You are on page 1of 10

1.

Giới thiệu nhóm


2. Giới thiệu chủ đề: Gen Z và văn hóa thời trang
3+4 Định nghĩa + Lý do chọn đề tài
- Bạn không thể chọn mình thuộc thế hệ nào, điều đó phụ thuộc vào thời điểm bạn
sinh ra. Hiện nay có khoảng 6 thế hệ gắn liền với 6 khoảng thời gian khác nhau. Điểm sơ
qua một số đặc điểm của các thế hệ:

+ Thế hệ im lặng (The Silent Generation): Sinh


trước năm 1946. Đây cũng chính là thế hệ ông bà của
nhiều bạn trẻ Gen Z đời đầu ngày nay.
+ Thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh (Baby Boomers):
Sinh năm 1946-1964.
+ Thế hệ X (Gen X): Sinh năm 1965-1980 và họ
cũng được coi là đã có tuổi vào thời điểm hiện tại,
chịu ảnh hưởng của nếp sống thế hệ cũ.
+Thế hệ Y (Gen Y): Sinh năm 1981 – 1996 .Thế hệ
“anh chị” của Gen Z
+Thế hệ Z (Gen Z): Sinh năm 1997 – 2010
+ Thế hệ Alpha (Gen α): Sinh sau năm 2010. Thế
hệ “em út” tại thời điểm hiện tại

- Những bạn trẻ thuộc thế hệ Z lớn lên trong sự bùng nổ của công nghệ kỹ thuật số
như Internet, mạng xã hội, hay thiết bị di động. Vì vậy, điều này đã tạo ra những nhận
thức mạnh mẽ của Gen Z về sức mạnh của thông tin, truyền thông đại chúng, trải
nghiệm ảo và toàn cầu hóa.
- Gen Z thường được gắn với nhiều đặc điểm nổi trội như:
+ Hiểu biết hơn về công nghệ
+ Cập nhật xu hướng tốt
+ Dám sống phá cách, ưa mạo hiểm
+ Giỏi nhiều kỹ năng khác nhau
+ Tư duy về tài chính tốt hơn thế hệ trước
- Tuy nhiên mặt trái của việc lớn lên trong kỷ nguyên 4.0 là Gen Z rất dễ bị tác
động bởi công nghệ hơn như là phụ thuộc vào điện thoại và sự toàn cầu hóa làm dấy lên
những nghi vấn rằng liệu gen Z đang hòa nhập hay “hòa tan” vào thế giới hiện đại và
quên đi những văn hóa truyền thống?

- Văn hoá là tổng hoà của các mối quan hệ, phương thức sản xuất, phương thức
tiêu thụ… của xã hội. Đây là một lĩnh vực mà đến nay trên thế giới chưa có định nghĩa cụ
thể và thống nhất. Nhưng tựu trung văn hoá là tất các những gì tốt đẹp của cuộc sống từ
cách ăn, cách mặc, cách giao tiếp, cách hưởng thụ và ngay cả cách sản sinh văn hoá.
Văn hoá truyền thống được hiểu là các nét văn hoá được gìn giữ lâu đời của đồng bào
các dân tộc trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

- Trong bài thuyết trình này, nhóm mình sẽ khai thác một khía cạnh trong văn hóa
truyền thống, đó là văn hóa thời trang. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem cách ăn mặc của
gen Z khác gì so với những thế hệ trước và gen Z đã lồng ghép văn hóa truyền thống vào
thời trang như thế nào.
-
I. TỪ NHỮNG THẬP NIÊN 50 ĐẾN THẬP NIÊN 70
Lời dẫn:
Lịch sử đất nước có những thay đổi lớn lao: Cách mạng Tháng Tám (1945) thành côn
g rồi sau đó là cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Vào thời kì này con
người cũng như trẻ ra nhờ vào sự thay đổi trong trang phục. Trang phục ngày càng được
cải tiến để phù hợp với thời thuộc vàcông việc của mỗi người cũng như các tầng lớp khá
c nhau trong xã hội.
1. Trang phục đàn ông:
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, trang phục đàn
ông ở thành thị được Âu hóa khá nhanh. Ở nông
thôn còn phải trải qua một quá trình lâu hơn mới có
sự thay đổi căn bản.
Ở miền Bắc, từ năm 1954, phổ biến nhất là loại
áo kaki bốn túi thường được mặc bởi các cán bộ,
viên chức, trí thức (kiểu áo Tôn Trung Sơn - Trung
Quốc - đã được Việt hóa).
Cũng thời gian này, ở nông thôn miền Nam, ngoài
quần áo bà ba, nhiều người cũng đã mặc sơ mi. Còn
trong các thành phố bị tạm chiếm, đặc biệt là Sài Gòn,
đã được Âu hóa đậm nét. Hầu hết đàn ông đều mặc sơ
mi, vét tông, quần Âu bằng nhiều loại vải, nhiều màu sắc
và kiểu may. Đi giày tây, săng đan, xăm-pô dép nhựa các
kiểu. Đội mũ nhựa trắng, mũ phớt, mũ lưỡi trai... bằng
da hay vải. Mốt thời trang châu Âu tràn ngập vào miền
Nam được thanh niên hưởng ứng nhanh chóng áo sơ mi chiết ly, các loại áo thun, áo
phông trước ngực và sau lưng in hình người, phong cảnh hay những giòng chữ của các
nước tư bản.

