You are on page 1of 9

CÂY DỪA

Trần Đăng Khoa


Trần Đăng Khoa sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958, quê làng Trực
Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ông là một
nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó
chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện nay, ông giữ chức Phó Chủ
tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên hiệp Văn hoá nghệ
thuật Hà Nội.
Từ nhỏ, ông được mọi người biết đến là một “Thần đồng Văn
học”. Lúc 8 tuổi, ông đã bắt đầu sáng tác và có những tập thơ
được đăng tải lên báo, 10 tuổi đã có tập thơ đầu tiên.
Trần Đăng Khoa đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam nói
chung và nền văn học thiếu nhi nói riêng nhiều bài thơ độc đáo,
có giá trị.
Những tác phẩm của ông là những bài thơ viết về thiên nhiên,
người đọc cảm nhận được sự tươi mát, hồn nhiên, ấm áp tình
người, tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc.
Bài thơ Cây dừa được rút ra từ tập Góc sân và khoảng trời. Có
nghĩa là lúc tác giả viết bài thơ này, ông chỉ đang là một cậu bé.
Bởi vậy, hình ảnh hiện ra dưới ngòi bút, lời thơ của một cậu bé
thật hồn nhiên, thật ngộ nghĩnh và hết sức gần gũi. Dưới ngòi
bút của Trần Đăng Khoa, cây dừa như hiện than cho con người
Việt Nam với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp: hào phóng,
thân thiện, nhân hậu, thích kết giao bè bạn; lam lũ, chịu khó; có
tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, luôn hiên ngang và
dũng cảm.
Bài thơ Cây dừa của Trần Đăng Khoa được viết theo thể thơ lục
bát, một câu gồm 6 tiếng thì câu sau sẽ 8 tiếng. Tác giả sử dụng
thể thơ này vì đây là thể thơ gần gũi, thân thuộc trong thơ ca
Việt Nam. Cách ngắt nhịp quen thuộc ở thơ lục bát là 2/2/2 ở
câu lục và 4/4 ở câu bát.
Tác giả không suất hiện trực tiếp bằng các đại từ nhân xưng
như “tôi”, “ta” mà chủ thể trữ tình ở đây chính là tác giả với lối
suy nghĩ đơn giản, cảm súc ngây thơ, hồn nhiên của đứa trẻ.
Đoạn thơ đầu, tác giả tả thực hình ảnh, màu sắc của cây dừa đó
là “xanh toả nhiều tàu”. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá để
ví cây dừa như hình ảnh của một con người với những động tác
“dang tay”, “gật đầu” mềm mại. Tác giả đã sử dụng phép đăng
đối rất chuẩn: động từ đối với động từ (“dang” đối với “gật”),
danh từ đối với danh từ (“tay” đối với “đầu”), (“gió” đối với
“trăng”).
“ Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”
Cây dừa hiện lên như một người từng trải, cứng cỏi. Với từ “bạc
phếch” đã tái hiện cây dừa như một người lao động lam lũ,
dầm mưa dãi nắng nhưng vẫn rất khoẻ mạnh và tràn trề sức
sống. Tác giả dung biện pháp liên tưởng, tưởng tượng để ví quả
dừa xum xuê với đàn lợn con.
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đến khổ thơ thứ hai, tác giả đi vào miêu tả cây dừa một cách
chi tiết hơn. Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh, liên tưởng
tưởng tượng ‘ Quả dừa – chiếc lược chải vào mây xanh’ cùng
với những áng mây xanh bồng bềnh, tác giả đã cảm nhận cây
dừa hiện lên nhu một cô gái đang thướt tha dịu dàng chải tóc,
thật là một hình ảnh vừa nên thơ vừa sống động.
“ Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh”
Tác giả đã sử dụng hai câu hỏi tu từ “Ai mang nước ngọt, nước
lành/Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa”, thể hiện sự tò mò,
thích thú tìm hiểu những điều mới lạ của tác giả.
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa
Đến đoạn thơ thứ ba, tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá “ Trời
trong đầy tiếng rì rào/ Đứng cạnh trời đất bao la”
Vì cây dừa như con người có thể gọi đàn gió đến để cùng múa
reo những vũ điệu vui nhộn, sôi động.

