You are on page 1of 4

Thuyết minh về chiếc áo dài

Áo dài là trang phục mang đậm nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Đồng hành cùng
con người và dân tộc Việt qua bao thế kỷ, áo dài không chỉ tôn thêm vẻ đẹp của người phụ
nữ mà áo dài còn là niềm tự hào, là hồn dân tộc, là bóng dáng quê hương thân yêu trong lòng
những người con xa xứ và bạn bè quốc tế.

Áo dài, trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, ôm sát cơ thể, có cổ cao, xẻ hông
và dài khoảng ngang gối. Áo dài vừa kín đáo, trang trọng nhưng cũng vừa quyến rũ lại và gợi
cảm. Không ai biết rõ chiếc áo dài đầu tiên ra đời từ lúc nào chỉ biết y phục xa xưa của người
Việt được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ cho thấy hình người phụ nữ đang mặc váy dài, có
hai vạt tỏa ra hai phía, vừa đi vừa múa trông giống kiểu áo dài ngày nay.

Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất mà chúng ta biết là áo giao lãnh (đối lĩnh), được
may rộng, xẻ hai bên hông, cổ tay rộng, thân dài chấm gót. Thân áo được may bằng 4 tấm vải
kết hợp mặc cùng thắt lưng màu và váy đen. Đây là kiểu áo cổ chéo gần giống với áo tứ thân.
Nhà nghiên cứu Trịnh Bách cho rằng chiếc áo dài năm thân - tiền thân của áo dài sau này - ra
đời ở Thuận Hóa vào khoảng giữa thế kỷ 15-16, và đến khoảng cuối thế kỷ 16 - đầu 17 đã phổ
biến sâu rộng ở địa phương này. Hay theo Phan Khoang, Đào Duy Từ trong lúc lập kế chống
lại họ Trịnh đã khuyên chúa Nguyễn Phúc Nguyên đổi cách ăn mặc của dân chúng xứ Đàng
Trong cho khác hẳn với xứ Đàng Ngoài. Đó là bỏ nón thượng đội nón chóp, bỏ áo tứ thân
phơi yếm mà mặc áo năm thân cài khuy, bỏ váy để mặc quần. Áo năm thân cài khuy bên phải
chính là chiếc áo dài sau này.

Đầu thập niên 1930, họa sĩ Cát Tường (Le Mur) đã thực hiện một cải cách quan trọng
trên chiếc áo tứ thân và biến nó thành chiếc áo chỉ còn lại hai vạt trước và sau mà thôi. Vạt
trước được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng
thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu
kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển
sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn. Tuy nhiên, do có nhiều cải
biên như áo may ráp vai, ráp tay phông, cổ bồng hoặc cổ hở nên áo dài Le Mur được đánh giá
là đánh mất vẻ truyền thống của người Việt. Thêm vào đó, chiếc áo dài thường mặc kết hợp
với quần xa tanh trắng, đi giày cao, một tay cắp ô, quàng vai thêm chiếc khăn và tay cầm
chiếc bóp đầm.

Năm 1934, một họa sĩ khác là Lê Phổ bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo Le Mur,
đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài
cổ kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn. Sự dung hợp này quá
1
hài hòa, vẹn vẻ giữa cái mới và cái cũ, được giới nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt. Áo dài Lê
Phổ được may bằng vải màu mặc với quần trắng. Trong suốt gần 30 năm sau đó chiếc áo dài
Việt Nam không thay đổi bao nhiêu, ngoại trừ cổ áo, gấu áo, và eo áo: cổ áo thì lúc cao, lúc
thấp, lúc rộng, lúc hẹp; gấu áo thì lúc vén cao, lúc hạ thấp eo áo thì lúc nhỏ lúc to. Khác với
kimono của Nhật Bản hay hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại
cũng vừa hiện đại.

