You are on page 1of 137

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI


Họ tên: Nguyễn Thị Thanh Miện
Học vị: Thạc sỹ Tài chính ngân hàng
Đơn vị: Khoa Kế toán – Tài chính
Email: nguyenthithanhmien@hotec.edu.vn

TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM


BỘ MÔN ĐỀ TÀI

HIỆU TRƯỞNG
DUYỆT

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU

Thị trường tài chính là môn học cơ sở, là nền tảng cho sinh viên ngành tài chính
doanh nghiệp bắt đầu làm quen với các nghiệp vụ của thị trường tài chính.

Giáo trình thị trường tài chính là tài liệu hỗ trợ cho sinh viên Khối ngành Tài
chính doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy và
mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Giáo trình Thị trường tài chính gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính

Chương 2: Thị trường tiền tệ

Chương 3: Thị trường hối đoái

Chương 4: Thị trường chứng khoán

Ở mỗi chương ngoài nội dung lý thuyết, còn có hệ thống bài tập để
người học củng cố lý thuyết và rèn luyện kỹ năng thực hành.

Mặc dù rất cố gắng, tuy nhiên giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót về nội
dung và hình thức. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc để
Giáo trình này được hoàn thiện hơn.

TPHCM, ngày tháng năm 2020

Chủ biên

Nguyễn Thị Thanh Miện

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 1


MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ......................................8

1.1. Thị trường tài chính ..................................................................................................8

1.1.1. Khái niệm về thị trường tài chính ..........................................................................8

1.1.2. Cơ sở hình thành thị trường tài chính ....................................................................9

1.1.3. Chức năng của thị trường tài chính .....................................................................12

1.2. Phân loại thị trường tài chính .................................................................................16

1.2.1. Phân loại thị trường tài chính theo thời gian luân chuyển vốn............................16

1.2.2. Phân loại thị trường tài chính theo cơ cấu của thị trường ...................................17

1.2.3. Phân loại thị trường tài chính theo tính chất luân chuyển vốn ............................17

1.3. Vai trò của thị trường tài chính ..............................................................................18

1.3.1. Tạo lập nguồn vốn cho nền kinh tế .....................................................................18

1.3.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế .....................................................19

1.3.3. Đẩy nhanh quá trình tự do hóa quá trình tài chính và hội nhập quốc tế .............19

CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ ........................................................................23

2.1. Tổng quan về thị trường tiền tệ ..............................................................................23

2.1.1. Khái niệm về thị trường tiền tệ ............................................................................23

2.1.2. Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ ...............................................................23

2.1.3. Công cụ của thị trường tiền tệ .............................................................................25

2.1.4. Chức năng của thị trường tiền tệ .........................................................................26

2.2. Cơ cấu của thị trường tiền tệ ..................................................................................27

2.2.1. Thị trường tiền gửi và cho vay ............................................................................27

2.2.2. Thị trường liên ngân hàng ...................................................................................29

2.2.3. Thị trường mở ......................................................................................................30

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 2


2.3. Bài tập chương 2 .....................................................................................................44

CHƯƠNG 3: THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI .....................................................................47

3.1. Tổng quan về thị trường hối đoái ...........................................................................47

3.1.1. Khái niệm ............................................................................................................47

3.1.2. Đặc điểm ..............................................................................................................49

3.1.3. Phân loại thị trường hối đoái ...............................................................................49

3.2. Các chủ thể tham gia thị trường hối đoái ...............................................................52

3.2.1. Ngân hàng trung ương .........................................................................................52

3.2.2. Các ngân hàng thương mại ..................................................................................53

3.2.3 Các tổ chức tài chính phi ngân hàng ....................................................................54

3.2.4. Các công ty ..........................................................................................................55

3.2.5. Nhà môi giới ........................................................................................................55

3.3. Tỷ giá hối đoái ........................................................................................................55

3.3.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái ....................................................................................55

3.3.2. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái ..........................................................................56

3.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái .........................................................57

3.3.4. Phương pháp công bố tỷ giá hối đoái ..................................................................61

3.3.5. Phân loại tỷ giá ....................................................................................................62

3.3.6. Phương pháp xác định tỷ giá kỳ hạn ...................................................................66

3.3.7. Phương pháp xác định tỷ giá chéo.......................................................................70

3.4. Các phương thức giao dịch hối đoái .......................................................................72

3.4.1. Giao dịch giao ngay .............................................................................................72

3.4.2. Giao dịch kỳ hạn ..................................................................................................74

3.4.3. Giao dịch hoán đổi...............................................................................................75

3.4.4. Giao dịch quyền chọn ..........................................................................................76

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 3


3.4.5. Giao dịch tương lai ..............................................................................................78

3.5. Bài tập chương 3 .....................................................................................................80

CHƯƠNG 4: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .........................................................82

4.1. Thị trường chứng khoán .........................................................................................82

4.1.1. Khái niệm ............................................................................................................82

4.1.2. Đặc điểm ..............................................................................................................83

4.2. Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán .................................................83

4.2.1 Chức năng của thị thị trường chứng khoán ..........................................................83

4.2.2 Vai trò của thị trường chứng khoán......................................................................84

4.3. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán........................................................85

4.3.1. Chủ thể phát hành ................................................................................................85

4.3.2. Nhà đầu tư ...........................................................................................................86

4.3.3. Công ty chứng khoán...........................................................................................90

4.3.4. Uỷ ban chứng khoán nhà nước ............................................................................91

4.3.5. Sở giao dịch chứng khoán ...................................................................................92

4.3.6. Trung tâm lưu ký chứng khoán ...........................................................................93

4.4. Thị trường chứng khoán tập trung ..........................................................................93

4.4.1. Khái niệm ............................................................................................................93

4.4.2. Nguyên tắc hoạt động ..........................................................................................94

4.5. Phân loại thị trường chứng khoán ..........................................................................97

4.5.1. Phân loại theo hàng hóa giao dịch .......................................................................97

4.5.2. Phân loại theo tính chất giao dịch........................................................................97

4.5.3. Phân loại theo hình thức tổ chức và phương thức hoạt động ..............................99

4.6. Chứng khoán.........................................................................................................100

4.6.1. Khái niệm ..........................................................................................................100

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 4


4.6.2. Đặc điểm ............................................................................................................100

4.6.3. Phân loại chứng khoán ......................................................................................100

4.6.4. Các loại chứng khoán ........................................................................................101

4.6.5. Các loại giá chứng khoán ..................................................................................113

4.7. Giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung .................................................115

4.7.1. Thời gian giao dịch ............................................................................................115

4.7.2. Các loại lệnh ......................................................................................................115

4.7.3 Nguyên tắc khớp lệnh .........................................................................................116

4.7.4. Đơn vị giao dịch ................................................................................................117

4.7.5. Đơn vị yết giá ....................................................................................................117

4.7.6. Giá tham chiếu ...................................................................................................118

4.7.7 Biên độ giao động giá .........................................................................................119

4.7.8. Hệ thống giao dịch.............................................................................................121

4.8. Giao dịch chứng khoán trên thị trường phi tập trung ...........................................123

4.8.1. Khái niệm thị trường phi tập trung ....................................................................123

4.8.2. Đặc điểm thị trường phi tập trung .....................................................................124

4.8.3. Phương thức giao dịch trên thị trường phi tập trung .........................................126

4.8.4. Vai trò của thị trường phi tập trung ...................................................................126

4.9. Một số giao dịch đặc biệt......................................................................................127

4.9.1. Giao dịch cổ phiếu mới niêm yết lần đầu ..........................................................127

4.9.2. Tách, gộp cổ phiếu ............................................................................................128

4.9.3. Giao dịch lô lớn .................................................................................................128

4.9.4. Giao dịch lô lẻ ...................................................................................................128

4.9.5. Giao dịch không hưởng cổ tức và quyền ...........................................................129

4.9.6. Giao dịch ký quỹ ...............................................................................................129

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 5


4.10. Chỉ số giá chứng khoán Việt Nam .....................................................................129

4.11.Bài tập chương 4 ..................................................................................................131

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................133

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 6


GIÁO TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Thị trường tài chính

Mã môn học: MH2104059

Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Môn học Thị trường tài chính thuộc nhóm các môn học cơ sở được bố
trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn học chung. Trong nhóm các môn học cơ sở,
môn thị Thị trường tài chính được bố trí sau môn Tài chính tiền tệ.
- Tính chất: Môn học Thị trường tài chính cung cấp cho sinh viên các kiến thức
về thị trường tài chính, thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái, thị trường chứng khoán
với những chức năng, vai trò và phương thức hoạt động của từng thị trường.
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được khái niệm, chức năng của thị trường tài chính.
+ Trình bày được khái niệm thị trường tiền tệ, các công cụ trên thị trường tiền tệ.
+ Trình bày được khái niệm của thị trường hối đoái, các chủ thể tham gia trên
thị trường hối đoái, tỷ giá hối đoái.
+ Trình bày được khái niệm, nguyên tắc hoạt động, chức năng và vai trò của thị
trường chứng khoán.
- Về kỹ năng:
+ Tính toán được phương thức giao dịch trên thị trường mở, giá mua bán giấy
tờ có giá trên thị trường mở, phương thức đấu thầu.
+ Tính toán được tỷ giá kỳ hạn, tỷ giá chéo, phương thức giao dịch hối đoái.
+ Tính toán được các loại giá của chứng khoán, nguyên tắc khớp lệnh của thị
trường chứng khoán, chỉ số giá chứng khoán.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Người học tiếp nhận và nghiên cứu nội dung bài giảng, rèn luyện kỹ năng
trình bày tóm tắt nội dung chính trong từng chương.
+ Rèn luyện tư duy logic hình thành phương pháp học chủ động, nghiêm túc,
nhớ lâu về phương pháp tính toán, cách xử lý tình huống từ các ví dụ, bài tập.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 7


Thị trường tài chính Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Giới thiệu: Chương 1 giới thiệu về khái niệm về thị trường tài chính, vai trò của thị
trường tài chính đối với nên kinh tế, các chủ thẻ tham gia thị trường tài chính.

Mục tiêu:

+ Trình bày được khái niệm, cơ sở hình thành và chức năng của thị trường tài
chính.
+ Trình bày được các loại hình trong thị trường tài chính
+ Trình bày được vai trò của thị trường tài chính
Nội dung chính:

1.1. Thị trường tài chính

1.1.1. Khái niệm về thị trường tài chính

Quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa từ trình độ thấp đến trình độ ngày
càng cao và càng hoàn thiện, tất yếu phát sinh nhu cầu giao lưu trao đổi vốn trong nền
kinh tế. Đối với những người tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, nhu cầu giao
lưu trao đổi vốn là rất cần thiết và tất yếu. Trong quá trình kinh doanh, do tính chất
luân chuyển vốn với những chu kỳ khác nhau, với những đặc điểm khác nhau trong
các ngành nghề, sẽ dẫn đến hiện tượng lúc thì thiếu vốn do phải mua sắm vật tư hàng
hóa, trả lương, trả các phí kinh doanh... Có lúc lại phát sinh tình trạng thừa vốn do đã
tiêu thụ được hàng hóa, nhưng chưa đến lúc lúc phải mua sắm vật tư hàng hóa, chưa
đến kỳ phải trả lương...

Đối với những người không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh vẫn
phát sinh tình trạng tạm thời thừa tiền và và tạm thời thiếu tiền. Các tổ chức đoàn thể
xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp v.v… cũng sẽ phát sinh những trạng thái tương tự.
Những tình trạng có vẻ như mâu thuẫn đó phải được giải quyết. Thị trường tài chính ra
đời xuất phát từ những nguyên nhân như vậy. Nhờ có thị trường tài chính mà tình
trạng thừa, thiếu vốn sẽ được giải quyết bằng một cơ chế tự phát và phát triển ngày
càng hoàn thiện hơn, đáp ứng được lợi ích của các chủ thể một cách vô tư, công bằng
và có tính đồng thuận cao.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 8


Thị trường tài chính Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính

Đối với các chủ thể “thừa” vốn: Thị trường tài chính giúp họ có cơ hội không
những bảo toàn số tiền của họ, mà còn tạo ra thu nhập cho họ thông qua hoạt động
đầu tư với những quy mô và mức độ khác nhau. Thị trường tài chính tạo cơ hội thật tốt
cho những người có thu nhập dư giả, hoặc cho những người tuy thu nhập không cao
nhưng cũng còn để dành tiết kiệm. Đặc biệt đối với những người có thu nhập cao hoặc
rất cao (Bác sỹ, ca sỹ, nghệ sỹ nổi tiếng, các vận động viên chuyên nghiệp…) cần tìm
cơ hội đầu tư sinh lời lớn, thị trường tài chính sẽ là môi trường và không gian lý tưởng
cho hoạt động đầu tư với các quy mô và mức độ khác nhau.

Đối với các chủ thể “thiếu” vốn: Thị trường tài chính sẽ là cứu cánh cho họ, thị
trường tài chính như “kênh” dẫn nước cho những cánh đồng khô hạn, khiến cho cây
cối được xanh tươi đâm chồi nảy lộc. Về phương diện kinh tế và và kinh doanh, thị
trường tài chính là kênh dẫn vốn để đáp ứng các nhu cầu cho sản xuất kinh doanh, làm
lợi cho những người kinh doanh và đồng thời làm lợi cho xã hội. Tuy nhiên nếu
chỉ dừng lại ở chỗ giải quyết vấn đề thừa hay thiếu vốn một cách thuần túy và đơn
giản như vậy, thì chưa thể nói đến vấn đề cốt lõi của thị trường tài chính. Vấn đề ở chỗ
là là việc xử lý và giải quyết vấn đề thừa, thiếu vốn bằng công cụ và phương thức nào,
sao cho hợp lý, hiệu quả tả và an toàn đồng thời mang tính kinh tế và xã hội sâu sắc.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, và những kinh nghiệm được tích lũy và đúc
kết qua cuộc sống, với sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng, các sản phẩm và
công cụ tài chính được sử dụng ngày càng phổ biến trong các quan hệ giao dịch giữa
các chủ thể trong nền kinh tế.

Qua những lý giải như vậy có thể nói: Thị trường tài chính là thị trường giao
dịch, mua bán, trao đổi I các sản phẩm tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm
đáp ứng nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong nền kinh tế. Thị trường tài chính là
loại thị trường của các thị trường và là thị trường bậc cao của nền kinh tế, nó chỉ có
thể tồn tại và hoạt động một cách bình thường trong điều kiện của nền kinh tế thị
trường với đầy đủ ý nghĩa của nó.

1.1.2. Cơ sở hình thành thị trường tài chính

Thị trường tài chính là loại thị trường bậc cao, do đó thị trường này ra đời chậm
hơn các thị trường khác với những điều kiện cơ bản sau đây:

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 9


Thị trường tài chính Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính

Thể chế thị trường được duy trì trong nền kinh tế tài chính

Có thể nói đây là là căn cứ quan trọng hàng đầu cho việc hình thành và phát
triển thị trường tài chính. Khác với giao dịch về hàng hóa và dịch vụ, các giao dịch
liên quan đến tài chính và các sản phẩm tài chính rất quan tâm yếu tố thời hạn và cam
kết hoàn trái, chính nhờ hai yếu tố này tạo ra sự hoạt động của thị trường tài chính.
Thể chế thị trường ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi của các chủ thể liên quan sẽ tạo
nền tảng và sự tin cậy cho sinh hoạt động của thị trường tài chính. Điều này lý giải tại
sao ở những những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, sẽ kéo theo sự phát triển
của thị trường tài chính.

Các nhu cầu giao lưu vốn được khuyến khích mạnh mẽ trong khuôn khổ
luật pháp

Tình trạng thừa vốn và thiếu vốn tạm thời là tình trạng xảy ra thường xuyên
trong nền kinh tế xã hội. Nếu không có một cơ chế rõ ràng cho quá trình giao lưu vốn,
thì tình trạng thừa vốn vẫn bị thừa, tình trạng thiếu vốn vẫn bị thiếu, các dòng chảy của
bố sẽ không được khơi thông. Khi nhu cầu giao lưu vốn được công nhận và khuyến
khích trong khuôn khổ pháp luật, nó sẽ trở thành tác nhân để khơi thông dòng chảy của
vốn, thị trường thừa thiếu vốn sẽ được giải quyết, trong điều kiện như vậy, thị trường
tài chính mới có sức sống mãnh liệt và hoạt động hiệu quả.

Nhu cầu giao lưu vốn được thực hiện qua hai kênh: Trực tiếp và gián tiếp.

