You are on page 1of 37

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 


 

BÀI TẬP NHÓM 


BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH
MÔN: NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG 2 (121)_01
GIẢNG VIÊN: TRẦN TRỌNG ĐỨC
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 3
NGÔ KHÁNH HUYỀN – 11196505
ĐÀO ĐÌNH TÂN – 11196305
HỒ SỸ HUY – 11192367
NGUYỄN VINH QUANG - 11194390
NGUYỄN VIỆT ANH – 11190445

HÀ NỘI, THÁNG 10/2021


MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP........................................................................................................3
1. Giới thiệu chung..............................................................................................................................3
2. Cơ sở hạ tầng và công nghệ sản xuất:............................................................................................4
3. Nguồn cung ứng đầu vào của công ty.............................................................................................4
4. Cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu......................................................................................5
a) Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu........................................................................................................5
b) Cơ cấu thị trường xuất khẩu.......................................................................................................5
5. Tình hình kinh doanh......................................................................................................................6
II. ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG, KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH..................................................6
1. Phân tích các đặc điểm thị trường Hoa Kỳ.....................................................................................7
a) Chính trị.......................................................................................................................................7
b) Kinh tế.........................................................................................................................................8
c) Văn hóa tiêu dùng.......................................................................................................................9
d) Công nghệ..................................................................................................................................10
e) Pháp luật...................................................................................................................................11
2. Khách hàng mục tiêu tại thị trường Hoa Kỳ.................................................................................13
3. Đối thủ cạnh tranh........................................................................................................................15
a) H&M..........................................................................................................................................15
b) Zara............................................................................................................................................16
III. XÁC ĐỊNH SẢN PHẨM, THỜI ĐIỂM KINH DOANH.........................................................................16
1. Ngành hàng kinh doanh................................................................................................................16
2. Xác định sản phẩm........................................................................................................................17
3. Thời điểm kinh doanh...................................................................................................................19
IV. ĐẶT RA MỤC TIÊU KINH DOANH..................................................................................................20
V. ĐỀ RA BIỆN PHÁP THỰC HIỆN...........................................................................................................21
1. Sản xuất.........................................................................................................................................21
a) Quy trình sản xuất:....................................................................................................................21
b) Chi phí sản xuất:........................................................................................................................21
2. Vận chuyển....................................................................................................................................22
3. Kênh phân phối.............................................................................................................................23
a) Cửa hàng bán lẻ:.......................................................................................................................23

1|NHÓM 3-NVNT2
b) Sàn thương mại điện tử Amazon.............................................................................................25
c) Website của công ty..................................................................................................................26
4. Biện pháp quảng cáo, xúc tiến bán hàng:.....................................................................................27
a) Content Marketing:...................................................................................................................28
b) Hợp tác với các Fashion Influencer – Influencer Marketing.....................................................28
c) Trưng bày sản phẩm tại các hội chợ triển lãm.........................................................................31
d) Quảng cáo trên Amazon:..........................................................................................................32
VI. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SƠ BỘ.........................................................................................................33
1. Bán hàng qua cửa hàng bán lẻ và website:..................................................................................33
2. Bán hàng qua Amazon..................................................................................................................34
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC...................................................................................................................36

2|NHÓM 3-NVNT2
I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1. Giới thiệu chung

Tên công ty: Công ty Cổ phần Thời trang Artemis 


Tên giao dịch quốc tế: ARTEMIS GARMENT CORPORATION
Công ty Artemis chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc và thiết
kế thời trang chủ yếu là các sản phẩm về thời trang nhanh, cụ thể là quần áo theo
xu hướng trẻ trung, hiện đại, hợp thời trang và dễ mặc. Đồ của Artemis có nhiều
thiết kế phù hợp cho mọi lứa tuổi và giới tính nhưng tập trung chủ yếu vào phái
nữ. 
 Ban lãnh đạo chủ chốt của Artemis bao gồm
 Tổng giám đốc, Chủ tịch hội đồng quản trị : Ông Đào Đình Tân
 Phó tổng giám đốc : Bà Ngô Khánh Huyền
 Giám đốc điều hành 1: Anh Nguyễn Việt Anh
 Giám đốc điều hành 2: Ông Hồ Sỹ Huy
 Giám đốc điều hành 3: Ông Nguyễn Vinh Quang
 Slogan: 
  “Chúng tôi thiết kế trang phục còn bạn mới chính là người tạo nên thời
trang”
 Tầm nhìn và sứ mệnh:
Cũng giống như bất kỳ một thương hiệu nào được ra mắt trước mặt công chúng,
Artemis cũng có những tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh của bản thân như sau: 
 Tầm nhìn: “Dẫn đầu trong chu kỳ thay đổi của thời trang.”
o Tuyên bố về tầm nhìn ở trên cho thấy những nỗ lực của Artemis trong
việc ưu tiên về xu thế hợp thời trang trong khi vẫn giữ được giá cả phải chăng.
Sứ mệnh: “Thúc đẩy sự thay đổi tích cực lâu dài và cải thiện điều kiện sống
bằng cách đầu tư vào con người, cộng đồng và các ý tưởng đổi mới.”

3|NHÓM 3-NVNT2
o Tuyên bố sứ mệnh này của Artemis giải thích cách thương hiệu thời
trang này giới thiệu các thiết kế của mình thông qua việc chuyển đổi trải
nghiệm mua sắm và cải thiện cuộc sống. Tất cả các cửa hàng Artemis đều tập
trung vào niềm vui được mua sắm và hạnh phúc của Khách hàng.
2. Cơ sở hạ tầng và công nghệ sản xuất: 
 Hiện nay, Artemis đang sở hữu 21 đơn vị sản xuất trực thuộc trong nước với
tổng diện tích nhà xưởng là 5.570.932 m2, cùng với hơn 6000 bộ thiết bị máy
móc sản xuất, có gần 20000 lao động. Artemis luôn đi đầu trong việc nghiên
cứu và mạnh dạn áp dụng công nghệ mới, trong đó nổi bật là đầu tư ứng dụng
công nghệ sản xuất tinh gọn - Lean Manufacturing. Bên cạnh đó, Artemis cũng
đã đầu tư thiết bị hiện đại vào sản xuất như hệ thống giác sơ đồ/trải vải/cắt tự
động, hệ thống dây chuyền sản xuất tự động cùng các loại máy móc thiết bị
chuyên dùng hiện đại khác như máy mổ túi tự động, máy tra tay, máy lập
trình…
  Bên cạnh đó, công ty cũng đang chuẩn bị các điều kiện để tiếp nhận các
chương trình đầu tư về thiết bị và công nghệ của Tập đoàn South Island, của các
Tập đoàn Nhật Bản như: Itochu, Mitsubishi, Marubeni, Sumitomo, Sandra. Nhờ
vậy, năng suất, chất lượng được tăng lên rõ rệt, thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng và thị trường. Ngoài ra, công ty còn xây dựng đồng bộ ba hệ thống quản lý
ISO 9000, SA 8000, ISO 14000. Đây là cơ sở để gây dựng lòng tin của khách
hàng đối với các hàng hóa mà họ có nhu cầu. Họ có thể yên tâm với các sản
phẩm may mặc nhập khẩu của công ty hoàn toàn tốt, không gây hại cho sức
khỏe và môi trường sống của họ. Đây cũng là yếu tố góp phần nâng cao tính
cạnh tranh của công ty. Bởi vì so với phần lớn các doanh nghiệp sản xuất may
mặc ở Việt Nam chưa áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ thì rõ ràng
Artemis có lợi thế hơn . 
 Hệ thống cửa hàng: Hiện tại, Artemis là một trong những doanh nghiệp có
hệ thống cửa hàng lớn nhất trong ngành với hơn 1.300 cửa hàng giới thiệu và
bán sản phẩm trên khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Bên cạnh đó, Artemis
cũng đưa những sản phẩm vào các trung tâm mua sắm với nhận định rằng việc
đưa sản phẩm vào các trung tâm mua sắm không những để kinh doanh mà còn
để quảng bá cho chính thương hiệu mình.
 Về máy móc thiết bị: Máy móc, thiết bị sản xuất của Artemis áp dụng hầu
như được cung cấp từ  Công ty Tungshing sewing machine Co.Ltd - một công
ty hợp tác kinh doanh với Artemis chuyên cung ứng thiết bị ngành may đến từ
HongKong. Điều này làm cho chi phí máy thiết bị khá đắt  đỏ tuy nhiên kèm
theo đó là chất lượng sản phẩm cũng được đảm bảo. Bên cạnh đó Công ty
Tungshing sewing machine Co.Ltd cũng kiêm luôn tư vấn, bảo trì, sửa chữa cho
công ty Artemis. Ngoài ra, Artemis cũng đang áp dụng một số máy móc thiết bị

4|NHÓM 3-NVNT2
đến từ Nhật Bản và Ấn Độ nhằm giúp phần nào giảm sự lệ thuộc về công nghệ
đắt đỏ của Hong Kong.
3. Nguồn cung ứng đầu vào của công ty

Artemis đang chủ yếu sử dụng nguồn cung nguyên liệu tại chính Việt Nam và chỉ
nhập khẩu những nguồn nguyên liệu từ nước ngoài nếu không thể tìm kiếm được
nguồn cung đủ chất lượng tại Việt Nam. Công ty đã nhận thấy được tiềm năng
thành công nếu tận dụng tốt được nguồn nguyên liệu trong nước là rất lớn khi chi
phí cho nguồn nguyên liệu thấp hơn so với nhập khẩu quá nhiều từ nước ngoài
điều này rất quan trọng đối với lĩnh vực thời trang nhanh mà công ty đang theo
đuổi. Trong khi, ngành trồng bông và kéo sợi là khâu của đoạn đầu của chuỗi dệt
may và giữ vai trò trọng yếu trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào và cho các
phân đoạn còn lại gồm dệt – nhuộm và cắt may. Tính đến năm 2020, Việt Nam có
khoảng 7.5 triệu cọc sợi, chiếm khoảng 2.04% số lượng toàn cầu, tương ứng ở vị
trí thứ 6 trên thế giới. Với năng lực sản xuất hiện tại, Việt Nam có thế sản xuất
được khoảng 700,000 tấn sợi mỗi năm.
Hiện tại, tập đoàn Vinatex là nhà cung ứng bông sợi lớn nhất cho Artemis và nhiều
doanh nghiệp dệt may khác. Cùng với đó Bản thân Artemis cũng đang dần hình
thành các vùng trồng nguyên liệu riêng ở Đắk Lắk , Kontum,… Việc đầu tư phát
triển nguồn nguyên phụ liệu trong nước sẽ giúp tăng tỷ lệ nội địa hóa từ mức 60%
hiện nay lên tới 75% năm 2025. Xây dựng mối quan hệ bền vững giữa các doanh
nghiệp dệt may với các vùng trồng dâu tằm và bông sợi và xây dựng các trung tâm
giao dịch nguyên phụ liệu quy mô lớn trở thành các chợ đầu mối buôn bán nguyên
phụ liệu.
Ngoài ra, Artemis còn nhập khẩu thêm nguyên phụ liệu là ở một số quốc gia khác
như Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Trung Phi, Bangladesh, … nơi có những nguồn
cung lớn chất lượng và khá ổn định.
4. Cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu
a) Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

