You are on page 1of 57

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - HẬU CẦN CAND

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


Học phần: Công nghệ .NET và lập trình C#

XÂY DỰNG PHẦN MỀM KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM


KẾT QUẢ TẬP HUẤN ĐIỀU LỆNH, QUÂN SỰ, VÕ
THUẬT CAND TẠI CÔNG AN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Nhóm học viên: Bùi Thế Hùng


Nguyễn Hồ Như Hiền
Nguyễn Văn Khu
Nguyễn Văn Hùng

Bắc Ninh, tháng 05 năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - HẬU CẦN CAND
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


Học phần: Công nghệ .NET và lập trình C#

XÂY DỰNG PHẦN MỀM KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM


KẾT QUẢ TẬP HUẤN ĐIỀU LỆNH, QUÂN SỰ, VÕ
THUẬT CAND TẠI CÔNG AN TỈNH BÌNH ĐỊNH

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Thượng úy Phạm Thị Ánh

Nhóm học viên: Bùi Thế Hùng


Nguyễn Hồ Như Hiền
Nguyễn Văn Khu
Nguyễn Văn Hùng

Bắc Ninh, tháng 05 năm 2022

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC


STT HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ
Chương 1: Khảo sát hệ thống kiểm tra
trắc nghiệm
1 Bùi Thế Hùng
Chương 2: Phân tích thiết kế hệ thống
Chương 3: Xây dựng phần mềm
Chương 1: Khảo sát hệ thống kiểm tra
2 Nguyễn Hồ Như Hiền trắc nghiệm
Chương 3: Xây dựng phần mềm
Chương 1: Khảo sát hệ thống kiểm tra
Nguyễn Văn Khu trắc nghiệm
3
Chương 3: Xây dựng phần mềm

Chương 2: Phân tích thiết kế hệ thống


4 Nguyễn Văn Hùng
Chương 3: Xây dựng phần mềm
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT..............................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................4
DANH MỤC HÌNH ẢNH......................................................................................5
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................6
CHƯƠNG 1. KHẢO SÁT HỆ THỐNG KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM............8
1.1. Phát biểu bài toán......................................................................................8
1.1.1. Mô tả bài toán....................................................................................8
1.1.2. Quy trình nghiệp vụ của bài toán.......................................................9
1.2. Giới thiệu chung về hệ thống kiểm tra trắc nghiệm................................11
1.2.1. Khái niệm........................................................................................11
1.2.2. Lợi ích của kiểm tra trắc nghiệm.....................................................11
1.2.3. Hạn chế của kiểm tra trắc nghiệm....................................................12
1.2.4. So sánh kiểm tra trắc nghiệm với kiểm tra tự luận truyền thống......12
1.3. Kết quả khảo sát thực trạng.....................................................................12
1.3.1. Những bất cập và điểm cần tin học hóa...........................................12
1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật....................................................................13
1.3.3. Yêu cầu đối với hệ thống kiểm tra kết quả tập huấn........................13
Tiểu kết chương 1.................................................................................................15
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG........................................16
2.1. Mô hình hóa chức năng...........................................................................16
2.1.1. Xác định các tác nhân......................................................................16
2.1.2. Xác định các use case......................................................................16
2.1.3. Biểu đồ use case tổng quát...............................................................17
2.1.4. Biểu đồ use case chi tiết...................................................................18
2.2. Mô hình hóa hành vi...............................................................................25
2.2.1. Biểu đồ trình tự................................................................................25
2.2.2. Biểu đồ cộng tác..............................................................................28
2.2.3. Biểu đồ trạng thái............................................................................31
2.2.4. Biểu đồ hoạt động............................................................................32
2.3. Mô hình hóa cấu trúc..............................................................................34
2.3.1. Các lớp đối tượng............................................................................34
2.3.2. Biểu đồ lớp......................................................................................40
2.4. Thiết kế cơ sở dữ liệu..............................................................................40
1
2.4.1. Thiết kế các bảng cơ sở dữ liệu........................................................40
2.4.2. Lược đồ quan hệ cơ sở dữ liệu.........................................................44
Tiểu kết chương 2.................................................................................................45
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG PHẦN MỀM............................................................46
3.1. Ngôn ngữ và công cụ hỗ trợ....................................................................46
3.1.1. Ngôn ngữ C#...................................................................................46
3.1.2. SQL Server......................................................................................46
3.2. Xây dựng phần mềm...............................................................................47
3.2.1. Form Đăng nhập..............................................................................47
3.2.2. Form Admin....................................................................................48
3.2.3. Form CBCS.....................................................................................50
Tiểu kết chương 3.................................................................................................52
KẾT LUẬN...........................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................54

2
DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Giải thích

CBCS Cán bộ chiến sĩ

CAND Công an nhân dân

Phòng PX03 Phòng Công tác Đảng và Công tác chính trị

Thông tư số 34/2019/TT-BCA, ngày 18/9/2019 quy định về


Thông tư 34
Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân

Thông tư 35/2019/TT-BCA, ngày 18/9/2019 quy định về Điều


Thông tư 35
lệnh đội ngũ Công an nhân dân;

Thông tư 36/2019/TT-BCA, ngày 18/9/2019 quy định về Nghi


Thông tư 36
lễ Công an nhân dân

Thông tư 27/2020/TT-BCA, ngày 24/3/2020 của Bộ Công an


Thông tư 27 quy định về tập huấn và tổ chức hội thi điều lệnh, quân sự, võ
thuật trong CAND

3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. So sánh phương pháp thi trắc nghiệm với phương pháp tự luận truyền thống
..................................................................................................................................... 12
Bảng 2.1. Mô tả tác nhân.............................................................................................16
Bảng 2.2. Mô tả use case.............................................................................................16
Bảng 2.4. Danh sách các thuộc tính của lớp “Quantri”................................................42
Bảng 2.5. Danh sách các phương thức của lớp “Quantri”............................................42
Bảng 2.8. Danh sách thuộc tính của lớp “CBCS”........................................................43
Bảng 2.9. Danh sách các phương thức của lớp “CBCS"..............................................43
Bảng 2.14. Danh sách các thuộc tính của lớp “CauHoi”..............................................43
Bảng 2.15. Danh sách các phương thức của lớp “CauHoi”..........................................44
Bảng 2.16. Danh sách các thuộc tính của lớp “Dethi”.................................................44
Bảng 2.17. Danh sách các phương thức của lớp “Dethi”.............................................44
Bảng 2.18. Danh sách các thuộc tính của lớp “Dethichitiet”.......................................44
Bảng 2.19. Danh sách các phương thức của lớp “Dethichitiet”...................................45
Bảng 2.20. Danh sách các thuộc tính của lớp “Deontap”.............................................45
Bảng 2.21. Danh sách các phương thức của lớp “Deontap”.........................................45
Bảng 2.22. Danh sách các thuộc tính của lớp “Deontapchitiet”...................................46
Bảng 2.23. Danh sách các phương thức của lớp “Deontapchitiet”...............................46
Bảng 2.24. Danh sách các thuộc tính của lớp “Cauhoidachon”...................................46
Bảng 2.25. Danh sách các phương thức của lớp “Cauhoidachon”...............................46
Bảng 2.28. Danh sách các thuộc tính của lớp “Lichsu”...............................................47
Bảng 2.29. Danh sách các phương thức của lớp “Lichsu”...........................................47
Bảng 2.34. Bảng “Quantri”..........................................................................................48
Bảng 2.35. Bảng “CBCS”............................................................................................48
Bảng 2.37. Bảng “Dethi”.............................................................................................49
Bảng 2.38. Bảng “Dethichitiet”...................................................................................49
Bảng 2.39. Bảng “Deontap”.........................................................................................49
Bảng 2.38. Bảng “Deontapchitiet”...............................................................................50
Bảng 2.40. Bảng “CauHoi”..........................................................................................50
Bảng 2.41. Bảng “LichSu”...........................................................................................51
Bảng 2.42. Bảng “Cauhoidachon”...............................................................................51