Kênh trực tiếp

Kênh giao lưu vốn trực tiếp là giao lưu vốn giữa người thừa vốn và người thiếu
vốn bằng giao kết trực tiếp mà không qua một trung gian nào. Các chủ thể đặt lòng tin
vào đối tác của họ và sẵn sàng gánh chịu rủi ro. Thời kỳ đầu của thị trường tài chính
điều này thường xảy ra khi hệ thống luật pháp và nguồn thông tin chưa minh bạch,
nhưng ngày nay điều này đã giảm đi đáng kể. Phát hành Cổ phiếu công ty, phát hành
Trái phiếu công ty hoặc huy đầu vốn nội bộ tự vay, tự trả trong nội bộ… là các dạng
giao lưu vốn trực tiếp.

Kênh gián tiếp

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 10


Thị trường tài chính Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính

Kênh giao lưu vốn gián tiếp là giao lưu vốn giữa người thừa vốn và người thiếu
vốn thông qua các tổ chức trung gian tài chính (Các Ngân hàng thương mại, các định
chế tài chính khác), giữa người có nhu cầu và người có khả năng về vốn không có bất
kỳ một cam kết nào, chỉ có người trung gian thực hiện cam kết với cả hai phía và độc
lập với nhau. Giao lưu vốn gián tiếp có độ an toàn cao và rủi ro thấp, vì vậy được đa số
người dân lao động ưa chuộng.

Các định chế tài chính được hình thành và hoạt động có hiệu quả

Thị trường tài chính sẽ ảm đạm và không có sức sống nếu không có các định
chế tài chính tồn tại và hoạt động. Chính những định chế tài chính này mới là tác nhân
tạo ra các dòng chảy của các luồng vốn trong nền kinh tế, tức là tạo ra sức sống của thị
trường tài chính. Các chuyên gia tài chính thậm chí còn khẳng định không có các định
chế tài chính sẽ không có thực sự tồn tại của thị trường tài chính, tuy nhiên nếu có quá
nhiều định chế tài chính sẽ làm cho thị trường bị pha loãng, tạo ra sự ganh đua và
cạnh tranh thái quá, có thể gây tổn hại nghiêm trọng, khi gây khủng hoảng tài chính,
cũng chính vì vậy mà chính phủ nhiều nước có chính sách khuyến khích phát triển
định chế tài chính theo hướng lành mạnh và có hiệu quả.

Các định chế tài chính trong nền kinh tế bao gồm:

Hệ thống ngân hàng thương mại

Hệ thống ngân hàng thương mại có vị trí rất đặc biệt trong nền kinh tế nói
chung và thị trường tài chính nói riêng. Nhờ có sự tồn tại và hoạt động của các ngân
hàng thương mại mà các giao dịch trên thị trường tài chính, kể cả trả giao dịch trực
tiếp và giao dịch gián tiếp được thực hiện thuận lợi, trôi chảy. Sự vận động của các
luồng vốn trong nền kinh tế được ví như sự lưu thông của các mạch máu trong cơ thể
của nền kinh tế hiện đại. Nếu không có hệ thống ngân hàng thương mại tồn tại và hoạt
động thì sự lưu thông đó sẽ bị ngưng trệ và chậm trễ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển
của nền kinh tế xã hội. Chính vì lẽ đó mà các nhà nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế
đều khẳng định vai trò to lớn của hệ thống ngân hàng thương mại đối với thị trường tài
chính.

Hệ thống ngân hàng thương mại trong nền kinh tế gồm:

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 11


Thị trường tài chính Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính

+ Ngân hàng thương mại Nhà nước (NH công)


+ Ngân hàng thương mại cổ phần
+ Ngân hàng thương mại liên doanh
+ Ngân hàng thương mại nước ngoài (Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và
ngân hàng 100% vốn nước ngoài)
Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm có:

+ Công ty tài chính


+ Công ty cho thuê tài chính
+ Hệ thống tín dụng nhân dân

Tổ chức tín dụng có vai trò như hệ thống ngân hàng thương mại nhưng phạm vi
hoạt động, mức độ ảnh hưởng và quy mô không lớn.

Các định chế tài chính phi ngân hàng

Định chế tài chính phi ngân hàng cũng có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế
nói chung và thị trường tài chính nói riêng. Cách giao dịch tài chính qua các định chế
này có quy mô khá lớn góp phần làm phong phú hơn, sôi động hơn thị trường tài chính
của một quốc gia. Định chế tài chính phi ngân hàng gồm có:

+ Công ty Bảo hiểm


+ Công ty Chứng khoán
+ Các quỹ Đầu tư
+ Quỹ Bảo hiểm Xã hội v.v

1.1.3. Chức năng của thị trường tài chính

Khơi thông các nguồn vốn và dẫn vốn, đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế xã hội

Trong nền kinh tế, hiện tượng thừa vốn tạm thời và thiếu vốn tạm thời là hiện
tượng phổ biến, xảy ra thường xuyên. Hiện tượng này không những xảy ra trong lĩnh
vực sản xuất kinh doanh mà còn phải ra ra cả trong các lĩnh vực phi sản xuất. Nếu
không có một Thị trường Tài chính tồn tại và hoạt động, thì hiện tượng thừa vốn và
thiếu vốn sẽ không được giải quyết. Trạng thái đóng băng, xơ cứng của những nơi

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 12


Thị trường tài chính Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính

thừa vốn và tình trạng thiếu vốn của những nhà kinh doanh, nhà buôn, cũng như các
nhu cầu khác trong xã hội sẽ không được giải quyết một cách hài hòa và có lợi cho cả
hai phía, nếu không có tồn tại và hoạt động của thị trường tài chính. Tình trạng lãng
phí vốn do không được điều hòa kịp thời sẽ sẽ được giải quyết triệt để hơn, nhanh
chóng hơn và hợp lý hơn nhờ cơ chế hoạt động của Thị trường Tài chính. Nghĩa là nhờ
có Thị trường Tài chính hoạt động với phạm vi rộng khắp và linh hoạt, đã tạo ra các
dòng chảy của vốn trong nền kinh tế, để tự động điều chỉnh và giải quyết yêu cầu của
nền kinh tế. Nói cách khác, thị trường tài chính sẽ tự động tìm nguồn cung ứng vốn,
đồng thời khi cung ứng vốn cho nơi có nhu cầu bằng cơ chế điều hòa lợi ích và linh
hoạt. Cơ chế làm lợi cho mọi đối tượng tham gia.

Nguồn cung ứng vốn (nơi thừa vốn) trong nền kinh tế xã hội gồm:
− Các đơn vị kinh tế (Doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty y tư nhân v.v).
− Hộ gia đình, tổ hợp tác.
− Các quỹ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm y tế...
− Chính phủ Trung ương.
− Chính quyền địa phương.
− Cá nhân.
− Các tổ chức đoàn thể xã hội.

Các nguồn cung ứng vốn phát sinh từ nhiều nguồn như nói ở trên với những
quy mô và thời hạn khác nhau, tuy nhiên trong đó nguồn cung ứng vốn từ các tầng lớp
dân cư trong xã hội, các hộ gia đình có tiềm năng rất lớn, thị trường tài chính thực sự
hoạt động có hiệu quả là phải khơi thông triệt để các nguồn vốn này, làm cho lượng
tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế giảm xuống mức thấp nhất, mức vốn tập trung qua thị
trường tài chính đạt mức cao nhất.

Nhu cầu sử dụng vốn (nơi thiếu vốn)


− Các đơn vị kinh tế

Các đơn vị kinh tế phát sinh các giao cầu vốn để bổ sung cho quá trình sản xuất
kinh doanh là hiện tượng có tính chất thường xuyên, với số lượng khá lớn (Nhu cầu
vốn lưu động). Cũng có những nhu cầu vốn để thực hiện dự án đầu tư, đổi mới trang
thiết bị, thay đổi dây chuyền công nghệ hoặc tận dụng phế liệu phế phẩm (Vốn cố

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 13


Thị trường tài chính Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính

định). Những nhu cầu vốn ngắn hạn, trung dài hạn đều có thể được đáp ứng thông qua
thị trường tài chính trực tiếp và gián tiếp.

− Chính phủ Trung ương

Trong nền kinh tế thị trường, dù tiềm lực và thế mạnh của mỗi quốc gia có khác
nhau, nhưng hình như lúc nào cũng cần vốn để đầu tư vào các công trình trọng điểm,
thiết yếu của quốc gia như hệ thống các công trình giao thông, sân bay, bến cảng, các
nhà máy điện, hệ thống lưới điện quốc gia, các cơ sở lọc khai thác dầu, hóa dầu, các
nhà máy sản xuất chế biến khai thác có tầm cỡ quốc gia. Các cơ sở hạ tầng cho ngành
giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa v.v. Tất cả đều đòi hỏi những nhu cầu vốn rất lớn mà
nguồn thu của Ngân sách Nhà nước không đủ đáp ứng. Nước sẽ phát hành Trái phiếu
(Công trái) để huy động vốn cho nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.

− Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương, nhất là các đô thị trực thuộc trung ương hoặc thuộc
tỉnh cũng có những nhu cầu vốn đầu tư lớn không những cho việc xây dựng cơ sở hạ
tầng, khai thác các tiềm năng của địa phương, mà còn góp phần cho cả nước thúc đẩy
nhanh sự phát triển kinh tế xã hội. Thị trường tài chính giúp giải quyết những nhu cầu
to lớn đó của từng địa phương.

− Cá nhân, hộ gia đình

Cá nhân và hộ gia đình có những nhu cầu vượt khả năng tài chính của họ, cần
nhận được sự giúp đỡ, tiếp xúc của các định chế tài chính. Qua những nhu cầu về vốn
cho sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ và vừa, cá nhân và hộ gia đình còn phát sinh
các nhu cầu xây dựng, Sửa chữa nhà, mua sắm các phương tiện phục vụ đời sống, các
nhu cầu học hành của con em trong gia đình. Nếu không có sự tồn tại và hoạt động của
thị trường tài chính, các nhu cầu của cá nhân và hộ gia đình không thể đáp ứng được.

Ngoài những chủ thể cần vốn nói trên, trong nền kinh tế còn phát sinh rất nhiều
nhu cầu của các tổ chức đoàn thể, xã hội, và cũng sẽ được đáp ứng bởi các bộ phận
của thị trường tài chính.

Kích thích tiết kiệm và đầu tư

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 14


Thị trường tài chính Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính

Trong điều kiện còn tồn tại kinh tế hàng hóa, tiền tệ vừa là công cụ đo lường
giá trị, vừa là công cụ để phục vụ nhu cầu lưu thông trao đổi hàng hóa, đồng thời tiền
tệ là phương tiện để tích lũy giá trị. Việc tích lũy giá trị vừa là mục tiêu vừa là động
lực của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên việc tích lũy tiền tệ không chỉ
đơn thuần làm việc cất trữ tiền, mà chủ thể thực hiện tích lũy tiền tệ luôn đòi hỏi vừa
phải bảo toàn giá trị vừa phải gia tăng giá trị tích lũy qua thời gian. Đòi hỏi chỉ có thể
được thực hiện khi có hoạt động của thị trường tài chính. Hệ thống ngân hàng thương
mại là nơi đến của những người muốn tích lũy tiền tệ và đầu tư một cách đơn giản và
an toàn, những ai mong muốn việc tích lũy và đầu tư mạo hiểm hơn, sôi động hơn sẽ
tham gia vào thị trường chứng khoán. Như vậy nhờ có thị trường tài chính đã kích
thích tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế.

Tích lũy tiền tệ: Tiết kiệm là một truyền thống của người lao động, một thói
quen của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội dẫn đến việc tích lũy tiền tệ một cách cách
thường xuyên. Tích lũy tiền tệ thông qua hệ thống tài chính là tích lũy tiền tệ vừa có
lợi ích cho người tích lũy, vừa có lợi cho xã hội vì thị trường tài chính sẽ chuyển hóa
tiền tệ tích lũy thành vốn đầu tư kinh doanh.

Đầu tư: Ngoài việc tích lũy tiền tệ như một phương thức để dành tiền cho nhu
cầu tương lai, thì đầu tư còn là một hình thái khác với mục tiêu sinh lời. Đầu tư đối với
người lao động bình thường là là làm cho đồng tiền tích lũy được bảo toàn và sinh lời
dưới mọi hình thức.

Đối với các tổ chức và cá nhân, tích lũy và đầu tư sẽ mang lại lợi ích cho chính
bản thân, nhưng đối với nền kinh tế, việc này đặc biệt có ý nghĩa vì chính nhờ việc tích
lũy và đầu tư đó sẽ tác động tích cực đến toàn bộ nền kinh tế xã hội, làm cho nền kinh
tế xã hội không ngừng phát triển, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao.

Làm tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính

Hoạt động của thị trường tài chính phát triển từ những công cụ đơn giản thô sơ
từ những bước đi ban đầu, nhưng cùng với sự phát triển của các loại thị trường, trong
đó có thị trường tài chính, thì công cụ hoạt động ngày càng phong phú hơn, làm cho
việc chuyển nhượng, mua bán trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều, từ đó làm

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 15


Thị trường tài chính Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính

cho các sản phẩm tài chính có tính thanh khoản này càng cao hơn. Khi các sản phẩm
tài chính có thanh khoản cao nghĩa là:

− Khả năng chuyển hóa thành tiền cao


− Giúp chủ sở hữu các tài sản tài chính dễ dàng chuyển đổi danh mục đầu tư theo
yêu cầu.
− Tạo thuận lợi cho các công cụ tài chính lưu thông thông suốt.

1.2. Phân loại thị trường tài chính

1.2.1. Phân loại thị trường tài chính theo thời gian luân chuyển vốn

Nếu căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn trong nền kinh tế, thị trường tài chính
được phân chia thành 3 nhóm thị trường:

Thị trường tiền tệ

Thị trường giao dịch mua bán các chứng từ có giá ngắn hạn. Thị trường giao
dịch vốn tiền tệ và vốn đầu tư tín dụng. Thị trường tiền tệ thực chất là thị trường giao
dịch và tiền tệ giữa các chủ thể để đáp ứng nhu cầu trái chiều nhau của các chủ thể đó.
Thị trường tiền tệ theo nghĩa rộng là thị trường trong đó một giao dịch về tiền vốn
ngắn hạn được thực hiện.

Thị trường hối đoái

Thị trường giao dịch, mua bán, trao đổi ngoại tệ và các phương tiện thanh toán
quốc tế. Thị trường hối đoái thực chất cũng là thị trường tiền tệ, nhưng ở đây đối
tượng giao dịch là các loại ngoại tệ và các công cụ có giá trị ngoại tệ. Đối với những
nước chưa thực hiện tự do chuyển đổi đồng tiền, cần thiết phải có sự phân biệt giữa hai
loại thị trường này để phục vụ cho việc quản lý được tốt hơn.

Thị trường chứng khoán

Thị trường giao dịch, mua chứng từ có giá trung hạn, dài hạn, trong đó chủ yếu
là cổ phiếu và trái phiếu. Thị trường chứng khoán còn được gọi là thị trường vốn, vì
đây là nơi tập trung vốn đầu tư cho nền kinh tế. Thị trường chứng khoán giữ vị trí đặc
biệt quan trọng trong thị trường tài chính, vì thông qua thị trường này mà các nguồn
vốn trong xã hội được tập trung để cung ứng vốn trung dài hạn cho nền kinh tế. Sản

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 16


Thị trường tài chính Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính

phẩm hàng hóa trên thị trường chứng khoán chủ yếu là Cổ phiếu của công ty, tổng
công ty thuộc loại hình công ty cổ phần, ngoài ra Trái phiếu, Chứng chỉ quỹ đầu tư
v.v cũng là sản phẩm tài chính khá phổ biến trên thị trường này.

1.2.2. Phân loại thị trường tài chính theo cơ cấu của thị trường

Thị trường sơ cấp

Thị trường sơ cấp là là thị trường phát hành lần đầu các chứng từ có giá để huy
động và tập trung vốn theo yêu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế. Thị trường sơ
cấp là nơi gặp gỡ giữa người cần vốn với người có vốn, họ có thể giao dịch trực tiếp
với nhau với những cam kết chắc chắn về thời hạn, lãi suất, thanh toán… (Như phát
hành Trái phiếu, Tín phiếu, Chứng chỉ tiền gửi... ) hoặc những cam kết có tính quy tắc
(Phát hành cổ phiếu phổ thông, Chứng chỉ quỹ... ). Thị trường sơ cấp đóng vai trò cực
kỳ quan trọng trong việc huy động và tập trung nguồn vốn cho nền kinh tế. Thị trường
sơ cấp còn được gọi là thị trường cấp I, đây là thị trường cung cấp các sản phẩm tài
chính cho thị trường thứ cấp.

