Nội F–48–A. (NF-48 -A)
c) Bản đồ tỉ lệ 1: 250.000
– Cách chia mảnh, đánh số: chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 500.000 thành 4 phần bằng
nhau, kí hiệu bằng các số 1, 2, 3, 4 theo chiều từ trái qua phải từ trên xuống dưới.
– Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu bản đồ tỉ lệ 1: 5.00.000.
Ví dụ mảnh 1: Hà Nội F– 48–A–1.

Mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 500.000 và 1: 250.000.


– Khuôn khổ: 1 vĩ độ và 1030’ kinh độ.
0

d) Bản đồ tỉ lệ 1: 100.000

62
– Cách chia mảnh, đánh số: chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 1.000.000 thành 96 phần
bằng nhau, đánh số từ 1 đến 96 từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.

Mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 100.000.


– Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu bản đồ tỉ lệ 1: 1.000.000.
Ví dụ mảnh 55: Hà Nội F– 48–45.
– Khuôn khổ: 0030’ vĩ độ và 0030’ kinh độ.
e) Bản đồ tỉ lệ 1: 50.000
– Cách chia mảnh, đánh số: chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 100.000 thành 4 phần
bằng nhau, kí hiệu A, B, C, D từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
– Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 100.000
Ví dụ mảnh C: Sơn Tây F– 48–10–C.
– Khuôn khổ: 0015’ vĩ độ và 0015’ kinh độ.
f) Bản đồ tỉ lệ 1: 25.000
– Cách chia mảnh, đánh số: chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 50.000 thành 4 phần
bằng nhau, kí hiệu a, b, c, d từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
– Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 50.000.
Ví dụ mảnh: thạch Thất F– 48–104–C– c.
– Khuôn khổ: 007’30” vĩ độ và 007’30” kinh độ.

Mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 50.000 và 1: 25.000.


III. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH QUÂN SỰ NGOÀI THỰC ĐỊA
A. NỘI DUNG BẢN ĐỒ
1. Phần ngoài khung
- Tên bản đồ: địa danh và số hiệu bản đồ.
Ví dụ: PHÚC YÊN F - 48 -104 - A - d.

63
Tên địa danh thường là cấp cao nhất theo địa giới hành chính mà bản đồ thể
hiện hoặc địa danh nổi tiếng trong vùng.
- Tọa độ: Gồm tọa độ địa lý và tọa độ ô vuông; được ghi ở các viền khung
bản đồ.
- Tỉ lệ bản đồ: Gồm tỉ lệ số và tỉ lệ chữ được ghi ở khung nam của bản đồ.
- Thước đo tỉ lệ thẳng: Dùng để đo khoảng cách của các đoạn thẳng trên
bản đồ.
- Giản đồ góc lệch: Dùng để chuẩn hướng cho bản đồ.
- Thước đo độ dốc: Dùng đo độ dốc của địa hình.
- Giải thich các kí hiệu trong bản đồ: Phần giải thích các ký hiệu trên bản
đồ được ghi ở khung nam.
- Nhà xuất bản , năm xuất bản: được ghi ở khung đông nam của bản đồ.
2. Phần ngoài khung
- Chữ viết thường dùng ghi địa danh trên bản đồ.
- Chữ số dùng để ghi độ cao đường bình độ, kí hiệu đường bộ,…
- Màu sắc dùng thể hiện yếu tố tự nhiên, xã hội.
 Bản đồ tỉ lệ 1:200.000 có 4 màu: Lục; đen; lam và nâu;
 Bản đồ tỉ lệ 1:500.000 có 5 màu: lục, lam, đen, nâu và đỏ;
 Bản đồ tỉ lệ 1:1.000.000 có 7 màu: lục, lam, đen, nâu, đỏ, tím và tro.
- Ký hiệu dùng để thể hiện các địa vật như: đường bộ, đường biên giới,
cây độc lập, nhà cao tầng,…Có các dạng ký hiệu sau:
 Loại vẽ theo tỷ lệ bản đồ
 Loại vẽ nửa theo tỷ lệ, nửa không theo tỷ lệ bản đồ
 Loại vẽ không theo tỷ lệ bản đồ
- Đường bình độ: là những đường cong khép kín nối liền tất cả những điểm có cùng độ cao trên mặt
đất, được chiếu lên mặt phẳng ngang (mặt phẳng bản đồ)
+ Đặc điểm:
* Mọi điểm trên đường bình độ có độ cao bằng nhau
* Đường bình độ lồng vào nhau, nhưng không xoáy ốc không cắt nhau
* Các đường bình độ đối nhau có độ cao bằng nhau
* Các đường bình độ càng sát nhau thì độ dốc càng lớn và ngược lại
+ Khoảng cao đều đường bình độ: Là độ chênh cao giữa 2 đường bình độ:
đối với bản đồ đồng bằng trung du tỷ lệ 1/25.000; 1/50.000 và 1/100.000 tương
ứng khoảng cao đều là 5m; 10m và 20m.
+ Đường bình độ cái: Trên bản đồ cứ 5 đường bình độ lại tô đậm 1 đường
kèm với ghi chú độ cao ở những vị trí có độ cao là 25m, 50m, 100m... tương
ứng với bản đồ tỉ lệ: 1/25.000; 1/50.000 và 1/100.000.
3. Ký hiệu quân sự

