You are on page 1of 107

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ

Đề tài: Phát triển hệ thống (phần mềm) quản lý điểm cho học sinh trung
học phổ thông

Giáo viên hướng dẫn : Hàn Minh Phương


Nhóm thực hiện : 05
Lớp học phần : 232_ECIT1612_01

Hà Nội, 04/2024
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1
DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................................2
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................3
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.................................................................................................4
DANH SÁCH THÀNH VIÊN......................................................................................6
Chương 1. Hình thành dự án.......................................................................................7
1.1. Mô tả bài toán......................................................................................................7
1.2. Phân tích thị trường............................................................................................9
1.3. Xác định các vấn đề mà hệ thống có thể giải quyết.........................................9
1.4. Phân tích tính khả thi.......................................................................................11
1.5. Phân tích chi phí-lợi ích, rủi ro, ảnh hưởng....................................................11
1.5.1. Chi phí..........................................................................................................11
1.5.2. Lợi ích..........................................................................................................12
1.5.3 Rủi ro.............................................................................................................12
1.5.4. Ảnh hưởng...................................................................................................13
1.6. Mô hình, phương pháp phát triển...................................................................14
1.7. Lập kế hoạch.....................................................................................................14
1.7.1 Mục tiêu........................................................................................................14
1.7.2. Phạm vi........................................................................................................14
1.7.3. Lịch trình.....................................................................................................14
1.7.4. Chi phí dự kiến............................................................................................14
1.7.5. Nhân lực.......................................................................................................15
1.7.6. Kế hoạch triển khai.....................................................................................15
Chương 2. Đặc tả yêu cầu phần mềm ứng dụng của hệ thống................................16
2.1. Xác định yêu cầu chức năng............................................................................16
2.2. Xác định yêu cầu phi chức năng......................................................................17
2.3. Xác định yêu cầu miền dữ liệu.........................................................................18
Chương 3. Phân tích hệ thống....................................................................................23
3.1. Biểu đồ Use Case (Use Case Diagrams)..........................................................23
3.1.1. Biểu đồ Use Case tổng quát........................................................................23
3.1.2. Use case cho các ca sử dụng chính.............................................................24
3.2. Xây dựng biểu đồ lớp........................................................................................36
3.3. Biểu đồ hoạt động..............................................................................................36
3.4. Biểu đồ tuần tự..................................................................................................54
Chương 4.Thiết kế hệ thống.......................................................................................64
4.1.Thiết kế kiến trúc...............................................................................................64
4.1.1. Thiết kế kiến trúc tổng thể..........................................................................64
4.1.2. Thiết kế biểu đồ gói.....................................................................................65
4.1.3. Thiết kế biểu đồ triển khai..........................................................................65
4.2.Thiết kế giao diện...............................................................................................66
4.3.Thiết kế cơ sở dữ liệu.........................................................................................71
4.3.1. Xác định các thực thể và các thuộc tính tương ứng..................................71
4.3.2. Xác định mối quan hệ giữa các thực thể....................................................74
4.3.3. Sơ đồ thực thể liên kết E-R.........................................................................76
Chương 5. Kiểm thử....................................................................................................79
5.1. Cài đặt dữ liệu...................................................................................................79
5.2. Thiết kế các ca kiểm thử...................................................................................89
Chương 6. Cài đặt.......................................................................................................95
6.1. Nâng cấp và thêm mới phần cứng và hệ thống mạng....................................95
6.2. Xây dựng tài liệu người dùng..........................................................................95
Chương 7. Bảo trì........................................................................................................99
KẾT LUẬN................................................................................................................101
CÁC BIÊN BẢN HỌP NHÓM.................................................................................102
1

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại số hóa ngày nay, việc quản lý thông tin đối với các hệ thống giáo
dục trở nên ngày càng quan trọng và phức tạp hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh này,
việc phát triển hệ thống thông tin quản lý điểm cho học sinh không chỉ là một yêu cầu
mà còn là một cơ hội để tối ưu hóa quá trình quản lý học tập và nâng cao chất lượng
dịch vụ giáo dục.
Hệ thống thông tin quản lý điểm cho học sinh không chỉ giúp các cơ sở giáo
dục tự động hóa việc ghi nhận và theo dõi điểm số mà còn cung cấp cho học sinh và
giáo viên những công cụ linh hoạt để quản lý học tập và dạy học một cách hiệu quả.
Bằng cách tích hợp công nghệ thông tin vào quản lý điểm, các tổ chức giáo dục có thể
tăng cường sự chính xác, minh bạch và tiện lợi trong việc xử lý thông tin điểm số.
Dưới đây là bài thảo luận của nhóm về đề tài phát triển hệ thống quản lý điểm
học sinh trường trung học phổ thông cụ thể là trường THPT Quế Võ 1 nhằm để thiết
kế ,triển khai và phát triển hệ thống hiệu quả.Với nội dung gồm 7 chương như sau:
Chương 1.Hình thành dự án
Chương 2.Đặc tả yêu cầu phần mềm ứng dụng của hệ thống
Chương 3. Phân tích hệ thống
Chương 4.Thiết kế hệ thống
Chương 5. Kiểm thử
Chương 6.Cài đặt
Chương 7.Bảo trì
2

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1: Kiến trúc tổng thể của hệ thống.......................................................................64
Hình 2: Biểu đồ gói của hệ thống..................................................................................65
Hình 3: Biểu đồ triển khai của hệ thống........................................................................65
Hình 4: Giao diện đăng nhập.........................................................................................66
Hình 5: Giao diện cập nhật thông tin giáo viên.............................................................66
Hình 6: Giao diện cập nhật thông tin lớp học...............................................................67
Hình 7: Giao diện cập nhật điểm...................................................................................67
Hình 8: Giao diện tra cứu thông tin học sinh, lớp.........................................................68
Hình 9: Giao diện tra cứu thông tin giáo viên...............................................................68
Hình 10: Giao diện quản lý tài khoản...........................................................................69
Hình 11: Giao diện hiển thị bảng điểm.........................................................................69
Hình 12: Giao diện cập nhật thông tin học sinh............................................................70
Hình 13: Giao diện cập nhật thông tin lớp học.............................................................70
Hình 14: Giao diện thống kê báo cáo............................................................................71
Hình 15: Sơ đồ thực thể liên kết....................................................................................77
Hình 16: Mô hình quan hệ.............................................................................................78
3

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1: Bảng danh sách tác vụ.....................................................................................17
Bảng 2: Đặc tả ca sử dụng đăng nhập...........................................................................25
Bảng 3: Đặc tả ca sử dụng chức năng quản lý điểm.....................................................26
Bảng 4: Đặc tả ca sử dụng chức năng quản lý thông tin lớp học..................................28
Bảng 5: Đặc tả ca sử dụng chức năng quản lý thông tin giáo viên...............................30
Bảng 6: Đặc tả ca sử dụng chức năng quản lý thông tin học sinh.................................32
Bảng 7: Đặc tả ca sử dụng chức năng tra cứu thông tin................................................33
Bảng 8: Đặc tả ca sử dụng chức năng quản lý tài khoản...............................................34
Bảng 9: Đặc tả ca sử dụng chức năng báo cáo thống kê...............................................35
Bảng 10: Bảng thực thể và các thuộc tính.....................................................................74
Bảng 11: Bảng test cases đầu vào email và số điện thoại.............................................91
Bảng 12: Bảng test cases đầu vào ngày tháng...............................................................91
Bảng 13: Bảng test cases thêm dữ liệu học kì...............................................................92
Bảng 14: Bảng test case dữ liệu đầu vào điểm..............................................................94
4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1: Biểu đồ ca sử dụng tổng quát......................................................................24
Biểu đồ 2: Biểu đồ ca sử dụng chức năng đăng nhập...................................................25
Biểu đồ 3: Biểu đồ ca sử dụng chức năng quản lý điểm...............................................27
Biểu đồ 4: Biểu đồ ca sử dụng quản lý thông tin lớp học.............................................28
Biểu đồ 5: Biểu đồ ca sử dụng quản lý thông tin giáo viên..........................................30
Biểu đồ 6: Biểu đồ ca sử dụng quản lý thông tin học sinh............................................32
Biểu đồ 7: Biểu đồ ca sử dụng tra cứu thông tin...........................................................33
Biểu đồ 8: Biểu đồ ca sử dụng quản lý tài khoản..........................................................34
Biểu đồ 9: Biểu đồ ca sử dụng báo cáo thống kê..........................................................35
Biểu đồ 10: Biểu đồ lớp cho hệ thống...........................................................................36
Biểu đồ 11: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng đăng nhập..................................................37
Biểu đồ 12: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng nhập điểm..................................................38
Biểu đồ 13: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng sửa điểm....................................................39
Biểu đồ 14: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng tính điểm trung bình..................................40
Biểu đồ 15: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng thêm lớp học.............................................41
Biểu đồ 16: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng sửa thông tin lớp học.................................42
Biểu đồ 18: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng thêm giáo viên...........................................43
Biểu đồ 19: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng sửa thông tin giáo viên..............................44
Biểu đồ 20: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng xóa giáo viên.............................................45
Biểu đồ 21: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng thêm học sinh............................................46
Biểu đồ 22: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng sửa thông tin học sinh...............................47
Biểu đồ 23: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng xóa học sinh..............................................48
Biểu đồ 24: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng tra cứu thông tin........................................49
Biểu đồ 25: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng tạo tài khoản..............................................50
Biểu đồ 26: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng sửa thông tin tài khoản..............................51
Biểu đồ 27: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng cấp quyền tài khoản..................................52
Biểu đồ 28: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng xóa tài khoản.............................................53
Biểu đồ 29: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng báo cáo thống kê.......................................53
Biểu đồ 30: Biểu đồ tuần tự chức năng đăng nhập.......................................................54
Biểu đồ 31: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng thêm giáo viên...............................................54
Biểu đồ 32: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng sửa thông tin giáo viên...................................55
Biểu đồ 33: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng xóa giáo viên..................................................56
Biểu đồ 34: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng thêm học sinh.................................................57
Biểu đồ 35: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng sửa thông tin học sinh...............................57
Biểu đồ 36: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng xóa học sinh...................................................58
Biểu đồ 37: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng thêm thông tin lớp học...................................58
5

Biểu đồ 38: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng sửa thông tin lớp học.....................................59
Biểu đồ 39: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng nhập điểm......................................................59
Biểu đồ 40: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng sửa điểm.........................................................60
Biểu đồ 41: Biểu đồ tuần tự tra cứu thông tin...............................................................60
Biểu đồ 42: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng tạo tài khoản...................................................61
Biểu đồ 43: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng sửa thông tin tài khoản...................................61
Biểu đồ 44: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng xóa tài khoản..................................................62
Biểu đồ 45: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng cấp quyền tài khoản.......................................62
Biểu đồ 46: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng báo cáo thống kê............................................63
6

DANH SÁCH THÀNH VIÊN


ST
Mã học sinh Họ và tên Nhiệm vụ Đánh giá
T

41 21D190239 Hoàng Đình Phúc 4.1 + 4.2

42 21D190006 Hoàng Minh Phương 3.4

43 21D190240 Nguyễn Thị Phương 3.3

44 21D190135 Nguyễn Thị Mai Phương 3.1 + 3.2

Trần Thị Hà Phương Chương 2 + Chương 7 +


45 21D190189
(NT) 3.4 + Mở đầu

46 21D190137 Đỗ Văn Quân Chương 1 + Chương 6

47 21D190191 Đặng Thị Trường Quyên Chương 5

48 21D190138 Hoàng Trúc Quỳnh 4.3 + Chương 5 + Word

49 21D190139 Trương Thị Diễm Quỳnh Kết luận + Powerpoint


7

Chương 1. Hình thành dự án


1.1. Mô tả bài toán
Website quản lý điểm học sinh Trung học Phổ thông Quế Võ 1 là một hệ thống
cung cấp cho người dùng những chức năng cần thiết để quản lý học sinh, theo dõi tình
hình học tập và rèn luyện của học sinh tại trường.
Với mỗi học sinh được nhập học vào trường, học sinh sẽ được cấp một thẻ học
sinh ghi đầy đủ mã học sinh, họ và tên, ngày sinh, khóa học và lớp. Mã học sinh sẽ
được cung cấp duy nhất cho mỗi người, và sẽ là một tài khoản đăng nhập hệ thống.
Học sinh đăng nhập vào hệ thống để xem điểm các môn học và xem thông tin cá nhân
của mình.
Giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm việc nhập điểm và sửa điểm môn học cho
lớp mà mình giảng dạy. Trong một lớp, ở mỗi học kỳ, mỗi môn học của học sinh có 3
loại điểm: điểm hệ số 1 (điểm kiểm tra miệng hoặc kiểm tra 15 phút), điểm hệ số 2
(điểm kiểm tra giữa kì) và điểm hệ số 3 (điểm kiểm tra cuối kỳ). Tùy vào số tiết của
môn mà điểm hệ số 1 sẽ khác nhau. Trên cơ sở điểm này mà xác định điểm trung bình
cuối kỳ của môn học đó. Đối với giáo viên chủ nhiệm, họ phải là một trong số những
giáo viên đang giảng dạy một môn nào đó của lớp. Giáo viên chủ nhiệm là không đổi
với lớp trong suốt một khóa học. Giáo viên chủ nhiệm được phép xem và chỉnh sửa
thông tin học sinh trong lớp được phân công chủ nhiệm.
Đối với cán bộ quản lý, khi học sinh nhập học, sau khi nhận lớp, cán bộ quản lý
sẽ nhập thông tin của học sinh vào hệ thống theo danh sách. Còn nếu là những lớp cũ
thì sang năm học mới, thường là các học sinh sẽ được lên một lớp. Trong trường hợp
lớp đó có người lưu ban, học lại, học sinh đó sẽ được xếp vào lớp khác và lớp có học
sinh lưu ban sẽ được sắp xếp lại thứ tự. Nhờ sự sắp xếp lại này,, giáo viên, cán bộ quản
lý nhà trường sẽ quản lý được sĩ số học sinh từng lớp. Cán bộ quản lý cũng chịu trách
nhiệm quản lý thông tin giáo viên và học sinh. Ngoài ra, chỉ cán bộ quản lý sẽ có
quyền xem, thêm mới, thay đổi thông tin lớp học.
Quản trị viên là người tạo mới các tài khoản cho người dùng, cấp quyền cho các
tài khoản hoặc chỉnh sửa thông tin tài khoản.
Hệ thống sau khi triển khai sẽ đáp ứng những chức năng sau:
Đăng nhập hệ thống : Được thực hiện bởi tất cả những người tham gia. Người
dùng cần đăng nhập để thực hiện các chức năng còn lại của hệ thống.
8