Muốn may một chiếc áo dài đẹp đòi hỏi người thợ may phải thật khéo léo, lành nghề và
am hiểu vóc dáng người đặt may. Các đường cắt may chiếc áo dài phải thật chuẩn xác với số
đo cơ thể của người mặc. Ở chiếc áo dài truyền thống, người may và mặc thường chọn cổ áo
cao 4 – 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Cổ áo này làm tăng thêm nét đẹp của chiếc cổ cao ba
ngấn trắng ngần của người phụ nữ. Phần eo được chít ben làm nổi bật đường cong thon thả
của chiếc lưng ong ở người phụ nữ. Cúc áo là loại cúc bấm, được bố trí cài từ cổ qua vai
xuống eo. Ngày nay để tiện lợi thì người may thường thay thế cúc bấm bằng dây kéo. Từ eo,
thân áo được xẻ thành hai tà dài đến mắt cá chân. Ống tay áo may ôm sát cánh tay dài qua
khỏi cổ tay để tạo cảm giác thon thả cho đôi tay. Gấu áo (lai áo) thường được gấp lên một
khúc nhỏ hoặc vắt nhuyễn thông qua đôi bàn tay khéo léo của người thợ may. Cuối cùng áo
dài thường mặc kết hợp với quần lụa có màu sắc hài hòa với áo. Đặc tính của quần áo dài là
lưng quần ôm sát lấy eo người phụ nữ và ống thì to để tạo vẻ trang trọng, mỹ miều, thướt
tha. Quả thật áo dài là trang phục tạo nên được nét đẹp kín đáo, sang trọng, truyền thống
nhưng cũng không kém phần gợi cảm và hiện đại.

Chất liệu để may áo dài cũng là một bước quan trọng. Thông thường chất liệu dùng để
may áo dài phải là loại vải có đặc tính mềm mại, nhẹ, rũ như lụa tơ tằm, nhung, voan, the,…
làm tăng thêm sự thướt tha, nhẹ nhàng, duyên dáng cho người phụ nữ. Và để làm tăng thêm
nét đẹp truyền thống Việt Nam khi mặc áo dài phụ nữ thường đội nón lá và mang guốc mộc.

Do được may bằng chất liệu vải mềm nên áo dài cần được bảo quản cẩn thận. Chỉ nên
giặt áo dài bằng tay, giũ cho áo ráo nước và phơi ngoài nắng nhẹ, tránh nắng gắt vì áo dễ bạc
màu. Dùng bàn ủi ủi với nhiệt độ thích hợp tránh nóng quá làm cháy áo. Luôn cất áo vào tủ
cẩn thận giúp áo bền, đẹp và mới lâu. Nên giặt áo ngay sau khi mặc, treo bằng móc áo, nếu
gấp phải gấp cẩn thận tránh làm gãy cổ áo.

Chiếc áo dài là một trang phục không thể thiếu được của người phụ nữ ngày nay. Nó
không chỉ là trang phục truyền thống, đại diện dân tộc lan tỏa văn hóa, nét đẹp Việt Nam
trong các cuộc thi quốc tế mà còn là trang phục công sở của giáo viên, nữ sinh, nhân viên
2
ngân hàng, tiếp viên hàng không,… Áo dài còn được mặc khi đi dạo phố, những buổi họp
mặt quan trọng như lễ tết hay lễ cưới chẳng hạn.

Một sứ giả Mĩ đã nói rằng: “Không một đất nước nào có một trang phục dân tộc vừa
đẹp, truyền thống mà lại có chiều sâu văn hóa như tà áo dài Việt Nam”. Cuộc sống ngày càng
hiện đại, phát triển, thông qua việc hội nhập văn hóa, áo dài có mặt khắp nơi trên thế giới và
để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người quốc tế. Du khách khi đến Việt Nam cảm thấy
rất hạnh phúc, hào hứng vì được đón tiếp nồng hậu bởi trang phục vừa duyên dáng, kín đáo
lại vừa truyền thống mang tên áo dài.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH ÁO DÀI

Mẫu tay áo dài Le Mur Do họa sĩ Cát Tường Nguyễn Thị Hậu

thiết kế Người thiếu nữ đầu tiên mặc mẫu áo dài Le


Mur
3

Mẫu Áo dài Lê Phố Áo dài năm thân Hoàng Thái Hậu triều Nguyễn

đầu thế kỷ XX

You might also like