You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA NGOẠI NGỮ

BÀI TIỂU LUẬN MÔN


CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Đề tài

ÁO DÀI VÀ CHIẾC NÓN LÁ VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Nguyễn


Trường: Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh
Nhóm: 7
Năm học: 2021 - 2024

TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2021


Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................3
PHẦN 1: NỘI DUNG...............................................................................................5
I. Áo dài Việt Nam....................................................................................................5
1. Vài nét về áo dài Việt Nam................................................................................5
1.1 Nguồn gốc xuất xứ........................................................................................5
1.2 Cấu tạo của áo dài.........................................................................................6
2. Lịch sử áo dài Việt Nam qua các thời kỳ...........................................................6
3. Áo dài là một biểu tượng của Việt Nam...........................................................10
4. Nét đẹp của áo dài xưa và nay..........................................................................13
4.1 Nét đẹp áo dài truyền thống xưa.................................................................13
4.2 Vẻ đẹp áo dài trong thời hiện đại................................................................14
5. Áo dài đi vào trong nghệ thuật, thơ ca của Việt nam........................................16
II. Chiếc nón lá Việt Nam........................................................................................18
1. Vài nét về chiếc nón lá.....................................................................................18
1.1 Lịch sử về chiếc nón lá...............................................................................19
1.2 Cấu tạo của chiếc nón lá.............................................................................23
1.3 Phân loại.....................................................................................................24
2. Chiếc nón lá của 3 miền...................................................................................24
2.1 Miền Bắc.....................................................................................................24
2.2 Miền Trung.................................................................................................26
2.3 Miền Nam...................................................................................................27
3. Giá trị của chiếc nón lá trong đời sống người Việt..........................................27
4. Ứng dụng của nón lá........................................................................................28
5. Vẻ đẹp của chiếc nón lá đối với người phụ nữ Việt Nam.................................29
PHẦN 2: TỔNG KẾT.............................................................................................32
I. KẾT LUẬN VẤN ĐỀ..........................................................................................32
II. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................33

2
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học
Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM đã đưa môn học Cơ Sở Văn Hoá Việt Nam vào
trong chương trình giảng dạy. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến giảng viên bộ môn – Thầy Đỗ Nguyễn đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến
thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời
gian tham gia lớp học của thầy, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến
thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là
những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau
này.
Bộ môn Cơ Sở Văn Hoá Việt Nam là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có
tính thực tế cao, đảm bảo cung cấp đủ những kiến thức về văn hóa Việt Năm
lẫn những phong tục tập quán đầy tính truyền thống, nó gắn liền với nhu cầu
thực tiễn của sinh viên. Song bài tiểu luận này cũng là bài tiểu luận đầu tiên
của chúng em và với kiến thức còn hạn hẹp sẽ không tránh khỏi những sai
sót, chúng em rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy
Cô, để bài tiểu luận của nhóm chúng em sẽ được hoàn thiện và chỉnh chu
hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

DANH SÁCH SINH VIÊN THAM GIA


Họ và tên sinh viên Mã số sinh viên

1. Lê Bùi Bảo Dương


21DH717940
2. Lê Thị Hoàng Dương
3. Ngô Thị Thùy Dương
21DH717943
4. Nguyễn Hải Dương 21DH717474
5. Nguyễn Thị Thùy Dương 21DH717945
6. Phạm Đoàn Dự
7. Lê Thanh Đan

4
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

PHẦN 1: NỘI DUNG

I. Áo dài Việt Nam


1. Vài nét về áo dài Việt Nam
1.1 Nguồn gốc xuất xứ
Nếu Hanbook là trang phục truyền thống của xứ sở Kim chi - Hàn Quốc, Kimono
là bộ quốc phục của đất nước mặt trời mọc - Nhật Bản thì tại Việt Nam “ áo dài ” là
bộ quốc phục mang hơi thở văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Chiếc áo
dài là minh chứng hào hùng ngắm nhìn sự biến đổi của Việt Nam qua từng giai
đoạn lịch sử, để đến ngày hôm nay áo dài vinh dự xuất hiện trong các cuộc thi sắc
đẹp và được bạn bè quốc tế trầm trồ khen ngợi. Vậy chiếc áo dài được bắt nguồn từ
đâu? Thật ra đến nay vẫn chưa xác định rõ nguồn gốc của chiếc áo dài Việt Nam đã
được bắt đầu chính xác từ đâu nhưng dựa trên bối cảnh lịch sử hào hùng hàng ngàn
năm, các nhà nghiên cứu đưa ra một kết luận thống nhất chung khẳng định bộ quốc
phục này đã xuất hiện vào giai đoạn 38 – 42 sau công nguyên. Người đầu tiên khoác
lên mình bộ trang phục này là hai vị nữ tướng đầu tiên của Việt Nam – Hai Bà
Trưng, trong cuộc kháng chiến chống lại quân Hán. Theo truyền thuyết kể lại, Hai
Bà Trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng, trang sức thật lộng lẫy khi
cưỡi voi xông trận đánh đuổi quân nhà Hán. Cũng tương truyền, do tôn kính Hai
Bà, phụ nữ Việt Nam tránh mặc áo hai tà mà may thay bằng áo tứ thân với bốn thân
áo tượng trưng cho bốn bậc sinh thành (của hai vợ chồng). Vả lại, khi đó kỹ thuật
còn thô sơ, vải được dệt thành từng mảnh khổ nhỏ nên phải ghép bốn mảnh lại mới
may đủ một áo, gọi quen là áo tứ thân. Áo gồm hai mảnh đằng sau chắp lại giữa
sống lưng, mép của hai mảnh được nối vào nhau và dấu vào phía trong, hai mảnh
trước được thắt lên và để thòng xuống thành hai tà áo ở giữa, nên không phải cài
khuy khi mặc. Bình thường, gấu áo được vén lên, chỉ khi có đại tang mới thả xuống
và mép vải để lộ ra ngoài thay vì dấu vào trong. Ðấy là hình ảnh chiếc áo dài tứ thân
mộc mạc, khiêm tốn. Có thể nói chiếc áo tứ thân mà các mẹ ta vẫn mặc nơi làng quê
mộc mạc hay các lễ hội thuở xưa chính là tiền thân của chiếc áo dài.

5
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

1.2 Cấu tạo của áo dài


Chiếc áo dài truyền thống, có cổ dài từ bốn đến năm xen-ti-mét, hở hình chữ V,
toát lên vẻ đẹp của chiếc cổ trắng ngần của người phụ nữ Việt Nam. Hiện nay, chiếc
áo dài Việt được cách tân, sáng tạo với rất nhiều kiểu dáng cổ như cổ thuyền, cổ
tròn, kiểu trái tim,… mang đến nhiều sự lựa chọn hơn cho chị em phụ nữ. Phần thân
áo đượᴄ đo ᴠà maу ôm ѕát ᴠào người, đặᴄ biệt ở phần eo đượᴄ ᴄhít ben khéo léo thể
hiện đường ᴄong ba ᴠòng quуến rũ ᴄủa người phụ nữ. Từ phần eo trở xuống chia
làm hai tà áo, được ngăn cách bằng hai bên hông. Phần tà áo có hai phần tà áo trước
và tà áo sau, bắt buộc phải dài hơn đầu gối. Phần hai bên thường ᴄó hàng ᴄúᴄ kèm
theo, ᴄhủ уếu ѕử dụng ᴄúᴄ bấm đượᴄ ᴄài bắt đầu từ phần ᴄổ qua ᴠai хuống đến hết
eo. Ngày mới ra đời áo dài có năm khuy ở năm vị trí cố định vừa giữ cho thân áo
ngay ngắn vừa tượng trưng cho năm đạo làm người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Taу áo
tính từ ᴠai хuống, đượᴄ maу ôm ѕát, dài qua khỏi taу một ᴄhút nhưng ᴠới ᴄhất liệu
ᴠải mỏng nên luôn tạo đượᴄ ѕự thoải mái nhưng ᴠẫn kín đáo ᴄho người mặᴄ. Quần
áo đượᴄ đi kèm ᴠới ᴄhất liệu ᴠải mềm như lụa, ᴠải ѕilk bóng, ᴠới tông màu đượᴄ ưa
ᴄhuộng ᴄhủ уếu là màu đen, trắng. Hiện naу, những tà áo dài ᴠới những ᴄhiếᴄ quần
màu ѕắᴄ rựᴄ rỡ là hình ảnh hết ѕứᴄ quen thuộᴄ ᴠào mỗi dịp lễ Tết. Bên ᴄạnh đó,
nhiều phụ nữ thường ᴄhọn màu ѕắᴄ quần ᴄùng tông ᴠới áo dài để tổng thể bộ trang
phụᴄ trở nên hài hòa, ᴄân đối ᴠề màu ѕắᴄ hơn. Hoặᴄ nếu là áo dài ᴄó họa tiết hoa
ᴠăn thì màu ѕắᴄ ᴄủa quần ᴄhính là một trong những màu thuộᴄ hoa ᴠăn trên thân áo.