Thị trường thứ cấp

Thị trường thứ cấp là thị trường giao dịch, mua bán trao đổi các chứng từ có giá
đã phát hành lần đầu. Thị trường thứ cấp là thị trường sôi động nhất, hấp dẫn nhất đối
với nhà đầu tư. Trên thị trường thứ cấp việc giao dịch mua bán chứng từ có giá trị, chủ
yếu đáp ứng nhu cầu đầu tư tài chính. Thị trường thứ cấp hoạt động với phạm vi thời
gian và không gian có tính liên tục, trong khi thị trường sơ cấp hoạt động theo từng đợt
phát hành, có thể có những khoảng trống giữa các giai đoạn. Sự hoạt động đan xen
giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp vẫn hỗ trợ lẫn nhau, lại vừa làm cho thị
trường tài chính hoạt động liên tục và thông suốt.

1.2.3. Phân loại thị trường tài chính theo tính chất luân chuyển vốn

Thị trường công cụ nợ

Thị trường phát hành, mua bán các chứng khoán nợ. Đây là thị trường vay nợ,
do đó nó không làm thay đổi quyền sở hữu vốn, mà chỉ làm thay đổi quyền sử dụng
vốn trong một thời gian nhất định. Ngoại trừ Kho Bạc Nhà nước và NHTW, bất kỳ
một tổ chức Tài chính hoặc một tổ chức kinh tế nào có nhu cầu, và được phép của cơ

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 17


Thị trường tài chính Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính

quan chức năng, đều có quyền phát hành chứng khoán nợ để huy động vốn trong nền
kinh tế xã hội. Các công cụ nợ bao gồm:

Công cụ nợ ngắn hạn: Các giấy tờ có giá ngắn hạn, có thời hạn từ một năm trở lại
như Tín phiếu Kho Bạc, Tín phiếu NHTW, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi...

Công cụ nợ dài hạn: Các giấy tờ có giá dài hạn, có thời hạn trên 1 năm như Trái phiếu
Chính phủ, Trái phiếu đô thị, Trái phiếu công ty.

Thị trường công cụ vốn

Thị trường phát hành, mua bán các chứng khoán vốn. Các công ty cổ phần, các
quỹ đầu tư, các DN Nhà nước phát hành cổ phiếu lần đầu, đều có quyền phát hành các
công cụ vốn để tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh.

Cổ phiếu: Đây là công cụ chủ yếu và phổ biến để các Công ty cổ phần tập trung vốn
từ nền kinh tế xã hội.

Chứng chỉ quỹ đầu tư: Đây là công cụ tập trung vốn của các Quỹ Đầu tư.

1.3. Vai trò của thị trường tài chính

1.3.1. Tạo lập nguồn vốn cho nền kinh tế

Để phát triển kinh tế hàng hóa, thì điều kiện quan trọng hàng đầu chính là vốn,
không có vốn không thể nói đến phát triển kinh tế. Chính vì vậy, cần phải có một cơ
chế cho phép tạo lập nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Một cơ chế linh
hoạt phù hợp với thể chế thị trường đó là Thị trường Tài chính. Nhờ hoạt động của lại
thị trường bậc cao này mà có thể tạo lập nguồn vốn rất lớn, đủ để đáp ứng các nhu cầu
của nền kinh tế. Như vậy, vai trò quan trọng nhất của Thị trường Tài chính là tạo lập
nguồn vốn cho nền kinh tế. Trong thực tế, nước nào có Thị trường Tài chính tồn tại và
phát triển ổn định, thì nước đó có nền kinh tế phát triển, do cơ chế tạo lập nguồn vốn
của loại thị trường này. Chính vì vậy việc hình thành, phát triển Thị trường Tài chính
là mục tiêu mà bất kỳ một quốc gia mới nổi nào cũng phải quan tâm.

Trong cơ chế tạo lập vốn cho nền kinh tế, có thể phân biệt hai hệ thống, vừa độc
lập lại vừa có tác động tương hòa lẫn nhau:

Cơ chế tạo lập nguồn vốn qua hệ thống các tổ chức tài chính trung gian.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 18


Thị trường tài chính Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính

Cơ chế này tạo ra luồng vận động của nguồn vốn gián tiếp. Các chủ thể thừa vốn
và chủ thể thiếu vốn không có mối liên hệ về kinh tế mà phải qua trung gian tài chính
là các Ngân hàng thương mại, các công ty tài chính…

Cơ chế tạo lập nguồn vốn trực tiếp thông qua thị trường chứng khoán.

Cơ chế này cho phép những người có vốn có thể đầu tư trực tiếp vào nơi nào mà họ
cảm thấy có lợi và an toàn mà không phải thông qua một tổ chức trung gian nào. Thị
trường chứng khoán sẽ giúp vận hành các kênh đầu tư trực tiếp phát triển mạnh mẽ với
sự giám sát của Cơ quan quản lý thị trường.

1.3.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế

Khai thác triệt để các nguồn lực tài chính

Trong nền kinh tế xã hội, các nguồn lực tài chính thì rất lớn nằm rải rác ở khắp
nơi nhưng được khai thác đến mức tối đa để sử dụng có hiệu quả cho các chủ thể. Việc
khai thác tối đa các nguồn lực tài chính qua cơ chế hoạt động của Thị trường Tài
chính, nhất định sẽ có tác dụng tốt đối với nền kinh tế xã hội.

Kích thích việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả

Khi có sự tồn tại và hoạt động của thị trường tài chính, thì vấn đề sử dụng đồng
vốn tiết kiệm và hiệu quả trở thành tiêu chuẩn chung của một đối tượng trong xã hội.
Kích thích sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả không những mang lại lợi ích cho
từng chủ thể riêng biệt mà còn mang lại lợi ích chung cho toàn bộ nền kinh tế.

1.3.3. Đẩy nhanh quá trình tự do hóa quá trình tài chính và hội nhập quốc tế

Tự do hóa tài chính và hội nhập Quốc tế là một xu thế tất yếu và là một trào lưu
chung trong giai đoạn hiện nay. Quá trình này giúp giải quyết hàng loạt vấn đề kinh tế,
về thương mại, về tài chính ngân hàng mà các nước cùng quan tâm và chia sẻ. Khi
một quốc gia có Thị trường Tài chính tồn tại và hoạt động ngày càng ổn định và có
hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế.

Thúc đẩy quá trình tự do hóa tài chính

Tự do hóa tài chính được coi là bước đột phá trong việc giải quyết các quan hệ
kệ kinh tế đối nội và đối ngoại. Nhờ quá trình này mà hiệu quả và năng suất của nền

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 19


Thị trường tài chính Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính

sản xuất xã hội sẽ được gia tăng. Tác động của các công cụ tài chính thay thế các công
cụ hành chính trực tiếp sẽ là nhân tố chủ yếu để gia tăng tính hiệu quả của nền kinh tế.

Các vấn đề tự do hóa tài chính cần được giải quyết theo hướng giảm dần sự can
thiệp của Nhà nước, gia tăng tính uyển chuyển và tác động của của các yếu tố thị
trường với các nội dung chính sau đây:

− Tự do hóa lãi suất


− Thực hiện cơ chế quản lý tỷ giá linh hoạt
− Tự do hóa các giao dịch vãng lai
− Tự do hóa các giao dịch vốn
− Thực hiện chuyển đổi đồng bản tệ
Thúc đẩy hội nhập quốc tế

Cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân
hàng cơ bản gồm những điểm sau:

Về hình thức thể hiện của tổ chức tín dụng nước ngoài ở Việt Nam

Theo các cam kết gia nhập WTO, từ ngày 1/4/2017, ngoài các hình thức văn
phòng đại diện, chi nhánh, ngân hàng liên doanh, các tổ chức tín dụng nước ngoài
được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Yêu cầu về
tổng tài sản có đối với tổ chức tín dụng nước ngoài muốn thành lập hiện diện thương
mại tại Việt Nam, được đưa ra nhằm thu hút các ngân hàng lớn vào hoạt động tại thị
trường Việt Nam:

− Để thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng mẹ phải
có số vốn tối thiểu là 10 tỷ USD.
− Để mở một chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, phải có tổng tài sản
trên 20 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm xin mở chi nhánh.
− Để tham gia thành lập Ngân hàng Liên doanh với đối tác Việt Nam, ngân hàng
nước ngoài, hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải có tổng tài sản tối thiểu là 10
tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm ký hợp đồng liên doanh.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 20


Thị trường tài chính Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính

− Để thành lập công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính liên
doanh, tổ chức tín dụng nước ngoài phải có tổng tài sản trên 10 tỷ USD vào cuối năm
trước thời điểm xin phép thành lập.
Việc tham gia thị trường tiền tệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hưởng đối xử quốc gia như NHTM của
Việt Nam về thiết lập hiện diện thương mại:

− Được mở các văn phòng đại diện


− Được mở các chi nhánh để hoạt động
− Được thành lập các công ty, đơn vị trực thuộc
− Được góp vốn mua cổ phần tại các NHTM cổ phần Việt Nam.

Với cam kết như vậy, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài có điều kiện để phát
triển các dịch vụ ngân hàng bán buôn, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đa dạng hóa các sản
phẩm dịch vụ tài chính, tham gia vào quá trình mua bán, sáp nhập ngân hàng…

Về vi phạm hoạt động và và loại hình dịch vụ ngân hàng

Các tổ chức tín dụng có yếu tố nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được phép
cung cấp hầu hết các loại hình dịch vụ ngân hàng như:

− Nhận gửi tiền.


− Cho vay, chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng.
− Cho thuê tài chính.
− Kinh doanh ngoại tệ.
− Tham gia thị trường tiền tệ, các công cụ phát sinh, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản.
− Cung cấp dịch vụ thanh toán, tư vấn và thông tin tài chính.

Về hoạt động huy động vốn, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng
100% vốn nước ngoài được nhận tiền gửi VND không giới hạn từ các pháp nhân, Zing
huy động tiền gửi từ các thể nhân Việt Nam được nới lỏng từng bước trong vòng năm
năm kể từ ngày 1/1/2017, và đạt mức tối đa 650% vốn pháp định của ngân hàng, tiến
tới đối xứng Quốc gia đầy đủ vào năm 2011.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 21


Thị trường tài chính Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính

Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép mở mở các điểm giao
dịch ngoài trụ sở chi nhánh nhưng được phép lắp đặt và vận hành các máy rút tiền tự
động ATM và được phát hành thẻ tín dụng như các ngân hàng trong nước.

Về việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phiếu

Tổng số cổ phần được phép nắm giữ bởi các thể nhân và pháp nhân nước ngoài
tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam không vượt quá 30% vốn điều lệ của
ngân hàng, trừ khi pháp luật Việt Nam có quy định khác hoặc cho phép của cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam.

Các ngân hàng nước ngoài có thể được chọn phương thức tiếp cận thị trường tài
chính khác nhau, để cạnh tranh đối với ngân hàng thương mại Việt Nam tùy theo từng
loại hình hoạt động.

Như vậy, hội nhập quốc tế vừa là kết quả vừa là sự phát triển song song của tự
do hóa tài chính. Tự do hóa tài chính để phục vụ cho quá trình hội nhập, hội nhập sâu
hơn, rộng hơn sẽ giúp các nội dung tự do hóa tài chính bền vững hơn, thực chất hơn.

Tóm lại, Thị trường Tài chính có vai trò rất to lớn đối với nền kinh tế xã hội, trên cả
bình diên quốc gia và trên bình diện quốc tế.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 22


Thị trường tài chính Chương 2: Thị trường tiền tệ

CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

Giới thiệu: Chương 2 giới thiệu tổng quan về khái niệm thị trường tiền tệ, chủ thể
tham gia thị trường tiền tệ, công cụ của thị trường tiền tệ. Thị trường mở, thực hiện
tính toán khối lượng trúng thấu theo khối lượng và lãi suất.

Mục tiêu:

+ Trình bày được khái niệm, công cụ, chức năng và các chủ thể tham gia trên
thị trường tiền tệ.
+ Trình bày được cơ cấu của thị trường tiền tệ.
+ Trình bày các chủ thể tham gia vào thị trường tiền tệ.
+ Tính toán được phương thức giao dịch trên thị trường mở, giá mua bán giấy
tờ có giá trên thị trường mở, phương thức đấu thầu.
Nội dung chính:

2.1. Tổng quan về thị trường tiền tệ

2.1.1. Khái niệm về thị trường tiền tệ

Thị trường tiền tệ là một bộ phận của thị trường tài chính, nhưng ra đời sớm
hơn so với thị trường hối đoái và thị trường chứng khoán. Hoạt động của thị trường
tiền tệ có phạm vi và mức độ cao hơn hẳn thị trường hối đoái và thị trường chứng
khoán.

Theo nghĩa rộng thì thị trường tiền tệ là thị trường giao dịch về tiền tệ, thị
trường giao dịch mua bán các chứng từ có giá ngắn hạn có thời hạn dưới một năm và
là nơi đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho nền kinh tế.

Thị trường tiền tệ là nơi giao dịch các khoản vốn ngán hạn giữa các chủ thể
trong nền kinh tế để thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của các chủ thể đó.

Thị trường tiền tệ là một bộ phận không thể chia cắt của thị trường tài chính, và
được coi là thị trường vốn ngắn hạn của nền kinh tế.

Theo nghĩa hẹp, thị trường tiền tệ là thị trường phát hành, giao dịch, mua bán
các chứng từ có giá ngắn hạn để thỏa mãn các nhu cầu của nền kinh tế xã hội.

2.1.2. Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 23


Thị trường tài chính Chương 2: Thị trường tiền tệ

Ngân hàng trung ương

NHTW tham gia thị trường tiền tệ khi cần huy động một khối lượng vốn ngắn
hạn để đáp ứng một nhu cầu cần thiết nào đó. Trong trường hợp đó, Kho bạc sẽ phát
hành Tín phiếu kho bạc cho các chủ thể trong nền kinh tế, chủ yếu là các định chế tài
chính thông qua hệ thống đấu thầu.

Các NHTM và tổ chức tài chính

Các NHTM và tổ chức tài chính là chủ thể chủ yếu và thường xuyên của thị
trường tiền tệ. Sự có mặt của các NHTM trong các giao dịch tiền tệ của nền kinh tế
cho thấy vị trí quan trọng của NHTM trên thị trường tiền tệ. Là tổ chức tài chính trung
gian, các NHTM và tổ chức tài chính vừa thu nhận luồng tiền vào từ nền kinh tế thông
qua kênh tiết kiệm và tiền gửi của khách hàng, thông qua phát hành giấy tờ có giá,
hoặc qua kênh thị trường mở…đồng thời chuyển hóa các luồng tiền này (đầu ra) cho
các doanh nghiệp, tổ chức kinh té, hộ gia đình và cá nhân có nhu cầu vốn kinh doanh
dưới hình thức cấp tín dụng. Thị trường tiền tệ diễn biến bình thường và ổn định hay
không chủ yếu thông qua hoạt động của hệ thống NHTM và tổ chức tài chính.

Các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế

Phần lớn các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế đều tham gia thị trường tiền tệ
với tư cách là người có nhu cầu về vốn kinh doanh. Các nhu cầu này sẽ được đáp ứng
thông qua hệ thống NHTM và các tổ chức tài chính với những điều kiện khá chặt chẽ
và khắt khe nhằm ngăn ngừa rủi ro. Ngoài nhu cầu vốn kinh doanh, nhu cầu thanh
khoản và các giao dịch khác cũng sẽ được đáp ứng theo những điều kiện quy định.

Cá nhân, tổ chức đoàn thể xã hội

Cá nhân là những công dân có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật dân sự
đều có quyền tham gia hoạt động trên thị trường tiền tệ. Các tổ chức đoàn thể xã hội,
các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, các hội nghề nghiệp…. cũng đều tham gia vào
thị trường tiền tệ. Bất kỳ một tổ chức hay một cá nhân nào đều có thể thực hiện các
giao dịch tiền tệ, mua bán chứng từ cso giá ngắn hạn, hoặc vay vốn với các NHTM và
các tổ chức tài chính khác để thỏa mãn nhu cầu của họ với những điều kiện nhất định.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 24


Thị trường tài chính Chương 2: Thị trường tiền tệ

2.1.3. Công cụ của thị trường tiền tệ

Tín phiếu kho bạc

Là giấy nhận nợ và cam kết trả nợ khi đến hạn của Kho bạc Nhà nước đối với
người mua Tín phiếu. Tín phiếu kho bạc do nhà nước phát hành, huy động vốn để bù
đắp thiếu hụt tạm thời của NSNN trong một thời gian nhất định. Thực chất của tín
phiếu kho bạc là giấy nhận nợ của chính phủ đối với người mua tín phiếu kho bạc, với
sự cam kết mặc định về việc hoàn trả vốn và lãi cho người sở hữu tín phiếu kho bạc.

