You are on page 1of 121

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA

MAY THỜI TRANG

ĐỒ ÁN
MÔN NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ

LỚP HỌC PHẦN: DHTKTR17A


SVTH: NHÓM 1
GVHD: ThS. THÁI CHÂU Á
HỌC KỲ 1 – NĂM 2023 - 2024

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT HỌ VÀ TÊN MSSV PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ ĐÁNH GIÁ


- Khái niệm: Thời trang biểu diễn
1 Đặng Thị An 21067311 - Các NTK/Thương hiệu Quốc tế
và phong cách thiết kế
- Khái niệm: Mốt, Fashion seasion
Lưu Lý Phương
2 21063341 - Các NTK/Thương hiệu Trong
Anh
nước và phong cách thiết kế
- Khái niệm: Thời trang biểu diễn,
Fashion seasion
3 Đỗ Ngọc Ánh 21135361
- Các NTK/Thương hiệu Quốc tế
và phong cách thiết kế
Nguyễn Bảo - Khái niệm: Trang Phục
4 21057601
Châu - Tổng hợp và trình bày nội dung

- Khái niệm: Fashion


Võ Ngọc Bích
5 21127711 - Các NTK/Thương hiệu Trong
Châu
nước và phong cách thiết kế

Vũ Thị Minh - Khái niệm: Trang Phục Ứng


6 21102841 Dụng, Haute Couture
Châu - Tổng hợp và trình bày nội dung
- Các phong cách thiết kế, fashion
Nguyễn Thụy style
7 21074451
Quế Chi - Các NTK/Thương hiệu Trong
nước và phong cách thiết kế
- Khái niệm: Mốt, Outfit
8 Đặng Linh Đan 21079001 - Các NTK/Thương hiệu Quốc tế
và phong cách thiết kế

2
- Các phong cách thiết kế, Outfit
Lê Thị Hồng
9 21034341 - Các NTK/Thương hiệu Trong
Đào
nước và phong cách thiết kế
- Các phong cách thiết kế, fashion
Cao Thị Kiều style
10 17076111
Diễm - Các NTK/Thương hiệu Quốc tế
và phong cách thiết kế

3
MỤC LỤC
I. CÁC KHÁI NIỆM ĐÃ HỌC ..................................................................................... 6
1. TRANG PHỤC.......................................................................................................... 6
2. READY-TO-WEAR (THỜI TRANG ỨNG DỤNG) ............................................... 7
3. FASHION SHOW (THỜI TRANG BIỂU DIỄN): ................................................... 9
4. MỐT ........................................................................................................................ 12
5. HAUTE COUTURE ( THỜI TRANG CAO CẤP) ................................................ 15
6. OUTFIT ................................................................................................................... 16
7. FASHION ................................................................................................................ 16
8. FASHION SEASON ............................................................................................... 16
9. FASHION STYLE .................................................................................................. 17
10. CÁC PHONG CÁCH THIẾT KẾ........................................................................ 17
1. CLASSIC ............................................................................................................. 17
2. RETRO (VINTAGE STYLE).............................................................................. 22
3. ETHNIC ............................................................................................................... 26
4. TECHNO, FUTURICSTIC, FUTURISM ........................................................... 30
5. THE SPORT ........................................................................................................ 33
6. THE STREET, PHONG CÁCH LẬP DỊ ............................................................ 37
7. CONVERVATION .............................................................................................. 39
8. PHONG CÁCH GOBSON GIRL ....................................................................... 40
9. PHONG CÁCH FLAPPER, FLAPPY THẬP NIÊN 1920.................................. 41
10. PHONG CÁCH UNISEX, ANDROGINY, TOMBOY ................................... 42
11. PHONG CÁCH HIPPY, BOHO – BOHEMIAM ............................................ 52
12. PHONG CÁCH YUPPI .................................................................................... 54
13. PHONG CÁCH HIPPOP.................................................................................. 56
14. PHONG CÁCH PUNK .................................................................................... 61
15. PHONG CÁCH ROCK .................................................................................... 65
16. PHONG CÁCH PREPPY ................................................................................. 66
17. PHONG CÁCH HARAJUKU .......................................................................... 69
18. PHONG CÁCH MILITARY ............................................................................ 69

4
19. PHONG CÁCH MINIMALIST, MAXIMALISM........................................... 77
II. MỘT SỐ THƯƠNG HIỆU & NTK QUỐC TẾ ..................................................... 83
A. NTK Alexander McQueen................................................................................ 83
B. NTK Ralph Lauren ........................................................................................... 86
C. NTK Calvin Klein (Minimalism): .................................................................... 90
D. THƯƠNG HIỆU THE FABRICANT (FUTURISTIC): .................................. 95
III. MỘT SỐ THƯƠNG HIỆU & NTK TRONG NƯỚC: ........................................ 103
A. NTK Trương Thanh Hải.............................................................................. 103
B. NTK Phương My......................................................................................... 107
C. NTK THẠCH LINH ................................................................................... 111
D. NTK Đỗ Mạnh Cường và phong cách thiết kế Minimalist. ........................ 114

5
I. CÁC KHÁI NIỆM ĐÃ HỌC
1. TRANG PHỤC
a) Khái niệm:
Trang phục (còn được gọi là y phục, quần áo) là những đồ vật được mặc trên cơ thể người.
Thông thường, quần áo được làm từ vải hoặc vải dệt, nhưng theo thời gian, quần áo bắt
đầu được làm từ da động vật và các loại vật liệu lát mảnh khác và các sản phẩm tự nhiên
được tìm thấy trong môi trường, ghép lại với nhau. Trang phục là tấm gương phản chiếu
của đời sống xã hội, phản ánh tập quán ăn mặc của cộng đồng trong một thời kì lịch sử dài.
b) Chức năng:
- Chức năng bảo vệ: bảo vệ khỏi thời tiết, bề mặt thô ráp, đá sắc nhọn, thực vật gây
ửng mẩn, côn trùng cắn, bằng cách tạo nên một rào cản giữa da và môi trường,
- Chức năng thể hiện địa vị: Trang phục là kênh truyền tải thông tin về người mặc, có
thể tạo một chỉ số tế nhị đặc biệt về địa vị XH, giúp người mặc khẳng định mình
thuộc về nhóm người nào, cộng đồng nào trong XH. Là một phương tiện khá hữu
hiệu nhằm giới thiệu thân phận của mỗi người trong XH, cùng với phong tục tập
quán, tôn giáo, điều kiện tự nhiên, môi trường XH.
• Chức năng thẩm mỹ:
c) Nguồn gốc:
Xuất phát từ nhu cầu bảo vệ cơ thể, chống lại tác động tự nhiên, người xưa đã biết tìm kiếm
những tấm phủ, những mảnh da, vỏ cây,.. để che cơ thể.
VD1: Trang phục của người Hy Lạp thay đổi rất ít theo thời gian, được tạo thành từ những
mảnh vải dài. Bộ phận chính của trang phục là một chiếc áo dài gọi là chiton. chiton được
làm từ hai mảnh vải dài màu sáng và mặc trực tiếp lên người. Đi cùng với chiton là dây
thắt lưng, thường thắt ngay dưới ngực (thắt cao), ngang eo (thắt thấp) hoặc kết hợp cả hai
kiểu thắt lưng này cũng rất thịnh hành. chiton còn được mặc kết hợp với himation đóng vai
trò là chiếc áo choàng.

6
VD2: Trang phục thời kỳ Phục Hưng có sự quan tâm sâu sắc về giới tính trong trang
phục. Những người đàn ông sẽ được nhấn mạnh cơ thể cứng rắn và mạnh mẽ, áo rộng
phồng lên để tôn lên phần cơ bắp bên trên. Kết hợp với quần cụt bó chặt người làm nổi
bật các bộ phận thể hiện sự nam giới. Phụ nữ thường mặc áo gi-lê, váy có khung bên
trong, thắt chặt eo, áo nịt ngực, có miếng đệm mông và giày đế cao để làm nổi bật sự nữ
tính. Cũng tại phong cách này, cả nam và nữ đều rất thịnh hành một loại trang trí có dạng
tua tua ở cổ được gọi là “Ruff”.

Hình I. 1. 1. Pier Maria III Hình I. 1. 2. Nữ hoàng Elizabeth I, trang


de 'Rossi là một tướng lĩnh phục thời Phục Hưng
và nhà quý tộc người Ý
2. READY-TO-WEAR (THỜI TRANG ỨNG DỤNG)
Khái niệm:
“Ready – To – Wear” là loại trang phục được sản xuất hàng loạt, giá cả hợp lý dễ chấp
nhận, nguyên vật liệu được sử dụng tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng do đó tính ứng
dụng của nó rất cao.

7
Hình I. 2. 1. Dundas Fall 2022 Ready-to-wear collection
Hình I. 2. 2. Mithridate Spring 2023 Ready-to-Wear collection
Đặc điểm:
Sản xuất hàng loạt, tính ứng dụng cao, giá cả hợp lý, cách cắt may phù hợp trong sản xuất
công nghiệp.
Lịch sử:
Vào thời kỳ chiến tranh những năm 1812, chính quyền Hoa Kỳ bắt đầu sản xuất đại trà
đồng phục cho binh lính. Đây chính là trang phục ready to wear đầu tiên trong lịch sử thế
giới. Khái niệm ready to wear đã sống sót sau cuộc chiến, và đến cuối thế kỷ XIX, người
ta đã có thể mua sắm quần áo ready to wear trong các cửa hàng thời trang trên phố lớn.
Nhà thiết kế Gaby Aghion, khai sinh ra thương hiệu Chloé, được cho là người đầu tiên tạo
ra cụm từ Prêt-à-porter dành cho quần áo may sẵn. Loại trang phục này đề cao sự tiện lợi,
nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng và tính thời thượng, dễ tiếp cận với đa dạng kích cỡ
và phải được trưng bày ở nhiều cửa hàng.
Các giai đoạn phát triển:
Trước những 1800 khi chưa có các mặt hàng thời trang được may sẵn, chỉ có những mặt
hàng được bán theo số đo và được thợ may may cho từng cá thể. Và trang phục may sẵn

8
được ra đời có lẽ vào năm 1812, khi Hoa kỳ bắt đầu may hàng loạt quân phục cho binh lính
trong chiến tranh.
Cũng vì nhờ điều này mà các hàng may mặc sẵn dành cho nam đã được ra đời. Nam giới
đã có thể chọn mua trang phục yêu thích tại các cửa hàng. Tuy nhiên với phụ nữ, sự khó
khăn trong kích thước như đường eo hay các số đo khác mà khiến cho Ready-To-Wear
không thực sử phổ biến với nữ giới.
Cho đến những năm 1900, nền kinh tế của nhiều nơi gặp khó khăn cũng như nhờ vào sự ra
đời của hàng loạt quân phục lính Mỹ mà áo quần may sẵn đã thực sự trở nên thực tế và
thiết thực hơn nhiều.
Vào những năm 1960, ranh giới giữa Ready To Wear và Haute Couture đã dường như bị
huỷ bỏ. Bởi những bộ áo quần may sẵn rất tiện lợi, người tiêu dùng không phải tốn quá
nhiều thời gian để sở hữu một thiết kế.
Năm 1966: Yves Saint Laurent đã mở một cửa hàng thiết kế may sẵn nhằm phục vụ được
nhu cầu của người tiêu dùng cũng như tiết kiệm được một khoản chi phí lớn khi phải đặt
riêng thiết kế cho mình. Một cửa hàng rồi nhiều cửa hàng khác cũng đã nổi lên và từ Ready
To Wear đã trở nên phổ biến hơn trong ngành thời trang.

3. FASHION SHOW (THỜI TRANG BIỂU DIỄN):


Khái niệm :

Là một buổi trình diễn thời trang, hay lễ ra mắt những sản phẩm thời trang của các nhà
thiết kế danh tiếng hoặc mới bước chân vào làng thời trang. Hoặc một cuộc thi về sắc đẹp
trong đó có trình diễn những trang phục mới lạ, độc đáo và bắt mắt người xem được gọi
chung là biểu diễn thời trang. Hay còn có một tên gọi khác theo tiếng anh là Fashion Show
” Trình diễn thời trang ”.

Mục đích của fashion show:


Đối với các nhà thiết kế và người mẫu : fashion show có ý nghiã vô cùng quan trọng đối
với ntk và người mẫu. Nó chứng tỏ được tài năng tắng sự nổi tiếng và mang những hình
ảnh đẹp đến gần với với công chúng.
Đối với tên tuổi của nhãn hàng : fashion showw giúp công chúng biết nhiều hơn về các bộ
trang phục của nhãn hàng , phong cách thiết kế của ntk qua các bộ trang phục trong bst
biểu diễn thời trang . ngoài ra fashion show cũng đem lại lợi nhuận cho nhãn hàng khi các
bộ trang phục được bán ra, tạo điều kiện để thu hút nhiều khách hàng hoặc đối tác kinh
doanh nhất có thể vàthiết lập các mối quan hệ hơp tác .
Đối với khách mời được tham gia fashion show , bạn sẽ được tiếp cận vơi các xu hướng
thời trang mới nhất , mở mang kiến thức về thời trang , ngoài ra cũng có thể tìm ra được
những hạng mục đầu tư mới
Quy trình tổ chức sự kiện biểu diễn thời trang

9
1. Chọn một địa điểm
Lựa chọn địa điểm là bước đầu tiên cần làm trong sự kiện biểu diễn thời trang và bước đặc
biệt quan trọng bởi địa điểm cần phù hợp với bộ sưu tập của nhà thiết kế và làm cho trang
phục trở nên nổi bật và bắt mắt hơn. Bên cạnh đó địa điểm cũng cần đủ sức chứa với số
lượng khách mời dự kiến.
2. Lập danh sách khách mời
• Danh sách khách mời cụ thể, đầy đủ, đúng đối tượng tiếp cận sẽ góp phần tạo sự thành
công cho buổi biểu diễn thời trang.
• Một danh sách những khách hàng tiềm năng dành sự quan tâm, chú ý đặc biệt cho sự
kiện của bạn.
• Đồng thời ước lượng số lượng khách mời có thể tham dự để thực hiện công tác tiếp đón
và phục vụ tốt nhất, sắp xếp được không gian hợp lý sao cho không thừa cũng không
thiếu.
3. Lựa chọn stylist, người mẫu, đạo diễn catwalk
• Người mẫu luôn là yếu tố không thể thiếu trong mỗi Fashion Show. Sự kiện có thành
công hay không phụ thuộc lớn đến chất lượng người mẫu trong show diễn.
• Đạo diễn catwalk chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm rất cần có cho người mẫu của
buổi fashion show.
• Bởi vậy, các bước di chuyển trên các trên sân khấu sẽ không xảy ra tình trạng xô đẩy
hoặc không có tình trạng người mẫu đã lui về phía sau sân khấu khi mà khán giả chưa
kịp xem kỹ các mẫu thiết kế được biểu diễn.
• Bên cạnh đó, một bộ sưu tập sẽ bao gồm rất nhiều kiểu thiết kế trang phục khác nhau
hoàn toàn về phong cách, phụ kiện đi kèm, màu sắc… đòi hỏi cần có stylist kết hợp
chúng lại cho phù hợp và ăn ý.
4. Chọn chủ đề và trang phục
Việc lựa chọn quần áo từ bộ sưu tập mà bạn muốn trưng bày dường như là khía cạnh quan
trọng nhất của sự kiện. Về cơ bản, đây là nội dung bạn muốn trình diễn trước khán giả, vì
vậy hãy đảm bảo những gì bạn kỳ vọng từ bộ sưu tập sẽ được thể hiện trên đường băng.
Ngoài ra, tạo một chủ đề xoay quanh các lựa chọn trang phục của bạn có thể giúp thương
hiệu cho chương trình tốt hơn và khó quên.
5. Tạo bầu không khí
Thiết lập bầu không khí và chọn chủ đề đi đôi với việc biến một buổi trình diễn thời trang
thành một “trải nghiệm”. Tùy thuộc vào chủ đề của bạn, hãy cân nhắc khi xem xét những
thứ như lựa chọn âm nhạc, ánh sáng, dàn dựng sân khấu, chỗ ngồi của khán giả và cảm
nhận tổng thể của địa điểm
6. Tiếp thị, quảng bá và tổ chức
Khi bạn đã có tất cả các chi tiết của sự kiện, bạn phải bắt đầu quảng bá. Bước vào không
gian mạng xã hội với những thông tin cụ thể và có thể là những hình ảnh đầy màu sắc là
10
những chiến thuật cực kỳ hiệu quả để bắt đầu đưa tên thương hiệu và chủ đề của bạn ra thị
trường.
Để tổ chức sự kiện hiệu quả, hãy thử sử dụng các nền tảng bán vé sự kiện để lưu trữ thông
tin về chương trình của bạn hoặc thậm chí để bán vé. Bên cạnh đó, bạn nên tạo trang sự
kiện để cho những người tham dự muốn tìm hiểu thêm, trả lời và chia sẻ sự kiện với bạn
bè của họ.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng các chiến lược tiếp thị khác như billboard, pano, poster,…

Hình I. 3. 1. Louis Vuitton Thu-Đông 2020

Hình I. 3. 2. Thu đông 2017 - The Muse 2 của NTK Đỗ Mạnh Cường

11
4. MỐT

Mốt: được hình thành khi mà những cái cũ đã trở nên nhàm chán, nhu cầu thị hiếu của con
người đòi hỏi phải có những cái mói thay thế.

Mốt thêu hoa đính cường rất được ưa chuộng vào năm 2000

Mốt xuất hiện ban đầu dưới những hình thức khác nhau (kiểu dáng, cách trang trí, công
nghệ mới…) sau đó được sao chép dưới nhiều hình thức và nhanh chóng phổ biến trên thị
trường may mặc.

Mốt: là trang phục đương thời, là tập hợp thói quen và thị hiếu thẩm mỹ phổ biến nhất
phong cách ăn mặc. Mốt được chấp nhận và theo đuổi bởi một số ít đối tượng trong khoảng
thời gian rất ngắn. Mốt được phổ biến rộng rãi trên toàn cầu. Các hình thức thay đổi của
mốt thường là các đặc điểm trang trí, hoa văn, chất liệu vài, trong khi kiểu bóng thay đổi.

Ví dụ: mốt dúm bèo, mốt vải hoa chấm bi, mốt quân đội, mốt thổ cẩm….