2. Lịch sử áo dài Việt Nam qua các thời kỳ


Chiếc áo dài được lựa chọn là quốc phục, là nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam.
Theo thời gian, cùng với những thay đổi thăng trầm của cuộc sống nó dường như đã
trở thành biểu tượng không thể tách rời với hình ảnh người phụ nữ truyền thống
Việt Nam duyên dáng và kiều diễm.

Trong từng thời kỳ phát triển của lịch sử và xã hội, áo dài luôn không ngừng biến
đổi nhưng vẫn đảm bảo nét đặc trưng của riêng nó. Cho đến ngày hôm nay, áo dài
Việt Nam đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Bất kỳ ai khi

6
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

tìm hiểu rõ về lịch sử của áo dài, đặc biệt là các chị em sẽ càng thêm yêu mến và
trân trọng tà áo dân tộc này.

 Áo giao lĩnh năm 1974

- Đến thời điểm hiện tại chưa có một tài liệu hay một sự nghiên cứu nào có thể
nói rõ được thời điểm xuất hiện chiếc áo dài đầu tiên một cách chính xác.
Người ta chỉ biết rằng, áo dài bắt nguồn từ áo giao lĩnh của thời nhà Nguyễn
vào năm 1744 là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam.
- Chiếc áo này còn có tên gọi khác là áo đổi lĩnh với kiểu dáng khá rộng. Áo
có đường xẻ 2 bên hông cùng với tà áo dài đến gót chân và phần ống tay
rộng. 4 tấm vải sẽ được may thành thân áo, khi mặc sẽ bắt chéo phần cổ áo
và được cố định ở phần eo bằng một chiếc khăn màu. Sao đó người ta mặc
cùng với một chiếc chân váy màu đen ở ngoài.
- Vào khoảng thời gian chừng năm 1744, chúa Trịnh cai trị ở vùng đất phía
Bắc còn vua Nguyễn Phúc Khoát cai trị ở vùng đất phía Nam. Để phân biệt
giữa hai vùng miền, vua Nguyễn Phúc Khoát đã ra lệnh cho người hầu của
mình bận áo lụa bên ngoài và quần dài bên trong. Từ đó áo giao lĩnh được
xem là nguồn gốc của của áo dài Việt Nam ngày nay.

 Áo tứ thân ở thế kỉ XVII

- Để phù hợp với hoàn cảnh và tiện hơn trong việc sản xuất cũng như sinh hoạt
hằng ngày thì áo giao lĩnh được tách ra thành 2 tà đằng trước và buộc lại với
nhau. Từ đây áo tứ thân ra đời, theo các nhà nghiên cứu và thực tế những gì
còn tồn tại ở bảo tàng thì áo tứ thân có 2 tà đằng trước được buộc lại với
nhau, còn 2 tà sau được may liền thành vạt áo dài. Áo được may với màu sắc
tối, thường là màu nâu hoặc xám, giống như sự khiêm tốn và mộc mạc của
người phụ nữ Việt Nam xưa hay còn tượng trưng cho 4 bậc sinh thành của
hai vợ chồng.

7
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

 Áo dài ngũ thân ở thế kỉ XIX

- Trên cơ sở áo tứ thân, đến thời vua Gia Long, áo dài ngũ thân hay còn gọi là
áo lập lĩnh ra đời. Loại áo này dùng để phân biệt giai cấp ở thời phong kiến
xưa. Giai cấp quan lại, quý tộc thường mặc áo ngũ thân để phân biệt với các
tầng lớp nhân dân lao động, người hầu mặc áo tứ thân. Đặc biệt hơn, 5 tà của
áo ngũ thân cũng chứa hàm nghĩa vô cùng sâu sắc.
- Áo gồm có 4 vạt áo chính tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu của 2 vợ chồng,
vạt áo còn lại là tượng trưng cho người mặc. Càng đi xuống thì tà áo càng
xòe ra, có kiểu dáng rộng, không bó chặt vào thân. Đối với nam nhân, cổ áo
được may cao, dạng đứng và vuông thể hiện cho sự chính trực, liêm khiết
của chính nhân quân tử. 5 nút của áo được làm từ các chất liệu khác nhau
như gỗ, ngọc tượng trưng cho ngũ thường là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Điều này
xuất phát từ quan điểm của nho giáo. Loại áo ngũ thân này được thịnh hành
cho đến thế kỉ XX.

 Áo dài Lemur thế kỷ XX

- Vào khoảng những năm 1930 có một họa sĩ người Pháp gốc Việt đã cải tạo
áo ngũ thân thành áo dài Việt Nam, tên bà là Lê Mur Nguyễn Cát Tường. Áo
dài Lemur là tên được đặt theo tên tiếng Pháp của bà.
- Với quan điểm quần áo mặc dù dùng để che thân nhưng cũng phải xét tới khí
hậu của nước ta và ngoài ra nó còn là tấm gương phản chiếu nhân trí của đất
nước. Đặc biệt, đối với người phụ nữ phải mang lại tính giản dị và gọn gàng
nhưng vẫn có một vẻ riêng biệt để không bị nhầm với người phụ nữ nước
ngoài như Pháp, Nhật Bản,...
- Thế nên hình dáng của áo dài ngày nay bắt đầu ra đời với kiểu dáng chỉ có
hai vạt là vạt trước và vạt sau, vạt trước dài chấm đất. Áo được may ôm sát
cơ thể, tay áo được may thẳng và có viên nhỏ. Khuy áo được mở sang bên

8
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

sườn nhằm nhấn thêm vẻ nữ tính và tạo điểm nhấn đặc biệt. Tuy nhiên, kiểu
áo này thịnh hành đến 1943 thì bị lãng quên.

 Áo dài Lê Phổ

- Cho đến sau này, áo dài Lemur được họa sĩ Lê Phổ cải biên lại nên được gọi
là áo dài Lê Phổ. Bà đã thu gọn kích thước áo dài để ôm khít thân hình người
phụ nữ, đẩy cầu vai, kéo dài tà áo chạm đất, rồi phối thêm tay áo dài nhưng
không phồng mà thẳng, có nút ở phía bên phải áo, cổ kín.
- Mang đến nhiều màu sắc mới mẻ, vừa tinh tế, vừa gợi cảm nhưng vẫn thể
hiện được sự kín đáo của người phụ nữ. Áo dài Lê Phổ được mặc cùng với
quần ống loe màu trắng. Sau này áo dài Lê Phổ được xem là “vật tổ” của tà
áo dài hiện nay. Thế nhưng vào thời kỳ đó, loại áo sau khi được cải biên vẫn
bị cho phản cảm và chưa thực sự được chấp nhận.