Tín phiếu kho bạc có đặc điểm sau:

− Có thời hạn dưới 12 tháng


− Có tính thanh khoản cao, được chuyển nhượng một cách thuận lợi. Dễ dàng
chuyển hóa thành tiền
− Tín phiếu kho bạc có thể được phát hành bằng hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ.

Tín phiếu kho bạc có thể phát hành qua một trong hai kênh sau:

+ Tín phiếu kho bạc được phát hành qua kênh thị trường mở, với khối lượng lớn
(bán buôn) và có tính chất định kỳ.Theo phương thức đấu thầu cạnh tranh lãi suất hoặc
không không cạnh tranh lãi suất.
+ Tín phiếu kho bạc được phát hành trực tiếp cho người mua không thông qua
đấu thầu với lãi suất cố định
Tín phiếu NHTW

Tín phiếu NHTW do ngân hàng trung ương phát hành, là giấy nhận nợ của
NHTW đối với người mua tín phiếu. Tín phiếu NHTW cũng có những đặc điểm tương
tự như tín phiếu kho bạc. Tuy nhiên, do đây là loại tín phiếu do NHTW phát hành, nên
tín phiếu NHTW là công cụ chủ động hơn cho NHTW để điều hành chính sách tiền tệ
thoogn qua việc mua, bán tín phiếu này.

Tín phiếu NHTW được phát hành theo phương thức đấu thầu hoặc phát hành
theo đối tượng chỉ định. Tín phiếu NHTW được phát hành với nhiều kỳ hạn khác nhau
nhằm tạo ra thuận lợi cho các NHTM khi tham gia mua bán đấu thầu.

Chứng chỉ tiền gửi và kỳ phiếu ngân hàng

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 25


Thị trường tài chính Chương 2: Thị trường tiền tệ

Chứng chỉ tiền gửi và kỳ phiếu ngân hàng do các NHTM, các tổ chức tài chính
phát hành để huy đọng vốn có thời hạn xác định. Thực chất là giấy nhận nợ của
NHTM đối với mua chứng chỉ tiền gửi, đây là công cụ quan trọng để các NHTM huy
động vốn trên thị trường.

Chứng chỉ tiền gửi có đặc điểm:

− Có thời hạn xác định (có thể ngắn hạn, trung hạn) và chỉ được thanh toán khi
đáo hạn – lãi suất của chứng chỉ tiền gửi thường cao hơn, hấp dẫn hơn các hình thức
huy động vốn.
− Được mua bán, được chuyển nhượng.
− Được cầm cố, thế chấp để vay vốn.
− Chứng chỉ tiền gửi tuy được xếp vào một trong các hàng hóa của thị trường mở,
nhưng trên thực tế công cụ này ít được giao dịch.

Nhìn chung, các hàng hóa giao dịch trên thị trường tiền tệ, cần thỏa mãn những
điều kiện cơ bản sau đây:

− Được phát hành và lưu thông hợp pháp


− Được giao dịch, mua bán, chuyển nhượng
− Còn thời hạn hiệu lực
− Các loại chứng từ có giá được giao dịch là những chứng từ có giá được pháp
hành và thanh toán bằng VND.

2.1.4. Chức năng của thị trường tiền tệ

Tạo lập và cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế

Thị trường tiền tệ với cơ chế hoạt động trong không gian rộng lớn, bao quát
toàn bộ nền kinh tế xã hội, chắc chắn sẽ đáp ứng được yêu cầu vốn ngắn hạn cho nền
kinh tế. chính vì lẽ dó, mà các chuyên gia tài chính khẳng định chức năng tạo lập và
cung vốn ngắn hạn cho nền kinh tế là chức năng hàng đầu của thị trường tiền tệ.
Không có thị trường tiền tệ hoạt động, nền kinh tế sẽ thiếu vốn kinh doanh, nền kinh tế
sẽ bị ngưng trệ, sản xuất sẽ không phát triển, đời sống không được cải thiện.

Tạo lập và cung ứng vốn đầu tư tín dụng

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 26


Thị trường tài chính Chương 2: Thị trường tiền tệ

Bên cạnh việc tạo lập và cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh té, thị trường tiền
tệ còn tạo lập và cung ứng vốn đầu tư tín dụng cho nền kinh tế. Các nhu cầu đầu tư
trong nền kinh tế luôn phát sinh và cần có nguồn vốn đáp úng các nhu cầu đó. Thị
trường tiền tệ sẽ đẩm nhận chức năng đó. Trên thực tế các dự án đầu tư có tính chất
sản xuất kinh doanh cso hiệu quả đều được cung ứng vốn qua thị trường tiền tệ.

Tạo môi trường đầu tư an toàn và có hiệu quả cho các chủ thể trong xã hội.

Thị trường tiền tệ không những thực hiện chức năng tạo lập và cung ứng vốn
ngắn hạn để thúc đẩy kinh tế phát triển, mà còn có chức năng tạo lập môi trường đầu
tư an toàn và có hiệu quả cho mọi chủ thể trong nền kinh tế xã hội. Bất kỳ một cá nhân
hay tổ chức nào cũng có thể thực hiện hành vi đầu tư qua thị trường tiền tệ, vừa an
toàn vừa có hiệu quả. Số dư tiền gửi tại các ngân hàng thương mại ngày càng gia tăng,
chiếm tỷ trọng rất lớn so với GDP của nền kinh tế đã chứng minh điều này.

Góp phần làm lành mạnh tình hình lưu thông tiền tệ và ổn định đồng tiền.

Khi thị trường tiền tệ họa động có hiệu quả, thu hút một khối lượng lớn tiền
nhàn rỗi trong nền kinh tế vào hệ thống ngân hàng, sẽ làm cho tiền mặt lưu hành. Điều
này sẽ làm giảm áp lực lạm phát. Như vậy, thị trường tiền tệ góp phần làm lành mạnh
tình hình lưu thông tiền tệ và ổn định đồng tiền.

2.2. Cơ cấu của thị trường tiền tệ

2.2.1. Thị trường tiền gửi và cho vay

a. Thị trường tiền gửi

Là thị trường để các NHTM và các tổ chức tín dụng huy động vốn tiền tệ trong
nền kinh tế để sẵn sàng phục vụ cho kinh doanh tín dụng.

− Thị trường tiền tệ tập trung nguồn vốn thông qua hệ thống NHTM, các tổ chức
tín dụng.
− Thị trường tiền gửi là thị trường giao dịch giữa các NHTM, các tổ chức tín
dụng với tổ chức cá nhân trong xã hội.
− Thị trường tiền gửi có vị trí quan trọng và là bộ phận cốt lõi của thị trường tiền
tệ.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 27


Thị trường tài chính Chương 2: Thị trường tiền tệ

− Các công cụ của thị trường tiền gửi rất đa dạng và phong phú, đồng thời là thị
trường có tính cạnh tranh rất cao. Lãi suất huy động là công cụ chủ yếu để các ngân
hàng cạnh tranh trên thị trường này.

Thị trường tiền gửi là không gian rộng lớn để các NHTM và các tổ chức tín
dụng khác huy động vốn bằng nhiều hình thức, nhiều công cụ và phương pháp khác
nhau. Thị trường tiền gửi được cá nhà kinh doanh tiền tệ gọi là thị trường tiền tệ 1.
Như vậy, thị trường tiền tệ 1 là thị trường giao dịch tiền gửi giữa một bên là các
NHTM, các tổ chức tín dụng khác, với một bên khác là các tổ chức kinh tế và cá nhân
trong xã hội.

Đối với các tổ chức kinh tế: Thị trường tiền tệ giúp họ đáp ứng các nhu cầu giao
dịch tiền tệ một cách tiện lợi nhanh chóng, an toàn, đồng thời bảo toàn được vốn tiền
tệ trong quá trình kinh doanh.

Đối với cá nhân, tổ chức đoàn thể xã hội: Giúp các cá nhân lựa chọn phương
pháp gửi tiền vừa an toàn vừa có hiệu quả.

b. thị trường cho vay

Là một bộ phận hữu cơ của thị trường tiền gửi, do đó hai bộ phận thị trường này
có tác động qua lại lẫn nhau. Ngân hàng nào làm tốt công tác huy động vốn đầu vào
tốt, ngân hàng đó càng có điều kiện để mở rộng cho vay đối với nền kinh tế, ngược lại
ngân hàng phát triển hoạt động cho vay càng có điều kiện để thu hút thêm khách hàng
gửi tiền vào ngân hàng mình.

Trong thực tế ngân hàng nào cũng phải quan tâm đến công tác huy động vốn
bằng nhưng công cụ và chính sách thích hợp, nhưng nếu không mở rộng cho vay thì sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh chính vì lý do đó thị trường cho vay ở góc
độ kinh doanh là có tính chất quyết định, không những đối với mỗi ngân hàng mà còn
đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Thị trường cho vay cũng là thị trường cạnh tranh khốc liệt và mạnh mẽ. Tìm
kiếm thu hút khách hàng bằng những chính sách thích hợp để vừa phát triển chiều rộng
trong hoạt động cho vay, vừa phải quan tâm phát triển chiều sau để tạo sự ổn định, bền
vững tỏng hoạt động cho vay. Các ngân hàng cần chủ dộng tìm kiếm khách hàng, tìm
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 28
Thị trường tài chính Chương 2: Thị trường tiền tệ

kiếm các dự án đầu tư kinh doanh có hiệu quả, tư vấn giúp đỡ doanh nghiệp trong việc
lựa chọn phương án sử dụng vốn và phương án kinh doanh. Để phát triển mạnh và ổn
định trên thị trường này, các NHTM cần có chính sách lãi suất thích hợp, chính sách
miễn giảm lãi suất, chính sách hỗ trợ để tạo điều kiện và giúp đỡ khách hàng kinh
doanh có hiệu quả. Sự gắn bó giữa ngân hàng và khách hàng với sự xâm nhập, chia sẻ
lợi ích sẽ là phương châm tốt nhất trong hoạt động cho vay.

Thị trường cho vay là thị trường cung ứng vốn cho nền kinh tế theo nguyên tắc
hoàn trả, và có điều kiện.

Thị trường cho vay là thị trường giao dịch giữa bên cho vay và bên đi vay.

2.2.2. Thị trường liên ngân hàng

Là thị trường vay và cho vay lẫn nhau giữa các NHTM và tổ chức tín dụng. Thị
trường liên ngân hàng còn lại gọi là thị trường tiền tệ 2. Thị trường này giúp các ngân
hàng giải quyết nhu cầu thanh khoản khi bị thiếu hụt một cách khá kịp thời và linh
hoạt. Thị trường tiền tệ 2 cũng giải quyết các nhu cầu ngắn hạn cho các ngân hàng
thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh. Hoạt động của thị trường tiền tệ 2 góp phần
nâng cao hiệu suất sử dụng vốn của toàn hệt hống ngân hàng, nhờ có thị trường tiền tệ
2 mà tình trạng thừa và thiếu vốn khả dụng trong các NHTM được giải quyết một
cách khá triệt để.

Thị trường liên ngân hàng là thị trường giao dịch tiền tệ trong phạm vi hẹp so
với thị trường tiền tệ 1, đó là giao dịch giữa các tổ chức kinh doanh tiền tệ với nhau.
Các giao dịch này thực hiện thông qua tài khoản tiền gửi của các ngân hàng tại
NHTW. Đây là thị trường thực hiện các giao dịch vốn ngắn hạn dưới nhiều hình thức
giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng và các tổ chức trung gian tài chính khác, do đó thị
trường này xét về tính chất là loại thị trường có trình độ cao hơn và là loại thị trường
bậc cao của thị trường tiền tệ

Đặc điểm của thị trường liên ngân hàng

Thị trường liên hàng là thị trường giúp các ngân hàng sử dụng vốn một cách tối
ưu.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 29


Thị trường tài chính Chương 2: Thị trường tiền tệ

Là một mạng lưới các quan hệ ngân hàng đại lý, trong đó NHTM mở tài khoản
tiền gửi thanh toán tại NHTM khác. Hệ thống tài khoản giữa các ngân hàng đại lý giúp
cho thị trường liên ngân hàng hoạt động hiệu quả.

Thị trường liên ngân hàng là thị trường bán buôn

Hàng hóa giao dịch ở thị trường liên ngân hàng là mua bán vốn trên tài khoản
tiền gửi ngân hàng, tức là khoản dữ trữ dư thừa tạm thời với những giao dịch trị giá
lớn. Ngoài ra, các loại giấy tờ có giá ngắn hạn là hàng hóa được mua bán thường
xuyên với khối lượng lớn trên thị trường này.

Thị trường liên ngân hàng là thị trường có độ tin cậy và an toàn rất cao.

Điều này xuât phát từ đặc điểm của thị trường liên ngân hàng, thành viên của
thị tường chủ yếu là các ngân hàng và các tổ chức trung gian tài chính đáp ứng được
các yêu cầu về vốn, ký quỹ, chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và có giấy phép hành
nghề. Các giao dịch ở đây hầu như không có tài sản đảm bảo các thủ tục pháp lý đơn
giản, nhanh chóng.

Thị trường liên ngân hàng là thị trường có tính liên kết toàn hệ thống ngân hàng

Giao dịch trên thị trường liên ngân hàng là giao dịch hiện đại, các giao dịch
mau bán vốn trên thị trường ngân hàng được thực hiện trên cơ sở liên kết toàn hệ
thống giữa các ngân hàng với nhau.

2.2.3. Thị trường mở

2.2.3.1 Khái niệm về thị trường mở và nghiệp vụ thị trường mở

a. Thị trường mở

Là thị trường giao dịch tiền tệ giữa một bên là NHTW với một bên khác là các
tổ chức tín dụng, thông qua việc mua bán giấy tờ có giá được phép giao dịch trên thị
trường.

Thị trường mở là một bộ phận thị trường tiền tệ, là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch,
mua bán ngắn hạn các chứng từ có giá giữa NHTW với các NHTM tác động đến khối
tiền cung ứng để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng giai đoạn cụ thể.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 30


Thị trường tài chính Chương 2: Thị trường tiền tệ

Thị trường mở là một bộ phận cấu thành quan trọng của thị trường tiền tệ. Thị
trường mở là thị trường tiền tệ cấp cao, một số chuyên gia còn cho rằng thị trường mở
là thị trường tiền tệ cấp 3, trong đó NHTW đóng vai trò chủ động hoàn toàn trong việc
cung ứng tiền, hoặc giảm cung ứng tiền thông qua các nghiệp vụ trên thị trường này để
thực hiện mục tiêu chung của nền kinh tế.

b. Nghiệp vụ thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ của NHTW để tiến hành mua hoặc bán
ngắn hạn các chứng từ có giá với các đối tác là các NHTM và các tổ chức tín dụng
khác, để điều chỉnh khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, góp phần ổn định tiền tệ
và thúc đẩy kinh tế phát triển.

Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ có tính chất điều tiết tiền tệ mà NHTW
được phép thực hiện để thực hiện mục tiêu chung của chính sách tiền tệ quốc gia.
Nghiệp vụ thị trường mở của NHTW không nhằm tìm kiếm lợi nhuận, do đó việc tiến
hành nghiệp vụ lúc nào, theo hướng nào đều do tình hình của nền kinh tế quyết định.

− Khi nền kinh tế đang có lạm phát cao và có xu hướng gia tăng: NHTW cần áp
dụng nghiệp vụ giao dịch để giảm khối lượng tiền cung ứng, góp phần kiềm chế lạm
phát. Trong trường hợp này NHTW sẽ tổ chức bán giấy tờ có giá cho các NHTM, các
tổ chức tài chính vốn khả dụng của các NHTM sẽ giảm đi một cách tương ứng, kéo
theo khả năng cho vay giảm và mục tiêu làm giảm khối tiền của NHTW sẽ được thực
hiện.
− Khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái: NHTW tác động theo hướng mở rộng
khả năng cho vay của các NHTM, mở rộng khối tiền NHTW sẽ mau trái phiếu
vào giá mua sẽ hấp dẫn nhằm thu hút NHTM bán vốn khả dụng của NHTM sẽ
tăng lên, khả năng cho vay được mở rộng, và đó là mục tiêu mà NHTW hướng tới khi
thực hiện nghiệp vụ thị trường mở.

