You are on page 1of 2

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH.

Làng nghề truyền thống Việt Nam: Làng nghề nón lá (Huế)
Trang phục, rộng hơn là các phương tiện che đội, luôn là chủ đề hấp dẫn khi tìm hiểu
các vùng văn hóa, nền văn hóa. Bởi tùy điều kiện địa lý tự nhiên và đặc tính văn hóa
mà con người thể hiện những sắc thái trang phục đặc thù. Truyền thống đội nón là một
nét tương đồng văn hóa từ nhiều cộng đồng cư dân. Trong đó, có lẽ nón lá - tiêu biểu
như nón lá Huế - là hình thái trang phục phổ biến nhất ở xứ sở nhiệt đới ẩm, cho thấy
con người đã biết chọn lựa những chất liệu từ tự nhiên để làm nên mô ̣t vâ ̣t dụng không
chỉ thuần túy chức năng che đội, mà còn cộng thêm chức năng trang sức cùng nhiều
giá trị, định chế xã hội.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Nón lá Huế có nguồn gốc từ làng quê Tây Hồ thuộc huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên
Huế. Những chiếc nón bài thơ đã trở nên quen thuộc, gần gũi và đi khắp nẻo đường
trong đời sống của người phụ nữ. Chỉ với những nguyên liệu đơn giản là đã có thể tạo
ra được một chiếc nón bài thơ như lá gồi và dừa.

Làng Tây Hồ nằm bên dòng sông Như Ý, cách thành phố Huế 12km về phía Đông. Từ
lâu, nơi đây đã trở thành một làng nghề nón lá Huế truyền thống. Những chiếc nón lá
được hình thành cách đây vài trăm năm những chiếc nón cũng trở thành nét đặc trưng
của những cô gái xinh đẹp Huế.

Ở làng Tây Hồ, Phú Vang không chỉ có những phụ nữ mới biết đan nón mà ngay cả
những người đàn ông cũng giúp lên khung và chuốt vành nón. Đã không biết từ bao
giờ, Tây Hồ đã trở thành làng nghề đan nón bài thơ. Người ta chỉ biết rằng, nón bài thơ
là nghề được ra đời từ rất lâu rồi và noi theo nhiều thế hệ trong làng.

SẢN PHẨM DU LỊCH


Chợ Huế nào hầu như cũng có hàng nón, từ các chợ lớn như Đông Ba, An Cựu, Bên
Ngự… đến các chợ nhỏ như Sịa, Phò Trạch ở đâu cũng có thể mua được chiếc nón lá
Huế. Đặc biệt chợ Dạ Lê là chợ chuyên bán nón được duy trì từ hàng trăm năm nay, là
đầu mối lớn để nón Huế vào Nam, ra Bắc.

Hiện nay, du lịch đang phát triển mạnh ở Huế, nón lá  trở thành mặt hàng lưu niệm
mang nét văn hóa đặc sắc của Huế được du khách ưa chuộng. Rất nhiều du khách đã
về tận các làng nón để được tận mắt chứng kiến và tham gia vào các công đoạn của
nghề làm nón. Không ít người đã thực sự bất ngờ và thích thú khi được người thợ nón
lưu ảnh, tên của mình trên chiếc nón bài thơ mang về làm kỷ niệm.

Nghề làm nón lá hình thành và phát triển ở Huế từ hàng trăm năm nay, với rất nhiều
làng nón nổi tiếng như: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Sịa… Ngày
nay nghề làm nón lá tuy không thịnh vượng như xưa, nhưng vẫn còn đó những làng
nghề, những người thợ tài hoa âm thầm gắn bó với nghề chằm nón. Mỗi năm các làng
nghề làm nón ở Huế cho ra thị trường hàng triệu chiếc nón, không chỉ đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ tại chỗ, mà còn là món quà lưu niệm đặc sắc cho du khách bốn phương mỗi
khi đến Huế. Nón lá Huế, đặc biệt là nón bài thơ được nhiều du khách ưa chuộng bỡi
sự thanh thoát nhẹ dàng, như không còn là chiếc nón đơn thuần mà là một tác phẩm
nghệ thuật thực sự. Để có được chiếc nón ưng ý đưa ra thị trường, các nghệ nhân làm
nón Huế phải trải qua nhiều công đoạn tỷ mỷ lắm, công đoạn nào cũng đòi hỏi sự cần
mẫn khéo léo của đôi tay người thợ. Từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, rồi
đến chằm hoàn thiện chiếc nón và cuối cùng là đánh bóng bảo quản, đưa ra thị trường.
 Nón lá Huế, đặc biệt là nón bài thơ, nó không chỉ là chiếc nón đơn thuần mà là một
tác phẩm nghệ thuật thực sự. Để có được chiếc nón ưng ý, các nghệ nhân làm nón Huế
phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự cần mẫn, khéo léo của người thợ. Từ chọn
khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, đến chằm hoàn thiện chiếc nón và cuối cùng là
đánh bóng bảo quản…Có lẽ vì thế mà nón Huế rất được nhiều du khách ưu chuộng. 
 Du lịch phát triển mạnh ở Huế, nón lá trở thành mặt hàng lưu niệm mang nét văn hóa
đặc sắc của Huế được du khách ưa chuộng. Rất nhiều du khách đã về tận các làng nón
để được tận mắt chứng kiến và tham gia vào các công đoạn của nghề làm nón. Không
ít người đã thực sự bất ngờ và thích thú khi được người thợ nón lưu ảnh, tên của mình
trên chiếc nón bài thơ mang về làm kỷ niệm. 
 Nón lá là sản phẩm thủ công mỹ nghệ đầu tiên được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học
và Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý vào tháng 8/2010.

THỰC TRẠNG HIỆN NAY

Nghề làm nón lá hình thành và phát triển ở Huế từ hàng trăm năm nay, với rất nhiều
làng nón nổi tiếng như: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Sịa… Ngày
nay nghề làm nón lá tuy không thịnh vượng như xưa, nhưng vẫn còn đó những làng
nghề, những người thợ tài hoa âm thầm gắn bó với nghề chằm nón. Mỗi năm các làng
nghề làm nón ở Huế cho ra thị trường hàng triệu chiếc nón, không chỉ đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ tại chỗ, mà còn là món quà lưu niệm đặc sắc cho du khách bốn phương mỗi
khi đến Huế. Nón lá Huế, đặc biệt là nón bài thơ được nhiều du khách ưa chuộng bỡi
sự thanh thoát nhẹ dàng, như không còn là chiếc nón đơn thuần mà là một tác phẩm
nghệ thuật thực sự. Để có được chiếc nón ưng ý đưa ra thị trường, các nghệ nhân làm
nón Huế phải trải qua nhiều công đoạn tỷ mỷ lắm, công đoạn nào cũng đòi hỏi sự cần
mẫn khéo léo của đôi tay người thợ. Từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, rồi
đến chằm hoàn thiện chiếc nón và cuối cùng là đánh bóng bảo quản, đưa ra thị trường.

You might also like