You are on page 1of 51

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Mẫu 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI

BÁO CÁO ĐỒ ÁN
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP
Chuyên đề: Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu

TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT, XÂY
DỰNG BẢNG MÀU. ỨNG DỤNG XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN
KỸ THUẬT, BẢNG MÀU CHO MÃ HÀNG CR320523Q1

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Văn Thư


Họ và tên sinh viên: Đỗ Quỳnh Phương
Mã sinh viên: 1950010842
Lớp: DHM14K4

Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2022


BÁO CÁO ĐỒ ÁN HỌC PHẦN SỐ PHÁCH SỐ PHÁCH SỐ BÁO DANH
CNSXMCN

ĐIỂM KẾT LUẬN Cán bộ chấm thi 1 Kỳ thi kết thúc Học phần:
(Ký & ghi rõ họ tên):
Bằng số Bằng chữ Học kỳ: 1 Năm học: 2022-2023
Phần thông tin của thí sinh
1. Họ và tên sinh viên: Đỗ Quỳnh Phương
Cán bộ chấm thi 2
(Ký & ghi rõ họ tên): 2. Ngày sinh: 5/8/2001
3. Mã SV: 1950010842
4. Lớp học phần: DA-CNSX.1_LT
5. Lớp ổn định: DHM14-K4
Điểm chấm vòng 2:
Trình bày (0.5đ): …… điểm
Mở đầu (0,75đ): …… điểm
Chương 1 (2đ): …… điểm
Chương 2 (4,25đ): …… điểm
Chương 3 (1,0đ): …… điểm
KL chung (0.5đ) …… điểm
TL + PL (0.5đ) …… điểm
Duyệt đồ án (0,5đ) ……. điểm
Cộng điểm: …… điểm

1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………...........................................................................
Phần đánh giá: ……………………………………………………………...............

………………………………………………………………………………………

Nội dung thực hiện: ……………………………………………………..................

……………………………………………………………………………………...

Hình thức trình bày: …………………………….....................................................

Tổng hợp kết quả: …………………………………………………………………

Điểm bằng số: ……………. Điểm bằng chữ: ………………………….…………

(Quy định về thang điểm và lấy tròn theo quy định của nhà

trường). Hà Nội, ngày … tháng …

năm 2022

Giảng viên hướng dẫn

Th.S. Nguyễn Văn Thư

2
LỜI CẢM ƠN
Không có thành công nào mà không có sự giúp đỡ, không có anh tài nào lại không
có người thầy dạy dỗ, tất cả những gì ta gặt hái được đều có công của người vun trồng.
Quy luật “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là những lời dạy ngay từ thuở mới đi học ta đã
được thầy cô dạy về tấm lòng biết ơn.
Trong đồ án này em muốn gửi lời cảm ơn đến thầy cô giáo trong trường Đại học
Công nghiệp dệt may Hà Nội đã giảng dạy hết tất cả tâm huyết, truyền dạy tất cả
những tri thức của mình đến những sinh viên chúng em. Em xin chân thành cảm ơn
thầy cô trong khoa công nghệ may đã dạy cho chúng em những đạo đức, những kinh
nghiệm làm nghề để chúng em có thể vững bước tiếp trên con đường lập nghiệp của
mình. Đặc biệt em xin cảm ơn giảng viên Nguyễn Văn Thư - người đã trực tiếp duyệt,
hướng dẫn, nhận xét, giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.
Vì thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong sự góp ý của thầy cô và các bạn để em rút kinh nghiệm và làm tốt
hơn.
Lời cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất và chúc thầy cô luôn dồi dào
sức khỏe, tiếp tục giảng dạy, truyền đạt hết tâm huyết của mình cho những lứa học trò
sau này để đất nước ta ngày càng có nhiều nhân tài, những người giỏi trong các doanh
nghiệp, xây dựng đất nước phát triển hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày…tháng…năm 2022


Sinh viên thực hiện
Phương
Đỗ Quỳnh Phương

3
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT (nếu có)……………………………………………
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................
2.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................................

2.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................

3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................

4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................

5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................

6. Bố cục đồ án..............................................................................................................
II. NỘI DUNG CHI TIẾT
Chương 1: Tổng quan về xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài…………………………….........................
1.2. Tầm quan trọng của xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu.................................
1.3. Điều kiện xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, xây dựng bảng màu.................................
1.4. Yêu cầu, nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu...............................
1.5. Quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu................................................
 Kết luận chương 1………………………………………………………………
Chương 2: Nội dung và phương pháp ứng với mã hàng
2.1. Đặc điểm chung của mã hàng
2.2. Chuẩn bị các điều kiện thực hiện mã hàng
2.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
2.3.1. Nội dung
2.3.2. Phương pháp thực hiện
2.3.2.1. Phương pháp thực hiện xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật
2.3.2.2. Phương pháp thực hiện xây dựng bảng màu
 Kết luận chương 2………………………………………………………………
Chương 3: Đánh giá kết quả

4
3.1. Đánh giá quy trình, phương pháp thực hiện.....................................................
3.2. Đánh giá kết quả thực hiện vấn đề nghiên cứu..……………………………….
III. Kết luận chung ......................................................................................................
IV. Tài liệu tham khảo.................................................................................................
V. Phụ lục....................................................................................................................

DANH MỤC HÌNH


STT Danh mục sơ đồ, hình ảnh
1 Hình 1.1 Bảng màu cột dọc
2 Hình 1.2 Bảng màu hàng ngang
3 Hình 1.3 Sơ đồ quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật
4 Hình 1.4 Sơ đồ quy trình xây dựng bảng màu
5 Hình 2.1 Hình ảnh mô tả lần chính áo jacket mã hàng CR320523Q1
6 Hình 2.2 Hình ảnh mô tả lần lót áo jacket mã hàng CR320523Q1
7 Hình 2.3 Hình ảnh đánh số lần chính, lần lót mã hàng CR320523Q1
8 Hình 2.4 Hình ảnh mô tả cách gấp gói sản phẩm mã hàng CR320523Q1
9
10

DANG MỤC BẢNG


STT Tên bảng
1 Bảng 1.1 Bảng thông số thành phẩm mã hàng CR320523Q1
2 Bảng 1.2 Bảng thống kê chi tiết mã hàng CR320523Q1
3 Bảng 1.3 Bảng tiêu chuẩn sử dụng nguyên liệu mã hàng CR320523Q1
4 Bảng 1.4 Bảng quy định cắt chi tiết mã hàng CR320523Q1
5 Bảng 2.1 Bảng tiêu chuẩn lắp ráp mã hàng CR320523Q1
6 Bảng 2.2 Bảng hước dẫn sử dụng NPL mã hàng CR320523Q1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


STT KÝ HIỆU GIẢI THÍCH
1 TCKT Tiêu chuẩn kỹ thuật
2 NPL Nguyên phụ liệu
3 BTP Bán thành phẩm
4 TP Thành phẩm
5 VSCN Vệ sinh công nghiệp

5
TÊN ĐỒ ÁN: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT, XÂY
DỰNG BẢNG MÀU CHO MÃ HÀNG CR320523Q1
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào
hoạt động xuất khẩu ngày càng tăng với nhiều mặt hàng rất đa dạng và phong phú
như: thủy hải sản, dệt may, đồ thủ công mỹ nghệ, giày dép, …
Ngành Dệt May là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của nước ta.
Đây là một ngành đòi hỏi vốn ít và sử dụng nhiều lao động hơn so với các ngành
khác. Ngoài ra khả năng gặp rủi ro thấp, giải quyết một lượng lớn lao động cho
quốc gia. Trong thời gian vừa qua ngành Dệt May của nước ta có thể nới đã xâm
nhập khá rộng rãi vào thị trường thế giới và đạt kim ngạch cao. Các mặt hàng như
quần âu, áo jacket, áo sơ mi...được xuất khẩu sang nước ngoài. Việt Nam gia nhập
WTO là một cơ hội để các doanh nghiệp may phát triển mạnh mẽ và khẳng định vị
thế của mình với các doanh nghiệp quốc tế. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức
lớn đới với các doanh nghiệp khi phải đối mặt với sự ra đời của các doanh nghiệp
cạnh tranh. Vì vậy để tạo điều kiện cho những hướng đi thành công, các doanh
nghiệp may phải không ngừng mở rộng mặt hàng chiếm lĩnh thị trường. Do vậy,
để sản xuất có hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp thì đòi hỏi các
doanh nghiệp phải làm tốt từ khâu đầu vào tại bộ phận chuẩn bị sản xuất như nhảy
mẫu, giác sơ đồ, cắt, tính toán định mức nguyên phụ liệu...Trong đó bộ phận xây
dựng tài liệu kỹ thuật và xây dựng bảng màu cũng là một bộ phận rất quan trọng
góp phần nâng cao chất lượng, giảm hao phí, mang lại lợi nhuận cao cho doanh
nghiệp. Trước tình hình đó trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã và
đang trang bị cho sinh viên những kiến thức về xây dựng tài liệu kỹ thuật cũng
như về xây dựng bảng màu cho mã hàng
Là sinh viên năm 4 của trường Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội, em cảm
thấy việc xây dựng tài liệu kỹ thuật, bảng màu cho mã hàng vô cùng quan trọng và
không thể thiếu được đối với sản xuất trên tất cả các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn
khi triển khai sản xuất một mã hàng nào đó. Vì muốn được học hỏi trau dồi thêm

6
kinh nghiệm kiến thức bổ ích nên em đã chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng tiêu
chuẩn kỹ thuật, bảng màu. Ứng dụng xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu
cho mã hàng CR320523Q1” để làm đề tài nghiên cứu cho học phần này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát:
- Xây dựng được tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu cho mã hàng
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu
- Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu cho mã hàng
3. Đối tượng nghiên cứu
- Áo jacket mã CR320523Q1
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: bộ phận kĩ thuật tại Trung tâm sản xuất dịch vụ trường
Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian: 6 tuần
- Phạm vi quy mô: áo jacket mã CR320523Q1
- Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu cho mã hàng
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chuyên gia: xin các ý kiến từ thầy cô giáo, những cán bộ
xây, những người có kiến thức trong lĩnh vực xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật,
bảng màu.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: thu thập toàn bộ các tài liệu liên
quan đến xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Phương pháp thực nghiệm: xây dựng quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ
thuật để kiểm chứng và đánh giá kết quả.
- Phương pháp quan sát: quan sát trực tiếp từ thầy cô, những người có
chuyên môn trong thực tế.
6. Bố cục đồ án
Nội dung của đề tài nghiên cứu ngoài phần mở đầu, danh mục chữ viết tắt, danh
mục sơ đồ, bảng biểu..., bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu
Chương 2: Nội dung và phương pháp ứng với mã hàng
Chương 3: Đánh giá kết quả

