You are on page 1of 2

Họ và tên: Trần Nguyễn Diệu Thúy

MSV: 11226214

Hành trang quê hương:


-Xuất phát: Xứ Nghệ nổi tiếng là vùng đất hiếu học, có bề dày văn hóa cũng vì
lẽ đó mà thói quen yêu thích, coi trọng việc học cũng được truyền từ đời này qua
đời khác. Là người con tiêu biểu của xứ Nghệ ở Nguyễn Tất Thành đã sớm hình
thành tư tưởng yêu nước, ý chí, hoài bão cứu nước được kế thừa từ bậc cha
ông- những nhà nho yêu nước:

* Người thầy của HCM: Cụ Lê Văn Miến (còn gọi là Lê Huy Miến) sinh
năm 1874 trong một dòng họ, gia đình khoa bảng, ở vùng đất “địa linh nhân
kiệt” - huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, cha cụ là cử nhân nên từ rất sớm cụ đã
được tiếp xúc và làm quen với sách vở, tri thức cũng như thấm nhuần truyền
thống yêu nước, bất khuất của quê hương.

* Cha đẻ và cũng là người thầy đầu tiên của Nguyễn Sinh Cung: cụ Phó
bảng Nguyễn Sinh Sắc sinh năm 1862 ở làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An, được tôn
làm “Nam Đàn tứ hổ” (cùng với Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý và Trần Văn
Lương) và làm tới chức tri huyện. Do giao du nhiều với những nhà nho yêu
nước, cụ thấu hiểu và bênh vực giai cấp nông dân nghèo khỏi sự áp bức của
cường hào. Cụ cũng chính là nhân tố quyết định, chắp nối Nguyễn Ái Quốc với
những chí sĩ yêu nước nhằm tìm cách đưa con trai ra nước ngoài tìm đường cứu
quốc.

* Nhìn trong lịch sử dân tộc, những tên tuổi lớn như Mai Hắc Đế, Hồ Quý
Ly, Nguyễn Huệ- Quang Trung, Phan Bội Châu, Nguyễn Trường Tộ... hoặc sinh
ra hoặc khởi nghiệp và thanh danh ở nơi này.fng

Kết luận: Thừa hưởng truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình và
quê hương là cơ sở để Người lĩnh hội văn hóa dân tộc, tiếp cận với tinh hoa
văn minh nhân loại và vươn tới chân lý mới.

Hình thành những khái niệm đầu tiên về lòng yêu nước và thôi thúc bản
thân tìm ra con đường cứu nước.

- Xuất phát: Huế tuy không phải là quê hương đầu tiên của Người nhưng Người
đã có một khoảng thời gian dài (tuổi thơ và tuổi vị thành niên) gắn bó với vùng
đất này. Chính vì thế, Huế có vai trò rất đặc biệt trong hành trình trưởng
thành và giác ngộ Cách Mạng của người:

* Lần đầu tiên Nguyễn Sinh Cung đặt chân tới đất “thần kinh” khoảng
cuối năm 1895. Khi đó, quãng đường dài với bao điều mới lạ đã hấp dẫn cậu bé
Cung. Kinh thành Huế mở ra trước mắt cậu với nhiều võng lọng, ngựa xe như
một thế giới khác hẳn làng quê Hoàng Trù xứ Nghệ. Cậu Cung được học những
buổi đầu tiên tại một căn nhà ở làng Dương Nổ (xã Phú Dương, Phú Vang, Thừa
Thiên Huế). Bạn học của cậu là những cậu bé trong làng, thầy giáo chính là
người cha thân yêu và từ đó đã sớm bộc lộ tư chất thông minh của mình. Quãng
đời đầu ở Huế của Nguyễn Sinh Cung khép lại bằng một kỷ niệm buồn vì sự ra
đi đột ngột của người mẹ hiền và người em ở căn nhà mái tranh trong Thành nội
khi người cha chưa về kịp. Nhưng hơn 5 năm ở Huế cũng đã cho Nguyễn Sinh
Cung những hiểu biết đầu tiên về xã hội thuộc địa - phong kiến ở giữa trung tâm
của nó.

*Năm 1908, trong khoảng thời gian Nguyễn Sinh Cung theo học tại
trường tiểu học Pháp-Việt và sau đó là Quốc học Huế cũng là lúc diễn ra rất
nhiều biến động chính trị: Duy Tân hội và Phong trào Đông du do cụ Phan Bội
Châu phát động lan rộng trong giới sĩ phu và thanh niên; Phong trào Duy Tân,
chống thuế bùng phát ở Trung kỳ từ năm 1906-1908,... Bấy giờ, rất nhiều tư
tưởng mới được truyền bá, cổ động cho phong trào cải cách, dân chủ, ... Người
đã tiếp nhận những ảnh hưởng đó ngay trên ghế nhà trường. Và cũng chính thời
điểm này, Người là một trong những nhân tố tham gia tích cực trong phong trào
chống thuế ở 6 tỉnh miền trung. Sự thất bại của phong trào này cũng để lại bài
học sâu sắc, ảnh hưởng lớn tới những quyết định của Người sau này.

 Kết luận: Tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh thể hiện rõ qua hành
động, ý chí quyết tâm tìm đường cứu nước.

Như vậy, cái nôi quê hương giàu truyền thống bất khuất với những bản sắc riêng
của xứ Nghệ là nhân tố quan trọng, là nền móng vững chắc cho tư tưởng yêu
nước Hồ Chí Minh sau này. Quê hương cũng là nơi nuôi dưỡng ý chí quyết tâm

You might also like