You are on page 1of 5

Câu 1: Cảm thụ văn học là gì?

Cảm thụ văn học, hay nói chính xác hơn, tiếp nhận văn học là một quá trình
nhận thức thẩm mỹ rất đặc biệt, phức tạp và có tính sáng tạo. Những tính chất này
do đối tượng nhận thức - tác phẩm văn học - quy định. Quá trình cảm thụ văn học
là quá trình nhận thức cái đẹp được chứa đựng trong thế giới ngôn từ - hệ thống
tín hiệu thứ hai của loài người. Quá trình này mang tính chất chủ quan vì nó phụ
thuộc vào vốn sống, vốn kinh nghiệm, hiểu biết riêng của người cảm thụ văn học.
- Cảm thụ văn học (CTVH) là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều
sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (trong cuốn truyện,
bài văn, . tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ,…) thậm chí là một từ ngữ có giá trị
trong câu văn, câu thơ.
– Khi đọc (hoặc nghe) một câu chuyện, một bài thơ, ta không những hiểu mà
còn phải xúc cảm, tưởng tượng. luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn
học, nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt phục vụ cho CTVH; kiên trì rèn
luyện kĩ năng viết đoạn văn về CTVH.
Hoặc: Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những điều sâu sắc và đẹp đẽ cảu văn
học được biểu hiện trong tác phẩm( bài văn, bài thơ) hay một bộ phận của tác
phẩm ( đoạn văn, đoạn thơ và những từ ngữ trong câu văn, câu thơ…)

VD: Nhà văn Anh Đức có viết: “ Khi đọc tôi không chỉ thấy dòng chữ mà
còn thấy được cảnh tượng ở sau những dòng chữ ấy, trí tưởng tượng nhiều khi
dẫn tôi đi rất xa, vẽ thêm ra lắm điều thú vị!”

VD2: Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, sau khi đọc Dế mèn phiêu lưu kí
có viết: “Dế mèn phiêu lưu kí giúp tôi phát hiện ra tình bạn như một sức mạnh
kì diệu của tâm hồn”

=>Như vậy thơ văn dẫn ta vào một thế giới đẹp đẽ với những khám phá
mới lạđầy thú vị với những bài học đầy tính nhân văn.

1. Tre- Nguyễn Duy


Nội dung bài thơ Tre Việt Nam
Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tượng cây tre, tác giả
ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: đoàn kết, giàu tình
thương yêu, ngay thẳng, chính trực.
Tre Việt Nam
Hàng tre là hình ảnh thực và hình ảnh mang tính biểu trưng:
+ Hình ảnh tre là hình ảnh thân thương của làng quê, là biểu tượng của dân tộc
Việt kiên cường, bất khuất
+ Hàng tre đứng thẳng hàng chính là sự ngay thẳng của người Việt Nam, trong
mọi hoàn cảnh, vẫn hiên ngang
+ Hình ảnh tre ở cuối bài được nhấn mạnh tính đoàn kết, trung hiếu- phẩm
chất tốt đẹp của người Việt
- Xây dựng kết cấu đối ứng với hình ảnh tre ở đầu – cuối bài nhằm tạo ấn tượng
sâu sắc, và nhấn mạnh cảm xúc.
→ Tác giả xây dựng hình ảnh có tính biểu tượng- hàng tre
Cây tre mang những phẩm chất đáng quý trọng của con người:
- Thanh cao, giản dị, đẹp đẽ, giàu sức sống
- Tre gắn bó đoàn kết, giúp đỡ người dân trong lao động, chiến đấu
- Tre giống con người: ngay thẳng, nhũn nhặn, thủy chung, can đảm
→ Tre là biểu tượng cao quý về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, đây là
hình ảnh biêu trưng cao quý của dân tộc Việt.