4
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Use case tổng quát........................................................................................18
Hình 2.2. Use case đăng nhập......................................................................................19
Hình 2.3. Use case quản lý tài khoản...........................................................................20
Hình 2.4. Use case thống kê báo cáo...........................................................................21
Hình 2.5. Use case làm bài kiểm tra.............................................................................22
Hình 2.6. Use case xem kết quả...................................................................................23
Hình 2.7. Use case quản lý ngân hàng câu hỏi.............................................................24
Hình 2.8. Use case quản lý đề......................................................................................25
Hình 2.9. Biểu đồ trình tự cho quá trình thêm câu hỏi.................................................26
Hình 2.10. Biểu đồ trình tự cho quá trình xóa câu hỏi.................................................27
Hình 2.11. Biểu đồ trình tự quá trình sửa câu hỏi........................................................28
Hình 2.12 Biểu đồ tuần tự cho quá trình tìm kiếm thông tin........................................29
Hình 2.13. Biểu đồ tuần tự cho quá trình đăng nhập....................................................30
Hình 2.14. Hình biểu đồ tuần tự làm bài kiểm tra........................................................31
Hình 2.15. Biểu đồ cộng tác đăng nhập.......................................................................32
Hình 2.16. Biểu đồ cộng tác cho quá trình tìm kiếm....................................................33
Hình 2.17. Biểu đồ cộng tác cho quá trình thêm câu hỏi.............................................34
Hình 2.18.. Biểu đồ cộng tác cho quá trình xóa câu hỏi...............................................35
Hình 2.19. Biểu đồ cộng tác cho quá trình sửa câu hỏi................................................36
Hình 2.20. Biểu đồ cộng tác cho quá trình làm bài kiểm tra........................................37
Hình 2.21. Biểu đồ trạng thái của đối tượng tài khoản.................................................37
Hình 2.22. Biểu đồ trạng thái cho quá trình thêm câu hỏi............................................38
Hình 2.23. Biểu đồ trạng thái cho quá trình tạo đề.......................................................38
Hình 2.24. Biểu đồ hoạt động quản lý tài khoản..........................................................39
Hình 2.25. Biểu đồ hoạt động quản lý ngân hàng câu hỏi............................................40
Hình 2.26. Biểu đồ hoạt động làm bài kiểm tra...........................................................41
Hình 2.27. Biểu đồ hoạt động thống kê báo cáo..........................................................42
Hình 2.28. Biểu đồ lớp.................................................................................................48
Hình 2.29. Lược đồ cơ sở dữ liệu................................................................................52
Hình 3.1. Form Đăng nhập..........................................................................................55
Hình 3.2. Form Quản lý tài khoản CBCS....................................................................56
Hình 3.3. Form Quản lý ngân hàng câu hỏi.................................................................57
Hình 3.4. Form Quản lý đề kiểm tra............................................................................57
Hình 3.5. Form thêm câu hỏi vào đề............................................................................58
Hình 3.6. Form thống kê báo cáo.................................................................................59
Hình 3.7. Form làm bài kiểm tra..................................................................................59
Hình 3.8. Form xem kết quả........................................................................................60

5
LỜI NÓI ĐẦU
Tập huấn Điều lệnh, quân sự, võ thuật là hoạt động thường niên nhằm quán triệt
việc thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ Công an về Điều lệnh nội vụ, Điều
lệnh đội ngũ, nghi lễ và huấn luyện quân sự, võ thuật trong CAND, từ đó xây dựng lực
lượng Công an chính quy, tinh nhuệ, có kỷ luật, kỷ cương và khả năng sẵn sàng chiến
đấu cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Quán triệt sâu sắc tinh thần đó, những năm qua, Đảng ủy, Lãnh đạo Công an
tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp siết chặt kỷ luật, kỷ
cương, điều lệnh; tăng cường mở các lớp tập huấn điều lệnh, quân sự, võ thuật CAND
cho Công an các đơn vị, địa phương. Nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả luyện tập
và thực hiện nghiêm các quy định, thông tư của Bộ Công an điều lệnh đội ngũ và nghi
lễ CAND; các quy định về huấn luyện quân sự võ thuật, trước khi kết thúc đợt tập
huấn, CBCS sẽ phải hoàn thành được bài kiểm tra lý thuyết và thực hành liên quan đến
nội dung đã được tập huấn. Kết quả kiểm tra Điều lệnh, quân sự, võ thuật CAND hằng
năm cũng là một trong những tiêu chí để xét các danh hiệu thi đua “Vì an ninh Tổ
quốc”.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và động lực của
cách mạng công nghệ 4.0, công nghệ thông tin đang được ứng dụng trên hầu hết tất cả
ngành, lĩnh vực hiện nay. Việc đưa ứng dụng Công nghệ thông tin để phục vụ các
công tác nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính vô cùng cần thiết. So với việc kiểm tra lý
thuyết truyền thống, kiểm tra trắc nghiệm có nhiều ưu điểm vượt trội khác nhau, giải
quyết mọi khuyết điểm của việc kiểm tra truyền thống. Hệ thống trang bị sẵn bộ ngân
hàng câu hỏi chất lượng, đảm bảo về mức độ phong phú và độ chính xác cao.
Khi sử dụng hệ thống kiểm tra trắc nghiệm này, chúng ta sẽ tiết kiệm được thời
gian tập trung, chi phí in ấn, chuẩn bị bộ đề thi. Bên cạnh đó, việc chấm thi và kiểm
soát đáp án cũng như chất lượng được khoa học và dễ dàng hơn nhiều.
Hệ thống cho phép hàng ngàn tài khoản CBSC truy cập cùng một lúc, thay vì
việc phải sắp xếp chỗ ngồi phức tạp và phát đề như thi giấy, chúng ta có thể dễ dàng
kiểm tra kiến thức về Điều lệnh, quân sự, võ thuật CAND chỉ trong thời gian ngắn.
Xuất phát từ mục đích học môn Công nghệ .Net và lập trình C#, cũng như tìm
hiểu về công tác kiểm tra kiến thức về điều lệnh, quân sự, võ thuật. Để góp phần cải
cách hành chính và công nghệ thông tin hóa các công tác trong CAND nhằm tiết kiệm
sức người và của cải, vật chất, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác kiểm tra, nhóm
chúng em thực hiện đề tài “Xây dựng phần mềm kiểm tra trắc nghiệm kết quả tập huấn
Điều lệnh, quân sự, võ thuật CAND tại Công an tỉnh Bình Định”.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do còn nhiều hạn chế về kiến thức nên nhóm
chúng em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá
của quý thầy cô, nhóm xin tiếp thu nhằm hoàn thiện đề tài cũng như rút kinh nghiệm
6
cho những đề tài lần sau.
Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô bộ môn đã tận tình giảng dạy
chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua, nhờ có sự chỉ dạy tận tình của các thầy,
cô đã giúp chúng em hoàn thành đề tài này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn./.

7
CHƯƠNG 1. KHẢO SÁT HỆ THỐNG KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
Nội dung chương này trình bày những khái niệm quy định liên quan đến công
tác tập huấn Điều lệnh, quân sự, võ thuật CAND, thực trạng việc kiểm tra kiến thức
CBCS hiện nay và định hướng xây dựng phần mềm đáp ứng các yêu cầu đối với công
tác kiểm tra kết quả tập huấn Điều lệnh, quân sự, võ thuật CAND.
1.1. Phát biểu bài toán
1.1.1. Mô tả bài toán
Trong thời đại công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ thông tin đang là xu
thế tất yếu không thể đảo ngược ở nhiều quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, ngành
Công an nhân dân cũng đang dần thay đổi tư duy, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ, tận
dụng tối đa mọi nguồn lực để “đi tắt, đón đầu” cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong
tương lai gần.
Công tác tập huấn điều lệnh, quân sự, võ thuật CAND là hoạt động thường niên
nhằm quán triệt việc thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ Công an về điều lệnh
nội vụ, điều lệnh đội ngũ, nghi lễ và huấn luyện quân sự, võ thuật trong CAND, từ đó
xây dựng lực lượng Công an chính quy, tinh nhuệ, có kỷ luật, kỷ cương và khả năng
sẵn sàng chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Sau đợt tập
huấn, toàn thể CBCS Công an tỉnh sẽ được kiểm tra, đánh giá nhận thức bằng hình
thức kiểm tra tự luận.
Với mục đích góp phần thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và đẩy mạnh
công tác cải cách hành chính tại Công an tỉnh Bình Định. Nhóm chúng em xin chọn đề
tài: “Phân tích thiết kế hệ thống kiểm tra trắc nghiệm kết quả tập huấn Điều lệnh, quân
sự, võ thuật CAND tại Công an tỉnh Bình Định”. Đề tài sẽ mang lại cái nhìn tổng quan
về hệ thống kiểm tra lý thuyết trắc nghiệm và phát triển các giao thức mới để xây dựng
được một hệ thống kiểm tra lý thuyết trắc nghiệm khoa học, chính xác và đảm bảo an
toàn.
Với mục đích xây dựng một hệ thống đơn giản, thuận tiện, dễ sử dụng, dễ quản
lý, hệ thống bao gồm:
- Chức năng quản lý tài khoản
- Chức năng quản lý ngân hàng câu hỏi
- Chức năng quản lý đề
-Chức năng làm bài kiểm tra:
- Chức năng tra cứu văn bản:
- Chức năng ôn tập
- Chức năng Thống kê báo cáo