Các hiện tượng của mốt

a. Sự hình thành của mốt:

“mâu thuẫn” luôn là động lực thúc đẩy cho sự phát triển và sáng tạo. Sự mâu thuẫn nảy
sinh giữa cái chung và cái riêng, giữa cá nhân và tập thể. Tương tự, trong thời trang, mốt
được hình thành do nhàm chán với sự vật hiện tượng xảy ra giống nhau một cách thường
xuyên và điều đặn. Sự nhàm chán này sẽ thúc đẩy một vài cá nhân sáng tạo ra một sự khác
biệt. Tạo ra sự khác biệt trong thời trang chính là tạo ra “mốt”.

Sự sáng tạo này lúc đầu sẽ là một đột biến, và không nhiều người theo dùng. Mốt sẽ được
tồn tại tùy theo đặc trưng của mốt. Nếu mốt được tầng lớp văn hóa xã hội đánh giá cao, nó
sẽ tồn tại lâu và rộng rãi. Nếu mốt không được xã hội chấp nhận thì sẽ bị dập tắt khi mới
vừa nhen nhóm.

b. Sự lan truyền mốt

Được chia thành 5 giai đoạn

Giai đoạn 1: Khởi đầu

Các NTK ra mắt mốt với các mẫu kỳ dị, đắt tiền, báo chí quan tâm và mọi người săn lùng.

Giai đoạn 2: Tăng trưởng

Tính kỳ dị mất đi, nhà sản xuất vào cuộc, chất lượng được mọi người quan tâm và bắt đầu
thay đổi mốt

12
Giai đoạn 3: Đỉnh điểm

Mốt lan rộng khắp nơi từ báo chí và internet, nhiều người bắt chước mốt, chất lượng giảm
đi. Những người săn lùng ngừng quan tâm và chờ mốt mới.

Giai đoạn 4: Kết thúc

Hiện tượng chán mốt xuất hiện. Nhà sản xuất ngưng hẳn, chất lượng và giá giảm mạnh.
Mốt tuột dốc

Giai đoạn 5: Sự giao thoa của các mốt

Trong cùng thời điểm, có thể các mốt đang ở từng giai đoạn khác nhau. Đôi khi, tất cả các
loại mốt ở cùng một giai đoạn.

Mốt - thời trang theo góc độ của xã hội

Có thể nói mốt - thời trang là phương tiện văn hóa liên kết mọi người trong xã hội với nhau.
Mặt khác, mốt - thời trang lại là nghệ thuật gắn liền giữa với cái đẹp. Cái đẹp thời trang
không phải ở trong ý niệm trừu tượng mà ở cách thể hiện cụ thể.

Mốt không chỉ phản ánh những mặt tốt đẹp của xã hội mà đôi lúc cả những mặt trái của
nó. Trong một thế giới bất ổn định về an ninh, chính trị, nạn khủng bố, nghèo đói, bệnh tật
và các thảm họa môi trường đang gia tăng

Trang phục nhìn chung đã trở nên gọn gàng, đơn giản, tiện dụng... Sự phát triển của ngành
công nghiệp dệt đã cho ra đời những chất liệu vải mới, màu sắc phong phú và ưu việt hơn
hẳn. Điều này giúp cho các nhà mốt tạo ra những trang phục phù hợp với xu hướng “hiện
đại hóa”.

Xu hướng mốt thời trang ở góc độ nghệ thuật

Mốt và nghệ thuật có một điểm chung rất quan trọng đều là hướng tới cái đẹp. Mốt là hiện
tượng tích cực vừa mang tính thẩm mỹ vừa không tách rời khỏi cuộc sống. Tạo mốt thời
trang là một môn nghệ thuật thực sự được xem xét dưới góc độ nghệ thuật và nghệ thuật
tạo mốt thời trang đã có những thành công lớn trong những năm qua, xứng đáng là môn
nghệ thuật làm đẹp cho cơ thể con người. Với phương tiện biểu đạt là hình thể, vật liệu,
màu sắc, đường nét... các nhà tạo mốt luôn tìm tòi cái mới, cái đẹp

Tóm lại sự phát triển của mối quan hệ quốc tế, thương nghiệp và du lịch, trao đổi văn hóa,
thông tin đại chúng... Mốt - thời trang ngày càng đa dạng phong phú về thể loại và được
phổ cập một cách rộng rãi theo chu trình chung của xã hội.

VD: Mốt quần ống loe

13
Mốt quần ống loe gắn liền với trào lưu hippie xuất hiện từ cuối thập niên 60 và thịnh hành
trong suốt thập niên 70 thế kỷ trước. Đầu tiên là trong giới trẻ Mỹ, sau đó, những chiếc
quần ống loe đã vượt khỏi biên giới, trở thành mốt thời trang phổ biến khắp thế giới, trong
đó có Việt Nam.

Những chiếc quần ống loe du nhập vào Việt Nam những năm 60

Mẫu quần ống loe sau đó vẫn còn được ưu chuộng đến tận những năm 2000. Để tăng sức
nổi bật và cuốn hút, nhiều bạn trẻ không ngại sơ vin, đeo thắt lưng để gia tăng độ dài của
đôi chân và tôn dáng.

Sau khi tồn tại và biến nhất từ những năm 2000 trở đi thì quần ống loe quay trở lại và gây
sốt những năm gần đây (nổi bật là 2021). Quần được cách tân và phù hợp với các phong
cách khác nhau.

- Quần ống loe

- Quần jean cạp thấp

14
5. HAUTE COUTURE ( THỜI TRANG CAO CẤP)
Khái niệm :
Haute Couture thường được gọi là thời trang cao cấp. Là một từ dùng để chỉ những bộ
trang phục đặc biệt được may đo riêng theo số đo của khách hàng, sử dụng chất liệu cao
cấp với mức giá thành rất cao.

Các sản phẩm Haute Couture được làm thủ công và chủ yếu được tạo ra ở Pháp. Thuật ngữ
“Haute Couture” là cũng có xuất xứ từ tiếng Pháp

Đặc điểm :
Thiết kế thủ công bằng tay, làm riêng theo số đo của từng khách hàng và hoàn toàn dựa
theo phong cách, trường phái và kích thước mà khách hàng yêu cầu . Sản phẩm chỉ dành
cho khách hàng giới thượng lưu. Có nhà xưởng đặt tại Paris. Cập nhật thông tin các tuần
lễ thời trang.
Lịch sử :
Haute couture xuất hiện vào thế kỷ 19 trong thời kỳ mà các nhà sử học gọi là Thời đại
Công nghiệp hay Cách mạng Công nghiệp. Nhà thiết kế người Anh Charles Frederick
Worth được biết đến là cha đẻ của Haute Couture, đặt những viên gạch đầu tiên cho thuật
ngữ này khi giới thiệu các thiết kế độc đáo vào khoảng thế kỷ 19 và 20.
Các giai đoạn phát triển :

Charles Frederick Worth thành lập hãng thời trang cao cấp đầu tiên ở Pháp vào năm 1958.

La Chambre Syndicale de la Haute Couture được thành lập vào năm 1868. Đây là một hiệp
hội may đo cao cấp với mục đích bảo vệ thời trang cao cấp. Tuy nhiên, thuật ngữ Haute
Couture mãi đến năm 1908 mới được sử dụng.

15
Để phân biệt với các lĩnh vực may mặc khác, La Chambre Syndicale de la Haute Couture
đã phát triển các kỹ thuật tham số mới vào năm 1945. Yves Saint Laurent mở cửa hàng
thời trang cao cấp đầu tiên của mình vào năm 1966.

Nhiều hãng thời trang đã bỏ La Chambre Syndicale de La Haute Couture vào năm 1970 do
các tiêu chuẩn khắt khe hơn. Số lượng công ty thời trang tăng lên 106 vào năm 1946, nhưng
đến năm 1970, nó đã giảm mạnh xuống chỉ còn 19.

Haute Couture tồn tại và phát triển cho đến ngày nay là do quy mô và nhu cầu may mặc
ngày càng cao. Bất chấp khủng hoảng kinh tế, nhiều hãng thời trang vẫn cố gắng bám trụ
trong ngành thời trang cao cấp.

6. OUTFIT
Outfit là 1 trong những thuật ngữ thời trang được sử dụng rất phổ biến ở các bài viết, bài
bình luận về xu hướng thời trang cũng như trong cuộc sống hàng ngày của rất nhiều bạn
trẻ. Hiểu 1 cách đơn giản nhất, Outfit chính là cách gọi của 1 bộ trang phục đầy đủ bao
gồm rất nhiều những thành phần và phụ kiện đi kèm như: quần áo, giày dẹp, trang sức, phụ
kiện…Chúng được kết hợp để chỉ sự phối hợp quần áo ăn ý, đẹp mắt thể hiện phong cách
cũng như xu hướng thời trang của người mặc.
7. FASHION
Fashion có nghĩa là thời trang. thời trang có nghĩa là những xu hướng thói quen trong cách
ăn mặc thịnh hành ở một thời điểm nhất định nào đó. Thời trang là một trong những yếu tố
giúp bạn trở nên tự tin hơn khi ở giữa đám đông, hơn nữa việc ăn mặc thời trang còn thể
hiện cái tôi của bản thân đồng thời tôn trọng người đối diện nữa đó. Một ví dụ về thời trang
là "little black dress" đã trở thành món đồ chủ yếu trong tủ quần áo của phụ nữ xuyên suốt
nhiều thập kỷ.
8. FASHION SEASON

(Chúng ta có Xuân, Hạ, Thu, Đông mỗi năm. Trong thời trang sẽ có hai mùa chính được
diễn tại các tuần lễ thời trang lớn Milan, Paris, London, NeưYork,..)

Tuần lễ thời trang đươc hiểu đơn giản, sự ra đời của thời trang theo mùa là cách thích ứng
với sự thay đổi của khí hậu Tuần lễ thời trang diễn ra hai lần mỗi năm, với các nh

à thiết kế mới nổi và đã thành danh giới thiệu các bộ sưu tập mùa mới của họ cho những
người trong ngành

Vì sao lại phân chia theo mùa?

Thời trang đi trước vậy nên tuần lễ thời trang không bao giờ là về mùa hiện tại.

Bởi vì mục đích của Tuần lễ thời trang chính là dự báo xu hướng của mùa tiếp theo cho
cánh báo chí và các fashion buyers. Vì thế BST Spring/Summer (Xuân/Hè) sẽ được diễn
vào tháng 9, Thu/Đông vào tháng 2 năm sau.

16
(Các thương hiệu tạo ra các BST phù hợp với các mùa, biểu diễn chúng trước thời gian để
trở thành người đi đầu trong các xu hướng của mùa đó, đồng thời người giúp người mua
lập kế hoạch và khao khát bộ trang phục đó khi mùa đã thật sự đến. Tuy nhiên, có một số
yếu tố làm gián đoạn mô hình hiện tại với sự xuất hiện của thời trang nhanh và ảnh hưởng
của nó đến khả năng sáng tạo của ngành.)Xuân/Hè (Spring/Summer), Fall/Winter
(Thu/Đông) – những mùa Ready-to-wear
9. FASHION STYLE

Fashion style hay phong cách thời trang hiểu đơn giản có nghĩa là lối ăn mặc hợp thời, đẹp
mắt và tạo được nét riêng độc đáo, nổi bật, thể hiện được 1 phần tính cách của người mặc
trang phục.

Qua chu trình phát triển hàng trăm năm, sự biến hóa của thời trang theo dòng chảy thời
gian cùng với tên tuổi của hàng loạt các nhà nhà thiết kế, nhà tạo mẫu danh giá thì các
phong cách thời trang cũng dần được hình thành.Các phong cách thời trang khác nhau sẽ
có những đặc điểm, tính chất và cách thể hiện trên trang phục khác nhau. Một số phong
cách thời trang phổ biến nhất:

- Phong cách căn bản ( Classic)

- Phong cách cổ điển (Retro)

- Phong cách dân tộc (Ethenics)

- Phong cách thể thao ( The sport)

- Phong cách đường phố (The street)

- Phong cách hiện đại (Techno)

10. CÁC PHONG CÁCH THIẾT KẾ


1.CLASSIC
+ Đặc điểm:
Phong cách classic là phong cách cổ điển thời trang được đông đảo những người đam mê
thời trang hâm mộ và tin tưởng bởi sự thanh lịch, tinh tế xen lẫn chiều dài lịch sử chỉ với 4
cụm từ đơn giản nhưng đặc trưng: Đơn giản, Sang trọng, Lịch sự, Nữ tính.
+ Đặc trưng:
Thiết kế hầu hết không phô trương, màu sắc không lòe loẹt cũng như kiểu dáng, chất liệu
vải nền nã, trung tính. Sự đơn giản, lịch sự, chi tiết các đường nét mang tính kinh điển của
thời trang nên việc lỗi mốt là điều hầu như rất hiếm. Sự nền nã trong màu sắc, sự dịu mắt
khi nhìn, phần họa tiết không quá nổi bật chính là điểm đặc trưng của phong cách classic.
Sự quyến rũ, hấp dẫn chính là nét đẹp được đặt trong sự không quá phô trương chính là
yếu tố cần và đủ tạo nên vẻ đẹp. Không chỉ nữ giới, nam giới cũng luôn theo đuổi phong
17
cách classic nam. Sự kết hợp giữa những chiếc áo sơ mi cùng với những chiếc áo khoác
nam retro chính là những món đồ có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến phong cách thời trang
cổ điển này.
+ Lịch sử hình thành:
Trải qua hơn 1 thế kỷ phát triển, phong cách cổ điển phản ánh xu hướng thời trang quý
phái, sang trọng của từng thập kỷ qua:
Vào những năm 1910: Sự lên ngôi của những chiếc áo trenchcoat và boot thời thượng.
Thập niên 20: là khoảng thời gian slipdress và các hoạ tiết đính đá làm khuấy đảo giới mộ
điệu.
Vào năm 1930: Áo có thiết kế cổ lông cùng mũ rộng vàng trở nên cực trendy.
Thập niên 40: Áo yếm, áo len pastel và quần ống côn trở thành biểu tưởng của thời trang
cổ điển.
Vào những năm 1950: Áo khoác da, chân váy midi, chân váy xoè trở thành những item
thời trang hot hit.
Thập niên 60: Sự lên ngôi của quần thiết kế ống "bass", sơ mi "hoa lá cành" và biểu tưởng
phản chiến
Vào năm 1970: Outfit denim được giới thượng lưu lăng xê nhiệt tình, trang phục tone màu
trung tính và pantsuit cũng trở nên trendy hơn.
Thập niên 1980: Xu hướng thời trang lúc ý là áo độn vai, áo phối ren, quần legging và set
đồ neon.
+ Trang phục điển hình:
Chân váy cổ điển

18
Blazer

Chân váy bút chì

Set đồ dạ tưeet

19
Áo trenchcoat

20
Thương hiệu : Coco chanel
BST: Chanel Thu-Đông 2022

Virginie đã nghĩ rất nhiều về nước Anh những năm 60-80, về trang phục của công nương
Diana hay những đĩa nhạc đầy màu sắc của nhóm nhạc The Beatles trong suốt quá trình
thực hiện bộ sưu tập lần này. Thập niên 60-80 luôn tạo ra những đặc trưng riêng của nó về
một thời kì nhộn nhịp, tươi vui và khởi đầu của nhiều xu hướng kinh điển. Qua lăng kính
đương đại, Virginie đã mang những giá trị xưa cũ của Chanel trở về với thực tại một cách
bắt mắt nhất. Từ cách lựa chọn màu sắc theo xu hướng pastel, những kiểu trang phục đậm
chất cổ điển và sự phóng khoáng trong phom dáng đã tạo nên mối liên kết giữa thực tại và
quá khứ.

21
2.RETRO (VINTAGE STYLE)
+ Đặc điểm: Retro là một xu hướng thời trang hoài niệm, dịu dàng hơn bao giờ hết lại có
nguồn gốc từ những thiết kế thời kỳ cũ. Mang trong mình dòng máu lai của sự pha trộn nét
cổ điển và hơi hướng hiện đại, Retro Style đã trở nên nguồn cảm hứng bất tận cho những
nhà mốt danh giá nhất, tạo nên những bộ sưu tập thời thượng nhất.
Sự khác nhau giữa thời trang Vintage và thời trang Retro
Vintage và Retro cơ bản có ý nghĩa giống nhau về mặt phong cách, đều mang hơi thở của
sự hoài cổ, vẻ đẹp của quá khứ nguyên thủy. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng có những đặc
trưng và tính chất riêng biệt.
Thông thường, quần áo Vintage ở những thập niên 20 cho đến 60, hoặc đến những năm 80.
Các thiết kế điển hình là chân váy có phần chiết eo nhỏ, ở dưới xòe bồng rộng và áo sơ mi
ngắn tay hoặc không tay suông rộng, kèm theo găng tay và những sợi dây chuyền hay kiểu
kính râm dáng tròn.
Còn Retro như một trào lưu lấy cảm hứng từ thời kỳ Vintage những năm 50, 60, 70. Với
phong cách Retro từ thiết kế mới, sản xuất mới dựa trên sức sáng tạo vô tận từ những kiểu
dáng hơi hướng của thời kỳ trước đem lại, trở thành phong cách Retro như hiện nay.
+ Đặc trưng:
Đặc trưng rõ nhất của phong cách Retro là những bộ trang phục cá tính có phần nổi loạn
và những gam màu sắc của phong cách bohemian hay hippie. Vì khái niệm Vintage và
Retro cơ bản giống nhau về mặt ý nghĩa nên người ta còn gọi chung là phong cách Old
School.
Đặc trưng của Retro còn được nhận biết qua những bộ đồ cá tính, nổi loạn như quần jeans
baggy, váy xòe bohemian sắc màu, túi tua rua, váy hoạ tiết hoa, áo sơ-mi ca rô, kính gọng
nhựa bản to, túi đeo da, quần xắn gấu hay giày Oxford…
+ Lịch sử hình thành:
Nhiều người cho rằng thời trang trước đây đều là lỗi thời và lạc hậu. Nhưng Retro là một
trong những làn sóng đi đầu về phong cách sáng tạo trong thế giới xu hướng không bao
giờ lỗi mốt.
Nhiều trang phục thời xưa mang những nét sang trọng và cá tính đều trở thành những mẫu
quý hiếm và có giá trị. Và thời trang Retro được chia thành 3 phong cách gắn với 3 giai
đoạn lịch sử những thập niên của thế kỷ trước.
Những năm 50s, cách phối hợp màu sắc được chia ra làm 2 phong cách đó là sự kết hợp
sáng tối và kết hợp các tông màu nhạt pastel.

