You are on page 1of 29

PHONG CÁCH THIẾT KẾ

PHONG CÁCH HIPPIE


Hippies là một phong trào lối sống đã và đang hiện hành ở đất Mỹ. Người ta gọi
“hippie” khi chỉ về sự lập dị và nổi loạn mà đặc biệt là ở giới trẻ, những con người
yêu chủ nghĩa hòa bình và chán ghét một lối sống xô bồ hay bất bình đẳng.
Hippies thể hiện sự tự do, gần gũi với thiên nhiên, và sư mộc mạc chân chất nơi
con người qua chính bộ trang phục họ mặc. Chấp nhận sự nổi loạn, phá cách, sẵn
sàng theo đuổi một phong cách phóng khoáng có phần lập dị nhưng đầy cá tính và
lãng mạn theo một chất rất riêng từ thời trang Hippie.

Lịch sử hình thành


Phong cách Hippie xuất hiện tại Hoa Kỳ (Mỹ) vào những năm 1960. Ở San
Francisco những thành phần nổi loạn đã làm nên một cuộc cách mạng mạnh mẽ và
vang dội, mang lại một bước tiến mới với làng thời trang hiện đại.
Những người theo phong cách thời trang này thường có xu hướng đi ngược lại với
đại bộ phận xã hội thời đó, làm thay đổi những tín ngưỡng lâu đời mà họ coi là mê
tín ở San Francisco và California. Đặc biệt những người theo phong cách này có
niềm tin rất lớn và gần như tuyệt đối vào những giá trị về hòa bình và tình yêu.

Tuy nhiên, cũng có một thời gian phong cách thời trang hippie bị những thế lực
khác ngăn chặn hết sức gây gắt. Không lâu sau đó vào khoảng năm 1967, phong
cách thời trang hippie vẫn hiên ngang làm dậy sóng và ngày một phát triển hơn.
Những tín đồ mang phong cách thời trang hippie cũng trỗi dậy ngày một mạnh mẽ,
đầy cá tính, đầy màu sắc, đầy sự mới mẻ, để mọi người có cái nhìn khác hơn về
phong cách thời trang tự do, tuy mộc mạc, giản dị, nhưng trong đó vẫn toát lên cái
gọi là thời trang xuất phát từ tâm hồn, chính nơi con người của họ, định hình một
phong cách riêng với phong thái tự tin, cá tính, hoang dại và có chút bí ẩn.
Ngày nay phong cách thời trang Tự do – Hippie không những được mọi người ở
các nước đón nhận, mà các giới trẻ ở Việt Nam cũng khá ưa chuộng phong cách
thời trang này.
Đặc trưng phong cách
- Phong cách thời trang hippie có lúc mang những màu sắc nhẹ nhàng, có lúc
lại pha trộn kết hợp nhiều màu sắc lại với nhau, phá cách, bất thường, lập dị,
cá tính.,
- Vải Jean là một trong những chất liệu được sử dụng phổ biến nhất. Quần
jeans là những loại quần có phom dáng rộng thùng thình, hoặc được may với
chân ống loe. Quần có nhiều đường xẻ rách, giúp tạo sự nổi bật cho trang
phục.
- Ngoài ra, trang phục còn được thêu thủ công, nhuộm loang màu và có nhiều
thiết kế tua rua.
- Những chiếc đầm hay váy maxi được làm từ những chất liệu mềm mại điển
hình là những chất liệu vải voan, vải cotton, vải lanh,… không bám vào
người và có độ mềm rũ vừa phải, có màu sắc nhẹ nhàng.
- Phụ kiện được kết từ hạt bẹt với nhiều màu sắc, hay những chiếc băng đô,
vòng tay, vòng đầu theo kiểu dreamcatcher,…Vòng cổ có nhiều hình được
khắc họa như âm dương, hòa bình…
- Những đôi giày cao gót, những đôi giày đế bệt, hay những đôi sandal được
kết hợp với hạt bẹt có màu sắc khá nổi bật như những màu xanh, màu vàng,
màu cam, màu neon,…
Một số BST mang phong cách Hippie
- BST thu đông 2015 của Burberry Prorsum
- Bộ sưu tập xuân hè 2019 của Chloé
PHONG CÁCH BOHEMIAN
Bohemian là cách viết lại của một từ gốc Pháp: Bohémien – chỉ những người sống
lang bạt khắp nơi ở châu Âu. Phong cách Bohemian cũng xuất phát từ đó với
những đặc trưng của dân du mục nhưng những chiếc váy rộng quét đất, vòng hoa,
mái tóc xoăn đặc trưng...