2.2.3.2 Hàng hóa của thị trường mở

Các hàng hóa được mua, bán trên thị trường mở phải thu hợp với mục tiêu và
yêu cầu hoạt động của NHTW trên thị trường này. Nghĩa là hàng hóa đó phải có tính
thanh khoản cao, sử dụng phổ biến và giao dịch phải hết sức thuận lợi, dễ dàng.
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 31
Thị trường tài chính Chương 2: Thị trường tiền tệ

Về lý thuyết: hàng hóa của thị tường mở có thể bao hàm cả chứng từ so giá
ngắn hạn và kể cả chứng từ có giá trung dài hạn và tùy theo quy chế thị trường mở ở
mỗi nước.

Về chủng loại hàng hóa của thị trường mở cũng không có sự đồng nhất giữa các
nước. vì vậy hàng hóa của thị trường mở gồm các loại sau:

a. tín phiếu kho bạc

Tín phiếu kho bạc, do kho bạc nhà nước phát hành, huy động vốn để bù đắp
thiếu hụt tạm thời của NSNN, thực chất của tín phiếu kho bạc là giấy nhận nợ của
chính phủ đối với người mua tín phiếu kho bạc, với sự cam kết mặc định về việc hoàn
trả vốn và lãi cho người sở hữu tín phiếu kho bạc.

Tín phiếu kho bạc có đặc điểm sau:

− Có thời hạn dưới 12 tháng


− Có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển hóa thành tiền
− Tín phiếu kho bạc có thể được phát hành bằng hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ.
− Tín phiếu kho bạc phần lớn đều phát hành qua kênh thị trường mở, với khối
lượng lớn và có tính chất định kỳ.
− Được chuyển nhượng một cách thuận lợi nhất.

Với những đặc điểm trên, tín phiếu kho bạc là hàng hóa chủ yếu trên thị trường
mở.

b. Tín phiếu ngân hàng trung ương

Tín phiếu NHTW do NHTW phát hành, là giấy nhận nợ của NHTW đối với
người mua tín phiếu. Tín phiếu NHTW cũng có những đặc điểm tương tự như tín
phiếu kho bạc. Tuy nhiên do đây là tín phiếu do mình phát hành nên tín phiếu NHTW
là công cụ chủ động hơn cho NHTW để điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc
mua, bán tín phiếu này.

Tín phiếu NHTW được phát hành với nhiều thời hạn khác nhau, để đáp ứng các
yêu cầu điều chỉnh tổng khối lượng tiền cung ứng. Các thời hạn của Tín phiếu NHTW
gồm: loại 91 ngày, 120 ngày, 182 ngày, 274 ngày, 365 ngày.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 32


Thị trường tài chính Chương 2: Thị trường tiền tệ

c. Trái phiếu chính phủ

Trái phiếu chính phủ là một chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận số vốn
vay của trái chủ (người mua trái phiếu – người cho vay) đối với tổ chức phát hành của
chính phủ (bộ tài chính, kho bạc nhà nước) theo đó trái chủ sẽ được hưởng những
quyền và lợi ích hợp pháp từ tổ chức phát hành như được hoàn lại vốn khi mãn hạn,
được hưởng thu nhập cố định dưới hình thức lợi tức trái phiếu, được thé chấp cầm
cố….

Trái phiếu nói chung và trái phiếu chính phủ nói riêng được gọi là chứng khoán
nợ, vì tình chất vay nợ của nó.

Trái phiếu chính phủ có đặc điểm:

− Thời hạn trái phiếu từ trên 1 năm đến 5 năm


− Có lãi suất cố định
− Tiền lãi trái phiếu được thanh toán theo nhiều phương thức khác nhau như: trả
lãi 1 lần khi đáo hạn, trả lãi định kì, trả lãi trước.
− Được chuyển nhượng theo luật pháp quy định
− Được mua, bán công khai trên thị trường.
d. Trái phiếu đô thị

Trái phiếu đô thị, do chính quyền của các đô thị lớn phát hành để vay nợ nhằm
tập trung nguồn vốn để đầu tư vào các công trình, dự án của các đô thị. Thực chất trái
phiếu đô thị là một dạng của trái phiếu chính phủ, như được chính quyền địa phương
phát hành để phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

e. Chứng chỉ tiền gửi

Chứng chỉ tiền gửi do các NHTM, các tổ chức tài chính phát hành để huy động
vốn có thời hạn xác định. Thực chất là giấy nhận nợ của NHTM đối với mua chứng
chỉ tiền gửi, đây là công cụ quan trọng để các NHTM huy động vốn trên thị trường.

Chứng chỉ tiền gửi (còn gọi là kỳ phiếu ngân hàng) có đặc điểm:

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 33


Thị trường tài chính Chương 2: Thị trường tiền tệ

− Có thời hạn xác định (có thể ngắn hạn, hoặc trung hạn) và chỉ được thanh toán
khi đáo hạn – lãi suất của chứng chỉ tiền gửi thường cao hơn, hấp dẫn hơn các hình
thức huy động vốn.
− Được mua bán, được chuyển nhượng.
− Được cầm cố, thế chấp để vay vốn.

Chứng chỉ tiền gửi tuy được xếp vào một trong các hàng hóa của thị trường mở,
nhưng trên thực tế công cụ này ít được giao dịch.

Nhìn chung, các hàng hóa giao dịch trên thị trường mở cần thỏa mãn những
điều kiện cơ bản sau:

− Được phát hành và lưu thông hợp pháp.


− Được giao dịch, mua bán, chuyển nhượng.
− Còn thời hạn hiệu lực.

2.2.3.3 Các chủ thể tham gia thị trường mở

a. Ngân hàng trung ương

NHTW tham gia thị trường mở, với tư cách là người tổ chức quản lý và điều
hành hoạt động của thị trường. Với vai trò đó, NHTW soạn thảo, ban hành quy chế
hoạt động của thị trường mở, xét duyệt hồ sơ và kết nạp thành viên của thị trường, tổ
chức các hoạt động giao dịch, mua bán chứng từ có giá trị trên thị trường, đảm bảo an
toàn chính xác, đảm bảo quyền lợi cho các thành viên. Ngoài vai trò nói trên, NHTW
còn tham gia thị trường với tư cách thành viên, tức là tham gia các hoạt động giao dịch
mua bán với các thành viên còn lại của thị trường. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch mua
bán của NHTW không phải vì mục tiêu lợi nhuận, mà vì các mục tiêu chính sách tiền
tệ - chính vì vậy NHTW hoàn toàn có thể chủ động trong khi thực hiện các nghiệp vụ
giao dịch của mình, cần mua chứng từ có giá để gia tăng khối tiền cung ứng, hoặc cần
bán chứng từ có giá để làm giảm lượng tiền cung ứng. NHTW đều có thế thực hiện
theo ý đồ của mình. Chính vì vậy, nghiệp vụ thị trường mở được coi là công cụ quan
trọng trong điều chình chính sách tiền tệ của NHTW.

b. Đối tác của NHTW

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 34


Thị trường tài chính Chương 2: Thị trường tiền tệ

Các ngân hàng thương mại

Các NHTM là chủ thể thường xuyên và chủ yếu cảu thị trường mở, đồng thời là
“đối tác” là khách hàng chủ yếu của NHTW trong hoạt động giao dịch mua bán chứng
từ có giá. Có thể nói, nếu không có sự tham gia của các NHTM thì thị trường mở sẽ
trở lên vắng lặng và xơ cứng, do đó NHTW quan tâm trước hết đến đối tượng này.

Hoạt động của NHTM là hoạt động kinh doanh, vì mục tiêu lợi nhuận, họ tham
gia mua bán chứng từ có giá trên thị trường mở cũng không ngoài mục tiêu đó – Chính
điều này giúp NHTW điều tiết được hành vi kinh doanh của NHTM.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các NHTM phải duy trì một mức dự trữ
hợp lý. Mức dự trữ này bao gồm:

− Dự trữ sơ cấp: tiền mặt và tiền gửi các loại


− Dự trữ thứ cấp: gồm các chứng từ có giá ngắn hạn.

Tham gia vào thị trường mở giúp NHTM có thể điều hòa các mức dự trữ nói trên
một cách hợp lý nhất. Khi cần gia tăng ngân quỹ để thỏa mãn nhu cầu thanh toán và
ngược lại làm gia tang dự trữ thứ cấp, các NHTM đều có thể thực hiện thuận lợi nhờ
tham gia thị trường mở.

Các định chế tài chính phí ngân hàng

Ngoài NHTM là đối tác chủ yếu và thường xuyên của NHTW trên thị trường
mở, còn có các định chế tài chính phi ngân hàng, bao gồm:

− Công ty tài chính


− Công ty bảo hiểm
− Công ty chứng khoán
− Quỹ đầu tư….

Những đối tượng này tham gia hoạt động giao dịch trên thị trường mở với tư
cách là những người đầu tư và kinh doanh chứng từ có giá.

Chính nhờ tham gia thị trường mở, mà các công ty này có thể làm phong phú
thêm các danh mục đầu tư tài chính làm thay đổi danh mục đầu tư theo hướng có lợi
nhất, tức là tìm kiếm lợi nhuận tối đa và rủi ro tối thiểu.
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 35
Thị trường tài chính Chương 2: Thị trường tiền tệ

Các thành viên của thị trường ở phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

− Được thành lập và hoạt đông kinh doanh theo luật pháp hiện hành của Việt
Nam.
− Phải có tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Sở giao dịch NHNN Việt Nam,
hoặc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc.
− Trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại để giao dịch trên thị trường
mở với NHNN
− Có phiếu đang ký tham gia thị trường, được NHNN chấp thuận và cấp mã số
giao dịch (code) mã khóa, mã chữ ký của người đại diện để tiến hành các giao dịch
trên thị trường mở.

2.2.3.4 Phương thức giao dịch trên thị trường mở.

a. Giao dịch bán hẳn

Bán hẳn là việc NHTW bán chứng từ có giá cho các NHTM theo giá cả tại thời
điểm giao dịch, và chuyển quyền sở hữu chứng từ có giá cho NHTM ngay sau khi
nhận được tiền thanh toán.

Phương thức này được thực hiện khi NHTW cần rút bớt một khối lượng tiền
nhất định từ nền kinh tế.

NHTW thông báo bán hẳn một khối lượng chứng từ có giá, các đối tác của
NHTW nếu có nhu cầu đầu tư sinh lời, sẽ mua chứng từ có giá và phải thanh toán tiền
cho NHTW, sau đó sẽ nhận được chứng từ có giá do NHTW chuyển giao.

Hai bên bán và mua không có một cam kết nào về việc mua và bán lại chứng từ
có giá đã giao dịch.

Là giao dịch ngắn hạn, do đó chỉ được áp dụng với những chứng từ có giá mà
thời hạn hiệu lực còn lại không quá 91 ngày.

Phương thức giao dịch này được sử dụng khi yêu cầu điều chỉnh và tác động
đến lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế được xác định tương đối rõ ràng.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 36


Thị trường tài chính Chương 2: Thị trường tiền tệ

− Khi nền kinh tế đang lạm phát cao: cần giảm cung ứng tiền NHTW cần bán
chứng từ có giá để thu hút tiền từ lưu thông về và không cam kết mua lại các chứng từ
đã bán.
− Khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái: cần tăng cung ứng tiền NHTW sẽ mua
chứng từ có giá qua thị trường mở để gia tăng khối tiền cho nền kinh tế. Bên bán
chứng từ có giá không cam kêt mua lại các chứng từ này đối với NHTM.

b. Giao dịch mua hẳn

Mua hẳn là việc NHTW mua chứng từ có giá của các NHTM theo giá cả tại
thời điểm giao dịch, ngay sau đó xác lập quyền sở hữu đối với chứng từ có giá đã mua.

Trong phương thức giao dịch này, NHTM nào có sở hữu chứng từ có giá chưa đến hạn
thanh toán, nếu cần vốn thì bán cho NHTW để lấy tiền cho vay.

Phương thức này được thực hiện khi NHTW cần cung ứng một khối lượng tiền
nhất định cho nền kinh tế.

NHTW thông báo sẽ mua hẳn chứng từ có giá, các đối tác cuả NHTW nếu có
nhu cầu về tiền vốn sẽ bán chứng từ có giá cho NHTW và sẽ nhận được tiền khi đã
chuyển quyền hưởng lợi chứng từ có giá cho NHTW. Hai bên mua và bán không có
một cam kết nào về việc bán và mua lại chứng từ có giá đã giao dịch.

c. Giao dịch mua kỳ hạn

Là giao dịch, trong đó NHTW là người mua chứng từ có giá của các NHTM với
một kỳ hạn nhất định, theo giá cả tại thời điểm giao dịch, với điều kiện NHTM phải
mua lại các chứng từ có giá đã bán, sau một thời gian nhất định.

Thời hạn giao dịch do hai bên thống nhất, nhưng không quá 365 ngày.

Là hình thức NHTW ứng vốn tạm thời cho NHTM để bổ sung nguồn vốn kinh
doanh, sau đó NHTM hoàn lại vốn cho NHTW bằng hình thức mua lại chứng từ có
giá.

d. Giao dịch bán kỳ hạn

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 37


Thị trường tài chính Chương 2: Thị trường tiền tệ

Là giao dịch, trong đó NHTW sẽ bán chứng từ có giá cho các NHTM theo thời
hạn và giá cả được xác định tại thời điểm giao dịch.

− Sau đó NHTW phải mua lại chứng từ có giá đã bán khi đến hạn giao dịch.
− Thời hạn giao dịch do hai bên thống nhất, nhưng không quá 365 ngày.

2.2.3.5 Phương pháp xác định giá mua bán GTCG trên thị trường mở

a. Xác định giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá.

Đối với giấy tờ có giá thanh toán lãi ngay khi phát hành.

TH 1: Đối với GTCG ngắn hạn, thanh toán lãi khi phát hành.

MG
G=
LxT
1+
365
Trong đó:

G: giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá

MG: mệnh giá của GTCG

T: thời hạn còn lại của GTCG (số ngày)

L: Lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất
do NHNN thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thấu (%/năm)

Ví dụ: NH A sở hữu một lô tín phiếu có mệnh giá 100 tỷ VND, đáo hạn vào ngày
18/12/2012. Vào ngày 24/09/2012 NHA trúng thầu bán lô TP này cho NHNN với lãi
suất trúng thầu là 15%/năm.

Yêu cầu: Xác định giá trị lô TP tại thời điểm định giá.

Mệnh giá: 100.000.000.000

Ngày xin chiết khấu: 24/09/2012

Ngày đáo hạn: 18/12/2012

Thời hạn còn lại của GTCG: 85 ngày

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 38


Thị trường tài chính Chương 2: Thị trường tiền tệ

Lãi suất: 15%/năm

100.000.000.000
G= = 96.624.751.820
15% x85
1+
365

TH 2: Đối với GTCG dài hạn, thanh toán lãi khi phát hành

MG
G= T
(1 + L ) 365

Trong đó:

G: giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá (giá mua bán giữa NHTW và NHTM)

MG: mệnh giá của GTCG

T: thời hạn còn lại của GTCG (số ngày)

L: Lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất
do NHNN thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thấu (%/năm)

Ví dụ: NH AB sở hữu một lô tín phiếu có mệnh giá 100 tỷ VND, đáo hạn vào ngày
05/08/2013. Vào ngày 26/05/2012 NH AB trúng thầu bán cho NHNN lô TP này với lãi
suất trúng thầu là 16%/năm.

Yêu cầu: Xác định giá trị lô TP tại thời điểm định giá.

Mệnh giá: 100.000.000.000

Ngày xin chiết khấu: 26/05/2012

Ngày đáo hạn: 05/08/2013

Thời hạn còn lại của GTCG: 438 ngày

Lãi suất: 16%/năm

100.000.000.000
G= 438
= 83.685.537.867
(1 + 16%) 365

Đối với giấy tờ có giá thanh toán gốc, lãi một lần khi đáo hạn (trả lãi sau một
lần)
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 39
Thị trường tài chính Chương 2: Thị trường tiền tệ

TH1: Đối với GTCG ngắn hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn

GT
G=
LxT
(1 + )
365
Lsxn
GT = MGx(1 + )
365

Trong đó:

G: giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá.