7
II. NỘI DUNG CHI TIẾT
Chương 1: Tổng quan về xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
- [1]Tiêu chuẩn kỹ thuật: là văn bản kỹ thuật quy định cụ thể
vè tiêu chuẩn của một mã hàng, mang tính pháp chế về kỹ
thuật và được trình bày theo bố cục nhất định. TCKT do khách
hàng hoặc doanh nghiệp lập ra để các bộ phận liên quan áp
dựng trong quá trình sản xuất.
- [1]Bảng màu: là văn bản kỹ thuật hướng dẫn cụ thể việc sử
dựng NPL của mã hàng. Các hướng dẫn được thể hiện dạng
bảng bao gồm ký hiệu và mẫu vật trực quan. Bảng màu là cơ
sở pháp chế về màu sắc, ký hiệu, vị trí sử dụng NPL trong các
công đoạn sản xuất.
1.2. Tầm quan trọng của xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu[1]
* Tầm quan trọng của xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật
Thông thường, những tài liệu từ khách hàng chủ yếu được thể hiện bắng Tiếng Anh,
hoặc ngôn ngữ của nước sở tại, cũng có những tài liệu bằng Tiếng Việt nhưng phần
lớn những tài liệu kỹ thuật này không thể hiện đầy đủ các yêu cầu cần thiết thậm chí
các thông tin thường không đầy đủ, thiếu rõ ràng… , có nhiều thông tin phải trao đổi
trực tiếp với khách hàng mới đi đến sự thống nhất. Chính vì vậy, mặc dù đã có tài liệu
đặt hàng, bộ phận kỹ thuật vẫn cần nghiên cứu xây dựng văn bản kỹ thuật chi tiết cụ
thể, giúp cho việc triển khai sản xuất an toàn, hiệu quả, phù hợp tình hình sản xuất của
doanh nghiệp.
- Xây dựng TCKT
nhằm mục đích cung cấp
đầy đủ các thông tin cần
thiết cho quá trình sản
xuất.

8
- Là cơ sở thống nhất
cho quá trình triển khai
sản xuất, kiểm tra, đánh
giá chất lượng sản phẩm
đáp ứng yêu cầu của
khách hàng.
- Là căn cứ pháp lý giải
quyết các phát sinh đối
với khách hàng và đưa ra
các mục tiêu mà người
sản xuất phải đạt.
* Tầm quan trọng của xây dựng bảng màu
- Bảng màu giúp cho các bộ phận từ chuẩn bị đến triển
khai sản xuất sử dựng NPL đúng yêu cầu mã hàng.
- Là phương tiện để kiểm soát màu sắc, chủng loại, kích thước NPL tất cả các công
đoạn sản xuất, thống nhất Về NPL trong sản xuất.
1.3 Điều kiện xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu[1]
* Điều kiện xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Tài liệu kỹ thuật của
khách hàng; Sản phẩm
mẫu; Bảng hướng dẫn sử
dựng nguyên phụ liệu
(bảng màu).
- Kết quả may mẫu để
khảo sát về tính chất
nguyên phụ liệu… và
những thay đổi cần trao
đổi thêm đề đảm bảo chất
lượng khi sản xuất, những
thay đổi của khách hàng
khi duyệt mẫu đối.
* Điều kiện xây dựng bảng màu
- Tài liệu kỹ thuật của
khách hàng (bảng yêu cầu
của khách hàng về NPL);
9
Sản phẩm mẫu; Bảng màu
gốc của khách hàng (nếu
có); Mẫu NPL theo quy
định của mã hàng.
- Các dụng cụ: Bìa cứng, kéo, vật liệu dán (băng dính,
keo, ghim…)
1.4 Yêu cầu, nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu[1]
* Yêu cầu, nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Yêu cầu:
+ Phải căn cứ vào điều kiện xây dựng TCKT
+ Nội dung của bản tiêu chuẩn phải mang tính khoa
học, phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp.
+ Xây dựng tiêu chuẩn cho các bộ phận liên quan đến
sản xuất mã hàng.
+ Phải kiểm tra, ký duyệt trước khi ban hành.
- Nguyên tắc:
+ Bản tuêu chuẩn ký thuật cần đảm bảo tính pháp chế
về kỹ thuật, tính nghiệp vụ thống nhất, chính xác; tính
phổ thông, dễ hiểu.
+ Tính kịp thời (ban hành trước sản xuất ít nhất 1 ngày,
được điều chỉnh, bổ sung khi cần).
+ Tính đồng bộ và chính xác giữa các tài liệu gốc và sản
phẩm mẫu.
* Yêu cầu, nguyên tắc xây dựng bảng màu
- Yêu cầu:
+ Bảng màu phải được thể hiện đầy đủ các thông tin
mã hàng: ký hiệu mã hàng, khách hàng, số lượng sản
phẩm/ mã hàng, thông tin, ký hiệu NPL.
+ Hiển thị đầy đủ các loại NPL sử dụng trong mã hàng.
+ NLP dán vào các ô phải đảm bảo chính xác, có tính
thẩm mỹ, tính đặc trưng, bền chắc, thuận tiện trong quá
trình triển khai sản xuất.
10
+ Xây dựng bảng màu đầy đủ cho các công đọan triển
khai sản xuất: cắt, in thêu (nếu có), may, hoàn thiện.
- Nguyên tắc:
+ Phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong sử
dụng NPL.
+ Phải tuân thủ theo bảng màu gốc (nếu có), tài liệu kỹ
thuật, sản phẩm mẫu.
+ Phải đồng bộ NPL, đủ ký hiệu, sắp xếp theo thứ tự:
nguyên liệu (vải chính, vải phối, lót), phụ liệu.
+ Đảm bảo kích thước mẫu, mặt phải NPL hướng lên
trên thuận tiện cho đối chứng mẫu, canh sợi mẫu nguyên
liệu xuôi theo chiều sản phẩm.
+ Phải kiểm tra, ký duyệt trước khi ban hành sản xuất.
- Phân loại bảng màu
Bảng màu thường được làm bằng bìa cứng, khổ A4 có
chìa các ô nhỏ. Dựa trên số lượng NPL sử dụng trên sản
phẩm để lựa chọn xây dựng bảng màu theo cột dọc hoặc
hàng ngang cho phù hợp.
+ Bảng màu cột dọc:
Cột là têm các loại NPL như: vải chính, vải lót,
dựng, chỉ.

11
Hàng là màu sắc, ký hiệu NPL theo vải chính

(Black, Grey, Royal)


Hình 1.1. Bảng màu cột dọc
+ Bảng màu hàng ngang:
Hàng là tên các loại NPL như: Vải chính, vải lót,
dựng, chỉ,...
Cột là màu sắc, ký hiệu NPL theo vải chính
(Black, Grey, Royal)

12
Hình 1.2 . Bảng màu hàng ngang
Tùy theo mục đích sử dụng có các bảng màu như sau:
Bảng màu sản xuất: phục vụ công đoạn may, kiểm
tra chất lượng. Trong bảng màu có đầy đủ các nguyên liệu
và phụ liệu
Bảng màu cắt: phục vụ công đoạn cắt, trong đó chỉ
có nguyên liệu và các phụ liệu dạng tấm như bông, mex.
Ngoài ra có thể có bảng màu kho, trình bày tương tự
bảng màu sản xuất.
1.5 Quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu[1]
* Quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, sản phẩm mẫu

Bước 2: Xây dựng TCKT

Bước 3: Ký duyệt, ban hành

Hình 1.3 Sơ đồ quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật

13
- Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, sản phẩm mẫu
Nghiên cứu tài liệu, sản phẩm mẫu để ghi nhận đầy đủ,
chính xác những thông tin của mã hàng về kiểu dáng, thông
số kích thước, kỹ thuật may, đảm bảo tính đồng bộ và chính
xác giữa tài liệu gốc và sản phẩm mẫu. Từ đó xây dựng văn
bản kỹ thuật và điều kiện chuẩn bị sản xuất cho các bộ phận
liên quan.

 Nghiên cứu tài liệu:


+ Xác định chủng loại mã hàng, ký hiệu của mã hàng,
số lượng cỡ, màu của từng cỡ.
+ Nghiên cứu kiểu dáng, quy cách, yêu cầu kĩ thuật
của sản phẩm: thông số, vị trí đo, gấp, đóng gói, hòm
hộp, bao bì sản phẩm.
+ Nghiên cứu NPL: vải, chỉ, dựng và các phụ liệu khác
về màu sắc, thành phần, chủng loại , ký hiệu…định mức
NPL do khách hàng cung cấp.
+ Dịch tài liệu (nếu là tiếng nước ngoài). Lựa chọn các
nội dung cần đưa vào bản kỹ thuật để doanh nghiệp thực
hiện.
 Nghiên cứu sản phẩm mẫu:
+ Nghiên cứu sản phẩm mẫu, mẫu giấy và tài liệu của
khách hàng để kịp thời phát hiện các mâu thuẫn và sửa
chữa nếu có. Trao đổi với khách hàng để thỏa thuận dung
sai cho phép cần có đối với mỗi thông số kích thước.
+ Phân tích đặc điểm, kết cấu chi tiết trên sản phẩm
mẫu, khớp với tài liệu của mã hàng.
+ Nghiên cứu quy cách may sản phẩm, các loại đường
may và thiết bị sử dụng trong sản phẩm như mật độ mũi
may, quy cách đường may chắp, mí, diễu, vắt sổ…
hướng lật các đường may.
Trong trường hợp nếu có sự khác nhau giữa sản phẩm
mẫu và tài liệu kỹ thuật, cần lập biên bản báo cáo khách
hàng để có hướng xử lý.
- Bước 2: Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật
a. Lập trang bìa

14
Trình bày theo tiêu chuẩn văn bản, bao gồm: Quốc
hiệu, Quốc huy; Tên văn bản; Tên mã hàng, khách
hàng, số hợp đồng đúng theo lệnh sản xuất; Tên người
xây dựng, người phê duyệt (ghi rõ họ tên).
Ngày hoàn thành, nơi nhận yêu cầu; Nội dung sửa đổi
(nếu có) như danh mục sửa đổi, lý do sửa đổi, người
sửa đổi, phụ trách phòng kỹ thuật.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT


Áo jacket

Mã:
Khách hàng:
Số hợp đồng:
Đơn giá:
Số lượng:

