You are on page 1of 9

Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên

Ứng phó với môi trường tự nhiên qua việc mặc


Từ xa xưa đến nay, con người luôn có mối quan hệ chặt chẽ với tự nhiên, chúng ta dựa vào
thiên nhiên rất nhiều nên việc ứng xử đúng mực với tự nhiên là điều không thể thiếu. Trong việc
ứng xử với môi trường tự nhiên, những cái có lợi cho con người thì chúng ta phải biết tận dụng
triệt để, những cái gây hại thì chúng ta cần phải có cách ứng phó. Việc ăn uống là thuộc lĩnh vực
tận dụng môi trường tự nhiên. Còn mặc, ở và đi lại thuộc lĩnh vực ứng phó: mặc và ở là để ứng
phó với thời tiết, khí hậu. Quan niệm về Mặc của nhân dân ta rất thiết thực, được thể hiện qua
những câu từ như: Ăn lấy chắc, mặc lấy bền, và Cơm ba bát, áo ba manh, đói không xanh, rét
không chết
Mỗi dân tộc có cách ăn mặc và trang sức riêng, vì vậy, cái mặc trở thành biểu tượng của văn hóa
dân tộc. Vậy cái riêng trong cách mặc của người Việt là gì? Đó trước hết là cái chất nông nghiệp,
mà chất nông nghiệp thì thể hiện rõ nhất trong chất liệu may mặc.
Để ứng phó hữu hiệu với môi trường tự nhiên, người phương Nam sở trường ở việc tận dụng
các chất liệu có nguồn gốc thực vật là sản phẩm của nghề trồng trọt, cũng là những chất liệu
may mặc mỏng, nhẹ, thoáng, rất phù hợp với xứ nóng. Trước hết, đó là tơ tằm. Cùng với nghề
trồng lúa, nghề tằm tang có từ rất sớm. Trong những di chỉ khảo cổ thuộc hậu kì đá mới cách
nay khoảng 5.000 năm (như Bàu Tró), đã thấy có dấu vết của vải, có dọi xe chỉ bằng đất nung
Theo chủng loại và chức năng, trang phục gồm có đồ mặc phía trên, đồ mặc phía dưới, đồ đội
đầu, đồ đi chân và đồ trang sức. Theo mục đích, có trang phục lao động và trang phục lễ hội.
Theo giới tính, thì có sự phân biệt trang phục nam và trang phục nữ.

Đối với nam giới, đồ mặc phía dưới ban đầu là chiếc khố. Khố là một mảnh vải dài quấn một
hoặc nhiều vòng quanh bụng và luồn từ trước ra sau. Khố mặc mát, phù hợp với khí hậu nóng
bức, và dễ thao tác trong lao động, vì vậy, nó không chỉ là đồ mặc điển hình thời Hùng Vương
mà còn được duy trì ở một bộ phận dân chúng khá lâu về sau này

Yếm là đồ mặc đặc thù của người Việt, thường do phụ nữ tự cắt-may-nhuộm lấy. Yếm có nhiều
màu phong phú: yếm nâu để mặc đi làm thường ngày ở nông thôn, yếm trắng mặc thường ngày
ở thành thị; yếm hồng, yếm đào, yếm thắm… dùng vào những ngày lễ hội. Yếm dùng để che
ngực, cho nên nó trở thành biểu tượng của nữ tính
Như chúng ta đã tìm hiểu về nguồn gốc của trang phục, động lực phát triển quần áo trang phục
là điều kiện tự nhiên. Trong đó có yếu tố khí hậu do điều kiện thời tiết của Việt Nam rất đa
dạng, đã tạo điều kiện cho trang phục phát triển Nơi khí hậu lạnh, động vật phát triển, nhu cầu
giữ ấm cho cơ thể cao vì vậy lông, da của động vật là rất thích hợp (dê, cừu, hổ, báo,…)Nơi có
khí hậu nóng, ẩm thì thực vật phát triển mạnh, quần áo trang phục được làm từ vỏ cây hay các
loại vải có chất liệu cotton được ưa chuộng. Miền Nam - Sài Gòn khí hậu nóng ẩm mưa nhiều
nên trang phục phải rất thoáng mát, mau khô, tạo cảm giác dễ chịu cho người mặc. Cái riêng
trong cách ăn mặc của người Sài Gòn trước hết là cái chất nông nghiệp trong chất liệu may mặc,
chị phối bởi hai nhân tố chính là khí hậu nhiệt đới nóng bức và công việc trồng lúa nước.Đó là
các chất liệu có nguồn gốc thực vật là sản phẩm của nghề trồng trọt, cũng là chất liệu may mặc
nhẹ thoáng phụ hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm là sợi gai, chuối, bông, tơ tằm. Trang
phục được chọn các màu m tính như đen, nâu, chằm, gụ, tím, và thường sử dụng các trang phục
màu sắc dương tính như đỏ, điều, vàng, xanh trong các dịp lễ hội
* Trang phục của người miền Nam thời kì sau 1945: Được Âu hóa đậm nét, trang phục của nhân
dân bị pha tạp nhiều.
- Trang phục của đàn ông:
+ Hầu hết đàn ông đều mặc sơ mi, vét tông, quần Âu bằng nhiều loại vải, nhiều màu sắc và
kiểu may.