GT: giá trị của GTCG khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi.

MG: mệnh giá của GTCG

T: thời hạn còn lại của GTCG (số ngày)

L: Lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất
do NHNN thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thấu (%/năm).

Ls: lãi suất phát hành của GTCG (%/năm)

n: Kỳ hạn GTCG (số ngày).

Ví dụ: Một lô TP có mệnh giá là 100 tỷ VND, thời hạn 274 ngày (phát hành ngày
26/01/2012, đáo hạn ngày 26/10/2012) lãi suất 14%/năm, trả một lần khi đáo hạn. Vào
ngày 25/05/2012 NH trúng thầu bán lô TP cho NHNN với lãi suất 16%/năm.

Yêu cầu: Xác định giá trị lô TP tại thời điểm định giá.

Mệnh giá: 100.000.000.000

Ngày phát hành: 26/01/2012

Ngày xin chiết khấu: 25/05/2012

Ngày đáo hạn: 26/10/2012

Thời hạn còn lại của GTCG: 154 ngày

Lãi suất: 16%/năm

Lãi suất phát hành (Ls): 14%/năm

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 40


Thị trường tài chính Chương 2: Thị trường tiền tệ

Lsxn 14% x 274


GT = MGx(1 + ) = 100.000.000.000 x(1 + ) = 110.509.589.904
365 365
110.509.589.904
G= = 103.043.835.300
16% x154
(1 + )
365

TH2: Đối với GTCG dài hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn (lãi không nhập
gốc)

GT
G=
LxT
1+
365
GT = MGx[1 + ( Lsxn)]

Trong đó:

G: giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá.

GT: giá trị của GTCG khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi.

MG: mệnh giá của GTCG

T: thời hạn còn lại của GTCG (số ngày)

L: Lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất
do NHNN thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thấu (%/năm).

Ls: lãi suất phát hành của GTCG (%/năm)

n: Kỳ hạn GTCG (số ngày).

TH3: Đối với GTCG dài hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn (lãi nhập gốc)

GT
G= T
(1 + L) 365

GT = MGx (1 + Ls ) n

Trong đó:

G: giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá.

GT: giá trị của GTCG khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 41


Thị trường tài chính Chương 2: Thị trường tiền tệ

MG: mệnh giá của GTCG

T: thời hạn còn lại của GTCG (số ngày)

L: Lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất
do NHNN thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thấu (%/năm).

Ls: lãi suất phát hành của GTCG (%/năm)

n: Kỳ hạn GTCG (số ngày).

Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thah toán lãi định kỳ

Ci
G=∑ (Ti xk )
L 365
(1 + )
k

Trong đó:

G: giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá.

Ci: Số tiền thanh toán lãi, gốc lần thứ i

i: lần thanh toán gốc, lãi thứ i

L: Lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất
do NHNN thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thấu (%/năm).

k: Số lần thanh toán lãi trong một năm.

Ti: thời hạn tính từ ngày định giá đến ngày thanh toán lãi, gốc lần thứ I (số ngày)

2.2.3.6 Phương thức đấu thầu và xét thầu

a. Đấu thầu và xét thầu khối lượng

Đấu thầu khối lượng là phương thức đấu thầu theo đó, NHTW sẽ thông báo
khối lượng giấy tờ có giá được giao dịch với mức lãi suất cố định (lãi suất được
NHTW thông báo). Các đối tác căn cứ vào khả năng của họ mà tiến hành đấu thầu
khối lượng mua hoặc bán trong phạm vi tổng khối lượng và lãi suất đã được NHTW
thông báo.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 42


Thị trường tài chính Chương 2: Thị trường tiền tệ

Dựa vào khối lượng đấu thầu của đối tác, NHTW sẽ xét thầu trong hai trường
hợp sau:

Trường hợp 1: Nết tổng khối lượng dự thầu nhỏ hơn (hoặc bằng) tổng khối lượng
thông báo, thì khối lượng trúng thầu của mỗi thành viên chính là khối lượng đã đăng
ký dự thầu.

Trường hợp 2: Nếu tổng khối luộng dựt hầu lớn hơn tổng khối lượng thông báo, thì
khối lượng trúng thầu của mỗi thành viên sẽ được phân bố theo tỷ lệ giữa khối lượng
thông báo và khối lượng dự thầu.

Khối lượng Tổng khối lượng thông báo


trúng thầu của Khối lượng dự
= x
mỗi thành thầu Tổng khối lượng dự thầu
viên

Đấu thầu khối lượng không có tính cạnh tranh, vì ngân hàng khi đã tham gia
đấu thầu thì chắc chắn sẽ được mua, hoặc được bán với khối lượng trúng thầu được
phân bổ. Chính ví vậy, phương pháp đấu thầu khối lượng ít được sử dụng, phương
pháp này chỉ áp dụng khi NHTW xác định rõ mục tiêu cung ứng tiền trong một thời
gian ổn định.

b. Đấu thầu và xét thầu lãi suất

Đấu thầu lãi suất là phương thức đấu thầu theo đó, NHTW chỉ thông báo tổng
khối lượng giấy tờ có giá được giao dịch kỳ này, mà không đưa ra một mức lãi suất
nào. Các đối tác khi tham gia đấu thầu phải đưa ra từng mức khối lượng kèm theo mức
lãi suất tương ứng, nhưng tối đa chỉ có năm mức lãi suất khác nhau để tham gia đấu
thầu.

Nếu NHTW bán giấy tờ có giá, thì khối lượng àm lãi suất trúng thấu sẽ được
xét thầu theo thứ tự lãi suất tăng dần, nghĩa là NHTM nào đưa ra mức lãi suất càng
thấp, càng có cơ hội trúng thầu.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 43


Thị trường tài chính Chương 2: Thị trường tiền tệ

Nếu NHTW mua giấy tờ có giá, thì khối lượng và lãi suất trúng thầu sẽ được
xét thầu theo thứ tự lãi suất giảm dần. Nghĩa là NHTM nào đưa ra lãi suất đấu thầu
càng cao càng có cơ hội trúng thầu.

2.3. Bài tập chương 2

Bài 1: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam sở hữu một lô Tín phiếu kho bạc có
nội dung như sau:

Mệnh giá: 660 tỷ VND

Thời hạn 1 năm

Lãi suất 13,5%/năm, thanh toán lãi ngay khi phát hành (không chiết khấu)

Ngày phát hành 16/06/2017.

Ngày đáo hạn: 16/06/2018

Ngày 20/03/2018 do cần vốn để cho vay ngắn hạn, Ngân hàng xin chiết khấu không
hoàn lại lô Tín phiếu trên và đã được ngân hàng trung ương đồng ý chiết khấu với lãi
suất 13%/năm. Ngân hàng làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu lô tín phiếu cho
NHTW.

Yêu cầu: Xác định số tiền NHTW thanh toán cho ngân hàng khi chiết khấu lô tín
phiếu trên.

Bài 2: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam sở hữu một lô Tín phiếu kho bạc có
nội dung như sau:

Mệnh giá: 500 tỷ VND

Thời hạn 3 năm

Lãi suất 14%/năm, thanh toán lãi ngay khi phát hành (trả trước một lần).

Ngày phát hành 15/06/2015.

Ngày đáo hạn: 15/06/2018

Ngày 18/04/2018 do cần vốn để cho vay ngắn hạn, Ngân hàng xin chiết khấu không
hoàn lại lô Tín phiếu trên và đã được ngân hàng trung ương đồng ý chiết khấu với lãi

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 44


Thị trường tài chính Chương 2: Thị trường tiền tệ

suất 13%/năm. Ngân hàng làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu lô tín phiếu cho
NHTW.

Yêu cầu: Xác định số tiền NHTW thanh toán cho ngân hàng khi chiết khấu lô tín
phiếu trên.

Bài 3: NTW thông báo BÁN một lô Tín phiếu kho bạc với khối lượng 300 tỷ VND
với lãi suất cố định 7,2%/năm, thời hạn 6 tháng. Có 5 ngân hàng đăng ký tham gia đấu
thầu với khối lượng như sau:

Ngân hàng A: 50 tỷ

Ngân hàng B: 40 tỷ

Ngân hàng C: 55 tỷ

Ngân hàng D: 60 tỷ

Ngân hàng E: 75 tỷ

Xác định khối lượng và ngân hàng trúng thầu theo hình thức đấu thầu khối lượng

Bài 4: NHTW thông báo BÁN một lô Tín phiếu kho bạc với khối lượng 300 tỷ VND
với lãi suất cố định 7,2%/năm, thời hạn 6 tháng. Có 6 ngân hàng đăng ký tham gia đấu
thầu với khối lượng như sau:

Ngân hàng A: 60 tỷ

Ngân hàng B: 70 tỷ

Ngân hàng C: 80 tỷ

Ngân hàng D: 60 tỷ

Ngân hàng E: 50 tỷ

Ngân hàng F: 55 tỷ

Xác định khối lượng và ngân hàng trúng thầu theo hình thức đấu thầu khối lượng

Bài 5: NHTW thông báo bán tín phiếu kho bạc với khối lượng là 200 tỷ đồng theo
phương thức đấu thầu lãi suất, các NHTM đã đặt thầu với khối lượng và các mức lãi
suất tương ứng như sau:

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 45


Thị trường tài chính Chương 2: Thị trường tiền tệ

(Xếp theo thứ tự lãi suất đặt thầu tăng dần)

Lãi suất Khối lượng đặt thầu


đặt thầu NH A NH B NH C NH D NH E

8,00% 10 12

8,25% 15 15 8 7 7

8,50% 15 18 13 10 10

8,75% 8 10 10 10 9

9,00% 7 4 5 5 5

9,25% 5 5 7

Yêu cầu: Tính lãi suất trúng thầu và giá trị trúng thầu của các ngân hàng.

Bài 6: NHTW thông báo mua TPKB với khối lượng 120 tỷ. Các đối tác đăng ký bán
với các mức khối lượng và lãi suất như sau:

Lãi suất Khối lượng đặt thầu


đặt thầu NH A NH B NH C NH D NH E

7,00% 2.000

6,95% 2.000 3.000 2.000 5.000

6,90% 10.000 2.000 3.000 2.000 7.000

6,85% 10.000 8.000 12.000 5.000 10.000

6,80% 10.000 18.000 16.000 12.000 6.000

Yêu cầu: Tính khối lượng trúng thầu nếu xét theo lãi suất riêng lẻ của từng ngân hàng.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 46


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

CHƯƠNG 3: THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI

Giới thiệu: Chương 3 giới thiệu về thị trường hối đoái, chủ thể tham gia thị trường hối
đoái, cách niêm yết và cách tính tỷ giá. Các giao dịch kỳ hạn, quyền chọn mua, bán,
hoán đối hối đoái.

Mục tiêu:

+ Trình bày được khái niệm, đặc điểm, cách phân loại của thị trường hối đoái.
+ Trình bày được các chủ thể tham gia trên thị trường hối đoái.
+ Trình bày được khái niệm tỷ giá hối đoái, cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái, các
nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, phương pháp công bố tỷ giá hối đoái.
+ Trình bày được các loại tỷ giá hối đoái trên thị trường.
+ Tính toán được tỷ giá kỳ hạn, tỷ giá chéo, phương thức giao dịch hối đoái.
Nội dung chính:

3.1. Tổng quan về thị trường hối đoái

3.1.1. Khái niệm

Ngoại hối là các phương tiện sử dụng trong giao dịch quốc tế bao gồm:

− Ngoại tệ: ngoại tệ là đồng tiền của nước ngoài (USD, GBP, JPY, HKD….) hoặc
đồng tiền chung của một nhóm nước (EUR). Đây là những đồng tiền mạnh và tự do
chuyển đổi.
− Công cụ thanh toán ngoại tệ: các công cụ thanh toán được ghi bằng tiền nước
ngoài như: Séc, hối phiếu, lệnh phiếu, thẻ ngân hàng, giấy chuyển ngân.
− Các loại chứng từ có giá bằng ngoại tệ: trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty,
cổ phiếu…
− Vàng: bao gồm vàng thuộc dự trữ của nhà nước, vàng trên tài khoản ở nước
ngoài của người cư trú, vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng.
− Đồng tiền quốc gia- bản tệ: đồng tiền quốc gia được xem là ngoại hối, nếu đồng
tiền đó được sử dụng trong thanh toán quốc tế hoặc đồng tiền đó chuyển vào, hoặc
chuyển ra khỏi quốc gia.
Khái niệm thị trường hối đoái

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 47


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

− Thị trường diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán ngoại tệ và các phương
tiện thanh toán có giá trị ngoại tệ khác.
− Là nơi hình thành tỷ giá hối đoái theo quan hệ cung cầu.
− Là bộ phận của thị trường tài chính có trình độ phát triển cao.
− Tạo điều kiện để hội nhập với thị trường tài chính quốc tế.

Ở trong một quốc gia có nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ phát triển thì sẽ có hoạt
động của thị trường tài chính, trong đó gồm có ba phần của thị trường tài chính:

Thị trường tiền tệ: thị trường tiền tệ là nơi diễn ra việc mua bán, trao đổi các chứng
khoán có giá ngắn hạn như kỳ phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân
hàng, các chứng chỉ tiền gửi ngân hàng, các loại thương phiếu.

Thị trường chứng khoán: đây là thị trường mua bán trao đổi các chứng khoán có giá trị
trung, dài hạn (có thời hạn từ 1 năm trở lên) bao gồm cổ phiếu, trái phiếu chính phủ,
trái phiếu công ty và các công cụ khác – thị trường chứng khoán còn là thị trường vốn.

Thị trường hối đoái: là thị trường để mua bán trao đổi các loại ngoại tệ, các phương
tiện thanh toán có giá trị ngoại tệ, và các loại ngoại hối khác (vàng, bạc…) thị trường
hối đoái còn gọi là thị trường vàng và ngoại tệ. Vậy thị trường hối đoái là thị trường
diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán ngoại tệ và phương tiện có giá trị ngoại tệ,
đồng thời là nơi hình thành tỷ giá hối đoái theo quan hệ cung cầu. Thị trường hối đoái
là một bộ phận của thị trường tài chính và là loại thị trường có trình độ phát triển cao.

Hoạt động của thị trường hối đoái có ảnh hưởng rất cao đến tình hình tài chính
đối ngoại cũng như các giao dịch kinh tế đối ngoại của một nước. chính vì vai trò của
thị trường hối đoái rất quan trọng, nên các nước đều hình thành và tổ chức sự hoạt
động của thị trường hối đoái để qua đó nắm được những thông tin cơ bản sau:

− Nắm bắt được khối lượng và chủng loại ngoại tệ được giao dịch trên thị trường.
− Nắm bắt được tình hình cung cầu về ngoại tệ để qua đó có thể dự đoán tình hình
trong tương lai.
− Qua nắm bắt thông tin trên thị trường hối đoái mà NHTW tham mưu cho chính
phủ điều chỉnh các chính sách tài chính tiền tệ có liên quan theo hướng có lợi cho nền
kinh tế.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 48


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

3.1.2. Đặc điểm

− Thị trường hối đoái không tồn tại trong một không gian cụ thể nhất định, mà
hoạt động của nó thông qua các phương tiện hiện đại (điện thoại ghi âm, telex, fax,
internet…) và nhờ các phương tiện thông tin hiện đại này mà khắc phục những trở
ngại về mặt thời gian và không gian trong giao dịch hối đoái.
− Hoạt động trên thị trường hối đoái là hoạt động liên tục và có tính chất quốc tế
hóa cao. Một nhà kinh doanh ngoại tệ không những liên quan đến nhiều loại ngoại tệ
giao dịch mua bán, trong thị trường của một nước, mà còn tham gia giao dịch trên
nhiều thị trường ở nhiều khu vực và trên thế giới. Tính quốc tế hóa cao độ làm cho thị
trường hối đoái vừa bị sức ép của cung cầu ngoại tệ trong một nước, vừa bị sức ép về
cung cầu ngoại tệ từ bên ngoài – nếu thị trường hối đoái được mở cửa tự do.
− Hoạt động giao dịch trên thị trường hối đoái là giao dịch mua bán các ngoại tệ
tự do chuyển đổi và chỉ những ngoại tệ này mới được sử dụng trong giao dịch thanh
toán quốc tế. Trong các ngoại tệ tự do chuyển đổi, những đồng tiền có tỷ trọng giao
dịch lớn phải kể đến USD, EUR, GBP, JPY, CHF, CAD, AUD, HKD, SGD. Trong đó
USD, EUR, GBP, JPY đóng vai trò như là những đồng tiền chủ chốt.
− Khối lượng giao dịch mua bán trên thị trường hối đoái là cực lớn cả về doanh số
và số lượng giao dịch tối thiểu – cho thấy đây là loại thị trường rất sôi động.
− Tất cả giao dịch trên thị trường hối đoái đều thực hiện thanh toán chuyển khoản
qua hệ thống ngân hàng, trong đó NHTW sẽ chủ trì các giao dịch thanh toán, để đảm
bảo độ an toàn và chính xác tuyệt đối, đảm bảo quyền lợi cho các thành viên giao dịch.