Giám đốc Phụ trách kỹ thuật Người soạn thảo


Ngày tháng năm

Nơi gửi Số bản Ngày nhận Ký nhận Sửa đổi YCKT

Cắt Danh mục sửa đổi:

Kho NPL

Tổ may Lý do sửa đổi

Đảm bảo chất


lượng

15
Kế hoạch Người sửa đổi

Kinh doanh

b. Mô tả đặc điểm hình dáng


+ Mô tả bằng hình vẽ: vẽ hình mô tả ký thuật mặt trước, mặt sau của sản phẩm. Hình
vẽ phải rõ ràng, chính xác, thể hiện đầy đủ các thông tin: quy cách đường may, ký
thuật may, phụ liệu, các mẫu thêu, logo tại các vị trí của sẩn phẩm... giúp người đọc dễ
hình dung kết cấu sản phẩm.
Cần ghi chú thêm những mô tả trên hình ảnh để tăng tính trực quan của sản phẩm.
Mô tả mẫu phải rõ ràng, chính xác, không làm che khuất hình vẽ đã có. Với các chi tiết
phức tạp hay chi tiết khuất nên phóng to với tỉ lệ lớn hơn hình vẽ đang có (vị trí dán
nhãn, vị trí túi lót,...) để dễ nhận biết.
+ Mô tả bằng lời: Mô tả đặc trung các chi tiết của sản phẩm lần lượt theo thứ tự từ
trên xuống dưới, từ trái qua phải, từ mặt trước đến mặt sau, từ mặt ngoài vào mặt trong
của sản phẩm.
c. Lập bảng thông số thành phẩm
+ Bảng thông số thành phẩm được trình bày dưới dạng bảng, bao gồm các thông số
cơ bản của sản phẩm tại các vị trí đo, mức độ dung sai cho phép của các thông số và
phải có ghi chú (nếu cần). Phải quy định rõ đơn vị đo theo cm hay inch.Những nội
dung này theo yêu cầu của từng mã hàng (do khách hàng cung cấp).
Trường hợp sản phẩm có kết cấu phức tạp, phải xây dựng sơ đồ đo thể hiện cụ thể
vị trí đo, ký hiệu các vị trí đo...
Lập bảng thống kê chi tiết, có thể theo dạng bảng hoặc hình vẽ.
d. Xây dựng tiêu chuẩn sử dụng NPL
+ Là văn bản kỹ thuật hướng dẫn phối hợp NPL trên sản phẩm, được trình bày dưới
dạng bảng. Trong đó thống kê đầy đủ các loại NPL sử dụng trong sản phẩm (dựa trên
cơ sở là tài liệu kỹ thuật khách hàng).
+ Các thông tin trong bảng tiêu chuẩn sử dụng NPL phải được dịch, trình bày rõ
ràng, dễ theo dõi, bao gồm: tên nguyên liệu, phụ liệu; Ký hiệu, thành phẩm, màu sắc
(theo tài liệu kỹ thuật hoặc ký hiệu trên cây vải); Thông số, định mức; các chi tiết sử
dụng, vị trí sử dụng...
+ Thứ tự trong bảng cần sắp xếp nguyên liệu trước, phụ liệu sau. Trong nguyên liệu
đưa vải chính trước, vải lót sau. Trong phụ liệu đưa các loại phụ liệu có chiều dài và

16
khổ giống nguyên liệu trước, tiếp theo tới các loại chỉ, các loại phụ liệu còn lại. Cuối
cùng là các phụ liệu bao gói.
* Lưu ý: cần có ghi chú “ sử dụng NPL phải theo bảng màu”
e. Xây dựng tiêu chuẩn BTP
BTP có ảnh hưởng trực tiếp đến công đoạn may sản phẩm. BTP không đạt yêu cầu
sẽ gây nhiều khó khăn cho công đoạn may, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, lãng
phí nguyên liệu, thời gian và công lao động, do vậy cần phải xây dựng tiêu chuẩn BTP
cho mỗi mã hàng.
Tiêu chuẩn BTP phải được nghiên cứu, xây dựng với các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, phù
hợp với điều kiện sản xuất, trang thiết bị và yêu cầu của từng mã hàng. Tiêu chuẩn
BTP bao gồm các nội dung chính sau:
+ Quy định xử lý nguyên liệu
Căn cứ vào tính chất NPL, phương pháp gia công và các yêu cầu của mã hàng,
đưa ra phương án mở kiện trước ngày sản xuất để nguyên liệu hồi co hoặc xử lý
nguyên liệu qua hệ thống máy xử lý nguyên liệu. Một số loại vải có tính chất mới khác
biệt hoặc do yêu cầu của việc gia công sản phẩm cần xác định độ co để đảm bảo an
toàn cho sản xuất, phải thực hiẹn theo đúng quy trình cũng như thời gian quy định.
Quy định thời gian tở vải ra khỏi cuộn trước khi đưa vào sản xuất để vài hồi co
(tùy theo từng loại vải để quy định thời gian phù hợp).
Việc kiểm tra chất lượng của các cây vải như: độ đều màu, chất lượng dệt,
bẩn, rách... được (tiến hành đồng thời với mở kiện vải).
+ Tiêu chuẩn canh sợi
Đường canh sợi dọc trên các chi tiết được lấy chính xác khi đường đó trùng với
sợi dọc trên nguyên liệu. Độ dung sai được xác định trên cơ sở cho phép của nhà sản
xuất.
Tiêu chuẩn canh sợi phải căn cứ vào yêu cầu của mã hàng để quy định: chiều
canh sợi cho các chi tiết, dộ xiên canh cho phép (nếu có); Quy định mặt phải, mặt trái
đối với các loại vải; Quy định chiều hoa, chiều tuyết hoặc tiêu chuẩn về ô kẻ, dong kẻ
(theo tiêu chuẩn từng mã hàng và đối chiếu với bẳng màu để xác định canh sợi).
+ Tiêu chuẩn trải vải
Tiêu chuẩn trải vải bao gồm: quy định phương pháp trải vải; quy đingj thiết bị,
dụng cụ trải vải; quy định số lá vải cho phép /bàn cắt.

17
Các yêu cầu khi trải vải (lá vải êm phẳng, vuông trùng khit, kẹp sơ đồ theo cầu,
có lá đệm đối với loại vải trơn).
* Lưu ý: đối với vải kẻ, phải có dụng cụ để ghim mép vải, mục đích giữ cho canh
vải thẳng, các đường kẻ chính xác theo yêu cầu.
Đối với một số loại vải có độ bai giãn cần chú ý tới
chất lượng bàn vải khi trải (độ dài bàn vải trải phụ thuộc
vào công nghệ được các doanh nghiệp áp dụng). Ở khu
vực giữa chiều dài bàn vải phải có giá đỡ, khi trải vải cần
chú ý không kéo vải từ đầu bàn này đến đầu bàn kia để
tránh dãn vải, lá vải đặt phải êm phẳng, kết hợp vỗ nhẹ
lên mặt vải làm cho độ co của vải dệt kim có độ ổn định
giảm bớt độ sai lệch.
Đối với vải có độ trơn: trước khi trải vải phải phải
có một lớp giấy lót mặt bàn và giữa các bàn vải cũng đặt
một lớp giấy để đảm bảo đường cắt không bị chảy sệ,
gây sai lệch các chi tiết.
Khi trải vải dùng thước để gạt vải, các lớp vải trên
bàn phải được xếp đặt nhẹ nhàng tránh bai dãn. Các mép
bằng phải vuông góc với mặt bàn. Đặt sơ đồ đảm bảo
đúng chiều trên bàn vải.
+ Tiêu chuẩn cắt
Quy định loại sơ đồ sử dụng cho bàn cắt, kế hoạch
chuẩn bị sơ đồ theo số lượng bàn cắt. Các yêu cầu trước
khi cắt (khoan dấu sơ đồ).
Quy định tiêu chuẩn đường cắt cho các chi tiết chính
(chi tiết lớn), các chi tiết phụ (chi tiết nhỏ), các chi tiết
dựng...
Quy định thiết bị cắt: với các chi tiết có kích thước
lớn, dễ cắt, sử dụng máy cắt đẩy tay; các chi tiết nhỏ, khó
cắt, sử dụng máy cắt gọt, đồng thời phải sử dụng mẫu
dưỡng để cắt được chính xác.
Yêu cầu kiểm tra chi tiết cắt (đúng mẫu chuẩn,
đường cắt trơn đều).
* Lưu ý: trước khi cắt phải kẹp chặt sơ đồ đúng với chiều trải vải.
+ Tiêu chuẩn đánh số
Đánh số thứ tự để lắp ráp đúng các chi tiết cùng trong
một lá vải với nhau, tránh sai màu sản phẩm do sử dụng
18
khác lá vải, cần xây dựng quy cách đánh số để hướng
dẫn công việc một cách trực quan, tránh xảy ra những sai
sót đáng tiếc trong sản xuất, nội dung bao gồm:
Quy định về hướng đánh số (từ lá mặt bàn xuống hay
từ lá dưới lên), thông thường lá mặt bàn sẽ là số 01... cho
đến hết tập BTP, tùy thuộc quy định của kỹ thuật phụ
trách mã hàng.
Quy định về ký hiệu đánh số
Quy định dụng cụ đánh số (phấn, bút chì, dập,... theo
loại vải để đảm bảo vệ sinh sản phẩm).
Quy định vị trí đánh số bằng hình vẽ (dựa trên quy
trình gia công sản phẩm, giá trị sử dụng, tính chất
nguyên phụ liệu, để thuận tiện trong quá trình triển khai
sản xuất). Thông thường nằm ở góc các chi tiết.
Quy định về kích thước (chiều cao, khoảng rộng số,
khoảng cách giữa số với mép vải).
Có thể bỏ qua công đoạn đánh số néu BTP cắt trên
cùng một cây vải, chất lượng vải đồng đều. Trong trường
hợp này phải được sự đồng ý, ký duyệt của bộ phận quản
lý và cần kiểm tra, giám sát trong quá trình may.
+ Tiêu chuẩn ép mex (dựng)
Quy định các chi tiết sử dụng ép mex (dựng), ký
hiệu, màu sắc. Quy định cụ thể cho từng loại mex (dựng)
TP hay BTP.
Quy định tiêu chuẩn ép (dựa trên tính chất của vải,
mex...) đưa ra những quy định về nhiệt độ ép, thời gian
ép, lực ép.
Quy định tiêu chuẩn các chi tiết sau khi ép.
+ Tiêu chuẩn phối kiện
Để đảm bảo việc vận chuyển BTP tới chuyền may,
sau khi kiểm tra chất lượng cắt, đánh số, các chi tiết ép
(nếu có), BTP phải được phối kiện chắc chắn, các quy
định bao gồm:
Quy định về sắp xếp BTP các chi tiết của sản phẩm.
Thông thường sắp xếp theo cỡ, theo một chiều (nếu là
vải có tuyết hoặc vải một chiều) và phải trên cùng một
bàn vải cắt.