Chức năng quản lý điểm : Được thực hiện bởi các giáo viên. Giáo viên có thể
nhập điểm hoặc sửa điểm, xem điểm trên hệ thống của các lớp mà mình phụ trách. Khi
đã điền đầy đủ các điểm thành phần thì hệ thống sẽ tiến hành thống kê điểm, tính điểm
trung bình cuối kì cho từng học sinh. (Điểm trung bình môn=(điểm hs1+điểm
hs2*2+điểm hs3*3)/(số điểm hs1+5). Điểm trung bình học kỳ = Trung bình cộng trung
bình các môn. Điểm trung bình năm = (TB học kỳ 1 + TB học kỳ 2*2)/3
Chức năng quản lý thông tin lớp học : Sau khi đăng nhập, cán bộ quản lý có thể
tiến hành quản lý các thông tin của lớp học như xem thông tin lớp học, thêm mới một
lớp học, thay đổi thông tin của lớp học.
Chức năng quản lý thông tin giáo viên : Cán bộ quản lý sau khi đăng nhập có
thể thêm thông tin giáo viên mới, sửa đổi thông tin của giáo viên đã có hoặc xóa thông
tin giáo viên không còn công tác tại trường. Nếu là giáo viên không còn công tác tại
trường, cán bộ quản lý sẽ phải tiến hành xóa thông tin giáo viên đó.
Chức năng quản lý thông tin học sinh : Cán bộ quản lý hay giáo viên chủ nhiệm
sau khi tiếp nhận yêu cầu thay đổi thông tin từ học sinh cần phải đăng nhập để có thể
thay đổi thông tin học sinh. Nếu là học sinh mới chuyển vào trường, hay mới nhập
học, cán bộ quản lý sẽ là người thêm thông tin của học sinh. Và giáo viên chủ nhiệm
chỉ có thể xem và chỉnh sửa chứ không được thêm hay xóa học sinh
Chức năng tra cứu thông tin : Tất cả mọi người đều phải đăng nhập để có thể
sử dụng chức năng tra cứu thông tin. Giáo viên có thể thực hiện tra cứu thông tin về
học sinh, về lớp học mà mình phụ trách giảng dạy, về giáo viên khác trong trường.
Học sinh có thể tra cứu thông tin về giáo viên của trường, về môn học, về lớp học, về
bảng điểm của bản thân. Cán bộ quản lý có thể thực hiện tra cứu về thông tin học sinh,
thông tin giáo viên trong trường, thông tin các lớp học, thông tin thời khóa biểu của
từng lớp.
Chức năng quản lý tài khoản : Chức năng này chỉ cho phép quản trị viên truy
cập , quản trị viên được phép tạo mới tài khoản cho giáo viên, học sinh và cấp quyền
truy cập cho từng đối tượng. Nếu có sai sót, quản trị viên cũng là người thực hiện sửa
thông tin tài khoản. Nếu là học sinh đã tốt nghiệp hay chuyển đến trường khác, cán bộ
quản lý sẽ phải xóa tài khoản đăng nhập hệ thống.
Chức năng báo cáo thống kê: Giáo viên và cán bộ quản lý có thể sử dụng chức
năng này để thống kê, hiển thị các danh sách theo mục đích sử dụng.
9

1.2. Phân tích thị trường


Nhu cầu:
Ngày nay, nhu cầu về hệ thống quản lý điểm ngày càng cao do sự phát triển của
công nghệ thông tin. Các trường học, trung tâm giáo dục mong muốn có một hệ thống
quản lý điểm hiệu quả, việc phần mềm quản lý học sinh ra đời sẽ giúp cho các cán bộ,
giáo viên trong trường quản lý học sinh một cách đồng bộ, tránh chồng chéo, tiết kiệm
nhân lực và thời gian khi phải tìm kiếm một cách thủ công với một khối lượng tài liệu
đồ sộ, giúp việc quản lý học sinh, thuận tiện hơn, đồng thời nâng cao tính chính xác và
bảo mật dữ liệu. Học sinh và phụ huynh cũng có nhu cầu theo dõi kết quả học tập của
học sinh một cách dễ dàng và nhanh chóng trên hệ thống.
Đối thủ cạnh tranh:
Đã có một số phần mềm quản lý điểm trên thị trường như Infinite Campus,
ClassDojo, tuy nhiên nhiều phần mềm còn nhiều mặt hạn chế như:
-Khó sử dụng, giao diện phức tạp.
-Tính năng hạn chế, không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng.
-Chi phí cao.
Lợi thế cạnh tranh:
Hệ thống được phát triển với giao diện đơn giản, dễ sử dụng đối với người
dùng. Hệ thống phần mềm có tính năng đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người
dùng. Đặc biệt là chi phí cho phát triển phần mềm hợp lý.
1.3. Xác định các vấn đề mà hệ thống có thể giải quyết
Tăng hiệu quả quản lý:
Hệ thống quản lý điểm học sinh Trung học Phổ thông giúp giải quyết các vấn
đề về quản lý thông tin học sinh, điểm thi và thời khóa biểu một cách thủ công, tốn
kém thời gian và dễ xảy ra sai sót. Hệ thống giúp:
Lưu trữ tập trung: Hệ thống lưu trữ tất cả thông tin học sinh, điểm thi và thời
khóa biểu vào một cơ sở dữ liệu duy nhất. Điều này giúp việc truy cập và quản lý
thông tin trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Tự động hóa: Hệ thống tự động hóa các quy trình quản lý điểm thi, bao gồm
nhập điểm, tính điểm trung bình, xếp loại hạnh kiểm và tạo báo cáo. Việc tự động hóa
10

giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho giáo viên, cho phép họ tập trung vào việc
giảng dạy và chăm sóc học sinh.
Nâng cao tính chính xác: Hệ thống giúp giảm thiểu sai sót trong việc quản lý
điểm thi do tính toán thủ công. Việc này đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong
việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Nâng cao chất lượng theo dõi:
Hệ thống quản lý điểm học sinh Trung học Phổ thông giúp giáo viên và phụ
huynh dễ dàng theo dõi kết quả học tập của học sinh, từ đó có thể đưa ra những biện
pháp hỗ trợ kịp thời. Hệ thống cung cấp:
Thông tin chi tiết: Hệ thống cung cấp thông tin chi tiết về điểm thi, xếp loại
hạnh kiểm, điểm trung bình và thời gian biểu của từng học sinh.
Cập nhật liên tục: Hệ thống cập nhật thông tin điểm thi và xếp loại hạnh kiểm
của học sinh theo thời gian thực, giúp giáo viên và phụ huynh có thể theo dõi sát sao
quá trình học tập của học sinh.
Phân tích dữ liệu: Hệ thống có thể phân tích dữ liệu học tập của học sinh để xác
định những điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra các biện pháp hỗ trợ phù hợp.
Tăng cường sự tương tác:
Hệ thống quản lý điểm học sinh Trung học Phổ thông tạo kênh thông tin trực
tiếp giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh, giúp tăng cường sự tương tác và phối
hợp giữa các bên trong việc giáo dục học sinh. Hệ thống cho phép:
Giao tiếp trực tiếp: Giáo viên và phụ huynh có thể trao đổi trực tiếp với nhau
thông qua hệ thống về tình hình học tập của học sinh.
Thông báo kịp thời: Nhà trường có thể thông báo các thông tin quan trọng về
việc học tập và hoạt động của nhà trường cho phụ huynh thông qua hệ thống.
Phối hợp giáo dục: Hệ thống giúp nhà trường, giáo viên và phụ huynh phối hợp
chặt chẽ hơn trong việc giáo dục học sinh.
Đảm bảo tính bảo mật:
Hệ thống quản lý điểm học sinh Trung học Phổ thông được thiết kế với các biện
pháp bảo mật nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho thông tin cá nhân của học sinh và
giáo viên. Hệ thống:
Mã hóa dữ liệu: Hệ thống mã hóa tất cả dữ liệu cá nhân của học sinh và giáo
viên trước khi lưu trữ.
11

Hạn chế truy cập: Chỉ những người dùng được ủy quyền mới có thể truy cập
vào hệ thống và dữ liệu của học sinh.
Kiểm tra an ninh: Hệ thống được kiểm tra an ninh thường xuyên để đảm bảo
không có lỗ hổng bảo mật.
Hệ thống quản lý điểm học sinh Trung học Phổ thông là một công cụ hữu ích
giúp nâng cao hiệu quả quản lý, theo dõi và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Hệ
thống mang lại nhiều lợi ích cho giáo viên, học sinh, phụ huynh và nhà trường.
1.4. Phân tích tính khả thi
Yếu tố về kỹ thuật: Nếu hệ thống phức tạp và yêu cầu nhiều tài nguyên kỹ
thuật, có thể sẽ không khả thi để triển khai. Hệ thống có thể được phát triển bằng các
công nghệ hiện đại như PHP, Laravel, MySQL,....
Yếu tố về tài chính: Chi phí phát triển hệ thống tương đối hợp lý, phù hợp với
nhiều đối tượng khác nhau như chi phí phát triển hệ thống, chi phí cài đặt, chi phí đào
tạo, chi phí bảo trì và cập nhật, nâng cấp hệ thống. Hệ thống có thể mang lại lợi nhuận
thông qua việc bán phần mềm hoặc cung cấp dịch vụ cho các trường học,các trung tâm
giáo dục,...
Yếu tố xã hội: cần xem xét xem hệ thống có phù hợp với nhu cầu của người
dùng và xã hội hay không. Nếu hệ thống không được chấp nhận bởi người dùng hoặc
không đáp ứng được các yêu cầu xã hội, dự án có thể không khả thi.
Khả năng hoạt động: cần xác định liệu hệ thống có khả năng hoạt động tốt
trong môi trường giáo dục hay không, cần đảm bảo hệ thống có thể xử lí lượng dữ liệu
lớn và có độ tin cậy cao
Khả năng tiếp cận và hỗ trợ: cần xác định liệu có sẵn nguồn lực để hỗ trợ hệ
thống sau khi triển khai hay không. Nếu không có đủ nguồn lực, hệ thống có thể gặp
phải vấn đề và không hoạt động tốt
1.5. Phân tích chi phí-lợi ích, rủi ro, ảnh hưởng
1.5.1. Chi phí
Chi phí phát triển phần mềm: Chi phí này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: quy
mô hệ thống, tính năng, công nghệ sử dụng, đội ngũ phát triển,...Cần dự trù ngân sách
cho các hoạt động như: thiết kế, lập trình, thử nghiệm, triển khai,...
Chi phí bảo trì và nâng cấp phần mềm: Hệ thống cần được bảo trì định kỳ để
đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn và đảm bảo yêu cầu của khách hàng. Cần dự trù
12

ngân sách cho các hoạt động như: sửa lỗi, cập nhật tính năng mới, nâng cấp phần
mềm,...
Chi phí đào tạo người dùng: Cần tổ chức đào tạo cho người dùng để họ có thể
sử dụng hệ thống hiệu quả. Chi phí đào tạo phụ thuộc vào số lượng người dùng,
phương pháp đào tạo, chi phí tạo tài liệu đào tạo, chi phí các thiết bị đào tạo
Chi phí marketing và quảng bá sản phẩm: hệ thống cần được tiến hành các
chiến lược marketing và quảng bá để thu hút khách hàng sử dụng. Chi phí này bao
gồm quảng cáo trên các kênh truyền thông, tạo nội dung quảng cáo và các chi phí khác
Chi phí thuê một số dịch vụ ngoài: trong quá trình phát triển hệ thống, có thể
cần phải thuê một số dịch vụ ngoài như dịch vụ lưu trữ đám mây, dịch vụ bảo mật,
dịch vụ tích hợp hệ thống…
Chi phí mua phần cứng và phần mềm (nếu cần): Nếu hệ thống cần sử dụng
thêm phần cứng hoặc phần mềm mới, cần dự trù ngân sách cho việc mua sắm.
1.5.2. Lợi ích
Nâng cao hiệu quả quản lý điểm: Hệ thống giúp tự động hóa các quy trình quản
lý điểm, tiết kiệm thời gian và công sức cho các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.
Nâng cao tính chính xác và bảo mật dữ liệu điểm.
Cải thiện việc theo dõi kết quả học tập: Học sinh và phụ huynh có thể theo dõi
điểm số một cách dễ dàng và nhanh chóng.Hệ thống còn giúp học sinh nhận thức rõ
hơn về tình hình học tập của bản thân. Hơn nữa cung cấp thông tin chi tiết về quá trình
học tập của học sinh cho phụ huynh.
Tăng cường sự tương tác giữa nhà trường và phụ huynh: Cung cấp kênh thông
tin để nhà trường thông báo kết quả học tập, thông tin về học sinh đến phụ huynh.
Tiết kiệm thời gian và công sức cho các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.
Nâng cao chất lượng giáo dục.
1.5.3 Rủi ro
Rủi ro kỹ thuật: Hệ thống có thể gặp lỗi trong quá trình phát triển và vận hành.
Lỗi hệ thống có thể ảnh hưởng đến việc quản lý điểm và theo dõi kết quả học tập. Vậy
nên cần có đội ngũ kỹ thuật tốt xử lý các trường hợp xảy ra.
Rủi ro tài chính: Hệ thống không mang lại lợi nhuận như mong muốn. Doanh
thu từ việc bán phần mềm hoặc cung cấp dịch vụ không đủ để bù đắp chi phí phát triển
và vận hành hệ thống.
13