3.1.3. Phân loại thị trường hối đoái

3.1.3.1 Phân loại theo tính chất của thị trường

Thị trường hối đoái chính thức

Đây là thị trường hối đoái có tổ chức, có quy chế hoạt động của thị trường, có
quy định tiêu chuẩn thành viên, có quy trình giao dịch thanh toán được quy định chặt
chẽ an toàn.

Trong thị trường chính thức, giao dịch có thể được thực hiện trong giờ giao
dịch (thông thường từ 9h00 đến 15h00 hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu). Cũng có thể

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 49


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

thực hiện không qua quầy (OTC) mà giao dịch thông qua hệ thống máy vi tính nối
mạng, fax,…một cách trực tiếp giữa người mua và người bán – phương thức giao dịch
OTC diễn ra liên tục khi các dữ liệu điện tử được kết nối.

Thị trường hối đoái tự do

Thị trường hối đoái tự do, còn gọi là thị trường chợ đen là nơi mua bán trực tiếp
bằng tiền mặt. Một loại thị trường không được thừa nhận về mặt pháp lý. Thị trường
này giải quyết nhanh các nhu cầu ngoại tệ tiền mặt cho các đối tượng nhưng có độ rủi
ro rất cao.

3.1.3.2 Phân loại theo nội dung giao dịch

Thị trường giao ngay

Đây là thị trường để thỏa mãn các nhu cầu ngoại tệ hàng ngày của khách hàng.
Với thị trường này, cho phép đáp ứng nhu cầu ngoại tệ để các chủ thể thanh toán tiên
hàng đến hạn, nợ đến hạn…

Đối với thị trường giao ngay, người mua và người bán ngoại tệ đều chấp nhận
mua và bán theo tỷ lệ thực tế chứ không có sự chọn lựa khác, ngoại trừ không thực
hiện việc mua bán.

Thị trường kỳ hạn

Thị trường kỳ hạn là thị trường để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ có kỳ hạn cho
khách hàng. Nhờ hoạt động của thị trường kỳ hạn mà đảm bảo chắc chắn cho các chủ
thể về nhu cầu mua bán ngoại tẹ trong kỳ hạn xác định.

Thị trường này tạo điều kiện cho các chủ thể áp dụng biện pháp phòng chống
rủi ro về giá.

Thị trường quyền chọn

Đây là loại thị trường, mà hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn sẽ dành quyền
cho người mua “quyền chọn” có thể thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng – với
thị trường này vừa giúp khách hàng phòng chống rủi ro tỷ giá, lại vừa tạo điều kiện
linh hoạt để thực hiện “ quyền” của họ sao cho có lợi.

Thị trường giao sau, hay còn gọi là thị trường tương lai

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 50


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

Đây là một dạng của thị trường kỳ hạn, là một thị trường giúp khách hàng áp
dụng biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên thị trường giao sau có khác với thị
trường kỳ hạn ở một số điểm:

Nội dung Thị trường kỳ hạn Thị trường giao sau

Các bên giao dịch thỏa Chỉ có một số thời hạn nhất
Về thời hạn thuận bất kỳ một kỳ hạn định và thường là ngắn
nào. ngày.

Được giao dịch với bất kỳ Chỉ giao dịch một số loại
về ngoại tệ giao dịch ngoại tệ nào ngoại tệ chỉ định (USD,
GBP,CAD, CHF, AUD)

Khối lượng giao dịch lớn, Không quy định số tối thiểu,
về khối lượng giao dịch từ 1 triệu USD hoặc tương nhưng quy định đơn vị giao
đương trở lên dịch cố định.

Về phương thức giao Giao dịch có thể qua quầy Phải thực hiện qua quầy
dịch hoặc không qua quầy giao dịch

Việc thanh toán và chuyển Việc thanh toán sẽ thực hiện


giao được thực hiện khi hợp hàng ngày nếu có có chênh
đồng đến hạn lệch tỷ giá hợp đồng với tỷ
giá thực tế. Đến ngày cuối
Về thanh toán và chuyển
cùng (ngày đến hạn) việc
giao ngoại tệ
chuyển giao ngoại tệ mới
được thực hiện, đồng thời
với việc thanh toán cuối
cùng.

Thị trường hoán đổi

Đây là thị trường dành cho các khách hàng cần có ngoại tệ hôm nay để thanh
toán nhưng lại dư thừa vào một ngày xác định hoặc ngược lại. Nghĩa là thị trường

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 51


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

dành cho khách hàng có trạng thái cung cầu ngoại tệ ngược chiều nhau ơ rhai thời
điểm khác nhau.

3.1.3.3 Phân loại theo phạm vi hoạt động

Thị trường nội địa

Là thị trường chỉ có các thành viên tham gia là các ngân hàng, các công
ty…trong cùng một nước. Hoạt động của thị trường này không ảnh hưởng đến các
luồng ngoại tệ di chuyển vào hoặc ra khỏi nước đó. Những nước chưa có một thị
trường tài chính ổn định, thì thông thường chỉ tổ chức thị trường hối đoái nội địa, để
tránh sự tác động của các nhân tố bên ngoài.

Thị trường quốc tế

Là thị trường hối đoái mà phạm vi hoạt động là của nó là trên bình diện quốc tế.
Các thành viên của thị trường này bao gồm các thành viên trong nước và các thành
viên ở nước ngoài có đủ điều kiện.

Hoạt động của thị trường hối đoái quốc tế là hoạt động giao dịch mua bán ngoại
tệ phạm vi toàn cầu, hoặc trong từng khu vực, do đó nó có ảnh hưởng đến sự di chuyển
của luồng ngoại tệ giữa các quốc gia với nhau.

3.2. Các chủ thể tham gia thị trường hối đoái

3.2.1. Ngân hàng trung ương

Vai trò của NHTW đối với thị trường hối đoái:

Thứ nhất: Vai trò của người tổ chức giám sát và điều hành hoạt động của thị trường
hối đoái.

Các nhiệm vụ được thực hiện như sau:

Ban hành quy chế hoạt động của thị trường: Bất kỳ một loại thị trường tài
chính nào, cũng phải có quy chế hoạt động, đây được xem là nguyên lý chung để điều
chỉnh các mặt hoạt động của thị trường. Không có quy chế thì thị trường sẽ trở lên hỗn
loạn vô tổ chức.

Tổ chức đăng ký hoặc kết nạp thành viên của thị trường: Các NHTM, các công
ty tài chính, các công ty xuất nhập khẩu muốn trở thành thành viên của thị trường phải
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 52
Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

đáp ững những điều kiện nhất định, đó là các điều kiện về quy mô hoạt động liên quan
đến lượng ngoại tệ giao dịch, các điều kiện về kỹ thuật. Khi trở thành thành viên của
thị trường, các thành viên sẽ tham gia giao dịch, và có nghĩa vụ đóng phí (gồm phí
giao dịch và phí thường niên)…các thành viên phải tuân thủ quy tắc, quy trình giao
dịch cũng như trong phương thức thanh toán theo quy định.

Tổ chức quy trình giao dịch, thanh toán: Quy trình giao dịch mua bán ngoại tệ
là yếu tố kinh tế kỹ thuật rất quan trọng để đảm bảo các giao dịch trên thị trường hối
đoái được thực hiện một cách thuận lợi, thông suốt, nhưng phải đảm bảo an toàn chính
xác tuyệt đối, đồng thời phải đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch.

Thứ hai: Vai trò của người điều tiết thị trường

NHTW tham gia hoạt động mua, bán ngoại tệ nhưng không phải để kinh doanh
vì mục tiêu lợi nhuận, mà vì sự ỏn định và phát triển của thị trường. NHTW là thành
viên điều tiết thị trường, khi cung cầu ngoại tệ trên thị trường mất cân đối ảnh hưởng
rất lớn đến hoạt động của thị trường hối đoái nói riêng và thị trường tài chính nói
chung, thì NHTW sẽ can thiệp để điều tiết thị trường.

− NHTW sẽ bán ngoại tệ khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung với khối lượng lớn và tỷ
giá đã lên quá cao.
− NHTW sẽ mua ngoại tệ khi cung lớn hơn cầu với khối lượng lớn và tỷ giá đã
giảm xuống quá thấp.

Và nhờ sự can thiệp này mà thị trường hối đoái được giữ ổn định.

3.2.2. Các ngân hàng thương mại

Các NHTM là thành viên chủ yếu và thường xuyên của thị trường hối đoái.
Hoạt động của thị trường hối đoái có nhộn nhịp sôi động hay không là tùy thuộc vào
thành viên này.

Các NHTM tham gia thị trường hối đoái với hai mục đích:

Thứ nhất: Kinh doanh ngoại tệ để kiếm lời

Với mục đích này, các NHTM thực hiện giao dịch mua ban ngoại tệ để kinh
doanh, tức là mua với giá rẻ và bán ra với giá đắt để hưởng lợi. Để phục vụ cho yêu

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 53


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

cầu này, các NHTM đều tổ chức một phòng chức năng riêng. Phòng kinh doanh ngoại
tệ - trong phòng này sẽ tập hợp những cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao,
có khả năng phán đoán đồng thời phòng kinh doanh ngoại tệ cũng được trang bị các
phương tiện kỹ thuật hiện đại để tiếp cận thông tin trên phạm vi quốc nội và quốc tế để
phục vụ kinh doanh.

Tuy nhiên, vì mục tiêu lợi nhuận mà các NHTM có thể thực hiện hành vi đầu
cơ ngoại tệ (mua vào một khối lượng ngoại tệ lớn và liên tục) hoặc bán tháo ngoại tệ -
tạo nên cung cầu ngoại tệ giả tạo cho thị trường. Để ngăn chặn hành vi này, thông
thường NHTW sẽ quy định “ giới hạn về trạng thái ngoại tệ” và bắt buộc các NHTM
phải thực hiện. Trong giới hạn trạng thái ngoại hối là giới hạn cao nhất của trạng thái
ngoại hối dương hoặc âm so với vốn tự có của ngân hàng.

Giới hạn trạng thái ngoại Trạng thái ngoại hối


hối
=
Vốn tự có của NH
≤ Tỷ lệ quy định

Trong đó trạng thái ngoại hối là chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ ngoại tệ

Thứ hai: Mua, bán ngoại tệ theo ủy thác của khách hàng để hưởng hoa hồng

Với mục đích này các NHTM sẽ thực hiện mua hoặc bán ngoại tệ theo ủy thác
của khách hàng. Trong trường hợp này, các NHTM sẽ mua hoặc bán ngoại tệ mà
không cần biết việc đó có lợi hay không, miễn là mua cho được số lượng ngoại tệ
khách hàng yêu cầu mua hoặc bán số lượng ngoại tệ khách hàng có yêu cầu bán. Tuy
nhiên, trên thực tế, các NHTM kết hợp hài hòa giữa mua bán kinh doanh, và mua bán
ủy thác để đạt hiệu quả cao nhất.

Đối với những khách hàng là công ty…không có đủ điều kiện để được tham gia
thị trường hối đoái thì việc mua bán ngoại tệ của họ phải qua ngân hàng trung gian.

Trong hoạt động của NHTM không có ranh giới để xác định giữa hoạt động
kinh doanh ngoại tệ với hoạt động mua bán ủy thác.

3.2.3 Các tổ chức tài chính phi ngân hàng

Các tổ chức tài chính phi ngân hàng như: các công ty tài chính, công ty cho
thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư….tham gia thị trường hối đoái nhằm mục
đích kinh doanh kiếm lời: bằng các nghiệp vụ kinh doanh hối đoái, họ sẽ thực hiện
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 54
Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

việc mua hoặc bán ngoại tệ một cách rất linh hoạt để thu hút được lợi nhuận qua chênh
lệch tỷ giá mua bán – các tổ chức tài chính phi ngân hàng, do kinh doanh bằng vốn tự
có, vốn riêng nên họ không bị ràng buộc bởi thời hạn trạng thái ngoại hối như các
NHTM, do đó tình trạng đầu cơ ngoại tệ hoặc bán tháo ngoại tệ là hoàn toàn có khả
năng xảy ra. Nếu các công ty này dự đoán giá ngoại tệ đang lên thì họ sẽ đầu cơ mua
bán ngoại tệ vào chứ không bán, chờ khi nào ngoại tệ tăng giá lên đến đỉnh điểm thì họ
sẽ bán ra để thu lợi lớn. Ngược lại khi giá ngoại tệ đang xuống thì họ sẽ bán tháo
ngoại tệ để tranh thua lỗ. Kinh doanh đầu cơ và bán tháo ngoại tệ có thể thu được lợi
nhuận lớn, nhưng cũng có khi bị thua lỗ và có thể bị phá sản.

3.2.4. Các công ty

Đây là các doan nghiệp lớn có đủ điều kiện tham gia thị trường hối đoái. Các
công ty này trực tiếp giao dịch mua bán ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh, hoặc sử dụng các công cụ để giao dịch trên thị trường hối đoái để phòng
chống rủi ro hối đoái như hoán đổi, quyền chọn, kỳ hạn.

3.2.5. Nhà môi giới

Nhà môi giới trên thị trường hối đoái thực hiện vai trò trung gian cho các bên
giao dịch hối đoái, nhờ đó các nhu cầu trái ngược nhau về ngoại tệ của khách hàng sẽ
được ráp nối và thực hiện. Tức là làm cho các nguồn cung ngoại tệ sẽ được kết nối với
cầu ngoại tệ để đảm bảo cho thị trường hoạt động đạt hiệu quả cao. Các nhà môi giới
chuyên nghiệp sẽ cung cấp thông tin về thị trường cho khách hàng gồm giá mua cao
nhất và giá bán thấp nhất, gọi là giá đặt mua và giá chào bán cao nhất và thấp nhất để
khách hàng lựa chọn và quyết định, khi giao dịch được thực hiện thì nhà môi giới sẽ
được hưởng hoa hồng.

3.3. Tỷ giá hối đoái

3.3.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái

Trong các quan hệ quốc tế - từ quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính ngân hàng
đến các quan hệ về xã hội, ngoại giao đều được tiền tệ hóa. Nói cách khác quan hệ
hàng hóa – tiền tệ xâm nhập sâu rộng vào các quan hệ quốc tế. Từ đó nảy sinh vấn đề
chuyển đổi so sánh giữa đồng tiền nước này với đồng tiền nước khác. Đây là một đòi

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 55


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

hỏi khách qua và tất yếu để xác định giá trị giao dịch, giá trị thanh toán giữa các bên
liên quan. Vậy tỷ giá hối đoái là gì? Có thể định nghĩa tỷ giá hối đoái bằng nhiều cách
sau đây:

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ chuyển đổi từ đơn vị tiền tệ nước này sang đơn vị tiền tệ
nước khác.

Tỷ giá hối đoái là quan hệ tỷ lệ so sánh giữa đồng tiền nước này với đồng tiền
nước khác trên cơ sở hàm lượng vàng và sức mua của đồng tiền đó.

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng
bao nhiêu đơn vị tiền tệ nước khác.

Tỷ giá hối đoái là giá cả mua bán của một đồng tiền trong quan hệ so sánh với
các đồng tiền khác.

Tỷ giá hối đoái là giá cả để mua bán trao đổi ngoại tệ.

3.3.2. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái

3.3.2.1 Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái trong thời kỳ chế độ bản vị vàng trở về trước
(từ tháng 12/1971 về trước)

Trong thời kỳ này, đồng tiền của mỗi nước đều quy định hàm lượng vàng cho
một đơn vị tiền tệ, và vì vậy tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền hình thành từ sự so sánh
hàm lượng vàng giữa hai đồng tiền đó. Sự so sánh như vậy gọi là ngang giá vàng, còn
gọi là đồng gía vàng.