64
- Bản đồ quân sự là một trong những sơ đồ văn kiện mang tính mật và
tuyệt mật. Trong bản đồ quân sự người ta dùng các ký hiệu quân sự, các hình vẽ
quy ước, chữ viết tắt để thể hiện ý đồ tác chiến của ta với địch. Bao gồm:
+ Kí hiệu thể hiện sở chỉ huy các cấp
+ Kí hiệu thể hiện vũ khí kỹ thuật
+ Kí hiệu thể hiện hành quân
+ Kí hiệu thể hiện hành động chiến đấu
+ Kí hiệu thể hiện đội hình triển khai
+ Kí hiệu thể hiện chiến hào, giao thông hào
- Mầu sắc của ký hiệu qyân sự
+ Mầu đỏ: Bộ binh, Tăng, thiết giáp, Hải quân, Không quân, Đặc công, Trinh sát, Hậu
cần kỹ thuật…
+ Mầu đen: Pháo binh, Công binh, Thông tin, Hóa học, Rada, Tên lửa, Pháo PK;
+ Mầu vàng chỉ tình huống có sử dụng vũ khí hóa học (ta đường viền đỏ;
Địch xanh)
B. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH QUÂN SỰ NGOÀI THỰC ĐỊA
1. Xác định tọa độ, chỉ thị mục tiêu
a) Xác định tọa độ địa lý
Để xác định tọa độ địa lý của một điểm có thể dựa vào thang chia độ trên khung
mỗi tờ bản đồ địa hình.
Để xác định vĩ độ của điểm M chẳng hạn, từ M ta đặt mép thước song song với
đường nối các vạch chia của thang chia vĩ độ rồi đọc trị số. Thao tác tương tự
như đối với kinh độ.
b) Xác định tọa độ vuông góc (ô vuông)
Khi xác định tọa độ vuông góc phẳng cần sử dụng triệt để lưới kilômét và các ô
vuông do lưới kilômét tạo ra trên bản đồ.

Hình tọa độ ô 4. Hình tọa độ ô 9.


– Để chỉ vị trí gần đúng của một điểm nào đó trên bản đồ, ta cần gọi tên ô vuông
có chứa điểm ấy. Tên của ô vuông được đặc trưng bằng hai số cuối của hai
đường hoành độ (viết trước) và hai số cuối của đường tung độ (viết sau).
– Để biết rõ hơn điểm M nằm ở phần nào ta có thể dùng tọa độ ô 4 hoặc tọa độ ô
9.
– Trường hợp cần biết chính xác tọa độ của một điểm nào đó thì trình tự thực
hiện được tiến hành theo các bước:
+ Ghi tọa độ góc Tây Nam của ô vuông có chứa điểm cần xác định tọa độ M.

65
+ Từ M kẻ hai đường vuông góc (về phía Tây và về phía Nam) tới đường hoành
độ và tung độ của ô vuông. Đo khoảng cách từ điểm M đến chân đường vuông
góc với đường hoành độ và tung độ. Nhân các khoảng cách đó với mẫu số tỉ lệ
bản đồ. Cộng khoảng cách tới đường hoành độ vào hoành độ và khoảng cách tới
đường tung độ vào tung độ của góc Tây Nam ô vuông nói trên. Đó chính là tọa
độ điểm M.
2. Đo cự li, diện tích, độ dốc
a. Đo cự li:
+ Sử dụng thước milimét: Sử dụng thước để đo khoảng cách hai điểm trên bản
đồ rồi nhân theo tỉ lệ bản đồ để biết được khoảng cách trên thực địa.
+ Sử dụng com pa:
+ Sử dụng thước tỉ lệ thẳng: Có thể dùng compa hoặc sợi chỉ để đo khoảng cách,
sau đó đặt trên thước tỉ lệ thẳng để biết được khoảng cách trên thực địa.
+ Sử dụng đồng hồ đo cự li:
b. Đo diện tích:
Chia khu vực cần đo thành các ô vuông nhỏ (ví dụ: 1 cm2). Diện tích khu vực đó
là số ô vuông qui đổi theo tỉ lệ của bản đồ.
c. Đo độ dốc:
Khung phía Nam mỗi tờ bản đồ địa hình đều có vẽ biểu đồ để xác định độ dốc.
Trên trục ngang biểu diễn độ dốc hay góc nghiêng. Trên trục đứng biểu diễn
khoảng cách tương ứng.
Muốn xác định độ dốc của một đường nào đó, ta đo khoảng cách giữa hai đường
bình độ trên đường đó rồi áp khoảng cách đó vào trục đứng của biểu đồ, ta có
ngay trị số độ dốc trên trục ngang.
3. Sử dụng bản đồ địa hình quân sự ngoài thực địa
a. Định hướng bản đồ:
Bằng địa bàn: đặt địa bàn lên bản đồ, xoay bản đồ để trục X trùng với hướng chỉ
Bắc – Nam của kim địa bàn.
Lợi dụng địa vật dài thẳng: xoay bản đồ để địa vật trên bản đồ trùng hướng địa
vật trên thực địa.
Bằng hai địa vật: dùng thước kẻ nối hai địa vật trên bản đồ, xoay bản đồ để
thước kẻ chỉ theo hướng nối hai địa vật trên thực địa.
b. Xác định điểm đứng trên bản đồ:
Bằng phương pháp giao hội 1 điểm với địa vật dài thẳng: xoay bản đồ để địa vật
dài thẳng trên bản đồ trùng hướng địa vật trên thực địa, dùng thước kẻ đặt trên
bản đồ qua địa vật điểm chỉ về hướng địa vật đó trên thực địa, giao của thước kẻ
với địa vật dài thẳng chính là điểm đứng.
Bằng phương pháp giao hội 2 điểm: dùng 2 thước kẻ đặt trên bản đồ qua 2 địa
vật điểm chỉ về hướng 2 địa vật đó trên thực địa, giao của 2 thước kẻ chính là
điểm đứng. Để tăng độ chính xác, cần kết hợp với ước lượng cự li.
Bằng phương pháp giao hội 3 điểm: tương tự cách trên.