5|NHÓM 3-NVNT2
Qua bảng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty ta có thể thấy rằng Áo Jacket là
sản phẩm chiếm kim ngạch xuất khẩu chủ yếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
công ty.
b) Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Qua bảng phân tích có thể thấy rằng hiện tại thị trường EU và Nhật Bản là 2 thị
trường lớn nhất mà công ty tập trung xuất khẩu.
5. Tình hình kinh doanh

            
đơn vị: triệu đồng
Có thể thấy doanh thu thuần của công ty sụt giảm gần 2000 tỷ đồng tương đương
21% từ năm 2019 đến năm 2020 xuống còn hơn 7000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế
giảm 55%, lợi nhuận sau thuế giảm 52%.
Lý do cho sự sụt giảm này là bởi tác động kinh hoàng của đại dịch Covid 19 khiến
các cửa hàng phải đóng cửa, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, công nhân phải nghỉ việc
hoặc giảm giờ làm để phòng dịch, các đơn hàng xuất khẩu giảm đáng kể, chi phí
nguyên vật liệu, logistic tăng mạnh… 
Tuy nhiên, công ty vẫn ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2020 là gần 150 tỷ đồng
chứng tỏ rằng tình hình kinh doanh của công ty vẫn có khả quan trước những tác
động của đại dịch.

6|NHÓM 3-NVNT2
II. ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG, KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI THỦ
CẠNH TRANH 

1. Phân tích các đặc điểm thị trường Hoa Kỳ

a) Chính trị 

Hạn ngạch

Hạn ngạch được bãi bỏ đối với tất cả các nước thành viên của WTO, Hoa Kỳ có tới
46 Hiệp định khác nhau về hàng dệt may theo tinh thần của Hiệp định về Hàng dệt
và May mặc (ATC) của WTO do đó các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt
Nam sang Hoa Kỳ không phải chịu hạn ngạch.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung:

    Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung mang lại nhiều thuận lợi cho ngành dệt may
Việt Nam. Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng dệt may từ Trung Quốc, đã
tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng thị phần xuất khẩu sang
Mỹ. Bộ Công Thương nhận định, một phần thời cơ đến từ cuộc chiến thương mại
Mỹ – Trung, khi nhiều đơn hàng xuất vào Mỹ đã rời Trung Quốc chuyển qua Việt
Nam. Ngành dệt may của Việt Nam là một trong những ngành được hưởng lợi
nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nhờ 2 khía cạnh: Đồng Nhân
dân tệ mất giá mạnh so với USD, qua đó cũng mất giá so với đồng Việt Nam, giúp
các doanh nghiệp nhập được vải, các nguyên phụ liệu dệt may từ Trung Quốc với
giá rẻ hơn; ngành dệt may Việt Nam có thể chiếm thêm thị phần của Trung Quốc
tại thị trường Mỹ nhờ mức giá cạnh tranh hơn.

Quan hệ ngoại giao giữa 2 nước:

25 năm sau khi thiết lập quan hệ song phương vào năm 1995, Hoa Kỳ và Việt Nam
đã trở thành đối tác đáng tin cậy với tình hữu nghị dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn
nhau. 

Từ năm 2000, Lãnh đạo cấp cao hai nước đã thực hiện 10 chuyến thăm lẫn nhau,
trong đó, phía Việt Nam có ba chuyến thăm Hoa Kỳ nổi bật: chuyến thăm năm
2013 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, xác lập quan hệ Đối tác toàn diện;
chuyến thăm năm 2015, với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành lãnh đạo
Đảng cao nhất lần đầu thăm chính thức Hoa Kỳ và chuyến thăm năm 2017, với

7|NHÓM 3-NVNT2
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là nhà lãnh đạo đầu tiên của một nước
ASEAN tới Washington sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức. Về phía
Hoa Kỳ, các Tổng thống đương nhiệm đều đã ghé thăm Việt Nam, riêng Tổng
thống Donald Trump đã thăm Việt Nam hai lần vào năm 2017 và 2019. Mỗi
chuyến thăm của cả lãnh đạo 2 bên đều để lại những dấu mốc mới, mở ra những
giai đoạn mới cho quan hệ 2 nước.

Cụ thể, qua các chuyến thăm, hai bên đã thông qua 8 Tuyên bố chung. Đặc biệt,
Tuyên bố chung năm 2013 đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa
Kỳ với 9 lĩnh vực hợp tác trọng tâm, trong đó lần đầu tiên xác định nguyên tắc hợp
tác cùng có lợi, bình đẳng, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của nhau. Tuyên bố chung năm 2015 đưa ra tầm nhìn chung cho quan
hệ hai nước, nhấn mạnh làm sâu sắc quan hệ đối tác lâu dài, tăng cường hợp tác
trên các vấn đề khu vực và toàn cầu. Tuyên bố chung năm 2017 đề ra lộ trình đưa
quan hệ hai nước đi vào chiều sâu.

Một bộ phận quan trọng, không thể tách rời của quan hệ giữa Việt Nam-Hoa Kỳ
đang phát triển năng động, ấn tượng nhất là về kinh tế-thương mại và đầu tư. Từ
mức 450 triệu USD trong 1995, kim ngạch song phương đã tăng 170 lần lên 76 tỷ
USD vào năm 2019. Kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng gia tăng tính bổ trợ
và tương hỗ lẫn nhau. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam, với nhiều mặt hàng có thế mạnh như thủy sản, dệt may, giày dép, nông sản…
Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng là một trong những thị trường xuất khẩu tăng
trưởng nhanh nhất của Hoa Kỳ. Nhu cầu và thị hiếu của người dân Việt Nam ngày
càng ưa thích tiêu dùng các sản phẩm thương hiệu Mỹ, từ nông sản, viễn thông,
hàng không cho đến dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục…

b) Kinh tế

Ngày 26/8, Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu cho thấy, nền kinh tế nước này
đang tăng trưởng với tốc độ hằng năm đạt 6,6% trong quý II/2021, tăng nhẹ so với
mức ước tính 6,5% được đưa ra trước đó. 

Báo cáo từ Bộ Thương mại Mỹ ghi rõ: “Trong quý II/2021, các khoản hỗ trợ của
chính phủ dưới hình thức cho các doanh nghiệp vay và các khoản trợ cấp cho chính
quyền địa phương và tiểu bang đã tăng lên, trong khi phúc lợi xã hội cho các hộ gia
đình như các khoản hỗ trợ chi trả trực tiếp lại giảm”.

Theo giới phân tích, nền kinh tế Mỹ sẽ không chỉ đánh dấu mức tăng trưởng cao
trong quý II mà còn duy trì mức vững chắc này trong nửa cuối năm nay. Điều này
đạt được trong bối cảnh Chính phủ Mỹ tung ra gói cứu trợ lớn và chiến dịch tiêm

8|NHÓM 3-NVNT2
vaccine ngừa COVID-19 góp phần thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng, hoạt động đóng góp
hơn 2/3 nền kinh tế. 

GDP của Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng 6,3% trong quý I/2021 sau khi ghi nhận
mức tăng trưởng 4% trong quý IV/2020. Tuy nhiên, con số này không đủ để bù
đắp cho cú sốc của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong cả năm 2020. Các nhà kinh
tế kỳ vọng, kinh tế Mỹ tăng trưởng khoảng 7% trong năm nay, mức tăng mạnh
nhất kể từ năm 1984.

Dung lượng thị trường

Mặc dù mức tăng tiêu thụ ít nhiều bị ảnh hưởng của xu hướng suy giảm thu nhập,
nhưng giá sản phẩm dệt-may cũng có xu hướng giảm do nhiều nhà sản xuất Hoa
Kỳ đã chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài, để giảm chi phí cũng như do tỷ trọng
hàng may mặc giá rẻ nhập khẩu từ các nước có chi phí sản xuất thấp gia tăng. Các
sản phẩm mang nhãn mác riêng của nhà sản xuất cũng như của các tập đoàn bán lẻ
nổi tiếng vẫn là lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng Mỹ. 

Nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đánh giá rất tốt về sản phẩm Việt Nam và sẵn sàng mua
hàng. Hàng dệt may có thể xuất khẩu và tiêu thụ tốt tại Hoa Kỳ. Nhiều doanh
nghiệp đặt hàng gia công tăng và giá xuất khẩu vào Mỹ tăng 10 - 15%.

GDP bình quân đầu người

GDP bình quân đầu người (GDP/người) của Hoa Kỳ là 63.544 USD/người vào
năm 2020. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ đạt -3.82%
trong năm 2020, giảm -1.736 USD/người so với con số 65.280 USD/người của
năm 2019. GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ năm 2021 dự kiến sẽ đạt 61.854
USD/người nếu nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng GDP và
mức dân số như năm vừa rồi.

Tỷ lệ lạm phát

Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tiếp tục tăng 5%, mức cao
nhất trong 13 năm qua và vượt mọi dự báo của của giới chuyên gia.

So với tháng trước đó, CPI tháng 5/2021 tăng 0,6% so với tháng trước đó. Tháng
4/2021, CPI của Mỹ ghi nhận mức tăng 0,8%, cao nhất tính từ năm 2009. Nếu loại
bỏ đi giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số CPI lõi tăng 0,7% so với tháng liền
trước, cao hơn dự báo của giới chuyên gia.

9|NHÓM 3-NVNT2
Việc chỉ số giá tiêu dùng Mỹ lên mạnh có nguyên nhân trực tiếp từ việc chi phí
phương tiện đã qua sử dụng, nội thất gia đình, vé máy bay và đồ may mặc tăng
cao.