Rủi ro về an ninh mạng: Hệ thống có thể bị tấn công mạng, dẫn đến việc mất
cắp dữ liệu điểm hoặc gián đoạn hoạt động hệ thống. Nên hệ thống cần phải có tính
bảo mật cao để đảm bảo an toàn bảo mật thông tin.
Rủi ro về thay đổi nhu cầu của người dùng: Nhu cầu của người dùng có thể thay
đổi theo thời gian, dẫn đến việc hệ thống cần được cập nhật và nâng cấp thường xuyên
để đáp ứng sự thay đổi của thị trường
Rủi ro về cạnh tranh: Có rất nhiều phần mềm Quản lý điểm khác nhau trên thị
trường, điều này có thể làm cho việc tiếp cận và giữ chân khách hàng trở nên khó
khăn. Nếu không có một chiến lược cạnh tranh hiệu quả, có thể dẫn đến sự suy giảm
của doanh số và thị phần.
Tóm lại, quản lý rủi ro là một phần quan trọng trong việc triển khai và vận hành
hệ thống thông tin quản lý điểm. Để giảm thiểu rủi ro, cần có kế hoạch quản lý rủi ro
chi tiết, đào tạo nhân viên và đảm bảo họ có đủ kỹ năng và kiến thức để sử dụng hệ
thống và giải quyết các vấn đề phát sinh. Ngoài ra, cần đánh giá thường xuyên và cập
nhật hệ thống để đảm bảo hoạt động hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng và thị trường.
1.5.4. Ảnh hưởng
Ảnh hưởng đối với nhà trường:
Nâng cao hiệu quả quản lý điểm:tính toán, thống kê điểm số, giảm thiểu sai sót
và tiết kiệm thời gian cho ban giám hiệu, giáo viên và nhân viên văn phòng.
Cải thiện chất lượng giáo dục: Phân tích dữ liệu điểm số giúp nhà trường đánh
giá hiệu quả giảng dạy, chương trình học, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất
lượng giáo dục.
Tiết kiệm thời gian và công sức cho việc quản lý điểm: Giáo viên có thể dễ
dàng nhập điểm, thống kê kết quả học tập, theo dõi tiến bộ của từng học sinhCải thiện
việc theo dõi kết quả học tập của học sinh: Hệ thống cung cấp các báo cáo chi tiết về
điểm số, xếp loại, tỷ lệ đạt, v.v., giúp giáo viên đánh giá hiệu quả giảng dạy và điều
chỉnh phương pháp phù hợp.
Ảnh hưởng đối với học sinh:
Theo dõi điểm số, một cách dễ dàng: Học sinh có thể truy cập thông tin cá
nhân, điểm số, xếp loại, lịch học, lịch thi cử mọi lúc mọi nơi.
14

Nhận thức rõ hơn về tình hình học tập của bản thân: Hệ thống cung cấp các
biểu đồ, phân tích trực quan giúp học sinh tự đánh giá năng lực, xác định điểm mạnh,
điểm yếu và đưa ra kế hoạch học tập hiệu quả.
Nhìn chung, phần mềm quản lý điểm là công cụ hữu ích giúp nâng cao hiệu quả
quản lý giáo dục, cải thiện chất lượng giảng dạy và học tập, đồng thời tăng cường sự
tương tác giữa nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh.
1.6. Mô hình, phương pháp phát triển
Mô hình phát triển: Sử dụng mô hình thác nước (Waterfall) để phát triển hệ
thống. Chia nhỏ hệ thống thành các module nhỏ để dễ dàng phát triển và bảo trì.
Phương pháp phát triển: Sử dụng phương pháp Agile để phát triển phần mềm.
Sử dụng các công cụ và thư viện mã nguồn mở để phát triển hệ thống.
1.7. Lập kế hoạch
1.7.1 Mục tiêu
Phát triển hệ thống quản lý điểm hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của các trường học,
học sinh và phụ huynh.
Hệ thống cần có giao diện đơn giản, dễ sử dụng, tính năng đa dạng và bảo mật
cao.
1.7.2. Phạm vi
Quản lý thông tin học sinh.
Quản lý lớp học và môn học.
Nhập điểm, thống kê, báo cáo kết quả học tập.
Theo dõi điểm số, xếp loại, lịch thi cử.
Trao đổi thông tin giữa nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh.
1.7.3. Lịch trình
Giai đoạn 1: Phân tích yêu cầu hệ thống
Giai đoạn 2: Phát triển và thiết kế hệ thống
Giai đoạn 3: Chạy thử nghiệm hệ thống
Giai đoạn 4: Triển khai hệ thống
Giai đoạn 5: Bảo trì và nâng cấp hệ thống
1.7.4. Chi phí dự kiến
Chi phí thiết kế hệ thống: Bao gồm chi phí thuê chuyên gia thiết kế, nghiên cứu
và phát triển phần mềm, tạo giao diện, kiểm thử và triển khai.
15

Chi phí đào tạo và triển khai: Bao gồm chi phí đào tạo nhân viên sử dụng hệ
thống chi phí triển khai và cài đặt hệ thống.
Chi phí bảo trì và nâng cấp: Bao gồm chi phí bảo trì hệ thống để đảm bảo hoạt
động ổn định, chi phí nâng cấp hệ thống để đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh
nghiệp.
Tổng chi phí dự kiến của dự án sẽ bao gồm tất cả các chi phí trên.
1.7.5. Nhân lực
Đội ngũ phát triển phần mềm: 6 người.
Đội ngũ tester: 2 người.
Đội ngũ hỗ trợ và đào tạo: 1 người.
1.7.6. Kế hoạch triển khai
 Giai đoạn 1: Phân tích yêu cầu và thiết kế hệ thống.
Phân tích nhu cầu của người dùng.
Thiết kế giao diện và chức năng hệ thống.
Lập kế hoạch phát triển hệ thống.
 Giai đoạn 2: Phát triển hệ thống.
Lập trình hệ thống theo thiết kế đã được phê duyệt.
Thử nghiệm hệ thống và sửa lỗi.
 Giai đoạn 3: Chạy thử nghiệm hệ thống.
Cho phép người dùng thử nghiệm hệ thống và phản hồi.
Sửa lỗi và cải thiện hệ thống dựa trên phản hồi của người dùng.
 Giai đoạn 4: Triển khai hệ thống.
Cung cấp hệ thống cho người dùng sử dụng.
Đào tạo người dùng sử dụng hệ thống.
 Giai đoạn 5: Bảo trì và nâng cấp hệ thống.
Sửa lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng hệ thống.
Nâng cấp hệ thống để đáp ứng nhu cầu mới của người dùng.#
16

Chương 2. Đặc tả yêu cầu phần mềm ứng dụng của hệ thống
2.1. Xác định yêu cầu chức năng
Yêu cầu chức năng của hệ thống quản lý điểm học sinh bao gồm các chức năng sau:
 Đăng nhập hệ thống
 Quản lý điểm
 Quản lý thông tin lớp học
 Quản lý thông tin giáo viên
 Quản lý thông tin học sinh
 Tra cứu thông tin
 Quản lý tài khoản
 Báo cáo thống kê
Task table
STT Mức 1 Mức 2 Chú thích

1 R1: Đăng Chức năng này được người dùng


nhập hệ thực hiện khi truy cập hệ thống
thống

2 R2: Quản lý R2.1: Nhập điểm thành Chỉ được thực hiện bởi giáo viên
điểm phần cho học sinh khi đã đăng nhập vào hệ thống khi
R2.2: Sửa điểm đến đợt thêm mới và sửa đổi điểm
R2.3 Tính điểm trung cho học sinh
bình

3 R3: Quản lý R3.1:Thêm mới lớp Được thực hiện khi đăng nhập với
thông tin lớp R3.2:Thay đổi thông tin vai trò cán bộ quản lý.Khi cần
học lớp thay đổi, thêm , xóa thông tin về
lớp học nào đó.

4 R4: Quản lý R4.1: Thêm thông tin giáo Được thực hiện khi đăng nhập với
thông tin viên vai trò cán bộ quản lý.
giáo viên R4.2 :Thay đổi thông tin
giáo viên
17

R4.3 :Xóa tài khoản giáo


viên

5 R5: Quản lý R5.1:Thêm học sinh mới Cán bộ quản lý hay giáo viên chủ
thông tin học R5.2:Thay đổi thông tin nhiệm sau khi tiếp nhận yêu cầu
sinh học sinh thay đổi thông tin từ học sinh cần
R5.3 :Xóa thông tin học phải đăng nhập để có thể thay đổi
sinh thông tin học sinh

6 R6:Tra cứu R6.1: Tra cứu thông tin Tùy từng chức vụ sẽ tìm kiểm
thông tin học sinh được thông tin khác nhau.Với học
R6.2: Tra cứu thông tin sinh, thì tra cứu được thông tin
điểm của mình và điểm số. Còn đối với
R6.3: Tra cứu thông tin các giáo viên và cán bộ quản lý có
giáo viên thể tra cứu tất cả thông tin

7 R7: Quản lý R8.1:Tạo tài khoản Chức năng này chỉ quản trị viên
tài khoản R8.2:Chỉnh sửa tài khoản được phép sử dụng.
R8.3:Xóa tài khoản
R8.4:Cấp quyền cho tài
khoản

8 R8: Báo cáo R7.1: Tạo báo cáo Trừ học sinh ra thì các tác nhân
thông kê khác đã đăng nhập đều có thể sử
dụng chức năng này
Bảng 1: Bảng danh sách tác vụ
2.2. Xác định yêu cầu phi chức năng
Yêu cầu về phần mềm
- Màu chủ đề là xanh dương và trắng, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13,
kích thước giao diện tự động tùy chỉnh theo tỷ lệ màn hình thiết bị.
- Trên mỗi giao diện chức năng đều hiển thị thanh tìm kiếm; Gồm có ô tìm
kiếm và biểu tượng tìm kiếm.
- Ngôn ngữ: Tiếng Việt.
Yêu cầu về hiệu năng thực hiện
- Về tốc độ phản hồi: Tối đa 2s/1 thao tác, sau 15 phút người dùng không sử
dụng thao tác, hệ thống tự động chuyển sang chế độ nghỉ.
18

- Về phạm vi giới hạn: Cho phép tối đa 1000 người truy cập vào hệ thống cùng
lúc.
- Không gian: Dung lượng cho hệ thống là 32GB .Tài nguyên lưu trữ chiếm
dụng của hệ thống trong trạng thái hoạt động bình thường không được phép lớn hơn
80% tài nguyên lưu trữ được phép sử dụng.
- Khi đăng nhập vào hệ thống sai quá 3 lần thì tài khoản người dùng sẽ bị vô
hiệu hóa trong vòng 24h.
Yêu cầu của tổ chức – doanh nghiệp
- Hệ quản trị CSDL: SQL Server 2022.
- Website có thể kết nối với máy in để in ra bảng điểm.
Yêu cầu khác :Yêu cầu về cài đặt
Ngôn ngữ lập trình: Ngôn ngữ chính là javascript và php ngoài ra còn có một
số ngôn ngữ bổ trợ khác như HTML, CSS.
Cài đặt: Cho phép chạy trên các trình duyệt web, trên các máy có hệ điều hành
Windows và Mac OS hay mobile. - Phần mềm phải đảm bảo hoạt động liên tục trong
giờ hành chính.
2.3. Xác định yêu cầu miền dữ liệu
Bảng Học sinh
STT Tên thuộc tính Miền dữ liệu

1 Mã học sinh Mã duy nhất được cấp cho mỗi học sinh

2 Giới tính Giới tính có 3 lựa chọn: Nam, Nữ, Không biết

3 Địa chỉ Địa chỉ hiện đang cư trú của học sinh

4 Ngày sinh Ngày sinh của học sinh

5 Ho Họ của học sinh

6 Ten Tên đầy đủ của học sinh

Bảng Lớp

STT Tên thuộc tính Miền dữ liệu

1 Mã lớp Mã định danh lớp học


19

2 Tên lớp Tên lớp học

Bảng Niên Khóa

STT Tên thuộc tính Miền dữ liệu

1 Mã niên khóa Mã xác định duy nhất

2 Tên niên khóa Tên niên khóa ( K1,K2…)

3 Năm bắt đầu Năm bắt đầu

4 Năm kết thúc Năm kết thúc

Bảng Năm học

STT Tên thuộc tính Miền dữ liệu

1 ID Mã định danh cho từng năm học trên hệ thống

2 Tên năm học Tên năm học (2023-2024….)

Bảng Khối thi

STT Tên thuộc tính Miền dữ liệu

1 Mã khối Mã khối thi

2 Tên khối Tên khối thi

Bảng học kỳ

STT Tên thuộc tính Miền dữ liệu

1 ID Mã định danh học kỳ trên hệ thống

2 Tên học kỳ Tên học kỳ ( học kỳ 1, học kỳ 2)


20

3 Học kỳ hiện tại Học kỳ hiện tại học sinh đang theo học

Bảng Khối môn học

STT Tên thuộc tính Miền dữ liệu

1 Môn học khối môn học Mã định danh môn học

2 Khối thi khối môn học Mã định danh khối thi

Bảng điểm

STT Tên thuộc tính Miền dữ liệu

1 Mã lớp môn học Mã định danh lớp môn học trên hệ hệ thống

2 Mã học sinh Mã định danh học sinh trên hệ hệ thống

3 Điểm hệ số 1 lần 1 Điểm hệ số 1 lần 1(1-10)

4 Điểm hệ số 1 lần 2 Điểm hệ số 1 lần 2(1-10)

5 Điểm hệ số 1 lần 3 Điểm hệ số 1 lần 3(1-10)

6 Điểm hệ số 1 lần 4 Điểm hệ số 1 lần 4 (1-10)

7 Điểm giữa kì Điểm giữa kì (1-10)

8 Điểm cuối kì Điểm cuối kì(1-10)

9 Điểm trung bình Điểm trung bình môn (1-10)


môn

10 Điểm giữa kì chữ Điểm giữa kì bằng chữ cho các môn tính điểm bằng chữ

11 Điểm cuối kì chữ Điểm cuối kì bằng chữ cho các môn tính điểm bằng chữ

12 Điểm trung bình Điểm trung bình bằng chữ cho các môn tính điểm bằng
chữ chữ

Bảng User
21

STT Tên thuộc tính Miền dữ liệu

1 ID Mã định danh người dùng trên hệ thống

2 Username Tên người dùng khi đăng nhập

3 Password Mật khẩu người dùng khi đăng nhập

Bảng UserType

STT Tên thuộc tính Miền dữ liệu

1 ID Mã định danh kiểu người dùng trên hệ thống

2 Mô tả Mô tả quyền của người dùng

Bảng Giáo viên

STT Tên thuộc tính Miền dữ liệu

1 Mã giáo viên Mã định danh được cấp cho từng giáo viên

2 Họ giáo viên Họ của giáo viên

3 Tên giáo viên Tên đầy đủ của giáo viên

4 Ngày sinh Ngày sinh trên giấy tờ của giáo viên

5 Giới tính Giới tính ( Nam, Nữ, Không rõ)

6 Địa chỉ Địa chỉ cư trú hiện tại của giáo viên

7 Email Địa chỉ email làm việc của giáo viên

8 Số điện thoại Số điện thoại hay dùng nhất của giáo viên

9 Giáo viên chức thức Giáo viên chính thức hay giáo viên hợp đồng

Bảng môn học

STT Tên thuộc tính Miền dữ liệu

1 Mã môn học Mã môn học


22

2 Tên môn học Tên đầy đủ của môn học

3 Số tiết Số tiết học của từng môn học

4 Số điểm hệ số 1 Số điểm hệ số 1 của từng môn học

6 Đánh giá điểm Môn học đánh giá bằng điểm hay bằng chữ

6 Môn học bắt buộc Môn học bắt buộc hay tự chọn

Bảng cán bộ quản lý

STT Tên thuộc tính Miền dữ liệu

1 Họ Họ của cán bộ quản lý

2 Tên Tên đầy đủ của cán bộ quản lý

3 Email Địa chỉ email làm việc việc cán bộ quản lý

4 Số điện thoại Số điện thoại của cán bộ quản lý


23

Chương 3. Phân tích hệ thống


3.1. Biểu đồ Use Case (Use Case Diagrams)
3.1.1. Biểu đồ Use Case tổng quát
Các tác nhân chính của hệ thống
- Học sinh: Tra cứu thông tin và bảng điểm của học sinh, xem thông tin cá nhân
- Giáo viên: Tham gia vào quá trình quản lý điểm cho hệ thống. Giáo viên có vai
trò cập nhật điểm của học sinh
- Cán bộ quản lý: Có vai trò quản lý thông tin của học sinh và giáo viên, quản lý
lớp học
- Quản trị viên: quản lý tài khoản
Xác định các ca sử dụng của hệ thống:
 Đối với học sinh:
- Đăng nhập hệ thống theo tài khoản được được cấp
- Tra cứu thông tin
 Đối với giáo viên
- Đăng nhập hệ thống theo tài khoản được cấp.
- Thay đổi thông tin học sinh của lớp mà giáo viên đó phụ trách.
- Quản lý điểm học sinh .
- Tra cứu thông tin học sinh.
- Báo cáo thống kê.
 Đối với cán bộ quản lý
- Đăng nhập theo quyền admin
- Quản lý thông tin lớp học
- Quản lý thông tin học sinh.
- Quản lý thông tin giáo viên.
- Tra cứu thông tin
- Báo cáo thống kê.
 Quản trị viên:
24