66
c. Bổ sung ký hiệu địa vật lên bản đồ:
Bằng phương pháp ngắm hướng đo cự li: từ một địa vật trên thực địa, đặt thước trên
bản đồ qua địa vật đó, hướng thước về địa vật cần bổ sung, ước lượng cự li, qui
đổi theo tỉ lệ bản đồ rồi đánh dấu lên bản đồ.
Bằng phương pháp giao hội kết hợp ngắm hướng đo cự li: thực hiện được
khi có từ 2 địa vật biết trước, cách làm tương tự như trên.
4. Chắp ghép, dán gấp, bảo quản bản đồ
a) Chắp ghép bản đồ
Chắp ghép bản đồ là việc ghép các mảnh bản đồ cùng tỉ lệ lại với nhau tạo ra mảng
bản đồ lớn hơn biểu diễn khu vực trong ý đồ tác chiến của người chỉ huy.
– Chọn các mảnh bản đồ phù hợp: bản đồ cùng tỉ lệ, cùng phép chiếu, cùng khu
vực địa hình, cùng năm, cùng nơi sản xuất.
– Chắp bản đồ phải tuân thủ nguyên tắc sau:
+ Mảnh trái đè mảnh phải, mảnh trên đè mảnh dưới.
+ Các kí hiệu và lưới ô vuông nơi tiếp giáp giữa các mảnh bản đồ phải tiếp hợp
với nhau chính xác.
– Cắt khung bản đồ:
+ Cắt theo đường trong cùng sát với nội dung bản đồ.
+ Các mảnh hàng ngang cắt khung Đông.
+ Các mảnh hàng dọc cắt khung Nam.
+ Các mảnh ngoài cùng không cắt khung.
b) Dán gấp bản đồ
– Dán bản đồ:
+ Dán chiều ít mảnh trước.
+ Đặt hai tờ bản đồ úp nội dung vào nhau rồi quết hồ dán.
+ Dán khít hai tờ bản đồ.
– Gấp bản đồ:
+ Gấp theo hình ziczac vừa với vật chứa.
+ Để phần cần sử dụng lộ phía ngoài.
c) Giữ gìn bảo quản bản đồ
– Tuân thủ qui định bảo mật.
– Không để thất lạc, nhàu nát.
– Không viết vẽ tùy tiện lên bản đồ.
V. GIỚI THIỆU BẢN ĐỒ SỐ
1. Những vấn đề chung
– Khái niệm: Bản đồ số là bản đồ thành lập dưới dạng cơ sở dữ liệu máy tính,
trong đó toàn bộ thông tin về các đối tượng được mã hóa thành dữ liệu số và lưu
giữ trong các thiết bị nhớ.
Bản đồ số được thành lập trên cơ sở xử lí số liệu nhận được từ các thiết bị quét
chuyên dụng, các ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, viễn thám hoặc số hóa các bản
đồ đã được chế tác theo phương pháp cổ điển. Thông tin trong bản đồ số thường
được tổ chức quản lí theo các lớp – tập hợp các dữ liệu có cùng thuộc tính
(vùng, đường, điểm, chữ) về các đối tượng cùng loại, thể hiện một nội dung
67
(một mục thông tin) của bản đồ tổng thể. Số lượng các lớp tùy thuộc vào yêu
cầu cụ thể, nguồn cung cấp dữ liệu (các cơ sở dữ liệu ảnh quét có thể cho hàng
trăm lớp) và khả năng quản lí của phần mềm chuyên dùng. Tùy theo yêu cầu sử
dụng, các lớp thông tin có thể được hiển thị trên màn hình hoặc in trên giấy với
tỉ lệ tùy chọn, riêng biệt hoặc chồng xếp với nhau tạo thành các bản đồ theo chủ
đề thích hợp.
– Tính chất:
+ Thể hiện không gian ba chiều, ở dạng lập thể X, Y, Z.
+ Nghiên cứu đánh giá địa hình vừa có tính khái quát cao vừa có tính tỉ mỉ,
chính xác.
+ Khai thác thuận tiện, nhanh chóng, chính xác.
+ Có tính cơ động, cấp phát thuận tiện, bảo quản bí mật, có thể truyền tải thông
tin nhanh chóng, chính xác, bí mật.
+ Chỉnh lí, tái bản dễ dàng, nhanh chóng, có tính tiết kiệm cao. Khi cần thiết có thể
in ra giấy (với nhiều loại tỉ lệ khác nhau) sử dụng như bản đồ thông thường.
2. Cơ sở dữ liệu
– Các loại bản đồ giấy, phim ảnh... có sẵn.
– Số liệu đo đạc mặt đất (bằng máy toàn đạc, máy toàn đạc điện tử, GPS... được
lưu giữ trong bộ nhớ).
– Ảnh hàng không và ảnh vệ tinh.
– Thành lập bản đồ số: số hóa bản đồ, số liệu đo đạc, phim ảnh..: dùng bàn số
hóa digitizer, số hóa bằng phần mềm chuyên dụng (Mapping Office, FAMIS,
CADmap, MicroStation...).
3. Ứng dụng bản đồ số trong lĩnh vực quân sự
– Tổng quan về địa hình
– Nghiên cứu chi tiết về đối tượng (hiển thị đối tượng).
– Nghiên cứu, đánh giá địa hình ở nhiều hướng khác nhau.
– Nghiên cứu vùng khống chế lan tỏa (tầm quan sát Radar, truyền sóng vô tuyến,
phạm vi sát thương của bom đạn…).
– Nghiên cứu tương quan lực lượng cùng tính chất (chọn đối tượng).
– Tính toán khả năng cơ động theo thời gian.
– Tính toán lực lượng, phương tiện cần thiết (tổng bình quân lớn nhất, nhỏ nhất).
– Tìm giải pháp tình thế tối ưu (mô phỏng đối tượng chạy theo quỹ đạo).
– Truy nhập vị trí đối tượng.
– Quyết tâm chiến đấu, chỉ huy chiến đấu…,