 Áo dài Raglan

- Áo dài Raglan còn gọi là áo dài giắc lăng do nhà máy Dung ở Đakao Sài
Gòn sáng tạo vào năm 1960. Áo được may sao cho ôm khít cơ thể hơn, cách
nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ với hàng nút gài ở bên hông giúp
cho người mặc có thể gài áo dài một cách linh hoạt và dễ dàng hơn. Cổ áo
được may to và dày, phần hông được thiết kế một sợi thun mỏng nhỏ để siết
eo, đem lại cảm giác eo thon gọn hơn. Đây chính là kiểu áo dài góp phần
định hình phong cách cho áo dài Việt Nam sau này.

 Áo dài Việt Nam từ 1970 đến thời điểm hiện tại

- Áo dài Việt Nam hiện nay đã được biến đổi với nhiều kiểu dáng và chất liệu
từ hiện đại đến phá cách. Ngoài ra, áo dài còn được biến chuyển thành áo
cưới, áo cách tân sử dụng trong nhiều trường hợp như lễ tết, lễ hội, tiệc tùng,
cưới hỏi... Tuy đơn giản nhưng nó mang nhiều ý nghĩa, thể hiện cho sự thuần

9
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

khiết, nét uyển chuyển, gợi cảm nhưng vẫn kín đáo mà không trang phục nào
mang lại được và là nét đẹp riêng của người phụ nữ Việt Nam.
- Cùng với xu hướng năng động, thay đổi của lối sống hiện đại và trẻ trung, tà
áo dài truyền thống được các nhà thiết kế cách điệu với tà ngắn hơn, thay đổi
ở cổ áo như cổ thuyền, cổ đứng, cổ tim, tay áo, thậm chí là tà áo hoặc quần
mặc chung với áo dài đem đến cho người phụ nữ Việt nhiều sự chọn lựa. Bạn
có thể bắt gặp tà áo dài đầy màu sắc với nhiều kiểu dáng mới lạ, độc đáo
trong chốn chùa chiền linh thiêng hay thậm chí khi đi dạo phố bên ngoài.
Cũng chính vì sự cách điệu này mà áo dài ngày càng được phụ nữ Việt diện
nhiều hơn trong đời sống hàng ngày.
- Trước khi định hình thành nét đặc trưng trong nền văn hóa Việt Nam, chiếc
áo dài phải trải qua bao thử thách. Như một sự sàng lọc tự nhiên, các yếu tố
cả nội sinh lẫn ngoại sinh sẽ được giữ lại và kết tinh trong từng thớ vải,
đường kim, trong từng nét phô, nét kín. Với lịch sử phát triển qua thời gian
dài như vậy, chiếc áo dài Việt Nam đã hoàn thiện hơn bao giờ hết. Áo dài trở
thành biểu tượng của nền văn hóa, tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt.
- Nói chung áo dài hiện nay đã có sự đa dạng hơn về mẫu mã và màu sắc để
người mặc có thêm nhiều sự chọn lựa. Ngoài ra, còn một điều đặc biệt là áo
dài Việt Nam không đơn thuần chỉ dành cho nữ nhân mà nam nhân cũng có
thể mặc áo dài trong các hoàn cảnh như đám cưới, trẩy hội, lễ tết,...

 Tóm lại, dù đã trải qua biết bao nhiêu thời kỳ cùng với sự đổi thay của xã hội
nhưng có một điều chắc chắn rằng mỗi giai đoạn cải biên của nó đều khiến
chúng ta cảm thấy tự hào về trang phục truyền thống của Việt Nam. Giá trị
không đổi của chiếc áo dài ngoài tính triết lý và nghệ thuật, còn ở chỗ nó góp
phần gìn giữ bản sắc văn hóa và tâm hồn Việt, khiến cho những ai mặc nó
đều cảm thấy không thể làm điều phi nhân cách.

10
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

3. Áo dài là một biểu tượng của Việt Nam


Trải dài trong suốt thời kì lịch sử của đất nước Việt Nam, dân tộc ta cũng như các
anh hùng đất nước đã phải đấu tranh về cả tư tưởng lẫn thể chất để có thể trường tồn
và bảo vệ được những giá trị truyền thống về mọi mặt của đất nước. Những chiếc áo
dài thướt tha được con người Việt Nam tạo nên thật sự rất tuyệt vời và cũng là tác
phẩm nghệ thuật để đời của nhân loại. Trong cái duyên dáng, mỹ miều, thanh lịch
cùng với những bước đi nhẹ nhàng khi khoác lên mình chiếc áo dài, con người Việt
Nam khi ấy cũng toát lên được khí chất mạnh mẽ ngút ngàn, thể hiện sự trong sáng
và hùng hậu của lực lượng Việt Nam qua những truyền thống ấy. Và áo dài – một
biểu tượng của Việt Nam đã, đang và sẽ luôn còn mãi trong những tâm hồn đất
nước này.

Những chiếc áo dài nhìn tưởng chừng như đơn giản nhưng ta có biết nó đã
tiếp xúc với hai luồng văn hoá mạnh mẽ cuả nhân loại là Đông phương và Tây
phương. Trải qua biết bao thăng trầm, bao thử thách để đến ngày hôm nay, Áo dài
sừng sững, hiên ngang và được coi như là một “quốc phục” của đất nước trong lòng
người dân Việt Nam với một niềm kiêu hãnh to lớn. Hình ảnh người phụ nữ Việt
Nam khoác lên bộ trang phục truyền thống ấy trông thật yêu kiều và thướt tha,
phiêu du khắp mọi miền tổ quốc. Và để đến hôm nay, những bộ áo dài được xem là
biểu tượng của Việt Nam đã được dân ta diện đi khắp chốn, khắp năm châu, thậm
chí là các cuộc thi mang tính quốc tế thì chiếc áo dài là lựa chọn hàng đầu để dân ta
chưng diện. Thậm chí, khi nhắc đến Việt Nam, các vị khách khác nước không nghĩ
đâu xa ngoài những chiếc áo dài là chủ yếu. Chúng đã trở thành một vật thể mà
không ai là không nghĩ đến khi nhắc tới Việt Nam, và cũng chính vì lí do quá phổ
biến ấy mà ta tin chắc rằng, ai khi bước chân đến Việt Nam, ai yêu truyền thống, ai
yêu con người, non sông nơi đây thì cũng đều muốn được mặc thử một lần trang
phục này.

11
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

Hình 1.1. Các mỹ nhân thế giới duyên dáng trong tà áo dài của Việt Nam

(Nguồn: An ninh Thủ Đô)

“Là một Hoa hậu và cũng là nhà thiết kế áo dài, tôi luôn mong muốn trang
phục dân tộc của đất nước mình được bạn bè quốc tế biết đến. Chính vì
vậy, với riêng bản thân tôi, những lần giao lưu văn hóa thông qua thời
trang, đó là cơ hội để quảng bá nét đẹp của dân tộc của mình đến với
quốc tế. Tôi muốn biến áo dài thành cầu nối văn hóa giữa Việt Nam với
bạn bè quốc tế” – Hoa hậu Ngọc Hân chia sẻ.

Ngày xưa, những chiếc áo dài được thêu và may vá một cách tỉ mỉ, cẩn thận.
Cho đến tận bây giờ, chúng không chỉ được may vá tỉ mỉ mà còn rất cách điệu và
lộng lẫy. Những chiếc áo dài truyền thống ngày càng trở nên sang trọng và công
phu hơn, được thời trang hoá với nhiều sự cách tân độc đáo, kết hợp với nhiều nét
văn hoá cổ đại và hiện đại khiến cho những bộ áo dài không những đẹp mà còn rất
lạ mắt. Chính vì thế, không ít những mỹ nữ ở ta đã mang những nét sáng tạo ấy để
diện sang nước bạn khiến cho họ được “toả sáng” trên đấu trường nhan sắc quốc tế
và mang về không ít những thành tựu to lớn cho Việt Nam.

