You are on page 1of 59

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN: VẼ MỸ THUẬT TRANG PHỤC
NGÀNH: MAY THỜI TRANG
TRÌNH ĐỘ: Trung cấp

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN: VẼ MỸ THUẬT TRANG PHỤC
NGÀNH: MAY THỜI TRANG
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI


Họ tên: Lê Huỳnh Như Ý
Học vị: Cử nhân
Đơn vị: Khoa May- TKTT
Email: lhnhuy81@gmail.com

TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM


BỘ MÔN ĐỀ TÀI

HIỆU TRƯỞNG
DUYỆT

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
BM31/QT02/NCKH&HTQT

LỜI GIỚI THIỆU


Từ lâu, ngành thiết kế thời trang đã mang tính cạnh tranh rất cao, chỉ với sở
thích thiết kế quần áo chưa đủ để bạn trở thành một nhà thiết kế thời trang chuyên
nghiệp. Nếu bạn thật sự ấp ủ giấc mơ trở thành nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp,
hoặc đang theo học thì đây nắm vững một số nguyên tắc trong thời trang và luyện tập
vẽ trang phục là những điều cốt yếu bạn nên biết. Liệu nơi bạn muốn thực tập có dạy
bạn những kỹ năng phù hợp với mục tiêu công việc tương lai hay không? Những kỹ
năng nào bạn có thể thể hiện ở đó để phù hợp với nhu cầu của họ? Một số nơi yêu cầu
thiết kế trên máy vi tính trong khi nơi khác lại thiên về kỹ thuật dựng mẫu và thủ
công.
Giáo trình Vẽ mỹ thuật trang phục cung cấp cho sinh viên những kiến thức về
màu sắc trong thời trang; kiến thức về việc vẽ những bản vẽ mô tả phẳng trong ngành
may mặc thời trang và một số mẫu tham khảo để có thể đáp ứng vai trò của một nhà
thiết kế nghiệp dư hay chuyên nghiệp cũng như vai trò của kỹ thuật viên phòng mẫu.
Với 2 phần Nguyên tắc phối màu trang phục và Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng
trang phục, giáo trình này được biên soạn nhằm mục đích phục vụ công tác giảng dạy,
học tập cho sinh viên hệ cao đẳng, trung cấp và có giá trị tham khảo cho kỹ thuật viên
phòng mẫu các doanh nghiệp thời trang.
Quá trình biên soạn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong quý thầy cô, quý đồng
nghiệp đóng góp ý kiến để giáo trình được hoàn thiện hơn.

Tp.HCM, ngày 15 tháng 6 năm 2020


Chủ biên

Trang 1
BM31/QT02/NCKH&HTQT
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 1
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 2
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN ............................................................................. 4
CHƯƠNG 1:NGUYÊN TẮC PHỐI MÀU TRANG PHỤC ...................................... 5
1. VÒNG THUẦN SẮC (BÁNH XE MÀU SẮC) ................................................... 5
1.1. Màu bậc 1 (Primary colours) ............................................................................. 6
1.2. Màu bậc 2 (Secondary colours) .......................................................................... 6
1.3. Màu bậc 3 (Tertiary colours) .............................................................................. 6
1.4. Màu nóng, màu lạnh: .......................................................................................... 7
1.5. Màu tương phản ................................................................................................. 7
1.6. Màu tương đồng ................................................................................................. 7
1.7. Màu trung tính .................................................................................................... 7
1.8. Màu độc sắc ........................................................................................................ 7
1.9. Màu chủ đạo ....................................................................................................... 7
2. CÁCH PHỐI MÀU TRANG PHỤC TỪ VÒNG THUẦN SẮC .......................... 9
2.1. Phối màu đơn sắc................................................................................................ 9
2.2. Phối màu bổ sung ............................................................................................... 9
2.3. Phối màu liền kề ............................................................................................... 10
2.4. Phối màu chữ T ................................................................................................ 11
2.5. Phối màu chữ X ................................................................................................ 12
2.6. Phối màu tam giác ............................................................................................ 13
2.7. Phối màu vô sắc ................................................................................................ 13
CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN KIỂU DÁNG TRANG PHỤC ............ 16
1. MỘT SỐ CHI TIẾT TRÊN TRANG PHỤC THỜI TRANG ................................ 16
1.1 Một số kiểu bâu áo. ........................................................................................... 16
1.2. Một số kiểu tay áo ............................................................................................ 24
1.3. Một số kiểu váy thời trang ............................................................................... 29
1.4. Một số kiểu quần thời trang ............................................................................. 34
2. MÔ TẢ TRANG PHỤC ......................................................................................... 45

Trang 2
BM31/QT02/NCKH&HTQT
2.1. Nhận dạng nếp xếp và nếp gấp......................................................................... 45
2.2 Các dạng nếp xếp trên trang phục áo. ............................................................... 47
2.3 Các dạng nếp xếp trên quần, váy……………………………………………...49
2.4 Các dạng nếp gấp rủ trên trang phục áo. .......................................................... 48
2.5 Các dạng nếp gấp trên váy, quần....................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………….51
PHỤ LỤC HÌNH ……………………………………………………………..……52

Trang 3
BM31/QT02/NCKH&HTQT

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: VẼ MỸ THUẬT TRANG PHỤC


Mã mô đun: MĐ2106041
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun
- Vị trí: Mô đun cơ sở, học ở học kì 1 (PT), học kì 2 (CS)
- Tính chất: Mô đun bắt buộc
- Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun giúp sinh viên ứng dụng phối được
màu sắc cho trang phục đạt tính thẩm mỹ và vẽ mô tả trang phục đúng ý đồ.
Mục tiêu của mô đun
- Về kiến thức:
+ Trình bày được nguyên tắc phối màu trang phục
+ Gọi tên và mô tả được các chi tiết trên áo quần thời trang.
- Về kỹ năng:
+ Vẽ mô tả phẳng các đặc điểm, hình dáng, cấu trúc chi tiết trên áo quần.
+ Phối hợp các màu sắc để tạo không gian và đạt tính thẩm mỹ.
+ Phân tích và đánh giá giá trị (về thẩm mỹ) của màu sắc.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện được tính cần cù, tỉ mỉ, sự kiên nhẫn trong học tập và trong quá
trình làm việc

