You are on page 1of 3

Mở Bài:

“Sao anh không về thăm quê em


Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”
Bốn câu thơ đặc sắc của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã phần nào khắc
họa được hình ảnh chiếc nón lá của đất nước Việt Nam. Từ xưa đến nay,
nón lá đã trở thành một trong những nét đẹp riêng của người Việt, luôn
gắn bó với người lao động, người nông dân “một nắng hai sương”. Đặc
biệt hình ảnh người phụ nữ Việt Nam duyên dáng trong tà áo dài và đội
chiếc nón lá đã dần khắc sâu, làm lay động biết bao tâm hồn nghệ sĩ và
truyền cảm hứng với bạn bè năm châu về văn hóa truyền thống và đặc
trưng của đất nước.
Ý Nghĩa:
Chiếc nón lá có giá trị vật chất rất lớn, mặc dù nón lá không phải là một
vật dụng đắt tiền, nhưng chúng lại mang một vẻ đẹp đơn sơ và giản dị,
như chính tâm hồn của con người Việt Nam. Với người nông dân, nón là
vật dụng không thể thiếu, và được sử dụng hàng ngày giúp bà con che
mưa che nắng.
Không những vậy, chiếc nón lá còn được các mẹ, các chị dùng để đi chợ,
là một vật dụng thay thế cho chiếc quạt tay, giúp tạo ra những cơn gió
mát khi nghỉ giải lao trên đồng ruộng. Với người phụ nữ Việt Nam, chiếc
nón lá làm tôn lên vẻ kín đáo, dịu dàng khi kết hợp cùng tà áo dài thướt
tha. Đây cũng chính là nét đặc trưng của nón lá mỗi khi được mọi người
nhắc đến.
Nón lá còn là một món quà lưu niệm, mà ai cũng có thể mua để làm quà
tặng đặc biệt cho người thân và bạn bè quốc tế. Không chỉ ở Việt Nam,
chúng ta sẽ nhìn thấy chiếc nón lá xuất hiện ở rất nhiều nơi trên thế giới.
Hầu như ai ai khi đã một lần sử dụng chiếc nón lá, đều muốn giữ lại bên
mình như là một vật kỷ niệm quý giá.
Bên cạnh giá trị về vật chất, chiếc nón lá còn mang một giá trị lớn về
tinh thần. Từ bao đời nay, chiếc nón lá Việt Nam được khắc họa và sống
mãi theo bề dài lịch sử của đất nước. Nón lá được đi vào thơ ca, nhạc
họa, được những thi sỹ, họa sỹ tô vẽ giúp cho biểu tượng ngày càng ghi
đậm dấu ấn với con người Việt Nam.
“Ôi nón bài thơ của xứ nhà
Có bàn tay nhỏ nở như hoa
Có thành phố cổ giàu mưa nắng
Bóng nón đi về thêm thiết tha.”
Bốn câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm khẳng định nón lá là một biểu
tượng bền vững của xứ nhà, và khi thấy chiếc nón lá ở đâu, chúng ta
cũng biết đó chính là hình ảnh của đất nước, hình ảnh của sự giản dị và
đơn sơ.
Chiếc nón lá xuất hiện trong nhiều lời ca tiếng hát, với những thanh điệu
du dương, trầm ấm, chiếc nón lá đi vào ca khúc một cách nhẹ nhàng, sâu
lắng:
“Anh gửi tặng nón bài thơ quê mẹ
Gửi cho em dòng sông cửa bể
Cả vầng trăng và cả trời xanh
Nước dưới sông có khi đầy khi cạn
Trăng trên trời khi tỏ khi mờ
Tình đôi ta từ bấy đến giờ
Vẫn tròn như chiếc nón bài thơ”
Không chỉ có thơ ca, chiếc nón lá cũng được họa sỹ đưa vào những bức
tranh sơn dầu một cách vi diệu. Chiếc nón lá được kết hợp duyên dáng
với áo dài, với cành hoa sen, với làng quê của đất nước. Tất cả rất đỗi
quen thuộc, và khi chiêm ngưỡng những bức tranh đặc biệt này ở
phương xa, chúng ta sẽ nhớ đến con người Việt, nhớ đến bản sắc văn hóa
của Phương Đông.
Kết Bài:
Như vậy nón lá Việt Nam không chỉ là một biểu tượng văn hóa truyền
thống, mà còn là một phần không thể thiếu trong đời sống người Việt.
Nón lá đại diện cho sự giản dị, tinh thần yêu nước và lòng biết ơn đối với
thiên nhiên. Đối với mỗi người dân Việt Nam, chiếc nón lá ko chỉ là một
thứ đồ vật tiện dụng mà còn là nét đẹp thầm kín của văn hóa Việt, một
niềm tự hào về nguồn gốc và truyền thống văn hóa của dân tộc. Chiếc
nón lá sẽ còn tồn tại mãi dù cuộc sống có đổi thay, hiện đại đến đâu,
chiếc nón lá vẫn sẽ mãi là người bạn của người Việt.

You might also like