12
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

Hình 1.2. Huyền My tại Miss Grand International 2017.

(Nguồn: VOV)

4. Nét đẹp của áo dài xưa và nay


4.1 Nét đẹp áo dài truyền thống xưa
Từ bao đời nay, chiếc áo dài đã trở thành trang phục biểu tượng của phụ nữ Việt,
tạo thành sản phẩm văn hóa vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ đẹp nền nã,
dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo dài là hiện thân của dân tộc Việt,sự
mĩ miều duyên dáng sẽ được thể hiện một cách trọn vẹn khi người phụ nữ khoác lên
mình bộ trang phục truyền thống này. Nó cũng là một phần của người phụ nữa
Việt , chưa từng có một người phụ nữ Việt nào chưa từng thử qua chiếc áo dài
truyền thống. Chính trang phục này là đặc trưng của quốc gia mình nơi có những
người phụ nữ chịu thương, chịu khó, tần tảo, giàu đức hi sinh.

Hình ảnh người phụ nữ Việt trong trang phục áo dài truyền thống thống đã để lại
ấn tượng đặc biệt sâu sắc, không thể quên cho những ai được diện kiến. Nó làm tôn
lên hết những nét đẹp cơ thể của một người phụ nữ, nét duyên dáng đằm thắm của
người phụ nữ Á Đông. Chỉ khi mang trong mình trang phục áo dài truyền thống tất
cả những vẽ đẹp vốn có bị chôn giấu đằng sau cái dáng vẻ tần tảo vị tha mới được

13
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

thể hiện một cái rỏ nét nhất- vừa kín đáo thướt tha nhưng cũng không kém phần
quyến rũ, yêu kiều. Chiếc áo dài truyền thống luôn có cách riêng để tôn đẹp lên mọi
vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ. Bạn bè các nước đã từng ngạc đã rất thích thú và
phải thốt lên rằng “ không đâu có loại trang phục nào kín đáo đến thế, cũng không
có loại áo nào hở cho bằng khi khoác lên mình chiếc áo dài”.

Thiết kế của những chiếc áo truyền thống vừa khiến người mặc thoải mái nhưng
lại mang lại cảm giác thoải mái, thướt tha tôn vẻ nữ tính, vừa kín kẻ vì toàn thân
được bao bọc bởi lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì chiếc áo được cắt may đúng
với số đo của người mặc ôm sát cơ thể làm lộ ra hết những đường nét mĩ miều của
người phụ nữ. Thêm vào đó là hai tà áo đủ dài đủ thướt tha nó làm cho vóc váng
của người mặt thêm thon thả, thanh cao. Chiếc áo dài truyền thống là trang phục kì
bí nhất. Nó đủ’ kín’ để thể hiện sự dịu dàng, nhẹ nhàng, duyên dáng của người con
gái Việt nhưng lại củng rất ‘hở’ mang lại sự quyến rủ, kiêu kì chết người cho những
người diện trang phục này.

Trong chiếc áo dài này người phụ nữ cảm nhận được niềm tự hào đức hạnh của
bản thân và càng thêm ý thức giữ gìn đức hạnh ấy. Khoát lên mình bộ áo dài thướt
tha tính cách con người củng đột nhiên bị thay đổi theo nó. Phải chăng áo dài góp
phần tạo nên tính cách dịu hiền của một người phụ nữ? Những lớp thế hệ xưa từ
những bà hội đồng quyền quý đến những cô tiểu thư đài các và cả những người phụ
nữ nghèo buông thúng bán buôn đều toát lên trong mình một nét đoan trang khó tả
trong bộ trang phục áo dài truyền thống. Dù cho là tầng lớp xã hội nào từ giàu có
đến nghèo khổ, dù chất liệu vãi như thế nào thì áo dài truyền thống xưa vẫn có thể
phô diễn hết những vẻ đẹp trời ban của người phụ nữ.

4.2 Vẻ đẹp áo dài trong thời hiện đại


Ngày nay cuộc sống đang từng ngày phát triễn thì liệu một trang phục truyền
thống như áo dài có mất đi vẻ chân phương của nó hay không? Và câu trả lời là
không. Trải qua bao nhiêu thăng trầm trong lịch sử, bao nhiêu phát triển của ngành
may mặc ở Việt Nam thì áo dài vẫn mãi là quốc phục không thể thay thế trong tâm

14
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

hồn mỗi con dân Việt. Nếu người xưa trân quý nâng niu chiếc áo dài như phẩm vật
thì ngày nay trang phục áo dài ngày càng phổ biến rộng rãi hơn nó dần dần đi sâu
vào cuộc sống sinh hoạt của mỗi con người. Càng ngày áo dài càng đi sâu vào đời
sống tinh thần của mỗi con người Việt Nam. Không giống như Kimono của Nhật
Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, khi mặc trang phục áo dài người phụ nữ sẽ không
cần mất quá nhiều thời gian, lại đơn giản gọn gàng, thanh lịch. Có lẽ vì điều này mà
áo dài - trang phục truyền thống Việt Nam dễ len lõi vào cuộc sống hằng ngày một
cách tự nhiên và dễ dàng. So với áo dài xưa thì hiện nay áo dài củng đã có nhiều
cách tân để phù hợp với cuộc sống hiện đại hơn. Tuy vậy nó vẫn giữ trong mình
những phẩm chất cao quý đáng có của một chiếc áo dài mà không bị mai một đi
một tí nào cả. Chiếc áo dài hiện đại là pha trộn giữa những nét đẹp của xưa, kín đáo
và pha vào đó là những nét linh hoạt của những người phụ nữ hiện đại.

Ngày nay ta dễ dàng băt gặp hình ảnh chiếc áo dài trắng là đồng phục của các em
học sinh cấp 3. Màu trắng tinh khiết, thanh cao, nhẹ nhàng thấp thoáng trong buổi
sáng trong lành. Một hình ảnh vô cùng thân thuộc đối với mỗi con người Việt Nam.
Hay trên những chuyến bay đường dài với sự thay đổi đột ngột của thời tiết và khí
hậu dễ dàng gây khó chịu với các hành khách trên không thì chính những tà áo dài
đằm thắm của những người tiếp viên đã làm xoa dịu đi những khó chịu mệt nhọc
đó. Không những thế ngày nay ở các công sở ta có thể thấy hình ảnh các nhân viên
trong bộ áo dài linh hoạt, hoạt bát hoàn thành công việc của mình một cách nghiêm
chỉnh chu.

Có thể nói ở Việt Nam, áo dài là trang phục dành cho mọi lứa tuổi. Nó trở thành
trang phục chuẩn mực cho nhiều dip trang trọng và đặc biệt như những ngày lễ quan
trọng của quốc gia, lễ cưới , lễ tốt nghiệp hoặc trong những cuộc thi quan trong.
Qua mỗi vùng quê thì áo dài lại mang một nét tính cách đặc trưng riêng không thể
nào trộn lẫn được. Người Hà Nội mặc áo dài với đầy nét đoan trang, yêu kiều thì
hình ảnh các cô gái Huế trong bộ áo dài lại kín đáo, nhẹ nhàng biết bao đã làm say
lòng biết bao người . hay đến với miền Nam thì trang phục áo dài sẽ có phần cá

15
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

tính, phá cách hơn nhưng vẫn không hề mất đi sự dịu dàng đằm thắm. Áo dài chính
là một sự kết tinh vô cùng đặc biệt, tinh tế để tạo nên một sự mĩ miều hoàn hảo….