8
1.1.2. Quy trình nghiệp vụ của bài toán
1.1.2.1. Quy trình quản lý tài khoản CBCS
Sau khi hoàn thành các đợt tập huấn tại các đơn vị, địa phương. Phòng PX03 sẽ
báo cáo Giám đốc Công an tỉnh Kế hoạch kiểm tra nội dung lý thuyết điều lệnh, quân
sự, võ thuật sau khi các đồng chí được tập huấn.
Mỗi cán bộ chiến sĩ trong từng đơn vị, địa phương sẽ được cấp một tài khoản
dựa trên số hiệu CAND. CBCS phải thay đổi mật khẩu trong lần đăng nhập đầu tiên,
kể cả những đồng chí nằm trong diện được miễn, hoãn tập huấn trong năm để tiến
hành kiểm tra thời gian thích hợp (Quy định trong thông tư 27)
Mỗi cán bộ chiến sĩ được Phòng PX03 quản lý những thông tin sau:
+ Số hiệu
+ Họ và tên
+ Cấp bậc
+ Chức vụ
+ Năm sinh
+ Giới tính
+ Đơn vị
Trường hợp cán bộ chiến sĩ thay đổi thông tin của mình sẽ báo cáo để chỉnh sửa
thông tin.
1.1.2.2. Quy trình quản lý ngân hàng câu hỏi
Ngân hàng câu hỏi này sẽ được cán bộ Đội Điều lệnh, Phòng PX03 soạn thảo
dựa trên nội dung đã tập huấn tại Công an tỉnh và các đơn vị địa phương bao gồm các
Thông tư số 34/2019/TT-BCA, ngày 18/9/2019 quy định về Điều lệnh nội vụ Công an
nhân dân; Thông tư 35/2019/TT-BCA, ngày 18/9/2019 quy định về Điều lệnh đội ngũ
Công an nhân dân; Thông tư 36/2019/TT-BCA, ngày 18/9/2019 quy định về Nghi lễ
Công an nhân dân.
Ngân hàng câu hỏi sẽ được báo cáo lên Giám đốc Công an tỉnh, nếu được phê
duyệt sẽ lưu giữ và quản lý ngân hàng câu hỏi với những thông tin sau:
+ Nội dung câu hỏi
+ Đáp án câu hỏi
+ Hình ảnh (nếu có)
Trường hợp câu hỏi có sự sửa đổi hoặc bổ sung vào ngân hàng câu hỏi thì cán
bộ Đội Điều lệnh - Phòng PX03 sẽ cập nhật và bổ sung vào ngân hàng câu hỏi đầy đủ
và chính xác
9
Trường hợp câu hỏi đó không phù hợp với những văn bản hướng dẫn, thông tư
hiện hành, tiến hành xóa câu hỏi đó ra khỏi ngân hàng câu hỏi.
1.1.2.3. Quy trình quản lý đề
Sau khi xác định đề kiểm tra có hình thức trắc nghiệm khách quan, từ ngân
hàng câu hỏi, cán bộ Phòng PX03 sẽ chọn ngẫu nhiên 30 câu trong 1 đề kiểm tra
không trùng nhau, kiểm tra trong vòng 20 phút.
Để có kết quả tốt trong bài kiểm tra, cán bộ Phòng PX03 cũng sẽ chọn các câu
trong ngân hàng câu hỏi để tạo thành bộ đề ôn tập. Mỗi đề ôn tập được quản lý các
thông tin sau:
+ Mã đề
+ Tên đề ôn tập
+ Thời gian
Đề kiểm tra phải đảm bảo yêu cầu do Công an tỉnh Bình Định và Bộ Công an
quy định. Các câu hỏi trong tất cả các đề thi gốc không trùng nhau về thứ tự câu hỏi và
thứ tự các đáp án trả lời.
Mỗi đề kiểm tra được quản lý các thông tin sau:
+ Mã đề
+ Tên đề
+ Thời gian
+ Ngày kiểm tra
Cán bộ Đội Điều lệnh PX03 sẽ tiến hành tổ hợp và soạn đề thi, đồng thời chịu
trách nhiệm bảo mật đề. Mỗi đề thi được tạo mới sẽ được cập nhật đầy đủ thông tin để
quản lý.
1.1.2.4. Quy trình làm bài kiểm tra
Sau khi Công an các đơn vị, địa phương báo cáo đã hoàn thành nội dung tập
huấn điều lệnh, quân sự, võ thuật cho cán bộ chiến sỹ trong đơn vị, Phòng PX03 sẽ
tham mưu Giám đốc Công an tỉnh ban hành kế hoạch kiểm tra nội dung lý thuyết đã
được tập huấn, thông báo cụ thể thời gian (trong vòng 2 ngày cán bộ chiến sỹ phải
hoàn thành bài kiểm tra), thành phần (tất cả cán bộ chiến sỹ, trừ những trường hợp
được miễn hoãn quy định trong Thông tư 27.
Quy trình làm bài kiểm tra được quản lý bởi các thông tin sau:
+ Số hiệu
+ Mã đề thi
+ Điểm
10
+ Thời gian làm bài
1.1.2.5. Quy trình quản lý văn bản:
Cơ sở ngân hàng câu hỏi luôn được cập nhật và sửa đổi, dựa trên nội dung của
các thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ Công an về công tác điều lệnh, quân sự, võ
thuật.
Cán bộ chiến sĩ có thể tìm kiếm các văn bản hướng dẫn, thông tư, kế hoạch, nội
dung tập huấn…để phục vụ cho quá trình ôn tập, quá trình làm bài kiểm tra một cách
hiệu quả
Trong chức năng quản lý văn bản có các thông tin sau:
+ Số văn bản
+ Tên văn bản
+ Nội dung văn bản
1.1.2.6. Thống kê báo cáo
Thống kế, báo cáo sẽ được thực hiện theo định kỳ hằng năm, sau khi tất cả
CBCS đã hoàn thành bài kiểm tra. Hệ thống sẽ thống kê, báo cáo số liệu, kết quả của
cán bộ chiến sỹ theo từng đơn vị, địa phương (hoặc theo tên CBCS). Phòng PX03 báo
cáo kết quả Ban Giám đốc Công an tỉnh và thông báo kết quả (đạt, không đạt, điểm)
cho Công an các đơn vị, địa phương để làm căn cứ xét danh hiệu thi đua hằng năm.
1.2. Giới thiệu chung về hệ thống kiểm tra trắc nghiệm
1.2.1. Khái niệm
Hệ thống kiểm tra trắc nghiệm là một ứng dụng trực tuyến, như một cuộc thi
thông thường nhưng thực hiện trên môi trường mạng. Đây là phần mềm có thể khảo
sát kiến thức, chất lượng của người tham gia kiểm tra trong hệ thống một cách dễ dàng
và hoàn toàn tự động.
1.2.2. Lợi ích của kiểm tra trắc nghiệm
Kiểm tra trắc nghiệm có một số lợi ích như:
- Khảo sát, đánh giá được số lượng lớn CBCS tham gia.
- Cho biết kết quả nhanh, rõ ràng và đáng tin cậy.
- Đảm bảo tính công bằng, chính xác, công minh trong quá trình kiểm tra
- Hạn chế được những tiêu cực đối với kiểm tra tự luận như sao chép bài của
đồng đội, chép từ Thông tư, văn bản, tài liệu…
- Nâng cao khả năng tư duy cho CBCS, buộc CBCS phải ôn tập kỹ lưỡng mới
có thể hoàn thành được tốt bài kiểm tra.
- Tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, kinh phí để tổ chức một đợt
11
kiểm tra trắc nghiệm so với kiểm tra tự luận.
- Kiểm tra trắc nghiệm có thể đánh giá đúng thực chất kiến thức, hiểu biết của
CBCS, đồng thời có thể phân loại được CBCS hiệu quả.
1.2.3. Hạn chế của kiểm tra trắc nghiệm
- CBCS có xu hướng đoán mò. Độ may rủi ở đây là việc CBCS đoán mò đáp án
và trả lời đúng.
- Không thể hiện rõ được diễn biển tư duy logic của CBCS khi thực hiện bài
kiểm tra.
- Tốn công sức và chất xám trong việc làm đề kiểm tra.
1.2.4. So sánh kiểm tra trắc nghiệm với kiểm tra tự luận truyền thống
Bảng 1.1. So sánh phương pháp thi trắc nghiệm với phương pháp tự luận
truyền thống
Tiêu chí Phương pháp tự luận Phương pháp trắc nghiệm

Đòi hỏi CBCS phải tự suy nghĩ ra Buộc CBCS phải chọn duy nhất một
Câu hỏi câu trả lời rồi diễn đạt bằng ngôn câu đúng nhất
ngữ riêng của bản thân

Có rất ít câu hỏi nhưng CBCS phải - Có rất nhiều câu hỏi nhưng chỉ yêu
diễn đạt bằng lời văn dài dòng cầu CBCS trả lời ngắn gọn nhất.
Bài thi
- Dùng thời gian để đọc và suy nghĩ
(không cần diễn đạt)

Chất Chất lượng bài luận phụ thuộc vào Chất lượng bài thi phụ thuộc vào kỹ
lượng kỹ năng người chấm thi năng người ra đề.