19
Sắp xếp theo thứ tự chi tiết lớn phía ngoài, chi tiết
nhỏ sau khi đã được bó buộc cẩn thận để vào trong, mỗi
bó BTP hoàn chỉnh kèm theo một eteket ghi các thông
tin: Tên mã hàng, Tên nguyên liệu, Cỡ, Số lượng, Số bàn
cắt, Màu sắc, Tên người cắt, Ngày... tháng... năm sản
xuất.
Việc phối kiện tùy vào yêu cầu cấp phát BTP của
từng doanh nghiệp để có phương thức phối kiện khác
nhau.
g. Xây dựng tiêu chuẩn may
+ Yêu cầu kỹ thuật chung
Đưa ra những yêu cầu chung của toàn bộ sản phẩm,
các đường may và các chi tiết lắp ráp trên sản phẩm:
ihnhf dáng, thông số, kích thước, các vị trí đối xứng trên
sản phẩm... Tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm để đưa ra
các yêu cầu cụ thể cho các bộ phận.
+ Tiêu chuẩn đường may, mũi may
Mật độ mũi may: liệt kê, nêu rõ tiêu chuẩn về mật
độ mũi chỉ cho từng loại thiết bị sử dụng gia công sản
phẩm.
Quy cách đường may: liệt kê và phân loại tát cả các
dạng đường may trên sản phẩm theo trình tự từ nhỏ đến
lớn.
Hướng lật đường may: quy định hướng lật đường
may cho sản phẩm
Quy định chủng loại kim: căn cứ vào tính chất NPL
để quy định chủng loại kim, chỉ sử dụng cho từng loại
đường may trên sản phẩm. Hoặc quy định sử dụng theo
yêu cầu của mã hàng.
+ Tiêu chuẩn là
Quy định nhiệt độ là, phương pháp là.
Quy định các vị trí, chi tiết, đường may phải là;
các yêu cầu, kích thước phải đạt được sau khi là; những
chú ý đặc biệt (nếu có) trong quá trình là.
+ Tiêu chuẩn lắp ráp
20
Quy định phương pháp lắp ráp và kích thước của
các bộ phận trong sản phẩm. Xây dựng tiêu chuẩn lắp ráp
phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác và ngắn gọn (kèm theo
hình vẽ minh họa). Đối với cơ sở mới, xây dựng phương
pháp lắp ráp phải rõ ràng, tỉ mỉ để thuận tiện cho việc
hướng dẫn dải chuyền.
Phân tích kỹ cách lắp ráp các chi tiết phức tạp, có
thể trình bày cách may trên hình vẽ sản phẩm, hoặc lập
bảng quy định vho may các bộ phận. Nếu lập bảng cần
lần lượt thống kê quy cách lắp ráp cho các đường may
trên các chi tiết sản phẩm theo nguyên tắc từ mặt trước ra
mặt sau, từ chi tiết nhỏ đến chi tiết lớn để tránh nhầm lẫn
hay bỏ sót các đường may.
Với các chi tiết phức tạp hay chi tiết khuât, khó
xem, cần lập quy cách đường may, các vị trí cần bấm nhả
vải, các vị trí có đường may diễu, các đường may vắt sổ,
các chi tiết gia công thêu, các chi tiết có dồn lông vũ... và
nêu rõ yêu cầu kỹ thuật của mỗi công đoạn gia công.
Nêu quy định về vị trí, phương pháp, quy cách,
thứ tự sắp xếp các nhãn (nếu có): nhãn size, nhãn sử
dụng bảo quản, nhãn trang trí, để tránh sai sót khi lắp ráp
sản phẩm.
Kiểm tra mức độ chính xác bằng cách so sánh các
quy định của tiêu chuẩn với sản phẩm mẫu và yêu cầu kỹ
thuật của khách hàng. Kiểm tra từ ngữ, các hình vẽ minh
họa để đảm bảo hình vẽ mang tính trực quan và chính
xác cao.
+ Tiêu chuẩn thùa, đính
Quy định tiêu chuẩn thùa khuyết, đính cúc, đính bọ
(nếu có) cho từng loại, phù hợp với kích thước, vị trí,
hình dáng của sản phẩm.
Quy định vị trí thùa, đính cúc, đính bọ, chiều cúc áo
(nếu cúc có hình trang trí), có thể vẽ hình minh họa để
người đọc dễ nhận biết về yêu cầu mã hàng.
+ Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp
Quy định các yêu cầu chung về VSCN sản phẩm: nhặt
sạch đầu chỉ, xơ vải, lau sạch các vết phấn sang dấu, tẩy

21
dầu máy, bụi bẩn...)
Quy định dụng cụ vệ sinh sản phẩm
Quy định loại hóa chất sử dụng vệ sinh sản phẩm (nếu
có)
h. Xây dựng tiêu chuẩn hoàn thiện
+ Tiêu chuẩn là hoàn thiện
Quy định thiết bị là, nhiệt độ là.
Quy định phương pháp là hoàn thiện
Quy định tiêu chuẩn là, yêu cầu của sản phẩm sau
là...
+ Tiêu chuẩn treo thẻ bài
Thẻ bài là dấu hiệu gúp cho người mua các sản
phẩm may mặc có thể nhận biết được thương hiệu, xuất
xứ của sản phẩm, thông tin thể hiện trên thể bài có thể
thay đổi theo mục đích sử dụng cũng như nơi sản phẩm
xuất đến. Vị trí treo thẻ bài cũng thay đổi theo từng loại
sản phẩm.
Tiêu chuẩn treo thẻ bài thường quy định các nội
dung sau: vị trí treo thẻ bài; vị trí cài nhãn giá; quy định
thứ tự sắp xếp; các vị trí cài ghim, kẹp; các loại nhãn,
mác; phương pháp, quy cách treo...
+ Tiêu chuẩn gấp gói
Phải đưa ra yêu cầu sản phẩm trước khi gấp gói.
Quy định phương pháp gấp, kích thước sản phẩm
sau khi gấp (có hình vẽ minh họa kèm theo). Yêu cầu các
thông tin gấp gói phải cụ thể, rõ ràng, chính xác, khoa
học.
Quy định kích thước túi PE, phương pháp đóng gói
sản phẩm vào túi, cách dán miệng túi. Quy định các
thông tin ký hiệu trên túi PE.
+ Tiêu chuẩn đóng hòm, hộp
Quy định loại hòm, hộp chất liệu giấy, kiểu dáng,
thông số, kích thước.
Quy định số lượng sản phẩm, số size, màu sắc có
trong một thùng và yêu cầu về xếp hàng trong từng
thùng.

22
Thông tin bên ngoài thùng. Phải vẽ kèm bề mặt
thùng có đủ các thông tin và vị trí các thông tin.
Quy định cách dán nhãn, xiết dai nẹp hay băng
dán xung quanh thùng.
- Bước 3: Ký duyệt, ban hành
* Quy trình xây dựng bảng màu
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, sản phẩm mẫu

Bước 2: Chuẩn bị

Bước 3: Xây dựng bảng màu

Bước 4: Kiểm tra, ký duyệt


Hình 1.4 Sơ đồ quy trình xây dựng bảng màu
- Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, sản phẩm mẫu
+ Phân tích sản phẩm mẫu và thống kê, ghi lại tất cả NPL có trên trên phẩm. Phân
loại vải chính, vải phối, phụ kiện... theo từng màu riêng.
+ Tính toán số bảng cần xây dựng cho các bộ phận liên quan (có thể tính thêm số
bảng để dự trữ cho các trường hợp sai hỏng và thất thoát trong quá trình sử dụng).
- Bước 2: Chuẩn bị
+ Chuẩn bị mẫu NPL: Căn cứ thông tin NPL khách hàng cung cấp, lấy mẫu npl ứng
với số lượng bảng màu cần xây dựng, mỗi màu lấy một mẫu tại kho NPL. Kiểm tra
chính xác mẫu NPL thực tế về thành phẩm, màu sắc, tên, ký hiệu đúng với thông tin
trong tài liệu khách hàng cung cấp. Phân loại NPL đồng bộ sử dụng trên một sản phẩm
cho mỗi màu của mã hàng.
+ Chuẩn bị bảng dán mẫu: Dựa trên số lượng NPL sử dụng trong 1 đơn vị sản
phẩm và số lượng màu của mã hàng thực hiện chuẩn bị bảng dán mẫu. Kích thước
bảng màu, số lượng ô được chia trong bảng thay đổi khi số lượng, màu sắc NPL thay
đổi.
Lập bảng trên khổ A4 (bìa cứng) ghi tiêu đề bảng, kẻ ô trong bảng có diện tích
khoảng 4cm x 5cm. Trong mỗi ô, ghi thông tin từng loại NPL dự định đính vào bảng
sao cho đầy đủ và chính xác.
Chọn cách thức lập bảng dán mẫu các NPL theo nguyên tắc và yêu cầu (nguyên
liệu đính trước, phụ liệu đính sau, tới các phụ liệu bao gói). Đới với NPL dùng chung
cho các màu khác nhau, cần đặt trong một cột riêng và có ghi chú. Với một số NPL có
kích thước lớn như bao bì nylon, thùng carton, có thể không yêu cầu đính mẫu vật