Câu 1: Cảm thụ đoạn thơ


“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như trông là thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả
cây tre? Trong đoạn thơ trên , hình ảnh nào em cho là đẹp nhất ? Vì sao ?
Bài làm:
Bằng biện pháp nhân hóa, nhà thơ Nguyễn Duy đã bộc lộ được phẩm chất
cao đẹp của cây tre Việt Nam. Thông qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao
quý của con người Việt Nam. Hình ảnh đó gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên
ngang, ngay thẳng, kiên cường, bất khuất, trước mọi nguy nan của dân tộc Việt
Nam:
“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như trông là thường”
Cao đẹp và tự hào hơn đó là sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn gian khổ trong
cuộc sống, biết yêu thương nhường nhịn, che chở đùm bọc cho con của cây
tre:
“Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
Qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý, truyền thống, đáng tự hào của
con người Việt Nam đó là truyền thống, yêu nước thương nòi của dân tộc Việt
Nam.

Cảm nhận bài tre Việt Nam


"
Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu
thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ
lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục
cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh
đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.
Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến
"chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi
giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất
nước và con người Việt Nam:
"Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con
nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam
Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn
kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:
"Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."
Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể
hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:
"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.
hay:
"Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".
hay:
"Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của
người mẹ hiền:
"Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con".
"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.

Cảm thu đoạn đầu


"Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu!"
(Trích bài thơ "Tre Việt Nam" - Nguyễn Duy)

Cây tre là một trong những loài cây quen thuộc đối với đời sống sinh hoạt,
sản xuất của nhân dân Việt Nam. Không chỉ vậy, từ vai trò, công dụng cũng như
đặc tính tốt đẹp của cây tre là tre đã trở thành một biểu tượng cho lòng dũng
cảm, sự kiên cường, bất khuất của nhân dân, con người Việt Nam. Viết về biểu
tượng cây tre, nhà thơ Nguyễn Duy đã viết nên những dòng thơ gây xúc động
đến người đọc, đó chính là bài thơ “Tre Việt Nam”
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa …đã có bờ tre xanh”
Mở đầu bài thơ, tác giả nguyễn Duy đã thể hiện sự băn khoăn chưa có lời
giải đáp về nguồn gốc cũng như thời điểm xuất hiện của cây tre. Trong những
câu chuyện của bà, trong những lời ca dao đầy thiết tha của mẹ,hẳn trong chúng
ta ai cũng từng biết đến cây tre. Nhưng, cây tre ra đời như thế nào, có xuất xứ ra
sao thì không ai biết, chỉ biết một cách mơ hồ, ước lượng rằng tre ra đời từ rất
lâu rồi. Đúng như nhà thơ Nguyễn Duy thể hiện sự cảm than “Chuyện ngày
xưa…đã có bờ tre xanh”.
“Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu”
Cây tre là loài cây có thân nhỏ, mọc thẳng, một cây tre trưởng thành có thể
cao từ năm đến bảy mét. Lá tre mỏng và dài. Từ những đặc điểm của cây tre, tác
giả Nguyễn Duy thể hiện sự xúc động khi hình dáng mỏng manh của cây tre vẫn
vươn lên tươi tốt, vẫn có thể thành lũy, nên thành. Tre có thể sống ở mọi địa
hình, ngay cả đất đai cằn cỗi là sỏi đá tre vẫn vươn lên xanh tốt “Cho dù đất sỏi,
đá vôi bạc màu”. Từ đặc tính sinh sôi mạnh mẽ, mãnh liệt của cây tre, tác giả
gợi cho người đọc hình dung về chính con người Việt Nam, đó chính là những
người có khả năng thích nghi cao, có khả năng chinh phục những hoàn cảnh khó
khăn để sinh tồn, phát triển.

“Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.”

Em hãy cho biết những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì? Cách diễn
đạt của nhà thơ có gì độc đáo, góp phần khẳng định điều đó?

Những câu thơ kết thúc bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy nhằm
khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con
người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam. Nhà thơ đã
khéo léo thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và điệp ngữ ‘’ mai sau” góp phần
gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận tạo bao ý thơ âm vang,
bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thật phong phú. Từ
“xanh” được nhắc lại 3 lần trong dòng thơ với sự kết hợp khác nhau ( xanh tre/
xanh màu / tre xanh) tạo những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự
trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.

You might also like