Trang 4
Chương 1: Nguyên tắc phối màu trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT
CHƯƠNG 1:
NGUYÊN TẮC PHỐI MÀU TRANG PHỤC
Giới thiệu:
Phối màu quần áo không chỉ là một nghệ thuật mà còn mang tính khoa học.
Nhiều người đã bỏ quên bước này nên dù diện thiết kế đẹp mắt, tổng thể trang phục
không gây ấn tượng hoặc làm mất đi nét đặc sắc vốn có.
Nếu nắm vững được tính chất, chức năng, tác dụng của từng loại màu sắc,
chúng ta có thể vận dụng không chỉ trong thời trang mà còn rất nhiều lĩnh vực trong
cuộc sống như thiết kế nội thất, mỹ thuật, hội họa, nhiếp ảnh, đồ họa.
Mục tiêu:
- Vẽ được vòng thuần sắc bằng chì và màu nước.
- Trình bày được nguyên tắc phối màu trang phục.
- Phân tích và đánh giá được giá trị của màu sắc.
- Phối được màu cho trang phục theo yêu cầu từ vòng thuần sắc.
- Phối hợp được các màu sắc để tạo không gian và đạt tính thẩm mỹ.
Nội dung chính:
1. VÒNG THUẦN SẮC (BÁNH XE MÀU SẮC)
Vào năm 1666, bánh xe sắc màu đã được phát triển bởi Isaac Newton khi
ông phân giải ánh sáng trắng thành một dải gồm 7 màu có bước sóng từ 0,75 micromet
(ánh sáng đỏ) đến 0,38 micromet (ánh sáng tím) hay còn được gọi là 7 sắc cầu vồng
bao gồm: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Ba màu sắc cơ bản để tạo nên bánh xe
sắc màu là Đỏ, Vàng và Xanh dương. Những gam màu này khi kết hợp với nhau sẽ
tạo thành các màu sắc phụ.

Hình 1.1 Newton nghiên cứu về dải màu

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 5


Chương 1: Nguyên tắc phối màu trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT
Vòng thuần sắc trình bày một chuỗi màu sắc tinh khiết được sắp xếp hợp lý và
có giá trị như một công cụ đắc lực cho việc phối hợp màu sắc trong hầu hết các lĩnh
vực của cuộc sống như thiết kế nội thất, thời trang, hội họa, trang trí… một cách hiệu
quả nhất.
Vòng thuần sắc được chia thành 3 nhóm. Trong đó, nhóm màu bậc 1 (Primary
colours) gồm đỏ, vàng, xanh dương là nhóm màu gốc tạo ra các màu khác. Nhóm màu
bậc 1 phối hợp hai màu bất kỳ với nhau tạo ra nhóm màu bậc 2 (Secondary colours) là
cam, lục, tím. Khi nhóm màu bậc 2 được phối hợp với nhóm màu bậc 1 sẽ tạo ra nhóm
màu bậc 3 (Tertiary colours) có được các sắc thái như bạc hà, màu đại dương, san
hô… Sau cùng, chúng ta sẽ có được một vòng tròn màu khép kín với 12 sắc màu cơ
bản.

Hình 1.2 Bánh xe màu


1.1. Màu bậc 1 (Primary colours)
- Đây là 3 màu nguyên, màu gốc mà theo lý thuyết màu sắc việc pha trộn các
màu bậc 1 này với nhau theo các tỉ lệ khác nhau sẽ tạo ra tất cả các màu còn lại.
- Là các màu đỏ (Red), vàng (Yellow), xanh cobalt (cobalt blue).
1.2. Màu bậc 2 (Secondary colours)
- Màu bậc 2 được tạo ra bằng cách trộn 2 Primary Colors lại với nhau. Có ba
Secondary Colors, chúng là màu tím (xanh + đỏ), cam (đỏ + vàng), và xanh lá
cây (vàng + xanh).
1.3. Màu bậc 3 (Tertiary colours)
- Việc pha trộn các màu bậc 1 (Primary Colors) với màu bậc 2 (Secondary
Colors) sẽ tạo ra các màu bậc 3, gồm có 6 màu: yellow-green, blue-green, blue-violet,
red-violet, red-orange, và yellow-orange.
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 6
Chương 1: Nguyên tắc phối màu trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

1.4. Màu nóng, màu lạnh


- Màu nóng (Warm colors): Gây cảm giác ấm áp, gần, kích thích thị giác –>
Màu ngả đỏ: Vàng, cam vàng, cam, cam đỏ, đỏ
- Màu lạnh (Cold colors): Gây cảm giác mát mẻ, dễ chịu hoặc lạnh lẽo, xa –>
Màu ngả xanh: Lục vàng, lục, lục lam, lam, tím lam, tím, tím đỏ

Hình 1.3 Màu nóng , màu lạnh


1.5. Màu tương phản
- Đó là các màu đối kháng nhau, khi chúng đứng cạnh nhau sẽ cùng làm nổi bật
nhau. Ở vòng tròn màu đó là các màu đối xứng qua tâm vòng tròn. Các cặp màu tương
phản bổ sung đó là:
Đỏ (Red) & Lục (Green)
Vàng (Yellow) &Tím (Purple)
Lam (Blue) & Cam (Orange)
1.6. Màu tương đồng
Một nhóm màu, đứng cạnh nhau trong vòng tròn màu (không cần phần biệt
nóng - lạnh), khi chúng đứng gần nhau trông khá giống nhau
1.7. Màu trung tính
Màu không thuộc nóng, không thuộc lạnh: đó chính là màu xám
1.8. Màu độc sắc
Là tên gọi của loại không gian chỉ sử dụng một màu pha với trắng và đen tạo sự
liên kết các sắc độ một cách tinh tế, còn có tên gọi là màu đơn sắc.
1.9. Màu chủ đạo
Màu chiếm diện tích trội nhất trong toàn bộ không gian, chi phối toàn bộ hoà sắc
của không gian, nó làm ảnh hưởng đến phần nhỏ còn lại.

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 7


Chương 1: Nguyên tắc phối màu trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

 Củng cố bài

Hình 1.4 Bánh xe màu và tên gọi, tính chất màu.


 Bài tập thực hành
Thực hiện vẽ vòng thuần sắc (bánh xe màu sắc) gồm 12 màu bằng cách pha
trộn từ 3 màu cơ bản; sau đó chuyển 3 sắc độ đậm bằng cách pha với màu đen và 3
sắc độ nhạt bằng cách pha với màu trắng với tỉ lệ từ ít đến nhiều.
Yêu cầu: - 12 màu của bánh xe có sự khác biệt do tỉ lệ màu pha trộn nhiều
ít khác nhau.
- Chuyển nhạt 3 độ bằng cách pha với màu trắng từ ít đến nhiều
(cần lưu ý các bậc có độ nhạt khác nhau)
- Chuyển đậm 3 độ bằng cách pha với màu đen từ ít đến nhiều
(cần lưu ý các bậc có độ đậm khác nhau; đặc biệt ở phần pha đậm sinh
viên nên pha với lượng màu đen thật ít do màu đen có tính chất rất
mạnh).