23
nhưng vẫn phải ghi đủ thông tin vào ô trên bảng màu (kiểu cách, màu sắc, chất liệu,
thông số).
Nếu trang bìa không thể hiện hết các NPL cần dụng cho mã hàng, có thể dùng
băng keo trong dán thêm các tờ bìa khác theo các dưới (nếu bảng là dạng cột dọc) và
dán theo cạnh bên phải (nếu bảng là dạng hàng ngang) để bảng có thể dẫ dàng gập lại
khi vận chuyển.
+ Chuẩn bị dụng cụ: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ dùng để xây dựng bảng màu
như: kéo, thước, bút và các vật liệu sử dụng cho việc dán (đính) các mẫu nguyên liệu
lên bảng dán mẫu như chỉ, băng dính 1 mặt, 2 mặt, keo dán, ghim bấm…
- Bước 3: Xây dựng bảng màu
+ Xác định kích thước, cắt mẫu
Đối với vải và dựng, cắt các mẫu có kích thước theo yêu
cầu của từng doanh nghiệp sao cho mẫu sử dụng để dán
bảng màu đảm bảo người sử dụng nhận biết được màu vải,
chất liệu trong quá trình sản xuất.
Sử dụng các dụng cụ cắt mẫu để cắt theo kích thước đã
được xác định, mỗi mẫu có thể cắt dài x rộng = 3cm x 2cm
(đối với nguyên liệu), đối với phụ liệu lấy trọn vẹn. Với vải
kẻ phải cắt đủ một chu kỳ kẻ (chuyển cho bộ phận giác
mẫu).
+ Dán mẫu
Do NPL được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, nên phải
lựa chọn phương pháp phù hợp để không làm ảnh hưởng
đến thông tin, màu sắc, độ bền dính của NPL.
Dán mẫu NPL vào bảng màu, mặt phải lên trên, canh sợi
dọc, chiều hoa, chiều tuyết xuôi theo chiều chữ khi đọc.
Đối với chỉ, lấy một lượng sợi nhất định, dài khoảng
3cm ÷ 5cm, dùng băng dính trắng dán lên bảng màu đảm
bảo đúng ký hiệu ghi trên bảng.
Đối với các loại nhãn mác thường được tập trung về một
vị trí nhằm mục đích kiểm tra được sự đồng bộ về thông tin
trên các nhãn mác của sản phẩm. Khi dán cỡ, nhãn mác,
nhãn sử dụng… phải để xuôi chiều chữ và mặt có chữ lên
trên, dối với nhãn gập đôi phải mở ra để đọc hết được thông
tin trên nhãn.
24
Đối với các loại phụ liệu có hình dáng đặc biệt khó dán
lên bìa thì cho vào túi PE (loại trong nhỏ) và đính vào bảng
màu.
- Bước 4: Kiểm tra, ký duyệt
Kiểm tra số lượng, chủng loại NPL
Kiểm tra các thông tin ghi trên bảng màu như: thông tin
mã hàng, thông tin mỗi loại NPL. Các thông tin trên bảng
màu phải khớp với các thông tin khách hàng cung cấp trong
tài liệu và thông tin có trong mẫu NPL.
Kiểm tra tính thẩm mỹ, độ bền chắc của bảng màu.
Kiểm tra độ chính xác của bảng, phát hiện kịp thời và
chỉnh sửa nếu có trước khi ký tên và chuyển bộ phận quản
lý ký xác nhận trước khi văn bản được lưu hành.
 Kết luận chương 1
Đối với ngành
dệt may, có thể nói chất
lượng là yếu tố quan
trọng hàng đầu của các
doanh nghiệp. Qua chất
lượng sản phẩm của các
doanh nghiệp, khách
hàng, người tiêu dùng có
thể thấy được uy tín
thương hiệu của từng
doanh nghiệp may. Mỗi
doanh nghiệp muốn phát
triển bền vững, cạnh tranh
được với thị trường quốc
tế thì phải đảm bảo chất
lượng tốt mới nhận được
sự tin cậy, uy tín của
khách hàng.

25
Để có một sản phẩm chất lượng tốt, đòi hỏi doanh nghiệp phải có quy trình sản
xuất sao cho hiệu quả nhất. Mà trong quy trình sản xuất thì khâu chuẩn bị sản xuất là
khâu vô cùng quan trọng vì nó là bắt đầu của quy trình sản xuất nên làm tốt công việc
này sẽ quyết định chất lượng các khâu còn lại. Khâu chuẩn bị phải đảm bảo được tính
nguyên tắc, tính thống nhất, tính chính xác và tính kịp thời thì hoạt động sản xuất mới
được trôi chảy và không ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng. Vì vậy, việc xây dựng
tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu là rất quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp chủ động trong
quá trình sản xuất, tiết kiệm nguyên phụ liệu, giảm thiểu tối đa những khó khăn, lãng
phí do việc thừa, thiếu nguyên phụ liệu gây ra, là cơ sở dự trù lượng nguyên phụ liệu
cần thiết cho sản xuất mã hàng; là căn cứ cấp phát nguyên phụ liệu cho các đơn vị sản
xuất.
Trong chương I đã nêu ra được các khái niệm về tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu,
tầm quan trọng của xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu, các điều kiện, yêu cầu,
nguyên tắc và quy trình thực hiện. Đây là cơ sở, kim chỉ nam giúp cho việc thực hiện
nội dung và phương pháp trong chương II và đánh giá kết quả trong chương III.
Chương 2: Nội dung và phương pháp ứng với mã hàng CR320523Q1

2.1. Đặc điểm, hình dáng


* Mô tả sản phẩm

26
Hình 2.1. Hình ảnh mô tả lần chính áo jacket mã
hàng CR320523Q1

Hình 2.2. Hình ảnh mô tả lần lót áo jacket mã hàng CR320523Q1


- Loại áo: Áo jacket nam 2 lớp, có khóa kéo sườn đối xứng 2 bên
- Lần chính:
+ Có trần bông
+ Cổ và tay áo có bo
+ Tay áo: gồm mang trước, mang sau và đáp tay
+ Túi sườn có khóa lộ răng khóa ra mặt ngoài sản phẩm
+ Hình in bên ngực trái
+ Thân sau có mác kim loại
- Lần lót:
+ Lần lót vải kẻ dọc
+ Thân sau có đáp mác, mác sử dụng được gắn ở sườn áo
2.2. Điều kiện thực hiện mã hàng
- Sản phẩm mẫu/ tài liệu kỹ thuật mã hàng
- Bảng hướng dẫn sử dụng NPL

27
- Bảng màu gốc của khách hàng
- Mẫu NPL theo quy định của mã hàng
- Kết quả may mẫu
- Các dụng cụ: bìa cứng, kéo, vật liệu dán (băng dính, keo, ghim…)
2.3 Nội dung và phương pháp thực hiện
2.3.1. Nội dung
* Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Lập bảng thông số thành phẩm
- Xây dựng tiêu chuẩn sử dụng NPL
- Xây dựng tiêu chuẩn bán thành phẩm
- Xây dựng tiêu chuẩn may
- Xây dựng tiêu chuẩn hoàn thiện
* Xây dựng bảng màu
2.3.2 Phương pháp thực hiện
2.3.2.1. Phương pháp thực hiện xây dựng tiêu chuẩn kĩ thuật

Nghiên cứu tài liệu, sản phẩm mẫu

Xây dựng TCKT


 Nghiên cứu tài liệu, sản phẩm mẫu
- Nghiên cứu tài liệu mã hàng bao gồm các yêu cầu của mã hàng, kết cấu
của sản phẩm, các loại NPL được sử dụng trong mã hàng và các yêu cầu lưu ý của
khách hàng
- Qua nghiên cứu loại vải sử dụng cho mã hàng này
+ Vải chính: vải polyester, thành phần 100% polyester
+ Vải lót: vải nylon, thành phần 100% polyester
- Tài liệu kĩ thuật mã hàng: bao gồm bảng thông số, bảng hướng dẫn NPL cho
biết vị trí sử dụng các nguyên liệu, loại màu vải chính, loại vải lót, các NPL cần sử
dụng cho mã hàng, hình ảnh các chi tiết của mã hàng.

28
 Bảng thông số thành phẩm

Đơn vị: inch

Ghi
STT Vị trí đo XS S M L XL 2XL 3XL CL
chú
Dài áo 3 1 1 1 1 3
1 28 28 29 30 31 31 32
giữa sau 4 2 4 4 2 4
Dài áo 1 1 3 1 1 3
2 27 28 29 29 30 31 32
trước 2 4 4 2 4 4
Vòng
3 40 43 46 49 52 55 58 3
ngực
Vòng 1 1 1 1 1 1 1
4 39 42 45 48 51 54 57 3
gấu 2 2 2 2 2 2 2
Hạ xuôi 1 1 1 1 1 1 1
5 2 2 2 2 2 2 2 0
vai 4 4 4 4 4 4 4
3 1 1 3 1 3
6 Rộng vai 17 17 18 19 20 20 21
4 2 4 4 2 4
Sâu cổ 1 1 3 1 1 3 1
7 3 3 3 4 4 4 4
trước 4 2 4 4 2 4 4
3 3 1 1 7 1 3
8 Rộng cổ 6 6 6 7 7 7 8
8 4 8 2 8 4 8
Hạ cổ 3 3 3 3 3 3 3
9 0
sau 4 4 4 4 4 4 4
1 1 3 1 1 3
10 Dài tay 34 35 36 36 37 38 39
2 4 4 2 4 4
Cao cửa 3 3 3 3 3 3 3
11 2 2 2 2 2 2 2 0
tay 4 4 4 4 4 4 4
Rộng bắp 1 1 3 5 1 3 7
12 14 15 16 16 17 18 19
tay 2 4 4 8 2 8 8
Cửa tay 1 1 1 1 1
13 9 10 10 11 11 12 12
đo căng 2 2 2 2 2
Cửa tay 1 1 1 1
14 8 8 9 9 10 10 11
đo êm 2 2 2 2
Cao cổ 1 1 1 1 1 1 1
15 1 1 1 1 1 1 1 0
sau 2 2 2 2 2 2 2
Dài khóa 1 1
22
1
23
1 1
16 20 21 21 22 23
nẹp 2 2 2 2 2
1 1 3 1 1 3 1
17 Dài túi 6 6 6 7 7 7 7
4 2 4 4 2 4 4
29
Túi cách 1 1 1 1
18 6 6 7 7 8 8 9
gấu 2 2 2 2
Túi cách 1 1 3 1 1 3
19 14 15 16 16 17 18 19
đỉnh vai 2 4 4 2 4 4
Túi cách 1 1 1 1 1
20 3 4 4 5 5 6 6
nẹp 2 2 2 2 2
Bảng 1.1 Bảng thông số thành phẩm mã hàng

 Bảng thống kê chi tiết

Số Nguyên Ghi
STT Loại vải Tên chi tiết liệu
lượng chú
A. Vải chính Thân sau 1 C
1 1. Chi tiết vải Thân trước 2 C
2 chính trần Mang tay trước 2 C
3 bông sẵn Mang tay sau 2 C
4 Đáp tay 2 C
2. Chi tiết vải
5 Khuôn túi 2 C
chính không
6 Đáp túi hông 2 C
trần bông
7 Đáp mác 1 C
B. Vải lót
8 Thân sau 1 L
9 Thân trước 2 L
Chi tiết vải lót
10 Tay áo 2 L
kẻ dọc
11 Lót túi to 2 L
12 Lót túi nhỏ 2 L
C. Bo chun
13 Cổ áo 1 B
14 Chun tay 2 B
15 Tổng 26
Bảng 1.2 Bảng thống kê chi tiết mã hàng CR320523Q1
 Xây dựng tiêu chuẩn NPL