22
Những năm 60s, Retro lại đi theo khuynh hướng màu sắc được thay đổi của những gam
màu tươi sáng, rực rỡ kết hợp một cách đầy ngẫu hứng và táo bạo. Giai đoạn này màu Xanh
“pastel” thực sự lên ngôi và xuất hiện rất nhiều trong các thiết kế.
Những năm 70s, lúc này Retro đã đa dạng và phong phú hơn và được coi là đỉnh cao của
xu hướng này. Sự xuất hiện của họa tiết hoa, bao gồm cả họa tiết hoa nhí nhã nhặn, nhẹ
nhàng cho tới họa tiết hoa to, màu sắc nổi bật mà các tín đồ thời trang không thể “ kìm
lòng”.
+ Trang phục điển hình:

23
Váy Bohemian

Áo sơ mi họa tiết sinh động

24
Áo gile

Áo blazer

25
Thương hiệu: không có
BST: Cabi Spring 2019 collection

3.ETHNIC
+ Đặc điểm: Thể hiện được nét đặc trưng của một dân tộc trong một quốc gia
+ Đặc trưng:
Phong cách dân tộc khác với các xu hướng thời trang khác. Trang phục có những nét đặc
trưng của trang phục dân tộc và có nguồn gốc cổ xưa và vay mượn ý tưởng từ quá khứ. Đó
là một nền văn hóa và truyền thống dân tộc của các quốc gia khác nhau, thể hiện trong
trang phục. Khi bạn tạo một hình ảnh độc đáo của một khu vực cụ thể hoặc các yếu tố riêng
lẻ của nó có thể được sử dụng theo phong cách dân tộc.
+ Lịch sử hình thành:
Trong những năm 1990 và những năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, phong cách dân tộc
là một trong những ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong thời trang. Các nhà thiết kế như
Christian Lacroix, Dries van Noten, John Galliano, Kenzo, Vivienne Tam, Yeohlee và
nhiều người khác đã lấy cảm hứng từ nhiều kiểu trang phục và phong cách thẩm mỹ khác
nhau của người châu Á, châu Phi, Bắc Cực, người Mỹ bản địa và tạo ra nhiều màu sắc,
phong cách đồng bộ gợi lên quá khứ hoặc vùng đất xa xôi. Họ cũng đã tìm thấy các nguồn
thời trang dân tộc ở phương Tây, chẳng hạn như trong các truyền thống dân gian của Bắc
và Đông Âu. Yếu tố giả tưởng mạnh mẽ trong thời trang dân tộc; ngay cả khi dựa trên
nghiên cứu chi tiết, các thiết kế thường được thay đổi để chúng có vẻ hiện đại.
Nhìn vào thiết kế quần áo theo nghĩa chặt chẽ hơn, phong cách dân tộc là một yếu tố quan
trọng trong thử nghiệm mãnh liệt với trang phục của phụ nữ trong những thập kỷ đầu tiên
của thế kỷ XX. Paul Poiret đã điều chỉnh các đường nét và hình bóng của bộ kimono Nhật

26
Bản cho những bộ trang phục đương đại, và vài năm sau, ông đã chọn cảm hứng Trung
Đông cho kiểu quần áo rộng rãi và phối màu táo bạo của sultan-and-harem. Mariano
Fortuny đã kết hợp cảm hứng từ trang phục đương đại của Trung Đông và nghệ thuật châu
Âu, đặc biệt là thời kỳ phục hưng của Ý, trong những chiếc váy xếp li theo đường nét của
cơ thể. Những chiếc váy đầy tính nghệ thuật của anh ấy bao hàm cả sự vượt thời gian—
chúng không được sản xuất cho những dịp đặc biệt hoặc độ tuổi và nằm ngoài sự thay đổi
theo mùa của thời trang—và sự nữ tính đến "từ bên trong", theo nghĩa là nó ít trang trọng
hơn và ít lộ liễu hơn so với trang phục truyền thống. mã giới tính.
Làn sóng thời trang dân tộc thứ hai xuất hiện vào cuối những năm 1960 với những đại diện
thời trang cao cấp như Yves Saint Laurent, Kenzo và Sonia Rykiel. Cũng trong thời kỳ
này, phong cách dân tộc gắn liền với sự siêu việt của các quy ước, do đó cho phép thể hiện
những phẩm chất gợi cảm sâu sắc hơn. Nhà triết học Hélène Cixous đã nói về chiếc áo
khoác của Sonia Rykiel, và ngụ ý về thời trang dân tộc như sau: "Một bộ quần áo không
phải là biểu hiện ồn ào của đường phố, mà là biểu hiện tốt đẹp của thế giới". Cô ấy nói
thêm, "Chiếc váy không ngăn cách bên trong với bên ngoài, nó có nghĩa là che chở".Làn
sóng thời trang dân tộc thứ hai xuất hiện vào cuối những năm 1960 với những đại diện thời
trang cao cấp như Yves Saint Laurent, Kenzo và Sonia Rykiel. Cũng trong thời kỳ này,
phong cách dân tộc gắn liền với sự siêu việt của các quy ước, do đó cho phép thể hiện
những phẩm chất gợi cảm sâu sắc hơn. Nhà triết học Hélène Cixous đã nói về chiếc áo
khoác của Sonia Rykiel, và ngụ ý về thời trang dân tộc như sau: "Một bộ quần áo không
phải là biểu hiện ồn ào của đường phố, mà là biểu hiện tốt đẹp của thế giới". Cô ấy nói
thêm, "Chiếc váy không ngăn cách bên trong với bên ngoài, nó có nghĩa là che chở" .Làn
sóng thời trang dân tộc thứ hai xuất hiện vào cuối những năm 1960 với những đại diện thời
trang cao cấp như Yves Saint Laurent, Kenzo và Sonia Rykiel. Cũng trong thời kỳ này,
phong cách dân tộc gắn liền với sự siêu việt của các quy ước, do đó cho phép thể hiện
những phẩm chất gợi cảm sâu sắc hơn. Nhà triết học Hélène Cixous đã nói về chiếc áo
khoác của Sonia Rykiel, và ngụ ý về thời trang dân tộc như sau: "Một bộ quần áo không
phải là biểu hiện ồn ào của đường phố, mà là biểu hiện tốt đẹp của thế giới" . Cô ấy nói
thêm, "Chiếc váy không ngăn cách bên trong với bên ngoài, nó có nghĩa là che chở"
Trong những năm 1960 và 1970, phong cách dân tộc đã mang đến một lĩnh vực phong phú
cho thời trang mà không có nhà thiết kế: khăn quàng cổ của người Palestine, váy của người
Mỹ Latinh, sarong batik của Indonesia, djellabas của Ma-rốc, áo khoác Trung Quốc, giỏ
mây, ví thêu, dép da và đồ trang sức của bộ lạc, được mua tại các cửa hàng nhập khẩu đặc
biệt của thế giới thứ ba hoặc trong các chuyến du lịch đường dài, được mặc kết hợp với
quần áo bình thường. Do đó, phong cách dân tộc đã trở thành một cách ăn mặc mang tính
cá nhân cao cũng như quốc tế, đôi khi gắn liền với một thái độ chính trị.
+ Trang phục điển hình:

27
Trang phục ấn độ

28
Trang phục Ả Rập

Áo Nhật Bình Việt Nam

29
BST: ETHNIC SUMMER COLLECTION 2021

4.TECHNO, FUTURICSTIC, FUTURISM

+ Đặc điểm:Futuristic (phong cách thuộc về tương lai) còn nguồn gốc có tên gọi khác
Futurism (chủ nghĩa vị lai). Chủ nghĩa vị lai xuất hiện ở Ý vào đầu thế kỷ 20. Cả một phong
trào nghệ thuật và xã hội, chủ nghĩa vị lai là một sự từ chối triệt để mọi thứ không hoàn
toàn mới, chấp nhận những khả năng mang tính cách mạng của văn hóa công nghệ. Phong
cách này được thành lập bởi nhà thơ Filippo Tommaso Marinetti, người có tác phẩm
Manifesto del Futurismo (1909) đã có những ảnh hưởng đáng kể đến nghệ thuật Ý. Trong
một vài năm, Marinetti và những người theo ông đã truyền bá phong trào này rộng rãi sang
Nga và Anh Quốc và phát triển thành nhiều loại hình mang phong cách này.
+ Đặc trưng:
Phong cách Futuristic mang đến những thiết kế tương lai vượt ra ngoài sức tưởng tượng,
rất lập dị và gần như không tuân thủ những gì được cho là chuẩn mực ở thực tại. Futuristic
là hình thức thiết kế hiện đại đi kèm với nhiều hoạ tiết mang chất liệu kim loại, đường nét
dài năng động và một cái nhìn đơn sắc gợi lên sự chuyển động và khẩn trương.

30
“Gốc rễ” của phong cách Futuristic là sự ngưỡng mộ đối với nền văn minh hiện đại thông
qua sự pha trộn giữa chuẩn mực hiện đại và quá khứ. “Quyết liệt, tràn đầy năng lượng và
hiếu chiến” là những từ ngữ miêu tả những người theo trường phái vị lai. Futurism giống
như “bản tuyên ngôn” để tôn vinh sự hiện đại, tốc độ, bạo lực, chiến tranh và máy móc
thiết bị.
Thiết kế tương lai chủ yếu được đặc trưng bởi sắc độ mạnh mẽ, các đường thẳng dài, gợi
ra sự chuyển động, khẩn trương và trữ tình. Tính bất đối xứng là một trong những đặc điểm
chính nổi bật. Các đường ngang lượn sóng cũng là một dấu ấn, tạo ra góc nhìn ảo giác sống
động. Các vật liệu như kim loại, nhựa và thủy tinh thường được kết hợp với nhau.
Về màu sắc, xám, trắng và đen là những màu chủ đạo. Màu bạc sáng bóng cũng khá phổ
biến trong nội thất tương lai. Các sắc thái khác như đỏ, xanh lục nhạt và vàng có thể vượt
qua mọi khuôn khổ truyền thống để tạo điểm nhấn cho văn phòng thêm đột phá.
+ Lịch sử hình thành:
Chủ nghĩa vị lai được sinh ra tại Milan, Ý vào năm 1909 qua Bản tuyên ngôn chủ nghĩa vị
lai do nhà thơ Filippo Tommaso Marinetti viết, đăng trên nhật báo La Gazzetta Dello Sport
và sau đó là tạp chí Le Figaro vào ngày 20 tháng 2.
Bản tuyên ngôn đầu tiên này đã dấy lên trong các nghệ sĩ vị lai một sự căm ghét, khinh
miệt với quá khứ, “Không một ai trong chúng ta muốn là một phần của nó, quá khứ, nghệ
sĩ vị lai là những con người trẻ trung và mạnh mẽ!” Trong bản tuyên ngôn, nhà thơ cũng
thể hiện mong muốn biến đất nước Ý cổ kính trở thành một trung tâm văn hóa trẻ. Phải tới
năm 1870 nước Ý mới được hoàn toàn thống nhất, lúc bấy giờ, nước Ý vẫn còn chìm đắm
trong vầng hào quang của Đế chế La Mã cổ đại và thời kỳ Phục hưng. Đối với các nghệ sĩ
vị lai, đó vẫn là chưa đủ.
Trên thực tế, Marinetti thậm chí còn ví các viện bảo tàng truyền thống tại Ý với các khu
nghĩa địa. Không khó để nhận thấy, các nghệ sĩ vị lai có hứng thứ nhiều hơn với nền văn
minh công nghiệp của thế kỷ 20 hơn là hội họa và điêu khắc cổ điển. Trong bản tuyên
ngôn, họ còn khẳng định rằng loạt phát minh công nghiệp mới hấp dẫn gấp nhiều lần nghệ
thuật truyền thống: “Chúng tôi khai thác một vẻ đẹp mới, vẻ đẹp của vận tốc. Một chiếc xe
đua môtô còn đẹp hơn đứt Tượng thần chiến thắng Samothrace.”
Ngoài ra, bản tuyên ngôn còn ca tụng bạo lực và tầm quan trọng của chiến tranh, nhưng
thú vị là lại không hề bàn tới hoặc đưa ra bất cứ quy tắc nào cho nghệ thuật thị giác – được
đề cập sau đó trong Bản tuyên ngôn kỹ thuật hội họa vị lai. Trên thực tế, đó chỉ là một
trong vô vàn bản tuyên ngôn được viết bởi các họa sĩ vị lai với vô vàn chủ đề từ kiến trúc,
tôn giáo cho tới thời trang.
+ Trang phục điển hình:

31
32
Thương hiệu:
BST: Tiếng vọng_NTK Nguyễn Công Trí (hình ở trên)
5.THE SPORT
+ Đặc điểm:
Phong cách sporty là xu hướng thời trang lấy cảm hứng từ tinh thần thể thao. Style này
đem đến vẻ năng động, trẻ trung, mạnh mẽ và cá tính cho người mặc. Nhiều người cho
rằng phong cách sporty chỉ phù hợp với những người đam mê thể thao hay các vận động
viên chuyên nghiệp, tuy nhiên điều đó sai hoàn toàn. Ai cũng có thể mặc sporty style, dù
là dân văn phòng hay là học sinh, sinh viên. Cũng bởi vì tính linh hoạt cao, sự thoải mái,
dễ chịu mà phong cách thể thao được nhiều bạn trẻ yêu thích.
Nói một cách dễ hiểu và đơn giản thì sporty chic dùng để chỉ tinh thần thể thao nhưng vẫn
giữ được vẻ quyến rũ, năng động và cá tính. Khi diện set đồ phong cách sporty chic, các
nàng sẽ thấy vẻ ngoài của mình trở nên vừa gợi cảm lại không kém phần mạnh mẽ.
+ Đặc trưng:

33
Tính thể thao: là một tín đồ của Sporty, bạn không nhất thiết phải mặc nguyên bộ đồ tập
thể thao mà chỉ cần yếu tố trang phục có một chút hơi hướng thể thao là được. Chẳng hạn,
một chiếc áo phao phối cùng đôi giày Sneaker, hay quần legging phối cùng áo len rộng,…
Chất liệu: Bởi sự thoải mái và tiện dụng mà thời trang Sporty mang lại thì đặc tính ưu tiên
số một chính là chất liệu sản phẩm. Trong đó, phải kể đến những chất liệu co giãn tốt như
cotton và những loại vải có thể thấm hút mồ hôi,…phù hợp với sự năng động, khỏe khoắn
của người mặc.
+ Lịch sử hình thành:
Trang phục đầu tiên mà phụ nữ sử dụng làm môn thể thao là một bộ quần áo đi biển gồm
một chiếc váy ngắn không có áo nịt ngực và quần ống rộng. Một lát sau, một chiếc quần
váy xuất hiện, được tạo ra để đi xe đạp.

Sau đó là một thời gian tạm lắng, và chỉ đến những năm 80 của thế kỷ 20, phong cách thể
thao mới bắt đầu phát triển và mang những đường nét vốn đã quen thuộc - thể dục nhịp
điệu đã khởi xướng xu hướng này. Các đoạn ghi hình về quá trình tập luyện với thân hình
cân đối và mảnh mai của Cindy Crawford đã được phụ nữ trên khắp thế giới theo dõi, vì
vậy thời trang in họa tiết tươi sáng, quần legging, giày thể thao nhanh chóng lan rộng -
chính Cindy và "nhóm hỗ trợ" của cô ấy khi tập thể dục nhịp điệu đã nhanh chóng lan rộng
trong bộ trang phục như vậy.

34
Sau 10 năm, trang phục trở nên thịnh hành - nó gần như là một mặt hàng quần áo phổ biến
mà họ mặc đi làm, đến các cuộc gặp gỡ thân thiện và đến cửa hàng. Các cô gái ưa thích
quần legging và quần bó màu, áo nỉ, khăn quấn đầu. Đàn ông vui vẻ thắt bím tóc, áo phông,
quần jean-bánh bao, giày thể thao.
+ Trang phục điển hình:
Sports bra

35
Áo sát nách

Quần legging

36
6.THE STREET, PHONG CÁCH LẬP DỊ

Hiểu một cách đơn giản thì đây là phong cách ăn mặc đường phố. Các thể loại trang phục
thể hiện được khí chất phá cách, sáng tạo và phóng khoáng. Bao gồm tất cả những styles
từ style công sở, làm việc, hay những styles khác có thể bắt gặp trên đường. Đây là phong
cách thời trang được phổ biến trên đường phố nhưng có hơi hướng cá tính hơn, năng
động hơn bình thường.
Phong cách Street không bao gồm những phụ kiện, trang phục cụ thể nào. Trải dài từ áo
thun, sweater, hoodie, sơ mi, áo khoác hay thậm chí là áo vest. Dù là quần túi hộp, quần
rách, quần ngắn hay quần dài, tất cả các phụ kiện thời trang đương thời như túi đeo, đồng
hồ, dây đeo cổ, vòng tay, nhẫn, bao tay, trùm đầu, bông khuyên tai,… tất cả mọi thứ này
đều được xem là các phụ kiện, trang phục cho phong cách the Street.

37
Phong cách the Street là để nói đến cách thức mà hàng ngày mọi người kết hợp các trends
và các yếu tố ảnh hưởng thời trang (văn hoá, địa vị xã hội, phong cách sống, thay đổi về
giới tính, các yếu tố chính trị, lịch sử, nghệ thuật, quan niệm thẩm mỹ) vào phong cách cá
nhân của họ. Phong cách nổi lên vào những năm 1980, khi các nhiếp ảnh gia bắt đầu ghi
lại những cách ăn mặc độc đáo và đa dạng của người dân trên đường phố ở các thành phố
lớn như New York và London. Phong cách đường phố từ đó trở thành phong cách có ảnh
hưởng lớn đến các nhà thiết kế và thương hiệu thời trang, đồng thời là nguồn cảm hứng

38
cho những người đam mê thời trang. Phong cách thời trang đường phố không ngừng phát
triển và thay đổi, phản ánh các xu hướng hiện tại và ảnh hưởng văn hóa của thời đại.

7.CONVERVATION
Phong cách này chỉ điểm cho việc thực hiện các phương pháp bảo tồn, khôi phục, duy trì
quần áo và hàng dệt từ trong các giai đoạn quá khứ, thuộc về lịch sử. Điều này có thể bao
gồm bất cứ thứ gì từ phụ kiện, quần áo cổ xưa, đến quần áo vintage (các mẫu quần áo thật
sự được làm vào những thập niên 30 - 60) và hàng dệt may từ thế kỷ 20. Mục tiêu của
việc bảo tồn là bảo tồn tính toàn vẹn của tác phẩm cho các thế hệ tương lai, đồng thời
đảm bảo rằng tác phẩm an toàn và ổn định để xử lý và trưng bày

Các phương pháp bảo quản liên quan đến việc ổn định chất lượng vải và gia cố những
chỗ đã bị yếu, mòn, làm sạch và sửa chữa mọi hư hỏng, đồng thời đảm bảo rằng quần áo
được bảo quản và trưng bày theo cách mà giảm thiểu tình trạng hư hỏng thêm nhiều nhất
có thể. Điều này cũng có thể bao gồm việc sử dụng giấy acid-free, các vật liệu chống tia
cực tím và phương thức bảo quản trong môi trường kiểm soát được nhiệt độ.