Theo chân chân những đứa con Việt đến những miền xa xôi, qua các đấu trường
nhan sắc quốc tế đâu đâu cũng thấp thoáng tà áo dài tung bay. Không phải ngẫu
nhiên mà các nàng hậu khi tham gia các đấu trường nhan sắc quốc tế luôn chọn áo
dài làm trang phục truyền thống. Mang trên mình bộ áo dài là mang cả niềm tự hào
đất nước trên vai nó giúp cho các hoa hậu có thêm sức mạnh, thêm tự tin trong suốt
màn trình diễn của mình. Dù có ở sân khấu nào thì áo dài luôn ẩn chứa một vẻ đẹp
thuần khiết, lan tỏa sâu sắc,luôn mang một vẻ đẹp rất riêng rất đặc biệt không thể
pha trộn của văn hóa Việt. Cũng nhờ vào đó mà áo dài Việt Nam đã được bạn bè
biết đến nhiều hơn, một trang phục dân tộc vô cùng độc đáo đẹp đẽ và giàu truyền
thống dân tộc. Và hơn hết chiếc áo dài đã góp phần rất lớn vào việc quảng bá hình
ảnh Việt Nam ra khắp nơi trên thể giới

5. Áo dài đi vào trong nghệ thuật, thơ ca của Việt nam


Không những hiện diện trong đời sống, vẻ đẹp của áo dài luôn là nguồn cảm
hứng bất tận cho các nghệ sĩ Việt Nam. Hình ảnh áo dài đã góp mặt rất nhiều trong
thi ca, phim ảnh và cả hội họa…Nổi bật nhất phải kể đến là chiến áo dài trong thơ
và nhạc. Bài thơ nổi tiếng với hình ảnh chiếc áo dài phải nhắc đến là “ Áo lụa Hà
Đông” của Nguyên Sa, bài thơ này củng đã được phổ nhạc và là một nguồn cảm
hứng mãnh liệt cho một bộ phim điện ảnh cùng tên, với những câu thơ ấn tượng sâu
sắc không thể quên bài thơ đã làm hiện lên hình ảnh của thiếu nữa mặc áo lụa Hà
Đông qua ư dịu dàng, nhẹ nhàng, mang đến cả một trời thu Hà Nội làm xua tan đi
cái nắng gay gắt của Phương Nam:

Nắng Sài Gòn anh đi chợt mát


Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông.
Trong bài thơ “ Tự tình” Nguyễn Sen cũng đã có một đoạn ca ngợi vẻ đẹp của áo
dài:
Có phải em mang trên áo bay

16
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

Hai phần gió thổi, một phần mây


Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay

Trong thơ Bùi Giáng, màu áo dài của kí ức được dâng lên trở thành huyền thoại:
Biển dâu sực tỉnh giang hà
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh
( Áo xanh )

Không thể thiếu hình bóng những thiếu nữ trong tà áo dài trắng hiện diện trong thơ
ca Việt Nam. Và có lẽ trong những dòng thơ rất bình dị sau đây của Huy Cận sẽ
đem hết hình ảnh những nữ sinh áo trắng hết sức đơn sơ, giản dị:

Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong

Hôm xưa em đến, mắt như lòng

Nở bừng ánh sáng em đi đến

Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng

( Áo trắng )

Không chỉ là nguồn cảm hứng để đưa vào thơ, hình ảnh áo dài củng phảng phất
trong nhiều các ca khúc Việt Nam. Ta sẽ bắt gặp hình bóng áo dài khá nhiều trong
nhạc của Trịnh Công Sơn. Theo những dòng kí ức, chính bước chân của những nữ
sinh Huế đã làm cho Trịnh Công Sơn thêm nguồn cảm hứng để viết nên bài “ Diễm
Xưa” nổi tiếng. Hay trong bài Hạ trắng, ông đã vô cùng khéo léo và tinh tế khi gom
hết tất thảy mây trời bỏ vào vạt áo làm cho “ lối em đi về trời không có mây” và “
đường đi suốt mùa nắng lên thắp đầy…”. Nét đẹp ấy sẽ mãi nằm trong âm nhạc và
kí ức của người nhạc sĩ tài ba, theo trọn cả một đời: “…Dài cho mãi sau…Áo xưa
dù nhàu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau…”

17
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

“ Bé Ca” của Phạm Duy là một bài hát viết cho những người con gái mới lớn, có bài
“ Tuổi Ngọc” tả về niềm hân hoan, háo hức của cô gái sắp bước chân vào trung học,
lần đầu tiên khoác lên mình “ một chiếc áo như mây hồng”:

Xin cho em, một chiếc áo dài

Cho em đi mùa Xuân tới rồi

Mặc vào người rồi ra

Mừng lạy chào mẹ cha

Hàng lụa là thơm dáng tiểu thơ.

Trong giấc mơ hòa bình của mình từ những năm 1940, Phạm Duy cũng không hề
quên nhắc đến áo dài truyền thống:

Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi, mơ thấy bên lề cuộc đời, áo dài đùa trong nắng
cười…( Quê Nghèo)

Các nhạc sĩ thời chưa hòa bình cũng đã say mê mà mang hình ảnh áo dài dân tộc
vào trong các sáng tác của mình để ca ngợi nó điển hình như bài “ Ngàn Thu Áo
Tím” của Hoàng Trọng:

Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím


Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím
Nhuộm tím những chuổi ngày vắng nhau
Tháng năm càng lướt mau
Biết bao giờ thấy nhau.
Không biết bao nhiêu dòng mới có thể kể hết những hình ảnh tà áo dài mềm mại
thướt tha trong thơ và nhạc. Tà áo dài nhẹ nhàng duyên dáng đã bất giác đi vào lòng
người một cách êm ái mà sâu sắc. Tà áo dài luôn là một nguồn tài nguyên vô hạn,
phong phú để các nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ khai thác. Qua bao nhiêu thập kỉ thì vẻ
đẹp của áo dài vẫn còn đó, nó vẫn mang trong mình một phẩm chất cao quý thu hút
những tâm hồn nhạy cảm với nghệ thuật, nó cuốn hút các nghệ sĩ dấn thân vào nét

18
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

đẹp huyền bí, có kín có hở đó mà không tài nào thoát được. Cũng nhờ sức hút thần
kì đó mà trong kho tàng văn chương Việt Nam ta có không biết bao bài thơ bài ca
ca ngợi bộ quốc phục này. Mỗi người nghệ sĩ lại cảm nhận áo dài ở một khía cạnh
riêng, ở một nét đẹp riêng nên cho ra những tác phẩm vô cùng phong phú củng như
riêng biệt. Cho dù qua bao nhiêu năm đi nữa, qua bao nhiêu vật đỗi sao dời thì hình
ảnh áo dài trong các tác phẩm vẫn như in vào trong lòng người, khó có thể phai mờ
được.

II. Chiếc nón lá Việt Nam


1. Vài nét về chiếc nón lá
Việt Nam là một quốc gia có nền văn minh lúa nước lâu đời và phát triển. Đó là
một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông
Nam Á và Nam Trung Hoa. Nền văn minh này không chỉ ảnh hưởng tới đời sống
tín ngưỡng mà còn tác động mạnh mẽ đến tư duy thẩm mỹ nói chung, cũng như
trang phục của người dân nơi đây nói riêng. Trang phục lúc này không chỉ đơn
thuần được dùng cho mục đích thẩm mỹ mà còn phục vụ cho lao động sản xuất.
Hình ảnh những chiếc áo bà ba, những chiếc quần lĩnh, cái áo tứ thân và đặc biệt là
chiếc nón lá từ lâu đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam,
trong cuộc chiến đấu giữ nước, trong nhiều chuyện kể, lời ca, tiếng hát, trong phim
ảnh, tiểu thuyết, và giờ vươn tầm ra cả thế giới, góp phần tô đẹp hình ảnh Việt Nam
đậm đà bản sắc dân tộc.

1.1 Lịch sử về chiếc nón lá


Nón lá không chỉ là một vật dụng hằng ngày, mà nó còn là một biểu tượng liên
quan đến nhiều thần thoại của nền văn minh lúa nước.