KẾT LUẬN
Nội dung chính của bản đồ địa hình gồm có tọa độ bản đồ, địa vật và dáng đất.
Ngoài ra trên bản đồ còn khung bản đồ và ghi chú. Sau khi đã biết quy luật chia
mảnh ghi số hiệu bản đồ, xác định tọa độ, chỉ thị mục tiêu; đo đạc, tính toán
được các phần tử trên bản đồ. Sử dụng bản đồ địa hình quân sự ở thực địa là nội
dung rất quan trọng trong các hoạt động quân sự như: Trinh sát đường hành
quân, trinh sát trận địa; ngoài ra, còn là cơ sở để nhận dạng địa hình xung quanh
theo địa vật, dáng đất, nhất là địa vật định hướng, xác định vị trí các mục tiêu
quân sự, xác định cách đánh, lập văn kiện chiến đấu.
68
Nghiên cứu phương pháp biểu thị chúng trên bản đồ để hình thành và nâng cao
khả năng đọc bản đồ. Trong tương lai, sử dụng phổ biến bản đồ địa hình số. Bản
đồ số nên quá trình học tập nghiên cứu chúng ta không ngừng nghiên cứu và học
hỏi tìm tòi để biết thêm về nó.

HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU, ÔN LUYỆN


NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Trình bày các phép chiếu hình
2. Nêu cách chia mảnh, ghi số hiệu 3 loại bản đồ
3. Trình bày cách xác định tọa độ một điểm trên bản đồ
4. Trình bày các cách định hướng bản đồ và xác định điểm đứng trên bản
đồ, chỉ thị mục tiêu từ bản đồ ra thực địa?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Giáo dục quốc phòng - an ninh, Nxb Giáo dục, 2013
- Bài giảng Giáo dục quốc phòng - an ninh, Nxb BKHN, 2016

69
iiCâu 1(2 điểm): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ GAUSS bắc bán cầu?

K – 49 - 90 – B - a

Câu 2 ( 2 điểm ): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ bản đồ GAUSS bắc bán cầu?
.

K – 12- 91 – B - a

Câu 3 ( 2 điểm ): Hoàn thành bản chắp ghép mảnh bản đồ Gauss bắc bán cầu?

H – 49 – 92 – B - a

Câu 4(2 điểm): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ GAUSS bắc bán cầu?

L – 30 – 30 – A - d

70
Câu 5 (2 điểm): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ Gauss bắc bán cầu?

E – 48 – 24 – D – d

Câu 6 (2 điểm): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ GAUSS bắc bán cầu?

H – 17 – 12– B – b

Câu 7 (2 điểm): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ Gauss bắc bán cầu?

F – 49 – 64 – B - a

Câu 8(2 điểm): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ GAUSS bắc bán cầu?

P – 10 – 117 – A - d

Câu 9 (2 điểm): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ GAUSS bắc bán cầu?

K – 41 – 135 – D - c

71
Câu 10(2,0 điểm): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ GAUSS bắc bán cầu?

N – 13 – 13 – D - a

Câu 11(2 điểm): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ UTM ?

6151 – IV - NW

Câu 12 ( 2 điểm ): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ bản đồ UTM

1920 – I - SE

Câu 13 (2 điểm): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ UTM

72
6664 – I - SW

Câu 14 ( 2 điểm ): Hoàn thành bản chắp ghép mảnh bản đồ UTM?

2930 – I - NE

Câu 15 (2 điểm): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ UTM?

2930 – I - NE

Câu 16 (2điểm): Hoàn thành bản cháp ghép bản đồ UTM?

5160 – IV - SE 5160 – I - SW

73
Câu 17 (2 điểm): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ UTM?

5151 – IV - NW

Câu 18 (2 điểm): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ UTM?

4546 - IV - NE

Câu 19 (2 điểm): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ UTM?

6353 – II – SE

Câu 20 (2 điểm): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ UTM?