Hình 1.5 Vòng thuần sắc


KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 8
Chương 1: Nguyên tắc phối màu trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT
2. CÁCH PHỐI MÀU TRANG PHỤC TỪ VÒNG THUẦN SẮC
Phối màu cho trang phục không chỉ kết hợp màu các phần của quần áo mà bao
gồm cả phối hợp màu sắc của phụ kiện đi kèm.
2.1. Phối màu đơn sắc
Phối màu đơn sắc là cách phối màu rất được ưa chuộng. Đây là cách kết hợp
1 màu gốc với các sắc độ đậm nhạt khác nhau tạo thành 1 dải màu. Không cần quá cầu
kỳ và nhiều kỹ thuật nên kiểu phối màu đơn sắc này rất dễ chịu và thu hút người nhìn.
Chính sự đơn giản đó đôi khi làm trang phục nhanh nhàm chán không để lại ấn tượng,
nên việc chọn thêm phụ kiện cho trang phục phối màu dơn sắc là điều cần thiết.

Hình 1.6 Phối màu đơn sắc


2.2. Phối màu bổ sung
Các cặp màu tương phản bổ sung (complementary) nhiều năng lượng bởi vì
trong tự chúng đối chọi nhau, trong vòng tròn màu chúng đối xứng nhau; màu tương
phản thì đi theo cặp màu nóng (đỏ,cam,vàng ...) và lạnh (xanh lá cây, lam, tím ...) có
một sức căng tự nhiên của loại màu này. Dù bạn có chú tâm hay không nhưng trong

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 9


Chương 1: Nguyên tắc phối màu trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT
não luôn tìm kiếm sự hài hòa của màu sắc, do vậy sự căng này của màu tương phản là
bất thường với não và gây chú ý và bạn phải dừng lại để nhìn.
Phối màu bổ túc trực tiếp là chọn màu đối diện nhau trên vòng tròn bánh xe của
bảng phối màu, với cách phối đồ này sẽ giúp bạn trở nên tràn đầy năng lượng và luôn
tích cực năng động hơn. Sự kết hợp giữa các cặp màu đối xứng sẽ giúp bạn trở dễ dàng
tạo được điểm nhấn, tạo nên ấn tượng trong cách phối đồ của mình.
Khi chọn màu để phối màu bổ túc trực tiếp thì các nhà thiết kế cũng chọn cho
mình màu chủ đạo rồi tìm màu đối xứng với nó làm màu phụ. Với cách phối này bạn
nên nhớ không nên sử dụng những màu có sắc độ nhạt nó sẽ làm mất đi độ tương phản
giữa các cặp màu với nhau.

Hình 1.7 Phối màu bổ sung


2.3. Phối màu liền kề
Mỗi ba màu nằm liền kề nhau trong bánh xe bảng phối màu được gọi là màu
tương đồng. Với cách phối màu này sẽ tạo nên sự nhã nhặn và đầy thu hút, kiểu phối
màu tương đồng sẽ đa dạng hơn về màu sắc giúp người nhìn bắt mắt và cuốn hút hơn.
Tuy 3 màu phối lại với nhau, nhưng do nó đứng gần nhau nên không quá quá khó hay
phức tạp để bạn chọn phối màu cho nó, trông chúng rất dễ nhìn và cuốn hút.
Sử dụng kiểu này khi bạn cần có nhiều màu phối hợp với nhau nhưng vẫn giữ
cảm giác về một màu bạn yêu thích nào đó. Việc bố trí hợp lý sẽ tạo ra dòng chảy tự
nhiên của màu sắc.

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 10


Chương 1: Nguyên tắc phối màu trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

Hình 1.8 Phối màu liền kề


2.4. Phối màu chữ T
Kiểu chọn theo hình chữ T từ vòng tròn màu sắc, suy diễn từ cặp màu tương
phản. Nó gồm một màu tương phản và hai màu bên cạnh màu tương phản kia (xem
hình). Việc chọn màu kiểu này giúp cho đa dạng màu hơn và nhiều khi bạn không
muốn nhận thấy sự rõ ràng của tương phản.

Hình 1.9 Phối màu chữ T

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 11


Chương 1: Nguyên tắc phối màu trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT
2.5. Phối màu chữ X
Là cách phối chọn 2 cặp đối đỉnh để cùng tạo nên nhóm 4 màu. Có 2 cách chọn
2 cặp đối đỉnh: cách chọn Chữ X trong hình vuông và cách chọn Chữ X trong hình chữ
nhật.
Cách 1: Chữ X trong hình vuông (tức chọn 4 màu cách đều nhau). (Square)

Hình 1.10 Phối màu chữ X (hình vuông)

Cách 2: Chữ X trong hình chữ nhật (2 cặp đối đỉnh cách nhau 1 cặp đối đỉnh ở
giữa). (Rectangle)
Cách này là cách khó nhất trong những nguyên tắc phối màu ở trên vì đòi hỏi
sự siêng năng và kỹ càng hơn. Lựa chọn cách phối màu này sẽ giúp bạn mang đến
phong cách hiện đại và mới mẻ, rất phù hợp dành cho xu hướng thiết kế hiện nay.

Hình 1.11 Phối màu chữ X (hình chữ nhật)


Cần lưu ý khi áp dụng phối màu chữ X do sử dụng nhiều hơn 3 màu nên cần chọn một
màu làm màu chủ đạo (màu chính) còn các màu kia sử dụng cho diện tích nhỏ hơn
hoặc phụ kiện.

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 12


Chương 1: Nguyên tắc phối màu trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT
2.6. Phối màu tam giác
Đây là phối màu an toàn nhất trong các phối màu. Phối màu này được hình
thành với ba màu nằm ở ba góc khác nhau của vòng tròn màu và tạo nên một hình tam
giác đều, chúng kết hợp với nhau sẽ tạo nên sự cân bằng trong cách phối màu.

Hình 1.12Phối màu tam giác


2.7. Phối màu vô sắc
Cách phối màu thứ 7 ít được nhắc đến nhất là Achromatic (Vô sắc): là phong
cách chỉ dùng các sắc độ khác nhau của 2 màu đen, trắng hay nói cách khác là sử dụng
màu đen, trắng và xám, ghi... Tuy nhiên đây lại là một trong những cách phối được
khá nhiều bạn nữ lựa chọn trong thời trang hàng ngày.