Cách Cho phép sử dụng từ ngữ hoa mỹ Kích thích sự phỏng đoán đáp án, có
thức làm trong bài làm nhiều đáp án mang tính “lừa phỉnh”
bài

1.3. Kết quả khảo sát thực trạng


1.3.1. Những bất cập và điểm cần tin học hóa
1.3.1.1. Những bất cập
Công tác kiểm tra, tập huấn Điều lệnh CAND có rất nhiều quy trình, thủ tục.
Trong các bước thực hiện hoàn toàn có thể ứng dụng CNTT để giảm thiểu sức người
cũng như đảm bảo tính khách quan trong thống kê, báo cáo.
12
Công việc liên quan đến kiểm tra lý thuyết được làm thủ công trên giấy, chấm
bài, thống kê kết quả đều được làm thủ công hoặc sử dụng các phần mềm không
chuyên dụng như Microsoft Office Word hay Microsoft Office Excel.
1.3.1.2. Điểm cần tin học hóa
Trong các khâu của quy trình kiểm tra kết quả tập huấn Điều lệnh, quân sự, võ
thuật CAND có thể thấy khâu kiểm tra lý thuyết có thể sử dụng ứng dụng CNTT để
giảm thiểu thời gian trong quá trình tổ chức tập huấn.
Việc thống kê báo cáo kết quả cần rất nhiều thời gian cho Đội Điều lệnh Công
an tỉnh. Những bất cập đó có thể xử lý khi có một ứng dụng, phần mềm có thể hỗ trợ
công tác này.
1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Hiện tại Công an tỉnh đã triển khai mạng nội bộ đến Công an các đơn vị, địa
phương. Tại mỗi đơn vị nghiệp vụ đều được trang bị từ 3-4 máy kết nối với mạng nội
bộ. Các máy tính đều sử dụng hệ điều hành Windows, chưa có hệ thống kiểm tra trắc
nghiệm kết quả tập huấn Điều lệnh, quân sự, võ thuật CAND.
1.3.3. Yêu cầu đối với hệ thống kiểm tra kết quả tập huấn.
1.3.3.1. Yêu cầu chức năng
Hệ thống phải được thiết kế, xây dựng các chức năng nhằm đảm bảo yêu cầu
của công tác quản lý, trong đó bao gồm các chức năng cơ bản sau:
- Chức năng quản lý tài khoản CBCS.
- Chức năng quản lý đề kiểm tra.
- Chức năng quản lý văn bản hướng dẫn.
- Chức năng quản lý kết quả kiểm tra.
- Chức năng thống kê, báo cáo.
Bên cạnh đó là các chức năng đảm bảo an toàn thông tin của hệ thống, chức
năng sao lưu và phục hồi dữ liệu trong phần mềm.
1.3.3.2. Yêu cầu phi chức năng
Yêu cầu phi chức năng gồm các yêu cầu sau:
- Các máy tính được cài phần mềm đều có cấu hình phần cứng đáp ứng yêu cầu
và có không gian lưu trữ phù hợp.
- Thời gian hệ thống làm việc bảo đảm liên tục, sẵn sàng mọi thời gian để đáp
ứng nhu cầu của người sử dụng phần mềm.
- Hệ thống hoạt động ổn định, có khả năng xử lý nhanh chóng các yêu cầu của
người dùng.

13
- Hệ thống có chức năng bảo mật tốt, chống lại các đối tượng truy cập bất hợp
pháp vào phần mềm.
- Hệ thống có chức năng phân quyền với người sử dụng phần mềm, từng đối
tượng sẽ có các quyền truy cập khác nhau, được giới hạn các chức năng.

14
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 nhóm đã trình bày một số khái niệm liên quan đến hệ thống
kiểm tra trắc nghiệm kiến thức về Điều lệnh, quân sự, võ thuật CAND, nêu ra một số
nội dung cụ thể như sau:
- Quy trình của công tác kiểm tra kết quả tập huấn về Điều lệnh, quân sự, võ
thuật CAND
- Thực trạng việc kiểm tra lý thuyết tự luận truyền thống hằng năm và đề xuất
giải pháp xây dựng phần mềm để khắc phục những nhược điểm đó.
- Nêu lên các yêu cầu chức năng và yêu cầu phi chức năng đối với hệ thống.

15
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Trong chương này sẽ trình bày về các chức năng và tác nhân của hệ thống.
Đồng thời, sẽ xây dựng các biểu đổ use case phản ánh các chức năng và các biểu đồ
tuần tự, trạng thái, hoạt động phản ánh tương tác của người dùng với hệ thống.
2.1. Mô hình hóa chức năng
2.1.1. Xác định các tác nhân
Qua khảo sát, nhóm đã xác định được hai tác nhân chính tham gia vào hệ thống
kiểm tra trắc nghiệm, cụ thể như sau:
Bảng 2.2. Mô tả tác nhân

STT Tên tác nhân Mô tả

Người quản trị là cán bộ thuộc Đội Điều lệnh Phòng


PX03 có nhiệm vụ cập nhật các câu hỏi và tạo đề, tạo
Người quản trị
1 tài khoản cho CBCS, tổ chức kiểm tra và thống kê báo
(Admin)
cáo. Người quản trị được toàn quyền sử dụng các chức
năng của hệ thống.

Cán bộ chiến sĩ: là cán bộ chiến sĩ thuộc Công an các


2 Cán bộ chiến sĩ đơn vị, địa phương tham gia tập huấn Điều lệnh, quân
sự, võ thuật CAND của Công an tỉnh Bình Định.

2.1.2. Xác định các use case


Bài toán phân tích thiết kế hệ thống kiểm tra trắc nghiệm kết quả tập huấn Điều
lệnh, quân sự, võ thuật CAND bao gồm các use case sau:
Bảng 2.3. Mô tả use case

ST
Tên se case Mô tả
T

Cho phép người dùng tiến hành làm bài kiểm tra
đánh giá kết quả tập huấn Điều lệnh, quân sự, võ
1 Làm bài
thuật CAND hoặc làm bài ôn tập dựa trên các câu
hỏi tương tự để tự đánh giá kết quả của mình

Cho phép người quản trị tiến hành quản lý các


thông tin liên quan đến tài khoản, bao gồm:
2 Quản lý tài khoản
Thêm, sửa, xóa, đổi mật khẩu. Người dùng chỉ có
quyền đổi mật khẩu.

3 Quản lý ngân hàng câu Cho phép người quản trị tiến hành quản lý các
16
thông tin liên quan đến ngân hàng câu hỏi, bao
hỏi
gồm: Thêm, sửa, xóa, tìm kiếm.

Cho phép người quản trị tiến hành quản lý các


4 Quản lý đề thông tin liên quan đến đề kiểm tra, đề ôn tập,
bao gồm: thêm, sửa, xóa, tìm kiếm.

Cho phép người sử dụng hệ thống thống kê kết


5 Thống kê báo cáo
quả làm bài kiểm tra của CBCS.

Cho phép người sử dụng xem kết quả làm bài


6 Xem kết quả
kiểm tra của mình hằng năm.

Cho phép người quản trị, người dùng đăng nhập


7 Đăng nhập
vào để sử dụng các chức năng trong hệ thống.