Truyền thuyết dân gian kể rằng ngày xưa có một nữ thần, người đã dạy cho dân
biết cách trồng lúa, cây lương thực, và luôn giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng
bội thu ở nơi bà đến. Người dân đã xây dựng đền thờ để tưởng nhớ công ơn của bà.
Vị nữ thần này luôn đội một chiếc nón làm từ bốn chiếc lá hình tròn kết lại, đây
cũng là hình mẫu cho chiếc nón lá sau này.

19
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

Tuy nhiên, việc ra đời của chiếc nón lá có thể là kết quả của một nhu cầu thực tế
từ sản xuất nông nghiệp của người dân. Địa lý của Việt Nam nằm trong vùng nhiệt
đới gió mùa, với mùa hè nóng, mùa mưa dài, đồng ruộng thì trống trải, ít cây cối
nào khác ngoài cây lúa nên người nông dân không có chỗ trú mỗi khi trái gió trở
trời. Xuất phát từ thực tế đó, người nông dân Việt Nam vốn khéo tay hay làm, chỉ
với những nguyên vật liệu sẵn có quanh nhà như lá dừa, lá cọ, tre trúc,…một vật
dụng thô sơ, nhỏ gọn nhưng tiện lợi-chiếc nón lá-đã được ra đời. Vật dụng nhỏ bé
này chẳng những có tác dụng che mưa che nắng, quạt mát, tát nước, làm giỏ mà còn
là tín vật định tình, giao duyên của nam thanh nữ tú.

Bên cạnh đó, có nhiều bằng chứng cho thấy tiền thân của nón lá đã xuất hiện
từ rất sớm trên đất Việt cổ bằng các hình thức như nón lông chim, nón tàu lá…

Từ điển bách khoa Việt Nam giải nghĩa từ “nón” đã đưa ra nhận định: “Truyền
thuyết thánh Gióng đội nón sắt đánh giặc Ân cho phép ta tin rằng nón có từ lâu đời
trên đất Việt cổ và từ xa xưa, có thể bằng tàu lá, bằng lông chim kết lại”.

Ngoài ra, trên trống đồng Ngọc Lũ vào khoảng 2500 – 3000 năm TCN đã xuất
hiện hình ảnh chiếc mũ lông chim. Lông chim gắn liền với hình tượng con cò trong
văn hóa Hùng Vương. Người Việt cổ quan sát thấy ở nơi nào có đàn cò kiếm ăn thì
nơi đó có lúa nước mọc, họ đi theo cò để hái lượm lấy lúa nước làm nguồn lương
thực chính của bộ tộc và cất trong hang đá để dự trữ dùng dần. Nên chiếc mũ có gắn
lông chim là biểu tượng cho nền nông nghiệp thời đó.

20
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

Hình 2.1. Biểu tượng chiếc mũ lông chim trên mặt trống đồng Ngọc Lũ

(Nguồn: Bảo tàng lịch sử quốc gia)

Đến thời Trần vào thế kỉ XIII, sự xuất hiện của nón lá đã được ghi chép sơ
lược bởi Uông Đại Uyên người Nguyên trong “Đảo di chí lược” miêu tả người Việt
hạng giàu có khá giả: “Mặt trắng răng đen, thắt đai, đội mũ, mặc áo Đường, có áo
trùm bên ngoài màu đen, tất tơ giày vuông (…) khi ở nhà họ để đầu trần, thấy khách
thì đội mũ, đi đâu xa thì một người bưng mũ mang theo (…) thứ dân ngày thường ở
nhà không đội mũ”

Thời Lý-Trần là giai đoạn cực thịnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân
tộc, tuy nhiên Đại Việt luôn là một quốc gia tôn trọng độc lập tự cường chứ không
tự kiêu và cô lập, nên các nét giao thoa văn hóa giữa Đại Việt và các nền văn minh
khác như Đường-Tống ở phương Bắc, Chăm-pa ở phía Nam, Miến Điện ở phía Tây

đã ngày càng rõ nét. Tất cả những điều này được thể hiện qua những tiêu chuẩn về
trang phục trong thời kỳ đó. Lúc bấy giờ nón lá được sử dụng để làm phụ kiện cho
cung tần mỹ nữ nhưng nón khá dày và nặng.

21
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

Hình 2.2. Phụ nữ Việt thời Lê Trung Hưng trong tranh “Văn quan vinh quy
đồ”

(Nguồn: https://yhonsacviet.wordpress.com/2019/05/09/dac-trung-trang-
phuc-dan-gian-thoi-ly-tran/)

Thế kỉ XX đầy biến động, cùng với sự đổ bộ của thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ, văn hóa phương Tây du nhập ồ ạt, các loại mũ nón cũng theo đó mà vào Việt
Nam. Ấy thế mà chiếc nón lá vẫn trụ vững trên đền đài lịch sử, đâu đâu ta cũng thấy
sự hiện diện của nó, các làng nghề chằm nón vẫn được tạo lập và phát triển đến tận
ngày nay.

Hình 2.3. Phố Hàng Nón - Hà Nội đầu thế kỷ XX

(Nguồn: FRANCE INDOCHINE)

Đến nay, dù xã hội đã phát triển, chẳng những rất nhiều loại nón mới ra đời,
đáp ứng hầu hết các nhu cầu trong cuộc sống, như nón bảo hiểm, nón lưỡi trai, nón

22
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

len…mà nguyên vật liệu để làm nên chúng cũng cực kì đa dạng: vải sợi cô ton, vải
sợi tổng hợp, len, nhựa cứng…Nhưng chiếc nón lá vẫn còn nguyên giá trị.

Đâu đó trên đường phố, ta có thể bắt gặp một bóng áo dài ôm cặp sách, trên
đầu e ấp một chiếc nón bài thơ. Ngoài đồng, nón lá vẫn che mưa che nắng cho các
mẹ các chị. Trên rừng dưới biển, đâu đâu chúng ta cũng dễ dàng thấy chiếc nón lá,
chúng gắn chặt vào đời sống, vào sinh kế, vào từng nếp nghĩ của người dân.

Nón lá cũng phát triển, thoát ly ra khỏi công năng ban đầu của mình là “che
chắn”, giờ đây nó còn được sử dụng như một phụ kiện cho các sàn diễn thời trang,
các bộ phim, hay đơn giản là quà lưu niệm cho khách đến từ phương xa. Từ một vật
dụng thông thường, nón lá đã nâng tầm giá trị trở thành một nét đẹp truyền thống,
một biểu tượng của nền văn hóa Việt Nam.

1.2 Cấu tạo của chiếc nón lá


Để làm nên một chiếc nón lá, nguyên liệu chính là các loại lá to, mỏng nhẹ, bền
chắc và dễ tìm ở địa phương (ở miền Bắc là lá cọ, miền Trung là lá gồi, miền Nam
là lá dừa), tre trúc, và chỉ khâu.

Theo sự phát triển của lịch sử qua các thời đại, nón cũng có nhiều biến đổi về
kiểu dáng và chất liệu. Lúc đầu khi chưa có dụng cụ để khâu thắt, nón được tết đan.
Còn loại nón khâu như ngày nay xuất hiện phải nhờ đến sự ra đời của chiếc kim, tức
là vào thời kỳ người ta chế luyện được sắt (khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên).

Hình dạng của nón lá phụ thuộc vào khung nón và thường có dạng hình chóp
nhọn.
Vành
nón bo
theo
khung
được
làm từ

23
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

tre được vuốt thành các nan nhỏ và dẻo, làm nhiệm vụ định hình và nâng đỡ lá nón.
Lá nón được xếp lên vành nón, được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm,
sợi cước. Để thuận tiện cho việc sử dụngquai nón bằng vải được khâu vào bên trong
bằng các sợi chỉ mảnh. Tất cả tạo thành một chiếc nón hoàn chỉnh.