30
Loại Vị trí sử Nhà cung Định Đơn
TT Tên NPL Màu Khổ (cm)
NPL dụng cấp mức vị
Thân
Vải trước,
chính 1 thân sau,
ASH
1 (trần Shell 1 mang tay Textyle 137 yds
MELANCE
bông trước,
sẵn) mang tay
sau
Vải Đáp tay,
chính 2 khuôn túi,
Shell ASH
2 (không đáp túi Textyle 142 yds
1-1 MELANCE
trần bông hông, đáp
sẵn) mác
Thân
trước,
thân sau,
3 Vải lót Lining 1 Textyle Black 155 yds
tay áo, lót
túi to, lót
túi nhỏ
ASH
MELANCE H= 4̎
4 Bo tại cổ Shell 2 Cổ áo Textyle 1 pcs
DARKER L= 17 3/4̎
SOLID
ASH
Bo cửa MELANCE H= 61/2̎
5 Shell 2-1 Cửa tay Textyle 2 pcs
tay DARKER L=10 1/4̎
SOLID
Thread/ Chỉ may
6 Chỉ 50/3 Yarn và diễu Textyle Tit shell 1 320 M
Garn theo CV1
Thread/ Chỉ may
7 Chỉ 50/3 Yarn và diễu Textyle Tit shell1 10 M
Garn theo VC2
Thread/
Chỉ may Tit shell
8 Chỉ 60/3 Yarn Textyle 120 M
vải lót lining 1
Garn
In đáp 2 3/4̎ x
10 Print 1 Đáp mác Textyle White 1 pc
mác 1 1/8̎
31
Tape=Blac
Thân
Khóa Zipper - k teeth+pull
11 trước lần Textyle 21 1/2 ̎ 1 pcs
nẹp FRONT = obo
chính
nickel
Tape=Blac
Khóa túi Zipper - k teeth+pull
12 Túi sườn Textyle 6 3/4 ̎ 2 pcs
sườn POCKET = obo
nickel
Tay kéo 7mm x
13 PULLER Khóa nẹp Textyle Black 1 pcs
khóa nẹp 86mm
Mác kim
Metal
14 loại thân Thân sau Textyle Nickel 1 pcs
label
sau
Đường
chắp
Mác sử Metal
15 sườn, Textyle 1 pcs
dụng label
bụng tay
lần lót
Bảng 1.3. Bảng tiêu chuẩn sử dụng nguyên phụ liệu mã hàng CR320523Q1
 Xây dựng tiêu chuẩn bán thành phẩm
- Quy định xử lý nguyên liệu
+ Kiểm tra chất lượng khổ vải trước khi đưa vào sản xuất: độ đều màu, chất
lượng dệt, bẩn, rách… tiến hành đồng thời với mở kiện vải.
+ Kiểm tra cây vải không được quá 3 lỗi/ yard.
+ Quy định thời gian tở vải:
 Tở vải ra khỏi cuộn trước khi đưa vào sản xuất thời gian trước khi
trải cắt 24 giờ.
 Vải tở vào khay, diện tích xếp 90 ÷ 100cm, 55 ÷ 60 lớp/khay.
+ Kiểm tra đánh dấu lỗi vải (nếu có) trong quá trình tở vải.
- Tiêu chuẩn canh sợi
+ Xác định canh sợi các chi tiết theo canh sợi trên mẫu gốc.
+ Xác định mặt vải theo bảng màu.
+ Đường canh sợi dọc trên các cho tiết được lấy chính xác khi đường đó
trùng với sợi dọc trên nguyên liệu.
- Tiêu chuẩn trải vải
* Yêu cầu trước khi trải vải
+ Kiểm tra chất lượng vải trước khi đưa vào trải, loại bỏ những lô vải kém
chất lượng.

32
+ Kiểm tra khổ vải trước khi trai lên bàn cắt để đảm bảo rằng thông số khổ
rộng sơ đồ giác.
+ Chiều cao tối đa của bàn vải 20cm [3]
+ Vệ sinh bàn trải vải trước khi trải vải
+ Trải thủ công, trải 1 chiều, mặt phải lên trên
+ Nếu vải quá trơn thì có thể lót 1 lớp giấy trước khi trải và xen kẽ giữa
các lớp.
* Phương pháp trải vải
+ Trải tối đa 150 lá/bàn cắt
+ Đối với vải chính 120 lá/bàn; đối với vải lót 150 lá/bàn
+ Trải thủ công, trải 1 chiều, mặt phải lên trên
+ Trong quá trình trải nhẹ nhàng, không được căng quá hay trùng quá.
+ Trong quá trình trải, phải bắt đầu từ đầu bàn, mép bằng.
* Yêu cầu sau khi trải vải
+ Đầu bàn phải vuông góc với thành của vải, không xéo, vặn, đủ thông số
+ Phải có một bên mép bằng song song với mép bàn và thẳng đứng.
+ Bàn vải phải êm, phẳng.
+ Các lá vải phải bằng mẫu và sơ đồ, thẳng canh sợi.
+ Kiểm tra số lá vải trên một bàn cắt theo tác nghiệp.
+ Sau khi trải hết một cuộn vải phải ghi rõ đầy đủ thông tin vào phiếu
hạch toán bàn cắt ghi lại cây vải, số lượng vải đầu bàn và giữ lại tem của
cây vải.[3]
+ Khi trải xong phải kiểm tra số lớp vải, ghi vào phiếu theo dỗi số lượng.
- Tiêu chuẩn cắt
* Yêu cầu trước khi cắt
+ Kiểm tra số lá trên 1 bàn cắt.
+ Kiểm tra chiều dài bàn vải với chiều dài sơ đồ.
+ Kiểm tra đầu bàn có vuông hay không.
+ Kiểm tra kẹp sơ đồ có chắc chắn không và có đúng chiều vải hay không.
+ Quy định tiêu chuẩn đường cắt: đường cắt cắt theo sơ đồ.
+ Quy định thiết bị cắt: với các chi tiết lớn cắt bằng máy đẩy tay, các chi
tiết nhỏ cắt bằng máy cắt phá hoặc máy cắt gọt (tùy thuộc vào từng sản
phẩm) đồng thời phải sử dụng mẫu dưỡng để cắt được chính xác.
+ Cắt chính xác theo đường vẽ trên sơ đồ.
+ Cắt theo một chiều để tránh bai, cầm.
* Yêu cầu sau khi cắt

33
+ Đường cắt trơn đều, không răng cưa, không xô lệch, đúng thông số,
đúng chiều, đúng mẫu chuẩn.
+ Bấm, khoan dấu theo mẫu sơ đồ, chiều sau dấu bấm 0,3 cm theo
phương thẳng đứng, khoan cách mép BTP 0,3 cm.
+ Phải kiểm tra và đổi màu tất cả các chi tiết lỗi trước khi chuyển cho
chuyền may.
+ BTP sau khi cắt phải bằng mẫu BTP, không lẹm hụt.
+Dùng mẫu cứng để kiểm tra độ chính xác của chi tiết sau khi cắt.
+ Khi cắt xong ghi số thứ tự mặt bàn lên mỗi tập BTP, điền đầy đủ thông
tin vào phiếu cắt BTP và đưa BTP vào đúng vị trí để bóc tập phối kiện.

Số lượng Kiểu
STT Tên chi tiết Thiết bị cắt
chi tiết cắt

Lần chính

1 Thân trước 02 Thô Máy cắt tay

2 Thân sau 01 Thô Máy cắt tay

3 Mang to 02 Thô Máy cắt tay

4 Mang nhỏ 02 Thô Máy cắt tay

5 Đáp tay 02 Thô Máy cắt tay

6 Đáp túi hông 02 Thô Máy cắt tay

7 Đáp mác 01 Thô Máy cắt tay

Lần lót

8 Thân trước 02 Thô Máy cắt tay

9 Thân sau 01 Thô Máy cắt tay

10 Tay áo 02 Thô Máy cắt tay

12 Lót túi to 02 Thô Máy cắt tay

13 Lót túi nhỏ 02 Thô Máy cắt tay


Bảng 1.4. Bảng quy định cắt chi tiết mã hàng CR320523Q1
- Tiêu chuẩn đánh số
+ Đánh bằng máy dập số, đánh vào mặt phải chi tiết, hướng đánh từ trên xuống.
+ Vị trí đánh theo sơ đồ, số đánh theo chiều chi tiết.

34
Đánh số lần chính Đánh số lần lót:

Hình 2.3. Hình ảnh đánh số lần chính và lần lót của mã hàng CR320523Q1
* Yêu cầu:
+ Số đánh chính xác, rõ ràng, đọc được, không thừa số, mất số, lộn số, zip số.
+ Chi tiết đánh số xong phải sạch sẽ, không nhem, bẩn, đảm bảo VSCN.
- Tiêu chuẩn phối kiện
* Yêu cầu:
+ Trước khi bóc tập phải hiểu rõ sản phẩm có bao nhiêu chi tiết, chi tiết nào
có đôi, đối xứng, chi tiết nào có lần chính, lần lót.
+ Kiểm tra lại số mặt bàn giữa thân to và các chi tiết nhỏ xem có khớp nhau
hay không.
+ Bóc các chi tiết cùng 1 cõ với nhau sau đó buộc lại gọn gàng.
+ Phối kiện theo bàn, cùng 1 chiều theo cỡ, theo màu (có thể khác màu)
+ Chi tiết lớn để dưới, chi tiết nhỏ để trên (nếu nhiều chi tiết nhỏ có thể bó
riêng, bó chắc chắn, gọn gàng, không sổ tuột, tránh rơi mất hoặc lẫn BTP).
+ Các thông tin ghi trên eteket:
Tên mã hàng: CR320523Q1
Cỡ: M
Số lượng: 200
Số bàn cắt:
Màu sắc: ASH MELANCE
Vải: vải chính
Tên người cắt: Nguyễn Văn A