Lịch sử hình thành


Với lịch sử bắt đầu từ hơn 200 trăm trước, phong cách Bohemian đã trải qua nhiều
giai đoạn lịch sử và biến tấu để phù hợp hơn với hơi thở trong từng thời đại.
Phong cách thời trang Bohemian xuất hiện từ những năm 1830 với những trang
phục du mục của giới nghệ sĩ Châu Âu bắt nguồn từ cảm hứng văn hóa của người
dân Romania.
Cuối thế kỉ 19, một số ít người Bohemian đi theo lối thời trang thẩm mỹ và dần
biến nó trở thành nét đặc trưng riêng biệt của phong cách này. Họ bắt đầu bác bỏ
những nội quy khắt khe của nữ hoàng Victoria, thay vào đó họ ra sức bảo vệ những
trang phục cổ điển và phản đối việc sử dụng corset, khung váy phồng và áo lót nẹp,
vì họ cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp sẽ tàn phá hủy hoại đời sống con
người.
Hình ảnh phụ nữ Bohemian vào thế kỷ 19
Trong thế kỷ 20, một phân nhánh của phong trào Bohemian xuất hiện mang tên
boho-chic, với cảm hứng được lấy từ lối sống của dân hippie trong thập niên 60.
Thời trang hippie lên ngôi trong giai đoạn này vì sự cổ vũ cho lối sống hòa bình,
bình đẳng giới và ưu tiên các nguồn năng lượng sạch. Ngày nay, khi nói về phong
cách thời trang bohemian là gì, phong cách boho chic của thập niên 1960 chính là
những gì người ta nghĩ đến.

Nữ hoàng Rock'n'roll Steve Nick


được tôn vinh là biểu tượng của phong cách Bohemian
Vào thế kỉ 21 ngày nay, phong cách thời trang Boho-chic chính thức trở thành một
biến thể riêng của Bohemian. Nó được biến tấu trở nên hiện đại sao cho phù hợp
với xã hội nhưng không làm mất đi những yêu tố căn bản. Những chiếc đầm maxi
dài được cắt ngắn đi cùng những đôi giày chiến binh đơn giản. Đối với thời trang
cao cấp mà nói, các chi tiết rườm rà lại càng được tối giản nhằm cô đọng các màu
sắc và gia tăng cường điệu đối với xu hướng tối giản mà vẫn thể hiện được sự sang
trọng, thanh lịch. Boho dần xoá nhoà những ranh giới của các mặc định phong
cách.

Đặc trưng phong cách


- Phong cách thời trang Bohemian luôn theo đuổi sự tự nhiên, không tuân theo
bất kì quy chuẩn nào. Với những yếu tố màu sắc, chất liệu, họa tiết, kết cấu,
…được pha trộn với nhau đã nhau tạo nên những bộ trang phục lộn xộn mà
đầy phong cách.
- Nổi bật là những hoa tiết độc đáo trên tầng tầng trang phục lớp chồng lớp.
Bohemian đầu tư rất kĩ lưỡng với các lựa chọn họa tiết khiến chúng trở
thành điểm nhấn không thể bị nhầm lẫn
- Một trong nét đặc trưng của Bohemian là bảng màu. Màu đất đi cùng với
màu đỏ tím hay xanh lá mạ là những màu cơ bản của phong cách này. Các
bảng màu rực rỡ khác như cam, hồng hay vàng,… cũng rất được ưa chuộng.
- Về trang phục, điển hình nhất là những cô nàng trong chiếc váy maxi, áo váy
tunic choàng những chiếc khắn hoa với các chất liệu vải mềm cùng gam màu
nhẹ nhàng, hướng đến các nét đồng quê mộc mạc. Sau khi cải biến, áo khoác
da, quần jeans, phụ kiện rực rỡ và những đôi sandal chiến binh trở thành một
phần đặc sắc riêng của phong cách này.
- Ngoài ra không thể không nhắc đến những họa tiết đặc trưng trên từng sảm
phẩm của phong cách Bohomian. Những hoa văn Batik, hoa văn thổ dân
hoang được sắp đặt ngẫu hững là điểm khó có thể bị nhầm lẫn với các phong
cách khác.
Một số BST mang phong cách Bohemian
- BST "The Chloe Resort 2016" Của Chloé
- BST xuân hè 2015 của Alberta Ferretti
PHONG CÁCH GOTHIC
Gothic là một từ có nguồn gốc từ Ý, có nghĩa là man rợ và chủ yếu được dùng để
miệt thị các tầng lớp hạ đẳng trong xã hội thời bấy giờ.
Vào năm 1518, thì khái niệm về Gothic lần đầu tiên được sử dụng để chỉ một
phong cách thời trang nghệ thuật và cũng kể từ thời điểm này, người ta sử dụng
thuật ngữ đó như là để miêu tả thứ nghệ thuật quái dị, man rợ.
Phong cách Gothic là phong cách bí ẩn, ma mị với tone màu đen làm chủ đạo.
Nhiều người đánh giá phong cách này đem lại những cảm xúc u ám, những cảnh
hoài niệm.