Hình 2.4. Cấu tạo của chiếc nón lá

1.3 Phân loại


Có rất nhiều cách phân loại nón lá, như:

- Phân loại theo kích cỡ: ngày xưa nón lá thường được phân thành ba loại
nón cổ có tên gọi nón mười (hay nón ba tầm), nón nhỡ và nón đấu. Trong đó nón ba
tầm có vành rộng nhất, phụ nữ thời xưa thường đội đi chơi hội hay lên chùa. Nón
đấu là loại nhỏ nhất và đường viền thành vòng quanh cũng thấp nhất.

- Phân loại theo vùng miền: miền Bắc có nón quai thao, ở Huế có nón bài
thơ, ở Bình Định thì có nón ngựa hay nón Gò Găng, ở miền Nam thì có chiếc nón lá
dừa….

- Phân loại theo công dụng: nón cời (dùng để đi mưa), nón thúng (dùng để đi
chợ),…

- Phân loại theo người dùng: nón dấu (nón có chóp nhọn của lính thú thời
phong kiến); nón gõ (nón làm bằng rơm, ghép cho lính thời phong kiến); nón khua
(nón của người hầu các quan lại thời phong kiến)…

- Phân loại theo hình dạng: nón chảo (loại nón mo tròn trên đầu như cái chảo
úp), nón hình chóp (đây là loại thông dụng nhất).

2. Chiếc nón lá của 3 miền


Ở Việt Nam, cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đều có những vùng làm nón nổi tiếng
và mỗi loại nón ở từng địa phương đều mang sắc thái riêng.

24
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

2.1 Miền Bắc


 Chiếc nón của đồng bào Thái ở Lai Châu; nón Cao Bằng của đồng bào Tày
sơn đỏ; nón Thanh Hoá có 16-20 vành; nón Ba Ðồn (Quảng Bình) mỏng nhẹ
và giáng thanh thoát, nón làng Chuông đã nổi tiếng từ lâu.

Hình 2.5. Nghề làm nón lá ở xã Trường Giang, Thanh Hóa

(Nguồn: Nông Cống).

25
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

Hình 2.6. Nón lá Ba Đồn

(Nguồn:https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/Banin507.htm?
art=1414486746657)

2.2 Miền Trung


 Nón Gò Găng (Bình Ðịnh); nón Huế nhẹ nhàng, thanh mỏng nhờ lót bằng lá
mỏng.

Hình 2.7. Nón Gò Găng, Bình Định

(Nguồn: Nghề nón ngựa Phú Gia (Bình Định) (dulichgo.blogspot.com)

26
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

Hình 2.8. Nón bài thơ xứ Huế.

2.3 Miền Nam


 Có nhiều làng nghề chằm nón lá truyền thống như ở làng Tằm Lanh, xã
Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh; Ở Tây Ninh có
làng nón ấp An Phú, An Hòa (Trảng Bàng); Làng nón lá Ninh Sơn (Thị xã
Tây Ninh), nón được làm có độ bền cao, khi gặp mưa vẫn thẳng, không bị
dúm lại như các loại nón khác; Nón ở ấp Thới Tân A, huyện Thới Lai (thành
phố Cần Thơ) nón lá thành phẩm sẽ được quét một lớp dầu bóng pha với
xăng nhằm chống thấm nước, tăng độ bóng, độ bền cho sản phẩm.

27
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

Hình 2.9. Làng nghề chằm nón lá Cần Thơ

(Nguồn: thamhiemmekong.com)

3. Giá trị của chiếc nón lá trong đời sống người Việt
Việc sản xuất nón lá rất tinh tế, khéo léo nhưng tùy từng loại mà giá thành chỉ từ
50.000-80.000 đồng. Chiếc nón có ý nghĩa rất lớn đối với người Việt Nam, giá trị
của nón lá không thể nào đong đếm được tuy giá thành của chiếc nón không lớn
nhưng đã mang đến cho người dân Việt Nam những giá trị về tinh thần. Nón lá
được sử dụng rộng rãi trong đời sống nên đã trở thành vật dụng thân thuộc và gần
gũi trong đời sống của người Việt. Ở quê, các bà các mẹ thường đội nón lá đi chợ,
làm ruộng. Nón lá tượng trưng cho đức tính hiền lành, chăm chỉ của người Việt
Nam, nét mặt toát lên nét thanh thoát khi làm việc. Thiếu nữ Việt Nam thích sử
dụng nón lá làm phụ kiện cho tà áo dài. Nón kết khi được sử dụng để trang trí
thường là nón nhẹ, gọn gàng và tinh tế, đặc biệt phần quai nón thường sử dụng chất
liệu lụa mềm để tạo nên một tổng thể hoàn hảo.

Nón lá Việt Nam cũng đã xuất hiện trong nhiều cuộc triển lãm với nhiều loại
hình nghệ thuật khác nhau. Từ các cuộc thi trong nước đến quốc tế, người ta thường
đội nón lá, áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón lá nhìn đơn
giản, mộc mạc nhưng lại chứa đựng nhiều giá trị văn hóa ý nghĩa đối với người dân
Việt Nam. Bước chân đến mảnh đất hình chữ S này với chiếc nón lá trên tay, tôi tin
rằng mỗi du khách sẽ có những ấn tượng và trải nghiệm thú vị.

4. Ứng dụng của nón lá


Nón lá Việt Nam được coi là vật trang sức bất ly thân của mỗi người phụ nữ Việt
Nam. Đặc biệt đối với những người nông dân, đây còn là người bạn tốt của họ.
Công dụng của nón lá rất nhiều. Các bà các mẹ đội nón đi chợ thường dùng nón lá
che mưa nắng cho con. Khi đi làm đồng, chiếc nón lá còn được dùng để che mưa
che nắng. Đôi khi bạn có thể thay quạt vào buổi chiều khi đi làm về mệt để quạt
luôn mát. Ngoài ra, với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thẩm mỹ của con người

28
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

càng cao, nón lá Việt Nam đã trở thành một phụ kiện thời trang đại diện cho người
con gái Việt Nam dịu dàng, xinh đẹp.

Ngoài ra, nón lá còn có một ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần của người
Việt Nam. Hình ảnh nón lá Việt Nam thâm nhập vào văn hóa Việt Nam qua hàng
loạt hình tượng từ thơ ca dân gian đến các tác phẩm nghệ thuật hiện đại. Người Việt
Nam cũng bảo tồn và phát triển múa nón, biến nó trở thành một tác phẩm nghệ thuật
độc đáo nhưng không kém phần hấp dẫn. Không chỉ vậy, trong đám cưới truyền
thống, chiếc nón lá mà mẹ chồng trao cho cô dâu trước khi về nhà chồng còn ẩn
chứa nhiều ý nghĩa chúc phúc cho hạnh phúc lứa đôi. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu
giao lưu văn hóa, nón lá đã trở thành món quà lưu niệm đáng mua mỗi khi du lịch
Việt Nam. Nón làm bằng lá nên rất nhẹ.

Chiếc nón lá luôn hiện diện trong đời sống sinh hoạt của nhân dân Việt Nam.
Khi nhắc tới nón lá, mọi người thường nghĩ tới bóng dáng của những cô gái thướt
tha trong tà áo dài. Những hình ảnh đó đã đi sâu vào trong tâm trí của mọi người.
Thời gian trôi qua không chờ đợi ai nhưng giá trị của chiếc nón lá vẫn được lưu
truyền qua mọi thế hệ và được giữ gìn cho đến tân ngày nay.