Hình 1.13 Phối màu vô sắc

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 13


Chương 1: Nguyên tắc phối màu trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

 Ghi nhớ

Hình 1.14 Vòng thuần sắc với nhiều sắc độ

Hình 1.15 Một số cách phối màu thường được sử dụng

Hình 1.15 Tên gọi một số cách phối màu

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 14


Chương 1: Nguyên tắc phối màu trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

 Bài tập thực hành


- Em hãy chọn bộ trang phục có nhiều lớp (layers) hoặc nhiều phần và thực hiện
phối màu tạo hiệu ứng khác nhau cho trang phục đó.
Ví dụ:

Hình 1.17 Bài tập phối màu


 Lưu ý
1. Ngoài màu vẽ và cọ vẽ thì các em học sinh nên sử dụng các dụng cụ có độ
bền khác có thể tái sử dụng như khay pha màu bằng nhựa dày có nhiều
chỗ cho việc pha trộn sẽ hạn chế việc phải đi rửa khay trong quá trình vẽ
hoặc tận dụng sử dụng dụng cụ đựng nước nào cũng được, bằng nhựa sẽ
tiện lợi hơn nhưng quan trọng là nên sử dụng lại nó chứ đừng dùng ly
nhựa 1 lần rồi bỏ sẽ thải nhiều rác thải nhựa ra môi trường.
2. Khó có thể vẽ màu nước mà không có giấy thấm để chùi cọ, có thể sử dụng
các loại giẻ lau sạch, vải thừa có tính thấm nước thay cho các loại giấy ăn,
khăn giấy.
3. Rửa sạch cọ là điều cần thiết vì cọ bẩn sẽ làm pha trộn màu vẽ không chính
xác, bên cạnh đó học sinh cần đảm bảo cọ khô ráo trước khi sắp xếp chúng
vào chỗ bảo quản, ít ra phải phơi cho chúng khô khi về nhà.

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 15


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

CHƯƠNG 2
NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN KIỂU DÁNG TRANG PHỤC
Giới thiệu:
Với tư cách là một nhà thiết kế thời trang, để có thể có được chỗ đứng trong
giới thời trang hiện nay, bạn phải có kỹ năng thể hiện bản vẽ kỹ thuật của sản phẩm
thời trang – đặc biệt đối với thị phần thời trang may sẵn với sự đang dạng về kích cỡ,
chú trọng về kỹ thuật.
Chương này cung cấp lý thuyết cũng như các mẫu tham khảo mở rộng giúp học
viên vẽ mô tả căn bản và nâng cao kiến thức dựng một bản mô tả phẳng (flats) được
đẹp và chính xác.
Mục tiêu:
- Nhận dạng được các chi tiết trên áo quần thời trang.
- Vẽ mô tả phẳng được các đặc điểm, hình dáng, cấu trúc chi tiết trên áo quần
thời trang.
- Vẽ mô tả phẳng và nhận biết được các đặc điểm, hình dáng, cấu trúc nếp gấp
trên áo quần thời trang.
Nội dung chính:
1. MỘT SỐ CHI TIẾT TRÊN TRANG PHỤC THỜI TRANG
1.1 Một số kiểu bâu áo.
Một chi tiết quan trọng giúp làm nổi bật nét đẹp hoàn mỹ của chiếc áo. Có khá
nhiều kiểu cổ áo được sáng tạo, điều chỉnh từ dạng cổ tròn căn bản, tiêu biểu như cổ
tròn rộng, cổ chìa khóa, cổ thuyền, cổ trái tim, cổ chữ V…
Ở phần này chúng ta cần lưu ý phân biệt giữa áo không bâu (cổ áo) và áo có
bâu (bâu áo hay còn gọi là lá cổ).
Ví dụ:

Áo không bâu (cổ áo) Áo có bâu


Hình 2.1 Phân biệt cổ áo và bâu áo

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 16


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

Bên cạnh đó, cần nắm vững các vị trí chân bâu để mô tả các kiểu bâu được
chính xác.
Vị trí số 1: Vị trí chân bâu hay cổ căn bản

Vị trí số 2: Độ cao bâu đứng

Vị trí số 3: Hạ cổ (đối với 1 số cổ tim, cổ

vuông..)

Vị trí số 4: Hạ cổ vest

Hình 2.2 Vị trí cổ áo thường gặp


Một số kiểu cổ áo tham khảo

Hình 2.3 Một số kiểu cổ áo tham khảo

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 17


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

1.1.1. Vẽ mô tả phẳng bâu sơ mi.


 Mẫu mô tả phẳng

Hình 2.4 Bâu sơ mi

 Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Vẽ vòng cổ, vai áo, chân cổ đối xứng qua trục (Hình A)
Bước 2: Vẽ bâu áo đối xứng qua trục (Hình B)
Bước 3: Vẽ nẹp áo (Hình C)
Bước 4: Vẽ thân áo (Hình D)
Bước 5: Hoàn thành (Hình E)

A B C D E
Hình 2.5 Các bước vẽ bâu sơ mi
1.1.2. Vẽ mô tả phẳng bâu Dalton
 Mẫu mô tả phẳng

Bâu Dalton liền Bâu Dalton rời


Hình 2.6 Bâu Dalton

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 18


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

 Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Vẽ vai áo, chân cổ đối xứng qua trục (Hình A)
Bước 2: Vẽ hạ cổ,nẹp áo (Hình B)
Bước 3: Vẽ phần trên bâu đối xứng qua trục (Hình C)
Bước 4: Vẽ phần dưới bâu áo (Hình D)
Bước 5: Hoàn thành (Hình E)

A B C D E

Bâu Dalton liền Bâu Dalton rời


Hình 2.7 Các bước vẽ bâu Dalton

 Một số mẫu bâu Dalton tham khảo

Hình 2.8 Một số mẫu bâu Dalton biến kiểu

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 19


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

1.1.3. Vẽ mô tả phẳng bâu lính thủy


 Mẫu mô tả phẳng

Hình 2.9 Bâu lính thủy

 Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Vẽ vai áo, hạ cổ đối xứng qua trục (Hình A)
Bước 2: Vẽ bâu áo đối xứng qua trục (Hình B)
Bước 3: Vẽ thân áo, đường trang trí (Hình C)
Bước 4: Vẽ phần sau bâu áo (Hình D)

A B C D
Hình 2.10 Các bước vẽ bâu lính thủy
1.1.4 . Vẽ mô tả bâu cánh én
 Mẫu mô tả phẳng

Hình 2.11 Bâu cánh én

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 20


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

 Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Vẽ vai áo, hạ cổ đối xứng qua trục (Hình A)
Bước 2: Vẽ nẹp áo, bâu áo (Hình B)
Bước 3: Vẽ bâu áo đối xứng qua trục(Hình C)
Bước 4: Vẽ thân áo (Hình D)