Nếu so với cùng kỳ năm 2020, CPI Mỹ tháng 5/2021 tăng đến 5%, mức tăng cao
nhất tính từ tháng 8/2008. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, người dân hạn chế
tiêu dùng, nhu cầu xuống thấp.

c) Văn hóa tiêu dùng

Yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm 


 
Về chất lượng sản phẩm: Theo thói quen mua hàng truyền thống, người tiêu dùng
thường đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua thương hiệu, nhãn mác sản phẩm.
Người tiêu dùng Mỹ quan tâm rất nhiều tới chất lượng sản phẩm, 60% người tiêu
dùng tìm hiểu kỹ chất lượng sợi trước khi quyết định mua hàng. họ đặc biệt thích
chất liệu sợi bông cotton không nhăn, khổ rộng vì họ thích cảm giác thông thoáng,
thấm hút mồ hôi và thoải mái. 
 
Thị trường thay đổi liên tục 
 
Thị trường hàng may mặc của Hoa Kỳ luôn thay đổi, cố gắng thích ứng với xu
hướng của khách hàng và công nghệ mới sẽ cho phép trải nghiệm mua sắm của
người tiêu dùng trở nên thú vị hơn. Các nhà bán lẻ phải luôn đảm bảo có thể cung
cấp cho khách hàng các mẫu sản phẩm mới nhất, thịnh hành nhất nếu muốn giữ
chân khách hàng của mình đặc biệt khi “fast fashion” ngày càng thịnh hành.
 
Xu hướng sử dụng các sản phẩm nội địa 
 
Với chiến tranh Mỹ - Trung đang ngày càng căng thẳng cùng với các chính sách
thúc đẩy sản xuất hàng hóa tại Mỹ, chuyển các công ty quay về Mỹ, người Mỹ ưu
tiên dùng hàng Mỹ của cựu tổng thống Donald Trump, người tiêu dùng đã dần
quay trở lại với hàng hóa Made in USA và xu hướng này ngày càng trở nên mạnh
mẽ. Điều này có thể trở thành rủi ro lớn cho thương hiệu thời trang nước ngoài nếu
ngày càng có nhiều người Mỹ chọn hàng Mỹ thay vì hàng nhập khẩu ngay cả khi
họ phải trả nhiều tiền hơn. 
 
d) Công nghệ

Mỹ đã và đang đi đầu trong việc nghiên cứu và sáng tạo công nghệ khoa học kỹ
thuật, phần lớn chi phí đến từ tư nhân. Từ việc chế tạo ra chiếc điện thoại đầu tiên

10 | N H Ó M 3 - N V N T 2
đến chiếc máy hát, bóng đèn điện, máy thu hình dần dần về sau là xe hơi và vũ khí
nguyên tử trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sự thành công chinh phục vũ trụ
là bước tiến để phát triển tên lửa, máy vi tính và nhiều lĩnh vực khác. Trong trồng
trọt là thực phẩm biến đổi gen,....

Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra, nhiều công đoạn thủ công không yêu cầu kỹ
năng cao trong ngành dệt may có thể bị thay thế bởi các dây chuyền sản xuất tự
động. Trong công đoạn may, nhìn chung khả năng thay thế ở mức độ trung bình
thấp (<30%) do có tính thời trang cao, nhu cầu phong phú, đa dạng về kiểu dáng,
màu sắc, thị hiếu vùng miền. Sản xuất phụ liệu may (cúc, chỉ, nhãn, khóa kéo)
cũng có nguy cơ bị thay thế khá cao (30-40%)…

e) Pháp luật

Mỹ là một nước có yêu cầu cao về chất lượng hàng dệt may nhập khẩu. Các sản
phẩm nhập khẩu vào Mỹ phải đảm bảo các quy tắc:

Quy tắc về xuất xứ và quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa

- Các tiêu chuẩn hiện hành của Hoa Kỳ:

  Hàng dệt và may nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải đáp ứng các yêu cầu nêu tại
Textile Fiber Products Identification Act (15 U.S.C.70) và Wool Product labeling
Act (15.U.S.C.68). Các luật này đòi hỏi những thông tin bắt buộc dưới đây trên
nhãn hàng : 

     + Nước xuất xứ : Trên sản phẩm nhập khẩu tên nước xuất xứ phải được ghi
nhãn ở một nơi dễ nhận biết, dê tiếp cận (ví dụ không được ghi trên bề mặt phía
sau được khâu úp vào bên trong) và dễ đọc với người mua hàng cuối cùng biết tên
nước xuất xứ, bằng tiếng anh. Xuất xứ phải được ghi ở mặt trước của nhãn hàng
(có quy định về những thông tin nào được ghi ở mặt sau) và với các nhóm sản
phẩm cụ thể, luật còn quy định nhãn hàng phải được gắn ở đâu trên sản phẩm.

  + Hàm lượng sợi : Tên sợi phải tuân thủ đúng tên hàng đã được ủy ban
Thương mại Liên bang hoặc tiêu chuẩn quốc tế thông qua. Tên các sợi thành phần
có thể được ghi ở mặt sau nhưng phải tiếp cận được ngay (có thể lật mặt để đọc,
không được khâu kín úp vào sản phẩm).

    + Tên nhà nhập khẩu: nhà phân phối, nhà bán lẻ hoặc các nhà sản xuất
nước ngoài, nhà nhập khẩu có thể sử dụng số hiệu đăng ký (RN) hoặc số hiệu đăng
ký với sản phẩm bằng  len (WPLN) thay cho tên doanh nghiệp.  Tuy nhiên chỉ các
công ty của Hoa Kỳ được đăng ký và được cấp số đăng ký. Nhà sản xuất nước

11 | N H Ó M 3 - N V N T 2
ngoài có thể sử dụng một trong hai cách hoặc là dùng chính tên của mình hoặc
dùng số hiệu đăng ký (RN hoặc WPLN) của nhà nhập khẩu, phân phối hoặc bán lẻ
Hoa Kỳ trực tiếp tham gia vào khâu phân phối sản phẩm.

  + Hướng dẫn sử dụng : Quy định Thương mại về hướng dẫn sử dụng (giặt
khô hay giặt nước, nhiệt độ, sản phẩm có là ủi được không…) với hàng dệt và may
sẵn đòi hỏi phải có nhãn hiệu cố định hướng dẫn sử dụng trên sản phẩm. 

Những rào cản liên quan đến trách nghiệm đối với xã hội

- Tiêu chuẩn về trách nhiê ̣m xã hội (Social Accountability 8000 – SA 8000).

  Hê ̣thống SA 8000 đề cập đến các vấn đề : Lao động trẻ em; Lao động
cưỡng bức ; An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ; Quyền tham gia các hiệp hội
của người lao động; Vấn đề phân biệt đối xử giữa những người lao động; Kỷ luật
lao động; Thời gian sử dụng lao động; Lương và các phúc lợi xã hội cho người lao
động; Quản lý doanh nghiệp, quan hê ̣cộng đồng bao gồm quan hê ̣với côṇg đồng
khu vưc ̣ , giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác hoăc ̣ dân cư trong khu vưc ̣

  Việc đưa vào áp dụng SA 8000 sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các
tổ chức mà cụ thể là: Lợi ích đứng trên quan điểm của khách hàng; Lợi ích đứng
trên quan điểm của nhà cung cấp.

- Chương trình chứng nhâ ̣n về trách nhiê ̣m trong sản xuất hàng may mặc trên quy
mô toàn cầu (Chương trình chứng nhâ ̣n WRAP – Worldwide Responsible Apparel
Production – Trách nhiê ̣m trong sản xuất hàng may mặc trên quy mô toàn cầu).

Đây là chương trình chứng nhận trách nhiêṃ trong sản xuất hàng may mặc trên qui
mô toàn cầu (Worldwide Responsible Apparel Production). Năm 1998, AAFA đã
áp duṇg tiêu chuẩn này với các nôị dung sau : Tuân thủ luật và những nội quy lao
động. Cấm lao động cưỡng bức. Cấm quấy nhiễu và laṃ duṇg . Cấm lao động trẻ
em. Thu nhập và phúc lợi . Giờ làm việc. Cấm phân biêṭ đối xử. An toàn sức khỏe .
Tự do hội đoàn. Môi trường. Tuân thủ Luật Hải qua. Ngăn ngừa ma túy.

- Quy định có tính rào cản về môi trường.

 + Quy định về nhãn mác (Trademark)

 + Quy định về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

- Tiêu chuẩn chống cháy của Ủy ban An toàn tiêu dùng (CPSC).

12 | N H Ó M 3 - N V N T 2
 Luật này quy định về tính dễ bén lửa đối với hàng dệt may và yêu cầu tất cả sản
phẩm may mặc hoặc các sản phẩm được làm bằng vải sẽ phải tuân thủ các tiêu
chuẩn này.

- Quy định về nhãn mác theo luật về phân biệt các sản phẩm sợi dệt.

 + Quy định về nhãn mác hàng hóa.

 + Quy định về nước xuất xứ.

 + Khai báo mã số của nhà sản xuất

Quy định, thủ tục nhập khẩu: 

 Tất cả các hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ đều phải thông qua Tổng cục Hải quan của
Mỹ, qua một Số bộ phận của Bộ Tài chính và có thể phải chịu thuế quan.

Vì Mỹ có nhiều bang nên do đó các bang có những yêu cầu, quy định khác nhau về
các quy định, thủ tục nhập khẩu do đó nhà XK sẽ phải tìm hiểu thật kỹ về luật của
từng bang để tránh các rủi ro không đáng có xảy ra & giảm thiểu các loại chi phí
khác.

2. Khách hàng mục tiêu tại thị trường Hoa Kỳ

Khách hàng mục tiêu mà Artemis hướng đến chủ yếu là phái nữ - những người có
xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho các mặt hàng thời trang. Hơn 75% sản phẩm của
công ty hướng tới nữ giới - khách hàng chính của công ty, trong khi nam giới và
trẻ em chiếm 25% còn lại.

Khách hàng mà công ty chủ yếu nhắm tới là những người phụ nữ trẻ tuổi chiếm
khoảng 15% dân số Mỹ, từ 18 – 35 có mức thu nhập trung bình khá khoảng 40.000
đến 60.000 USD/năm.

Số liệu dân số theo độ tuổi (ước lượng) của Hoa Kỳ như sau : 

13 | N H Ó M 3 - N V N T 2
    Họ
có xu hướng tới thăm cửa hàng nhiều lần trong tháng, có xu hướng mua ít sản
phẩm trong 1 lần (trừ mùa giảm giá) và mua nhiều lần trong 1 mùa. 

Họ thường tìm kiếm thông tin về bộ sưu tập mới trên internet trước khi mua hàng
và cái họ cần là 1 sản phẩm “mì ăn liền” đẹp – giá rẻ – chất lượng ở mức vừa phải,
có thể mặc và sử dụng 5-6 lần rồi bỏ. Họ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các chiến dịch
giảm giá.

