You are on page 1of 4

Bài văn thuyết minh về nón lá:

I. Mở bài
- Nón lá là một biểu tượng đặc trưng của đất nước Việt Nam và đã gắn bó
với hình ảnh người nông dân và phụ nữ Việt Nam từ xưa.
II. Thân bài
- Hình ảnh tiền thân của nón lá được chạm khắc lên trống đồng Ngọc Lữ và
thạo đồng Đào Thịnh vào những năm 2500 – 3000 trước công nguyên, chiếc
nón lá xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỉ XIII vào thời nhà Trần.
- Nón lá cũng có công dụng như bao chiếc nón khác, thường được dùng để
che nắng và trang trí.
- Nguyên liệu chính để làm ra một chiếc nón lá có lá dừa hoặc lá cọ, nan tre,
và kim mũi chỉ. Nón có hình chóp, đáy tròn, có đường kính khoảng 50 xăng
ti mét. Nếu làm một chiếc non lá từ lá dừa thì lá sẽ thường được mua từ
trong Nam. Nếu nón được làm từ lá cọ thì phải chọn lá non vừa, phần gân
lá có màu xanh còn màu lá thì trắng xanh. Lá sau đó sẽ được đem xử lý
bằng lưu huỳnh và mang đi sấy trên bếp than và phơi sương khoảng 2 đến
4 tiếng cho đến khi lá bớt cứng. Sau đó, người thợ sẽ dùng vải và bếp than
để ủi từng chiếc lá cho phẳng.
- Sau khi đã chuân bị lá, người thợ sẽ tiến hành làm chiếc nón lá. Người thợ
sẽ chuốt các nan tre sao cho nó chỉ có đường kính của một que tăm. Sau đó
nan tre sẽ được uốn thành từng vòng tròn, có kích thước từ lớn tới nhỏ,
một chiếc nón bình thường cần khoảng mười sáu nan tre uốn như thế này
và các nan tre sẽ được cho vào khuôn có hình chop. Sau đó khi phần khung
đã đều nhau thì lá sẽ được xếp lên, lá khi xếp không được lệch. Thường nón
sẽ được làm với 2 lớp, một lớp trong gồm 20 lá và lớp ngoài 30 lá. Ở khoang
giưa 3-4 nan tre từ dưới lên, thợ sẽ dùng chỉ kết đới xứng hai bên để buộc
quai, quai thường được làm từ lựa hoặc nhung.
- Sau cùng là công đoạn chằm nón. Nón sẽ được chằm bắng các sợi ni lông
dẻo thường lá có màu trong suốt để đảm bảo hợp màu với chiếc nón lá.
Sau khi đã được chăm xong, thợ sẽ quét lên nón lớp dầu nhiều lần.
III. Kết bài
- Nón lá là một phần không thể thiếu của nét văn hóa Việt Nam. Nón lá là
biểu tượng của những người dân Việt Nam. Nhiều làng nghề đã được ra đời
để bảo vệ nón lá, và tất cả chúng ta cũng có một phần trách nhiệm bảo vệ
di sản văn hóa này của dân tộc.
Bài văn thuyết minh về khẩu trang
I. Mở bài
- Trong những năm gần đây, vì dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra, khẩu trang
đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của mọi người trên cả thế
giới và đã góp công không nhỏ trong công tác phòng chống dịch bệnh.
II. Thân bài
- Những chiếc khẩu trang đầu tiên được suy đoán rằng đã được dùng bởi các
bác sĩ trong thời kỳ căn bệnh dịch hạch đang hoành hành vào thời trung cổ
tại châu Âu, những chiếc khẩu trang khi ấy có hình dáng như mỏ chim, phần
nhọn của khẩu trang được chứa nhiều hoa tươi hoặc rau thơm vì các bác sĩ
thời ấy quan niệm rằng mùi thơm của hoa cỏ sẽ có thể bảo vệ bản thân
khỏi dịch bệnh quái ác, tuy nhiên sự tồn tại của những chiếc khẩu trang này
chưa được xác nhận là đã từng tồn tại vì thiếu bằng chứng lịch sử.
- Vào năm 1897, nhà vi khuẩn học người Pháp Carl Friedrich Flügge (1847-
1923) đã công bố nghiên cứu của mình về sự truyền nhiễm bệnh qua nước