2.1.3. Biểu đồ use case tổng quát

Hình 2.1 Use case tổng quát

17
2.1.4. Biểu đồ use case chi tiết
2.1.4.1. Xây dựng biểu đồ use case đăng nhập

Hình 2.2. Use case đăng nhập


Đặc tả use case đăng nhập:
- Mục đích: Xác thực người dùng và đảm bảo tính bảo mật cho hệ thống được
xây dựng.
- Tác nhân: Người quản trị, cán bộ chiến sĩ.
- Mô tả: Mỗi người dùng cần phải tiến hành đăng nhập trước khi sử dụng hệ
thống.
- Luồng sự kiện:
+ Tác nhân thực hiện các hành động sau:
o Chọn chức năng đăng nhập vào hệ thống.
o Nhập tên tài khoản, mật khẩu.
o Gửi thông tin đến hệ thống.
+ Phản hồi từ hệ thống:
o Hiển thị form đăng nhập.

18
o So khớp thông tin người dùng đã nhập với cơ sở dữ liệu, nếu đúng thì
người dùng đó có thể thao tác với hệ thống, nếu sai thì hệ thống sẽ yêu
cầu nhập lại thông tin đăng nhập.
2.1.4.2. Xây dựng biểu đồ use case quản lý tài khoản

Hình 2.3. Use case quản lý tài khoản


Đặc tả use case quản lý tài khoản:
- Mục đích: dùng để phân quyền cho người dùng, quản lý và lưu giữ thông tin
về tài khoản
- Tác nhân: Người quản trị, cán bộ chiến sĩ.
- Mô tả: Sau khi đăng nhập được vào hệ thống, người quản trị có quyền thêm,
xóa, sửa, đổi mật khẩu tài khoản. CBCS chỉ có quyền đổi mật khẩu tài khoản của
mình.
- Luồng sự kiện chính:
+ Tác nhân thực hiện các hành động sau:
o Lựa chọn thao tác (toàn quyền nếu người dùng là người quản trị còn với
cán bộ chiến sĩ thông thường thì chỉ có thao tác Đổi mật khẩu).
o Nhập thông tin.
o Gửi yêu cầu tới hệ thống.

+ Hồi đáp của hệ thống:


o Hiển thị form nhập thông tin.
19
o Trả về các giá trị theo yêu cầu truy xuất.

2.1.4.3. Xây dựng biểu đồ use case thống kê báo cáo

Hình 2.4. Use case thống kê báo cáo


Đặc tả use case thống kê báo cáo:
- Mục đích: sử dụng để thống kê kết quả làm bài kiểm tra của CBCS.
- Tác nhân: Người quản trị.
- Mô tả: Sau khi đã đăng nhập vào hệ thống, người quản trị chọn chức năng
thống kê báo cáo, nhập vào năm cần thống kê. Lựa chọn chức năng thống kê theo đơn
vị hoặc thống kê theo kết quả (Đạt/Không đạt).
- Luồng sự kiện:
+ Tác nhân thực hiện các hành động sau:
o Chọn form thống kê báo cáo từ form chính của hệ thống.
o Nhập vào năm cần thống kê, lựa chọn thống kê theo mục đích người
quản trị muốn thống kê.
+ Hồi đáp của hệ thống:
o Hiển thị form về thống kê báo cáo.
o Trả về các giá trị theo yêu cầu truy xuất

20
2.1.4.4. Xây dựng biểu đồ use case làm bài kiểm tra

Hình 2.5. Use case làm bài kiểm tra


Đặc tả use case làm bài kiểm tra:
- Mục đích: Khi Công an tỉnh tổ chức kiểm tra tập huấn Điều lênh, quân sự, võ
thuật CAND, CBCS sẽ tham gia làm bài kiểm tra để lấy điểm hoặc làm bài ôn tập để
tự đánh giá kết quả tập huấn của mình.
- Tác nhân: Cán bộ chiến sĩ.
- Mô tả: Sau khi đã đăng nhập vào hệ thống, CBCS chọn chức năng làm bài.
Tại đây CBCS có thể chọn 1 trong 2 chức năng là làm bài kiểm tra và làm bài ôn tập.
- Luồng sự kiện:
+ Tác nhân thực hiện các hành động sau:
o Chọn form làm bài từ form chính của hệ thống.
o Chọn form tham gia kiểm tra.
o CBCS có thể xem toàn bộ câu hỏi của đề kiểm tra, chọn đáp án đúng.
Kết thúc bài kiểm tra sau khi hết thời gian hoặc chọn hoặc chọn chức
năng kết thúc bài kiểm tra.
+ Hồi đáp của hệ thống:
o Hiển thị form về làm bài kiểm tra.
o Hiển thị nội dung câu hỏi và các đáp án để lựa chọn.
o Tính thời gian làm bài kiểm tra.
o Hiển thị thông báo cho CBCS biết kết quả bài kiểm tra của mình.

21
2.1.4.5. Xây dựng biểu đồ use case xem kết quả

Hình 2.6. Use case xem kết quả


Đặc tả use case xem kết quả:
- Mục đích: Xem kết quả làm bài kiểm tra qua các năm
- Tác nhân: Cán bộ chiến sĩ.
- Mô tả: Cán bộ chiến sĩ sau khi đăng nhập vào hệ thống lựa chọn thao tác xem
kết quả, chọn năm cần xem. Hệ thống sẽ hiển thị kết quả làm bài kiểm tra theo năm mà
CBCS lựa chọn
- Luồng sự kiện
+ Tác nhân thực hiện các hành động sau:
o Chọn form xem kết quả từ form chính của hệ thống.
o Chọn năm cần xem kết quả từ combobox.
+ Hồi đáp của hệ thống:
o Hiển thị form xem kết quả
o Hiển thị các năm CBCS đã tham gia kiểm tra
o Hiển thị thông báo cho CBCS biết kết quả bài kiểm tra của mình.

22
2.1.4.6. Xây dựng biểu đồ use case quản lý ngân hàng câu hỏi

Hình 2.7. Use case quản lý ngân hàng câu hỏi


Đặc tả use case quản lý ngân hàng câu hỏi:
- Mục đích: Khi người quản trị cần tạo hoặc cập nhật lại các câu hỏi.
- Tác nhân: Người quản trị.
- Mô tả: Sau khi đăng nhập được vào hệ thống, người quản trị chon chức năng
quản lý ngân hàng câu hỏi, hệ thống sẽ cho phép người quản trị thực hiện các chức
năng gồm: tìm kiếm, thêm, sửa, xóa, xem câu hỏi.
- Luồng sự kiện:
+ Tác nhân thực hiện các hành động sau:
o Chọn form quản lý ngân hàng câu hỏi từ form chính của hệ thống.
o Người quản trị lựa chọn các thao tác thêm, tìm kiếm, xem, sửa câu hỏi
+ Hồi đáp của hệ thống:
o Hiển thị form về quản lý ngân hàng câu hỏi.
o Trả về các giá trị theo yêu cầu truy xuất.

23
2.1.4.7. Xây dựng biểu đồ use case quản lý đề

Hình 2.8. Use case quản lý đề


Đặc tả use case quản lý đề:
- Mục đích: Khi người quản trị cần tạo đề kiểm tra hoặc đề ôn tập.
- Tác nhân: Người quản trị.
- Mô tả: Sau khi đăng nhập được vào hệ thống, người quản trị chon chức năng
quản lý ngân hàng câu hỏi, hệ thống sẽ cho phép người quản trị thực hiện các chức
năng gồm: tìm kiếm, thêm, sửa, xóa, xem đề, thêm các câu hỏi vào đề.
- Luồng sự kiện:
+ Tác nhân thực hiện các hành động sau:
o Chọn form quản lý đề từ form chính của hệ thống.
o Người quản trị lựa chọn các thao tác thêm, tìm kiếm, xem, sửa đề
+ Hồi đáp của hệ thống:
o Hiển thị form về quản lý đề.
o Trả về các giá trị theo yêu cầu truy xuất

24
2.2. Mô hình hóa hành vi
2.2.1. Biểu đồ trình tự

Hình 2.9. Biểu đồ trình tự cho quá trình thêm câu hỏi

Hình 2.10. Biểu đồ trình tự cho quá trình xóa câu hỏi

25
Hình 2.11. Biểu đồ trình tự quá trình sửa câu hỏi

Hình 2.12 Biểu đồ tuần tự cho quá trình tìm kiếm thông tin

26
Hình 2.13. Biểu đồ tuần tự cho quá trình đăng nhập

Hình 2.14. Hình biểu đồ tuần tự làm bài kiểm tra

27
2.2.2. Biểu đồ cộng tác

Hình 2.15. Biểu đồ cộng tác đăng nhập

Hình 2.16. Biểu đồ cộng tác cho quá trình tìm kiếm
28
Hình 2.17. Biểu đồ cộng tác cho quá trình thêm câu hỏi

Hình 2.18.. Biểu đồ cộng tác cho quá trình xóa câu hỏi
29
Hình 2.19. Biểu đồ cộng tác cho quá trình sửa câu hỏi

Hình 2.20. Biểu đồ cộng tác cho quá trình làm bài kiểm tra

30
2.2.3. Biểu đồ trạng thái
2.2.3.1. Biểu đồ trạng thái của đối tượng tài khoản
Đối tượng tài khoản bắt đầu với trạng thái “Sử dụng”, sau khi cán bộ chiến sĩ
chuyển đơn vị hoặc nghỉ hưu hoặc ra quân thì tài khoản sẽ chuyển sang trạng thái
“Thu hồi”.