Phong trào hippy: Mốt quần ống loe gắn liền với trào lưu hippy xuất hiện từ cuối th
ập niên 60 và thịnh hành trong suốt thập niên 70 thế kỷ trước. Đầu tiên là trong giới trẻ
Mỹ, sau đó, những chiếc quần ống loe đã vượt khỏi biên giới, trở thành mốt thời trang p
hổ biến khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.

Còn ở miền Tây, áo sơmi trắng, quần Âu có dây đeo qua vai và mũ beret là trang
phục điển hình của các công tử nhà giàu
Nhìn chung, trang phục thời giai đoạn này có nhiều đổi mới theo xu hướng Âu phục
nhưng vẫn còn đôi nét của trang phục truyền thống các ở nông thôn.
2. Trang phục phụ nữ:
Do quá trình tranh giành thuộc địa của các nước đế quốc nên phong cách thời trang
thời kì này chịu sự phân chia theo hai miền Nam – Bắc và chế độ thống trị tại vùng đó.

+ Miền Bắc:
Bối cảnh XH: miền Bắc được bảo vệ bởi Nhà nước Việt N
am dân chủ cộng hòa => Không có nhiều tác động của văn
hóa phương Tây đến phong cách quần áo thời trang nữ lúc
bấy giờ => Hầu như chưa có nhiều sự thay đổi trong phong
cách thời trang.
Phụ nữ nông dân miền Bắc, người lớn tuổi vẫn vấn khăn,
mặc áo nâu, quần vải đen khi lao động.
Ở thành thị, những người phụ nữ trẻ tuổi thường
mặc áo sơ mi, mặc quần bằng lụa, sa tanh, phíp hoặc ta tăng
đen. Các trang phục chủ yếu của phụ nữ miền Bắc thời điểm
này là những bộ trang phục áo quần giản dị, trang phục liền
thân cổ tàu, áo dài...=> vẫn giữ nét kín đáo.

+ Miền Nam:
Bối cảnh XH: sự du nhập mạnh mẽ của các nền văn hóa phương Tây như Anh, Pháp,

=> Bộ mặt thời trang của phái đẹp ở đây thời kỳ này cũng rất đa dạng và nhiều màu
sắc.
Trong những năm kháng chiến chống
Pháp, trang phục của phụ nữ nông thôn có
nhiều thay đổi để phù hợp với cuộc sống
vừa lao động sản xuất, vừa chiến đấu.
Trang phục phổ biến ở nông thôn là áo bà
ba, vấn khăn và chít khăn vuông mỏ quạ.
Những người thoát ly làm cán bộ mặc áo
kiểu sơ mi đại cán, tay thẳng, cổ hình cánh
nhạn, áo thường may bằng vải.
Ở thành thị
Áo bà ba xuất hiện không nhiều ở thành thị, thường chỉ những người già hoặc người
làm công việc lao động chân tay như bán hàng rong vỉa hè hay trong các khu chợ mới
thường mặc.

Còn áo dài lại được phụ nữ Sài Gòn khi ấy coi là một thứ váy áo mặc hàng ngày chứ
không phải một “bộ cánh” chỉ được trưng diện những dịp trọng đại một năm vài lần. Họ
có thể mặc áo dài đi tiệc, đi làm hay đi học, và cả khi xách giỏ đi chợ. Áo dài trước năm
1975 được may kiểu phom dáng không quá ôm khít cơ thể như bây giờ, với cổ cao kín
đáo và đường chiết eo “trứ danh” nhằm tôn lên vẻ đẹp thắt đáy lưng ong của người phụ
nữ.

Dưới ảnh hưởng của văn hoá Tây Phương, thời trang
những năm 60 của các cô gái chứng kiến một cuộc “cách
mạng” lớn. Họ bị thu hút bởi những chiếc váy suông mini
sành điệu của các quý cô Âu-Mỹ và nhanh chóng áp dụng
chúng vào cuộc sống đời thường của mình. Thập niên 60
cũng đánh dấu sự ra đời của các thiết kế thời trang táo bạo
và đề cao vẻ đẹp nữ quyền.