Artemis định vị bản thân như một thương hiệu thời trang giá cả phải chăng với
chất lượng đảm bảo. Nhóm khách hàng này đặc biệt thích tiêu dùng đồ hiệu nhưng
họ cũng rất nhạy cảm với giá cả.

14 | N H Ó M 3 - N V N T 2
Với tốc độ gia tăng dân số hiện nay cùng với khách hàng mục tiêu khá lớn, cùng
với đó là xu hướng thời trang liên tục đổi mới, nên Artemis có thể tận dụng được
cơ hội lớn trong việc thâm nhập thị trường thời trang bán lẻ.

3. Đối thủ cạnh tranh

Ngành thời trang ở Mỹ có những đối thủ rất nặng ký, những ông lớn trong ngành
thời trang với rất nhiều trụ sở tại Hoa Kỳ, điển hình như TJX, Nike, Gap, Zara,
H&M, Uniqlo… chiếm phần lớn trong doanh thu toàn ngành thời trang Mỹ. Họ
luôn đi đầu xu hướng, thích ứng rất nhanh với những thay đổi của thị trường.

Trong đó Zara và H&M một trong những thương hiệu thời trang bình dân bán lẻ
lớn nhất thế giới với hàng nghìn cửa hàng trên toàn cầu. Đây là những đối thủ lớn
nhất của công ty. 

a) H&M

H&M (viết tắt từ Hennes & Mauritz) là một công ty bán lẻ thời trang đa quốc gia
của Thụy Điển, nổi tiếng với các mặt hàng thời trang giá rẻ. Tính đến cuối năm
2019, H&M có khoảng 5000 cửa hàng trên khắp thế giới. Tại thị trường Mỹ, H&M
có hơn 500 cửa hàng.

     Bằng cách tạo dựng nên một chuỗi các thương hiệu con với phong cách độc
đáo, H&M mong muốn thâu tóm thị phần rộng lớn. Mỗi thương hiệu con của
H&M đều có mức giá và phong cách riêng biệt, hướng đến các đối tượng khách
hàng khác nhau. Thông qua mua lại và phát triển các thương hiệu có phong cách
khác biệt, H&M muốn thu hút nhiều đối tượng khách hàng mua sắm thời trang
hơn. Mỗi thương hiệu của hãng có một tầm giá và ý tưởng phong cách riêng.   

         Cũng giống như nhiều hãng bán lẻ thời trang khác, H&M đem các thiết kế đi
thuê sản xuất ở các nước như Campuchia và Bangladesh, nơi có chi phí nhân công
rẻ. Thương hiệu này không trực tiếp sở hữu bất kỳ nhà máy hay xí nghiệp nào,
thay vào đó là thiết lập mối quan hệ đối tác với hơn 900 nhà cung cấp trên toàn thế
giới (chủ yếu là châu Á và Âu). Để vận chuyển hàng hóa, H&M tin dùng đường sắt
và đường biển. "Bộ não chính" của thương hiệu này - bộ phận thiết kế thì được tập
trung tại công ty mẹ ở Stockholm.

Chiến lược giá của H&M nhắm tới việc mở rộng và đánh chiếm nhiều phân khúc
khách hàng với mức chi tiêu đa dạng.

Nguyên tắc kinh doanh của H&M tập trung vào việc đưa những sản phẩm chất
lượng cao với giá rẻ tới nhiều người sử dụng. Vậy nên, đối tượng Khách hàng mà

15 | N H Ó M 3 - N V N T 2
H&M nhắm tới là những người có thu nhập ở mức trung, hoặc trung bình thấp.
Tập trung chính vào phụ nữ và giới trẻ, độ tuổi từ 15 tới 30 tuổi, với nhu cầu mua
sắm cao, thu nhập gần với mức ổn định. 
b) Zara
Zara là một thương hiệu quần áo và phụ kiện của Tây Ban Nha trụ sở tại Arteixo,
Galicia Tây Ban Nha. Công ty được thành lập năm 1975 bởi Amancio Ortega và
Rosalia Mera. Nó là thương hiệu chính của tập đoàn Inditex, nhà bán lẻ thời trang
lớn nhất thế giới. Tập đoàn thời trang này cũng sở hữu những thương hiệu như
Massimo Dutti, Pull and Bear, Bershka, Stradivarius, Oysho, Zara Home, và
Uterqüe. Hiện tại Zara có hơn 2000 cửa hàng trên toàn thế giới với khoảng 100 cửa
hàng tại Mỹ.
Zara đã tạo nên sự khác biệt với chủ trương chạy theo xu hướng, ra mắt nhiều sản
phẩm thời trang hơn bất kỳ đối thủ nào khác. Chẳng hạn như mỗi thương hiệu chỉ
cho lên kệ từ 2.000 - 4.000 mẫu sản phẩm thì với Zara là tận 10.000. Nhờ việc phát
triển số lượng khổng lồ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng giúp Zara thu hút được đối
tượng khách hàng phong phú, với gu thẩm mỹ cũng đa dạng.
Zara chủ động hoàn toàn từ khâu thiết kế, sản xuất cho đến phân phối. Thương
hiệu này có một nhà máy sản xuất chính tại thành phố La Coruna, Tây Ban Nha.
Trong tất cả các sản phẩm mà Zara sản xuất, phần lớn đến từ Tây Ban Nha. Cách
tiếp cận của Zara đối với thời trang là cố gắng dự đoán nhu cầu của khách hàng.
Doanh thu của sản phẩm trong cửa hàng rất cao, với thời gian trên kệ trung bình
của mỗi sản phẩm là khoảng 4 tuần.
Thời gian sản xuất ngắn tạo ra sự khan hiếm của các thiết kế nhất định và điều đó
tạo ra cảm giác cấp bách và lý do để mua trước khi sản phẩm được hết. Do đó,
Zara không có nhiều hàng tồn kho dư thừa, cũng như không cần phải giảm giá
mạnh các mặt hàng quần áo của mình.

 Mục tiêu của hãng là được nhìn nhận như một nhà bán lẻ thời trang cao cấp với
mức giá phải chăng. Hãng có chuỗi cửa hàng tại những vị thế sầm uất nhất với chi
phí bất động sản cao ngất. Cửa hiệu chính của hãng luôn được đặt tại khu vực đắc
địa ở các thành phố lớn trên thế giới, nơi giá thuê mặt bằng rất đắt đỏ, chẳng hạn ở
Fifth Avenue ở New York. Đây là những nơi tập trung nhiều du khách cũng như
đông dân cư giúp gia tăng lượng tiêu thụ cho Zara.

III. XÁC ĐỊNH SẢN PHẨM, THỜI ĐIỂM KINH DOANH


1. Ngành hàng kinh doanh

16 | N H Ó M 3 - N V N T 2
   Trước hết, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn mặt hàng “Thời trang nhanh” mà Artemis
kinh doanh là gì ?

- Thời trang nhanh (tiếng Anh: Fast Fashion) là thuật ngữ được sử dụng để mô tả
những món quần áo bắt kịp xu hướng nhanh chóng; chúng chủ yếu được “lấy ý
tưởng” từ những món đồ trong các buổi trình diễn thời trang lớn trên thế giới với
bề ngoài giống hệt với món đồ xuất hiện trong những bộ trang phục được trình
diễn đó, hoặc bắt chước theo phong cách của những người mẫu chuyên nghiệp hay
người nổi tiếng hay diện. Và sau đó những bộ trang phục này được sản xuất rất
nhanh một cách đồng loạt và bán rộng rãi tại các cửa hàng thời trang để chuyển
đến các cửa hàng. 

Lý do công ty lựa chọn các sản phẩm thời trang nhanh để kinh doanh:

+ Thời trang là mô ̣t ngành công nghiê ̣p có tính đổi mới đă ̣c thù, mỗi khi có mô ̣t
xu hướng thời trang mới nở rô ̣, người tiêu dùng sẽ không ngần ngại bỏ mă ̣c những
món đồ “lỗi thời” nằm gọn trong xó tủ. Nói đơn giản là, "thời trang nhanh"  thỏa
mãn nhu cầu làm đẹp của khách hàng nhưng chỉ cần trả một mức giá phải chăng để
họ có thể bắt kịp xu hướng thời trang ngay lập tức sau khi họ thấy những trang
phục xuất hiện trên các tạp chí, trang mạng xã hội hay được các người nổi tiếng
mặc,... Khách hàng sẽ liên tục quay lại cửa hàng để mua những mẫu mã mới nhất.
từ đó khiến cho sức mua của họ cũng tăng lên

+ Các công ty sẽ không sản xuất với số lượng lớn một mẫu sản phẩm nào đó mà
tập trung vào việc thiết kế các mẫu sản phẩm mới thay thế nó, đã tạo cho khách
hàng một tâm lý rằng phải mua bằng được món hàng ấy, vì họ biết có thể lần tới sẽ
không còn thấy món hàng đó ở cửa hàng nữa, từ đó gia tăng sức mua của khách
hàng và tăng lợi nhuận cho công ty. 

+ Thời trang nhanh cũng mang lại lợi nhuận lớn, đặc biệt nếu một công ty có thể
bắt kịp  xu hướng trước các đối thủ cạnh tranh. Và nếu có bất kì tổn thất nào, các
công ty thời trang có thể phục hồi nhanh chóng bằng cách tung ra một dòng quần
áo hoặc sản phẩm mới. 

2. Xác định sản phẩm 

Do đặc tính của ngành thời trang nhanh là các mẫu mã hoặc dòng sản phẩm trở nên
lỗi thời nhanh chóng nên việc quyết định mặt hàng nào được xuất khẩu phải dựa
trên nghiên cứu kỹ lưỡng về xu hướng hướng thời trang mới nhất. Cơ cấu sản
phẩm thay đổi theo từng năm thậm chí là từng mùa, các sản phẩm bán chạy trong
năm nay chưa chắc đã bán được trong năm sau. 

17 | N H Ó M 3 - N V N T 2
Những phong cách và xu hướng thời trang mới nhất, thịnh hành trên thị trường sẽ
được bộ phận thiết kế thu thập và xử lý, sau đó phác thảo rồi đưa cho nhà sản
xuất. 

Đội thiết kế thường được chia thành 3 nhóm. Nhóm 1 đưa ra những thiết kế sơ bộ
theo chu kỳ 6 tháng, dựa trên các dữ liệu cơ bản từ thị trường. Nhóm tiếp theo biến
tấu các thiết kế theo xu hướng hiện hành. Nhóm cuối cùng sử dụng chính những bộ
sưu tập đang có để sáng tạo ra những sản phẩm mới hơn.
 