Nội dung bài thơ cây dừa là tình yêu thiên nhiên và khả năng
quan sát tỉ mỉ, tinh tế, Trần Đăng Khoa đã niêu tả cây dừa một
cách sinh động với tất cả các bộ phận vốn có của nó. Cả cây
dừa, từ gốc tới ngọn, không chỗ nào tác giả nhỏ tuổi không tìm
ra những liên tưởng thú vị và độc đáo.
Mở đầu bài thơ, cây dừa được miêu tả như là con người có đầu
và tay, là người bạn phóng khoáng, thích tâm giao, thích kết
bạn với thiên nhiên.
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.
Cây dừa lúc thì xuất hiện như người bạn phóng khoáng, lúc thì
hiện lên như người từng trải cứng rắn. Tác giả đã tái hiện cây
dừa như một người lao động lam lũ, dầm mưa dãi nẵng nhưng
vẫn luôn khoẻ mạnh, cứng cỏi. Quả dừa được ví như đàn lợn
con quả là một liên tưởng vô cùng độc đáo và thú vị… Và có lẽ,
cũng chỉ ở cái tuổi trẻ thơ, hiếu động và ngộ nghĩnh, Trần Đăng
Khoa mới nhìn những chùm dừa như những đàn lợn con béo
tròn, được lợn mẹ lót ổ ở trên cao.
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Dường như tác giả đã dùng nhiều vào cây dừa và cảnh vật xung
quanh cây dừa.
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Cây dừa luôn được miêu tả trong sự gắn kết, sự hoà quyện với
thế giới thiên nhiên xung quanh. Cây dừa hoà quyện vào làn
gió, dưới ánh trăng và có lúc như chạm vào mây xanh. Bên cạnh
đó, tiếng dừa còn làm cho cái nắng oi bức của ngày hè cũng dịu
lại. Với những vùng quê nhiều dừa, thì những hàng dừa sẽ luôn
là nơi che bóng mát cho mọi người vào những trưa hè nóng
bức. Dừa không chỉ gọi cơn gió đến mà còn gọi cả “đàn gió
đến”. Đến không chỉ để thổi mát cho nọi người mà còn gõ nhịp
múa reo những vũ điệu sôi động, vui nhộn. Những âm thanh rì
rào của cây dừa mang tới một không khí thật vui tươi, sống
động. Hình ảnh cánh cò bay lượn càng tô đậm thêm nét yên
bình của bức tranh cây dừa và vùng thôn quê. Hình ảnh những
rặng dừa che chở, bao bọc, mang lại sự yên bình cho làng quê
yêu dấu đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong văn học nói
riêng và trong đời sống của người dân Việt Nam nói chung.
Đứng cạnh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
Đến hai câu thơ cuối, tác giả kết thúc với một hình ảnh thật đặc
biệt, thật hùng vĩ. Cây dừa vươn cao lên, bề thế, ung dung, tự
tin mang dáng vẻ của một người lính anh dung, kiên cường.