bọt thuộc nghiên cứu của ông ấy về nguồn gốc của bệnh lao và cũng trong
cùng năm đó, ông cũng cho xuất bản một bài viết được làm phối hợp với
Johannes von Mikulicz (1850 – 1905). Bài viết này nói về việc các bác sĩ
phẫu thuật nên đeo một loại khẩu trang được làm từ một lớp gạc quanh
miệng và mũi khi thực hiện các ca phẫu thuật. Tuy nhiên, Mikulicz nhận ra
rằng loại khẩu trang này không thể bảo vệ các bác sĩ hoàn toàn trong các ca
phẫu thuật được vì nó quá mỏng. Trợ lý của ông lúc bấy giờ đề suất nên sử
dụng loại khẩu trang gồm hai lớp gạc và ông tiếp tục công cuộc nghiên cứu
của ông về vấn đề này. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó thì việc mang
khẩu trang không được các bác sĩ chấp hành và thực hiện rộng rãi mãi đến
năm 1910.
- Những chiếc khẩu trang hiện đại ngày nay thường được làm từ vải bông
(vải cotton), polypropylene, hoặc giấy và được dùng rộng rãi bởi mọi người.
- Khi sử dụng khẩu trang không nên chạm vào mặt ngoài của khẩu trang vì dù
co chạm vào sẽ gây vi khuẩn vào và các tác nhân gây bệnh khác lên bàn tay
III. Kết bài
- Trong thời gian dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, chúng ta nên đeo
khẩu trang để tránh sự lây lan của dịch bệnh và bảo vệ người thân và gia
đình.
Bài văn thuyết minh về áo dài
I. Mở bài
- Dân tộc nào cũng có trang phục riêng của chính mình và bộ trang phục của
dân tộc Việt Nam chính lá chiếc áo dài. Hình ảnh của một người phụ nữ mặc
chiếc áo dài, đội chiếc nón lá, một hình ảnh tượng trưng cho sự thanh lịch
và vẻ đẹp của người phụ nữ, một hình ảnh quen thuộc trong mắt bạn bè
quốc tế.
II. Thân bài
- Nguồn gốc thực sự của chiếc áo dài vẫn còn là một bí ẩn, tuy nhiên vẫn có
một số tài liệu ghi chép lại sự phát triển của chiếc áo dài trong lịch sử.
- Tiền thân của chiếc áo dài được cho là từ chiếc áo ngũ thân lập lĩnh. Áo có
cổ thẳng, mỗi vạt có hai thân nối sống, có tổng cộng bốn vạt.
- Vào những năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát ra quy định chặt chẽ về văn
hóa, trang phục và phong tục, một trong các quy định cho trang phục của
phụ nữ“đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy
tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở”
nên chiếc áo ngũ thân lập lĩnh vẫn chưa được xẻ tà.
- Vào thời vua Minh Mạng, chiếc áo dài được mang cùng với quần dài có hai
ống vì triều đình Huế thời ấy cho chiếu chỉ cấm đàn bà mặc váy mà phải
mặc quần dài có 2 ống.
- Chiếc áo dài ngày nay là chiếc áo dài tứ thân nhưng đã có nhiều cải tiến. Cổ
áo cao và dài, ống tay dài che hết cẳng tay, thường là sẽ tương đối rộng.
Một số áo sẽ có nút áo được đặt chéo trên hai vạt áo trước, một số áo sẽ có
nút cài sau cổ. Phần bụng được may thắt lại hơn các phần khác của áo. Tà
áo sẽ được chẻ đôi. Áo dài thời nay được thường được làm từ lụa hoặc
voan, thường có màu trắng, xanh lơ, hồng hoặc tím. Áo dài thường được
mặc trong các diệp lễ như Tết hoặc khi đi đến các lễ hội.
III. Kết bài
- Thời trang hiện đại bây giờ đã thay đổi nhiều so với thời trang ngày xưa và
chiếc áo dài đang được dùng ít hơn ngày xưa, vì vậy chúng ta nên cố gắng
gìn giữ, bảo vệ và nên cảm thấy hãnh diện về chiếc áo dài – một nét đẹp
của dân tộc Việt Nam ta.

You might also like