Nhiệm vụ của đội ngũ thiết kế không phải là tạo nên xu hướng mới, mà là tái hiện
những gì sẵn có, đồng thời cải tiến để tạo thành sản phẩm mới hơn.
 
Các nguồn ý tưởng có thể được lấy dựa trên:
 
 Các sản phẩm bán chạy của các thương hiệu cao cấp như LOUIS
VUITTON, GUCCI, hay CHANEL.... Ai cũng muốn sở hữu cho mình
những sản phẩm của các thương hiệu cao cấp này. tuy nhiên không phải ai
cũng có điều kiện để mua chúng. Hơn nữa thời gian chờ đợi các sản phẩm
mới sẽ lâu do những thương hiệu này phải mất khá nhiều thời gian để có thể
thiết kế và cho ra mắt các sản phẩm mới.
 
 Phong cách ăn mặc mới của các diễn viên, ca sĩ hay fashion influencer nổi
tiếng, đây là những người có tầm ảnh hưởng, có lượng người hâm mộ đông
đảo, những món đồ mà họ mặc có thể nhanh chóng trở thành xu hướng
tương lai
 
 Một số các nguồn khác: bộ sưu tập mới nhất của một nhà thiết kế hàng đầu,
các sàn diễn thời trang nổi tiếng thế giới.

Sau khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng, những thông tin về bán hàng như sự ưa
thích, lời nhận xét phản hồi của khách hàng, cùng số lượng hàng tồn kho, hàng bị
hoàn trả... tất cả đều được số hóa và phân tích, chọn lọc. Từ đây, đội ngũ thiết kế sẽ
lại tiếp tục tạo nên sản phẩm bám sát xu thế, nhu cầu của người tiêu dùng.

Số lượng thiết kế

Công ty đặt ra mục tiêu thiết kế mỗi năm với 4 bộ sưu tập chính theo các mùa:
xuân, hạ, thu, đông, và 12 bộ sưu tập nhỏ hằng tháng là “Micro season”. Cùng với
đó là hàng loạt những thiết kế dựa trên xu hướng thời trang tại những thời điểm
nhất định.

18 | N H Ó M 3 - N V N T 2
Trung bình, các hãng thời trang nhanh khác trên thị trường Hoa Kỳ mỗi năm sẽ
cho ra mắt khoảng 2.000 - 4000 thiết kế mới chỉ riêng trường hợp của Zara là có
thể thiết kế tới 40.000 mẫu một năm và đưa vào sản xuất khoảng 10.000 mẫu. Vì
thế công ty quyết định phải cho ra lò khoảng 6000 mẫu thiết kế hằng năm, đưa vào
sản xuất và xuất khẩu để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác. 

Chính sách giá

Trong giai đoạn đầu vào thị trường Mỹ, Công ty sẽ áp dụng chiến lược giá Định
giá thâm nhập thị trường (Penetration Pricing) do là một doanh nghiệp mới còn
xa lạ với thị trường, chưa tạo dụng được tên tuổi, chưa có lượng khách hàng ổn
định. 

Chiến lược này đồng nghĩa với việc các sản phẩm của công ty  sẽ có giá thấp hơn
so với những mặt hàng cùng chủng loại, cùng phân khúc của các đối thủ như
ZARA nhằm tăng khả năng cạnh tranh, thu hút những người tiêu dùng mới đến với
thương hiệu của mình, dần dần tạo chỗ đứng trên thị trường.

Công ty không thể cạnh tranh về sự đa dạng mẫu mã sản phẩm với ông lớn Zara
nên phải thực hiện cạnh tranh về giá. Zara đặt phần lớn nhà máy, lấy nguyên liệu
tại Châu Âu điều này làm cho chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công trở nên đắt đỏ
hơn. Ngoài ra các khách hàng mục tiêu cả Zara và Artemis nhắm tới đều có thu
nhập trung bình và nhạy cảm về giá nên việc áp dụng chính sách giá thâm nhập
trong thời gian đầu là hoàn toàn hợp lý.

Giá bán trung bình các sản phẩm Artemis trên thị trường Mỹ là 150 USD/ sản
phẩm là thấp hơn khoảng 31% so với giá mức trung bình của Zara là 218 USD/ sản
phẩm, tuy nhiên không thấp hơn đáng kể mức giá này của H&M là 162 USD/ sản
phẩm.

3. Thời điểm kinh doanh

Artemis sẽ tiến hành xuất khẩu sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, giá cước
vận tải đường biển dần ổn định để tận dụng được những yếu tố sau:

Tâm lý “mua sắm trả thù” của khách hàng:

Mua sắm trả thù bản thân hoàn toàn không phải là một thuật ngữ mới. Nó được
dùng để chỉ tất cả mọi hoạt động mua sắm "điên cuồng" để khỏa lấp một mối hận
hoặc một thú vui nào đó, ví dụ một người mua sắm thỏa thích sau khi chia tay hay
một đứa con vui vẻ tiêu xài thẻ tín dụng của cha mẹ chúng…

19 | N H Ó M 3 - N V N T 2
Nhưng trong bối cảnh của đại dịch COVID-19, mua sắm trả thù đã mang một ý
nghĩa khác, đó là mua sắm để bù đắp cho khoảng thời gian giãn cách xã hội.

Dịch bệnh ập tới bắt buộc người tiêu dùng phải tập trung hơn vào các mặt hàng
thiết yếu và thắt chặt chi tiêu đối với các mặt hàng xa xỉ. Hầu hết người tiêu dùng
hạn chế tối đa việc mua sắm tại các cửa hàng trong năm qua.

Mọi người đã chuyển sang thương mại điện tử nhưng họ cũng nhận thức rõ về sự
tiện lợi bên cạnh những hạn chế của việc mua sắm trực tuyến.

Tất cả chúng ta đều đã mạo hiểm khi mua thứ gì đó qua mạng mà không thử trước.
Hơn nữa, ngay cả tốc độ giao hàng nhanh nhất cũng không thể cạnh tranh với cảm
giác thỏa mãn tức thì đến từ việc tận tay xách một chiếc túi vừa mua sắm về nhà.

Và với việc tiêm vắc-xin hiện đã và đang được triển khai diện rộng như hiện nay
khiến mọi thứ trở nên lạc quan hơn. Các chuyên gia trong ngành đưa ra dự đoán
rằng người tiêu dùng đã sẵn sàng chi tiêu một khoản lớn cho tất cả các hoạt động
mà họ đã bỏ lỡ - bắt đầu bằng việc mua sắm tại cửa hàng.

Ổn định chi phí vận chuyển

Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên quy mô toàn cầu buộc các nước phải
đồng loạt áp dụng biện pháp kiểm soát đi lại, giao thương, khiến hoạt động khai
thác cảng biển bị tắc nghẽn, tốc độ quay vòng của phương tiện và container bị
chậm. Điều này đã làm cho giá cước vận tải biển bằng container tăng giá chóng
mặt trong thời gian qua.

Từ đầu tháng 6/2021 đến nay, giá cước vận tải container đi Mỹ tăng theo từng
tuần. Đỉnh điểm, chi phí vận chuyển của một container 40 feet đi Mỹ đã chạm mốc
20.000USD. Trong khi trước đó khoảng 2 tháng, giá cước chỉ ở mức khoảng 7000
- 8.000USD/container.

Những nguyên nhân về giá cước container tăng phi mã được các hãng tàu biển lý
giải là do tình trạng ách tắc hàng hóa tại cảng biển do ảnh hưởng của dịch COVID-
19; thời gian quay vòng một container kéo dài do chính sách kiểm dịch tại các
quốc gia; nhiều công nhân xếp dỡ tại cảng lại nghỉ do nhiễm dịch bệnh, năng suất
giải phóng hàng hóa không đảm bảo, nhiều tàu phải chờ hơn 5 ngày mới vào được
cảng. Tần suất chuyến bị giảm nên có thể hãng tàu phải tính đến phương án tăng
giá cước để bù đắp chi phí…Vì vậy để tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh
thì công ty sẽ quyết định bắt đầu xuất khẩu khi chi phí vận chuyển dần ổn định về
mức 7000 - 8000 USD/ container.

20 | N H Ó M 3 - N V N T 2
IV. ĐẶT RA MỤC TIÊU KINH DOANH
Kinh doanh trong ngoại thương để tìm kiếm lợi nhuận luôn luôn là mục tiêu dài
hạn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, các doanh nghiệp đề ra
những phương án kinh doanh có mục tiêu cụ thể hơn. Artemis khi tham gia xuất
khẩu vào thị trường Mỹ, doanh nghiệp đặt ra các mục tiêu trong thời gian đầu là:

 Xây dựng thương hiệu, 


 Thu hút các khách hàng mới
 Thu thập các thông tin thị trường

V. ĐỀ RA BIỆN PHÁP THỰC HIỆN


1. Sản xuất 
Công ty sẽ vẫn tận dụng các nguồn lực hiện tại như nhà máy, nhân công, nguồn
nguyên liệu, các đối tác khác để thực hiện sản xuất cho dự án kinh doanh này. Và
nguồn vốn đầu tư lần này cũng sẽ do doanh nghiệp chủ động chứ không phải vốn
vay. Vốn đầu tư dự kiến cho dự án xuất khẩu sang Mỹ năm đầu tiên là 1.000.000
USD.
 
a) Quy trình sản xuất:  
Nhận kế hoạch sản xuất -> Nhận mẫu thiết kế -> Đặt vật tư -> Nhận vật tư -> Cắt
-> Kiểm tra phân loại phôi -> In thêu nếu có -> May -> Phúc tra trước là, bao gói
-> Kiểm tra chất lượng, là ,bao gói -> Phúc tra sau là, bao gói -> Kiểm tra tổng ->
Lưu kho đóng hòm. 
 
b) Chi phí sản xuất:  
 
Khoản mục  Đơn giá (đồng/chiếc) 
Nguyên liệu : -Vải   120.000 
     
-Gia công vải màu, kẻ  25.000 
-Nguyên phụ liệu  28.000 
Chi  phí  bao bì, đóng gói  20.000 
Chi phí nhãn mác  3.500 
Chi phí nhân công  14.000 

21 | N H Ó M 3 - N V N T 2
BHXH = 26% CPNC =
3640 
  
BHYT = 4.5% CPNC =
Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo
630 
hiểm thất nghiệp 
KPCĐ = 2% CPNC =
280 
BHTN = 2% CPNC
=280 
Tiền điện, tiền nước, điện thoại  310 

Khấu hao TSCĐ (nhà xưởng , máy móc thiết bị…)  1000 

Tổng chi phí sản xuất một sản phẩm  216.640

Tổng chi phí sản xuất một tấn sản phẩm ( 1 tấn tương
433.280.000 
đương 2000 sản phẩm ) 
 
2. Vận chuyển  
 
Việc vận chuyển hàng hóa sang thị trường Mỹ sẽ được thực hiện bằng đường hàng
hải. Mặc dù thời gian vận chuyển có thể mất khoảng 30 ngày để vận chuyển sang
Mỹ những chi phí cho việc vận chuyển ít hơn rất nhiều so với việc vận chuyển
bằng đường hàng không từ đó giảm giá bán sản phẩm tăng tính cạnh tranh trên thị
trường.  
Hơn nữa, mặt hàng quần áo ít chịu ảnh hưởng bởi thời tiết, và việc vận chuyển
đường biển cũng không làm hỏng hàng hóa cộng với khối lượng hàng vận chuyển
lớn, nên vận chuyển bằng hàng hải sẽ là phương thức tối ưu. 
 