4965 – I - NE

Câu 21 (2 điểm): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ UTM?

74
1241- I - NW

Câu 22 (2 điểm): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ VN – 2000?

E – 48 – 96 – D - b

Câu 23 ( 2 điểm ): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ VN – 2000?


F – 49 – 96 – D – b

Câu 24 (2 điểm): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ VN 2000?


D – 48 – 84 – B - d

Câu 25 (2 điểm): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ VN 2000?

D – 48 – 24 – D - d

Câu 26 (2 điểm): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ VN-2000?

75
G – 49 – 04 – C - c

Câu 27 (2 điểm): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ VN-2000?

G – 48 – 93 – C - c

Câu 28 (2 điểm): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ VN – 2000?

F – 48 – 36 – A - c

Câu 29 (2 điểm): Hoàn thành bản chắp ghép bản đồ VN-2000?

C - 49 – 12 – C - c

76
Câu 15 Giới hạn tọa độ địa lí của mảnh bản đồ Gauss (bắc bán cầu) có số hiệu J-30-A là?
A Từ 320 vĩ tuyến bắc tới 360 vĩ tuyến bắc; Từ 60 kinh tuyến đông đến 30 kinh tuyến đông
B Từ 340 vĩ tuyến bắc tới 360 vĩ tuyến bắc; Từ 30 kinh tuyến tây đến 60 kinh tuyến tây
C Từ 340 vĩ tuyến bắc tới 360 vĩ tuyến bắc; Từ 60 kinh tuyến tây đến 30 kinh tuyến tây
D Từ 340 vĩ tuyến bắc tới 360 vĩ tuyến bắc; Từ 60 kinh tuyến đông đến 30 kinh tuyến đông
Câu 16 Giới hạn tọa độ địa lí của mảnh bản đồ Gauss (bắc bán cầu) có số hiệu P-32-D là?
A Từ 520 vĩ tuyến bắc tới 560 vĩ tuyến bắc; Từ 60 kinh tuyến đông đến 120 kinh tuyến đông
B Từ 520 vĩ tuyến bắc tới 540 vĩ tuyến bắc; Từ 90 kinh tuyến đông đến 120 kinh tuyến đông
C Từ 520 vĩ tuyến bắc tới 540 vĩ tuyến bắc; Từ 60 kinh tuyến đông đến 90 kinh tuyến đông
D Từ 540 vĩ tuyến bắc tới 560 vĩ tuyến bắc; Từ 90 kinh tuyến đông đến 120 kinh tuyến đông

Câu 17 Giới hạn tọa độ địa lí của mảnh bản đồ Gauss (bắc bán cầu) có số hiệu H-48-C là?
A Từ 260 vĩ tuyến bắc tới 280 vĩ tuyến bắc; Từ 1020 kinh tuyến đông đến 1080 kinh tuyến đông
B Từ 280 vĩ tuyến bắc tới 320 vĩ tuyến bắc; Từ 1050 kinh tuyến đông đến 1080 kinh tuyến đông
C Từ 280 vĩ tuyến bắc tới 300 vĩ tuyến bắc; Từ 1020 kinh tuyến tây đến 1050 kinh tuyến tây
D Từ 280 vĩ tuyến bắc tới 300 vĩ tuyến bắc; Từ 1020 kinh tuyến đông đến 1050 kinh tuyến đông

Câu 18 Giới hạn tọa độ địa lí của mảnh bản đồ Gauss (bắc bán cầu) có số hiệu F-49-12 là?
A Từ 23040’ vĩ tuyến bắc tới 240 vĩ tuyến bắc; Từ 113030’ kinh tuyến đông đến 1140 kinh tuyến đông
B Từ 23030’ vĩ tuyến bắc tới 240 vĩ tuyến bắc; Từ 113030’ kinh tuyến đông đến 1140 kinh tuyến đông
C Từ 230 vĩ tuyến bắc tới 23030’ vĩ tuyến bắc; Từ 1130 kinh tuyến đông đến 113030’kinh tuyến đông
D Từ 230 vĩ tuyến bắc tới 23030’ vĩ tuyến bắc; Từ 113030’ kinh tuyến đông đến 1140 kinh tuyến đông

Câu 19 Giới hạn tọa độ địa lí của mảnh bản đồ Gauss (bắc bán cầu) có số hiệu E-47-25 là?
A Từ 19040’ vĩ tuyến bắc tới 200 vĩ tuyến bắc; Từ 960 kinh tuyến đông đến 96030’ kinh tuyến đông
B Từ 19030’ vĩ tuyến bắc tới 200 vĩ tuyến bắc; Từ 96030’ kinh tuyến đông đến 970 kinh tuyến đông
C Từ 190 vĩ tuyến bắc tới 19020’ vĩ tuyến bắc; Từ 960 kinh tuyến đông đến 96030’kinh tuyến đông
D Từ 190 vĩ tuyến bắc tới 19030’ vĩ tuyến bắc; Từ 96030’ kinh tuyến đông đến 970 kinh tuyến đông