A B C D
Hình 2.12 Các bước vẽ bâu cánh én

1.1.5. Vẽ mô tả bâu Care


 Mẫu mô tả phẳng

Hình 2.13 Bâu Care

 Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Vẽ vai áo, hạ cổ (Hình A)
Bước 2: Vẽ cổ áo đối xứng qua trục (Hình B)
Bước 3: Vẽ phần trên bâu đối xứng qua trục (Hình C)
Bước 4: Vẽ phần dưới bâu áo (Hình D)
Bước 5: Hoàn thành (Hình E)
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 21
Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

A B C D E
Hình 2.14 Các bước vẽ bâu Care
1.1.6. Vẽ mô tả bâu lãnh tụ
 Mẫu mô tả phẳng :

Hình 2.15 Bâu lãnh tụ

 Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Vẽ vai áo, hạ cổ (Hình A)
Bước 2: Vẽ bâu áo đối xứng qua trục (Hình B)
Bước 3: Vẽ nẹp áo (Hình C)
Bước 4: Vẽ thân áo (Hình D)
Bước 5: Hoàn thành (Hình E)

A B C D E
Hình 2.16 Các bước vẽ bâu lãnh tụ

 Một số mẫu tham khảo


KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 22
Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

Hình 2.17 Bâu lãnh tụ biến kiểu


1.1.7. Vẽ mô tả cổ áo có bèo
 Mẫu mô tả phẳng

Hình 2.18 Cổ áo có bèo

 Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Vẽ cổ, xác định độ rộng bèo(Hình A)
Bước 2: Vẽ chu vi đường lượn (Hình B)
Bước 3: Vẽ nét ngoài và trong của nếp rủ (Hình C)
Bước 4: Vẽ đối xứng qua trục (Hình D)

A B C D
Hình 2.19 Các bước vẽ cổ áo có bèo

 Một số mẫu tham khảo

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 23


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

Hình 2.20 Một số mẫu cổ áo có bèo tham khảo


1.2. Một số kiểu tay áo
Bên cạnh bâu áo thì tay áo cũng là một trong những chi tiết quan trọng cần phải
chú ý khi thiết kế trang phục.Các độ dài tay áo thường gặp là không tay (sát nách), tay
con, tay căn bản, tay lỡ, tay dài.

Hình 2.21 Độ dài tay áo


1.2.1. Vẽ mô tả phẳng tay áo nụ hồng
 Mẫu mô tả phẳng

Hình 2.22 Áo tay nụ hồng

 Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Vẽ thân áo (Hình A)
Bước 2: Vẽ phần trên cánh hồng đối xứng qua trục (Hình B)
Bước 3: Vẽ phần dưới cánh hồng (Hình C)
Bước 4: Hoàn thành (Hình D)

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 24


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

Hình 2.23 Các bước vẽ áo tay cánh hồng


1.2.2 Vẽ mô tả phẳng tay áo phồng
 Mẫu mô tả phẳng

Hình 2.24 Áo tay phồng

 Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Vẽ thân áo (Hình A)
Bước 2: Xác định độ phồng dựa trên tay căn bản (Hình B)
Bước 3: Hoàn thành (Hình C)

A B C
Hình 2.25 Các bước vẽ áo tay phồng

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 25


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

1.2.3 Vẽ mô tả phẳng tay áo đuôi nheo


 Mẫu mô tả phẳng

Hình 2.26 Áo tay đuôi nheo

 Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Vẽ thân áo (Hình A)
Bước 2: Vẽ tay áo đối xứng qua trục (Hình B)
Bước 3: Vẽ đuôi nheo (Hình C)

A B C
Hình 2.27 Các bước vẽ áo tay đuôi nheo
1.2.4 Vẽ mô tả phẳng tay áo cánh tiên
 Mẫu mô tả phẳng

Hình 2.28 Áo tay cánh tiên


KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 26
Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

 Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Vẽ thân áo (Hình A)
Bước 2: Vẽ tay cánh tiên đối xứng qua trục (Hình B)
Bước 3: Hoàn thành (Hình C)

A B C
Hình 2.29 Các bước vẽ áo tay cánh tiên
1.2.5 Vẽ mô tả phẳng tay loe

 Mẫu mô tả phẳng

Hình 2.30 Áo tay loe

 Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Vẽ thân áo (Hình A)
Bước 2: Vẽ tay loe đối xứng qua trục (Hình B)
Bước 3: Hoàn thành (Hình C)

A B C
Hình 2.31 Các bước vẽ áo tay loe
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 27
Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

 Bài tập thực hành


- Luyện tập vẽ một số kiểu tay áo biến kiểu

Hình 2.32 Một số áo tay biến kiểu

- Luyện tập vẽ một số kiểu áo có tay hoàn chỉnh.

Hình 2.33 Bài tập vẽ áo

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 28


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

1.3. Một số kiểu váy thời trang


1.3.1 Vẽ mô tả phẳng váy túm
 Mẫu mô tả phẳng

Hình 2.34 Váy túm

 Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Vẽ lưng váy (Hình A)
Bước 2: Vẽ sườn váy đối xứng qua trục; vẽ lai và pels (Hình B)
Bước 3: Vẽ đường xẻ sau chân váy (Hình C)

A B C
Hình 2.35 Các bước vẽ váy túm
1.3.2 Vẽ mô tả phẳng váy chữ A
Váy chữ A là kiểu thiết kế có phần dưới xòe rộng dài đến đầu gối hoặc qua đầu gối với
phân lưng ôm vào eo trông giống hình chữ A, giúp tôn vòng eo cho phái nữ và dễ dàng
kết hợp với các kiểu áo mà không sợ bị lỗi mốt.

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 29


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

 Mẫu mô tả phẳng

Hình 2.36 Váy chữ A

 Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Vẽ lưng váy (Hình A)
Bước 2: Vẽ sườn váy đối xứng qua trục (Hình B)
Bước 3: Vẽ lai (Hình C)

A B C
Hình 2.37 Các bước vẽ váy chữ A
1.3.3 Vẽ mô tả phẳng váy tròn xòe
 Mẫu mô tả phẳng

Hình 2.38 Váy tròn xòe


KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 30
Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

 Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Vẽ lưng váy, đường sườn váy (Hình A)
Bước 2: Vẽ nếp rủ vải (Hình B)
Bước 3: Hoàn thiện nếp rủ (Hình C)
Bước 4: Vẽ lai váy (Hình D)

A B C D
Hình 2.39 Các bước vẽ váy tròn xòe
1.3.4 Vẽ mô tả phẳng váy 8 mảnh
 Mẫu mô tả phẳng

Váy 8 mảnh căn bản Váy 8 mảnh ghép mảnh


Hình 2.40 Váy 8 mảnh

 Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Vẽ lưng váy, đường sườn váy (Hình A)
Bước 2: Vẽ đường rã mảnh (Hình B)
Bước 3: Vẽ các mảnh ghép tam giác (Hình C)
Bước 4: Vẽ lai váy (Hình D)