Hình 2.21. Biểu đồ trạng thái của đối tượng tài khoản
Đối tượng câu hỏi bắt đầu với trạng thái “Câu hỏi được tạo ” với sự kiện tạo câu
hỏi. Nếu đề thi bị sai, đề thi sẽ chuyển sang trạng thái “Câu hỏi đang được chỉnh sửa”
với sự kiện chỉnh sửa câu hỏi, và quay lại trạng thái “Câu hỏi được tạo” khi xong quá
trình chỉnh sửa. “Câu hỏi được tạo” sẽ chuyển sang quá trình lưu câu hỏi với sự kiện
lưu câu hỏi. “Câu hỏi được lưu trữ” sẽ chuyển sang trạng thái “Câu hỏi được chọn”
nếu được chọn vào đề và trạng thái “Câu hỏi không được chọn” nếu không được chọn
vào đề. Cả 2 trạng thái sẽ quay lại trạng thái “Câu hỏi được lưu trữ” sau khi quá trình
tạo đề kết thúc.

Hình 2.22. Biểu đồ trạng thái cho quá trình thêm câu hỏi
2.2.3.2. Biểu đồ trạng thái của đối tượng đề
Đối tượng đề thi bắt đầu với trạng thái “Đề được tạo” với sự kiện tạo đề thi.
Nếu đề thi bị sai, đề thi sẽ chuyển sang trạng thái “Đề đang chỉnh sửa” với sự kiện
chỉnh sửa đề thi, và quay lại trạng thái “Đề được tạo” khi xong quá trình chỉnh sửa. Từ
trạng thái “Đề được tạo” nếu đề được chọn vào đề kiểm tra thì sẽ chuyển sang trạng
thái “Đề kiểm tra” và được sử dụng sẽ chuyển sang trạng thái “Đề kiểm tra đang được
sử dụng”, còn nếu được chọn vào đề ôn tập thì sẽ chuyển sang trạng thái “Đề ôn tập”.
“Đề kiểm tra đang được sử dụng” sẽ đi vào trạng thái kết thúc sau khi đã sử dụng
31
xong. “Đề ôn tập” sẽ đi vào trạng thái kết thúc sau khi bị người quản trị xóa.

Hình 2.23. Biểu đồ trạng thái cho quá trình tạo đề


2.2.4. Biểu đồ hoạt động

Hình 2.24. Biểu đồ hoạt động quản lý tài khoản

32
Hình 2.25. Biểu đồ hoạt động quản lý ngân hàng câu hỏi

Hình 2.26. Biểu đồ hoạt động làm bài kiểm tra

33
Hình 2.27. Biểu đồ hoạt động thống kê báo cáo
2.3. Mô hình hóa cấu trúc
2.3.1. Các lớp đối tượng
2.3.1.1. Lớp “Quantri”
Bảng 2.4. Danh sách các thuộc tính của lớp “Quantri”

STT Thuộc tính Ý nghĩa

1 ID Tên đăng nhập

2 Password Mật khẩu

Bảng 2.5. Danh sách các phương thức của lớp “Quantri”

STT Phương thức Ý nghĩa

1 Them() Kiểm tra đăng nhập

2 Sua() Sửa tài khoản

3 Xoa() Xóa tài khoản

34
4 ResetPassword Reset mật khẩu tài khoản
2.3.1.2. Lớp “CBCS”
Bảng 2.6. Danh sách thuộc tính của lớp “CBCS”

STT Thuộc tính Ý nghĩa

1 HoTen Họ tên CBCS

2 SoHieu Số hiệu cán bộ

3 MatKhau Mật khẩu

4 NamSinh Năm sinh

5 Gioitinh Giới tính

6 ChucVu Chức vụ

7 CapBac Cấp bậc

Bảng 2.7. Danh sách các phương thức của lớp “CBCS"

STT Phương thức Mô tả

1 Them() Thêm tài khoản CBCS

2 Sua() Sửa tài khoản CBCS

3 Xoa() Xóa tài khoản CBCS

4 ResetPassword Reset mật khẩu mặc định

2.3.1.3. Lớp “CauHoi”


Bảng 2.8. Danh sách các thuộc tính của lớp “CauHoi”
STT Thuộc tính Ý nghĩa
1 MaCauHoi Mã câu hỏi
2 NoiDung Nội dung câu hỏi
3 CauA Nội dung câu A
4 CauB Nội dung câu B
5 CauC Nội dung câu C
6 CauD Nội dung câu D
7 DapAn Đáp án
35
8 Hinh Hình ảnh minh họa
9 Chude Chủ đề câu hỏi
10 Dokho Độ khó câu hỏi

Bảng 2.9. Danh sách các phương thức của lớp “CauHoi”
STT Phương thức Mô tả
1 Them() Thêm câu hỏi
2 Sua() Sửa câu hỏi
3 Xoa() Xóa câu hỏi
4 Timkiem() Tìm kiếm câu hỏi

2.3.1.4. Lớp “Dethi”


Bảng 2.10. Danh sách các thuộc tính của lớp “Dethi”
STT Thuộc tính Ý nghĩa
1 Madethi Mã đề thi
2 Thoigian Thời gian thi
3 Ngaythi Ngày thi
4 Socau Số câu có trong đề

Bảng 2.11. Danh sách các phương thức của lớp “Dethi”
STT Phương thức Mô tả
1 Them() Thêm đề
2 Sua() Sửa đề
3 Xoa() Xóa đề
4 Timkiem() Tìm kiếm đề kiểm tra
5 Themcauhoivaode() Thêm câu hỏi vào đề

2.3.1.5. Lớp “Dethichitiet”


Bảng 2.12. Danh sách các thuộc tính của lớp “Dethichitiet”

STT Thuộc tính Ý nghĩa

36
1 STT Số thứ tự

2 Madethi Mã đề thi

3 Macauhoi Mã câu hỏi

Bảng 2.13. Danh sách các phương thức của lớp “Dethichitiet”

STT Phương thức Mô tả

1 Sua(int):boolean Sửa câu hỏi

2 Them(CauHoi) Thêm câu hỏi

3 Timkiem(string):CauHoi Tìm kiếm câu hỏi

4 Xoa(int):boolean Xóa câu hỏi

2.3.1.6. Lớp “Deontap”


Bảng 2.14. Danh sách các thuộc tính của lớp “Deontap”

STT Thuộc tính Ý nghĩa

1 Madeontap Mã đề ôn tập

2 Thoigian Thời gian

3 Socau Số câu

Bảng 2.15. Danh sách các phương thức của lớp “Deontap”

STT Phương thức Mô tả

1 Them() Thêm đề ôn tập

2 Sua() Sửa đề ôn tập

Xoa() Xóa đề ôn tập

Timkiem() Tìm kiếm đề ôn tập

Themcauhoivaode() Thêm câu hỏi vào đề

37
2.3.1.7. Lớp “Deontapchitiet”
Bảng 2.16. Danh sách các thuộc tính của lớp “Deontapchitiet”

STT Thuộc tính Ý nghĩa

1 STT Mã đề

2 Madeontap Mã đề ôn tập

3 Macauhoi Mã câu hỏi

Bảng 2.17. Danh sách các phương thức của lớp “Deontapchitiet”

STT Phương thức Mô tả

1 Them() Thêm đề ôn tập

2 Sua() Sửa đề ôn tập

3 Xoa() Xóa đề ôn tập

4 Timkiem() Tìm kiếm đề ôn tập

2.3.1.8. Lớp “Cauhoidachon”


Bảng 2.18. Danh sách các thuộc tính của lớp “Cauhoidachon”

STT Thuộc tính Ý nghĩa

1 Macauhoidachon Mã câu hỏi đã chọn

2 Dapan Đáp án

3 Sohieu Số hiệu

Bảng 2.19. Danh sách các phương thức của lớp “Cauhoidachon”

STT Phương thức Mô tả

Cập nhật đáp án người dùng vào


1 Capnhatdapan
cauhoidachon

38
2.3.1.9. Lớp “Lichsu”
Bảng 2.20. Danh sách các thuộc tính của lớp “Lichsu”