Câu 20 Giới hạn tọa độ địa lí của mảnh bản đồ Gauss (bắc bán cầu) có số hiệu K-17-144 là?
A Từ 360 vĩ tuyến bắc tới 36020’ vĩ tuyến bắc; Từ 78030’ kinh tuyến tây đến 780 kinh tuyến tây
B Từ 360 vĩ tuyến bắc tới 36020’ vĩ tuyến bắc; Từ 78030’ kinh tuyến đông đến 780 kinh tuyến đông
C Từ 36020’ vĩ tuyến bắc tới 36040’ vĩ tuyến bắc; Từ 1080 kinh tuyến đông đến 108030’kinh tuyến đông
D Từ 360 vĩ tuyến bắc tới 36030’ vĩ tuyến bắc; Từ 108020’ kinh tuyến tây đến 1080 kinh tuyến tây
Câu 21 Giới hạn tọa độ địa lí của mảnh bản đồ Gauss (bắc bán cầu) có số hiệu G-12-VI là?
A Từ 270 vĩ tuyến bắc tới 280 vĩ tuyến bắc; Từ 108030’ kinh tuyến tây đến 1080 kinh tuyến tây
B Từ 27020’ vĩ tuyến bắc tới 280 vĩ tuyến bắc; Từ 1090 kinh tuyến tây đến 1080 kinh tuyến tây
C Từ 27020’ vĩ tuyến bắc tới 27040’ vĩ tuyến bắc; Từ 1080 kinh tuyến tây đến 1090 kinh tuyến tây
D Từ 27020’ vĩ tuyến bắc tới 280 vĩ tuyến bắc; Từ 1090 kinh tuyến đông đến 1080 kinh tuyến đông
Câu 22 Giới hạn tọa độ địa lí của mảnh bản đồ Gauss (bắc bán cầu) có số hiệu D-31-XXX là?
A Từ 12040’ vĩ tuyến bắc tới 13020’ vĩ tuyến bắc; Từ 60 kinh tuyến tây đến 50 kinh tuyến tây
B Từ 130 vĩ tuyến bắc tới 13030’ vĩ tuyến bắc; Từ 50 kinh tuyến đông đến 60 kinh tuyến đông
C Từ 12020’ vĩ tuyến bắc tới 130 vĩ tuyến bắc; Từ 60 kinh tuyến đông đến 50 kinh tuyến đông
D Từ 12040’ vĩ tuyến bắc tới 13020’ vĩ tuyến bắc; Từ 50 kinh tuyến đông đến 60 kinh tuyến đông
Câu 23 Giới hạn tọa độ địa lí của mảnh bản đồ Gauss (bắc bán cầu) có số hiệu L-42 là?
A Từ 400 vĩ tuyến bắc tới 420 vĩ tuyến bắc; Từ 660 kinh tuyến đông đến 720 kinh tuyến đông
B Từ 400 vĩ tuyến bắc tới 440 vĩ tuyến bắc; Từ 660 kinh tuyến tây đến 720 kinh tuyến tây
C Từ 400 vĩ tuyến bắc tới 440 vĩ tuyến bắc; Từ 660 kinh tuyến đông đến 720 kinh tuyến đông
D Từ 360 vĩ tuyến bắc tới 400 vĩ tuyến bắc; Từ 720 kinh tuyến đông đến 660 kinh tuyến đông
Câu 24 Giới hạn tọa độ địa lí của mảnh bản đồ Gauss (bắc bán cầu) có số hiệu F-48-133-A là?
A Từ 200 vĩ tuyến bắc tới 20020’ vĩ tuyến bắc; Từ 1020 kinh tuyến đông đến 102010’ kinh tuyến đông
B Từ 20010’ vĩ tuyến bắc tới 20020’ vĩ tuyến bắc; Từ 1020 kinh tuyến đông đến 102015’ kinh tuyến đông
C Từ 20015’ vĩ tuyến bắc tới 20030’ vĩ tuyến bắc; Từ 1020 kinh tuyến đông đến 1020 30’ kinh tuyến đông
77
D Từ 20015’vĩ tuyến bắc tới 200 30’ vĩ tuyến bắc; Từ 1020 kinh tuyến đông đến 102015’ kinh tuyến đông
Câu 24 Giới hạn tọa độ địa lí của mảnh bản đồ có số hiệu NF-48-C là?
A Từ 200 vĩ tuyến bắc tới 220 vĩ tuyến bắc; Từ 1050 kinh tuyến đông đến 1080 kinh tuyến đông
B Từ 200 vĩ tuyến bắc tới 220 vĩ tuyến bắc; Từ 1020 kinh tuyến đông đến 1050 kinh tuyến đông
C Từ 220 vĩ tuyến bắc tới 240 vĩ tuyến bắc; Từ 1050 kinh tuyến đông đến 1080 kinh tuyến đông
D Từ 200 vĩ tuyến bắc tới 220 vĩ tuyến bắc; Từ 1020 kinh tuyến đông đến 1080 kinh tuyến đông
Câu 25 Giới hạn tọa độ địa lí của mảnh bản đồ có số hiệu NG-47-16 là?
A Từ 240 vĩ tuyến bắc tới 24030’ vĩ tuyến bắc; Từ 1010 kinh tuyến đông đến 1020 kinh tuyến đông
B Từ 240 vĩ tuyến bắc tới 250 vĩ tuyến bắc; Từ 1000 kinh tuyến đông đến 1010 kinh tuyến đông
C Từ 240 vĩ tuyến bắc tới 250 vĩ tuyến bắc; Từ 100030’ kinh tuyến đông đến 1020 kinh tuyến đông
D Từ 250 vĩ tuyến bắc tới 250 30’ vĩ tuyến bắc; Từ 100030’ kinh tuyến đông đến 1020 kinh tuyến đông
Câu 26 Giới hạn tọa độ địa lí của mảnh bản đồ có số hiệu ND-49-D là?
A Từ 140 vĩ tuyến bắc tới 160 vĩ tuyến bắc; Từ 1080 kinh tuyến đông đến 1110 kinh tuyến đông
B Từ 120 vĩ tuyến bắc tới 140 vĩ tuyến bắc; Từ 1110 kinh tuyến đông đến 1140 kinh tuyến đông
C Từ 120 vĩ tuyến bắc tới 140 vĩ tuyến bắc; Từ 1080 kinh tuyến đông đến 1110 kinh tuyến đông
D Từ 120vĩ tuyến bắc tới 160 vĩ tuyến bắc; Từ 1080 kinh tuyến đông đến 108015’ kinh tuyến đông
Câu 27 Giới hạn tọa độ địa lí của mảnh bản đồ có số hiệu SF- 46 - 02 là?
A Từ 210 vĩ tuyến bắc tới 220 vĩ tuyến bắc; Từ 91030’ kinh tuyến đông đến 930 kinh tuyến đông
B Từ 200 vĩ tuyến nam tới 210 vĩ tuyến nam; Từ 920 kinh tuyến đông đến 930 kinh tuyến đông
C Từ 200 vĩ tuyến bắc tới 210 vĩ tuyến bắc; Từ 910 kinh tuyến đông đến 930 kinh tuyến đông
D Từ 200 vĩ tuyến nam tới 210 vĩ tuyến nam; Từ 91030 kinh tuyến đông đến 930 kinh tuyến đông
Câu 28 Giới hạn tọa độ địa lí của mảnh bản đồ có số hiệu SC-47-D là?
A Từ 100 vĩ tuyến nam tới 120 vĩ tuyến nam; Từ 960 kinh tuyến đông đến 990 kinh tuyến đông
B Từ 100 vĩ tuyến nam tới 120 vĩ tuyến nam; Từ 990 kinh tuyến đông đến 1020 kinh tuyến đông
C Từ 80 vĩ tuyến bắc tới 100 vĩ tuyến bắc; Từ 960 kinh tuyến đông đến 1020 kinh tuyến đông
D Từ 100vĩ tuyến bắc tới 120 vĩ tuyến bắc; Từ 960 kinh tuyến đông đến 990 kinh tuyến đông
Câu 29 Giới hạn tọa độ địa lí của mảnh bản đồ có số hiệu 6151 (gốc tọa độ 750 đông; 40 nam) là?
A Từ 21030’ vĩ tuyến bắc tới 220 vĩ tuyến bắc; Từ 1060 kinh tuyến đông đến 106030’ kinh tuyến đông
B Từ 210 vĩ tuyến bắc tới 21030’ vĩ tuyến bắc; Từ 105030’ kinh tuyến đông đến 1060 kinh tuyến đông
C Từ 21030’ vĩ tuyến bắc tới 220 vĩ tuyến bắc; Từ 105030’ kinh tuyến đông đến 1060 kinh tuyến đông
D Từ 21015’vĩ tuyến bắc tới 210 30’ vĩ tuyến bắc; Từ 1060 kinh tuyến đông đến 106030’ kinh tuyến đông
Câu 30 Giới hạn tọa độ địa lí của mảnh bản đồ có số hiệu 1920 (gốc tọa độ 750 đông; 40 nam) là?
A Từ 60 vĩ tuyến bắc tới 6020’ vĩ tuyến bắc; Từ 850 kinh tuyến đông đến 850 30’ kinh tuyến đông
B Từ 5030’ vĩ tuyến bắc tới 60 vĩ tuyến bắc; Từ 850 kinh tuyến đông đến 850 30’ kinh tuyến đông
C Từ 5030’ vĩ tuyến bắc tới 60 vĩ tuyến bắc; Từ 84030’ kinh tuyến đông đến 850 kinh tuyến đông
D Từ 5040’ vĩ tuyến bắc tới 60 vĩ tuyến bắc; Từ 84030’ kinh tuyến đông đến 850 kinh tuyến đông
Câu 31 Giới hạn tọa độ địa lí của mảnh bản đồ có số hiệu 3031-I (gốc tọa độ 750 đông; 40 nam) là?
A Từ 10045’ vĩ tuyến bắc tới 110 vĩ tuyến bắc; Từ 90045’ kinh tuyến đông đến 910 kinh tuyến đông
B Từ 110 vĩ tuyến bắc tới 11030’ vĩ tuyến bắc; Từ 900 kinh tuyến đông đến 900 30’ kinh tuyến đông
C Từ 11015’ vĩ tuyến bắc tới 11030’ vĩ tuyến bắc; Từ 900 kinh tuyến đông đến 900 15’ kinh tuyến đông
D Từ 11015’ vĩ tuyến bắc tới 11030’ vĩ tuyến bắc; Từ 90015’ kinh tuyến đông đến 900 30’ kinh tuyến đông