Các quý cô Sài Thành trẻ trung, bạo dạn trong những các
kiểu váy suông ngắn trên đầu gối (chân váy juyp xếp ly, chân
váy chữ A và váy đuôi cá) hoặc đầm xòe để dạo phố. Họ phá
bỏ mọi rào cản của quy tắc ăn mặc xưa cũ của thế kỷ trước
và hội nhập cùng các trào lưu mới từ phương Tây
KẾT LUẬN:
cả trang phục của nam và nữ thời kì này thì đều có sự khác nhau ở mỗi vùng miền,
khu vực do ảnh hưởng của chế độ chính trị. đặc biệt ở sài gòn, đây là khởi đầu trong
việc cách tân và âu hóa thời trang. tuy xu hướng âu phục đổ bộ khá mạnh mẽ nhưng
bên cạnh đó, người dẫn vẫn giữ được nét truyền thống qua tà áo dài.

I. TỪ THẬP NIÊN 70 ĐẾN NĂM 2000

Trong khoảng gần 30 năm sau chiến tranh, thời trang Việt Nam đã có bước chuyển
mình mạnh mẽ và trở thành một trong những ngành công nghiệp phát triển của đất
nước. Ngày càng có nhiều nhà thiết kế tài năng, nhiều thương hiệu “made in Vietnam”
và nhiều chương trình thời trang đến gần hơn với công chúng. Tuy nhiên, chuyện ăn mặc
của người Việt không phải đến bây giờ mới khởi sắc. Với lịch sử lâu đời và nền văn hóa
độc đáo, trang phục của người Việt đã trải qua nhiều thời kỳ và mang những nét đặc thù
riêng.
1. Bối cảnh lịch sử: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước kết thúc thắng lợi, hoà
bình được lập lại, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng ở mỗi miền lại có một hình
thức tổ chức nhà nước khác nhau, có nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn. Nhiệm
vụ đặt ra: Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, khắc phục hậu quả của
chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội ở hai miền Nam, Bắc. Vì thế, cuộc
sống của người dân còn khác khó khăn. Những thay đổi của tình hình thế giới và quan
hệ giữa các nước do tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật trở thành xu thế
thế giới, đặt ra yêu cầu phải đổi mới.
Đất nước bước vào giai đoạn thời bao cấp (1976 đến năm 1986) khi Việt Nam bước
vào thời kỳ hòa bình, tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng quê hương.
Ở giai đoạn này, hầu hết mọi giao dịch từ nhu yếu phẩm, thực
phẩm, đồ dùng sinh hoạt… đều thực hiện theo chế độ tem, phiếu.
Ở thời kỳ này, ít có sự phân hóa giàu nghèo nhưng mức sống của
người dân thấp. Đời sống tinh thần người dân không có nhiều loại
hình giải trí, cuộc sống bình an nhưng còn nghèo nàn, khó khăn.
Ở thời kỳ này, tư tưởng đã có những sự chuyển biến cởi mở
hơn nhưng không quá rõ rệt, vẫn còn một vài định kiến từ chiến
tranh, tuy nhiên không quá gay gắt như thế kỷ trước
.- Đối với nam: Đa số đàn ông thời kỳ này đều mặc quần Âu (quần tây), áo sơ mi ôm,
măng sét to bản. Các loại áo thun, áo ba lỗ cũng bắt đầu trở nên phổ biến và phong phú
về màu sắc, kiểu dáng, chất liệu, họa tiết… dần thay thế cho những trang phục truyền
thống khác.
Đặc biệt trong giai đoạn này, ta không thể không nhắc đến sự phát triển mạnh mẽ về
phong cách của những cô gái Sài Gòn. Thập niên 70 dường như là cột mốc đáng nhớ với
sự bùng nổ mạnh mẽ của quần ống loe. Nếu như trước đó, phụ nữ luôn gắn liền với các
thiết kế váy đầm thướt tha, nữ tính thì sự xuất hiện của quần jeans như cuộc cách mạng
khẳng định bình quyền trong thời trang. Các cô gái Sài Thành bấy giờ sành điệu xuống
phố trong chiếc quần jeans với ống loe dần từ phần bắp chân, phối cùng áo thun,
sandals đế bằng hay giày kitten heels và túi xách. Cách phối đồ này đến nay vẫn luôn là
nguồn cảm hứng lớn cho thế hệ trẻ.