Phong cách bảo tồn trong thời trang còn được thể hiện ở xu hướng sử dụng các chất liệu
bền vững và thân thiện với môi trường, cũng như sử dụng các kỹ thuật truyền thống như
dệt tay và thêu tay để tạo ra các sản phẩm may mặc và phụ kiện mới.

Nhìn chung, bảo tồn trong thời trang là một lĩnh vực trọng tâm quan trọng để bảo tồn giá
trị văn hóa, lịch sử và thẩm mỹ của hàng may mặc từ thời xưa cũ cho các thế hệ tương
lai.

39
8. PHONG CÁCH GOBSON GIRL
Gibson girl là một hình mẫu nữ tính phổ biến vào cuối thế kỷ
19 và đầu thế kỷ 20. Cô gái Gibson được miêu tả trong các
bức tranh minh họa và trên bưu thiếp, được coi là hiện thân
của người phụ nữ Mỹ thời thượng, độc lập và tự tin. Phong
cách Gibson Girl được tạo ra bởi nghệ sĩ Charles Dana
Gibson và được phổ biến rộng rãi trong các hình minh họa
của ông cho Harper's Weekly và các tạp chí khác.
Lịch sử hình thành:
Gibson girl xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX và trở nên nổi
tiếng vào đầu thế kỷ XX, là hiện thân của lý tưởng nữ tính về
sức hấp dẫn thể chất được miêu tả bởi họa sĩ minh họa bút
mực châm biếm Charles Dana Gibson. Gibson girl đại diện
cho lý tưởng hình ảnh của hiện tượng "Người phụ nữ mới".
Vẻ đẹp mang tên “Gibson girl” thời đó với hình ảnh những
cô gái tóc dài búi cao, thân hình khá cao, mảnh mai nhưng lại
sở hữu bộ ngực tròn trịa và phần hông lớn, cơ thể cong cong
hình nhữ S gợi cảm khi mặc chiếc áo chẽn ngực ôm sát người. Và những người phụ nữ
thời Victoria thường hướng đến một khuôn mẫu ăn mặc nghiêm chỉnh dựa trên nền tảng
đạo đức. Thời trang đầu những năm 1900 tiếp nối những đường nét thanh lịch dài của
những năm 1890. Thời kỳ này được đặc trưng bởi cổ áo cao, cứng, mũ rộng và kiểu tóc
phồng cao. Sau đó các nhà mốt bắt đầu cho ra mắt một hình bóng mới, với phần eo rộng
hơn, phần ngực và hông phẳng hơn. Vào cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, những
chiếc váy thời trang nhất chỉ dài đến gần mắt cá chân. Hình dáng tổng thể được thu gọn
và thẳng, trở nên đứng hơn, và từng chút một đánh dấu sự từ bỏ áo corset đang đến gần
và theo cách này Gibson Girl đã ra mắt thời trang để chào đón những chiếc váy
"flappers".
Đặc trưng:
Màu sắc thường gặp của Gibson girl thường là các màu không loè loẹt: xám trắng, xám
vàng, đen, xanh lam,..
Gibson girl thường mặc váy thanh lịch, áo choàng cúp ngực, áo sơ mi và váy dài xếp
tầng16:02
Đặc điểm của phong cách này là dáng người cao, mảnh khảnh, eo nhỏ, đường viền cổ áo
cao và kiểu tóc búi cao. Gibson girl thường được miêu tả mặc một chiếc váy dài thướt tha
và áo cánh có cổ cao với một chiếc nơ lớn.
Trang phục điển hình:

40
9. PHONG CÁCH FLAPPER, FLAPPY THẬP NIÊN 1920
Khái niệm: flapper là từ dùng để chỉ một nhóm phụ nữ trẻ phương Tây trong những năm
1920, những người mặc váy ngắn, để tóc ngắn uốn xoăn bồng bềnh, nghe nhạc jazz và có
thường có thái độ kênh kiệu. Flapper còn được xem là một biểu tượng cho sự nổi loạn,
được giới tân thời tôn vinh như những người mở đường đưa nữ giới đến với tự do.
Lịch sử:
- Giai đoạn hậu Thế chiến thứ I, ảnh hưởng của những dao động về chính trị xã hội,
thúc đẩy sự đổi mới văn hoá của phương Tây. Thời kỳ này đã sinh ra một thế hệ
những người trẻ với tư tưởng hướng ngoại, tự do và nổi loạn.
- Trong giai đoạn nghệ thuật 1920, thời trang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chủ nghĩa
siêu thực (Surrealism). Sau chiến tranh thế giới thứ I, phong trào nghệ thuật/văn
hoá từ Art Nouveau – đặc trưng bởi các đường cong trừu tượng, di chuyển từ từ
sang Art Deco với cảm hứng hình học, cấu trúc khối phẳng mịn và hướng dần đến
sự tối giản.
- 1920, phụ nữ bắt đầu trút bỏ chuẩn mực khắt khe bởi những chiếc corset cùng với
kiểu váy thắt đáy lưng ong gợi cảm của các thế kỷ trước, đồng thời bình dị hoá các
mốt thời trang thượng lưu của giai đoạn 1910.
- 1925, “đại dịch Flappers” bùng nổ.
- Bước vào kỷ nguyên của nhạc Jazz, phong cách thời trang thập niên 20 gắn liền
với trào lưu của váy Flappers.
41
Trang phục tiêu biểu: Váy flapper - thiết kế cộc tay, eo hạ dưới hông, chất liệu vải
nhẹ cùng đường viền tua rua phủ trên đầu gối.

Xu hướng makeup đậm: https://designs.vn/flapper-girls-nhung-co-nang-sanh-dieu-mo-


dau-cho-xu-huong-vay-ngan-hien-dai/
Form dáng rộng: form của những trang phục thời kì này cũng rộng rãi, thoái mái hơn.
Những chiếc váy được thiết kế với form hơi rộng so với cơ thể, phần eo được hạ thấp đến
ngang hông và gấu váy được nâng cao lên khiến cho chiều dài của váy ngắn lại, tôn lên
dáng vẻ boyish (vai rộng, ngực nhỏ, eo vừa phải “không rõ đường cong” và hông bé)

(Những bộ trang phục với form dáng hình chữ nhật rộng rãi được ưa chuộng hơn những
bộ trang phục khoe đường cong cơ thể)
10. PHONG CÁCH UNISEX, ANDROGINY, TOMBOY
Phong cách Unisex
Khái niệm: Phong cách thời trang unisex là phong cách mà trang phục được làm ra phù
hợp cả nam và nữ. Mặc dù cơ thể nam và nữ rất khác nhau nhưng phong cách thời trang

42
unisex mang lại cho người mặc những trang phục phù hợp với các hai giới thông qua
nhưng mặt hàng không có kiểu dáng cụ thể ví dụ như áo nỉ, áo thun, áo khoác, áo chui
đầu...

Tới tận ngày ngay, mọi người trong xã hội vẫn quy định rạch ròi giữa việc quần áo dành
cho nam và quần áo dành cho nữ. Giống như các trường học cấp ba ở Việt Nam chúng ta
sẽ thấy, học sinh nam sẽ mặc quần xanh áo trắng, học sinh nữ sẽ mặc chân váy hoặc áo
dài. Nhưng đối với phong cách thời trang unisex thì sẽ không có sự phân biệt như vậy
nữa, đơn giản toàn bộ chúng được gói gọn bằng cụm từ 'quần áo'. May mắn thay, ngày
nay xã hội đã nói không với sự phân biệt giới tính và bình đẳng hơn, thế là phong cách
thời trang unisex được chấp nhận rộng rãi.
Đặc điểm của phong cách Unisex:
Thuật ngữ 'phong cách thời trang unisex' (thời trang phi giới tính) được xuất hiện lần đầu
vào năm 1968 trên cuốn tạp chí Life nổi tiếng ở Mỹ. Thực sự thì phong cách thời trang

43
unisex đã xuất hiện từ trước đó rất lâu nhưng năm 1968 mới chính thức đặt dấu mốc cho
phong cách này. Như được nói ở trên, sản phẩm thời trang đặc trưng của phong cách thời
trang unisex là các sản phẩm dùng được cho cả nam lẫn nữ.

Ở Việt Nam, phong cách thời trang Unisex được bắt đầu vào năm 2007. Có rất nhiều
trang trên mạng hướng dẫn các bạn phối đồ như dùng trang phục rộng, trang phục bó sát,
đồ đôi hay chỉ sử dụng nhưng màu trung tính tối màu nhưng đấy không phải là 'chuẩn
mực' cũng không phải là toàn bộ đặc điểm về phong cách thời trang unisex, nó chỉ là gợi
ý các bạn không cần phải bắt buộc theo chúng. Nếu bạn yêu thích phong cách này thì chỉ
cần nắm rõ nó là phong cách mà quần áo được dùng cả nam lẫn nữ, không có hình dạng
cụ thể hay các mặt hàng không có hình dáng cụ thể như áo phông, áo khoác, quần jean...
Lịch sử hình thành:

44
Phong cách thời trang unisex có nguồn gốc trước thế kỷ thứ 19, trong thời kỳ Victoria.
Trước khi thời trang unisex xuất hiện, quần áo phụ nữ thời bấy giờ rất cầu kỳ và gò bó, bởi
lý do phụ nữ được cho là ít hoạt động hơn nam giới. Hình ảnh phụ nữ thời này thường
không làm việc quá nhiều và chỉ ở nhà khác hẳn với hình ảnh của những người đàn ông
mạnh mẽ, năng động và làm việc vì thế nên những người đàn ông mặc quần áo thoải mái
còn phụ nữ thì không.

Sau khi phụ nữ được phép làm việc, quần áo của họ cũng được thiết kế lại để dễ dàng di
chuyển và thoải mái hơn. Ban đầu, những đặc tính về giới, về công việc được xã hội phân
biệt rất rõ và khắt khe chính vì thế thật khó để đàn ông chấp nhân rằng phụ nữ có thể ngang
hàng với họ, dần dần họ mới được xã hội chấp nhận nhiều hơn thông qua những cuộc cách
mạng chống phân biệt nam nữ.

Quần áo mang phong cách unisex trở lên phổ biến và rộng rãi vào ăm 1960, như chúng ta
đã biết quần áo theo phong cách thời trang unisex bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cải cách trang
phục thời Vitoria và các phong trào đấu tranh nữ quyền.

Ngày nay, phong cách thời trang unisex không còn là một khái niệm mới mặc dù tới tận
những năm gần đây chúng mới phổ biến tới mọi người. Và những người có công khởi
xướng phong cách thời trang này thành một trào lưu chính là những thương hiệu thời trang
nổi tiếng trên thế giới như H&M, Gucci, Zara.. gần đấy nhất thì có bộ sư tập xuân hè năm
2019 của hãng Céline, Burberry, Balenciaga.
Phong cách androginy:
Androginia là một từ tiếng Hy Lạp cho sự kết hợp trực quan giữa nam tính và nữ tính, và
nó có thể có nghĩa là bất cứ điều gì từ David Bowie mặc một bộ jumpsuit sáng bóng đến
Patti Smith với quần jean sờn hoặc ban nhạc giả lập Brian Molko. Trong thời trang, đây
là những gì xảy ra khi quần áo của phụ nữ ôm lấy đàn ông và ngược lại.

45
Hình ảnh một số BST phong cách Androginy:

Thu/Đông 2015 của Gucci

Phong cách tomboy

46
Thực tế rằng, Tomboy có tuổi đời hơn 5 thế kỉ, là một nhánh trong xu hướng thời trang
Unisex. Nhánh này dành riêng cho phái nữ, những cô nàng có sở thích trang phục năng
động, thoải mái và mạnh mẽ như thời trang nam giới. Có thể thấy, thay vì những chiếc
váy kiểu hay phụ kiện rườm rà, bạn nữ chuộng Tomboy thường chỉ diện quần và áo
phông đơn giản cùng với bất kì món phụ kiện nào họ thích.

Dù không phô diễn đường nét quyến rũ, nàng Tomboy vẫn cực kì thu hút bởi nét cá
tính mạnh và gương mặt mộc mạc tự nhiên.

Lịch sử hình thành:

Theo Tạp chí thời trang Vouge, style Tomboy ra đời vào cuối những năm 1500 giữa
thời đại hoàng kim của nhạc Jazz. Thời kì này nữ giới được đề cao về sự tự do, quyền
lực trong mọi mặt, kể cả thời trang.

47
Tomboy thời kì này nghĩa là những cô nàng táo bạo, có phần liều lĩnh ít khiêm tốn. Dù
chưa được phát triển rộng nhưng nó vẫn mang một keywords “garconne” – một từ
dùng để chỉ kiểu tóc bob được cắt tỉa và một kiểu trang phục (thường là vest) cá tính
như các quý ông thời bấy giờ.

Cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 gắn kết với bình đẳng giới. Thời kì này, xu hướng thời
trang Tomboy có sự phát triển mạnh mẽ hơn. Chúng ở khắp mọi nơi, gắn liền cùng
việc đi bầu cử và những bước đầu tiên đòi nữ quyền. Tuy nhiên, nó chỉ hạn chế ở tầng
lớp riêng biệt, tầng lớp của những người phụ nữ da trắng trung và thượng lưu.

48
Phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. Trong suốt thời gian dài đấu tranh bình đẳng
giới, đến nay chính là lúc thời trang tomboy trở nên phổ biến và thịnh hành. Phong
cách này bắt đầu xuất hiện trên nhiều sàn runway nổi tiếng và được nhiều ngôi sao
lăng xê tích cực. Tomboy dần quen thuộc và đi vào đời sống thường ngày, trở thành gu
thời trang yêu thích của nhiều bạn gái trẻ.

49
Đặc trung của phong cách tomboy:

- Áo sơ mi: Những chiếc áo sơ mi form đứng hay dáng rộng sẽ mang lại sự thoải
mái khi vận động và thể hiệ rõ nét mạnh mẽ. Kết hợp với váy hay quần ống rộng
cùng đôi giày tây sẽ mang lại ấn tượng mạnh mẽ.

50
- Áo blazer, set đồ vest: Áo Blazer hay đồ vest dành cho nàng dự những bữa tiệc
quan trọng, vừa thời trang lại vừa giúp bản thân nổi bần bật trong mọi dịp.

- Áo khoác: Các loại hoodie, varisty không chỉ phát huy công dụng khá tốt trong
style Sporty hay Unisex, trong phong cách Tomboy nó cũng mang lại năng
lượng tích cực, trẻ trung và có chút bụi bặm cho nàng.

- Áo phông

51
11. PHONG CÁCH HIPPY, BOHO – BOHEMIAM
Khái niệm: Phong cách thời trang Hippie được xem như là thời kỳ lên ngôi của phong
cách thiết kế Art Deco. Hippie là thuật ngữ xuất hiện ban đầu tại các trường đại học ở
Canada sau đó lan ra Mỹ và rộ lên thành một trào lưu của những người ủng hộ hòa bình
và tự do. Nhóm người này có lối sống rất khác, đi ngược với chuẩn mực văn hóa của xã
hội bấy giờ. Sau này, phong cách này được định nghĩa đúng hơn là một lối sống phóng
khoáng và tự do của con người.
Lịch sử hình thành:
- Xuất hiện vào giữa những năm 1960 tại Hoa Kỳ.
- Những thành phần nổi loạn ở San Francisco đã làm một cuộc cách mạng mãnh mẽ
và vang dội , đưa một bước tiến mới đến với làng thời trang hiện đại đó là phong
cách Hippie. Những người theo phong cách này, họ đi ngược lại với lối sống của
đại bộ phận xã hội thời đó. Làm thay đổi những tín ngưỡng lâu đời ở San Franciso
và California mà họ coi đó là mê tín. Những người theo phong cách này luôn có
niềm tin tuyệt đối vào những giá trị hòa bình, tình yêu.
- Thanh niên theo chủ nghĩa Hippie, họ sống thành một cộng đồng, cùng ăn chay và
thực phẩm chưa qua chế biến. Họ muốn xa lánh xã hội, không đi làm, và chỉ tụ tập
cùng chung sống.
- 1970 là thời gian mà thời trang Hippie tụt dốc, nó không còn được yêu thích và
giảm thiểu số lượng tín đồ. Thậm chí gần như mất tích trong làng thời trang thế
giới. Tuy chỉ xuất hiện một thời gian ngắn và mất đi sự phát triển thì nó cũng đã
để lại một ấn tượng lớn với ngành thời trang. Một phong cách thời trang phóng
khoáng, kỳ dị, khác biệt.
Đặc điểm: Thời trang Hippie thể hiện qua những thiết kế ghép vải, nghệ thuật thêu thủ
công. Tín đồ của Hippie thường tái chế quần áo cũ, hoặc tự may trang phục từ băng đô
kiểu tết bím đến đồ len và áo gi-lê sợi móc. Trang phục của họ làm từ những loại sợi tự
nhiên như cotton hay len.
Trang phục điển hình:
- Quần jeans ống loe, quần jeans rách - Các loại quần chất liệu denim:
- Váy maxi
- Đầm nông dân (bo ở ngực và xòe dần ra từ chân ngực)
- Áo Croptop

52
- Phong cách tua rua
- Trang phục họa tiết in hoa đậm

Khái niệm: “Bohemian” được bắt


nguồn từ tiếng Pháp, là thành ngữ
nói về những người dân du mục
thuộc cộng đồng người
Bohemian, nay là một phần các
nước Séc, Đức và Ba Lan.
Họ là nhữnPhong cách thời trang
Bohemian xuất hiện từ những
năm 1830 với những trang phục
du mục của giới nghệ sĩ Châu Âu
bắt nguồn từ cảm hứng văn hóa
của người dân Romania.g người
chống lại lối sống theo chủ nghĩa
duy vật, xem trọng vật chất.
Người Boho ủng hộ một nền hòa
bình duy nhất, sự công bằng xã
hội và lối sống tự do, phóng
khoáng.
Lịch sử hình thành:
- Cuối thế kỉ 19, một số
người bắt đầu bác bỏ những nội
quy khắt khe của nữ hoàng
Victoria, thay vào đó, họ ra sức bảo vệ những trang phục cổ điển và phản đối việc
sử dụng corset, khung váy phồng và áo lót nẹp, vì họ cho rằng cuộc cách mạng
công nghiệp sẽ tàn phá hủy hoại đời sống con người.