Câu 32 Giới hạn tọa độ địa lí của mảnh bản đồ có số hiệu 5030-IV (gốc tọa độ 750 đông; 40 nam) là?
A Từ 10045’ vĩ tuyến bắc tới 110 vĩ tuyến bắc; Từ 1000 kinh tuyến đông đến 1000 15’ kinh tuyến đông
B Từ 110 vĩ tuyến bắc tới 11030’ vĩ tuyến bắc; Từ 1000 kinh tuyến đông đến 1000 30’ kinh tuyến đông
C Từ 10030’ vĩ tuyến bắc tới 10045’ vĩ tuyến bắc; Từ 100015’ kinh tuyến đông đến 1000 30’ kinh tuyến đông
D Từ 11015’ vĩ tuyến bắc tới 11030’ vĩ tuyến bắc; Từ 90015’ kinh tuyến đông đến 900 30’ kinh tuyến đông
Câu 33 Giới hạn tọa độ địa lí của mảnh bản đồ VN-2000 có số hiệu F-48-A-01 là?
A Từ 200 vĩ tuyến bắc tới 240 vĩ tuyến bắc; Từ 1020 kinh tuyến đông đến 1080 kinh tuyến đông
B Từ 230 vĩ tuyến bắc tới 240 vĩ tuyến bắc; Từ 1020 kinh tuyến đông đến 1030 30’ kinh tuyến đông
C Từ 220 vĩ tuyến bắc tới 230 vĩ tuyến bắc; Từ 1020 kinh tuyến đông đến 1030 kinh tuyến đông
D Từ 200 vĩ tuyến bắc tới 220 vĩ tuyến bắc; Từ 103030’ kinh tuyến đông đến 1050 kinh tuyến đông