Kỷ nguyên 80 là thời điểm mà các tinh hoa phong cách giao thoa hoàn hảo cùng
nhau và nâng tầm di sản thời trang những năm 60, 70. Nữ giới đặc biệt ưa chuộng các
bản phối áo sơ mi sơ-vin gọn gàng cùng quần âu cạp cao, mang đến hình ảnh phụ nữ Sài
Gòn thanh lịch, hiện đại, duyên dáng.
Những năm 2000 đánh dấu cột mốc quan
trọng trong sự chuyển giao của kỷ nguyên công
nghệ mới. Từ đó, xu hướng thời trang cũng có
những ảnh hưởng và thay đổi mạnh mẽ. Bên cạnh
mốt quần ống loe sành điệu từ những năm 70,
các tín đồ thời trang cũng ưu ái những thiết kế
quần jeans cạp trễ được thêm thắt phụ kiện thắt
lưng cầu kỳ. Những bản phối tràn ngập màu sắc nổi bật với chân váy xếp ly ngắn, quần
legging màu nổi mặc cùng mini juyp, áo hai dây,… là hình ảnh đặc trưng của phong cách
thời trang Sài Gòn trong những năm 2000s.

Trong giai đoạn này, không khó để nhận thấy những phong cách thời trang ngày
càng đổi mới và đa dạng hơn. So với miền Bắc và các vùng nông thôn Việt Nam thời kỳ
đó, trang phục của các quý cô Sài Gòn đã có nhiều thay đổi, phóng khoáng hơn, “Tây”
hơn và nhiều màu sắc hơn.
HẠN CHẾ:
Vẫn biết thời trang là sản phẩm của sáng tạo,đặc biệt là sự phja1 cách trong style của
Gen Z, nhưng nếu cách tân trang phục, đặc biệt là trang phục truyền thống mà không
nghiên cứu kỹ lưỡng, không vững kiến thức văn hóa thì trở nên kệch cỡm, lạc điệu.
Không chỉ với trang phục áo dài mà trong thời gian qua, nhiều bộ trang phục truyền
thống của đồng bào các dân tộc Việt Nam cũng là “nạn nhân” của những sự cố "sáng
tạo".

Biểu hiện:
Mới đây, một cửa hàng cho thuê trang phục dân
tộc Thái tại Điện Biên, đã cho ra nhiều mẫu áo có sự
cách tân táo bạo, sử dụng thổ cẩm đỏ mà theo
nhiều người Thái có phần giống với những mẫu vải
được sử dụng trong đám tang, nhà mồ. Do đó, cộng
đồng người Thái có nhiều ý kiến thể hiện sự bất
bình, khó chịu.
Bà Cầm Trang Thơ, đại diện nhóm “Người Thái tại Hà Nội”, người có nhiều năm tìm
hiểu nghiên cứu về trang phục dân tộc Thái bày tỏ khi nhìn vào các bộ trang phục cách
tân này (có thổ cẩm đỏ), thì người Thái sẽ liên tưởng đến những vật trang trí ở nhà mồ,
bởi vì nó có nhiều nét tương đồng.
Bên cạnh những bộ trang phục cách tân đầy lộng lẫy và đầy tính truyền thống của các
bạn trẻ Gen Z trong các cuộc thi sắc đẹp, thì chính trong cuộc thi đó cũng có nhiều bộ
trang phục không nên được công nhận. Gần đây, phần thi mang tên “trang phục dân
tộc” của những cuộc thi tổ chức ngay tại Việt Nam với những sản phẩm con lợn đất, hủ
tiếu, hay đem cả bàn thờ gia tiên lên sân khấu... cũng khiến người xem hoang mang bởi
tính dân tộc chưa thấy đâu mà chỉ thấy nặng tính hư cấu, cắt ghép, mô phỏng.
Bộ “Ủn Ỉn” xuất hiện Bản vẽ trang phục “Bàn
Bộ “Hủ tiếu Mỹ Tho” (đổi tên từ
trong Miss Universe thờ gia tiên” gửi về Miss
“Hương sắc sông Tiền” của NTK Phạm
2022 không thể hiện Universe Việt Nam 2019
Mạnh Cường gây tranh cãi vì người
được bản sắc văn hóa của NTK Nguyễn Quang
mẫu đạp lên tô hủ tiếu trong bản vẽ.
dân tộc mà còn không Minh.
mang tính thời trang.

KẾT LUẬN:
Mọi sự sáng tạo, cách tân, đặc biệt là liên quan tới bản sắc, truyền thống đều phải
dựa trên nền tảng văn hóa nhất định, không thể chạy theo kiểu giật gân, câu khách để
đánh mất bản sắc. Không vì mượn cớ sáng tạo mà phá cách, phá hoại, giẫm đạp lên
những chuẩn mực văn hóa được cộng đồng gìn giữ và bồi đắp qua thời gian. Tôn trọng
nguyên tắc, tôn trọng những giá trị văn hóa cốt lõi là nền tảng để mỗi người lập thân, lập
nghiệp, góp phần quảng bá, khẳng định thương hiệu và lan tỏa vẻ đẹp văn hóa dân tộc.

You might also like