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 31


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

A B C D
Hình 2.41 Các bước vẽ váy 8 mảnh
1.3.5 Vẽ mô tả phẳng váy có đáp lưng
 Mẫu mô tả phẳng

Hình 2.42 Váy có đáp lưng

 Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Vẽ lưng váy, đường sườn váy (Hình A)
Bước 2: Vẽ đường nẹp (Hình B)
Bước 3: Vẽ túi, dây passant (con đỉa) (Hình C)
Bước 4: Vẽ thân sau (Hình D)
Bước 5: Vẽ đáp lưng thân sau (Hình E)

A B C D E
Hình 2.43 Các bước vẽ váy có đáp lưng

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 32


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

 Một số mẫu đáp lưng tham khảo

Hình 2.44 Một số mẫu đáp lưng biến kiểu


 Bài tập thực hành
Luyện tập vẽ lại một số mẫu váy biến kiểu

Hình 2.45 Bài tập vẽ váy

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 33


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

1.4. Một số kiểu quần thời trang


1.4.1 Vẽ mô tả quần ống đứng
- Quần ống đứng là mẫu quần có ống từ đùi trở xuống thẳng đứng, không nhỏ lại cũng
không to ra.
 Mẫu mô tả phẳng

Hình 2.46 Quần ống đứng

 Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Vẽ lưng quần, đường sườn, dài quần (Hình A)
Bước 2: Vẽ đường sườn trong (Hình B)
Bước 3: Vẽ túi, dây passant (con đỉa, paget (Hình C)
Bước 4: Vẽ thân sau (Hình D)
Bước 5: Vẽ túi thân sau (Hình E)

A B C D E
Hình 2.47 Các bước vẽ quần ống đứng
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 34
Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

1.4.2 Vẽ mô tả quần ống rộng


- Quần ống rộng (Culottes) là loại quần có phần ống suông rộng và có độ dài qua gối.
Đây được xem là loại quần đem lại cho người mặc sự thoải mái và đặc biệt dễ ứng
dụng vào các môi trường khác nhau.
 Mẫu mô tả phẳng

Hình 2.48 Quần ống rộng

 Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Vẽ lưng quần, đường sườn, dài quần (Hình A)
Bước 2: Vẽ túi, dây passant (con đỉa), (Hình B)
Bước 3: Vẽ paget (Hình C)
Bước 4: Vẽ thân sau (Hình D)

A B C D
Hình 2.49 Các bước vẽ quần ống rộng

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 35


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

1.4.3 Vẽ mô tả quần ống túm


Quần ống túm là kiểu quần ống nhỏ dần xuống phần lai, có các loại như quần ống côn
(ống nhỏ dần xuống không bo), quần có bo gấu (quần jogger).
 Mẫu mô tả phẳng

Hình 2.50 Quần ống túm

 Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Vẽ lưng quần, đường sườn, dài quần (Hình A)
Bước 2: Vẽ sườn trong, lai (Hình B)
Bước 3: Vẽ paget, dây passant, túi, nếp xếp lai (Hình C)
Bước 4: Vẽ thân sau có pels (Hình D)

A B C D
Hình 2.51 Các bước vẽ quần ống túm

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 36


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

1.4.4 Vẽ mô tả quần lửng bó (quần Capri)


Quần lửng bó (Capri) là kiểu quần có độ dài chỉ bằng ¾ chiều dài chân hoặc ngắn trên
mắt cá chân.
 Mẫu mô tả phẳng

Hình 2.52 Quần lửng bó

 Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Vẽ lưng quần, đường sườn, dài quần (Hình A)
Bước 2: Vẽ sườn trong, lai (Hình B)
Bước 3: Vẽ paget, dây passant, túi (Hình C)
Bước 4: Vẽ thân sau có túi sau (Hình D)

A B C D
Hình 2.53 Các bước vẽ quần lửng bó

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 37


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

1.4.5 Vẽ mô tả quần túi hộp


Quần túi hộp (Cargo) là biểu tượng thời trang những năm 1990, là kiểu quần với thiết
kế đặc trưng gồm nhiều túi hộp lấy cảm hứng từ quân đội.
 Mẫu mô tả phẳng

Hình 2.54 Quần túi hộp

 Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Vẽ lưng quần, đường sườn, dài quần (Hình A)
Bước 2: Vẽ sườn trong, lai, túi (Hình B)
Bước 3: Vẽ paget, dây passant, (Hình C)
Bước 4: Vẽ thân sau có túi sau (Hình D)

A B C D
Hình 2.55 Các bước vẽ quần túi hộp

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 38


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

1.4.6 Vẽ mô tả quần baggy


- Quần baggy là loại quần đường phố thiên về dạo mát đi tập thể thao hay nhảy
- Quần baggy có điểm chung là đáy quần xệ không ôm vào cơ thể.
 Mẫu mô tả phẳng

Hình 2.56 Quần baggi

 Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Vẽ lưng quần, đường sườn, dài quần (Hình A)
Bước 2: Vẽ sườn trong, paget, nếp xếp ở lưng (Hình B)
Bước 3: Vẽ lai, hoàn thành (Hình C)
Bước 4: Vẽ thân sau có pels (Hình D)

A B C D
Hình 2.57 Các bước vẽ quần baggi

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 39


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

1.4.7 Vẽ mô tả quần skinny


Skinny jeans, còn có tên là cigarette pants, pencil pants, là kiểu quần jeans ống
nhỏ, bó sát chân. Xuất hiện vào thập niên 50, thế kỷ XX, skinny jeans trở nên rất thịnh
hành. Giống như tên gọi, trang phục này chỉ phù hợp với những người dáng gầy, có
vòng ba vừa phải. Nó giúp đôi chân trông dài và thon hơn.
 Mẫu mô tả phẳng

Hình 2.58 Quần skinny

 Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Vẽ lưng quần, đường sườn, dài quần (Hình A)
Bước 2: Vẽ sườn trong, lai, túi (Hình B)
Bước 3: Vẽ paget, dây passant (Hình C)
Bước 4: Vẽ thân sau (Hình D)

A B C D
Hình 2.59 Các bước vẽ quần skinny

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 40


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

1.4.8 Vẽ mô tả quần yếm


- Quần yếm (Dungareé hoặc Overall) là một loại quần có dây đeo qua vai, nối tại vùng
lưng quần. Quần yếm ra đời là trang phục bảo hộ của những người công nhân, thợ sữa
chữa, thợ điện… Nhưng tới nay, quần yếm với chất liệu denim vẫn được giới thời
trang ưa thích và sử dụng rộng rãi.
 Mẫu mô tả phẳng

