You are on page 1of 14

Luyện tập sử dụng một số biện pháp

nghệ thuật trong văn thuyết minh

Chủ đề: Nón lá Việt Nam


Nón lá từ xưa đến nay đã trở thành nét đẹp văn hoá của người
Việt, chiếc nón lá có sự gắn bó với người lao động Việt Nam, hình
ảnh người thiếu nữ đôi mươi mặc áo dài, đội nón lá đã trở thành
biểu tượng của người Việt. Hình ảnh có sức lay động và truyền cảm
hứng với bạn bè quốc tế về văn hoá con người của nước ta.
Nón lá xuất hiện từ khoảng 2500-3000 TCN và
được lưu truyền cho đến tận ngày nay. hình ảnh
tiền thân của nón lá được tìm thấy trên trống
đồng Ngọc Lữ và thạp đồng Đào Thịnh. Từ xa
xưa do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa, tổ tiên ta đã biết lấy lá kết vào nhau để làm
vật dụng đội lên đầu che nắng che mưa. Dần dần
chiếc nón lá đã hiện diện như một vật dụng cần
thiết trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Nón lá có nhiều loại như nón ngựa hay nón Gò Găng , nón quai
thao , nón bài thơ , ... nhưng thông dụng nhất vẫn là nón hình
chóp. Nón thường được đan bằng các loại lá khác nhau như lá
cọ, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm
nón ... nhưng chủ yếu làm bằng lá nón. Nón thường có dây đeo
làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ.
Để làm ra được những chiếc nón lá, các
nghệ nhân làm nón phải trải qua rất nhiều
công đoạn. Đầu tiên phải sấy khô lá bằng
than củi sau đó phơi sương cho lá mềm. Khi
lá đạt độ mềm đúng yêu cầu, dùng gang
nóng bọc trong túi vải, là cho phẳng phiu.
Sau đó người làm nón lại cẩn thận chọn lọc lá
một lần nữa cho đồng màu, cắt bớt đầu đuôi
để dài khoảng 50 cm. Để làm nón người thợ
phải vô cùng khéo léo và tỉ mỉ. Người ta
dùng 16 vành tre chuốt nhỏ, mỏng, dễ uốn,
cuốn lần lượt từ thấp đến cao và nan lớn rồi
nan nhỏ để dựng thành khung nón có hình
chóp nhọn.
Khung nón được làm như vậy sẽ
tạo dáng nón thanh thoát, hài
hòa làm tôn lên vẻ đẹp của người
đội nón.Sau khung làm khuôn là
khâu lợp lá nón. Công đoạn này
đòi hỏi người thợ phải thật khéo
tay làm sao để nón lá phân bố
đều trên khung, hình dáng cân
đối và khi khâu lá nón không bị
chồng lên nhau.
Cuối cùng là công đoạn khâu nón, chỉ khâu bằng loại cước nhỏ trắng
muốt. Người khâu phải căn cho mũi chỉ đều tăm tắp, uốn theo vành
nón. Người thợ còn kỳ công thêu hình ảnh những cô thiếu nữ, đóa hoa
hay cảnh đẹp quê hương có khi là cả một bài thơ. Một chiếc nón đẹp
là cả sự chăm chút của người làm nón.
Ở nước ta có rất nhiều địa phương làm nón lá nổi tiếng. Ở
miền Bắc có làng Chuông, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
Miền Trung có làng nón Ba Đồn Quảng Nam và đặc biệt là nón
bài thơ của Thừa Thiên Huế.
Với người nông dân Việt Nam đặc biệt là những người nông
dân, nón lá là vật dụng cần thiết. Nón lá dùng để che nắng,
che mưa khi làm đồng, dùng thay chiếc quạt khi nghỉ giải lao
trên đồng ruộng.
Với các cô gái, chiếc nón lá
cùng với tà áo dài làm tôn lên vẻ
kín đáo, dịu dàng. Nón lá là món
đồ trang sức không cầu kỳ đắt tiền
mà đẹp một vẻ đẹp giản dị, mộc
mạc như chính tâm hồn con người
Việt Nam.
Từ trong đời sống thường ngày, chiếc nón lá đã đi vào thơ ca,
nhạc họa, gợi nguồn cảm hứng cho nhạc, cho thơ. Đã có không
ít những bài hát về chiếc nón lá như: “Một chiều làng quê trên
đường đê lối nhỏ đi về, nụ cười đưa duyên em thẹn thùng trong
nón lá che nghiêng” hay “Một người con gái, đứng nghiêng
nghiêng vành nón lá. Đường chiều bờ đê, lối xưa kỷ niệm thiết
tha”. Chiếc nón lá còn gợi nhớ dáng mẹ tảo tần trong thơ:
“Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che”
Nón lá còn là món quà
tinh thần ý nghĩa của đất
nước Việt Nam ta. Bạn bè
quốc tế đến thăm hay khách
du lịch đến Việt Nam thì
đều được tặng những chiếc
nón lá như là một kỉ niệm
đẹp và để tỏ lòng mến khách
của người Việt.
Dù bây giờ đã có các loại mũ thời
trang hàng hiệu nhưng nón lá vẫn chiếm
một vị trí quan trọng trong lòng người
dân Việt Nam. Nón lá là biểu tượng văn
hoá của Việt Nam, là một giá trị tinh thần
của con người Việt Nam.
- THE END -
Cảm ơn cô và các bạn đã xem
Nhóm trưởng: Lê Hoàng Duy
Thành viên: + Nguyễn Song Đạt
+ Hà Minh Giap
+ Trần Trung Hiếu
+ Trần Nguyên Bảo Hân

You might also like