STT Thuộc tính Ý nghĩa

1 Malichsu Nội dung của văn bản

2 Madethi Mã đề thi

3 Sohieu Số hiệu

4 Diem Điểm

5 Ketqua Kết quả thi

6 Namthi Năm thi

7 Socaudung Số câu đúng

Bảng 2.21. Danh sách các phương thức của lớp “Lichsu”

STT Phương thức Mô tả

1 Themlichsu() Thêm lịch sử thi

2 Thongke() Thống kê báo cáo

39
2.3.2. Biểu đồ lớp

Hình 2.28. Biểu đồ lớp


2.4. Thiết kế cơ sở dữ liệu
2.4.1. Thiết kế các bảng cơ sở dữ liệu
Bảng 2.22. Bảng “Quantri”

ST
Thuộc tính Ý nghĩa Kiểu dữ liệu Ràng buộc
T

1 ID Tên đăng nhập Varchar(10) Khóa chính

2 MatKhau Mật khẩu Char(50)

40
Bảng 2.23. Bảng “CBCS”

ST
Thuộc tính Ý nghĩa Kiểu dữ liệu Ràng buộc
T

1 SoHieu Số hiệu cán bộ Char(10) Khóa chính

2 MatKhau Mật khẩu đăng nhập Char(50)

3 Hoten Họ tên cán bộ Nvarchar(50)

4 Namsinh Năm sinh của cán bộ int

5 Gioitinh Giới tính của cán bộ Nvarchar(20)

6 Capbac Cấp bậc của cán bộ Nvarchar(50)

7 Chucvu Chức vụ của cán bộ Nvarchar(50)

Bảng 2.24. Bảng “Dethi”

ST
Thuộc tính Ý nghĩa Kiểu dữ liệu Ràng buộc
T

1 MaDethi Mã đề thi Char(10) Khóa chính

2 Thoigian Thời gian int

3 Ngaythi Ngày thi date

4 Socau Số câu int

Bảng 2.25. Bảng “Dethichitiet”

ST
Thuộc tính Ý nghĩa Kiểu dữ liệu Ràng buộc
T

1 STT Mã đề ôn tập int

Khóa chính, khóa


2 Madethi Mã đề kiểm tra Char(10)
ngoại

3 MaCauHoi Tên đề kiểm tra int Khóa chính, khóa


41
ngoại

Bảng 2.26. Bảng “Deontap”

ST
Thuộc tính Ý nghĩa Kiểu dữ liệu Ràng buộc
T

1 Madeontap Mã đề ôn tập Char (10) Khóa chính

2 Thoigian Thời gian int

3 Socau Số câu int

Bảng 2.27. Bảng “Deontapchitiet”

ST
Thuộc tính Ý nghĩa Kiểu dữ liệu Ràng buộc
T

1 STT Mã đề ôn tập int

Khóa chính, khóa


2 Madeontap Mã đề kiểm tra Char(10)
ngoại

Khóa chính, khóa


3 MaCauHoi Tên đề kiểm tra int
ngoại

Bảng 2.28. Bảng “CauHoi”

ST
Thuộc tính Ý nghĩa Kiểu dữ liệu Ràng buộc
T

1 MaCauHoi Mã câu hỏi int Khóa chính

2 NoiDung Nội dung câu hỏi Nvarchar(1000)

3 CauA Nội dung câu A Nvarchar(1000)

4 CauB Nội dung câu B Nvarchar(1000)

42
5 CauC Nội dung câu C Nvarchar(1000)

6 CauD Nội dung câu D Nvarchar(1000)

7 Hinh Hình ảnh minh họa image

8 DapAn Đáp án Char(10)

9 Chude Chủ đề Nvarchar(50)

10 Dokho Độ khó Nvarchar(50)

Bảng 2.29. Bảng “LichSu”

ST
Thuộc tính Ý nghĩa Kiểu dữ liệu Ràng buộc
T

1 MaLS Mã lịch sử Char (10) Khóa chính

2 MaDeThi Mã đề thi int Khóa chính

3 SoHieu Số hiệu cán bộ Char(10) Khóa ngoại

4 Diem Điểm float

5 Ketqua Kết quả thi Nvarchar(20)

6 Namthi Năm thi int

7 Socaudung Số câu đúng int

Bảng 2.30. Bảng “Cauhoidachon”

ST
Thuộc tính Ý nghĩa Kiểu dữ liệu Ràng buộc
T

Khóa chính,
1 Macaudachon Mã câu hỏi đã chọn int
khóa ngoại

2 Dapan Đáp án đã chọn Char(10) Khóa chính

Khóa chính,
2 Sohieu Số hiệu cán bộ Char(10)
khóa ngoại
43
2.4.2. Lược đồ quan hệ cơ sở dữ liệu

Hình 2.29. Lược đồ cơ sở dữ liệu

44
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2 nhóm đã tiến hành phân tích thiết kế hệ thống với những nội
dung sau:
- Xác định các tác nhân và các use case trong hệ thống; vẽ biểu đồ use case tổng
quát và use case chi tiết trong hệ thống.
- Mô hình hóa hành vi: xây dựng biểu đồ trình tự, biểu đồ cộng tác, biểu đồ
trạng thái, biểu đồ hoạt động cho các chức năng và đối tượng trong hệ thống.
- Mô hình hóa cấu trúc: Xác định các lớp đối tượng, thiết kế cơ sở dữ liệu cho
hệ thống.
Đây là bước quan trọng tạo tiền đề cho việc thiết kế giao diện cho hệ thống
kiểm tra kết quả tập huấn Điều lệnh, quân sự, võ thuật CAND ở chương tiếp theo.

45
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG PHẦN MỀM
Trên cơ sở thực tiễn hạ tầng công nghệ thông tin và kết hợp khảo sát, phân tích
thiết kế hệ thống kiểm tra trắc nghiệm kết quả tập huấn Điều lệnh, quân sự, võ thuật
CAND đã trình bày ở trên, chương này chúng em triển khai xây dựng phần mềm trên
nền công cụ Visual Studio 2015 và Microsoft SQL Server 2019.
3.1. Ngôn ngữ và công cụ hỗ trợ
3.1.1. Ngôn ngữ C#
C# là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, mã nguồn mở, đơn giản, hiện
đại, linh hoạt. C# được phát triển bởi Microsoft và được phê chuẩn bởi European
Computer Manufacturers Association (ECMA) và International Standards
Organization (ISO).
Microsoft phát triển C# dựa trên C++ và Java. C# được miêu tả là ngôn ngữ có
được sự cân bằng giữa C++, Visual Basic, Delphi và Java.
Micorosoft .NET là một lý do khác để đem đến sự thành công của C#. .NET là
một sự thay đổi trong cách tạo và thực thi những ứng dụng.
.NET framework đơn giản hóa việc viết ứng dụng bằng cách cung cấp nhiều
thành phần được thiết kế sẵn, người lập trình chỉ cần học cách sử dụng và tùy theo sự
sáng tạo mà gắn kết các thành phần đó lại với nhau. Nhiều công cụ được tạo ra để hỗ
trợ xây dựng ứng dụng.NET, và IDE (Integrated Developement Environment) được
phát triển và hỗ trợ bởi chính Microsoft là Visual Studio.
Ngày nay C# là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất. Nó được sử
dụng bởi hàng triệu nhà phát triển trên toàn thế giới. Vì C# được phát triển bởi
Microsoft như một phần của nền tảng hiện đại của họ để phát triển và thực hiện các
ứng dụng .NET Framework, ngôn ngữ được phổ biến rộng rãi trong các công ty, tổ
chức và nhà phát triển cá nhân theo định hướng của Microsoft.
3.1.2. SQL Server
SQL Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational Database
Management System (RDBMS) ) sử dụng câu lệnh SQL (Transact-SQL) để trao đổi
dữ liệu giữa máy Client và máy cài SQL Server. Một RDBMS bao gồm databases,
database engine và các ứng dụng dùng để quản lý dữ liệu và các bộ phận khác nhau
trong RDBMS.
SQL Server được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất lớn
(Very Large Database Environment) lên đến Tera-Byte và có thể phục vụ cùng lúc cho
hàng ngàn user. SQL Server có thể kết hợp “ăn ý” với các server khác như Microsoft
Internet Information Server (IIS), E-Commerce Server, Proxy Server….
SQL Server có khả năng cung cấp đầy đủ các công cụ cho việc quản lý từ giao
diện GUI đến sử dụng ngôn ngữ cho việc truy vấn SQL. Điểm mạnh của SQL điểm
46
mạnh của nó là có nhiều nền tảng được kết hợp cùng như: ASP.NET, C# để xây dựng
Winform cũng chính nó có khả năng hoạt động độc lập.
Một số ưu điểm nổi bật của SQL Server
- Nhanh và hiệu quả
SQL server hỗ trợ gần như đầy đủ các thao tác đối với cơ sở dữ liệu quan hệ.
SQL server quản lí được những cơ sở dữ liệu rất lớn. Ngoài ra SQL server còn có tính
năng hỗ trợ đa luồng, việc kết nối giữa các bảng cũng đạt được tốc độ cao.
- Tính tương thích
SQL server có giao diện lập trình cho nhiều ngôn ngữ như C, C++, Java, Perl,
PHP… SQL server cũng có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Windows,
Linux…
- Tính an toàn
SQL server có cơ chế phân quyền và mật khẩu linh hoạt và an toàn, cho phép
kiểm soát quyền và truy nhập trên cơ sở máy kết nối tới. Mật khẩu luôn được bảo mật
bởi được truyền trên mạng, và luôn được lưư trữ dưới dạng mã hoá. Ngoài ra nó còn
có khả năng sao lưu và phục hồi dữ liệu một cách an toàn. Công nghệ .Net có hỗ trợ
rất nhiều đối với hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL server.
3.2. Xây dựng phần mềm
3.2.1. Form Đăng nhập