- Đăng nhập theo quyền admin


- Quản lý tài khoản

Biểu đồ 1: Biểu đồ ca sử dụng tổng quát

3.1.2. Use case cho các ca sử dụng chính

3.1.2.1. Đăng nhập hệ thống

Tên ca sử dụng Đăng nhập hệ thống


Các tác nhân Quản trị viên, giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý
chính
Tóm tắt hoạt Mô tả cách một người sử dụng đăng nhập vào hệ thống.
động chính
Các luồng sự 1. Ca sử dụng này bắt đầu khi tác nhân muốn đăng nhập vào
kiện chính hệ thống
2. Hệ thống yêu cầu tác nhân nhập tài khoản và mật khẩu
đăng nhập
3. Tác nhân nhập tên đăng nhập và mật khẩu đăng nhập của
mình
4. Hệ thống xác nhận tài khoản và mật khẩu đăng nhập
(Luồng A1)
5. Hệ thống hiển thị thông báo đăng nhập thành công
6. Kết thúc ca sử dụng
Các luồng rẽ Luồng A1
nhánh - Hệ thống kiểm tra tài khoản và mật khẩu phát hiện
lỗi sai và hiện thông báo: “Tên đăng nhập hoặc mật
25

khẩu không đúng!”


- Người dùng có thể lựa chọn nhập lại tên đăng nhập
và mật khẩu. Nếu không nhập lại, người dùng có
thể lựa chọn hủy đăng nhập, khi đó ca sử dụng kết
thúc.
Bảng 2: Đặc tả ca sử dụng đăng nhập

Biểu đồ 2: Biểu đồ ca sử dụng chức năng đăng nhập


3.1.2.2. Chức năng quản lý điểm

Tên ca sử Chức năng quản lý điểm


dụng
Các tác nhân Giáo viên
chính
Tóm tắt hoạt Mô tả việc tác nhân cập nhập điểm học sinh.
động chính Mô tả tác nhân đã chọn một trong các chức năng nhập điểm, sửa
điểm, tính điểm trung bình
Các luồng sự 1. Ca sử dụng bắt đầu khi người dùng chọn chức năng quản lý
kiện chính điểm trên màn hình làm việc chính
2. Hệ thống hiển thị các lựa chọn:
- Nhập điểm
- Sửa điểm
➢ Nhập điểm:
- Hệ thống hiển thị màn hình danh sách các lớp mà giáo viên
chịu trách nhiệm giảng dạy, danh sách gồm tên lớp, mã lớp và tên
giáo viên.
- Giáo viên chọn một lớp, hệ thống hiển thị danh sách học
sinh của lớp đó.
- Giáo viên tiến hành nhập điểm cho lớp.
- Sau khi nhập xong điểm, Giáo viên chọn “Lưu” (Luồng A1).
- Hệ thống kiểm tra dữ liệu vừa nhập vào (Luồng A3).
- Nhập điểm thành công, hệ thống hiện thị thông báo, kết thúc
26

use case.
- Kết quả: Đã thêm điểm cho một lớp.
➢ Sửa điểm:
- Hệ thống hiển thị màn hình danh sách các lớp mà giáo viên
chịu trách nhiệm giảng dạy, danh sách gồm mã lớp, tên lớp
và tên giáo viên.
- Giáo viên chọn lớp cần sửa điểm, hệ thống hiển thị danh
sách học sinh lớp đó.
- Giáo viên lựa chọn cột điểm cần sửa của cả lớp hoặc ô điểm
cần sửa của học sinh và tiến hành sửa điểm.
- Sau khi sửa xong điểm, giáo viên chọn “Lưu” (Luồng A2).
- Hệ thống kiểm tra dữ liệu vừa nhập vào (Luồng A3).
- Sửa điểm thành công, hệ thống hiện thị thông báo, kết thúc
use case.
- Kết quả: Đã sửa điểm cho lớp hoặc cho học sinh.
➢ Tính điểm trung bình:
- Sau khi đã đủ các đầu điểm, hệ thống tự động tính điểm
trung bình cho môn học đó theo từng học sinh.
- Giáo viên chọn lớp cần xem danh sách điểm <Luồng A4>
- Hệ thống hiển thị danh sách các điểm thành phần và điểm
trung bình.
- Kết thúc usecase

Các luồng rẽ Luồng A1:


nhánh - Người dùng không muốn nhập điểm mới, ấn chọn
“hủyKhông” trong thông báo xác nhận nhập điểm cho học
sinh.
- Nhập điểm không thành công, kết thúc use case
Luồng A2:
- Hệ thống kiểm tra dữ liệu nhập vào có sai sót, đưa ra thông
báo “Điểm nhập vào không hợp lê!”, yêu cầu nhập lại.
Luồng A3:
- Hệ thống kiểm tra dữ liệu nhập vào có sai sót, đưa ra thông
báo “Điểm nhập vào không hợp lê!”, yêu cầu nhập lại.
Luồng A4:
- Giáo viên không xem điểm theo lớp , chọn “Hủy” -> kết
thúc usecase
Bảng 3: Đặc tả ca sử dụng chức năng quản lý điểm
27

Biểu đồ 3: Biểu đồ ca sử dụng chức năng quản lý điểm

3.1.2.3. Chức năng quản lý thông tin lớp học

Tên ca sử Chức năng quản lý thông tin lớp học


dụng
Các tác nhân Cán bộ quản lý
chính
Tóm tắt hoạt Mô tả cách cán bộ quản lý thêm, sửa, xóa thông tin lớp học
động chính
Luồng sự Từ màn hình làm việc chính, người dùng chọn chức năng Quản lý
kiện chính thông tin lớp học.
- Hệ thống hiển thị các lựa chọn:
- Thêm
- Sửa
➢ Thêm lớp học:
- Cán bộ quản lý muốn thêm lớp học mới vào trong hệ thống,
ấn chọn “Thêm mới”.
- Hệ thống yêu cầu nhập các thông tin cần thiết.
- Cán bộ quản lý nhập các thông tin cần thiết và hệ thống.
- Cán bộ quản lý ấn chọn “Lưu”. (Luồng A1)
- Hệ thống kiểm tra dữ liệu nhập vào. (Luồng A3)
- Thêm lớp thành công, kết thúc ca sử dụng.
- Kết quả: Một lớp học mới được thêm vào.
28

➢ Sửa thông tin lớp học


- Người dùng muốn sửa thông tin lớp học, ấn chọn “Sửa thông
tin”.
- Hệ thống yêu cầu chọn lớp học cần sửa thông tin.
- Người dùng lựa chọn lớp và tiến hành sửa thông tin.
- Sau khi điền xong thông tin cần sửa, người dùng ấn chọn
“Lưu”. (Luồng A2)
- Hệ thống tiến hành kiểm tra dữ liệu nhập vào. (Luồng A3)
- Sửa thông tin thành công, kết thúc use case.

Luồng rẽ Luồng A1:


nhánh - Cán bộ quản lý không muốn thêm mới lớp học, ấn chọn
“Hủy” trong thông báo xác nhận thêm thông tin lớp học.
- Thêm lớp học không thành công, kết thúc use case.
Luồng A2:
- Người dùng không muốn sửa thông tin lớp học, ấn chọn
“Hủy” trong thông báo xác nhận sửa thông tin lớp học.
- Sửa thông tin không thành công, kết thúc use case.
Luồng A3:
- Hệ thống phát hiện sai sót trong dữ liệu nhập vào, đưa ra
thông báo “Dữ liệu không hợp lệ. Lưu không thành công” và
yêu cầu nhập lại

Bảng 4: Đặc tả ca sử dụng chức năng quản lý thông tin lớp học

Biểu đồ 4: Biểu đồ ca sử dụng quản lý thông tin lớp học


29

3.1.2.4. Chức năng quản lý thông tin giáo viên

Tên ca sử Chức năng quản lý thông tin giáo viên


dụng
Các tác nhân Cán bộ quản lý
chính
Tóm tắt hoạt Mô tả cách cán bộ quản lý thêm, sửa thông tin giáo viên
động chính
Luồng sự 1. Từ màn hình làm việc chính chọn chức năng quản lý thông
kiện chính tin giáo viên:
2. Hệ thống hiển thị các lựa chọn:
- Thêm
- Sửa
- Xóa
➢ Thêm giáo viên:
- Cán bộ quản lý muồn thêm giáo viên mới vào trong hệ thống,
ấn chọn “Thêm giáo viên”.
- Hệ thống yêu cầu nhập thông tin cần thiết.
- Cán bộ quản lý nhập thông tin xong, ấn chọn “Lưu”. (Luồng
A1)
- Hệ thống kiểm tra dữ liệu nhập vào. (Luồng A3)
- Thêm thành công, kết thúc ca sử dụng.
- Kết quả: Thông tin giáo viên mới đã được thêm vào hệ thống.
➢ Sửa thông tin giáo viên:
- Cán bộ quản lý muốn thay đổi thông tin của giáo viên, ấn
chọn “Sửa thông tin”.
- Hệ thống chuyển hướng đến danh sách giáo viên bao gồm: họ
và tên, chức danh, ngày sinh, nơi sinh, địa chỉ email và trình
độ chuyên môn.
- Cán bộ quản lý chọn giáo viên cần sửa thông tin, rồi tiến hành
sửa thông tin giáo viên.
- Cán bộ quản lý ấn chọn “Lưu”. (Luồng A2)
- Hệ thống kiểm tra dữ liệu nhập vào. (Luồng A3)
- Sửa thông tin thành công, kết thúc use case.
- Kết quả: Thông tin của giáo viên đã được cập nhập.
➢ Xóa giáo viên:
- Người quản lý muốn xóa thông tin giáo viên trong hệ thống,
ấn chọn “Xóa thông tin”.
- Hệ thống chuyển hướng đền danh sách giáo viên.
- Cán bộ quản lý chọn giáo viên cần xóa rồi ấn chọn “Xóa”.
(Luồng A4)
- Hệ thống kiểm tra ràng buộc dữ liệu. (Luồng A5)
- Xóa thành công, kết thúc use case.
- Kết quả: Thông tin của giáo viên đã được xóa khỏi hệ thống.
30

Luồng rẽ Luồng A1:


nhánh - Cán bộ quản lý không muốn thêm người dùng mới, ấn chọn
“Hủy” trong thông báo xác nhận thêm mới giáo viên.
- Thêm mới không thành công, kết thúc use case.
Luồng A2:
- Cán bộ quản lý không muốn thay đổi thông tin người dùng,
ấn chọn “Hủy” trong thông báo xác nhận lưu thông tin đã sửa
của giáo viên.
- Sửa thông tin không thành công, kết thúc use case.
Luồng A3:
- Hệ thống kiểm tra dữ liệu nhập vào có sai sót, đưa ra thông
báo “Dữ liệu không hợp lệ. Lưu không thành công”, yêu cầu
nhập lại thông tin.
Luồng A4:
- Cán bộ quản lý không muốn xóa giáo viên, ấn chọn “Hủy”
trong thông báo xác nhận xóa thông tin giáo viên.
- Xóa không thành công, kết thúc use case.
Luồng A5:
- Hệ thống kiểm tra ràng buộc dữ liệu giáo viên không thể xóa
được, đưa ra thông báo “Giáo viên không thể xóa”. Xóa
không thành công, kết thúc use case.