78
Giới hạn tọa độ địa lí của mảnh bản đồ VN-2000 có số hiệu D-49-D-04 là?
Câu 34
A Từ 120 vĩ tuyến bắc tới 140 vĩ tuyến bắc; Từ 1120 kinh tuyến đông đến 1140 kinh tuyến đông
B Từ 130 vĩ tuyến bắc tới 140 vĩ tuyến bắc; Từ 1120 kinh tuyến đông đến 1130 kinh tuyến đông
C Từ 120 vĩ tuyến bắc tới 130 vĩ tuyến bắc; Từ 112030’ kinh tuyến đông đến 1140 kinh tuyến đông
D Từ 120 vĩ tuyến bắc tới 12030’ vĩ tuyến bắc; Từ 108030’ kinh tuyến đông đến 1090 kinh tuyến đông
Câu 35 Giới hạn tọa độ địa lí của mảnh bản đồ VN-2000 có số hiệu C-48-12 là?
A Từ 11040’ vĩ tuyến bắc tới 120 vĩ tuyến bắc; Từ 1070 kinh tuyến đông đến 1080 kinh tuyến đông
B Từ 110 vĩ tuyến bắc tới 11030’ vĩ tuyến bắc; Từ 107045’ kinh tuyến đông đến 1080 kinh tuyến đông
C Từ 11045’ vĩ tuyến bắc tới 120 vĩ tuyến bắc; Từ 1060 kinh tuyến đông đến 1080 kinh tuyến đông
D Từ 11030’ vĩ tuyến bắc tới 120 vĩ tuyến bắc; Từ 107030’ kinh tuyến đông đến 1080 kinh tuyến đông
Câu 36 Giới hạn tọa độ địa lí của mảnh bản đồ VN-2000 có số hiệu E-48-C là?
A Từ 160 vĩ tuyến bắc tới 180 vĩ tuyến bắc; Từ 1020 kinh tuyến đông đến 1050 kinh tuyến đông
B Từ 16030’ vĩ tuyến bắc tới 170 vĩ tuyến bắc; Từ 1020 kinh tuyến đông đến 1080 kinh tuyến đông
C Từ 160 vĩ tuyến bắc tới 200 vĩ tuyến bắc; Từ 1020 kinh tuyến đông đến 1050 kinh tuyến đông
D Từ 180 vĩ tuyến bắc tới 200 vĩ tuyến bắc; Từ 102030’ kinh tuyến đông đến 1030 kinh tuyến đông
Câu 38 Giới hạn tọa độ địa lí của mảnh bản đồ VN-2000 có số hiệu F-49-85-C là?
A Từ 200 vĩ tuyến bắc tới 20030’ vĩ tuyến bắc; Từ 1080 kinh tuyến đông đến 1080 30’ kinh tuyến đông
B Từ 200 vĩ tuyến bắc tới 20015’ vĩ tuyến bắc; Từ 1080 kinh tuyến đông đến 1080 15’ kinh tuyến đông
C Từ 20045’ vĩ tuyến bắc tới 210 vĩ tuyến bắc; Từ 108015’ kinh tuyến đông đến 1080 30’ kinh tuyến đông
D Từ 200 vĩ tuyến bắc tới 20010’ vĩ tuyến bắc; Từ 108030’ kinh tuyến đông đến 1090 kinh tuyến đông
Câu 39 Tìm số hiệu mảnh bản đồ VN-2000 tương đương với mảnh bản đồ UTM (gốc tọa độ 750 đông; 40 nam) NF-48-16 ?
A F-48-D-01
B F-48-D-02
C F-48-D-04
D F-48-D-03
Câu 40 Tìm số hiệu mảnh bản đồ VN-2000 tương đương với mảnh bản đồ UTM (gốc tọa độ 750 đông; 40 nam) 6145 ?
A E-48-41
B E-48-42
C E-48-43
D E-48-44

79

You might also like