22 | N H Ó M 3 - N V N T 2
 
Một container 40 feet có thể được khoảng 67 khối tương đương 30 tấn hàng. 
=> Chi phí vận chuyển 1 tấn hàng sang Mỹ là 240 USD tương đương 5.461.920
VNĐ
 
Chi phí vận chuyển 
 
Khoản phí  Đơn giá 

Chi phí vận chuyển hàng đến cảng  150.000 đ/tấn 

Chi phí xếp hàng lên tàu  42.000 đ/tấn 

Cước phí vận chuyển  


5.461.920 đ/tấn 
sang cảng Long Beach, California, Hoa Kỳ 

Chi phí vận chuyển tại Mỹ  143.520 đ/tấn 


5.797.440 đ/tấn
Tổng chi phí vận tải một tấn sản phẩm dự tính            
 
 
3. Kênh phân phối 
 
Trong năm đầu tiên, công ty sẽ tập trung 3 các kênh phân phối chính là: cửa
hàng bán lẻ của công ty, sàn thương mại điện tử Amazon, và Website của
công ty.
 
a) Cửa hàng bán lẻ: 
 
Tuy rằng ngành bán lẻ đã chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid 19, nhưng
việc mở các cửa hàng bán lẻ trực tiếp vẫn là một nhân tố quan trọng trong việc

23 | N H Ó M 3 - N V N T 2
nâng cao sự hiện diện thương hiệu, thu hút khách hàng của các nhãn hàng đặc biệt
là trong ngành thời trang. Artemis lựa chọn mở cửa hàng bán lẻ với các lý do sau:
 
Khách hàng thường có khả năng mua cao hơn khi trực tiếp nhìn thấy hàng: 
Lý do hàng đầu khiến người tiêu dùng thích mua sắm tại các cửa hàng thực tế là
việc họ được tận mắt xem, trải nghiệm và thử sản phẩm trước khi quyết định mua.
Họ có thể đảm bảo đây chính xác là kiểu dáng, màu sắc hay chất liệu họ muốn lựa
chọn và nó cũng làm giảm khả năng đổi trả hàng do sản phẩm không đúng với
mong muốn. 
 
Cửa hàng vật lý là trạm dừng cần thiết trên hành trình mua sắm của khách:
Bán lẻ là một ngành có tính cạnh tranh cao, đặc biệt là bán lẻ thời trang. Do đó, sở
hữu một cửa hàng vật lý mang đến cơ hội tạo ra những trải nghiệm độc nhất ấn
tượng trong mắt khách hàng giúp khách hàng hiểu rõ và kết nối hơn với giá trị
thương hiệu. 
 
Dịch vụ 1-1 chất lượng cao, tiếp xúc giữa người với người vẫn là không thể
thiếu: Bất chấp sự phổ biến của thương mại điện tử, sự tiếp xúc giữa con người
với con người vẫn là một phần quan trọng trong trải nghiệm mua bán. Theo nghiên
cứu của Retail EXPO, gần 2/3 (64%) người mua cho rằng những nhân viên bán
hàng tốt giúp họ muốn ghé thăm cửa hàng nhiều hơn và 3/4 (75%) người mua có
khả năng chi tiêu nhiều hơn nếu nhận được một chất lượng phục vụ tốt tại cửa
hàng. 
 
Tiết kiệm chi phí kho bãi: Thương hiệu có thể tính đến việc tiết kiệm bằng hình
thức kết hợp cửa hàng vật lý với kho sản phẩm, giảm chi phí quản lý hàng tồn kho,
cho phép phân phối nhanh chóng. 
 
Số lượng dự kiến trong năm đầu tiên: 01
Với mục tiêu ngắn hạn là thăm dò thị trường, đối thủ, thu hút thêm khách hàng mới
cộng thêm chi phí đầu tư ban đầu tốn kém nên công ty quyết định sẽ chỉ thử
nghiệm với một cửa hàng.
 
Địa điểm: South Coast Plaza nằm tại bang California. 
Diện tích: 9000 square feet tương đương 837 mét vuông 
 
Lý do chọn South Coast Plaza:  
South Coast Plaza là trung tâm thương mại lớn nhất bang California, bang có dân
số cao nhất tại Mỹ với hơn 39 triệu người, và là trung tâm thương mại lớn thứ 4
nước Mỹ. Doanh số bán hàng trước COVID đạt trên 1,5 tỷ đô la hàng năm là mức
cao nhất ở Hoa Kỳ. Ở đây có khoảng 275 nhà bán lẻ đại diện cho sự tập trung cao
24 | N H Ó M 3 - N V N T 2
nhất của bán lẻ thời trang thiết kế ở Hoa Kỳ từ các thương hiệu cao cấp đến bình
dân. Trung tâm thương mại này đón 24 triệu lượt khách mỗi năm. Cửa hàng vật lý
đặt tại đây còn có thể tận dụng được lượng khách hàng đông đảo của các hãng thời
trang lớn khác. Cửa hàng cũng sẽ được tận dụng làm kho chứa hàng, vừa tiết kiệm
chi phí thuê kho vừa đảm bảo rằng khách hàng khi đến đây sẽ không gặp phải tình
trạng hết hàng từ đó nâng cao trải nghiệm mua sắm của họ. 
 
Chi phí mở cửa hàng: 
 
Chi phí thuê mặt bằng: 20 USD / sqf / năm  
=> Chi phí ước tính: 20*9000 = 180.000 USD 
 
Chi phí thuê nhân viên: 
Nhân viên bán hàng/ thu ngân: 
Số lượng: 2
=> Chi phí thuê nhân Nhân viên bán hàng/ thu ngân: 50.000 USD/ năm ( 2 nhân
viên )
Quản lý cửa hàng:  
Số lượng: 1 
=> Chi phí thuê quản lý cửa hàng: $35.000/năm
 
Chi phí khác: nội thất, thiết kế, hệ thống POS... dự tính: $13.000 USD
 
=> Tổng chi phí mở cửa hàng bán lẻ dự kiến: 278.000 USD tương đương 6.33 tỷ
VNĐ đồng.
 
b) Sàn thương mại điện tử Amazon
 
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 mà xu hướng mua hàng online của người tiêu
dùng Mỹ tăng mạnh trong các năm gần đây. Thương mại điện tử hiện chiếm 16,1%
tổng doanh số bán hàng tại thị trường Mỹ, tăng từ 11,8% trong quý đầu tiên năm
2021.  
 
Các nhà bán lẻ lớn như Amazon, Walmart và Target đều đã được hưởng lợi từ sự
chuyển đổi nhanh chóng sang thương mại điện tử trong đại dịch Covid-19. Theo
báo cáo, doanh số thương mại điện tử của Amazon và Walmart đều tăng mạnh. 
Vì vậy để tận dụng xu hướng này, công ty quyết định sẽ mở cửa hàng trên
Amazon, sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới.  
 
Một số lợi ích của việc mở gian hàng Amazon: 
 

25 | N H Ó M 3 - N V N T 2
Tận dụng được lượng khách hàng khổng lồ sẵn có trên Amazon: Amazon có
hơn 300 triệu người dùng, tính trong năm 2020, có khoảng 65% dân số Mỹ truy
cập trang web của Amazon ít nhất một lần một tháng. Như vậy có thể giảm đáng
kể chi phí sở hữu khách hàng (Customer acquisition cost). 
 
Không  bị hạn chế bởi vị trí địa lý, chi phí rẻ hơn: Không giống như các cửa
hàng vật lý bị giới hạn trong một phạm vi nhất định, gian hàng online có thể tiếp
cận được khách hàng tiềm năng ở mọi nơi trên khắp nước Mỹ. Ngoài ra chi phí để
bắt đầu bán hàng trên Amazon cũng rẻ hơn nhiều so với việc đầu tư một cửa hàng
bán lẻ trực tiếp. 
 
Khẳng định uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm: Amazon có các chính
sách rất nghiêm ngặt đối với kiểm duyệt chất lượng hàng hóa được bán trên trang
web của mình trong đó nổi bật là bộ chính sách về chống hàng giả, hàng nhái và
chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Việc vi phạm các chính sách này có thể dẫn
tới việc bị tước quyền bán hàng, tiêu hủy hàng trong kho của Amazon, phạt tiền
hoặc đối mặt với các hình phạt hình sự. Vì vậy việc đưa được hàng lên Amazon
đồng nghĩa với một lời khẳng định chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu. 
 
Tránh sự cạnh tranh từ các thương hiệu lớn trong ngành: Các thương hiệu lớn
trong ngành thời trang nhanh, với tiềm lực và vị thế thương hiệu sẽ sử dụng trang
web riêng thay vì sử dụng Amazon. 
 
Dịch vụ FBA: FBA – Fulfillment By Amazon là là dịch vụ hỗ trợ lưu kho và
chuyển hàng được Amazon cung cấp cho những người tham gia bán hàng trên
Amazon. Dịch vụ này rất hữu ích cho những doanh nghiệp mới vào thị trường,
chưa có hệ thống kho bãi, vận chuyển. Hơn nữa Amazon cũng cung cấp các lựa
chọn giao hàng siêu nhanh cho người mua, cải thiện trải nghiệm mua sắm của
khách hàng.
 
Chi phí mở cửa hàng, bán hàng trên Amazon: 
 
Phí tài khoản người bán: Phí tài khoản người bán sẽ phụ thuộc vào loại tài khoản
người bán chọn lựa ban đầu khi đăng ký tài khoản trên Amazon là tài khoản
chuyên nghiệp hoặc cá nhân. Công ty sử dụng tài khoản chuyên nghiệp nên phí tài
khoản sẽ là 39.99 $/tháng. 
 