Lịch sử ra đời
Từ thế kỷ 18, xu hướng xuất hiện ở Châu Âu khiến người ta đồn đoán chúng bắt
nguồn từ những hình tượng xoay quanh về truyền thuyết Dracula.
Ở phong cách Gothic cổ điển thì những trang phục có màu đen u ám hay màu đỏ
thẳm của máu, kết hợp với chất liệu ren hoặc bằng nhung tôn lên vẻ đẹp ma quái,
nhưng rất quý tộc đó, có lẽ nó đã bắt nguồn từ thời thống trị của nữ hoàng Anh
Victoria, khoảng những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Từ cuối những năm 70 cho đến đầu những năm 80 của thế kỷ 20 thì thời trang
mang phong cách Gothic ra đời và trở nên thực sự phát triển. Những khán giả bị
phong cách âm nhạc rock có tên là Gothic Rock này chinh phục đã học theo gu ăn
mặc và trang điểm của các thần tượng.
Hiện nay, phong cách Gothic không còn chỉ được dùng ở âm nhạc hay trong kiến
trúc mà nó đã trở thành trào lưu sống, trở thành một phong cách thời trang trong
thế giới hiện đại.
Đặc trưng phong cách
- Đặc trưng của phong cách Gothic là những gam màu đen, trầm, tối và có
chút u ám.
- Những trang phục tiêu biểu trong phong cách gothic chính là áo khoác đen,
váy ren đen, quần short đen, áo crop top, giày boots cao cổ,..
- Vải Ren và Sheer là chất liệu đặc trưng của những bộ trang phục mang
phong cách Gothic
- Trang sức của phong cách Gothic chính là các loại có gắn đá tối màu, khăn
lông vũ, găng tay – thắt lưng da đen bóng...
- Khi mặc những trang phục mang phong cách Gothic để tăng thêm vẻ ma mị,
người ta thường đánh son đen, đỏ thẫm, đỏ tía cùng với kẻ mắt xám khói,
đen...
Một số BST mang phong cách Gothic
- BST Xuân Hè 2023 của Versace
BST Xuân 2014 của Ann Demeulemeester
PHONG CÁCH POP ART
Pop Art là viết tắt từ chữ popular art, dịch ra tiếng việt có nghĩa là nghệ thuật đại
chúng. Phong cách thời trang pop art được lấy cảm hứng từ những thiết kế của
nghệ thuật đại chúng. Pop art là một trào lưu mỹ thuật lớn và rộng rãi, xuất phát từ
thời đại công nghiệp sản xuất hàng loạt.
Những nhà thiết kế phong cách thời trang pop art sẽ thu thập tài liệu từ những hình
thức thông tin mới như truyền hình, các tin quảng cáo, truyện tranh, tin tức, phim
ảnh, tranh vẽ… và lồng ghép chúng vào một sản phẩm hoàn toàn mới. Hoặc những
nhà thiết kế thời trang sẽ đóng vai là một nghệ nhân để tạo ra một trang phục
phong cách pop art thật ấn tượng.

Lịch sử ra đời
Pop art là một phong trào nghệ thuật nổi lên ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ trong
khoảng thời gian từ giữa đến cuối những năm 1950. Trào lưu phong cách pop art
này ra đời, như một gáo nước lạnh vào mặt giới nghệ thuật gia theo trường phái cổ
điển
Kể từ khi nghệ thuật đại chúng xuất hiện vào những năm 50, nó đã song hành với
ngành công nghiệp thời trang. Nổi dậy chống lại các giá trị tinh hoa và phong trào
chủ nghĩa biểu hiện tự phản xạ. Nghệ thuật đại chúng tiếp nhận những trải nghiệm
sống trần tục, giới thiệu các khía cạnh của văn hóa đại chúng và đưa nghệ thuật
đến gần hơn với thế hệ người Mỹ mới.