35
Ngày 20 tháng 08 năm 2022
+ Sau khi bóc tập, phối kiện xếp gọn gàng có kèm theo phiếu bàn cắt.
+ Kiểm tra lại nếu đạt tất cả các yêu cầu chuyển sang bộ phận chuẩn bị may.
 Xây dựng tiêu chuẩn may
- Yêu cầu kĩ thuật chung
+ Sản phẩm may xong phải đảm bảo thông số, kích thước, hình dáng.
+ Các đường may phải êm phẳng, đều, đẹp, không sùi chỉ, bỏ mũi, lại mũi
chắc chắn, hạn hế nối chỉ, khi nối chỉ phải trùng khít.
+ Đường tra khóa đều, khóa tra xong không bị vặn sóng.
+ Đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật của mã hàng.
+ Các chi tiết có đôi phải đảm bảo đối xứng trên sản phẩm khi may xong.
+ Vệ sinh sản phẩm sạch các đường sang dấu, vết phấn, vết dầu…trong quá
trình may sản phẩm.
- Tiêu chuẩn đường may, mũi may
+ Mật độ mũi may: máy 1 kim: 4,5 mũi/cm
+ Quy cách đường may:
Đường may mí 0.15cm: vai con, xung quanh miệng túi sườn, cổ, mí mang
tay trước với mang tay sau, cửa tay.
Đường may 1cm: các đường chắp: vai con, sườn, bụng tay…
Đường may diễu 0.6 cm: gấu, khóa nẹp.
+ Hướng lật đường may: vai con lật về thân sau....
+ Quy định kim chủng loại: sử dụng kim 11
+ Sản phẩm may xong phải đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn là
+ Là phẳng toàn bộ các đường may, chi tiết trước khi lắp ráp ở nhiệt độ
120˚C.
+ Các đường may, chi tiết sau khi là xong phải êm phẳng, không nhăn vặn,
bóng, cháy, ố sản phẩm.
+ Kích thước sau khi là xong phải đảm bảo đúng thông số đã cho từ trước.
+ Các đường sang dấu, làm mẫu sau khi là xong phải mất, đảm bảo VSCN.
Lưu ý:
Kiểm tra nhiệt độ của bàn là thường xuyên để chỉnh sao cho phù hợp
Bàn là phải có đệm là, mặt nạ tránh hiên tượng làm bóng, cháy, ố sản phẩm.
- Tiêu chuẩn lắp ráp[4]

36

Hình mô tả TT Công đoạn
hiệu

Lần chính

Gia công thân trước May khuôn


1 1
túi

May đáp
2 vào lót túi 2
to

May khóa
3 vào đáp, lót 3
túi to

May khóa
4 vào lót túi 4
nhỏ

Đặt khóa mí
5 miệng túi 5
Yêu cầu: phía nẹp
- May đúng vị trí sang dấu.
- Túi êm phẳn, đảm bảo thông số,
Mí xung
quy cách, góc túi vuông, không rúm
6 quanh 6
góc, không xổ tuột.
miệng túi
- Lót túi êm phẳng, đúng chiều, túi 2
bên đối xứng.
- Các đường may không sùi chỉ, bỏ May xung
mũi. quanh lót
7 7
túi, đặt dây
giằng

Gia công thân sau

Kê mí mác
8 kim loại vào 1
với thân sau
Yêu cầu:
- Đường may êm phẳng, đúng quy
cách. May mác đúng vị trí, đúng
chiều chữ.
37
Gia công tay áo May chắp,
mí mang
9 1
trước với
mang sau

Kê mí đáp
4 10 tay vào với 2
5
tay áo

May can
11 chun cửa 3
tay

Yêu cầu
12 Can bác tay 4
- Cửa tay đảm bảo đúng dáng, thông
số, quy cách.

Ghim chun
13 5
bác tay

Hoàn thiện lần chính Chắp vai


14 1
con

15 Mí vai con 2

Tra tay, đặt


16 3
giằng

Chắp sườn,
17 bụng tay, 4
đặt giằng

Ghim chân
18 5
cổ

Yêu cầu: 19 Tra cổ 6

- Tra khóa không bị sóng


- Đường may tra tay êm phẳng 20 Tra bác tay 7
- Đảm bảo đúng dáng, thông số, quy
cách theo tài liệu khách hàng đã đưa.
21 Tra khóa 8

38
Lần lót

Kê mí đáp
22 mác vào với 1
thân sau lót

May mác sử
23 2
dụng

May chắp
24 3
vai con

25 Tra tay 4

Yêu cầu:
Chắp sườn
- Đảm bảo lót êm phẳng, đúng dáng, 26 5
bụng tay
thông số. Khi tra không bị bùng lót.

Lắp ráp lần chính + lót

May lộn cổ
27 1
chính, lót

28 Mí cổ 2

May lộn
29 khóa chính, 3
lót

May lộn cửa


30 tay chính, 5
lót

31 Mí cửa tay 6

Chặn giằng
32 vai, nách, 7
Yêu cầu:
túi

39
- Cổ áo không bùng.
33 May gấu 8
- Tay áo không vặn lộn, kín đừng tra
- Chặn dây giằng vai, nách, lót túi
34 Diễu gấu 9
chắc chắn, đúng vị trí .
- Khóa nẹp êm phẳng, đối xứng 2
35
bên. Diễu khóa 9
nẹp

Bảng 2.1 Bảng tiêu chuẩn lắp ráp mã hàng CR320523Q1


- Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp
+ Sản phẩm may xong phải sạch đầu chỉ, sơ vải, lau sạch các viết phấn, sang
dấu, tẩy dầu máy, bụi bẩn…
+ Dụng cụ vệ sinh sản phẩm: kéo bấm, bàn là…
+ Sử dụng hóa học để vệ sinh sản phẩm (nếu có)

 Xây dựng tiêu chuẩn hoàn thiện


- Tiêu chuẩn là hoàn thiện
* Yêu cầu trước khi là:
+ Phải kiểm tra sản phẩm đủ phụ liệu, sạch đầu chỉ, xơ vải, vết bẩn…
+ Nhiệt độ là 120˚C
+ Thiết bị là: máy là hơi, đệm là, cầu là…
* Phương pháp là:
+ Là phẳng tất cả các đường may: bụng tay, nẹp, các đường chắp, mí… không là
trực tiếp lên vải.
* Yêu cầu sau khi là:
+ Sản phẩm sau khi là xong phải phẳng, không nhàu nát, ố bẩn… giữ được phom
dáng, không bị bóng, đảm bảo đúng thông số kỹ thuật.
Chú ý: Trong quá trình là nếu phát hiện các hiện tượng khác thường như độ co quá
lớn, càng là càng nhăn, biến màu do nhiệt độ hoặc hơi nước…phải báo ngay cho
phòng kỹ thuật để có biện pháp xử lý kịp thời tranh tính trạng sai hỏng hàng loạt.
- Tiêu chuẩn nhãn mác, thẻ bài
+ Sản phẩm có 1 mác sử dụng ở sườn trái lần lót khi mặc, 1 mác kim loại ở thân
sau.
+ Nhãn mác theo tiêu chuẩn kĩ thuật

40
* Yêu cầu: sau khi may xong nhãn mác được may chắc chắn, không sổ tuột, rơi…
mặt phải ngửa lên trên, xuôi chiều chữ trên mác.
- Tiêu chuẩn gấp gói
* Yêu cầu trước khi gấp gói:
+ Sản phẩm trước khi đóng gói phải đảm bảo được yêu cầu kỹ huật của mã
hàng, phải đóng khóa.
* Phương pháp gấp gói như hình mô tả

Hình 2.4. Hình ảnh mô tả cách gấp gói sản phẩm mã hàng CR320523Q1
* Yêu cầu sau khi gấp gói:
+ Kích thước sản phẩm sau khi gấp xong rộng x dài = 23,5 x 35 cm.
+ Sau khi gấp gói xong mỗi sản phẩm phải được cho vào 1 túi nilong kích
thước 27,5 x 39 cm.
+ Miệng túi gập vào và dán lại, miệng túi phải kín.
Chú ý: Trước khi vào hàng đại trà phải gấp 1 sản phẩm để duyệt.
- Tiêu chuẩn đóng hòm, hộp
+ Các sản phẩm phải được cho vào túi nylong trước khi đóng thùng
+ Đóng cùng màu, cùng cỡ, đủ size
+ Thùng carton 3 lớp (2 đệm, 1 vách ngăn), kích thước thùng D x R x C= 50 x
38 x 38cm.[2]
+ Có sử dụng đệm thùng phía trên và phía dưới.

41
+ Yêu cầu đóng thùng: theo list của khách hàng do phòng quản trị kinh doanh
xuất nhập khẩu cung cấp.
+ Số lượng sản phẩm: 6 sản phẩm/thùng
+ Các sản phẩm được xếp cùng chiều trong hộp
Ở cạnh thùng phải đầy đủ thông tin
Thùng carton in chữ trên bề mặt như sau:
CR320523Q1
MADE IN VIETNAM

COLOR M

ASH
6
MELANCE
GROSS WEIGHT: KG
NET WEIGHT: KGS
MEASUREMENT: D x R x C = 50 x 38 x 38
QTY: 6 PCS
+ Yêu cầu khi đóng thùng: Chữ in đúng yêu cầu, đầy đủ nội dung, đúng vị trí,
rõ nét, không mờ, sai, thiếu nét.
+ Yêu cầu sau khi đóng thùng xong:
Thùng phải được dán bằng băng dính 5cm, kẹp đai thùng kép
Trên mặt thùng phải ghi đầy đủ thông tin

42
+ Tem dán 1 chiếc/thùng. Dán bề mặt A, cách mép thùng 5,5cm.
Yêu cầu: Thùng carton phải đúng thông số, đủ lớp, không bong, rộp, rách, phải sạch.
Các góc vuông, không móp, méo. Dán băng dính cân đối giữa các cạnh dán của thùng
carton.
2.3.2.2 Phương pháp thực hiện xây dựng bảng màu

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, sản phẩm mẫu

Bước 2: Chuẩn bị

Bước 3: Xây dựng bảng màu

- Bước 1:
Qua nghiên cứu loại vải sử dụng cho mã hàng này
+ Vải chính: vải polyester, thành phần 100% polyester
+ Vải lót: vải nylon, thành phần 100% polyester
Tài liệu kĩ thuật mã hàng: bao gồm bảng thông số, bảng hướng dẫn NPL cho
biết vị trí sử dụng các nguyên liệu, loại màu vải chính, loại vải lót, các NPL cần sử
dụng cho mã hàng, hình ảnh các chi tiết của mã hàng.
- Bước 2:
+ Chuẩn bị mẫu NPL: căn cứ thông tin NPL của khách hàng cung cấp, lấy mẫu
NPL ứng với số lượng bảng màu cần xây dựng, mỗi màu lấy 1 mẫu tại kho. Số
NPL cần lấy thường lớn hơn số cần dùng để thuận tiện việc lựa chọn và cắt gọt
NPL trong bảng sao cho đảm bảo tính thẩm mĩ và đặc trưng.
Kiểm tra chính xác mẫu NPL thực tế về thành phần màu sắc, thành phần, tên,
kí hiệu đúng với thông tin trên tài liệu mà khách hàng cung cấp.