53
- Vào thế kỷ 20, phong trào Boho xuất hiện phân nhánh nhỏ còn được gọi là Boho-
chic, bắt nguồn từ lối sống của dân hippie những năm 1960, phong cách này đề
cao sự ủng hộ hòa bình, tăng việc sử dụng năng lượng sạch và ủng hộ mạnh mẽ
cuộc cách mạng giới tính.
- Phong cách Bohemian thực sự bùng nổ thế giới khi vào năm 2013, hàng loạt các
tên tuổi nổi tiếng như Versace, Dolce Gabbana,… đã cho ra đời các bộ sưu tập
mang vẻ đẹp hoang dã, hơi hướng vintage, nhưng vô cùng sành điệu và hợp với
tính hiện đại trong làng thời trang nữ cao cấp hiện nay.
Đặc trưng:
- Bảng màu. Màu đất đi cùng với màu đỏ tím hay xanh lá mạ là những màu cơ bản
của phong cách này. Các bảng màu rực rỡ khác như cam, hồng hay,
vàng,…https://baoduyenbabyhouse.com/boho-style/

12. PHONG CÁCH YUPPI


Khái niệm: Yuppie là một cụm từ được tổng hợp từ các khái niệm như: Young (trẻ) –
Urban (sống ở thành phố) – Professional (có chuyên môn) và hipPIE ( tham vọng, nổi
loạn). Có thể hiểu, đây là những người trẻ tuổi sinh ra vào thời kỳ đô thị hóa, tư duy cao
và nổi loạn.
Đặc trưng của phong cách Yuppi:

54
Các Yuppie có một vẻ ngoài và phong cách thời trang riêng biệt. Phụ nữ thì sẽ mặc
những bộ suit quyền lực của Ralph Laurent, đi kèm với đó là đồng hồ Cartier, vòng cổ
ngọc trai, túi xách Coach và giày thể thao. Trong khi đó, nam giới lại chọn mặc suit kẻ
sọc nhỏ (pin-stripe), áo khoác Burberry và cặp Gucci.
Có thể nói, thời trang công sở là một phần không thể thiếu trong sự nghiệp của các
Yuppie. Vì vậy, một bộ suit có vai rộng là một điểm cộng, cùng với đó là miếng đệm vai
nhằm tạo sự oai vệ, trưởng thành, chững chạc.

55
Các Yuppie đề cao sự thanh lịch và sang trọng, cho nên trang phục của họ sẽ phải là chất
liệu vải cao cấp. Một trang phục đơn giản, không hoạ tiết hay màu sắc sặc sỡ, đường cắt
may tinh tế sẽ là lựa chọn số 1 của các Yuppie. Về màu sắc, Yuppie thường chuộng các
gam màu xám, đen hoặc khaki, họ cũng chuộng áo sơ mi màu xám, sọc hoặc những màu
nhạt. Calvin Klein, Ralph Lauren và Giorgio Armani là những thương hiệu thời trang
được đa số các Yuppie yêu thích. Trong đó, Giorgio Armani là thương hiệu thành công
nhất khi những thiết kế suit cho cả nam lẫn nữ trở thành biểu tượng gắn liền với thương
hiệu thời trang nước Ý này.

13. PHONG CÁCH HIPPOP


• Khái niệm: Thời trang hip hop ( hay còn gọi là big fashion ) là một phong thái ăn
mặc đặc biệt quan trọng có nguồn gốc từ Đô thị Da đen Châu Mỹ và từ giới trẻ nội
thành của thành phố ở thành phố Thành Phố New York ; tiếp theo sau là Los

56
Angeles ; sau đó là các thành phố khác của Hoa Kỳ. Nó đã góp phần các yếu tố
khác nhau cho phong thái chung của hip hop được thấy trên toàn quốc tế thời nay.
Thời trang hip hop bổ trợ cho các biểu lộ và đặc trưng của văn hóa truyền thống
hip hop. Nó cũng đã được biến tấu đáng kể trong suốt chiều dài lịch sử vẻ vang
của nó. Ngày nay, nó là một phong thái thời trang điển hình nổi bật được mặc trên
toàn quốc tế và thông dụng với toàn bộ các sắc tộc .
Lịch sử hình thành:
Bắt đầu xuất hiện từ thập niên 70 tại quận Bronx, New York. Nền văn hóa này có nguồn
gốc ở những khu ghetto (thường là những nơi ở tập trung của những người nghèo, trình
độ dân trí thấp, nơi có phần lớn người da màu sinh sống và làm việc, thường gắn liền với
nhiều tệ nạn xã hội như trộm cắp, ma tuý….).

Hiphop cũng được xem là một phong trào chính trị – xã hội. Nó được sử dụng như một
công cụ để cho những người lớn lên trong khu ổ chuột cất tiếng nói để đòi quyền lợi cho
bản thân. Nội dung các bài hát theo phong cách hiphop chủ yếu nói ra từ những suy nghĩ
và trải nghiệm cá nhân như về tuổi thơ cơ cực, về những bất công của tầng lớp xã hội,
hay về những khát vọng cao cả của 1 cá nhân nào đó. Các bài hát thường được trộn với
các thể loại âm nhạc khác như rock và cổ điển (piano) để tiếp cận dễ dàng tới thính giác
người nghe hơn.

Thời trang hip hop (hay còn gọi là big fashion) là một phong cách ăn mặc đặc biệt có
nguồn gốc từ Đô thị Da đen Châu Mỹ và từ giới trẻ nội thành ở thành phố New York;
tiếp theo sau là Los Angeles; sau đó là các thành phố khác của Hoa Kỳ. Thời gian đầu
phong cách ăn mặc hiphop chỉ dành cho những người yêu thích nền âm nhạc này, về sau
khi nhạc rap được lan truyền rộng rãi thì phong cách này cũng theo đó mà trở nên phổ
biến hơn. Trải qua nhiều giai đoạn cải tiến, phát triển của nền công nghiệp thời trang,
mặc đồ theo phong cách hip hop cũng theo đó xuất hiện nhiều kiểu dáng quần áo lẫn phụ
kiện hiện đại và mới mẻ hơn, nên dần dà được ưa chuộng hơn bao giờ hết trong giới trẻ
và trở thành xu hướng mới trong năm 2022 này.

Đặc trưng của phong cách hippop:

- Quần ống thụng/ quần bom hay quần chân voi

57
Quần thụng/quần bom hay quần chân voi được xem là loại quần kinh điển khi
nhắc đến phong cách hiphop nam. Chiếc quần này đã từng làm mưa làm gió một
thời tại Việt Nam trong lứa tuổi 8x hay 9x đời đầu. Những thần tượng nhạc hiphop
như LK, Young Uno, Eddy Việt…thời ấy luôn xuất hiện trước công chúng với
chiếc quần thụng đáy có dây treo móc xích, phối cùng áo phông, mũ bóng chày và
chiếc dây chuyền to bản.
- Mũ snapback

58
Snapback là một loại mũ được thiết kế theo phong cách của loại mũ bóng chày,
kích thước của Snapback được điều chỉnh bởi một cái khóa ở phía sau để phù hợp
với kích cỡ của đầu. Nó là một item phổ biến không chỉ riêng với dân hip hop nói
chung mà còn với giới trẻ nói riêng. Kể từ thập niên 90, mũ snapback có sự thay
đổi hoàn toàn về thiết kế và màu sắc, khiến chúng trở mình một cách mạnh mẽ và
nhanh chóng hơn bao giờ hết. Từ đó, snapback đã trở thành item must – have
trong tủ đồ của mỗi dân underground để thể hiện độ chất chơi, cool ngầu của
mình.
- Áo oversize

59
Một trong những item không thể thiếu của giới hiphop là những chiếc áo thun oversize
thoải mái với màu sắc và hoạ tiết “có 1-0-2”. Lý do Item này trở nên phổ biến trong giới
underground vì nó rất dễ phối đồ, đặc biệt để tạo thành một outfit đầy chất hip hop thì chỉ
cần mix với quần phong cách hiphop cùng 1 chiếc khẩu trang đen và nón snapback.
- Trang sức vàng lấp lánh

60
Phong cách hiphop và “bling bling” luôn song hành với nhau. Bạn không thể đi dạo trên
thảm đỏ mà không có một món trang sức lấp lánh hơn tất cả các đèn flash của máy ảnh
cộng lại. Chính vì thế, những chiếc nhẫn vàng, dây chuyền vàng với mặt dây thật to là sự
lựa chọn hoàn hảo. Thậm chí, hiện nay dần xuất hiện những cửa hàng làm răng đính kim
cương cao cấp cho dân hiphop để thu hút ánh nhìn ở nơi đông người. Phong cách phối
trang sức này phổ biến cả với rapper và giới hiphop.
- Kính râm oversize

Tuy không phải là 1 phụ kiện phổ biến và đặc trưng cho hip hop nhưng kính râm oversize
được xem là item giúp hoàn thiện độ chất chơi và cá tính của những tín đồ hiphop. Các
nghệ sĩ hip-hop không chỉ đeo kính râm để hoàn thiện phong cách thời trang mà còn để
che giấu đôi mắt và biểu cảm của mình, chẳng hạn như Rick Ross. Kính râm này thường
có thiết kế gọng nổi bật với nhiều màu sắc có khi là gọng mạ vàng, gọng nhiều màu hoặc
có màu tương phản mạnh với kính. Ngày nay còn có cả kính râm đèn led chạy chữ rất
ngầu.
14. PHONG CÁCH PUNK
Xuất hiện vào khoảng giữa thập niên 1970 tại Pháp, 'Punk' là sự ngổ ngáo, sốc và nổi
loạn. Quan điểm của những người theo xu hướng này là coi thường các chuẩn mực xã hội
và bộc lộ chính kiến của mình qua cách ăn mặc không theo lề thói gì cả. Họ phản đối chế
độ xã hội thời bấy giờ, chính sách nhà nước đen tối, không có tương lai…thanh niên bỏ
nhà đi bụi, họ sống như anh em ngang bằng nhau, không quan tâm giàu nghèo, địa
vị. Họ mang theo mình những trang phục cực ngầu rách rưới đậm chất riêng. Trang phục

61
ban đầu của phong cách thời trang punk rock đa phần là làm bằng tay, cốt yếu là để tạo
cho mình kiểu trang phục không ai có và không thể mua được ở đâu. (Độc đáo, chất)

Đặc trưng của phong cách punk:


Chất liệu chủ yếu là da hoặc giả da, combat boots,
jeans rách, đồ đinh tán, hầm hố. Tóc nhuộm nhiều kiểu
khác nhau, xăm hình, xuyên lỗ trên cơ thể, sử dụng dây
thắt lưng có đóng đinh tán, lưỡi lam, kim tây, kim cài
áo màu hồng, trang sức có tông màu trắng đen, áo
khoác da và các kiểu đầu tóc chải nhọn hoắt. Trang
điểm rất đậm, ngoài ra, dây chuyền bằng móc xích và
các phụ kiện kim loại là những món bắt buộc phải có.
Một số Item đặc trưng của phong cách punk:
Áo khoác: Phong cách punk thường xoay quanh việc
diện chiếc áo khoác bằng da đen có các vật trang trí
kim loại trên áo. Đây có thể là những chiếc đinh đầu nhọn bằng sắt đính trên vai hoặc tay
áo khoác. Nếu áo khoác có nhiều móc khóa hoặc dây kéo thì càng tuyệt. Trong trường

62
hợp áo không có các vật trang trí bằng kim loại, bạn có thể gắn vào cả tá kim tây vừa
mang đến âm thanh leng keng vừa khẳng định phong cách punk.

Áo thun: Là món trang phục rất punk. Phần lớn các kiểu áo thun được in logo của các
ban nhạc punk như ban Ramones, Six Pistols, Clash. Màu áo thường là đen, trắng hoặc
màu neon sáng rực. Và chiếc áo thun nếu được xé rách ra thì sẽ đem đến một dáng vẻ
punk hoàn hảo. Áo thun xé rách rồi dùng kim tây ghim lại, mặc với quần sóoc cực ngắn
và vớ lưới, vớ da thủng lỗ.
Giày bốt : Một số tín đồ punk mang giày thể thao Converse cao cổ nhưng thường thì
dáng vẻ punk đòi hỏi phải có giày bốt. Giày bốt quân sự cột dây chéo phía trước là hình
ảnh tiêu biểu của punk. Nếu như giày bốt quân sự màu đen đem đến dáng vẻ punk cổ
điển thì màu đỏ và màu trắng trông cũng rất thời thượng. Phụ nữ có thể mang giày bít cao
gót để tạo dáng vẻ punk nếu không muốn mang giày bốt quân sự. Giày cao gót trông vẫn
rất punk nếu mặc vớ lưới hoặc quần jeans ôm xăn lên phía gấu quần. Nên chọn giày màu
đen hoặc màu neon rực rỡ.
Xuyên lỗ và xăm mình : Là một giải pháp nữa mà các tín đồ punk sử dụng để nhận diện.
Đeo vòng ở tai, lưỡi, rốn, trên môi, mũi… Hãy nhớ khi xuyên lỗ trên cơ thể, chọn vị trí
làm nổi bật thế mạnh trên khuôn mặt hoặc cơ thể bạn. Khi xăm mình cũng vậy, hãy chọn
các hình ảnh nói lên được cá tính của bạn hơn là những hình ảnh thuộc ý thích nhất thời.
Quần jean : Kiểu quần hợp nhất khi mặc theo phong cách punk chính là quần jeans. Bất
kì kiểu quần jeans nào cũng có thể tạo nên dáng vẻ punk nhưng quần jeans màu xanh
dương và màu đen là phù hợp nhất. Cũng giống như bất kì món trang phục mang phong

63
cách punk nào, bạn sẽ không muốn những chiếc quần jeans trông bình thường quá. Vì thế
xé quần, cắt thủng và thậm chí đốt thành lỗ là những cách thức làm cho chiếc quần mang
đậm nét phong cách punk. Có thể mặc quần sóoc jeans với với da thủng lỗ hoặc mặc
quần jeans ôm sát với áo thun thít lại ở eo bằng dây thắt lưng có gắn đinh tán hoặc kim
tây. Màu có thể là màu đen, màu trắng hoặc màu neon sáng chói với những họa tiết
hoang dại.
Trang điểm và phục kiện : Cách trang điểm cũng mạo hiểm không kém – mặt đánh
phấn, viền mắt đậm, lông mi giả, môi và má đánh màu hồng đậm nhưng không nhất thiết
phải che giấu tất cả vẻ đẹp tự nhiên. Bất kì phụ kiện nào bạn đeo ở trên người cũng có thể
nói lên bạn là ai. Vòng cổ tay gắn đinh ốc hình kim tự tháp, hình ngôi sao hoặc đinh nhọn
và vòng đeo sát cổ, dây chuyền móc xích có mặt dây chuyền lớn, trang sức kiểu cổ huyền
bí làm bạn nổi bật giữa đám đông và đem đến cho bộ trang phục một thái độ rõ rệt.

64
15. PHONG CÁCH ROCK
Khái niệm:
Rock chic là style xuất hiện lần đầu vào năm 1960 tại Mỹ và nhanh chóng bùng nổ, trở
thành xu hướng hàng đầu. Ở Việt Nam, phong cách này cũng được đón nhận và yêu thích.
Đây là phong cách mang đến sự mới lạ, độc đáo, gai góc và có phần phá cách. Phong cách
là sự kết hợp giữa phong cách đường phố cùng phong cách cổ đại, đương đại.
Lịch sử hình thành:
Rock ra đời vào những năm 50 tại Hoa Kỳ. Một nhóm nghệ sĩ phong phú đã pha trộn nhiều
phong cách văn hóa dân gian. Elvis Presley, Elvis, ông hoàng nhạc Rock & Roll hay đơn
giản là Ông hoàng đã biến Rock thành một trào lưu. Một thái độ đã biến đổi mọi thứ.
Điều này không chỉ truyền cảm hứng cho một sự thay đổi trong thời trang, mà còn làm cho
cái mà ngày nay chúng ta gọi là phong cách rock trở nên thời thượng. Quần ống loe, quần
đi xe đạp và áo sơ mi bó sát là một trong những vẻ ngoài đặc trưng nhất của Elvis và nhiều
người hâm mộ đã áp dụng phong cách của anh ấy! Và chúng tôi vẫn theo nó cho đến ngày
nay.
Đặc trưng của phong cách rock:
- Quần jean: Có thể nói đây là trang phục không thể thiếu, trang phục cơ bản nhất để
diện Rock chic đúng chuẩn. Chất liệu jean đã có phần nào đó cá tính, mạnh mẽ. Chỉ
cần khéo léo lựa chọn dáng quần cùng một chút nhấn nhá như túi hộp, các vết rách,
xước sẽ giúp bạn thể hiện được đặc trưng của style này.
- Áo khoác da: Chiếc áo khoác da với sự hầm hồ nhưng không kém phần thời thượng
giúp bạn trở nên thời trang hơn. Không chỉ vậy, chiếc áo khoác da còn rất dễ mix-
match. Bạn chỉ cần kết hợp cùng chiếc jean skinny đen cùng chiếc áo thun, đôi boot
da.

65
- Áo khoác denim: Khi nhắc tới phong cách Rock chic không thể thiếu xót được
chiếc áo khoác denim đầy bụi bặm, cá tính. Để phối theo phong cách Rock Chic
bạn chỉ cần kết hợp cùng chiếc áo jeans bó rách.
16. PHONG CÁCH PREPPY
Lịch sử hình thành:
Phong cách thời trang Preppy là phong cách có nguồn gốc từ đồng phục của các trường
Ivy League. ‘Preppy’ đã xuất hiện từ năm 1910 và phổ biến rộng rãi vào những năm 1940
dưới cái tên Ivy Style thông qua các công ty thời trang như J.Press và Brooks Brothers.
Sau đó khoảng 40 năm các hãng thời trang lớn ở Mỹ cũng bắt đầu triển khai các dòng sản
phẩm phục vụ cho phong cách này. Thời đầu thì có Lacoste, Daniel Cremieux, Izod,
Dooney &Bourk sau đó nhanh chóng phong cách này lại đi vào quên lãng, rồi tới tận cuối
những năm 2010 phong cách này lại được hồi sinh bởi các tên tuổi lớn khác như Ralph
Lauren, Marc Jacob, Prada
Đặc trưng của phong cách preppy:
Phong cách thời trang Preppy ban đầu chỉ bắt nguồn từ đồng phục của các học sinh trong
nhóm các trường Ivy League. Những trường này đều thuộc những trường lâu đời ở Mỹ ,
chúng cũng được biết đến là những ngôi trường dành cho tầng lớp trung lưu và thượng
lưu nhưng có thành tích học tập xuất sắc, hay đoạt các giải thưởng quốc gia. Chính vì vậy
phong cách thời trang Preppy cũng bị ảnh hưởng nét 'cổ điển' giống như những
ngôi trường này. Tới tận ngày nay, phong cách thời trang Preppy vẫn được xem là phong
cách thời trang kinh điển.