5. Vẻ đẹp của chiếc nón lá đối với người phụ nữ Việt Nam
“Mỏng manh chiếc nón, ấy mà
Che mưa che nắng đường xa mẹ về”
(Trích bài thơ “Nón lá” – Nguyễn Lãm Thắng)
Nón lá là thứ chắc hẳn không bao giờ xa lạ với người dân Việt Nam.
Những chiếc nón lá được làm một cách cẩn thận và tỉ mỉ đến từng chi tiết.
Nhưng mấy ai dừng lại khoảng chừng mấy giây, mấy phút để ngắm nhìn lại
vẻ đẹp của nó khi được những người phụ nữ đeo lên chưa? Với những nghĩa
đơn thuần, chiếc nón lá làm ra là để cho dân ta có thể che nắng, che mưa,
những người nông dân đi làm nhưng tại sao lại có thể thiếu đi chiếc nón lá
thân thuộc đến mức không thể rời đầu, chúng gắn bó với ngời nông dân một
nắng hai sương. Vẻ đẹp của sự chất phác, mộc mạc, bình dị, giản đơn đến lạ

29
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

thường. Những bộ quần áo có thể cũ kĩ, thậm chí là được may vá rất nhiều
chỗ. Nhưng làm sao có thể làm mờ đi nét đẹp đó khi mang trong mình chiếc
nón lá tưởng chừng như thiếu nữ bên hoa huệ làm xao xuyến biết bao con
tim. Chiếc nón lá làm cho những người phụ nữ ấy trông thật hiền hoà, chăm
chỉ với nét đẹp lao động đặc trưng.

Hình 2.10. Nón lá giúp người phụ nữ bộc lộ được cái đẹp trong sáng
(Nguồn: Kiwi)
Ba, bốn cô gái thướt tha bên tà áo dài nhưng làm sao có thể thiếu
người bạn nghệ thuật là chiếc nón lá. Nó như phụ kiện không thể thiếu, đi
cùng chiếc nón, tà áo dài mới thật sự lột tả được hết vẻ đẹp mà người mặc
mang đến. Những vẻ đẹp mảnh khảnh, duyên dáng, thướt tha và e thẹn bên
chiếc nón lá làm ta không thể nào rời mắt và nghĩ đôi chút về người phụ nữ
ấy. Dáng đi uyển chuyện, nhẹ nhàng cùng nụ cười tươi thẹn thùng bên chiếc
nón lá làm toả lên một ánh hồng rực rỡ, toát lên được hết cái đẹp ẩn sâu
trong người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Những chiếc nón lá to tròn
không chỉ giúp họ trở nên trong sách, thanh khiết mà nó còn giúp cho người
phụ nữ Việt Nam càng có giá trị hơn trong ánh nhìn của toàn dân.
“Nón rất Huế nhưng đời không phải thế
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng”
(Trích thơ “Tạm biệt” – Thu Bồn)

Gắn liền với không ít những cô gái Huế là trang phục áo dài kèm với
đó là những chiếc nón lá quen thuộc. Nơi xứ Huế là nơi những giá trị văn
hoá, truyền thống luôn được giữ gìn và phát triển một cách sáng tạo. Và

30
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

chiếc nón lá nơi đây cũng không ngoại lệ. Trong sâu tận trong lòng thành
phố Huế, có ai thấy hình ảnh các cô gái Huế cầm chiếc nón tròn tròn xinh
xinh lúc thì che lên đầu, lúc thì nghiêng nghiêng ngập ngừng mà e thẹn, lúc
thì khoác trên tay để lộ cả khuôn mặt thuỳ mị ấy không…Đã từ rất lâu, chỉ
cần nghe tới Huế, người ta không nghĩ mà nhớ luôn tới hình ảnh người phụ
nữ đoan trang trên tay cầm chiếc nón lá cùng ta áo dài thướt tha bước đi bên
dòng sông. Khoảnh khắc ấy cứ ngỡ như đang lạc vào chốn thần tiên nhưng
giật mình tỉnh giấc thì lại lạc vào xứ Huế mộng mơ.

Hình 2.11. Hình ảnh người phụ nữ đoan trang cùng chiếc nón lá.
(Nguồn: Khám phá Huế)
Chiếc nón lá hẳn là biểu tượng tuyệt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, gắn
liền với những giá trị tinh thần và tâm hồn của họ. Khắp ba niềm đâu đâu ta
cũng có thể bắt gặp chiếc nón lá và đặc biệt là hình ảnh người phụ nữ yêu
kiều và duyên dáng bên nón lá. Đó chính là cái đẹp, cái độc mà không phải
đất nước nào cũng có được.Từ những nét mộc mạc, chất phác của người
nông dân, của những bà mẹ ngày đêm gắn với đồng ruộng, của các chị lao
động phơi sương phơi nắng cả ngày ngoài trời với chiếc nón lá đơn sơ, hay
thậm chí của các em tầm trung đã phải xách quốc đi làm đến hình ảnh trong
sáng, nhẹ nhàng và thuỳ mị của các cô gái dùng chiếc nón lá như vật không
thể thiếu trong đời sống xa hoa của họ…Tất cả đều có thể toát lên một vẻ
đẹp cao quý, nét đẹp truyền thống của người phữ Việt Nam, làm tôn vinh
những giá trị thực sâu bên trong tâm hồn của họ. Và thế, nhìn thấy nón lá, ta
như đang thấy cả tâm hồn của người phụ nữ…

31
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

PHẦN 2: TỔNG KẾT

I. KẾT LUẬN VẤN ĐỀ


Hình ảnh tà áo dài và chiếc nón lá trải qua rất nhiều biến cố và đổi thay để có
được diện mạo đẹp nhất như ngày hôm nay. Tuy không còn được bắt gặp thường
xuyên như trước đây, nhưng tính biểu tượng của chúng lại ngày càng được nâng
cao, theo chân nhiều người Việt đến mọi miền Tổ Quốc, xuất hiện trong nhiều cuộc
thi sắc đẹp và nhiều chương trình truyền hình. Mỗi lần được ngắm nhìn sự kết hợp
hài hòa của hai thứ phục trang ấy giống như dòng nước uốn lượn theo từng đường
nét cơ thể mềm mại thướt tha của người phụ nữ, ta không khỏi dấy lên niềm vui và
tự hào dân tộc. Hai tà áo dài như đôi cánh nâng những bước chân thanh thoát của
người con gái làm dao động cả không gian và cảnh vật xung quanh, làm rung động
trái tim của biết bao người Việt và bạn bè năm châu.

Đó là niềm tự hào của người Việt, cũng là điểm nhấn mỗi khi du khách nước
ngoài nhắc đến Việt Nam. Nhiệm vụ của chúng ta là phải trân quý, gìn giữ những
giá trị văn hóa truyền thống lâu đời ấy, để chúng không bị phai một, luôn sống mãi
như một biểu tượng bất diệt về tinh thần, lòng tự tôn và vẻ đẹp dân tộc.

32
Áo dài và chiếc nón lá Việt Nam

II. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguồn gốc và ý nghĩa của áo dài Việt Nam:
https://halongbayviewcodotel.com/ao-dai-viet-nam/

2. Lịch sử phát triển áo dài Việt Nam qua các thời kỳ: http://hoilhpn.org.vn/tin-chi-
tiet/-/chi-tiet/lich-su-phat-trien-ao-dai-viet-nam-qua-cac-thoi-ky-35475-4512.html

Henry Oger (1909). Kĩ thuật của người An Nam. Truy xuất từ Kỹ thuật người An
Nam – KỸ THUẬT CỦA NGƯỜI AN NAM (kythuatnguoiannam.com)

Người Thái Tại Việt Nam. Truy xuất từ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng


%C6%B0%E1%BB%9Di_Th%C3%A1i_(Vi%E1%BB%87t_Nam)

Tổng cục du lịch (2021). Thái Nguyên: Nón lá - nét đẹp văn hóa Tày. Truy xuất từ:
https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/35552)

Báo Quảng Bình. Truy xuất từ: https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/Ban-in-


507.htm?art=1414486746657

33

You might also like