Cái tên Pop Art lần đầu tiên được truyền bá rộng rãi vào năm 1962, khi bảo tàng
nghệ thuật Museum of Modern Art tổ chức Hội nghị Thời trang Đại chúng
(Symposium of Pop Art).
Andy Warhol là một trong những nghệ sĩ tiên phong trong việc kết hợp giữa nghệ
thuật pop art vào thời trang với những nhà thiết kế. Andy Warhol bắt đầu sự
nghiệp nghệ thuật của mình với vai trò là một họa sĩ minh họa cho các tạp chí thời
trang trên thế giới.
Ngày nay, trải qua nhiều thập kỷ, phong cách thời trang pop art vẫn chưa có dấu
hiệu kết thúc.
Đầm Souper Dress của Andy Warhol
Đặc trưng phong cách
- Điểm nổi bật đặc trưng riêng nhất và dễ nhận diện nhất của phong cách thời
trang Pop Art, đó chính là những thiết kế dựa trên những màu sắc vô cùng
rực rỡ, tươi sáng và có phần sặc sỡ. Gam màu trong Pop Art luôn được xây
dựng dựa trên những thứ đối nghịch, tương phản. Chính sự đối chọi nghịch
ngợm này đã lại tạo nên không gian tươi mới và sinh động cho các tác phẩm
theo phong cách nghệ thuật Pop Art.
- Phong cách thời trang pop art thường sử dụng các hình ảnh từ cuộc sống,
truyện tranh, phim ảnh, báo chí...
- Dạng hình ảnh phẳng phân chia theo mảng. Ngôn ngữ hình ảnh trẻ trung có
cách thể hiện táo bạo.
- Ngoài ra, phong cách thời trang Pop Art còn thực hiện khá tốt sự lặp lại và
cộng hưởng của những màu sắc, còn được người trong giới nghệ thuật gọi là
Echo Color.
Một số BST mang phong cách Pop Art
- BST Thu Đông 2014–2015 của Burberry Prorsum
- BST Thu Đông của Moschino, 2014 – 2015
THƯƠNG HIỆU THE FABRICANT
The Fabricant là thương hiệu thời trang kỹ thuật số hàng đầu trên thế giới. The
Fabricant được mệnh danh là “hãng thời trang của tương lai” bởi những thiết kế
tuyệt đẹp với họa tiết sắc sảo và chân thật.
Công ty được thành lập vào năm 2018 bởi Kerry Murphy cùng với nhà thiết kế kỹ
thuật số Amber Jae Slooten, công ty có trụ sở tại Amsterdam – Hà Lan, đã dẫn đầu
thử nghiệm trong một lĩnh vực mới: quần áo kỹ thuật số.Lấy sứ mệnh hoạt động là
điểm nơi giao thoa giữa thời trang và công nghệ, The Fabricant tạo ra tiền đề cho
việc mở rộng biên độ sáng tạo cho các doanh nghiệp thời trang.

The Fabricant đã định vị mình như một thương hiệu thời trang kỹ thuật số cao cấp,
thiết kế những mẫu “Thought Couture” siêu thực và may đo “bespoke” bằng các
phần mềm công nghệ. Thay vì các thợ may và nghệ nhân, các lập trình viên và
nghệ sĩ animator sáng tạo ra tác phẩm. Quần áo kỹ thuật số không nhất thiết phải
tôn trọng quy luật vật lý và giới hạn duy nhất chỉ là trí tưởng tượng của người sáng
tạo cũng như kỹ thuật công nghệ của họ.
“Giá trị thực của 3D là nó cho phép chúng tôi sáng tạo hơn và sáng tạo ra những
thứ mà chúng tôi chưa từng thể nghiệm đây, giống như chúng tôi sáng tạo ra một
ngôn ngữ thẩm mỹ mới vậy; đây là một phương cách mới mẻ để thể hiện sự sáng
tạo có thể liên kết được tới những khán giả trẻ, có hiểu biết và thích nghi với kỹ
thuật số”, Murphy nói.

Thương hiệu cũng từng cộng tác với Adidas, Tommy Hilfiger, Under Armour,
Atari, RTFKT, Puma, Peak Performance và Buffalo London để tạo ra những BST
độc đáo.
Năm 2019, The Fabricant đã thiết kế và bán một chiếc váy có tên "Iridescence" với
giá lên đến 9.500 đô la Mỹ, trở thành chiếc váy đầu tiên trên thế giới được giao
dịch trên blockchain của chiếc váy kỹ thuật số.
The Fabricant thường nhận làm các thiết kế dành riêng với chi tiết chân thật cao.
Khách hàng có thể "mặc" các món đồ này trên các nền tảng mạng xã hội, trong
game và thế giới ảo.
Tầm nhìn dài hạn của The Fabricant là tạo ra các công cụ và sản phẩm giúp chuyển
đổi ngành công nghiệp thời trang lên kỹ thuật số hoàn toàn.
Một số BST của thương hiệu The Fabricant
- BST Season 2 Wow Collection
BST Season 1

You might also like