Trang phục mang phong cách thời trang Preppy luôn giữ đặc tính cốt lõi của trang phục
đó chính là kết cấu và các đường may sản phẩm. Phom dáng chuẩn mực thanh lịch,

66
đường may luôn sạch sẽ đều đẹp. Ngoài ra, toàn bộ vải vóc làm nên trang phục đều thuộc
dòng 'chất lượng cao' cả.
- Những món đồ phổ biến trong phong cách này thường là: Áo vest, Blazer cổ điển, áo sơ
mi, áo polo, áo gile len. Ngoài ra 'chân váy' còn được xem như biểu tượng của các cô
nàng phong cách Preppy và đặc trưng nhất chính là 'chân váy bút chì hoặc xếp ly dáng
xoè'.

- Màu sắc trang phục của phong cách thời trang Preppy luôn thiên về những gam màu hơn
có chút gì đó hơi hướng Vintage hoặc Retro như xám, tráng, đỏ, đen. Hoạ tiết điển hình thì
có thể nhắc tới kẻ ca rô, kẻ ô vuông, kẻ ngang.
- Những phụ kiện đi kèm như giày Oxford, giày Loafer, giày cao cổ, đồng hồ, tất chân hay
một chiếc khăn lụa. Các phụ kiện trang sức hay đồng hồ đặc trưng với thiết kế mảnh, nhỏ
.
Các thương hiệu, bộ siêu tập theo phong cách preppy
- Brand: Tommy Hilfiger, Sperry, Boden
- Các bộ sưu tập mang phong cách preppy

67
BST Dior Thu Đông 2020

BST Moschino Thu Đông 2013 và BST Versace Thu Đông 2018
Xu hương của phong cách
Preppy là xu hướng thời trang định hình của thập niên 1940, nhưng tiếp tục phát triển và
đến những năm 1980 trở thành một phong cách thời trang tiêu biểu khi biến tấu thành
thời trang may mặc sẵn (ready-to-wear). Kiểu ăn mặc này sử dụng đồng phục học sinh,
sinh viên làm nền tảng, sau đó phối hợp với những yếu tố thời thượng và trendy. Có thể
gọi phong cách thời trang Preppy là một xu hướng unisex, khi cả nam lẫn nữ đều sử dụng
các item căn bản giống nhau.

68
17. PHONG CÁCH HARAJUKU
Harajuku thường được coi là nơi sản sinh ra những phong cách sặc sỡ và ồn ào của giới trẻ
Nhật Bản. Đáng ngạc nhiên là phong cách Harajuku đã tồn tại từ đầu những năm 1970. Xu
hướng ăn mặt “không đụng hàng” này đã được giới trẻ ở Harajuku thuộc quận Shibuya,
Tokyo. Nhanh chóng hưởng ứng nồng nhiệt và lan ra khắp cả nước.
Phong cách Harajuku được đặt theo tên của ga Harajuku ở thủ đô Tokyo. Ban đầu, những
thanh niên địa phương sẽ chiếm lĩnh các đường phố với những bộ cánh sặc sỡ, đầy màu
sắc. Trải dài suốt đường ga, đi đến đâu người ta cũng bắt gặp những đầu tóc đủ màu sắc,
cùng những bộ trang phục nửa tây, nửa ta... Để ghi nhớ phong cách “chất lừ” này, người
ta đã đặt tên nó là “phong cách Harajuku”.
Làn sóng đầu tiên là kết hợp trang phục truyền thống của Nhật Bản với trang phục phương
Tây. Thông điệp mà những đứa trẻ Harajuku này gửi đến là chúng không quan tâm đến
thời trang chính thống. Họ sẽ ăn mặc theo cách mà họ muốn. Thời trang Harajuku là một
phong trào chống lại các chuẩn mực ăn mặc nghiêm ngặc và đàn áp của xã hội. Phong cách
Harajuku hiện nay là đại diện cho rất điều nhiều khác nhau và trong khi nhiều xu hướng
khác thay đổi liên tục, thì thời trang Harajuku vẫn không bị mai một.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng cho phong cách này. Vì cũng
giống như những phong cách đường phố khác, nó rất đa dạng và biến đổi liên tục.

18. PHONG CÁCH MILITARY


Lịch sử ra đời phong cách Military:
Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, con người ta ngày càng tiếp xúc nhiều với súng đạn,
quân nhân...rất nhiều những thứ thuộc về chiến tranh đã dần trở nên quen thuộc và đi vào
69
đời sống trong giai đoạn hậu chiến. Trang phục quân đội được chắt lọc, cách tân và xuất
hiện trên các sàn diễn thời trang với vai trò mới: Thời trang ứng dụng. Đây chính là thời
điểm xuất hiện các thiết kế độc đáo mà sau này đã trở thành kinh như pea jacket – áo
khoác hai hàng nút, combat pants – quần thụng, và kính phi công, vải họa tiết rằn ri
(camo).
Năm 1901 - Sau khi thế chiến thứ 1 kết thúc thời điểm này đánh dấu việc ra đời chiếc
Trend coat do nhà mốt danh tiếng Burberry làm theo đơn đặt hàng cho quân đội Anh và
có lẽ họ cũng không ngờ rằng thiết kế đó đã trở thành bất tử và chưa bao giờ lỗi mốt cho
đến tận ngày nay. Nó đã trở thành biểu tượng của hãng mỗi khi nhắc đến Burberry.
Những năm thế chiến thứ 2 còn đánh dấu sự ra đời và được ưa chuộng của mốt jumpsuits
kéo khóa lấy ý tưởng từ những trang phục của phi công lái máy bay chiến đấu, kết hợp
giữa quần túi hộp và thắt lưng da to bản. Mẫu trang phục này thú vị và tiện dụng tới mức
Thủ tướng Anh thời đó – Winston Churhill – thậm chí còn mặc chúng thay cho những bộ
vest hàng ngày. Những năm sau đó người Mỹ lại dành sự ưu ái cho mẫu áo khoác rộng và
thoải mái parka bởi sự bền bỉ, lì lợm của nó.
Đặc điểm phong cách thời trang Military
Phong cách Military còn được hiểu ngắn gọn là phong cách Quân đội, tức là các trang
phục lấy cảm hứng từ quần áo trang bị cho binh sĩ trong các cuộc chiến. Chỉ cần nói đến
những khái niệm trên là chúng ta có thể cảm nhận rằng: Military là cá tính, bụi bặm,
mạnh mẽ và không thể lẫn vào đâu được.

70
- Họa tiết camo:
Hiểu đơn giản là họa tiết rằn ri thường được sử dụng trong quân đội giúp lính ngụy
trang khi chiến đấu.Rằn ri hấp dẫn vì chúng đem lại vẻ đẹp phóng khoáng, phá cách và
có phần bụi bặm.

Không chỉ dừng lại ở những chiếc áo khoác cá tính, Camo còn xuất hiện trên áo thun,
quần jeans, quầnshorts, jogger pants…hay các phụ kiện như: túi xách, ba lô, mũ, thậm
chí là cả cà-vạt và case điện thoại. Và cũng đừng tham lam khi khoác trên người một
“cây” Camo, bởi khi đó bạn sẽ chẳng khác nào một chàng lính đang ngụy trang làm
nhiệm vụ.

71
72
- Combat boots
Còn một tên gọi khác dành cho loại boots chiến đấu này là “lace-up boots” – những đôi
boots cao cổ, có đế cao su dày và thắt dây; thường được sử dụng trong quân đội.Với
chiều dài phần mắt cá chân hay chỉ từ nửa bắp chân trở xuống, combat boots tạo cảm
giác năng động hơn, cũng như dễ “ăn nhập” hơn với các loại trang phục ưa thích của
phái mạnh.

- Military jacket
Gam màu chủ đạo cho những chiếc áo khoác này thường là tông màu xanh rêu với các
mức độ đậm nhạt khác nhau. Bạn có thể thoải mái diện kiểuáo này với nhiều loại
trang phục nhưng phong cách casual bụi bặm là phù hợp hơn cả. Đặc biệt là những
aithích tạo những lớp layering cá tính cho bộ đồ của mình thì tha hồ phối hợp mà
không sợ bị rườm rà, lùng bùng.

73
- Kính Aviator
Theo lời yêu cầu của trung úyJohn Arthur Macready (thuộc lực lượng không quân Mỹ),
vào năm 1937công tyBausch & Lomb đã thiết kế và cho ra mắt mẫu kính chuồn chuồn
đầu tiên mang tên Anti-Glare dưới sự bảo hộ của thương hiệu Rayban. Kính Aviator là
lựa chọn hoàn hảo của mọi đối tượng người dùng, ngoài việc bảo vệ tốt đôi mắt, nó còn
tạo nên vẻ lạnh lùng thời thượng pha chút lãng tử.

74
- Military Beret
Mũ beret – hay còn được biết đến với cái tên gần gũi hơn là mũ nồi.Ban đầu, mũ nồi
chỉ được sử dụng bởi giới quân nhân Pháp và Tây Ban Nha. Nhưng về sau, nó đã trở
thành item đại chúng được yêu thích bởi mọi đối tượng, mọi tầng lớp trên khắp thế
giới.Ưu điểm của mũ nồi là không hề kén mặt, kén kiểu tóc nên gần như ai cũng có
thể diện được.

75
- Đồng hồ Seiko 5Military
Được thiết kế theo phong cách của những năm Chiến tranh Thế giới thứ II, khi mà
những phi công cần chiếc đồng hồ bền, không bị loá sáng bề mặt, với mặt đồng hồ to,
dễ nhìn. Đó còn là lí do kể cả khi không có xu hướng phong cách Military, nam giới
thích sự đơn giản cũng khó mà bỏ qua chiếc đồng hồ này. Seiko 5 Military có 4 màu:
xanh quân đội, vàng rơm, xanh dương và màu đen, mỗi màu đều có thể phối hợp với
nhiều loại trang phục khác nhau.

76
19. PHONG CÁCH MINIMALIST, MAXIMALISM
Phong cách Minimalist
Minimalist style là một thuật ngữ tiếng Anh, nghĩa là phong cách tối giản, đơn giản hóa
các họa tiết, đường nét, kiểu dáng trong việc thiết kế, với mục tiêu hướng đến sự tinh tế,
thanh nhã. Tuy giản lược hóa mọi thứ nhưng phong cách tối giản vẫn đảm bảo giữ lại
những nét hài hòa, chứ không phải cẩu thả. Sự hạn chế về màu sắc, họa tiết, phụ kiện
rườm rà là những đặc trưng tiêu biểu trong xu hướng thiết kế.
Lịch sử hình thành:
Phong cách tối giản xuất hiện lần đầu tiên là ở các nước phương Tây và sau đó lan rộng
sức ảnh hưởng ra tới châu Mỹ đặc biệt là trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến năm
1970. Minimalism trở nên phổ biến vào những năm 1990 nhờ hai bộ sưu tập được thiết
kế bởi Tom Ford cho Gucci năm 1996 và của Marc Jacobs cho Louis Vuitton năm 1998.
Ra đời từ thế chiến thứ 2, tuy nhiên phải đến những năm 20 minimalist mới bắt đầu được
chú ý và lựa chọn, với quan niệm “Tính thanh lịch được thể hiện qua sự thành thoát và
uyển chuyển của đường nét nhiều hơn qua các họa tiết trang trí và khâu đính kim sa"
Đến những năm 1960 minimalist style được phát triển khá mạnh mẻ với Andre
Courrentes và Pierre Cardin qua những chiếc váy dáng suông mang đến cho phụ nữ về
ngoại thành mảnh
Đến năm 1970 những chiếc váy đơn sắc phát triển và rất được thịnh hành, và trong suốt
quá trình phát triển đến nay phong cách minimalist vẫn rất được yêu thích và chưa có dấu
hiệu hạ nhiệt.
Đặc trưng của phong cách minimalist:
- Chiếc quần bò được chọn lựa kỹ lưỡng từ chất liệu và khả năng phối được với
nhiễu mẫu áo như sơ mi hoặc thun. không khiến người mặc phải khó chịu với câu
hỏi mỗi sáng bước ra khỏi nhà răng bộ trang phục mình sẽ mặc là gì, nó có phối
với nhau được hay không.

77
- Chiếc áo khoác cơ bản phối được cho bộ trang phục đang mặc. Bởi lẽ, bộ quần áo
bạn đang mặc chỉ cần được khoác thêm chiếc áo khoác làm từ chất liệu chuẩn như
da hoặc da lộn sẽ khiến bạn trông chỉnh tề cap cấp hơn hẳn.

- Váy đen cho những cô nàng không thích sự rườm rà, cầu kỳ từ thiết kế đúng chuẩn
một người theo đuổi Minimalism cần có.

78
Một số hình ảnh BST về phong cách minimalist

BST Chanel Xuân – Hè 2023

79
Mẫu váy cưới năm 1967 của Balenciaga.

BST Thu Đông Năm 2023 của Gucci


Phong cách Maximalism

80
Chủ nghĩa Tối đa/Maximalism là một thuật ngữ được sử dụng trong nghệ thuật, bao gồm
cả nghệ thuật thị giác và thiết kế từ cuối những năm 1970. Tối đa/Maximalism giải thích
cho xu hướng hoàn toàn đối lập với Chủ nghĩa Tối giản Minimalism, mà đặc trưng là thể
hiện sự phong phú có phần dư thừa của các họa tiết trang chí. Xét trên nhiều khía
cạnh, Tối đa/Maximalism không quá hiệu quả về tính ứng dụng và chức năng như Tối
giản/Minimalism, nhưng độc đáo về tính trang trí. Chủ nghĩa Tối đa/Maximalism rực rỡ
đến lập dị, nhưng cũng cần thông qua một sự sắp xếp và tính toán tốt. Tối đa/Maximalism
gây ấn tượng mạnh đối với thị giác từ sự “bùng nổ” của các màu sắc tươi sáng, sự “đầy
đủ” mọi loại họa tiết cũng như chất liệu. Cùng với đó, Tối đa/Maximalism tạo cảm giác
dư giả, sang trọng bao gồm trong rất nhiều yếu tố hợp thành.
Đặc trưng của phong cách maximalism:
1. Phụ kiện : Từ những chiếc vòng lông vũ đến đồ trang sức to bản cho đến những chiếc
túi nhiều màu sắc, những phụ kiện nổi bật sẽ hoàn thiện bộ trang phục theo chủ nghĩa tối
đa và thêm một chút kịch tính.
2. Màu sắc : Thời trang theo chủ nghĩa tối đa có thể nổi bật với nhiều màu sắc nổi bật
hoặc một số màu bổ sung hoặc tương phản.
3. Họa tiết : Thời trang theo chủ nghĩa tối đa có các họa tiết in đậm và thiết kế phức tạp.
Trộn và kết hợp các mẫu khác nhau là một yếu tố phổ biến trong phong cách tối đa.
4. Hình bóng : Không có hình bóng tiêu chuẩn trong phong cách tối đa, nhưng các nhà
thiết kế thời trang theo chủ nghĩa tối đa ưa chuộng các kiểu tay áo chuông và bóng quá
khổ , váy dài và quần ống rộng .
5. Họa tiết : Thời trang theo chủ nghĩa tối đa thường kết hợp các loại vải khác nhau với
nhiều họa tiết khác nhau — chẳng hạn như nhung, ren, da, sa tanh và lụa — để tạo điểm
nhấn.

81
Một số hình ảnh BST phong cách maximalism

Gucci fall 2020

82
Valentino Xuân/Hè Haute Couture
II. MỘT SỐ THƯƠNG HIỆU & NTK QUỐC TẾ
A. NTK Alexander McQueen

83
Alexander McQueen được xem là nhà thiết kế thời trang nổi tiếng nhất của nước Anh bởi
tài năng và phong cách thời trang dị thường. Sự đam mê của ông bắt nguồn từ nghệ thuật,
âm nhạc và các ý tưởng điên rồ thường xuất hiện trong suy nghĩ. Những thiết kế của ông
lấy cảm hứng khá nhiều từ thiên nhiên hoang dã điển hình như các món đồ làm từ da thú
và màu đen luôn là màu sắc phổ biến trong các thiết kế của ông.
Do đó không khó hiểu khi phong cách Gothic đen tối trầm uất lại được ông ưa thích sử
dụng trong các thiết kế.
Thời trang Gothic là phong cách bí ẩn, ma mị với tone màu đen làm chủ đạo. Nhiều người
đánh giá style này đem lại những cảm xúc u ám, những cảnh hoài niệm. Tuy nhiên, chính
vì những đặc điểm đó mà nó lại thu hút rất nhiều người.
Trong thời trang, Gothic là một trong những phong cách đặc biệt v, dị thường nhất và được
nhiều người lựa chọn để diện đến những sự kiện sang trọng. Thời trang gothic gắn liền với
khuôn mặt lạnh lùng, da trắng nhợt và môi đen. Cùng với đó là các outfit, phụ kiện gam
màu đen.

BST Thu/Đông 2011


Những bộ đầm mang phong cách Gothic xuất hiện trong BST Alexander McQueen
Thu/Đông 2011 với những sáng tạo mạnh mẽ từ những con vixen mặc áo choàng đen, các
tấm ốp bằng da, trang trí bằng lông thú và lông vũ. Tất cả giống như một sàn catwalk của
những con sói sống đầy ma mị, mờ ảo, u ám với màu đen huyền bí.

84
Đặc biệt để tăng thêm vẻ ma mị các thiết kế của ông còn phối thêm những phụ kiện như
thắt lưng da đen, khăn lông lũ, bốt cao cổ, gắn thêm đá lấp lánh, lông nhân tạo,...và thể
hiện rõ nét hơn màu sắc của phong cách Gothic này.

BST Thu/Đông 1996, “Dante”


Đây là một bộ sưu tập thời Victoria theo phong cách gothic được tổ chức trong một nhà
thờ thắp nến, "Dante" có chất liệu denim độc đáo, áo corset lấy cảm hứng từ thế kỷ 18 và
mặt nạ mắt có hình Chúa Giêsu trên thập tự giá. Bên cạnh đó là những phụ kiện nổi bật
như chiếc mũ đội đầu bằng gạc hay vương niệm bằng gai kim loại.