Hình 2.60 Quần yếm


 Hướng dẫn thực hiện
Bước 1: Vẽ lưng quần, đường sườn, dài quần (Hình A)
Bước 2: Vẽ phần yếm nối với lưng (Hình B)
Bước 3: Vẽ dây yếm, túi (Hình C)
Bước 4: Hoàn thành (Hình D)
Bước 5: Vẽ thân sau ( Hình E)

A B C D E
Hình 2.61 Các bước vẽ quần yếm
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 41
Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

1.4.9 Vẽ mô tả quần Alibaba


Quần Alibaba là kiểu quần ống cực rộng và gấu quần được túm lại bằng cách thắt dây
hay được may bo lại.
 Mẫu mô tả phẳng

Hình 2.62 Quần Alibaba

 Hướng dẫn thực hiện


 Bước 1: Vẽ lưng quần, đường sườn, dài quần (Hình A)
 Bước 2: Vẽ sườn trong, lai, đáp lưng (Hình B)
 Bước 3: Vẽ nếp xếpở lưng, lai (Hình C)

A B C
Hình 2.63 Các bước vẽ quần Alibaba
1.4.10 Vẽ mô tả phẳng quần ống vẩy (ống loe)
-Quần ống loe là loại quần hơi bó phần đùi và đầu gối sau đó loe ống ra cho tới mắt cá
chân.
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 42
Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

 Mẫu mô tả phẳng

Hình 2.64 Quần ống loe

 Hướng dẫn thực hiện


Bước 1: Vẽ lưng quần, đường sườn, dài quần (Hình A)
Bước 2: Vẽ sườn trong, lai, túi (Hình B)
Bước 3: Vẽ paget, dây passant (Hình C)
Bước 4: Vẽ thân sau (Hình D)

A B C D
Hình 2.65 Các bước vẽ quần ống loe

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 43


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

 Bài tập thực hành


Luyện tập vẽ một số mẫu quần biến kiểu

Hình 2.65 Bài tập vẽ quần


KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 44
Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

2. MÔ TẢ TRANG PHỤC
2.1. Nhận dạng nếp xếp và nếp gấp
- Nếp gấp rủ (cascade) được tạo ra khi treo mảnh vải lên một điểm nào đó,
mảnh vải sẽ rủ và tạo nhiều nếp gấp hình nón.
- Nếp gấp rủ trong thời trang có hình dạng khác nhau tùy thuộc vào chất liệu,
hình dáng của mảnh vải được cắt theo ý đồ của nhà thiết kế.

Hình 2.67 Nếp gấp rủ từ vải


 Mô tả nếp gấp rủ trên trang phục
Bước 1: Vẽ đường lượn trên trục thẳng đứng
Bước 2: Vẽ đường nối từ gốc đến đầu nếp
Bước 3: Hoàn thành

Mẫu A Mẫu B Mẫu C


Hình 2.68 Cách vẽ các nếp rủ thường gặp

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 45


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

 Nếp xếp (Ruffles) được tạo ra khi mảnh vải được quấn quanh những cấu trúc
hình trụ chẳng hạn như cánh tay, cẳng chân hoặc phần bán thân, thể hiện cấu
trúc bên trong và tạo nên những nếp xếp lặp lại.

Hình 2.69 Nếp xếp vải


 Mô tả nếp xếp trên trang phục

Hình 2.70 Cách vẽ các nếp xếp thường gặp

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 46


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

2.2 Các dạng nếp xếp trên trang phục áo.


 Các dạng nếp xếp trên áo thường gặp
Thường được thiết kế ở phần cổ, vai, lưng và lai tay, lai áo.

Hình 2.71 Một số nếp xếp thường gặp trên áo


Hướng dẫn thực hiện
Tùy độ phức tạp của nếp xếp mà các bước thực hiện có thể nhiều ít khác nhau, tuy
nhiên cần nắm vững một số thao tác cơ bản như sau.
- Vẽ đường chân nếp xếp
- Xác định độ rộng nếp xếp, vẽ các đường lượn sóng phần biên.
- Xác định từng nếp chính
- Xác định nếp phụ (bên dưới hoặc bên trong)
- Thêm các đường nhún vải do nếp xếp tạo ra

Hình 2.72 Cách vẽ nếp xếp bèo trên áo

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 47


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

2.3 Các dạng nếp xếp trên quần, váy


Thường được thiết kế ở phần lưng của quần, váy.

Hình 2.73 Một số nếp xếp thường gặp trên quần, váy
2.4 Các dạng nếp gấp rủ trên trang phục áo.

Hình 2.74 Nếp gấp rủ trên áo


Hướng dẫn thực hiện
- Xác định độ rộng nếp rủ (h1)
- Tạo hình đường lượn
- Hoàn thành đường lượn
- Xác định đường xéo từ chân nếp rủ
- Hoàn thành

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 48


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

Hình 2.75 Cách vẽ nếp gấp rủ trên áo


2.5 Các dạng nếp gấp rủ trên váy, quần.
Thường được thiết kế dọc 2 sườn hoặc gắn vào đường rã thân váy.

Hình 2.76 Một số nếp gấp rủ thường gặp trên quần, váy
 Bài tập thực hành
Em hãy thực hiện vẽ mô tả lại một số kiểu áo, váy có nếp xếp phức tạp.

Hình 2.77 Bài tập vẽ nếp xếp, nếp gấp

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 49


Chương 2: Nghệ thuật thể hiện kiểu dáng trang phục BM31/QT02/NCKH&HTQT

 Lưu ý
Bối cảnh xanh hóa đào tạo nghề đòi hỏi lao động có tay nghề trong
việc xử lý vấn đề năng lượng, tài nguyên tại nơi học tập và làm việc đồng
thời áp dụng đúng cách các công nghệ thân thiện với môi trường.
Học sinh cần biết cách sử dụng tài liệu học tập hợp lý, rèn luyện tiến
tới vẽ mẫu trang phục trên máy tính nhằm giảm bớt phần giấy vẽ trong
môn học; kết hợp tái sử dụng quần áo cũ trong thiết kế các chi tiết cho
trang phục cũng là yếu tố hàng đầu mà thời trang bền vững cần hướng tới.

KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG Trang 50


BM31/QT02/NCKH&HTQT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Thủy Bình, Giáo trình Mỹ thuật trang phục, NXB Giáo dục, 2009
[2] Võ Phước Tấn, Hà Tú Vân, Thái Châu Á; Hình họa vẽ kỹ thuật ngành may, NXB
Lao động xã hội, 2008
[3] Bina Abling, Fashion sketchbook, Fairchild Publications Inc New York, 2018
[4] Kathryn Hagen, Fashion Illustration for designers, Prentice Hall

Trang 51
BM31/QT02/NCKH&HTQT
PHỤ LỤC HÌNH

STT Nội dung Trang

1 Hình 1.1 Newton nghiên cứu về dải màu 4

2 Hình 1.2 Bánh xe màu 5

3 Hình 1.3 Màu nóng, màu lạnh 6

4 Hình 1.4 Bánh xe màu và tên gọi, tính chất màu 7

5 Hình 1.5 Vòng thuần sắc 7

6 Hình 1.6 Phối màu đơn sắc 8

7 Hình1.7 Phối màu bổ sung 9

8 Hình 1.8 Phối màu liền kề 10

9 Hình 1.9 Phối màu chữ T 10

10 Hình 1.10 Phối màu chữ X (hình vuông) 11

11 Hình 1.11 Phối màu chữ X (hình chữ nhật) 11

12 Hình 1.12 Phối màu tam giác 12

13 Hình 1.13 Phối màu vô sắc 12

14 Hình 1.14 Vòng thuần sắc với nhiều sắc độ 13

15 Hình 1.15 Một số cách phối màu thường được sử dụng 13

16 Hình 1.16 Tên gọi một số cách phối màu 13

17 Hình 1.17 Bài tập phối màu 14

18 Hình 2.1 Phân biệt cổ áo và bâu áo 15

19 Hình 2.2 Vị trí cổ áo thường gặp 16

20 Hình 2.3 Một số kiểu cổ áo tham khảo 16

21 Hình 2.4 Bâu sơ mi 17

Trang 52
BM31/QT02/NCKH&HTQT

22 Hình 2.5 Các bước vẽ bâu sơ mi 17

23 Hình 2.6 Bâu Dalton 17

24 Hình 2.7 Các bước vẽ bâu Dalton 18

25 Hình 2.8 Một số mẫu bâu Dalton biến kiểu 18

26 Hình 2.9 Bâu lính thủy 19

27 Hình 2.10 Các bước vẽ bâu lính thủy 19

28 Hình 2.11 Bâu cánh én 19

29 Hình 2.12 Các bước vẽ bâu cánh én 20

30 Hình 2.13 Bâu Care 20

31 Hình 2.14 Các bước vẽ bâu Care 21

32 Hình 2.15 Bâu lãnh tụ 21

33 Hình 2.16 Các bước vẽ bâu lãnh tụ 21

34 Hình 2.17 Bâu lãnh tụ biến kiểu 22

35 Hình 2.18 Cổ áo có bèo 22

36 Hình 2.19 Các bước vẽ cổ áo có bèo 22

37 Hình 2.20 Một số mẫu cổ áo có bèo tham khảo 23

38 Hình 2.21 Độ dài tay áo 23

39 Hình 2.22 Áo tay nụ hồng 23

40 Hình 2.23 Các bước vẽ áo tay nụ hồng 24

41 Hình 2.24 Áo tay phồng 24

42 Hình 2.25 Các bước vẽ áo tay phồng 24

43 Hình 2.26 Áo tay đuôi nheo 25

44 Hình 2.27 Các bước vẽ áo tay đuôi nheo 25

Trang 53
BM31/QT02/NCKH&HTQT

45 Hình 2.28 Áo tay cánh tiên 25

46 Hình 2.29 Các bước vẽ áo tay cánh tiên 26

47 Hình 2.30 Áo tay loe 26

48 Hình 2.31 Các bước vẽ áo tay loe 26

49 Hình 2.32 Một số áo tay biến kiểu 27

50 Hình 2.33 Bài tập vẽ áo 27

51 Hình 2.34 Váy túm 28

52 Hình 2.35 Các bước vẽ váy túm 28

53 Hình 2.36 Váy chữ A 29

54 Hình 2.37 Các bước vẽ váy chữ A 29

55 Hình 2.38 Váy tròn xòe 29

56 Hình 2.39 Các bước vẽ váy tròn xòe 30

57 Hình 2.40 Váy 8 mảnh 30

58 Hình 2.41 Các bước vẽ váy 8 mảnh 31

59 Hình 2.42 Váy có đáp lưng 31

60 Hình 2.43 Các bước vẽ váy có đáp lưng 31

61 Hình 2.44 Một số mẫu đáp lưng biến kiểu 32

62 Hình 2.45 Bài tập vẽ váy 32

63 Hình 2.46 Quần ống đứng 33

64 Hình 2.47 Các bước vẽ quần ống đứng 33

65 Hình 2.48 Quần ống rộng 34

66 Hình 2.49 Các bước vẽ quần ống rộng 34

67 Hình 2.50 Quần ống túm 35

Trang 54
BM31/QT02/NCKH&HTQT

68 Hình 2.51 Các bước vẽ quần ống túm 35

69 Hình 2.52 Quần lửng bó 36

70 Hình 2.53 Các bước vẽ quần lửng bó 36

71 Hình 2.54 Quần túi hộp 37

72 Hình 2.55 Các bước vẽ quần túi hộp 37

73 Hình 2.56 Quần baggi 38

74 Hình 2.57 Các bước vẽ quần baggi 38

75 Hình 2.58 Quần skinny 39

76 Hình 2.59 Các bước vẽ quần skinny 39

77 Hình 2.60 Quần yếm 40

78 Hình 2.61 Các bước vẽ quần yếm 40

79 Hình 2.62 Quần Alibaba 41

80 Hình 2.63 Các bước vẽ quần Alibaba 41

81 Hình 2.64 Quần ống loe 42

82 Hình 2.65 Các bước vẽ quần ống loe 42

83 Hình 2.66 Bài tập vẽ quần 43

84 Hình 2.67 Nếp gấp rủ từ vải 44

85 Hình 2.68 Cách vẽ các nếp rủ thường gặp 44

86 Hình 2.69 Nếp xếp vải 45

87 Hình 2.70 Cách vẽ các nếp xếp thường gặp 45

88 Hình 2.71 Một số nếp xếp thường gặp trên áo 46

89 Hình 2.72 Cách vẽ nếp xếp bèo trên áo 46

90 Hình 2.73 Một số nếp xếp thường gặp trên quần, váy 47

Trang 55
BM31/QT02/NCKH&HTQT

91 Hình 2.74 Nếp gấp rủ trên áo 47

92 Hình 2.75 Cách vẽ nếp gấp rủ trên áo 48

93 Hình 2.76 Một số nếp gấp rủ thường gặp trên quần, váy 48

94 Hình 2.77 Bài tập vẽ nếp xếp, nếp gấp 48

Trang 56

You might also like