Bảng 5: Đặc tả ca sử dụng chức năng quản lý thông tin giáo viên

Biểu đồ 5: Biểu đồ ca sử dụng quản lý thông tin giáo viên

3.1.2.5. Chức năng quản lý thông tin học sinh


31

Tên ca sử Chức năng quản lý thông tin học sinh


dụng
Các tác nhân Cán bộ quản lý, giáo viên
chính
Tóm tắt hoạt Mô tả cán bộ quản lý thêm và xóa thông tin học sinh, cán bộ quản lý
động chính và giáo viên
Luồng sự 1. Từ màn hình chính, người dùng chọn chức năng Quản
kiện chính lý thông tn học sinh.
2. Hệ thống hiển thị các lựa chọn:
- Thêm
- Sửa
- Xóa
➢ Thêm học sinh:
- Người dùng muốn thêm học sinh mới vào hệ thống, ấn chọn
“Thêm mới”.
- Hệ thống yêu cầu nhập thông tin cần thiết.
- Người dùng nhập thông tin học sinh.
- Sau khi nhập thông tin học sinh, người dùng ấn chọn “Lưu”.
(Luồng A1)
- Hệ thống kiểm tra dữ liệu nhập vào. (Luồng A3)
- Thêm học sinh thành công, kết thúc use case.
- Kết quả: Học sinh mới đã được thêm vào hệ thống.
➢ Sửa thông tin học sinh:
- Người dùng cần sửa thông tin của học sinh, ấn chọn “Sửa
thông tin”.
- Hệ thống hiển thị danh sách các lớp.
- Người dùng ấn chọn lớp mà học sinh cần sửa thông tin đang
học, rồi chọn học sinh.
- Người dùng tiến hành sửa thông tin của học sinh.
- Sau khi nhập xong thông tin mới, người dùng ấn chọn “Lưu”.
(Luồng A2)
- Hệ thống kiểm tra dữ liệu nhập vào. (Luồng A3).
- Sửa thông tin học sinh thành công, kết thúc use case.
- Kết quả: Thông tin của học sinh đã được cập nhật.
➢ Xóa thông tin học sinh:
- Người dùng cần xóa một (hay nhiều) học sinh, ấn chọn
“Xóa thông tin”.
- Hệ thống hiển thị danh sách các lớp.
- Người dùng ấn chọn lớp mà học sinh cần xóa thông tin
đang học rồi chọn học sinh.
- Sau khi ấn chọn học sinh, người dùng chọn “Xóa thông
tin”. (Luồng A4)
- Hệ thống kiểm tra ràng buộc dữ liệu. (Luồng A5)
- Xóa thông tin thành công, kết thúc use case.
32

- Kết quả: Thông tin của học sinh đã được xóa khỏi hệ
thống.
Luồng rẽ Luồng A1:
nhánh - Người dùng không muốn thêm học sinh mới, ấn chọn “Hủy”
trong thông báo xác nhận thêm học sinh mới.
- Thêm không thành công, kết thúc use case.
Luồng A2:
- Người dùng không muốn cập nhập thông tin của học sinh, ấn
chọn “Hủy” trong thống báo xác nhận thay đổi thông tin học
sinh.
- Sửa thông tin không thành công, kết thúc use case.
Luồng A3:
- Hệ thống kiểm tra dữ liệu nhập vào phát hiện có sai sót, hiện
thông báo: “Dữ liệu không hợp lệ. Lưu không thành công” và
yêu cầu nhập lại.
Luồng A4:
- Người dùng không muốn xóa thông tin của học sinh đã chọn,
ấn chọn “Hủy” trong thông báo xác nhận xóa thông tin của
học sinh.
- Xóa không thành công, kết thúc use case.
Luồng A5:
- Hệ thống kiểm tra ràng buộc dữ liệu không xóa được, hiển thị
thông báo: “Không xóa được thông tin học sinh”.
- Xóa không thành công, kết thúc use case.
Bảng 6: Đặc tả ca sử dụng chức năng quản lý thông tin học sinh

Biểu đồ 6: Biểu đồ ca sử dụng quản lý thông tin học sinh


33

3.1.2.6. Chức năng tra cứu thông tin

Tên ca sử dụng Chức năng tra cứu thông tin


Các tác nhân Học sinh, giáo viên, quản trị viên, cán bộ quản lý
chính
Tóm tắt hoạt Tra cứu thông tin theo mục đích của người dùng.
động chính
Luồng sự kiện 1. Từ giao diện chính chọn chức năng “Tra cứu”.
chính 2. Hệ thống hiển thị giao diện tra cứu. (Luồng A1)
3. Người dùng nhập thông tin cần tra cứu và chọn nút “Tìm”.
4. Hệ thống hiển thị kết quả tìm kiếm. (Luồng A2)
5. Kết quả: Người dùng tìm được thông tin cần tra cứu.
Luồng rẽ Luồng A1:
nhánh - Người dùng không muốn tra cứu thông tin, ấn chọn “Hủy”
để kết thúc tìm kiếm thông tin.
- Tra cứu thông tin không thành công, kết thúc use case.
Luồng A2:
- Hệ thống không thể tra cứu được thông tin như người
dùng nhập vào, hiển thị “Không tìm thấy kết quả”.
- Tra cứu thông tin không thành công, kết thúc use case.

Bảng 7: Đặc tả ca sử dụng chức năng tra cứu thông tin

Biểu đồ 7: Biểu đồ ca sử dụng tra cứu thông tin


34

3.1.2.7. Chức năng quản lý tài khoản:

Tên ca sử dụng Chức năng quản lý tài khoản


Các tác nhân Quản trị viên
chính
Tóm tắt hoạt Ca sử dụng cho cho phép quản trị viên tạo, xóa, sửa,... quản lý
động chính tài khoản
Luồng sự kiện 1. Từ giao diện chọn chức năng Tạo tài khoản
chính 2. Hệ thống hiển thị giao diện tạo tài khoản
3. Quản trị viên nhập đầy đủ thông tin và tạo tài khoản theo
yêu cầu
4. Hệ thống kiểm tra các thông tin và tạo tài khoản theo yêu
cầu
5. Hệ thống cập nhập thông tin theo yêu cầu và lưu lại
6. Hệ thống thông báo thành công và các thông tin về tài
khoản (Tên đăng nhập và Mật khẩu)
Luồng sự kiện rẽ Luồng A1: Thông tin không hợp lệ
nhánh - Hệ thống yêu cầu nhập lại thông tin cần thiết
- Người quản trị nhập các thông tin cần thiết và chọn cập
nhật
- Hệ thống quay lại luồng chính
Luồng A2: Việc cập nhật xảy ra lỗi
- Hệ thống thông báo có lỗi và ghi lại lỗi
- Kết thúc ca sử dụng
Bảng 8: Đặc tả ca sử dụng chức năng quản lý tài khoản

Biểu đồ 8: Biểu đồ ca sử dụng quản lý tài khoản


35

3.1.2.8. Chức năng báo cáo thống kê

Tên ca sử dụng Chức năng báo cáo thống kê


Các tác nhân chính Giáo viên, cán bộ quản lý
Tóm tắt hoạt động Thống kê một danh sách theo mục đích người dùng
chính
Luồng sự kiện chính 1. Ca sử dụng bắt đàu khi người dùng đăng nhập hệ thống
thành công
2. Từ giao diện chính chọn chức năng thống kê
3. Hệ thống hiển thị form thống kê
4. Chọn mục đích thống kê theo yêu cầu người dùng.
Nhấn nút “xem”
5. Hiển thị danh sách cần thống kê. Kết thúc usecase
thống kê.
Bảng 9: Đặc tả ca sử dụng chức năng báo cáo thống kê

Biểu đồ 9: Biểu đồ ca sử dụng báo cáo thống kê


36

3.2. Xây dựng biểu đồ lớp

Biểu đồ 10: Biểu đồ lớp cho hệ thống


3.3. Biểu đồ hoạt động
3.3.1. Chức năng đăng nhập
37

Biểu đồ 11: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng đăng nhập


38

3.3.2 Chức năng quản lý điểm

Biểu đồ 12: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng nhập điểm


39

Biểu đồ 13: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng sửa điểm


40

Biểu đồ 14: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng tính điểm trung bình
41

3.3.3. Chức năng quản lý thông tin lớp học

Biểu đồ 15: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng thêm lớp học


42

Biểu đồ 16: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng sửa thông tin lớp học
43

3.3.4. Chức năng quản lý thông tin giáo viên

Biểu đồ 17: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng thêm giáo viên


44

Biểu đồ 18: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng sửa thông tin giáo viên
45

Biểu đồ 19: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng xóa giáo viên


46

3.3.5. Chức năng quản lý thông tin học sinh

Biểu đồ 20: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng thêm học sinh


47

Biểu đồ 21: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng sửa thông tin học sinh
48

Biểu đồ 22: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng xóa học sinh


49

3.2.6. Chức năng tra cứu thông tin

Biểu đồ 23: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng tra cứu thông tin
50

3.2.7. Chức năng quản lý tài khoản

Biểu đồ 24: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng tạo tài khoản


51

Biểu đồ 25: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng sửa thông tin tài khoản
52

Biểu đồ 26: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng cấp quyền tài khoản
53

Biểu đồ 27: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng xóa tài khoản

3.2.8. Chức năng báo cáo thống kê

Biểu đồ 28: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng báo cáo thống kê


54

3.4. Biểu đồ tuần tự

Biểu đồ 29: Biểu đồ tuần tự chức năng đăng nhập

Biểu đồ 30: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng thêm giáo viên


55

Biểu đồ 31: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng sửa thông tin giáo viên
56

Biểu đồ 32: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng xóa giáo viên


57

Biểu đồ 33: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng thêm học sinh

Biểu đồ 34: Biểu đồ hoạt động ca sử dụng sửa thông tin học sinh
58

Biểu đồ 35: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng xóa học sinh

Biểu đồ 36: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng thêm thông tin lớp học
59

Biểu đồ 37: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng sửa thông tin lớp học

Biểu đồ 38: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng nhập điểm


60

Biểu đồ 39: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng sửa điểm

Biểu đồ 40: Biểu đồ tuần tự tra cứu thông tin


61

Biểu đồ 41: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng tạo tài khoản

Biểu đồ 42: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng sửa thông tin tài khoản
62

Biểu đồ 43: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng xóa tài khoản

Biểu đồ 44: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng cấp quyền tài khoản


63

Biểu đồ 45: Biểu đồ tuần tự ca sử dụng báo cáo thống kê


64

Chương 4.Thiết kế hệ thống


4.1.Thiết kế kiến trúc
4.1.1. Thiết kế kiến trúc tổng thể

Hình 1: Kiến trúc tổng thể của hệ thống

- Với số lượng học sinh của một trường THPT chỉ khoảng ~5000 học sinh cộng với giáo
viên và đội ngũ cán bộ thì đây là một lượng người dùng khá nhỏ nên hệ thống ưu tiên sử
dụng kiến trúc monolithic để đơn giản hóa quá trình triển khai
- Với lượng người dùng nhỏ, không cần thiết phải sử dụng nhiều server để chịu tải do
đó chỉ cần duy nhất một server
- Bởi đặc trưng của dữ liệu chỉ bao gồm các dữ liệu cơ bản như int, varchar,… không
bao gồm các dữ liệu dạng ảnh, file, video,.. do đó chỉ cần sử dụng cơ sở dữ liệu quan hệ
MySQL. Thêm nữa chi phí khi hệ thống hoạt động không chính xác là rất lớn như học sinh
xếp loại nhầm hoặc điểm tính sai dẫn đến mất học bổng hoặc ra trường với kết quả không
như ý. Do đó sử dụng cơ sở dữ liệu dạng quan hệ có thể tận dụng được tính chất ACID
đảm bảo sự chính xác và nhất quán trong dữ liệu
- Với một hê thống có tỉ lệ ghi chỉ vài lần trong một năm (nhu cầu cập nhật điểm chỉ
xảy ra khi kết thúc kì học) trong khi tỉ lệ đọc lại rất nhiều (nhu cầu xem điểm, thống kê,
báo cáo,… ) thì việc sử dụng thêm một cơ sở dữ liệu để làm bộ đệm (caching) sẽ giúp tối
ưu tốc độ đọc, giảm áp lực lên primary database
- Do đặc thù của hệ thống mang dạng “read-heavy” cộng với việc dữ liệu thay đổi khá
ít, do đó sử dụng kiến trúc cache-aside với cơ sở dữ liệu để cache nằm ngay cạnh primary
database sẽ giúp tiết kiệm được chi phí khi kết nối với primary database
65

4.1.2. Thiết kế biểu đồ gói

Hình 2: Biểu đồ gói của hệ thống


4.1.3. Thiết kế biểu đồ triển khai

Hình 3: Biểu đồ triển khai của hệ thống


66

4.2.Thiết kế giao diện

Hình 4: Giao diện đăng nhập

Hình 5: Giao diện cập nhật thông tin giáo viên


67

Hình 6: Giao diện cập nhật thông tin lớp học

Hình 7: Giao diện cập nhật điểm


68

Hình 8: Giao diện tra cứu thông tin học sinh, lớp

Hình 9: Giao diện tra cứu thông tin giáo viên


69

Hình 10: Giao diện quản lý tài khoản

Hình 11: Giao diện hiển thị bảng điểm


70

Hình 12: Giao diện cập nhật thông tin học sinh

Hình 13: Giao diện cập nhật thông tin lớp học
71

Hình 14: Giao diện thống kê báo cáo


4.3.Thiết kế cơ sở dữ liệu
4.3.1. Xác định các thực thể và các thuộc tính tương ứng

Thực thể Thuộc tính Giải thích

Khối thi K_ID Khối thi khi vào lớp 10 chọn để


học ( khối A, khối B, …)
K_Ma

K_Ten

K_MoTa

Môn học MH_ID

MH_Ma Mã môn học

MH_Ten Tên môn học

MH_Sotiet Số tiết của môn đó

MH_SoDiemHS1 Số điểm hệ số 1
72

MH_Danhgiadiem Thể hiện môn đó đánh giá bằng


điểm không: 0 là không, 1 là có

MH_Batbuoc Thể hiện có phải môn bắt buộc


không: 0 là không, 1 là có

MH_Mota Mô tả của môn học

Lớp môn học LMH_ID Lớp cụ thể của từng môn học

LMH_Ma

Năm học NH_ID Chứa thông tin về các năm học

NH_Ten

Học kỳ HK_ID Học kỳ tương ứng của các năm


học
HK_Ten

HK_HienTai

Usertype UT_ID Chức năng của tài khoản:1.