Phí giới thiệu: Đây là phí người bán phải trả cho Amazon với mỗi đơn hàng bán
ra. Đối với mặt hàng quần áo mức phí trung bình là 12% giá trị đơn hàng.
 

26 | N H Ó M 3 - N V N T 2
Phí hoàn thiện đơn hàng FBA đối với mặt hàng quần áo: Đây là phí người bán
trả cho Amazon để Amazon lo việc đóng gói và vận chuyển cho khách hàng.
Amazon cũng cho phép sử dụng bao bì, hộp đóng gói mang nhãn hiệu của người
bán. Chi phí này với mặt hàng quần áo trung bình là 3 USD/ sản phẩm
 
Chi phí lưu kho Amazon: Phí lưu kho hàng tháng được hiểu đơn giản là phí mà
người bán phải trả để sản phẩm của mình được giữ trong kho Amazon. Tùy theo
từng tháng, chi phí lưu kho của Amazon lại có mức quy định về giá khác nhau.
Trung bình mức phí này sẽ là 1 USD/ sản phẩm.
 
c) Website của công ty
 
Địa chỉ trang web: Artermis.com 
Sự hiện diện trực tuyến của một doanh nghiệp, bất kể ngành nào, có thể có tác
động lớn đến sự thành công của doanh nghiệp đó. Một trang web không chỉ là nơi
đăng các sản phẩm mà công ty bán, mà nó còn là nơi khách hàng có thể tìm thêm
thông tin về thương hiệu, sứ mệnh của thương hiệu đó. Thêm vào đó một trang
web ấn tượng và nổi bật cũng mang lại rất nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp như:
 
 Gia tăng uy tín: Khi một khách hàng lần đầu biết đến một doanh nghiệp họ
sẽ có xu hướng nghi ngờ và thận trọng. Website có thể coi như bộ mặt của
doanh nghiệp trên nền tảng kỹ thuật số,  bởi nó phản ánh đầy đủ thông tin, sản
phẩm cùng đặc điểm của doanh nghiệp đó. Giúp doanh nghiệp có thể kể câu
chuyện mình cho khách hàng ở bất cứ đâu 24/7. Một trang web an toàn và
chuyên nghiệp sẽ gia tăng  đáng kể độ tin cậy của khách hàng với doanh nghiệp
đó.
 Thu thập những thông tin quan trọng: Doanh nghiệp có thể biết được khách
hàng đang tìm kiếm những món đồ gì từ đó tổng hợp lại để biết được xu hướng
mua sắm của các khách hàng của mình để điều chỉnh danh mục sản phẩm cho
phù hợp.
 Tiết kiệm thời gian cho cả người bán và khách hàng: Với một website,
khách hàng có thể kiểm tra đầy đủ các thông tin như địa chỉ, giờ mở cửa hay
mẫu mã, số lượng, kích cỡ, sự sẵn có của sản phẩm mà không phải mất công
tới tận cửa tới cửa hàng hay gọi điện thoại, điều này vừa tiết kiệm thời gian
cho cả hai bên vừa cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng
 Tiếp thị kỹ thuật số qua email: nếu tối ưu tốt trang web, công ty còn có thể
thu thập được email của khách hàng, từ đó có thể tiếp thị cho họ các thông
tin về sản phẩm mới nhất, hay các ưu đãi đặc biệt để kích thích nhu cầu mua
sắm của khách hàng.
 Cơ hội tiếp cận khách hàng mới miễn phí: Chỉ bằng việc tối ưu SEO        
( Search Engine Optimization ), thương hiệu của công ty có thể xuất hiện ở

27 | N H Ó M 3 - N V N T 2
đầu kết quả tìm kiếm trên Google. Đây là phương thức hiệu quả và tiết kiệm
để gia tăng đáng kể lượng người truy cập vào trang web từ đó gia tăng lượng
người mua.
 
Chi phí dự tính cho Website: 4500 USD/năm 
Chi phí để tạo và duy trì một website có thể biến động chỉ từ vài trăm USD cho tới
vài chục nghìn USD. Với điều kiện là thương hiệu mới vào thị trường Hoa Kỳ,
website chưa có lượng truy cập lớn, công ty sẽ chọn sử dụng dịch vụ xây dựng
website của Shopify để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo những chức năng cần
thiết:
 
4. Biện pháp quảng cáo, xúc tiến bán hàng: 
 
Hiện nay thì có rất nhiều cách để tiếp cận với việc quảng cáo và  xúc tiến thương
mại và Artemis thực hiện một số cách bao gồm: Content Marketing, Hợp tác với
Fashion Influencer, Trưng bày sản phẩm tại các hội chợ triển lãm và Quảng cáo
trên Amazon.
a) Content Marketing: 

Content marketing chính là tiếp thị nội dung – Hoạt động marketing của một doanh
nghiệp hoặc thương hiệu tập trung vào  khâu sáng tạo nội dung và truyền tải nội
dung có giá trị, liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng
qua các kênh phân phối phù hợp. 
Artemis áp dụng Content Marketing chủ yếu là qua: Blogs về thời trang. Blogs là
loại hình content viết theo dạng nhật ký ngay trên website xoay quanh một chủ đề
nào đó, người viết thường đặt quan điểm cá nhân vào bài viết. Dạng blogs có giá
trị nội dung chất lượng luôn là lựa chọn hàng đầu trong mỗi chiến dịch marketing.
Dạng blogs giúp người đọc trả lời những thắc mắc ở lĩnh vực mà họ đang tìm
hiểu. 
Hiện tại Artemis đang sử dụng trang Stylepick – là 1 trong 20 trang Blogs về thời
trang nổi tiếng nhất nước Mỹ. 
Qua Stylepick, Artemis sẽ thuê những Bloggers nổi tiếng về thời trang để chia sẻ
về những bài viết mà qua đó có thể để người dùng biết đến Artemis một cách thật
khéo léo:
Cụ thể, Artemis sẽ thuê một Blogger và giao cho người đó nhiệm vụ quảng cáo
cho thương hiệu của mình qua Blog của họ. Bloggers sau đó có thể viết một bài
viết về chủ đề thời trang, chẳng hạn là về:
 Xu hướng thời trang nữ mùa thu đông sắp tới
  Tại sao mọi người lại thích thời trang nhanh ?

28 | N H Ó M 3 - N V N T 2
  Top những hãng thời trang mới xuất hiện tại Mỹ có triển vọng
Và qua những bài viết đó, giới thiệu một cách hợp lý về thương hiệu Artemis như
là đề xuất: Những hãng thời trang mới nổi có tiềm năng trong đó đề cập đến
Artemis – Đưa ra Videos giới thiệu và Dẫn link website của Artemis. 
Chi phí cho Content Marketing dự kiến là: khoảng 1000 USD/tháng nhưng
cũng có thể biến động tùy theo vào số bài, số lượng từ của mỗi bài và tần suất đăng
bài…..

b) Hợp tác với các Fashion Influencer – Influencer Marketing

Influencer và chiến dịch Influencer Marketing ngày nay đã trở thành một xu
hướng phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực Marketing, giúp xây dựng lòng tin và đưa
sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Theo dữ liệu thu thập từ công cụ lắng nghe
SocialHeat, có đến 78% người dùng online bị ảnh hưởng từ lời khuyên của những
người họ tin tưởng. Đặc biệt, Social Influencer là nguồn tham khảo phổ biến nhất
và có đủ uy tín để cộng đồng tin tưởng theo dõi và lắng nghe. Đối với một thương
hiệu mới xuất hiện thì việc lựa chọn hợp tác với những Influencer có sức ảnh
hưởng và có được lòng tin sẽ giúp cho họ có thể tiếp cận với khách hàng nhanh
chóng hơn khi tên tuổi chưa thực sự được biết đến nhiều. 
Influencer Marketing là một hình thức tiếp thị bằng việc sử dụng người ảnh
hưởng trong xã hội để truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến với đối tượng
mục tiêu. Thay vì việc quảng cáo trực tiếp đến một nhóm đối tượng khách hàng, sử
dụng hình thức Influencer Marketing là việc bạn sẽ truyền cảm hứng và trả tiền
cho người có sức ảnh hưởng để họ lan tỏa thông điệp qua các kênh mạng xã hội
của họ. Nội dung thông điệp có thể do người ảnh hưởng tự viết hoặc cũng có thể
do chính doanh nghiệp biên soạn từ trước đó.
 Những nhóm influencer phổ biến hiện nay có thể kể đến bao gồm:
 Người nổi tiếng (Celebrities)
  Chuyên gia trong ngành và nhà lãnh đạo tư tưởng (Industry experts and
thought leaders)
  Người sáng tạo nội dung
Phải hiểu rằng influencer không nhất thiết phải là người nổi tiếng. Họ có thể là
bất kỳ ai, ở bất kì đâu. Trong bất kì ngành nghề nào, lĩnh vực nào cũng sẽ có
những influencer, và việc của chúng ta là tìm ra họ.
 Một số tiêu chí để đánh giá, phân tích và lựa chọn Influencer cho doanh
nghiệp là:
 Reach ( Phạm vi tiếp cận ): được đo bằng lượng người theo dõi (fans,
followers) của Influencers trên mạng xã hội. 

29 | N H Ó M 3 - N V N T 2
Có thể phân loại các Influencer theo phạm vi tiếp cận như sau:

 Relevance (Sự liên quan): mô tả mức độ liên kết và tương đồng giữa của
Influencer và hình ảnh của thương hiệu. Nhiều đại sứ thương hiệu khi nhắc
đến họ có thể khiến người dùng liên tưởng đến sản phẩm mà họ quảng bá và
ngược lại.
 Engagement (mức độ tương tác): Khi người theo dõi đọc các nội dung
được viết bởi Influencers, họ sẽ có những mức độ tương tác khác nhau. Các
thương hiệu cần phải lưu ý trong việc đánh giá Influencers dựa trên mức độ
tương tác đối với những bài post bình thường của họ so với những nội dung
được tài trợ của họ. Lý do cho việc đánh giá này là vì bạn có thể nghĩ rằng
những Influencer với nhiều người theo dõi hơn sẽ nhận được tỷ lệ tương tác
tốt hơn, nhưng điều đó đôi khi lại không xảy ra.
 Sentiment (chỉ số cảm xúc): việc người này mang lại cảm giác tiêu cực hay
tích cực cho cộng đồng mục tiêu.