Qua ngòi bút của Trần Đăng Khoa, cây dừa trở thành hiện thân
của người Việt Nam với phẩm chất tốt đẹp nhân hậu, thân
thiên, thích kết giao bạn bè, chịu thương, chịu khó, có thình yêu
nước nồng nàn.
Bài thơ Cây dừa được nhà thơ Trần Đăng Khoa sáng tác khi ở
độ tuổi còn nhỏ nhưng qua những gì tác giả nhỏ tuổi này cho
chúng ta thấy vẻ đẹp của cây dừa được so sánh và gắn liền với
nhiều hình ảnh khác nhau của cuộc sống. Những cái hay và độc
đáo của bài thơ là qua cách tả cây dừa, tác giả đã tái hiện cho
người đọc khung cảnh làng quê Việt Nam thanh bình, giản dị
đầy nắng, gió và ánh sáng, trăng sao. Xuyên suốt bài thơ, cây
dừa luôn là hình ảnh tạo sự liên kết và hoà nhập với thế giới tự
nhiên bao quanh nó, có khi cây dừa tan theo gió, dưới ánh
trăng và những lúc như chạm đến mây xanh. Không dừng lại ở
đó, “tiếng dừa” còn xua tan cái nắng oi ả của mùa hè. Hình ảnh
hang dừa che chở, bao bọc, đem lại bình yên cho làng quê than
yêu đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong văn học nói riêng
và trong đời sống của người Việt Nam nói chung. Và hình ảnh
ấy một lần nữa được khắc sâu trong ngòi bút của một nhà thơ
trẻ có tình yêu quê hương, thiên nhiên vô bờ bến: nhà thơ Trần
Đăng Khoa. Tình yêu đối với thien nhiên, đất nước mà còn thể
hiện sự sâu sắc, am hiểu văn hoá và tính cách của người Việt
Nam. Dưới ngòi bút của Trần Đăng Khoa, cây dừa là hiên than
của con người Việt Nam với tất cả những đức tính tốt đẹp: hào
hiệp, thân thiện, nhân hậu, thích kết bạn; lam lũ, vất vã; anh ấy
có một tình yêu nước nồng nàn với đất nước của mình, anh ấy
luôn tự hào và dũng cảm

Tư tưởng tác giả quan niệm về thiên nhiên: thân thương, bình
dị, chan hoà, gần gũi với cuộc sống con người. Rung cảm trước
thiên nhiên, trước cảnh vật xung quanh mình, bắt đầu từ
những hình ảnh giản dị nhất. Tác giả dường như quan sát vẻ
đẹp cảnh vật trong khoảnh khắc cả ngày và đêm. Mở ra một
làng quê Việt Nam với phong cảnh bình yê, giản đơn với đầy
nắng, gió và trăng sao. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã thể hiện
một tư tưởng vô cùng độc đáo. Đó chính là tình yêu thiên
nhiên, quê hương tha thiết mà còn chứa đựng sự hiểu biết sâu
sắc về văn hoá, về tính cách của con người Việt Nam. Bên cạnh
đó, bài thơ Cây dừa còn giúp giáo dục trẻ nhỏ biết yêu thiên
nhiên hơn, đất nước con người Việt Nam. Tư tưởng của bài thơ
Cây dừa thật đặc sắc. Bài thơ Cây dừa thể hiện tình yêu quê
hương đất nước, tình yêu thiên nhiên cây cối của tác giả, bài
thơ không chỉ nói về vẻ đẹp của cây dừa mà còn nói về vẻ đẹp
quê hương Việt Nam ta.
Nhà thơ có quan niệm về con người, phẩm chất và thẩm mĩ.
Nhà thơ muốn nói cây dừa là hiện than của con người Việt Nam
với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp: nhân hậu, thân thiện,
thích kết giao bè bạn; lam lũ, chịu thương, chịu khó; có tình yêu
quê hương đất nước nồng nàn, luôn hiên ngang và dũng cảm.
Không những vậy, nhắc đến cây dừa tác giả liên tưởng đến
người Mẹ - là người chịu thương chịu khó, luôn che chở, bảo vệ
con cái mọi lúc mọi nơi, luôn dang tay chào đón con cái.
Sau khi phân tích bài thơ Cây dừa của Trần Đăng Khoa ta mới
thấy được tài năng chơi chữ và giá trị nghệ thuật trong thơ của
ông. Mỗi tác phẩm của ông đều chứa đựng thủ pháp nghệ
thuật vô cùng độc đáo và khác biệt. Ngoài ra ta còn thấy rõ
biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh đã giúp cho bài thơ trở
nên sinh động và gần gũi hơn với người đọc. Các từ láy thì giúp
gợi hình, gợi thanh. Cả những phép lặp câu hỏi tu từ cũng nhấn
mạnh thêm thông điệp yêu thiên nhiên của tác giả.
Qua bài thơ này, người đọc có thể nhận ra một tâm hồn trong
trẻo hồn nhiên yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ Trần Đăng
Khoa. Chỉ có một người lạc quan, yêu đời, yêu người như vậy
mới có thể viết nên những ca từ trong sáng và ý nghĩa như vậy.
CHÚ BÒ TÌM BẠN
Phạm Hổ

You might also like