Học sinh, 2. Giáo viên3. CBQL
UT_MoTa

-> mỗi tài khoản sẽ có quyền


khác nhau

User U_ID Bảng chứa thông tin về các tài


khoản được đăng nhập trong hệ
U_Username
thống
U_Password

Niên khóa NK_ID Thông tin về 1 khoảng thời


gian của học sinh từ lúc nhập
NK_Ma
học đến khi kết thúc
NK_Ten
73

NK_NamBD

NK_NamKT

NK_Mota

Lớp L_ID Lớp hành chính

L_K_ID

L_Ma

L_Ten

Học Sinh HS_ID Thông tin học sinh

HS_Ma

HS_Ho

HS_Ten

HS_NgaySinh

HS_GioiTinh

HS_DiaChi

Giáo viên GV_ID Bảng chứa thông tin về giáo


viên.
GV_Ma

GV_Ho

GV_Ten

GV_NgaySinh

GV_GioiTinh

GV_DiaChi
74

GV_Email

GV_SDT

GV_Chinhthuc

Cán bộ quản lý CBQL_ID Bảng chứa thông tin về cán bộ


quản lý
CBQL_Ho

CBQL_Ten

CBQL_Email

CBQL_SDT

Bảng 10: Bảng thực thể và các thuộc tính


4.3.2. Xác định mối quan hệ giữa các thực thể
 1 khối thi có nhiều môn học, 1 môn học có trong nhiều khối thi

 1 môn học sẽ có nhiều lớp_môn học

 1 năm học sẽ có tối đa 2 học kì


75

 1 học kỳ sẽ có nhiều lớp môn học

 1 lớp_môn học sẽ có nhiều học sinh, 1 học sinh học nhiều lớp_môn học

 1 niên khóa sẽ có nhiều lớp

 1 lớp có nhiều học sinh

 1 khối thi có nhiều lớp


76

 1 giáo viên sẽ dạy 1 hoặc nhiều lớp_môn học

 1 giáo viên chủ nhiệm 1 lớp

 1 loại tài khoản có nhiều tài khoản

 1 giáo viên có 1 tài khoản

 1 học sinh có 1 tài khoản

 1 cán bộ quản lý có 1 tài khoản

4.3.3. Sơ đồ thực thể liên kết E-R


77

Hình 15: Sơ đồ thực thể liên kết


78

4.3.4. Chuyển đổi mô hình E-R sang mô hình quan hệ

Hình 16: Mô hình quan hệ


79

Chương 5. Kiểm thử


5.1. Cài đặt dữ liệu
--Tạo bảng khối thi
CREATE TABLE [dbo].[KhoiThi](
[K_ID] [int] IDENTITY(1,1) NOT NULL,
[K_Ma] [varchar](50) NOT NULL,
[K_Ten] [nvarchar](100) NULL,
[K_MoTa] [nvarchar](50) NULL,
PRIMARY KEY CLUSTERED
(
[K_ID] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY =
OFF, ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON,
OPTIMIZE_FOR_SEQUENTIAL_KEY = OFF) ON [PRIMARY],
UNIQUE NONCLUSTERED
(
[K_Ma] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY =
OFF, ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON,
OPTIMIZE_FOR_SEQUENTIAL_KEY = OFF) ON [PRIMARY]
) ON [PRIMARY]
GO
--Tạo bảng môn học
CREATE TABLE [dbo].[MonHoc](
[MH_ID] [int] IDENTITY(1,1) NOT NULL,
[MH_Ma] [varchar](50) NOT NULL,
[MH_Ten] [nvarchar](100) NULL,
[MH_SoTiet] [tinyint] NULL,
[MH_SoDiemHS1] [tinyint] NULL,
[MH_DanhGiaDiem] [varchar](10) NULL,
[MH_BatBuoc] [varchar](50) NULL,
[MH_MoTa] [nvarchar](255) NULL,
PRIMARY KEY CLUSTERED
(
[MH_ID] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY =
OFF, ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON,
OPTIMIZE_FOR_SEQUENTIAL_KEY = OFF) ON [PRIMARY],
CONSTRAINT [unique_MHMa] UNIQUE NONCLUSTERED
(
[MH_Ma] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY =
OFF, ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON,
OPTIMIZE_FOR_SEQUENTIAL_KEY = OFF) ON [PRIMARY],
UNIQUE NONCLUSTERED
(
[MH_Ma] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY =
OFF, ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON,
OPTIMIZE_FOR_SEQUENTIAL_KEY = OFF) ON [PRIMARY]
) ON [PRIMARY]
GO
80

--Tạo bảng khối môn học


CREATE TABLE [dbo].[Khoi_Monhoc](
[KMH_MH_Ma] [varchar](50) NOT NULL,
[KMH_K_Ma] [varchar](50) NOT NULL,
[KMH_K_MoTa] [nvarchar](255) NULL
) ON [PRIMARY]
GO

ALTER TABLE [dbo].[Khoi_Monhoc] WITH CHECK ADD CONSTRAINT [FK_K_Ma]


FOREIGN KEY([KMH_K_Ma])
REFERENCES [dbo].[KhoiThi] ([K_Ma])
GO

ALTER TABLE [dbo].[Khoi_Monhoc] CHECK CONSTRAINT [FK_K_Ma]


GO

ALTER TABLE [dbo].[Khoi_Monhoc] WITH CHECK ADD CONSTRAINT [FK_MH_Ma]


FOREIGN KEY([KMH_MH_Ma])
REFERENCES [dbo].[MonHoc] ([MH_Ma])
GO

ALTER TABLE [dbo].[Khoi_Monhoc] CHECK CONSTRAINT [FK_MH_Ma]


GO

--Tạo bảng năm học


CREATE TABLE [dbo].[NamHoc](
[NH_ID] [int] IDENTITY(1,1) NOT NULL,
[NH_Ten] [nvarchar](100) NULL,
PRIMARY KEY CLUSTERED
(
[NH_ID] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY =
OFF, ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON,
OPTIMIZE_FOR_SEQUENTIAL_KEY = OFF) ON [PRIMARY]
) ON [PRIMARY]
GO
--Tạo bảng học kỳ
CREATE TABLE [dbo].[HocKy](
[HK_ID] [int] IDENTITY(1,1) NOT NULL,
[HK_NH_ID] [int] NOT NULL,
[HK_Ten] [nvarchar](100) NULL,
[HK_HienTai] [varchar](10) NULL,
PRIMARY KEY CLUSTERED
(
[HK_ID] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY =
OFF, ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON,
OPTIMIZE_FOR_SEQUENTIAL_KEY = OFF) ON [PRIMARY]
) ON [PRIMARY]
GO
81

ALTER TABLE [dbo].[HocKy] WITH CHECK ADD CONSTRAINT [FK_NH_ID] FOREIGN


KEY([HK_NH_ID])
REFERENCES [dbo].[NamHoc] ([NH_ID])
GO

ALTER TABLE [dbo].[HocKy] CHECK CONSTRAINT [FK_NH_ID]


GO

ALTER TABLE [dbo].[HocKy] WITH CHECK ADD CONSTRAINT


[CHK_NumberOfSemesters] CHECK (([dbo].[CheckNumberOfSemesters]
([HK_NH_ID])<=(2)))
GO

ALTER TABLE [dbo].[HocKy] CHECK CONSTRAINT [CHK_NumberOfSemesters]


GO

--Tạo bảng niên khóa


CREATE TABLE [dbo].[NienKhoa](
[NK_ID] [int] IDENTITY(1,1) NOT NULL,
[NK_Ma] [varchar](200) NOT NULL,
[NK_Ten] [nvarchar](200) NULL,
[NK_NamBD] [varchar](50) NULL,
[NK_NamKT] [varchar](50) NULL,
PRIMARY KEY CLUSTERED
(
[NK_ID] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY =
OFF, ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON,
OPTIMIZE_FOR_SEQUENTIAL_KEY = OFF) ON [PRIMARY],
CONSTRAINT [unique_NKMa] UNIQUE NONCLUSTERED
(
[NK_Ma] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY =
OFF, ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON,
OPTIMIZE_FOR_SEQUENTIAL_KEY = OFF) ON [PRIMARY]
) ON [PRIMARY]
GO

--Tạo bảng Usertype


CREATE TABLE [dbo].[Usertype](
[UT_ID] [int] IDENTITY(1,1) NOT NULL,
[UT_MoTa] [nvarchar](max) NULL,
PRIMARY KEY CLUSTERED
(
[UT_ID] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY =
OFF, ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON,
OPTIMIZE_FOR_SEQUENTIAL_KEY = OFF) ON [PRIMARY]
) ON [PRIMARY] TEXTIMAGE_ON [PRIMARY]
GO
82

--Tạo bảng tài khoản


CREATE TABLE [dbo].[TaiKhoan](
[U_ID] [int] IDENTITY(1,1) NOT NULL,
[U_UT_ID] [int] NULL,
[U_Username] [varchar](50) NULL,
[U_Password] [varchar](50) NULL,
PRIMARY KEY CLUSTERED
(
[U_ID] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY =
OFF, ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON,
OPTIMIZE_FOR_SEQUENTIAL_KEY = OFF) ON [PRIMARY]
) ON [PRIMARY]
GO

--Tạo bảng giáo viên


CREATE TABLE [dbo].[GiaoVien](
[GV_ID] [int] IDENTITY(1,1) NOT NULL,
[GV_Ma] [varchar](100) NOT NULL,
[GV_Ho] [nvarchar](100) NULL,
[GV_Ten] [nvarchar](50) NULL,
[GV_NgaySinh] [date] NULL,
[GV_GioiTinh] [nvarchar](50) NULL,
[GV_DiaChi] [nvarchar](max) NULL,
[GV_Email] [varchar](100) NULL,
[GV_SDT] [varchar](10) NULL,
[GV_ChinhThuc] [varchar](50) NULL,
[GV_U_ID] [int] NULL,
PRIMARY KEY CLUSTERED
(
[GV_ID] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY =
OFF, ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON,
OPTIMIZE_FOR_SEQUENTIAL_KEY = OFF) ON [PRIMARY],
CONSTRAINT [unique_email] UNIQUE NONCLUSTERED
(
[GV_Email] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY =
OFF, ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON,
OPTIMIZE_FOR_SEQUENTIAL_KEY = OFF) ON [PRIMARY],
CONSTRAINT [unique_GVMA] UNIQUE NONCLUSTERED
(
[GV_Ma] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY =
OFF, ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON,
OPTIMIZE_FOR_SEQUENTIAL_KEY = OFF) ON [PRIMARY],
CONSTRAINT [unique_SDT] UNIQUE NONCLUSTERED
(
[GV_SDT] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY =
OFF, ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON,
OPTIMIZE_FOR_SEQUENTIAL_KEY = OFF) ON [PRIMARY]
83

) ON [PRIMARY] TEXTIMAGE_ON [PRIMARY]


GO

ALTER TABLE [dbo].[GiaoVien] WITH CHECK ADD CONSTRAINT


[Check_SoDienThoai] CHECK ((left([GV_SDT],(1))='0'))
GO

ALTER TABLE [dbo].[GiaoVien] CHECK CONSTRAINT [Check_SoDienThoai]


GO

ALTER TABLE [dbo].[GiaoVien] WITH CHECK ADD CONSTRAINT [CHK_SDT] CHECK


((len([GV_SDT])=(10)))
GO

ALTER TABLE [dbo].[GiaoVien] CHECK CONSTRAINT [CHK_SDT]


GO

ALTER TABLE [dbo].[GiaoVien] WITH CHECK ADD CONSTRAINT [CHK_ValidEmail]


CHECK (([dbo].[IsValidEmail]([GV_Email])=(1)))
GO

ALTER TABLE [dbo].[GiaoVien] CHECK CONST

--Tạo bảng lớp


CREATE TABLE [dbo].[Lop](
[L_ID] [int] IDENTITY(1,1) NOT NULL,
[L_NK_Ma] [varchar](200) NULL,
[L_K_Ma] [varchar](50) NULL,
[L_GV_Ma] [varchar](100) NULL,
[L_Ma] [varchar](100) NULL,
[L_Ten] [nvarchar](50) NULL,
PRIMARY KEY CLUSTERED
(
[L_ID] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY =
OFF, ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON,
OPTIMIZE_FOR_SEQUENTIAL_KEY = OFF) ON [PRIMARY],
CONSTRAINT [Uni_Malop] UNIQUE NONCLUSTERED
(
[L_Ma] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY =
OFF, ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON,
OPTIMIZE_FOR_SEQUENTIAL_KEY = OFF) ON [PRIMARY]
) ON [PRIMARY]
GO

ALTER TABLE [dbo].[Lop] WITH CHECK ADD CONSTRAINT [FK_L_GV_Ma] FOREIGN


KEY([L_GV_Ma])
REFERENCES [dbo].[GiaoVien] ([GV_Ma])
GO

ALTER TABLE [dbo].[Lop] CHECK CONSTRAINT [FK_L_GV_Ma]


GO
84

ALTER TABLE [dbo].[Lop] WITH CHECK ADD CONSTRAINT [FK_L_K_Ma] FOREIGN


KEY([L_K_Ma])
REFERENCES [dbo].[KhoiThi] ([K_Ma])
GO

ALTER TABLE [dbo].[Lop] CHECK CONSTRAINT [FK_L_K_Ma]


GO

ALTER TABLE [dbo].[Lop] WITH CHECK ADD CONSTRAINT [FK_NK_Ma] FOREIGN


KEY([L_NK_Ma])
REFERENCES [dbo].[NienKhoa] ([NK_Ma])
GO

ALTER TABLE [dbo].[Lop] CHECK CONSTRAINT [FK_NK_Ma]


GO
--Tạo bảng lớp môn học
CREATE TABLE [dbo].[LopMonHoc](
[LMH_ID] [int] IDENTITY(1,1) NOT NULL,
[LMH_HK_ID] [int] NULL,
[LMH_GV_Ma] [varchar](100) NULL,
[LMH_MH_Ma] [varchar](50) NULL,
[LMH_Ma] [varchar](50) NULL,
[LMH_Ten] [nvarchar](100) NULL,
PRIMARY KEY CLUSTERED
(
[LMH_ID] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY =
OFF, ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON,
OPTIMIZE_FOR_SEQUENTIAL_KEY = OFF) ON [PRIMARY],
CONSTRAINT [unique_LMHMa] UNIQUE NONCLUSTERED
(
[LMH_Ma] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY =
OFF, ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON,
OPTIMIZE_FOR_SEQUENTIAL_KEY = OFF) ON [PRIMARY]
) ON [PRIMARY]
GO

ALTER TABLE [dbo].[LopMonHoc] WITH CHECK ADD CONSTRAINT [FK_LMH_GV_Ma]


FOREIGN KEY([LMH_GV_Ma])
REFERENCES [dbo].[GiaoVien] ([GV_Ma])
GO

ALTER TABLE [dbo].[LopMonHoc] CHECK CONSTRAINT [FK_LMH_GV_Ma]


GO

ALTER TABLE [dbo].[LopMonHoc] WITH CHECK ADD CONSTRAINT [FK_LMH_HK_ID]


FOREIGN KEY([LMH_HK_ID])
REFERENCES [dbo].[HocKy] ([HK_ID])
GO

ALTER TABLE [dbo].[LopMonHoc] CHECK CONSTRAINT [FK_LMH_HK_ID]


GO
85

ALTER TABLE [dbo].[LopMonHoc] WITH CHECK ADD CONSTRAINT [FK_LMH_MH_Ma]


FOREIGN KEY([LMH_MH_Ma])
REFERENCES [dbo].[MonHoc] ([MH_Ma])
GO

ALTER TABLE [dbo].[LopMonHoc] CHECK CONSTRAINT [FK_LMH_MH_Ma]


GO

--Tạo bảng học sinh


CREATE TABLE [dbo].[HocSinh](
[HS_ID] [int] IDENTITY(1,1) NOT NULL,
[HS_Ma] [nvarchar](100) NULL,
[HS_Ten] [nvarchar](50) NULL,
[HS_NgaySinh] [date] NULL,
[HS_GioiTinh] [nvarchar](50) NULL,
[HS_DiaChi] [nvarchar](100) NULL,
[HS_L_Ma] [varchar](100) NULL,
[HS_U_ID] [int] NULL,
PRIMARY KEY CLUSTERED
(
[HS_ID] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY =
OFF, ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON,
OPTIMIZE_FOR_SEQUENTIAL_KEY = OFF) ON [PRIMARY],
UNIQUE NONCLUSTERED
(
[HS_Ma] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY =
OFF, ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON,
OPTIMIZE_FOR_SEQUENTIAL_KEY = OFF) ON [PRIMARY]
) ON [PRIMARY]
GO