Artemis hiểu rằng khi bước sang thị trường Mỹ, họ sẽ là một thương hiệu hoàn
toàn mới và chưa được mọi người biết đến. Cho nên việc hợp tác với những
Influencer nổi tiếng về thời trang ( Fashion Influencer ) có thể nói là một con
đường tắt giúp cho Artemis có thể nhanh chóng tiếp cận, đến gần hơn với khách
hàng.
Về phương án cụ thể, công ty đang dự định sẽ hợp tác với 10 Influencers có tiếng
về thời trang tại Mỹ trong phân khúc Mid-tier influencers với từ 50,000–500,000
người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau bao gồm trên: Instagram,
Tik Tok.

30 | N H Ó M 3 - N V N T 2
 Với Instagram một nền tảng khá đa dạng, Influencers có thể chia sẻ về
những bức ảnh chụp, những video về sản phẩm để đưa thông tin đến mọi
người, nền tảng này cũng bao gồm nhiều Influencers có tiếng về mảng thời
trang. Artemis dự định sẽ lựa chọn 6 người với mức độ tương tác cao và nhận
về được các phản hồi tích cực trong phân khúc Mid-tier Influencers.
Chi phí dự kiến sẽ là: $1000 với mỗi người cho một bài đăng về sản phẩm hay
thương hiệu.
 Với Tiktok, nền tảng mới nổi và được rất nhiều người ưa chuộng, có thể chia
sẻ các video ngắn mang tính giải trí cao. Đặc biệt thuật toán của Tiktok giúp
video của bất kỳ ai dù lượng người theo dõi lớn hay nhỏ đều có cơ hội tiếp
cận một lượng lớn người xem điều này giúp công ty tiếp cận nhanh chóng
với nhiều đối tượng khách hàng. Artemis dự định sẽ lựa chọn 4 người trong
phân khúc Mid-tier Influencers
Chi phí dự kiến sẽ là: $700 với mỗi người cho mỗi bài đăng về sản phẩm hay
thương hiệu.
Chi phí dự kiến cho Influencer Marketing: 8.800 USD
c) Trưng bày sản phẩm tại các hội chợ triển lãm.

Từ lâu nay các chương trình hội chợ, triển lãm vẫn có một sức hút mãnh liệt với
khách hàng. Tuy loại hình không còn mới lạ nhưng hội chợ vẫn là một trong những
kênh truyền thông hiệu quả với nhiều ngành hàng. Tham gia triển lãm là một trong
những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc tiếp thị doanh nghiệp. 
Artemis có thể tận dụng những cơ hội để tham gia hội chợ triển lãm lớn về thời
trang, quần áo hay hàng may được tổ chức tại Mỹ để quảng bá sản phẩm đến khách
hàng và các đối tác như là: 
 Hội chợ quốc tế hàng may mặc tại Las Vegas (Magic Show): Đây là hội
chợ lớn nhất Mỹ về quần áo và phụ kiện may mặc. Hội chợ này được tổ chức
mỗi năm 2 lần vào khoảng tháng 2 và tháng 8. Hội chợ gồm 4 khu chuyên
ngành: Magic (quần áo nam), Wwdmagic (quần áo nữ), Magic kids (quần áo
trẻ em), The edge (quần áo thời trang trẻ). Thường xuyên có khoảng 3.000
công ty Hoa Kỳ và các nước trưng bày trên 5.000 nhãn hiệu quần áo
=> Việc tận dụng tốt cơ hội khi tham gia hội chợ triển lãm có thể đem lại cho
doanh nghiệp một số lợi ích như: 
 Tiếp cận khách hàng: 
 Gia tăng doanh số:  
 Để lại ấn tượng về thương hiệu cho khách hàng :  
 Khảo sát thị trường và đối thủ: 
31 | N H Ó M 3 - N V N T 2
Chi phí tham gia Hội chợ quốc tế hàng may mặc tại Las Vegas dự kiến: 10.000
USD bao gồm các khoản như diện tích gian hàng, xây dựng gian hàng, catalog, chi
phí logistic...
d) Quảng cáo trên Amazon:

Quảng cáo Amazon là công cụ giúp người bán đưa sản phẩm hoặc thương hiệu của
mình tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Quảng cáo hiển thị trên trang web
của Amazon tại nhiều vị trí khác nhau như: trên trang kết quả tìm kiếm, dưới dạng
headline, hay là các sản phẩm được gợi ý... Người dùng có thể nhận biết đâu là
quảng cáo bằng từ “ad” hay “sponsored” ngay gần tên sản phẩm.
Các loại quảng cáo trên amazon: Hiện Amazon cung cấp 3 hình thức quảng cáo
là quảng cáo sản phẩm, quảng cáo thương hiệu, và quảng cáo hiển thị.
 
Quảng cáo sản phẩm giúp tăng doanh số bán hàng, tăng lượng truy cập vào trang
sản phẩm đang được người chạy quảng cáo bán trên Amazon. 
Quảng cáo thương hiệu có tác dụng giới thiệu thương hiệu và danh mục sản
phẩm của người quảng cáo.
Quảng cáo hiển thị nhằm tiếp cận khách hàng ngay cả khi họ không ở trên trang
web của Amazon.
 
Quảng cáo trên Amazon có lợi thế lớn so với quảng cáo trên Facebook là người
dùng trên Amazon sẽ thấy quảng cáo khi họ đang tìm mua sản phẩm, có ý định
mua sản phẩm nên khả năng họ quyết định mua là cao hơn so với quảng cáo trên
Facebook, nơi mà các quảng cáo xuất hiện dựa trên lịch sử hoạt động của họ dù họ
có ý định mua hay không, hay đã mua sản phẩm đó hay chưa.
 
Chi phí quảng cáo trên Amazon: Người quảng cáo chỉ trả tiền cho Amazon mỗi
khi người dùng ấn vào quảng cáo của họ. Người quảng cáo sẽ đặt mức giá mà họ
sẵn sàng chi trả mỗi lần người dùng ấn vào quảng cáo của họ, gọi là CPC.
Người đặt mức giá CPC cao nhất sẽ được hiện quảng cáo ở vị trí đầu tiên. Tuy
nhiên mức CPC thay đổi phụ thuộc nhiều vào từ khóa, ngành hàng, thời điểm…
nên rất khó để tính chính xác mức CPC. 
 
Dưới đây là mức CPC trung bình trên Amazon:

32 | N H Ó M 3 - N V N T 2
 
Chi phí quảng cáo trên Amazon dự tính là: 50.000 USD.
 
 
 
VI. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SƠ BỘ
 
1. Bán hàng qua cửa hàng bán lẻ và website:
 
Doanh thu ước tính năm đầu tiên trên cửa hàng bán: 1.200.000 USD tương đương
27.31 tỷ đồng, đồng nghĩa với việc công ty bán được 8000 sản phẩm.
 
Các khoản mục Tiền/ đơn vị USD
Doanh thu đã bao gồm VAT 1.200.000
Tổng chi phí mở cửa hàng 278.000
Tổng Chi phí sản xuất 76.000
Tổng Chi phí vận chuyển 1.020
Tổng chi phí xây dựng và duy trì website 4.500

Thuế nhập khẩu 16.5% 12.540


Tổng chi phí quảng cáo 30.800
Thuế VAT 1 7.509
Thuế VAT 2 81.266

33 | N H Ó M 3 - N V N T 2
TỔNG CHI PHÍ 491.635
TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 708.365
Thuế TNDN 62.620
TỔNG LỢI NHUẬN SAU THUẾ 645.746
 
 
2. Bán hàng qua Amazon
 
Chi phí quảng cáo dự tính trên Amazon năm đầu tiên là 50.000 USD. CPC trung
bình là 1.2 USD => số lượng người ấn vào quảng cáo là 41.667 người. Tỷ lệ
chuyển trung bình trên Amazon là 13%, nghĩa là cứ 100 người ấn vào quảng cáo
thì sẽ có 13 người quyết định mua sản phẩm. 
=> Số lượng người mua ít nhất một sản phẩm là: 5417 người.
Giá bản sản phẩm trung bình là 150 USD/ sản phẩm
=> Doanh số ước tính qua Amazon năm đầu tiên là: 812.550 USD
 

Kết kinh doanh xuất khẩu của ARTEMIS trong năm đầu tiên trên
AMAZON

Các khoản mục Tiền


Doanh thu đã bao gồm VAT 812.550
Chi phí bán hàng trên Amazon 119.214
Chi phí sản xuất 51.635
Chi phí vận chuyển 691
Thuế NK 16,5% 8.520
Chi phí quảng cáo 50.000
Thuế VAT 60.112
TỔNG CHI PHÍ 290.172

TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 522.378

Thuế TNDN 46.178


TỔNG LỢI NHUẬN SAU THUẾ 476.200
 

34 | N H Ó M 3 - N V N T 2
 Tổng ngân sách/vốn cho phương án kinh doanh lần này: 1.000.000 USD
tương đương 22.75 tỷ VNĐ
 
 Tổng doanh thu của cửa hàng bán lẻ, trang web và trên Amazon là:
2.012.550 USD tương đương với 45 tỷ VNĐ
 
 Tổng lợi nhuận sau thuế của cửa hàng bán lẻ, trang web và trên Amazon là:
1.121.945 USD tương đương với 25 tỷ VNĐ
 
 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận: 
TSLN= Lợi nhuận sau thuế / Vốn đầu tư x 100% = (1.121.945/1.000.000)
*100
= 112,19%
Vậy với mỗi đồng vốn bỏ ra công ty sẽ thu lại 1.12 đồng lợi nhuận. Chỉ số
này càng cao chứng tỏ khả năng sử dụng vốn của công ty càng hiệu quả.
 
 Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi: TSDL= Doanh thu/Vốn đầu tư x 100%
(2.012.550/1000000)*100% = 201.26%
Vậy với mỗi đồng vốn bỏ ra công ty sẽ thu lại 2.01 đồng doanh thu.

35 | N H Ó M 3 - N V N T 2
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT Họ tên Đầu việc Đánh


giá
Nguyễn Việt Nội dung Tổng quan doanh nghiệp 
1 10/10
Anh
Nội dung Đánh giá Thị trường, khách hàng và
2 Hồ Sỹ Huy 10/10
đối thủ cạnh tranh
Nguyễn Vinh Nội dung Xác định sản phẩm, thời điểm, phương
3 10/10
Quang thức kinh doanh; Mục tiêu kinh doanh
Đào Đình Nội dung Biện pháp thực hiện
4 10/10
Tân
Ngô Khánh Nội dung Đánh giá hiệu quả sơ bộ + slide
5 10/10
Huyền

36 | N H Ó M 3 - N V N T 2

You might also like