85
B. NTK Ralph Lauren
(nghệ danh Ralph Lifshitz) sinh năm 1939 tại Bronx,
Thành phố New York. Khi còn là một thiếu niên, Ralph
nổi tiếng với phong cách độc đáo. Ông bị cuốn hút bởi
sự sang trọng của thời xưa pha trộn với phong cách
Preppy cổ điển. Ông đã tìm thấy nguồn cảm hứng trong
phong cách cá nhân của các biểu tượng Hollywood như
Fred Astaire và Cary Grant.
Ralph Lauren chưa bao giờ tự coi mình là một nhà thiết
kế thời trang (ông thậm chí còn không học về thiết kế).
Ông không chạy theo xu hướng, thay đổi các bộ sưu tập
của mình theo mỗi mùa, hay cồn cào tìm kiếm các
nguồn cảm hứng quái lạ dị biệt.
Năm 1968, thương hiệu Polo được thành lập
Năm 1970, Lauren nhận giải thưởng Coty Award nhờ
vào những thiết kế đàn ông của ông.
Năm 1971, ông giới thiệu dòng suit nữ được may đo
dựa theo tiêu chuẩn suit nam cổ điển. Sau đó vào năm
1972, Lauren cho ra đời mẫu áo sơmi tay ngắn vải cotton với 24 màu khác nhau.
ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng trong cuộc đời làm sự nghiệp của mình như “Thành
tựu trọn đời” từ CFDA năm 1991, “Nhà thiết kế thời trang nữ của năm” năm 1995 và “Nhà
thiết kế thời trang nam của năm” vào hai năm 1996 và 2007. Đồng thời, ông còn nhận giải
“Huyền thoại thời trang” năm 2007 và giải “Legion of Honour” (tạm dịch: Bắc đẩu bội
tinh) từ chính phủ Pháp vào năm 2010.
Nếu có một nguồn cảm hứng nào đó xuyên suốt trong các sản phẩm của Ralph Lauren thì
đó chính là dấu ấn Mỹ. Năm 78, Lauren đưa ra kiểu mốt đồng quê kết hợp giữa dân dã và
sang trọng, dựa trên những y phục truyền thống của người chăn bò vùng Bắc Mỹ. Lần đầu
tiên, váy bò mặc cùng áo sơ mi dài tay mềm với thắt lưng da, áo vét viền gấu, áo khoác
ngắn cotton mặc trùm bên ngoài…mà trông không hề quê kệch.
Phong cách Preppy
Preppy: là thuật ngữ chỉ một loại hình văn hóa đặc biệt trong thời trang tại Mỹ. Nó
liên quan đến các nghi thức ứng xử, phong cách lối sống, phong cách trang điểm và xu
hướng thời trang giống với những sinh viên trường dự bị đại học tư thục tại Bắc Mỹ.

86
Phong cách preppy và cổ điển, hướng đến tầng lớp thượng lưu Mỹ, chính là phong cách
chủ đạo phát triển nên thương hiệu của nhà thiết kế Ralph Lauren. Nhà thiết kế mong muốn
tạo nên một tầng lớp các quý ông, quý bà tinh tế trong cách họ ăn mặc và cách họ thể hiện
con người mình. Ralph Lauren tìm đến sự cổ điển và từ đó cho ra đời những thiết kế trang
trọng như một người đàn ông trong bộ suit và những người phụ nữ trong chiếc váy dài quý
phái.

87
Khi nói về phong cách của mình, ông cho rằng “Tôi thích sự trường tồn và khí chất – không
phải xu hướng.” Lauren khám phá những ý tưởng mới, từ phong cách châu Âu đến những
thiết kế hoang dại, nhưng tất cả vẫn xoay quanh sự cổ điển lịch thiệp của người Mỹ.
Nhà thiết kế Ralph Lauren quay trở lại cho mùa Thu/Đông 2022
Nhà thiết kế Ralph Lauren quay trở lại cho mùa Thu/Đông 2022 với sự phản chiếu của sự
sang trọng cổ điển của Mỹ. Điều khiến buổi biểu diễn thời trang gần đây trở nên hấp dẫn
hơn là quyết định của Lauren biến một phòng trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại
thành một bản sao phòng khách của ông.
Những vị khách như Janelle Monaé, Henry Golding, Jessica Chastain và nhiều hơn nữa
ngồi trong không gian thoải mái cổ điển nhưng quyến rũ trong phòng khách của Lauren,
bao gồm ghế dài bọc da màu đen, bàn cà phê và những bức tranh giới thiệu quang cảnh
Công viên Trung tâm hiện diện trong căn hộ thực của Lauren . Ngoài bầu không khí thân
mật, bộ sưu tập mới của Lauren như một lời nhắc nhở về kỹ năng của ông đối với những
sản phẩm may mặc cổ điển, vượt thời gian và được thiết kế riêng.
Để phù hợp với đặc tính của thương hiệu, các sản phẩm may mặc trong bộ sưu tập phần
lớn phù hợp cho các bữa tiệc tối black-tie, bao gồm bộ veston, tuxedo, áo choàng tôn dáng,
quần tây và hơn thế nữa. Các sản phẩm trang trọng như suit và tuxedo có thiết kế một màu
và sọc cổ điển với màu đen và xanh nước biển, trong khi những chiếc blazer bắt mắt có
màu đỏ thẫm và trắng. Những chiếc áo khoác dài đến đầu gối bổ sung có cả vải kẻ sọc và
họa tiết houndstooth.
Đối với những khoảnh khắc yêu cầu kiểu dáng chỉnh chu nhưng giản dị, bộ sưu tập đã giới
thiệu một số chiếc áo len cổ lọ có họa tiết kẻ sọc và teddy bear của Ralph Lauren đặc trưng.
Ở những nơi khác trong bộ sưu tập là những mẫu trang phục nữ như váy đầm, quần âu
đương đại, váy và áo cánh có đính ruy băng.

88
89
C. NTK Calvin Klein (Minimalism):

Xuất thân :
Calvin Klein sinh ra trong một gia đình nhập cư Hungary gốc Do Thái và từ nhỏ đã có
niềm đam mê thời trang. Sau khi tốt nghiệp Học viện Công nghiệp thời trang New York
vào năm 20 tuổi, ông mở công ty riêng để có thể thỏa sức thiết kế những mẫu thời trang
độc đáo.
Cuộc đời :

Ông theo học việc tại Dan Millstein, một nhà sản xuất thời trang công nghiệp vào năm
1962, và sau đó trải qua năm năm thiết kế tại cửa hàng New York khác. Năm 1968, ông
thành lập công ty đầu tiên của mình với một người bạn thời thơ ấu, Barry K. Schwartz.
Năm 1973, tên tuổi của ông mới thực sự được biết đến trong ngành thời trang của nước
Mỹ. Klein nhanh chóng trở thành con cưng của làng thời trang ưu tú New York ngay cả
trước khi thành công với sự ra mắt của dòng quần jean đầu tiên của mình. Klein ngay lập
tức được công nhận tài năng sau khi trình diễn BST lần đầu tại Tuần lễ thời trang New
York. Klein được ca ngợi là một Yves Saint Laurent mới, và nổi tiếng với dòng thời trang
đơn giản, thanh lịch theo phong cách minimalism.

Năm 1974, Klein thiết kế mẫu quần jean bó sát, nhanh chóng trở thành mặt hàng nổi bật
nhất, thu về 200,000 đô doanh số bán hàng chỉ trong tuần đầu tiên. Trong cùng năm đó
Klein cũng đã trở thành nhà thiết kế đầu tiên nhận giải nhà thiết kế nổi bật của cả dòng thời
trang nam và nữ của CFDA. Năm 1983, Klein đã được đưa vào Danh sách mặc đẹp nhất

90
quốc tế. Cũng trong năm 1981, 1983 và 1993, ông đã nhận được giải thưởng danh giá từ
Hội đồng thời trang thiết kế của Mỹ.

Từ năm 1980 đến 2003, Calvin Klein liên tiếp cho ra những bộ sưu tập làm rúng động làng
thời trang với biểu tượng gợi tình đầy quyến rũ. Cho đến nay ở tuổi 70, Calvin Klein đã trở
thành một trong những nhà thiết kế thời trang có ảnh hưởng và thành công nhất trên thế
giới.

Phong cách thiết kế :

Nhắc đến Calvin Klein, giới mộ điệu đều nghĩ ngay đến hãng thời trang dành cho nam cực
kỳ nổi tiếng mang tên ông – Calvin Klein. Điều nhà thiết kế Calvin Klein mang đến cho
Calvin Klein chính là ba phong cách chính làm nên một thương hiệu nổi danh toàn cầu như
hiện nay: tối giản (mininal), gợi cảm và lưỡng tính (unisex).

Hãng thời trang Calvin Klein:

Calvin Klein là một đế chế của ngành thời trang, Calvin Klein với tuổi đời hơn 50 năm
luôn là một trong những thương hiệu dẫn đầu trong phân khúc thời trang xa xỉ. Tinh tế
nhưng gợi cảm, thời thượng nhưng nóng bỏng, Calvin Klein như gửi gắm hết tinh hoa nước
Mỹ vào trong từng thiết kế.

Năm 1968, Calvin thành lập Calvin Klein Limited, một cửa hàng áo khoác trong Hotel
York tại thành phố New York, với 10.000 USD
Năm 1973, Calvin lần đầu tiên nhận được giải thưởng Coty American Fashion Critics cho
74 mảnh bộ sưu tập trang phục nữ và cũng là người nhận trẻ nhất nhận giải tại thời điểm
đó.
Năm 1978, tuyên bố doanh số bán hàng của 200.000 cặp quần jean nổi tiếng trong tuần đầu
tiên trên thị trường.
Năm 1990 với thành công trong việc quảng bá và kinh doanh đồ lót nam.
Vào giữa tháng 12 năm 2002, Calvin Klein Inc (CKI) đã được bán cho Phillips Van Heusen
Corp.
Các dòng sản phẩm nổi bật của thương hiệu Calvin Klein
Thời trang
Thời trang Calvin Klein luôn giữ được phong cách tối giản trong từng thiết kế. Không cầu
kỳ, nhiều họa tiết, các thiết kế Calvin Klein vẫn tôn lên được nét sang trọng, thời thượng
nhưng không kém phần quyến rũ cho người mặc.
Hoàn hảo về chất lượng và tinh tế về thiết kế, Calvin Klein luôn là lựa chọn hàng đầu cho
các tín đồ thời trang trong hơn nửa thế kỷ nay.

91
Đồng hồ
Hơn cả một phụ kiện, đồng hồ Calvin Klein đã đánh tan mọi định kiến về chất lượng của
những chiếc đồng hồ thời trang. Mỗi chiếc đồng hồ cK đều trải qua hàng trăm giờ chế tạo
dưới bàn tay của những nghệ nhân Thụy Sĩ một cách cẩn trọng, nâng niu. Không chỉ dừng
lại ở việc đẹp mắt, thời thượng, đồng hồ Calvin Klein đều mang đến chất lượng đáng tự
hào.
Nước hoa
Những sản phẩm nước hoa Calvin Klein không chỉ bắt mắt về mặt thiết kế mà còn mang
đến sự hài lòng về chất lượng. Các tầng hương của nước hoa cK có mùi nhẹ nhàng bởi
thành phần được chiết xuất phần lớn từ các hoa cỏ tự nhiên.
Đặc biệt với dòng nước hoa unisex cK One, người dùng có thể trải nghiệm đến 3 tầng
hương của sản phẩm. Hương thơm ngào ngạt của đu đủ, bạch đậu khấu ở tầng đầu tiên,
hương nhẹ nhàng của hoa lan, hoa hồng và cuối cùng là luồn hương ấm áp từ xạ hương, hổ
phách.

Các bst nổi bật của Calvin klein :

1. Thời trang

Heron Preston for Calvin Klein

92
BST Calvin Klein xuân hè 2011

2. Nước hoa :

Nước hoa Calvin Klein CK One

Nước hoa Calvin Klein Eternity For Men

93
3. Đồng hồ :
Calvin Klein K4E2N616

94
Calvin Klein K6E23141

D. THƯƠNG HIỆU THE FABRICANT (FUTURISTIC):


The Fabricant là thương hiệu thời trang kỹ thuật số hàng đầu trên thế giới. The Fabricant
được mệnh danh là “hãng thời trang của tương lai” bởi những thiết kế tuyệt đẹp với họa
tiết sắc sảo và chân thật.
Công ty được thành lập vào năm 2018 bởi Kerry Murphy cùng với nhà thiết kế kỹ thuật số
Amber Jae Slooten, công ty có trụ sở tại Amsterdam – Hà Lan, đã dẫn đầu thử nghiệm
trong một lĩnh vực mới: quần áo kỹ thuật số.Lấy sứ mệnh hoạt động là điểm nơi giao thoa
giữa thời trang và công nghệ, The Fabricant tạo ra tiền đề cho việc mở rộng biên độ sáng
tạo cho các doanh nghiệp thời trang.

95
The Fabricant đã định vị mình như một thương hiệu thời trang kỹ thuật số cao cấp, thiết kế
những mẫu “Thought Couture” siêu thực và may đo “bespoke” bằng các phần mềm công
nghệ. Thay vì các thợ may và nghệ nhân, các lập trình viên và nghệ sĩ animator sáng tạo ra
tác phẩm. Quần áo kỹ thuật số không nhất thiết phải tôn trọng quy luật vật lý và giới hạn
duy nhất chỉ là trí tưởng tượng của người sáng tạo cũng như kỹ thuật công nghệ của họ.
“Giá trị thực của 3D là nó cho phép chúng tôi sáng tạo hơn và sáng tạo ra những thứ mà
chúng tôi chưa từng thể nghiệm đây, giống như chúng tôi sáng tạo ra một ngôn ngữ thẩm
mỹ mới vậy; đây là một phương cách mới mẻ để thể hiện sự sáng tạo có thể liên kết được
tới những khán giả trẻ, có hiểu biết và thích nghi với kỹ thuật số”, Murphy (nhà sáng lập
thương hiệu) nói.

96
Thương hiệu cũng từng cộng tác với Adidas, Tommy Hilfiger, Under Armour, Atari,
RTFKT, Puma, Peak Performance và Buffalo London để tạo ra những BST độc đáo.
Năm 2019, The Fabricant đã thiết kế và bán một chiếc váy có tên "Iridescence" với giá lên
đến 9.500 đô la Mỹ, trở thành chiếc váy đầu tiên trên thế giới được giao dịch trên
blockchain của chiếc váy kỹ thuật số.

97
The Fabricant thường nhận làm các thiết kế dành riêng với chi tiết chân thật cao. Khách
hàng có thể "mặc" các món đồ này trên các nền tảng mạng xã hội, trong game và thế giới
ảo.
Tầm nhìn dài hạn của The Fabricant là tạo ra các công cụ và sản phẩm giúp chuyển đổi
ngành công nghiệp thời trang lên kỹ thuật số hoàn toàn.

98
Futuristic
Futurism hay còn được biết đến với tên gọi chủ nghĩa vị lai hay trường phái nghệ thuật của
Ý, do Filippo Marinetti khởi xướng vào năm 1909. Futurism như một luồng gió mới trong
nghệ thuật khi bác bỏ quá khứ và bắt đầu tôn vinh một số khái niệm trừu tượng như tốc độ,
máy móc, bạo lực, tuổi trẻ và công nghiệp. Thậm chí còn trừu tượng hơn như các chuyển
động động năng, thời gian,… Nhìn vào những thiết kế Futuristic ta thấy ngay được sự giao
thoa của khoa học công nghệ và thời trang, đem lại cảm giác tiến hóa.
Đặc trưng của Futuristic là những trang phục ánh kim, với đường nét sắc xảo, góc cạnh,
gam màu metallic hoặc màu hologram. Chất liệu thường thấy trong phong cách này là
nhựa, cao su, vải vinyl hoặc kim loại,…

99
Một số BST của thương hiệu The Fabricant
- BST Season 2 Wow Collection
Ở BST này các bộ trang phục được thiết kế bằng họa tiết màu hologram, các khối màu và
họa tiết hoa, kết hợp cùng phom dáng được cắt xẻ lạ mắt tạo sự nổi bật. Một điểm đặc biệt
của các trang phục 3D này là chúng sẽ có những phiên bản màu sắc, họa tiết khác nhau
nhưng vẫn chung phom dáng.

100
- BST Season 1
Ở BST Season 1 các trang phục sẽ thiết kế với màu gradient, và những họa tiết hoa nổi bật
kết hợp cùng kỹ thuật xếp ly, tạo bèo dún để cho ra các thiết kế sáng tạo. Và BST này các
trang phục cũng sẽ có nhiều phiên bản màu sắc khác nhau, nhưng vẫn có cùng 1 phom
dáng.

101
102
III. MỘT SỐ THƯƠNG HIỆU & NTK TRONG NƯỚC:
A. NTK Trương Thanh Hải
Nhà thiết kế Trương Thanh Hải sinh năm
1980, sau khi ra trường ông đã về làm nhiếp
ảnh rồi mới chuyển sang thiết kế thời trang.
Năm 2004, ông lựa chọn sang Pháp du học
chuyên ngành về kỹ thuật may cắt và nghiên
cứu về nhiếp ảnh.
Ông đã từng tham dự rất nhiều show diễn
thời trang như Vietnam Fashion week, Đẹp
Fashion Week show, ... ông đã có nhiều kinh
nghiệm trong ngành thiết kế thời trang và
khẳng định được tên tuổi, phong cách, lối
sống hay một quan điểm trong sự nghiệp thiết
kế thời trang.
Năm 2002: ông thành lập thương hiệu thời
trang TRUONG THANH HAI.
Khi nhắc đến Trương Thanh Hải, những
người yêu thời trang sẽ nghĩ ngay đến áo cưới
hay những bộ cánh dạ tiệc lộng lẫy. Áo cưới
chính là niềm đam mê lớn với Trương Thanh
Hải. Ông phá bỏ hầu hết các luật lệ nhàm

103
chán trong cách thiết kế áo cưới, cho ra đời những bst cưới theo xu hướng thời trang cao
cấp. Tối giản, Retro và những chi tiết làm bằng tay tỉ mỉ như thêu, kết đá là những yếu tố
dễ tìm thấy trong hầu hết các mẫu áo cưới hiện tại của ông. Điểm nhấn trong các thiết kế
của ông là màu trắng, sự thanh lịch, lãng mạn và tinh tế.
Phong cách Retro:
Retro là tên gọi chung của những thiết kế mới được sản xuất và tái hiện trên chất liệu mới,
lấy cảm hứng từ các mẫu trang phục dẫn đầu xu hướng của thập niên 50 đến 70.
Thuật ngữ Retro này được sử dụng từ những năm 1960 của thế kỷ 20, dùng mô tả những
xu hướng, những phong cách trong quá khứ. Những đồ dùng được thiết kế theo phong cách
này sẽ tái hiện lại các kiểu dáng của thời kỳ cổ xưa, kết hợp với các chi tiết hoặc chất liệu
hay cách sản xuất hiện đại. retro là từ rút gọn của retrospective (hồi tưởng quá khứ) hoặc
retrospection, có nguồn gốc từ tiếng Latin retrospective có nghĩa là ngược trở lại.
Bộ sưu tập “Prey Nokor”
Bộ sưu tập Prey Nokor của nhà thiết kế Trương Thanh Hải đã mang lại nhiều cảm xúc đẹp
về thời trang, nữ giới, sự thơ mộng và sự tìm về nét đẹp nguyên bản. Prey Nokor là tên gọi
gốc của Sài Gòn theo tiếng Khmer, còn có nghĩa là thành phố rừng. Nhà thiết kế Trương
Thanh Hải xây dựng bộ sưu tập theo ý tưởng người phụ nữ đô thị trong hành trình tương
lai tìm về nguyên bản. Và đây là một món quà tri ân cho mẹ - người phụ nữ yêu quý nhất
trong cuộc đời của nhà thiết kế Trương Thanh Hải.