ALTER TABLE [dbo].[HocSinh] WITH CHECK ADD CONSTRAINT [FK_HS_L_Ma]


FOREIGN KEY([HS_L_Ma])
REFERENCES [dbo].[Lop] ([L_Ma])
GO

ALTER TABLE [dbo].[HocSinh] CHECK CONSTRAINT [FK_HS_L_Ma]


GO

--Tạo bảng điểm


CREATE TABLE [dbo].[Diem](
[D_LMH_Ma] [varchar](50) NOT NULL,
[D_HS_Ma] [nvarchar](100) NOT NULL,
[D_HS1_1] [float] NULL,
[D_HS1_2] [float] NULL,
[D_HS1_3] [float] NULL,
[D_HS1_4] [float] NULL,
[D_GK] [float] NULL,
86

[D_CK] [float] NULL,


[D_TBM] [float] NULL,
[D_GK_Chu] [varchar](50) NULL,
[D_CK_Chu] [varchar](50) NULL,
[D_TBM_Chu] [varchar](50) NULL,
CONSTRAINT [PK_nhapdiem] PRIMARY KEY CLUSTERED
(
[D_LMH_Ma] ASC,
[D_HS_Ma] ASC
)WITH (PAD_INDEX = OFF, STATISTICS_NORECOMPUTE = OFF, IGNORE_DUP_KEY =
OFF, ALLOW_ROW_LOCKS = ON, ALLOW_PAGE_LOCKS = ON,
OPTIMIZE_FOR_SEQUENTIAL_KEY = OFF) ON [PRIMARY]
) ON [PRIMARY]
GO

ALTER TABLE [dbo].[Diem] WITH CHECK ADD CONSTRAINT [FK_D_HS_Ma] FOREIGN


KEY([D_HS_Ma])
REFERENCES [dbo].[HocSinh] ([HS_Ma])
GO

ALTER TABLE [dbo].[Diem] CHECK CONSTRAINT [FK_D_HS_Ma]


GO

ALTER TABLE [dbo].[Diem] WITH CHECK ADD CONSTRAINT [FK_D_LMH_Ma] FOREIGN


KEY([D_LMH_Ma])
REFERENCES [dbo].[LopMonHoc] ([LMH_Ma])
GO

ALTER TABLE [dbo].[Diem] CHECK CONSTRAINT [FK_D_LMH_Ma]


GO

ALTER TABLE [dbo].[Diem] WITH CHECK ADD CONSTRAINT [Check_Diem] CHECK


(([D_HS1_1]>=(0) AND [D_HS1_1]<=(10)))
GO

ALTER TABLE [dbo].[Diem] CHECK CONSTRAINT [Check_Diem]


GO

ALTER TABLE [dbo].[Diem] WITH CHECK ADD CONSTRAINT [Check_Diem2] CHECK


(([D_HS1_2]>=(0) AND [D_HS1_2]<=(10)))
GO

ALTER TABLE [dbo].[Diem] CHECK CONSTRAINT [Check_Diem2]


GO

ALTER TABLE [dbo].[Diem] WITH CHECK ADD CONSTRAINT [Check_Diem3] CHECK


(([D_HS1_3]>=(0) AND [D_HS1_3]<=(10)))
GO

ALTER TABLE [dbo].[Diem] CHECK CONSTRAINT [Check_Diem3]


GO

ALTER TABLE [dbo].[Diem] WITH CHECK ADD CONSTRAINT [Check_Diem4] CHECK


(([D_HS1_4]>=(0) AND [D_HS1_4]<=(10)))
GO
87

ALTER TABLE [dbo].[Diem] CHECK CONSTRAINT [Check_Diem4]


GO

ALTER TABLE [dbo].[Diem] WITH CHECK ADD CONSTRAINT [Check_DiemCK] CHECK


(([D_CK]>=(0) AND [D_CK]<=(10)))
GO

ALTER TABLE [dbo].[Diem] CHECK CONSTRAINT [Check_DiemCK]


GO

ALTER TABLE [dbo].[Diem] WITH CHECK ADD CONSTRAINT [Check_DiemGK] CHECK


(([D_GK]>=(0) AND [D_GK]<=(10)))
GO

ALTER TABLE [dbo].[Diem] CHECK CONSTRAINT [Check_DiemGK]


GO

--Tạo function kiểm tra định dạng Email:


CREATE FUNCTION [dbo].[IsValidEmail] (@Email NVARCHAR(255))
RETURNS BIT
AS
BEGIN
DECLARE @Result BIT = 0
IF @Email LIKE '%@gmail.com'
BEGIN
SET @Result = 1; -- email là hợp lệ
END

RETURN @Result;
END;
GO

--Tạo function 1 năm học chỉ có 2 học kỳ


CREATE FUNCTION [dbo].[CheckNumberOfSemesters] (@NH_ID INT) RETURNS INT
AS
BEGIN
DECLARE @NumberOfSemesters INT;
SELECT @NumberOfSemesters = COUNT(*)
FROM HocKy
WHERE HK_NH_ID = @NH_ID;

RETURN @NumberOfSemesters;
END;
GO

--Tạo trigger thêm mã học sinh tự động


CREATE TRIGGER [dbo].[trg_InsertMaHocSinh]
ON [dbo].[HocSinh]
AFTER INSERT
88

AS
BEGIN
DECLARE @MaHocSinh varchar(100);
DECLARE @SoNgauNhien INT;

-- Tìm số lượng học sinh đã được thêm vào


DECLARE @SoLuongHocSinh INT;
SELECT @SoLuongHocSinh = COUNT(*) FROM HocSinh;

-- Sinh số ngẫu nhiên từ 1 đến 99999


SET @SoNgauNhien = (CAST(RAND() * 99999 AS INT) + 1);

-- Xây dựng mã học sinh


SET @MaHocSinh = 'HS' + RIGHT('00000' + CAST(@SoLuongHocSinh AS
NVARCHAR(5)), 5);

-- Thêm mã học sinh vào bảng


UPDATE HocSinh
SET HS_Ma = @MaHocSinh
FROM inserted
WHERE inserted.HS_ID = HocSinh.HS_ID;
END;

--Tạo trigger tính điểm trung bình


ALTER TRIGGER [dbo].[trg_CapNhatDiemTrungBinh]
ON [dbo].[Diem]
AFTER UPDATE
AS
BEGIN
UPDATE Diem
SET D_TBM =
CASE
WHEN EXISTS (
SELECT 1
FROM inserted
WHERE inserted.D_HS1_1 IS NOT NULL
AND inserted.D_HS1_2 IS NOT NULL
AND inserted.D_GK IS NOT NULL
AND inserted.D_CK IS NOT NULL
) THEN
CASE
WHEN EXISTS (
SELECT 1
FROM inserted inner join LopMonHoc ON
inserted.D_LMH_Ma=LopMonhoc.LMH_Ma
inner join MonHoc on
LopMonHoc.LMH_MH_Ma=MonHoc.MH_Ma
WHERE inserted.D_LMH_Ma = Diem.D_LMH_Ma AND
MH_Sotiet = 105
) THEN
round( (D_HS1_1 + D_HS1_2 + D_HS1_3 + D_HS1_4 +
D_GK * 2 + D_CK * 3) / 9,2)
WHEN EXISTS (
89

SELECT 1
FROM inserted inner join LopMonHoc ON
inserted.D_LMH_Ma=LopMonhoc.LMH_Ma
inner join MonHoc on
LopMonHoc.LMH_MH_Ma=MonHoc.MH_Ma
WHERE inserted.D_LMH_Ma = Diem.D_LMH_Ma AND
MH_Sotiet = 70
) THEN
round((D_HS1_1 + D_HS1_2 + D_GK * 2 + D_CK * 3)/ 7
,2)
END
--

ELSE
NULL
END
FROM Diem
WHERE Diem.D_LMH_Ma IN (SELECT inserted.D_LMH_Ma FROM inserted);
END;

--Tạo stored procedures thống kê điểm theo lớp


CREATE PROC [dbo].[proc_Laydiemtheolop] (@Malop VARCHAR(100))
AS
BEGIN
SELECT * FROM
(SELECT HS_Ma, HS_Ten, MH_Ten, D_TBM FROM
Lop inner join HocSinh ON L_Ma=HS_L_Ma
inner join Diem ON HS_Ma=D_HS_Ma
inner join LopMonHoc ON D_LMH_Ma=LMH_Ma
inner join MonHoc ON LMH_MH_Ma=MH_Ma
WHERE L_Ma= @Malop
)diem
pivot(
SUM(D_TBM)
FOR MH_Ten in(
[Toán học], [Ngữ văn], [Ngoại ngữ], [Vật lý], [Hóa học], [Sinh học], [Địa
lý], [Lịch sử])
) AS pivottable
ORDER BY HS_MA
END
GO
5.2. Thiết kế các ca kiểm thử

Ràng buộc về email và số điện thoại:

Email có dạng …@Gmail.Com

Số điện thoại bắt đầu bằng 0 và có phải có 10 kí tự


90

Cả số điện thoại và email là duy nhất cho mỗi bản ghi.

EXPECTED ACTUAL
TC INPUT RESULT
OUTPUT OUTPUT

The INSERT
INSERT INTO
statement conflicted
GiaoVien(GV_Ma, GV_Ho,
with the CHECK
GV_Ten, GV_Email,
constraint
GV_SDT) Không thêm
"CHK_ValidEmail".
được bản ghi.
1 The conflict occurred Pass
VALUES ('GV001',N'Lê Lỗi định dạng
in database
Minh',N'Kha','khalm','098766 Email
"QUANLYDIEM",
6235')
table
"dbo.GiaoVien",
column 'GV_Email'.

The INSERT
INSERT INTO
statement conflicted
GiaoVien(GV_Ma, GV_Ho,
with the CHECK
GV_Ten, GV_Email,
Không thêm constraint
GV_SDT)
được bản ghi. "CHK_SDT". The
2 Lỗi điều kiện conflict occurred in Pass
VALUES('GV001',N'Lê
về độ dài số database
Minh',N'Kha','khalm@gmail.c
điện thoại "QUANLYDIEM",
om','09876662')
table
"dbo.GiaoVien",
column 'GV_SDT'.

INSERT INTO
GiaoVien(GV_Ma, GV_Ho,
GV_Ten, GV_Email,
GV_SDT)
Tạo thành
3 công hồ sơ (1 row affected) Pass
VALUES('GV001',N'Lê
giáo viên mới
Minh',N'Kha','khalm@gmail.c
om','0987666235')

INSERT INTO Violation of


GiaoVien(GV_Ma, GV_Ho, UNIQUE KEY
GV_Ten, GV_Email, constraint
Không thêm
GV_SDT) 'unique_SDT'.
được bản ghi.
Cannot insert
4 Lỗi 2 số điện Pass
VALUES ('GV002',N'Bùi duplicate key in
thoại giống
Lan',N'Mai','khalm@gmail.co object
nhau.
m','0987666235') 'dbo.GiaoVien'. The
duplicate key value
is (0987666235).
91

The INSERT
INSERT INTO
statement conflicted
GiaoVien(GV_Ma, GV_Ho,
with the CHECK
GV_Ten, GV_Email, Không thêm
constraint
GV_SDT) được bản ghi.
"Check_SoDienThoa
Lỗi định dạng
5 i". The conflict Pass
VALUES('GV003',N'Nguyễn số điện thoại
occurred in database
Lan',N'Nhi','nhinhi@gmail.co không bắt
"QUANLYDIEM",
m','9882341569') đầu =0
table
"dbo.GiaoVien",
column 'GV_SDT'.
Bảng 11: Bảng test cases đầu vào email và số điện thoại
Ràng buộc về ngày tháng :
Ngày tháng nhập vào phải có định dạng yyyy/mm/dd

TC INPUT EXPECTED OUTPUT RESULT


OUTPUT

1 UPDATE GiaoVien Lỗi dữ liệu Conversion failed when Pass


set GV_NgaySinh = ngày sinh. converting date and/or
‘15/09/1980’ time from character string.
WHERE GV_Ma='GV001'

2 UPDATE GiaoVien Lỗi dữ liệu Conversion failed when Pass


SET GV_NgaySinh = ngày sinh converting date and/or
‘09/15/1980’ time from character string.
WHERE GV_Ma='GV001'

3 UPDATE GiaoVien Lỗi dữ liệu Conversion failed when Pass


SET GV_NgaySinh = ngày sinh converting date and/or
‘1980/15/09’ time from character string.
WHERE GV_Ma='GV001'

4 UPDATE GiaoVien Cập nhập dữ (1 row affected) Pass


SET GV_NgaySinh = liệu thành công
'1980/09/15'
WHERE GV_Ma='GV001'

Bảng 12: Bảng test cases đầu vào ngày tháng


Kiểm tra ràng buộc 1 năm học chỉ có 2 học kỳ không được hơn.

TC INPUT EXPECTED ACTUAL OUTPUT RERULT


OUPUT

1 INSERT INTO Không thể thêm (1 row affected) Pass


HocKy( HK_NH_ID, học kì 3
92

HK_Ten,HK_HienTai)
(1 row affected)
VALUES('1',N'học kỳ 1
năm học 2022-2023','0') The INSERT
statement conflicted
INSERT INTO with the CHECK
HocKy( HK_NH_ID, constraint
HK_Ten,HK_HienTai) "CHK_NumberOfSem
esters". The conflict
VALUES('1',N'học kỳ 2 occurred in database
năm học 2022-2023','0') "QUANLYDIEM",
table "dbo.HocKy",
INSERT INTO column 'HK_NH_ID'.
HocKy( HK_NH_ID,
HK_Ten,HK_HienTai)

VALUES('1',N'học kỳ 3
năm học 2022-2023','0')

2 INSERT INTO Tạo thành công (1 row affected) Pass


HocKy( HK_NH_ID, 2 học kì
HK_Ten,HK_HienTai) (1 row affected)

VALUES('2',N'học kỳ 1
năm học 2023-2024','0')

insert into
HocKy( HK_NH_ID,
HK_Ten,HK_HienTai)

VALUES('2',N'học kỳ 2
năm học 2023-2024','1')
Bảng 13: Bảng test cases thêm dữ liệu học kì

Ràng buộc về điểm:

+ Điểm nhập vào phải nằm trong đoạn từ 0 - 10


+ Khi môn học đủ các điểm thành phần sẽ tự động tính điểm trung bình môn

TC INPUT EXPECTED OUTPUT RESULT


OUTPUT

1 UPDATE Diem Không nhập The UPDATE statement Pass


SET D_HS1_1= -5 được điểm conflicted with the
93

WHERE CHECK constraint


D_LMH_Ma='242_TH_01' "Check_Diem". The
and D_HS_Ma='HS00001' conflict occurred in
database
"QUANLYDIEM", table
"dbo.Diem", column
'D_HS1_1'.