43
+ Chuẩn bị bảng dán mẫu: lập trên khổ A4 ghi tiêu đề, kẻ các ô trong bảng có
diện tích 5cm x 3,5cm.
+ Chuẩn bị dụng cụ dán: kéo, thước, bút, băng dính 2 mặt.
- Bước 3:
+ Xác định kích thước cắt mẫu: mẫu có thể cắt dài x rộng = 3,5cm x 5m (đối
với nguyên liệu), đối với phụ liệu lấy trọn vẹn. Với vải kẻ phải cắt đủ một chu kỳ
kẻ (chuyển cho bộ phận giác mẫu).
+ Dán mẫu:

NPL
Vải chính 2
Vải chính 1
(không trần Vải lót Bo cổ Bo cửa
(trần bông sẵn)
Màu bông sẵn)

ASH
MELANCE

ASH
MELANCE
DARKER
SOLID

Black

White

NPL Chỉ 50/3 (may Chỉ 50/3 (may Chỉ 60/3 (may
In đáp mác Khóa túi s
Màu theo VC1) theo VC2) theo vải lót)

44
ASH In chữ trắng
MELANC nền đen.
E Dùng chung
cho tất cả các
cơ, các màu
ASH
MELANC
E
DARKER Dùng chun
SOLID cho tất cả
cơ, các mà
Black

NPL
Khóa nẹp Tay kéo khóa nẹp Mác kim loại Mác sử dụng
Màu

ASH
MELANCE

ASH
MELANCE
DARKER
SOLID

Black

Dùng chung cho Dùng chung cho tất Dùng chung cho
tất cả các cỡ, các cả các cỡ, các màu. cả các cỡ, các mà
White
màu.
Dùng chung cho
tất cả các cỡ, các
màu.

Bảng 2.2 Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ kiệu mã hàng CR320523Q1
 Kết luận chương 2
Hoạt động sản xuất là một hoạt động không thể thiếu được trong việc duy trì đời sống
của con người. Ở đâu có con người ở đó sẽ diễn ra các hoạt động sản xuất. Muốn sản
xuất bất kì sản phẩm may mặc nào dù là đơn giản hay phức tạp thì bất kì một khâu nào
trong quá trình sản xuất từ chuẩn bị sản xuất đến triển khai may và khâu hoàn thiện

45
đều vô cùng quan trọng, trong đó có cả việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu
và đưa nó vào sử dụng trong quá trình sản xuất mã hàng.
Chính vì vai trò quan trọng của nó nên bất cứ doanh nghiệp may nào cũng cần
phải làm tốt công tác chuẩn bị sản xuất cũng như việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật,
xây dựng bảng màu sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Qua việc thực hiện bài đồ án này,
chúng em đã học được nhiều kĩ năng mới, được thực hành thêm về bài học. Đặc biệt,
từ đó chúng em đã thấy được tầm quan trọng của xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, xây
dựng bảng màu trong ngành may mặc. Nó giúp cho quá trình sản xuất diễn ra một cách
thuận lợi, giúp giảm thời gian và công sức của công nhân, góp phần làm gia tăng năng
suất của chuyền may, chất lượng của sản phẩm.
Chúng em được áp dụng những bài học lý thuyết vào thực tế mã hàng, được đóng
vai trò là một kỹ thuật viên tham gia trực tiếp vào khâu chuẩn bị sản xuất của mã hàng
giúp chúng em có thêm kinh nghiệm thực tế để áp dụng cho công việc sau này.

46
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
3.1. Đánh giá quy trình thực hiện, phương pháp thực hiện
3.1.1. Đánh giá quy trình thực hiện
- Quá trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật bảng màu có tầm quan trọng rất lớn, liên quan trực
tiếp tới lợi nhuận của công ty.
- Quy trình thực hiện đồ án đã nêu ra được các khái niệm liên quan đến đề tài, xây dựng được
quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu cho mã hàng cụ thể dựa trên quy trình cơ sở
đúc kết từ các tài liệu tham khảo.
- Quy trình đi theo hệ thống từ các khái niệm, quy trình chung trong phần tổng quan chương 1
đến áp dụng vào mã hàng CR320523Q1 ở chương 2. Chương 2 đã thực hiện theo đúng đủ theo
quy trình chuẩn.
- Tuy nhiên, vì chưa có cơ hội đem ra áp dụng vào thực tiễn nên chưa có được nhận xét mang
tính chất khách quan.
3.1.2. Đánh giá phương pháp thực tiễn
Phương pháp thực hiện dựa trên những nhận xét, gợi ý của giảng viên hướng dẫn đồng thời
tìm hiểu, khai thác từ những tài liệu tham khảo trên thư viện nhà trường.
Chương 1 sử dụng phương pháp tổng hợp lý thuyết nêu lên những khái niệm xây dựng tiêu
chuẩn kỹ thuật, bảng màu đồng thời nêu lên những yêu cầu, điều kiện, nguyên tắc, yếu tố ảnh
hưởng cũng như quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu.
Chương 2 đồ án đã đi sâu hơn về việc phân tích cụ thể quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật,
tiêu chuẩn sử dụng NPL cho mã hàng CR320523Q1.
3.1.3. Thuân lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện

* Thuận lợi:
- Tài liệu kỹ thuật có đầy đủ thông tin, yêu cầu của mã hàng.
- Giáo viên hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình.
- Qua quá trình làm đồ án đã học hỏi thêm được nhiều kiến thức có liên quan tới quy trình xây
dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn sử dụng NPL như tính chất đặc điểm một số loại
NPL, tiêu chuẩn đánh giá khi nhận các đơn đặt hàng...
* Khó khăn:
- Chưa biết cách để tra tài liệu để tham khảo đúng cách.
- Mất nhiều thời gian trong khâu phân tích kết cấu sản phẩm,

47
- Mẫu BTP và sản phẩm mẫu sửa, thay đổi sát ngày nộp đồ án nên còn chỗ chưa đồng nhất và
hợp lý.
- Kiến thức chuyên môn chưa vững.
3.2. Đánh giá kết quả thực hiện quy trình xây dựng định mức NPL
- Nội dung xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu đã đi theo đúng đủ các bước theo một quy
trình đã xác định. Qua việc tìm hiểu tổng hợp kiến thức đã lựa chọn phương pháp phù hợp với
đặc điểm NPL của mã hàng. Cá nhân tự nhận thấy quy trình đã khoa học nhưng còn mất nhiều
thời gian.
- Đồ án đã xác định được đầy đủ nguyên phụ liệu của mã hàng: chủng loại, màu sắc, số lượng.
Để phục vụ quá trình làm đồ án, đã tìm hiểu trau dồi các kiến thức liên quan về tính chất, đặc
điểm của các loại NPL. Tuy nhiên do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, nên khi áp dụng vào
mã hàng còn chưa đạt được hiệu quả tối đa.
- Nội dung đồ án còn có một số thiếu sót chưa khắc phục hết, mẫu BTP và sản phẩm mẫu sửa
sát ngày nộp đồ án nên còn nội chưa thống nhất và hợp lý, em mong được những nhận xét từ
thầy cô để em hoàn thiện hơn về kiến thức chuyên môn và nội dung đồ án.

48
KẾT LUẬN CHUNG
Ngành Dệt May là một trong những ngành có truyền thống lâu đời của Việt Nam. Hiện
nay với đường lối mở cửa và hòa nhập vào thị trường kinh tế thế giới nói chung và các nước
trong khu vực nói riêng, với sự chuyển dịch công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, sôi động, trực
tiếp tham gia vào quá trình phân công hợp tác chung về lao động. Bên cạnh đó việc Việt Nam
hội nhập ngày càng sâu rộng tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng cũng
tạo ra không ít thách thức đòi hỏi phải chủ động hơn trong công tác chuẩn bị sản xuất và đảm
bảo chất lượng tại các khâu trong quá trình sản xuất. Đề tài: ‘‘Nghiên cứu và xây dựng tiêu
chuẩn kỹ thuật, xây dựng bảng màu cho mã hàng CR320523Q1” là một đề tài cần thiết
phải tìm hiểu đối với một cán bộ kỹ thuật. Qua thời gian nghiên cứu đề tài này em đã thu được
về cho mình những kiến thức chuyên ngành bổ ích cần thiết cho công việc sau này. Một trong
những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm, là khâu đầu tiên trong quá trình
sản xuất là chuẩn bị sản xuất và yếu tố quan trọng không thể thiếu là xây dựng tiêu chuẩn kỹ
thuật và xây dựng bảng màu.
Thấy được tầm quan trọng của những công việc đầu tiên trong quy trình sản xuất may
mặc, có vai trò quan trọng trong việc quyết định đến hiệu quả đạt được trong tổ chức sản xuất
của một mã hàng. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn kỹ
thuật, xây dựng bảng màu cho mã hàng CR320523Q1”. Bài nghiên cứu đã chỉ ra được:
Chương 1: Nêu ra toàn bộ khái niệm, tầm quan trọng, yêu cầu, điều kiện, nguyên tắc,
yếu tố ảnh hưởng, quy trình thực hiện về vấn đề xây dựng định mức nguyên phụ liệu. Dựa vào
cơ sở lý luận đó để phân tích ra được một số yếu tố có khả năng ảnh hưởng tới việc xây dựng
định mức nguyên phụ liệu.
Chương 2: Từ cơ sở lý luận được nêu ra ở chương 1 làm móng cho việc hình thành quy
trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu mà theo yêu cầu của bài nghiên cứu chỉ rõ được
xây dựng quy trình thực hiện xây dựng tiêu chuẩn, bảng màu một cách chính xác hiệu quả mà
không xảy ra sai hỏng nhiều.
Chương 3: Đánh giá kết quả: đánh giá quy trình, phương pháp thực hiện; đánh giá kết quả
thực hiện vấn đề nghiên cứu.

49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. “ Giáo trình công nghệ sản xuất may công nghiệp 2” của trường
Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đã trình bày về một số khái
niệm, nguyên tắc, yêu cầu, quy trình thực hiện xây dựng tiêu chuẩn kỹ
thuật, bảng màu.
[2] https://gumato.com/cac-kich-thuoc-thung-carton/
[3] https://www.slideshare.net/garmentabc/n-ngnh-may-xy-dng-tiu-chun-k-thut-m-hng-o-
jacket.
[4] Ths. Đặng Thúy Hồng – Ths. Chu Thị Ngọc Thạch, Công nghệ may áo Jacket, Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam.

50

You might also like