+ Đi giày tây, săng đan, xăm-pô dép nhựa các kiểu; Đội mũ nhựa trắng, mũ phớt, mũ lưỡi
trai... bằng da hay vải.
+Mốt thời trang châu Âu tràn ngập vào miền Nam được thanh niên hưởng ứng nhanh chóng
áo sơ mi chiết ly, các loại áo thun, áo phông.
+Từ năm 1975 đến nay, đa số đàn ông mọi lứa tuổi trong cả nước đều mặc quần Âu (thường
gọi là quần Tây)
- Trang phục của phụ nữ:
+Aó dài vẫn được sử dụng;
+ Ở nông thôn: vẫn đội khăn rằn, mặc quần áo bà ba được may bằng nhiều loại vải;

+ Tại thành thị:


Phụ nữ nhiều tuổi mặc áo dài may sát thân, vạt dài quá đầu gối, mặc quần trắng hoặc đen,
tóc búi gọn sau gáy hoặc uốn tóc.
Phong trào mặc áo, váy đầm cũng song song phát triển:
Thời gian đầu (1954 - 1959) vẫn là các kiểu đơn giản như sơ-mi cổ tròn, cổ bẻ, rồi không có
ve cổ, cổ khoét sâu hình bầu dục, hình tròn, kiểu cổ ngang, cổ vuông... Aó tay ngắn, tay phồng...
may bằng vải trắng, vải màu hay vải hoa.

Váy, từ kiểu dài quá đầu gối, may phồng và hơi khum phần dưới (gọi là váy chuông) đến
những năm 1960 lại may thẳng, xẻ chút ít ở giữa thân sau, hoặc may xếp li, hoặc may bó. Mặc
với áo ngắn tay hoặc áo không tay, ngang lưng có dải vải thắt ngoài, bỏ giọt bên cạnh hay ở
giữa. Hoặc mặc với áo thẳng, cổ viền, túi viền... một màu hay nối màu.
Điểm xuyết vào các bộ trang phục này là những đường ren, và trên ngực, bên vai, hay ở thắt
lưng có đính bông hoa bằng vải, chiếc "nơ" to, hoặc chiếc kẹp trang sức đá quý, dải vải mỏng,
dài... Nếu mặc áo ngắn tay hay không tay, người ta thường đeo găng ngắn hoặc dài bằng ren
hay xoa... thêu đẹp.

* Những năm gần đây, văn hóa nước ngoài ảnh hưởng mạnh vào Việt Nam. Đón nhận những
làn sóng văn hóa ngoại nhập một cách nhanh chóng nhất là tầng lớp trẻ, bản chất của văn hóa là
hướng tới chân - thiện - mỹ, ngày càng toàn diện và có tính quốc tế hơn trước dòng chảy xâm
nhập từ các nền văn minh trên thế giới, giới trẻ Sài Gòn đã biết nắm bắt, phát triển nền văn hóa
dân tộc vốn đã giàu đẹp ngày càng văn minh và tiến bộ hơn.

You might also like