104
105
Bộ sưu tập Váy Mùa Hè
Nhà mốt Việt chọn tông nude và xanh midnight làm hai gam màu chủ đạo cho bộ sưu tập
hè 2021. Đây cũng là hai tông màu không quá kén da và dễ ứng dụng hàng ngày. Các chất
liệu đũi, bố, crepe được chọn lọc và thể hiện đa dạng trên nhiều dáng váy ôm khít eo, đầm
xoè hơi hướng cổ điển, váy hai dây, chân váy chữ A, đầm trễ vai phù hợp xu hướng mùa
hè.
Đề cao phong cách tối giản nhưng các chi tiết trên từng trang phục đều đắt giá. Bởi theo
nhà thiết kế, mỗi sản phẩm đều được tạo ra với tình yêu nghề và duy mỹ đến tận cùng.
Sử dụng màu đơn sắc cho loạt váy mùa hè, nhưng nhà thiết kế khéo áp dụng nhiều kỹ thuật
cắp ráp tỉ mỉ để mang tới điểm nhấn độc đáo.

106
B. NTK Phương My

107
Nhà thiết kế Phương My tên đầy đủ Trần Phương My, sinh ra và lớn lên tại Việt Nam. Cô
bắt đầu sang Mỹ từ năm 13 tuổi. Từng theo học chuyên toán tại UCLA (Mỹ), nhưng
Phương My sớm từ bỏ vì để theo đuổi sở thích vẽ, thiết kế và thời trang. Cô hoàn tất việc
học ở Academy of Art University tại California và tốt nghiệp Học viện Mỹ Thuật San
Francisco vào năm 2012. Năm 2011, liên tục có những hoạt động nổi bật như "Black V
Fashion Show" với tư cách là 1 trong 5 gương mặt NTK trẻ nổi bật của San Francisco. Góp
mặt tại "Tokyo Fashion Fuse". Tham gia New York Fashion Week cho xu hướng Xuân
2012. Năm 2013, khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam.Cô nuôi dưỡng mục tiêu trở
thành một trong những NTK gốc Việt đầu tiên mang thương hiệu của mình ra thế giới, để
có thể giới thiệu về vẻ đẹp đất nước, con người Á Đông. Đó cũng là định hướng phát triển
thương hiệu Phương My Phong cách chủ đạo của thương hiệu Phương My nhắm vào dòng
thời trang ứng dụng ( Ready to wear). Các thiết kế không dựa vào tính cách hay cảm hứng
cá nhân của NTK, mà dựa vào tính cách và nguồn cảm hứng từ những người phụ nữ xung
quanh cô. Thành tựu: - Nhà thiết kế thời trang trẻ vào top “30 gương mặt nổi bật dưới 30”
do Forbes Việt Nam bình chọn tháng 2/2015
Bộ sưu tập Xuân Hè 2015

108
BỘ SƯU TẬP XUÂN HÈ 2016
50 mẫu thiết kế thuộc bộ sưu tập Xuân Hè 2016 của Phương My được ví như cánh cửa thần
kỳ dẫn dến thế giới đại dương sâu thẳm. Nơi ẩn chứa biết bao điều huyền bí, kỳ thú, những
cung bậc cảm xúc đa chiều của người phụ nữ lúc sôi nổi lúc trầm mặc. Nhà thiết kế Phương
My khéo léo xử lý vải cùng kỹ thuật cắt may tài tình với phần vải trang trí may bên hông
tựa như những cơn sóng mềm mại. Hay đầm nhiều lớp may chồng lên nhau khiến mọi
người liên tưởng đến những đợt sóng vỗ bờ.

109
Phần thiết kế peplum chiết eo được tiết chế hài hòa giúp tôn vinh kiểu dáng đầm hồng hồ
cát ôm eo, phần hông phồng đặc trưng của thương hiệu Phương My.
1. Classic:
+ ĐẶC ĐIỂM: Phong cách classic là phong cách cổ điển thời trang được đông đảo những
người đam mê thời trang hâm mộ và tin tưởng bởi sự thanh lịch, tinh tế xen lẫn chiều
dài lịch sử chỉ với 4 cụm từ đơn giản nhưng đặc trưng: Đơn giản, Sang trọng, Lịch sự,
Nữ tính.
Đặc trưng: thiết kế hầu hết không phô trương, màu sắc không lòe loẹt cũng như kiểu dáng,
chất liệu vải nền nã, trung tính. Sự đơn giản, lịch sự, chi tiết các đường nét mang tính kinh
điển của thời trang nên việc lỗi mốt là điều hầu như rất hiếm. Sự nền nã trong màu sắc, sự
dịu mắt khi nhìn, phần họa tiết không quá nổi bật chính là điểm đặc trưng của phong cách
classic.
Như vậy, NTK Phương My đã sử dụng chất liệu, màu sắc cũng như họa tiết đơn giản nhưng
không kém phần thanh lịch để làm nổi bật lên vẻ đẹp vừa dịu dàng nhưng cũng mạnh mẽ
của người phụ nữ.

110
C. NTK THẠCH LINH

Cô xuất thân là ca sĩ. Yêu nghệ thuật


từ bé lại thêm thích vẽ Thạch Linh
theo đuổi và nổi bật với các trang
phục thổ cẩm, áo dài, yếm, tứ thân
cách điệu, váy,...kết hợp những nét
đa dạng độc đáo của truyền thống
dân tộc cùng những kỹ thuật tinh xảo
thời hiện đại nhưng vẫn mang một
nét gì đó được gọi là hồn của dân
tộc.Cô có một niềm đam mê đặc biệt
với thổ cẩm miền núi và giấc mơ
mang thổ cẩm đi khắp thế giới

111
Phong cách Ethnic ( Dân tộc)

Ethnic style hay còn gọi đến với phong cách dân tộc. Từ "dân tộc" ngày càng được sử
dụng nhiều trong từ vựng thời trang. Khi nghe đến “quần áo dân tộc”, “phong cách dân
tộc”, “phụ kiện dân tộc” hay “thời trang dân tộc”, chúng ta nghĩ ngay đến những món đồ
sặc sỡ, chất liệu tự nhiên, hoa văn kỳ lạ. Tuy nhiên, khi gắn liền với thời trang, tính từ "dân
tộc" mang một ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. Trên thực tế, thời trang dân tộc, ngoài khía
cạnh thẩm mỹ, còn hàm ý sản xuất thủ công và sử dụng các vật liệu tự nhiên và cao quý.
Do đó, chúng ta không nên nhầm lẫn giữa phong cách dân tộc và thời trang dân tộc. Bằng
cách chọn thời trang dân tộc, ngoài việc khẳng định cá tính của bạn với quần áo và phụ
kiện độc đáo, bạn còn lựa chọn tính xác thực và chất lượng.

BST MÙA TẾT


Rất nhiều thiết kế trong BST "Mùa Tết" của Thạch Linh mang đậm màu sắc Tết truyền
thống. Đó là hình ảnh của những ông đồ già ngồi viết câu đối Tết, Táo quân cưỡi cá chép
chầu trời, thiếu nữ chơi đàn tỳ bà giữa vườn hoa xuân, phiên chợ quê ngày cuối năm…
Rồi hình ảnh của hoa đào, hoa mận khi điểm xuyết xinh xắn, tinh tế, khi lại nổi bật thành
điểm nhấn của tà áo dài Tết. Tất cả các chi tiết, hoa văn trên tà áo đều được vẽ tay thủ công.
Với BST "Mùa Tết", Thạch Linh thiết kế nhiều kiểu dáng đa dạng, kết hợp hài hòa giữa
nét đẹp truyền thống và văn hóa đương đại.

112
BST ÂM SẮC ĐẠI NGÀN
Kết hợp chất liệu thổ cẩm dệt thủ công, thổ cẩm được in ấn các họa tiết đặc sắc cùng với
các chất liệu như vải tafta, oganra, lụa, tơ cùng các phụ kiện độc đáo và đính hạt thủ công
trên áo váy cầu kỳ, tỉ mỉ để tạo nên những bộ trang phục rực rỡ. Cô mong muốn góp phần
lưu giữ chất liệu, nghề thủ công dệt thổ cẩm đặc sắc của người dân tộc vùng cao phía Bắc
Đặc biệt, cô muốn lan tỏa hơn vẻ đẹp của thổ cẩm, của trang phục của đồng bào vùng cao
bằng việc hòa trộn nó với vẻ đẹp áo dài, váy hiện đại, tạo nên sự đặc sắc mới mẻ cho cả áo
dài và trang phục dân tộc, thổi một làn gió mới mẻ vào các thiết kế trang phục thổ cẩm Việt
Nam.
Sự kết hợp giữa những nét đặc trưng của thổ cẩm vùng cao với váy, áo dài đã đã tạo nên
sợi dây kết nối văn hóa, đưa bản sắc văn hóa dân tộc hòa chung với nhịp sống hiện đại và
giới trẻ thời đại 4.0

BST MIÊU HOA

113
BST Miêu Hoa được phác hoạ trên hai yếu tố chính là hoa và miêu – linh vật của năm
2023. Vẫn không xa rời điều cốt lõi là truyền thống, bộ sưu tập còn lồng ghép vào đó hình
ảnh của những bức tranh dân gian đông hồ, hoạ tiết cổ phục. Những chiếc yếm được làm
mới một cách khéo léo và tài tình, đan xen cũ và mới, cách tân và truyền thống.
Khi kết duyên cùng kỹ thuật dún bèo, dập ly hiện đại những thiết kế trở nên bay bổng.

D. NTK Đỗ Mạnh Cường và phong cách thiết kế Minimalist.

Đỗ Mạnh Cường.
- Sinh ngày 24 tháng 12 năm 1981 tại Hà Nội.

114
- Anh là một nhà thiết kế thời trang người Việt Nam bắt đầu hoạt động từ những năm 2007-
2008.
- Sau khi học xong cấp 3 anh thi đại học vào ngành báo chí nhưng thi trượt ba năm liền.
Sau đó anh thi vào Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, sang năm thứ hai anh sang Pháp học
thời trang dù thời điểm đó anh không thích thời trang lẫn qua Pháp.
- Anh theo học tại Trường Quốc tế Mod’art Paris và Viện Nghiệp đoàn Thời trang cao cấp
Paris (Pháp).
- BST “Trophees Saint Roch” được trình diễn tại Cung điện Hoàng gia Louvre, Paris, Pháp
của Đỗ Mạnh Cường là một trong những bài tốt nghiệp đạt điểm cao nhất.
- Năm 2007, Đỗ Mạnh Cường ra mắt BST Cô đơn tại Đẹp Fashion Show và tạo được tiếng
vang.
- Năm 2009, Đỗ Mạnh Cường mở cửa hàng thời trang đầu tiên và liên tục đạt được thành
công trong nước và quốc tế với thương hiệu DMC by Do Manh Cuong.
Phong cách thiết kế của anh được biết đến với:
- Các đường nét đơn giản, các gam màu không quá chói lọi.
- Các thiết kế thường được thể hiện dưới một palette màu đơn sắc, trung tính.
- Thường được chú trọng trong đường cắt, kĩ thuật draping và một số những kĩ thuật may
khác.
-> Qua những mô tả đó, ta biết được rằng phong cách mà Đỗ Mạnh Cường chọn theo để
thiết kế là phong cách Minimalist (phong cách tối giản).
Phong cách tối giản (Minimalist)
Phong cách tối giản là một định hướng thiết kế được đặc trưng bởi sự đơn giản và sử dụng
các yếu tố tối thiểu.

Như là:

- Các đường nét đơn không chồng chất nhau, các hình khối rõ ràng.

- Bảng màu đơn sắc, trung tính.

- Giảm thiểu tối đa các chi tiết thừa, chỉ giữ lại những phần thật sự cần thiết.

CÁC BỘ SƯU TẬP MANG PHONG CÁCH MINIMALIST CỦA ĐỖ MẠNH


CƯỜNG
BST “THE MUSE” 2012
115
Bộ sưu tập "The Muse" của Đỗ Mạnh Cường phản ánh phong cách thiết kế tối giản của
anh. Các thiết kế mang nhiều hình dáng đơn giản, không có bất kỳ chi tiết trang trí không
cần thiết nào và các đường nét rõ ràng tạo nên vẻ ngoài tinh tế. Cách phối màu trung tính,
chủ yếu là đen, xám, tạo thêm sự gắn kết cho các thiết kế trong khi vẫn phong cách tối giản
vẫn luôn được thể hiện.

Sự chỉn chu đến từng chi tiết của Đỗ Mạnh Cường cũng là một điểm nhấn mấu chốt trong
bộ sưu tập "The Muse". Anh tạo thêm sự thú vị cho các thiết kế thông qua những đường
may phức tạp và chi tiết trang trí tinh tế, nhưng vẫn giữ nguyên vẻ tối giản. Anh kết hợp
các yếu tố tạo hình cấu trúc như kĩ thuật boning và đan xen để tạo nên cái nhìn gọn gàng
cho các đường nét và duy trì hình dáng thanh lịch của trang phục, đồng thời tăng thêm mức
độ tao nhã cho các thiết kế.

Tóm lại, bộ sưu tập "The Muse" tiêu biểu cho phong cách tối giản của Đỗ Mạnh Cường
với phom dáng đơn giản, cách phối màu trung tính, chú trọng đến từng chi tiết và kết hợp
các yếu tố cấu trúc, kĩ thuật tạo hình.

116
BST THU ĐÔNG 2013 - “BUTTERFLY”

Bộ sưu tập "Butterfly" của Đỗ Mạnh Cường năm 2013 cũng đã thể hiện phong cách thiết
kế tối giản của anh một cách đẹp mắt và tinh tế. Bộ sưu tập nổi bật với các kiểu dáng vừa
vặn, đường nét rõ ràng và tập trung vào sự đơn giản, tất cả đều là đặc điểm nổi bật của
phong cách thiết kế Minimalist. Mặc dù tập trung vào sự đơn giản, nhưng Đỗ Mạnh Cường
vẫn kết hợp các yếu tố độc đáo vào bộ sưu tập, chẳng hạn như việc sử dụng kĩ thuật draping
và áp dụng các hình khối uyển chuyển tạo thêm nét chuyển động và sự mềm mại cho các
thiết kế, họa tiết bươm bướm đã được tối giản, được dùng để gửi gắm thông điệp một cách
mỹ miều, tinh tế.

Những yếu tố độc đáo này thật sự mang đến nét thú vị cho bộ sưu tập, đồng thời cũng
chứng tỏ khả năng của Đỗ Mạnh Cường trong việc cân bằng giữa sự tối giản với những ý
tưởng phá cách. Bộ sưu tập là một ví dụ điển hình về tính linh hoạt của anh và thể hiện
được hoàn toàn kỹ năng của một nhà thiết kế trong việc kết hợp các yếu tố độc đáo vào các
thiết kế tối giản của mình mà không làm mất đi vẻ ngoài gọn gàng và nhã nhặn của chúng.
117
Bao gồm các đường nét rõ ràng cùng với phom dáng vừa vặn cùng các yếu tố độc đáo riêng
biệt, kết hợp với sự tập trung vào yếu tố đơn giản, khiến bộ sưu tập này trở thành một ví
dụ nổi bật cho phong cách thiết kế Minimalist của Đỗ Mạnh Cường.

118
BST “THE TWINS” 2014

Bộ sưu tập được Đỗ Mạnh Cường lấy ý tưởng từ sự tuyệt vời của tạo hóa thông qua hình
ảnh các cặp song sinh, kết hợp sự đơn giản với sự thanh lịch, bộ sưu tập giới thiệu đến với
khán giả một bảng màu dịu mắt, chủ yếu là đen, trắng và xám, nhưng cùng với phong cách
thiết kế tối giản của anh, Đỗ Mạnh Cường vẫn luôn thích đem đến những điều mới lạ, độc
đáo, do đó bảng màu của bộ sưu tập còn xuất hiện thêm các gam màu như đỏ chói, vàng
rực, xanh dương, đều mang vẻ tươi tắn, đi cùng với sự bắt mắt, ấn tượng. Các thiết kế mang
kiểu dáng đẹp đẽ và gọn gàng, với điểm nhấn mạnh mẽ là phom dáng vừa vặn và đường
nét trang phục ôm sát hoặc thẳng thóm, tạo thành nhiều các đường lối thu hút, dẫn dắt cho
ánh nhìn người xem. Để tăng thêm nét hiện đại, những đường cắt bất đối xứng và nhiều
hình dạng khối hình học cũng được kết hợp xuyên suốt trong bộ sưu tập. Mặc dù đơn giản
nhưng bộ sưu tập vẫn gây ấn tượng mạnh mẽ nhờ các yếu tố đặc biệt như vải được xếp nếp
phức tạp hay những gam màu đặc sắc được xuất hiện bất ngờ. BST lần này cũng lại là một
minh chứng cho khả năng của Đỗ Mạnh Cường trong việc cân bằng giữa sự tối giản và
những thiết kế mang tính phá cách của anh. Bộ sưu tập "The Twins" là hiện thân của phong

119
cách tối giản của Đỗ Mạnh Cường, thể hiện tâm huyết của anh trong việc tạo ra những thiết
kế vừa thanh lịch và tinh tế, mà cũng lại vừa hiện đại vừa cổ điển.

120
121

You might also like