2 UPDATE Diem Không nhập The UPDATE statement Pass


SET D_HS1_1= 50 được điểm conflicted with the
WHERE CHECK constraint
D_LMH_Ma='242_TH_01' "Check_Diem". The
and D_HS_Ma='HS00001' conflict occurred in
database
"QUANLYDIEM", table
"dbo.Diem", column
'D_HS1_1'.

3 UPDATE Diem Không nhập Incorrect syntax near '8'. Pass


SET D_HS1_1=8,8 được điểm
WHERE
D_LMH_Ma='242_TH_01'
and D_HS_Ma='HS00001'

4 UPDATE Diem Cập nhập (3 rows affected) Pass


SET D_HS1_1=10, điểm thành
D_HS1_2=9, D_HS1_3=10, công. (1 row affected)
D_HS1_4=10, D_GK=8.5, Tính điểm
D_CK=8.7 trung bình
WHERE D_LMH_Ma=
'232_TH_01' and
D_HS_Ma='HS00003'

5 UPDATE Diem Cập nhập (2 rows affected) Pass


SET D_HS1_1=10, điểm thành
D_HS1_2=9, D_GK=9.5, công (1 row affected)
D_CK=8.9 Tính điểm
WHERE trung bình
D_LMH_Ma='232_VL_01'
and D_HS_Ma='HS00001'

6 UPDATE Diem Cập nhập (2 rows affected) Pass


SET D_HS1_1=10, điểm thành
D_HS1_2=10 công
WHERE
D_LMH_Ma='232_VL_01'
and D_HS_Ma='HS00003'
94

7 UPDATE Diem Cập nhập (2 rows affected) Pass


SET D_GK=9.3, D_CK=9 điểm thành
WHERE công (1 row affected)
D_LMH_Ma='232_VL_01' Tính điểm
and D_HS_Ma='HS00003' trung bình

Bảng 14: Bảng test case dữ liệu đầu vào điểm


Lấy bảng điểm theo lớp:
EXEC proc_Laydiemtheolop @Malop='12C52'

Chương 6. Cài đặt


6.1. Nâng cấp và thêm mới phần cứng và hệ thống mạng
Dự kiến:
95

- Số lượng thông tin


- Khối lượng dữ liệu
- Số lượng người dùng
- Các thiết bị ngoại vi đặc biệt: Scanner, máy vẽ, máy cắt
Cấu hình tối thiểu để sử dụng trên PC/Laptop:
- Hoạt động trên hệ điều hành: Window 7 trở lên.
- CPU: Bộ xử lí 2GHz
- Dung lượng RAM: Ít nhất 4GB.
- Dung lượng HDD ổ cứng còn trống: 16GB.
- VGA: GeForce GT 730/ ATI Radeon HD 7570 hoặc tương đương trở lên.
- Directx: 10.0 hoặc cao hơn.
6.2. Xây dựng tài liệu người dùng
Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm Quản Lý Điểm Sinh Viên
Phần mềm quản lý điểm học sinh là một hệ thống trực tuyến giúp các trường
học quản lý điểm thi, điểm kiểm tra, và các thông tin học tập khác của học sinh một
cách hiệu quả và dễ dàng. Hệ thống bao gồm các chức năng cho phép:
Giáo viên bộ môn: Nhập điểm,sửa điểm ,xóa điểm quản lý lớp học,báo cáo
thống kê
Giáo viên chủ nhiệm : thêm và sửa thông thông tin học sinh học sinh: Xem
điểm thi, điểm kiểm tra, thông tin cá nhân.
Cán bộ quản lý:chỉnh sửa thông tin lớp học, thêm mới lớp học, quản lý học sinh
(thêm, sửa, xóa), quản lý giáo viên ( thêm, sửa, xóa), báo cáo thống kê
Quản trị viên : Quản lý tài khoản người dùng( cấp quyền tài khoản, chỉnh sửa
tài khoản ,)
Hướng Dẫn Sử Dụng
 Đăng nhập hệ thống:
Bước 1: Truy cập trang web của trường trung học phổ thông. Nhấp vào liên kết
"Hệ thống quản lý điểm".
Bước 2: Điền tên đăng nhập và mật khẩu được cung cấp bởi nhà trường vào các
ô tương ứng.
Bước 3: Nhấp vào nút "Đăng nhập" để truy cập hệ thống.
 Hướng dẫn sử dụng cho học sinh:
 Xem điểm
96

Bước 1: Nhấp vào "Điểm học sinh" trên thanh menu chính.
Bước 2: Chọn học kỳ muốn xem điểm từ danh sách thả xuống.
Bước 3: Hệ thống sẽ hiển thị bảng điểm tổng kết của tất cả các môn học trong
học kỳ đã chọn, bao gồm:
- Tên môn học
- Điểm trung bình
- Điểm kiểm tra miệng
- Điểm kiểm tra 15 phút
- Điểm kiểm tra 1 tiết
- Điểm thi học kỳ
- Xếp loại
 Hướng dẫn sử dụng cho giáo viên:
 Nhập điểm :
Bước 1: Nhấp vào tab "Cập nhật thông tin điểm" trên thanh menu chính.
Bước 2: Chọn môn học, lớp học và học kỳ muốn nhập điểm từ danh sách thả
xuống.
Bước 3: Nhập điểm thi cho từng học sinh vào bảng điểm.
Bước 4: Hệ thống sẽ tự động tính toán điểm trung bình cho mỗi học sinh.
Bước 5: Nhấp vào nút "Lưu điểm" để lưu điểm thi vào hệ thống.
 Sửa điểm, xóa điểm :
Bước 1: Nhấp vào tab ‘’ Chỉnh sửa điểm" trên thanh menu chính.
Bước 2: Chọn học sinh mà muốn chỉnh sửa trong danh sách
Bước 3: Sửa điểm học sinh trên thanh ô nhập
Bước 4: Nhấp vào nút "Cập nhật" để lưu điểm thi vào hệ thống.

 Chỉnh sửa thông tin học sinh:

Bước 1: Nhấp vào tab "Thông tin học sinh" trên thanh menu chính.

Bước 2: Chọn học sinh muốn chỉnh sửa thông tin từ danh sách.

Bước 3: Chỉnh sửa thông tin cần thiết của học sinh.
97

Bước 4: Nhấp vào nút "Lưu thông tin" để lưu thay đổi.

 Hướng dẫn sử dụng cho cán bộ quản lý:

 Quản lý lớp học:

Bước 1: Nhấp vào tab "Thông tin lớp học" trên thanh menu chính.

Bước 2: Chọn lớp muốn chỉnh sửa thông tin từ danh sách.

Bước 3: Chỉnh sửa thông tin cần chỉnh sửa

Bước 4: Nhấp vào nút "Lưu thông tin" để lưu thay đổi.

 Quản lý học sinh :

Bước 1: Nhấp vào tab "Thông tin học sinh" trên thanh menu chính.

Bước 2: Chọn học sinh muốn chỉnh sửa thông tin từ danh sách.

Bước 3: Chỉnh sửa thông tin cần chỉnh sửa

Bước 4: Nhấp vào nút "Lưu thông tin" để lưu thay đổi.

 Quản lý giáo viên:

Bước 1: Nhấp vào tab "Thông tin giáo viên" trên thanh menu chính.

Bước 2: Chọn giáo viên muốn chỉnh sửa thông tin hay thêm mới từ danh sách.

Bước 3: Chỉnh sửa thông tin cần chỉnh sửa

Bước 4: Nhấp vào nút "Lưu thông tin" để lưu thay đổi.

 Thống kê, báo cáo:

Bước 1: Nhấp vào tab "Thống kê báo cáo" trên thanh menu chính.

Bước 2: Chọn các danh sách báo cáo theo mục đích sử dụng.
98

Bước 3: Chỉnh sửa báo cáo cần tạo.

Bước 4: Nhấp nút “Lưu báo cáo”.

 Hướng dẫn sử dụng cho quản trị viên:

 Quản lý tài khoản người dùng

Bước 1: Nhấp vào tab "Tài khoản người dùng" trên thanh menu chính.

Bước 2: Nhấn nút “tạo mới” hay “chỉnh sửa” tài khoản theo mục đích sử dụng.

Bước 3: Chọn quyền ở thanh lựa chọn “quyền truy cập”.


Bước 4: Nhấn nút “ Lưu và cập nhật”

Chương 7. Bảo trì


Kịch bản mẫu cho bảo trì hệ thống quản lý du lịch:
99

 Chuẩn bị cho bảo trì


Xác định thời gian bảo trì và thông báo cho các bên liên quan, bao gồm cả học
sinh và các giáo viên.
Sao lưu dữ liệu quan trọng để đảm bảo rằng không có dữ liệu bị mất trong quá
trình bảo trì.
Chuẩn bị các tài liệu cần thiết để hướng dẫn các bên liên quan trong trường hợp
có sự cố xảy ra.
 Dừng hoạt động của hệ thống
Thông báo cho tất cả các bên liên quan rằng hệ thống sẽ tạm ngừng hoạt động
trong thời gian nhất định.
Ngưng hoạt động của các máy chủ và hệ thống để đảm bảo rằng không có ai có
thể truy cập vào hệ thống trong quá trình bảo trì.
 Kiểm tra hệ thống
Kiểm tra các phần mềm và phần cứng để đảm bảo rằng chúng hoạt động bình
thường và không có sự cố nào xảy ra.
Kiểm tra các cấu hình mạng để đảm bảo rằng hệ thống có thể kết nối với mạng
và các máy chủ khác.
Kiểm tra dữ liệu để đảm bảo rằng không có dữ liệu bị hỏng hoặc mất.
 Sửa chữa và cập nhật hệ thống
Sửa chữa các sự cố phần cứng và phần mềm nếu có.
Cập nhật các phần mềm và bảo mật của hệ thống để đảm bảo rằng nó luôn hoạt
động tốt và an toàn.
 Kiểm tra lại hệ thống
Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống để đảm bảo rằng mọi thứ đều hoạt động bình
thường và không có sự cố nào xảy ra.
Kiểm tra lại dữ liệu để đảm bảo rằng không có dữ liệu bị mất hoặc hỏng trong
quá trình bảo trì.
Sau khi hoàn thành các công việc bảo trì và sửa chữa, đội ngũ quản lý điểm cần
tiến hành kiểm tra lại hệ thống để đảm bảo rằng tất cả các lỗi đã được khắc phục và hệ
thống đang hoạt động ổn định. Họ cũng nên đánh giá lại hệ thống để tìm cách cải tiến
hoạt động và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của học sinh và giáo viên.
100

 Khởi động lại hệ thống


Khởi động lại hệ thống để đảm bảo rằng mọi thứ hoạt động bình thường và có
thể sử dụng được.
Thông báo cho tất cả các bên liên quan rằng hệ thống đã sẵn sàng để sử dụng.
 Tổng kết và báo cáo
Cuối cùng, đội ngũ quản lý điểm nên tổng kết và báo cáo lại kết quả của các
hoạt động bảo trì và sửa chữa cho các bên liên quan. Báo cáo này có thể bao gồm
thông tin về tình trạng hệ thống, các công việc đã được thực hiện, chi phí và thời gian
bảo trì. Báo cáo này cũng có thể đề xuất các cải tiến để cải thiện tính ổn định và hiệu
suất của hệ thống quản lý điểm trong tương lai.
101

KẾT LUẬN
Quá trình phát triển hệ thống quản lý điểm cho học sinh là một quá trình quan
trọng và phức tạp, đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng và sự linh hoạt để đáp ứng được các
yêu cầu đa dạng của cộng đồng giáo dục. Hệ thống quản lý điểm cần phải linh hoạt để
có thể tùy chỉnh theo yêu cầu cụ thể của từng trường, từng lớp học, thậm chí từng học
sinh. Hệ thống cần phải đảm bảo tính đáng tin cậy trong việc ghi nhận và tính toán
điểm số, đảm bảo việc bảo vệ thông tin cá nhân và điểm số của học sinh. Hệ thống
quản lý điểm cần tích hợp các công nghệ mới nhất để tối ưu hóa quá trình quản lý và
cung cấp thông tin một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, sự linh hoạt trong việc tích hợp
và mở rộng hệ thống là điều cần thiết để có thể thích nghi với sự phát triển và thay đổi
trong lĩnh vực giáo dục. Sự liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng của hệ thống sẽ
giúp nó ngày càng phù hợp, hữu ích hơn, đáp ứng được mục tiêu và nhu cầu của cộng
đồng giáo dục.
Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn nhóm chúng em không thể tránh
khỏi những sai sót và các hạn chế. Do đó, chúng em rất mong nhận được sự góp ý và
nhận xét của cô và mọi người để có thể chỉnh sửa, khắc phục những thiếu sót đó và
hoàn thiện đề tài một cách hoàn chỉnh. Nhóm 5 xin chân thành cảm ơn!
102

CÁC BIÊN BẢN HỌP NHÓM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1

Thời gian: 20h 02/02/2024


Địa điểm: Google Meet
Số thành viên tham gia: 9/9
Nội dung: Lựa chọn đề tài thảo luận
Chi tiết cuộc họp:
Các thành viên trong nhóm lần lượt đề xuất đề tài mong muốn cùng tính khả thi. Các
thành viên còn lại và nhóm trưởng sẽ đánh giá, biểu quyết lựa chọn đề tài.

Người lập biên bản


Trần Thị Hà Phương
103

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2

Thời gian: 20h 07/02/2024


Địa điểm: Google Meet
Số thành viên tham gia: 9/9
Nội dung: Phân chia công việc
Chi tiết cuộc họp:
Nhóm trưởng đưa ra outline của bài thảo luận cùng phân chia công việc.
Các thành viên nhận xét sau đó chọn phần việc đã được chia.
Nhóm trưởng đưa hạn nộp bài cho các phần việc

Người lập biên bản


Trần Thị Hà Phương
104

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 3

Thời gian: 20h 17/03/2024


Địa điểm: Google Meet
Số thành viên tham gia: 9/9
Nội dung: Nhận xét và sửa nội dung
Chi tiết cuộc họp:
Nhóm trưởng và các thành viên nhận xét các nội dung đã nộp.
Nêu ý kiến và phương hướng sửa các phần bị sai.
Người lập biên bản
Trần Thị Hà Phương

You might also like