Hình 3.30. Form Đăng nhập

Người sử dụng nhập tên đăng nhập và mật khẩu, chọn tài khoản thuộc phần
quyền admin hay CBCS để thực hiện đăng nhập vào hệ thống. Nếu thành công, người
dùng là admin sẽ được chuyển đến form admin, người dùng là CBCS sẽ được chuyển
đến form CBCS.
47
3.2.2. Form Admin
3.2.2.1. Form Quản lý tài khoản CBCS

Hình 3.31. Form Quản lý tài khoản CBCS

Form quản lý tài khoản CBCS cho phép admin có quyền thêm, sửa, xóa, tìm
kiếm tài khoản người dùng, đặt lại mật khẩu mặc định, Reset lại kết quả thi đối với
CBCS bị lỗi trong quá trình làm bài do nguyên nhân khách quan.
3.2.2.2. Form Quản lý ngân hàng câu hỏi

Hình 3.32. Form Quản lý ngân hàng câu hỏi

Đây là một form quan trọng của hệ thống, admin có chức năng thêm, sửa, xóa
ngân hàng câu hỏi để thêm vào các đề kiểm tra hoặc đề ôn tập.

48
3.2.2.3. Form Quản lý đề kiểm tra

Hình 3.33. Form Quản lý đề kiểm tra

From Quản lý đề kiểm tra cho phép admin có quyền tạo đề kiểm tra và thêm
ngày thực hiện kiểm tra kết quả tập huấn Điều lệnh để hiển thị đề lên form làm bài
kiểm tra của CBCS.
3.2.2.4. Form thêm câu hỏi vào đề

Hình 3.34. Form thêm câu hỏi vào đề

Form thêm câu hỏi vào đề cho phép admin thêm thủ công hoặc thêm ngẫu
nhiên câu hỏi. Tại chức năng thêm ngẫu nhiên câu hỏi, hệ thống sẽ thực hiện thêm

49
ngẫu nhiên câu hỏi sao cho 3 chủ đề “Điều lệnh Đội ngũ”, “Nghi lễ CAND”, “Điều
lệnh Nội vụ” có số lượng câu hỏi gần bằng nhau trong đề kiểm tra.
3.2.2.5. Form thống kê báo cáo

Hình 3.35. Form thống kê báo cáo

Form thống kê báo cáo cho phép admin thống kê theo năm kiểm tra, thống kê
theo đơn vị, theo kết quả và xuất ra file báo cáo.
3.2.3. Form CBCS
3.2.3.1. Form làm bài kiểm tra

Hình 3.36. Form làm bài kiểm tra

CBCS thực hiện chọn đề kiểm tra, hệ thống sẽ hiển thị ngẫu nhiên thứ tự các
câu hỏi trong bộ đề để CBCS tiến hành làm bài. Sau khi làm xong CBCS nhấn chức
Nộp bài hoặc hết thời gian hệ thống sẽ tự động nộp bài.

50
3.2.3.2. Form xem kết quả

Hình 3.37. Form xem kết quả

CBCS chỉ được thực hiện làm bài kiểm tra 1 lần duy nhất, sau khi làm bài hệ
thống sẽ tự động lưu kết quả vào form kết quả.

51
Tiểu kết chương 3
Dựa vào những nghiên cứu đã thực hiện ở chương 1 và chương 2, nhóm đã tiến
hành xây dựng phần mềm kiểm tra trắc nghiệm kết quả tập huấn Điều lệnh, quân sự,
võ thuật CAND.
Hệ thống có các chức năng cơ bản như thêm, sửa, xóa, tìm kiếm thông tin, đề
ôn tập, đề kiểm tra, làm bài kiểm tra, làm bài ôn tập, thống kê báo cáo…

52
KẾT LUẬN

Trong đề tài này, nhóm chúng em đã nghiên cứu khảo sát và xây dựng phần
mềm kiểm tra trắc nghiệm kết quả tập huấn Điều lệnh, quân sự, võ thuật CAND tại
Công an tỉnh Bình Định, từ khảo sát tiến tới phân tích hướng đối tượng với UML, đưa
ra thiết kế CSDL và xây dựng phần mềm như đã trình bày.
Ý tưởng chính của đề tài này là tạo ra một hệ thống kiểm tra kết quả tập huấn
Điều lệnh, quân sự, võ thuật CAND với hình thức trắc nghiệm trên mạng nội bộ Công
an tỉnh. Cán bộ Phòng PX03 có thể tạo các câu hỏi trắc nghiệm từ các Thông tư của
Bộ Công an để đưa vào hệ thống, không cần phải in đề ra giấy gây lãng phí. CBCS
trong Công an tỉnh sẽ tiến hành làm bài kiểm tra trắc nghiệm trên hệ thống mạng nội
bộ, sau khi làm bài sẽ biết được kết quả của mình thay vì chờ thông báo của Công an
tỉnh như trước đây. Hệ thống đề xuất đáp ứng hầu hết các nhu cầu sử dụng của người
quản lý với những ưu điểm sau:
- Phần mềm tương đối dễ hiểu, dễ sử dụng và có sự phân quyền người dùng rõ
ràng.
- Phần mềm quản lý câu hỏi trắc nghiệm phục vụ cho việc tạo đề kiểm tra, đề
ôn tập.
- Phần mềm có thêm chức năng ôn tập để CBCS có thể luyện tập, trao dồi kiến
thức để đạt được kết quả cao khi làm bài kiểm tra.
- Phần mềm quản lý, lưu trữ kết quả kiểm tra của CBCS phục vụ cho việc thống
kê, báo cáo kết quả theo từng đơn vị.
- Giao diện đáp ứng được yêu cầu thông tin ứng với từng chức năng cụ thể, giải
quyết được các vấn đề liên quan tới thêm, sửa, xóa, tìm kiếm dữ liệu.
Tuy nhiên do còn hạn chế về mặt kiến thức, kinh nghiệm trong lập trình chưa
nhiều, khó khăn về mặt thời gian và phương tiện nên nhóm chúng em vẫn còn gặp
nhiều thiếu sót.
Một lần nữa nhóm chúng em xin được chân thành cảm ơn quý thầy cô Bộ môn,
Khoa đã tận tình hướng dẫn nhóm chúng em hoàn thiện đề tài.

53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thanh Bình, Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng, Đại học
Bách khoa Đà Nẵng.
[2] Nguyễn Văn Ba, Phát triển hệ thống hướng đối tượng với UML 2.0 và C+
+, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
[3] Đặng Văn Đức, Phân tích thiết kế hướng đối tượng, Viện Công nghệ thông
tin.
[4] Đỗ Thị Mai Hường, Phân tích hướng đối tượng UML, Học viện kỹ thuật
quân sự.
[5] Trần Đình Quế, Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin
Các website tham khảo
[6] https://howkteam.vn/course/khoa-hoc-lap-trinh-c-can-ban-1
[7] https://tuhocict.com/huong-dan-tu-hoc-lap-trinh-c-sharp/
Các phần mềm sử dụng
[1] StarUML phiên bản 4.0.1
[2] Microsoft Visual Studio 2015
[3] Microsoft SQL Server 2019
[4] DevExpress 12.9.5

54

You might also like