Ví dụ: Trong thời kỳ bản vị vàng

Hàm lượng vàng của 1USD = 0,888671g vàng

Hàm lượng vàng của 1DEM = 0,3600g vàng

Từ đó ta có ngang giá vàng của USD so với DEM là

0.888671
= 2.4685
0.3600

Nghĩa là hàm lượng vàng trong 1 đơn vị tiền tệ của Mỹ (USD) gấp 2.4685 lần
hàm lượng vàng trong một đơn vị tiền tệ của Đức (DEM).

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 56


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

Tỷ giá hối đoái giữa USD/DEM lấy ngang giá vàng làm cơ sở và tỷ giá sẽ biến
động chung quanh ngang giá vàng (tức cao hơn, thấp hơn và bằng 2.4685).

3.3.2.2 Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái trong thời kỳ bản vị tiền giấy (từ sau 12/1971
đến nay)

Sự sụp đổ của hệ thống bản vị dollar Mỹ đã kéo theo sự sụp đổ của hệ thống
bản vị vàng trên phạm vi toàn thế giới. Và hệ thống tiền tệ dựa trên chế độ bản vị tiền
giấy (bản vị pháp định) đã thay thế bản vị vàng – đồng tiền của các quốc gia không có
liên hệ trực tiếp với vàng. Trong điều kiện đó, cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái là
ngang giá sức mua, còn gọi là đồng giá sức mua – tức là so sánh sức mua của hai đồng
tiền, làm cơ sở tham chiếu để xác định tỷ giá giữ hai đồng tiền đó.

Từ ngang giá sức mua (PPP) ta có một số nhận xét sau:

− Tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền được hình thành ở bất kỳ thời điểm nào, thì tỷ
giá đó bao giờ cũng phản ánh và kế thừa tỷ giá hối đoái đã hình thành ở thời điểm
trước đó.
− Theo thuyết ngang giá sức mua, thì tỷ giá hối đoái thay đổi (tăng hoặc giảm) tỷ
lệ thuận với sức mua của đồng ngoại tệ và tỷ lệ nghịch với sức mua của đồng bản tệ.

3.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Thứ nhất: quan hệ cung cầu ngoại tệ

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự thay đổi của tỷ giá
hối đoái.

− Nếu cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ (cung vượt cầu) tỷ giá giảm
− Nếu cung ngoại tệ < cầu ngoại tệ (cung không đủ cầu) thì tỷ giá tăng
− Nếu cung = cầu (cân đối cung cầu về ngoại tệ) thì tỷ giá sẽ không thay đổi.

Cung cầu về ngoại tệ, hay ngoại hối nói chung, đều do trạng thái của cán cân
thanh toán quốc tế (cán cân vãng lai) quyết định cụ thể là:

− Nếu cán cân vãng lai bội thu (thặng dư) thì cung ngoại tệ sẽ vượt cầu.
− Nếu cán cân vãng lai bội chi (thâm hụt) thì cầu ngoại tệ sẽ vượt cung.
− Nếu cán cân thăng bằng thì cung cầu ngoại tệ cân bằng.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 57


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

Như vậy, cán cân thanh toán quốc tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngoại
tệ và do đó ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

Thứ hai: tình hình lưu thông tiền tệ trong nước và lạm phát

Lưu thông tiền tệ trong nước được ổn định và quản lý tốt thì sức mua của đồng
bản tệ được ổn định, lạm phát không có điều kiện bùng phát- điều này ảnh hưởng tích
cực đến tỷ giá hối đoái (ít biến động), nhưng nếu lưu thông tiền tệ diễn biến xấu, lạm
phát gia tăng thì sức mua đồng tiền trong nước giảm, kéo theo sự gia tăng của tỷ giá
hối đoái.

Từ nhân tố này có thể xác định tỷ giá hối đoái bằng hai cách sau đây (ở thời
điểm xác định)

Sức mua của một ngoại tệ


Xác định tỷ giá trực tiếp =
Sức mua của một bản tệ

Chỉ số lạm phát trong nước


Xác định tỷ giá gián tiếp Tỷ giá tại thời điểm
= X Chỉ số lạm phát ở nước
(thời điểm N) N-1
ngoài

Như vậy, nếu chỉ số lạm phát ở hai nước khác nhau, thì tỷ giá sẽ không thay đổi.

Thứ ba: lãi suất của hai đồng tiền

Lãi suất của hai đồng tiền trong tỷ giá đều có ảnh hưởng đến tỷ giá.

− Nếu lãi suất đồng bản tệ tăng và lớn hơn lãi suất đồng ngoại tệ tỷ giá có xu
hướng tăng.
− Nếu lãi suất đồng ngoại tệ tăng và lớn hơn lãi suất đồng bản tệ thì tỷ giá có xu
hướng giảm.

Từ ảnh hưởng của lãi suất đến tỷ giá, NHTW có thể sử dụng công cụ lãi suất để
tác động và điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo hướng tích cực và có lợi cho nền kinh tế.

Thứ tư: yếu tố tâm lý và tình hình kinh tế chính trị

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 58


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

Tỷ giá hối đoái cũng bị ảnh hưởng khá nặng bởi yếu tố tâm lý cũng như tình
hình kinh tế chính trị của mỗi nước. Những tin đồn lây lan, những nhạy cảm trong
kinh tế, chính trị đôi khi lại là nhân tố ảnh hưởng cực lớn và có nguy cơ gây sốc cho
thị trường hối đoái.

Thứ năm: Tỷ giá xuất – nhập khẩu bình quân thực tế

Tỷ giá này nếu nhỏ hơn tỷ giá thị trường thì khuyến khích xuất khẩu, đồng thời xuất
khẩu sẽ có lợi

Ví dụ:

Giá vốn hàng xuất khẩu 20.000 USD

Gía bán (FOB) 1.000.000

Tỷ giá xuất khẩu USD/VND là 20.000

− Nếu tỷ giá mua trên thị trường là 20.800 thì người xuất khẩu có lợi 800đ cho 1
USD và tổng số lợi của người xuất khẩu là 1.000.000x800 = 800.000.000 đ
− Nếu tỷ giá xuất khẩu bình quân tăng lên và tiến gần đến 20.800 thì người xuất
khẩu giảm lợi nhuận tương ứng.

Tỷ giá xuất khẩu bình quân phản ánh chi phí của hàng xuất khẩu, từ là giá vốn
của hàng xuất khẩu.

Giá bán hàng nhập khẩu


Tỷ giá nhập khẩu =
Giá mua hàng nhập khẩu theo giá CIP

Nếu tỷ giá này lớn hơn tỷ giá thị trường, thì thị trường nhập khẩu sẽ được
khuyến khích, người nhập khẩu có lãi.

Ví dụ

Nhà nhập khẩu mua và nhập khẩu lô hàng theo giá CIF là 1.000.000 nhập khẩu
sẽ là 21.200. Nếu tỷ giá bán USD/VND trên thị trường là 20.900, thì người nhập khẩu
thu lợi 300đ cho 1 USD hàng nhập và tổng lợi của nhà nhập khẩu là 1.000.000x300 =
300.000.000

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 59


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

Nếu tỷ giá nhập khẩu giảm xuống và tiến lại gần tỷ giá thị trường thì người
nhập khẩu sẽ giảm lợi nhuận tương ứng.

Như vậy tỷ giá XNK có ảnh hưởng thiết thực đến hoạt động ngoại thương, mà
cụ thể là hoạt động xuất nhập khẩu – từ đó có thể nói tỷ giá xuất – nhập khẩu trở thành
giới hạn cho tỷ giá thị trường và có ảnh hưởng đến tỷ giá thị trường.

Như vậy, tỷ giá xuất khẩu bình quân phản ảnh chi phí của hàng xuất khẩu (giá
vốn) của người xuất khẩu, còn tỷ giá nhập nhẩu bình quân phản ánh giá bán (doanh
thu) của người nhập khẩu. Tuy nhiên, cần phân tích chi tiết để thấy được ảnh hưởng
của tỷ giá xuất - nhập khẩu bình quân.

Tỷ giá xuất khẩu bình quân (phản ánh chi phí) phải nhỏ hơn tỷ giá mua ngoại tệ
của ngân hàng (phản ánh doanh thu) của người xuất khẩu thì lúc đó người xuất khẩu
mới có lợi.

Tỷ giá nhập khẩu bình quân (phản ánh doanh thu của người nhập khẩu) phải lớn
hơn tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng (phản ánh chi phí) thì người nhập khẩu mới có
lợi.

Theo ví dụ trên nếu tỷ giá mua USD/VND là 20.800 còn tỷ giá bán là 20.900 do
đó ngân hàng công bố. Thì người xuất khẩu bỏ ra chi phí là 20.000 để xuất khẩu lô
hàng và thu được ngoại tệ, rồi bán số ngoại tệ này cho ngân hàng theo tỷ giá mua là
20.800 người xuất khẩu có lãi là 800đ cho một đơn vị ngoại tệ.

Còn người nhập khẩu phải mua ngoại tệ của ngân hàng theo tỷ giá bán là
20.900 để nhập khẩu lô hàng và bán hàng thu được 21.200 (tỷ giá nhập khẩu) thì người
nhập khẩu có lãi 300đ cho 1 đơn vị ngoại tệ.

Tổng hợp lại cho ta có giới hạn sau đây về tỷ giá

Tỷ giá XK bình Tỷ giá nhập


Tỷ giá mua Tỷ giá bán
quân ≤ ≤ ≤ khẩu bình quân
(20.800) (20.900)
(20.000) (21.200)

Theo giới hạn này, giá vốn hàng xuất khẩu tăng từ 20.000 lên 20.100; 20.200;
20.300; 20.400; 20.500; 20.600; 20.700 thì người nhập khẩu có mức sinh lợi giảm dần,

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 60


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

nhưng nếu giá vốn là 20.800 (ngang tỷ giá mua) thì người nhập khẩu hòa vốn, nếu giá
vốn hàng xuất khẩu không đổi, thì lợi nhuận của người nhập khẩu gia tăng khi tỷ giá
thị trường tăng lên. Điều này lý giải tại sao khi tỷ giá tăng lại có tác dụng khuyến
khích xuất khẩu. Ngược lại, khi tỷ giá thị trường giảm, nhập khẩu sẽ có lợi và sẽ
khuyến khích mạnh.

3.3.4. Phương pháp công bố tỷ giá hối đoái

3.3.4.1 Phương pháp trực tiếp

Yết giá trực tiếp hay còn gọi là yếu giá ngoại tệ là phương pháp lấy ngoại tệ
làm đơn vị (hoặc bội số của 10) để so sánh với tiền trong nước

1 đồng ngoại tệ = X đồng bản tệ

Theo phương pháp này, ta nhận thấy:

− Đồng ngoại tệ là đồng tiền yết giá, gọi là đòng tiền cơ bản, đồng tiền hàng hóa.
− Đồng bản tệ là động tiền định giá, gọi là đòng tiền đối ứng, hay đối khoán của
đồng tiền yết giá.

Ví dụ: Tại Việt Nam, NHNN Việt Nam công bố tỷ giá USD/VND= 20.627.

Trường hợp này đồng tiền yết giá: USD

Đồng tiền định giá: VND

3.3.4.2 Phương pháp gián tiếp

Yết giá gián tiếp còn gọi là yết giá bản tệ là phương pháp lấy đồng tiền bản tệ
làm đơn vị (hoặc bộ số của 10) để so sánh với tiền nước ngoài.

1 đồng bản tệ = X đồng ngoại tệ

Theo phương pháp này, ta nhận thấy:

− Đồng bản tệ là đồng tiền được yết giá, là đồng tiền cơ bản, đồng tiền hàng hóa.
− Đồng ngoại tệ là đồng tiền định giá, là đồng tiền đối ứng, đối khoản của đồng
yết giá

Ví dụ: Tại Mỹ công bố tỷ giá USD

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 61


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

1USD = 6,2536 FRF

Đồng tiền yết giá là: USD

Đồng tiền định giá: FRT

Yết giá bản tệ (còn gọi là yếu giá kiểu Mỹ) yết giá giản tiếp chỉ được một số
nước áp dụng như Anh, Mỹ, Canada, Australia, NewZealand. Cần nói rằng yết giá
theo phương pháp trực tiếp hay gián tiếp là theo tập quán. Tuy nhiên, những nước có
đồng tiền mạnh, sức mua cao thì yết giá gián tiếp (yết giá bản tệ) còn lại là yết giá trực
tiếp (yết giá ngoại tệ)

Trên thị trường hối đoái, khi yết giá ngoại tệ thì cần hiểu rằng đó là việc xác
định giá cả để mua hoặc bán ngoại tệ. Trong khi yết giá bản tệ thì người ta hiểu đó là
việc xác định giá cả để mua hoặc bán ngoại tệ

Tỷ giá được niêm yết bằng cách nào không quan trọng, nhưng cần phải biết vị
trí của đồng tiền yết giá và vị trí của đồng tiền định giá để phục vụ cho việc xác định
tỷ giá chéo tỷ giá kỳ hạn, cũng như xác định giá mua, giá bán của đồng tiền yết giá.

3.3.5. Phân loại tỷ giá

3.3.5.1 Tỷ giá chính thức

a. Khái niệm về tỷ giá chính thức

Là tỷ giá của NHTW công bố để chính thức xác định tỷ lệ chuyển đổi từ đồng
tiền bản tệ sang đồng ngoại tệ, hoặc tỷ lệ chuyển đổi từ đồng tiền ngoại tệ sang đồng
bản tệ.

b. Ý nghĩa

Tỷ giá chính thức là tỷ giá được sử dụng để xác định tính toán và thu thuế xuất
– nhập khẩu, cũng như các hoạt động tài chính đối ngoại khác.

Tỷ giá chính thức là tỷ giá có ý nghĩa chủ đạo mà các loại tỷ giá khác hình
thành trên thị trường hối đoái phải phù hợp với nó.

Tại Việt Nam NHNN công bố tỷ giá bình quân thị trường liên ngân hàng thay
cho tỷ giá chính trước đây. Với cơ chế này tỷ giá được công bố sẽ phù hợp và phản
ánh được tình hình của thị trường hối đoái.
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 62
Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

Song song với việc công bố tỷ giá chính thức hoặc tỷ giá bình quân, NHTW sẽ
quy định biên độ biến động của tỷ giá thị trường – căn cứ vào biên độ này, các NHTW
được quyền công bố tỷ giá kinh doanh nhưng không được vượt quá tỷ giá chính thức +
- biên độ giao dịch

c. Cơ chế quản lý tỷ giá chính thức

Thứ nhất: Cố định tỷ giá.

Theo cơ chế này NHTW công bố tỷ giá chính thức đồng thời giữ nguyên hoặc
không để cho tỷ giá đó biến động quá một biên độ nhất định trong một thời gian dài.
Tỷ giá được ổn định lâu dài như vậy gọi là tỷ giá cố định.

Thứ hai: Thả nổi tỷ giá

Theo cơ chế này NHTW sẽ không dùng biện pháp gì để cố định (ổn định) tỷ giá
mà để cho tỷ giá tăng lên hay giảm xuống một cách tự do. Tỷ giá được biến động lên
xuống tự do như vậy gọi là tỷ giá thả nổi.

Về mặt lý thuyết, cố định tỷ giá là cơ chế thể hiện sự can thiệp của chính phủ để
giữ vững sự ổn định của thị trường tài chính tiền tệ, đồng thời thể hiện sức mạnh của
chính phủ và NHTW trong điều hành tỷ giá. Tuy nhiên cố định tỷ giá là một cơ chế
cứng nhắc, mâu thuẫn và xem nhẹ quy luật thị trường, sự đổ vỡ là điều không tránh
khỏi.

Ngược lại với cơ chế cố định là cơ chế thả nổi tỷ giá – sự buông xuôi, sự không
can thiệp mà để cho tỷ giá lên xuống tự do là điều mà các chính phủ và NHTW các
nước không bao giờ mong muốn. Sự thả nổi chỉ xảy ra khi “lực bất tòng tâm” nghĩa là
chính phủ và NHTW không còn khả năng can thiệp, hoặc sẽ không có lợi khi can thiệp
tỷ giá. Như vậy cơ chế thả nổi là một cơ chế bắt buộc hoặc là một cơ chế được áp dụng
khi thị trường tài chính tiền tệ của nước đó đã ổn định vững chắc.

Thứ ba: Cơ chế thả nổi có quản lý

Với cơ chế này, NHTW để cho tỷ giá thị trường biến động theo quan hệ cung
cầu, nhưng khi tỷ giá đó tăng lên quá cao hoặc giảm xuống quá thấp thì NHTW sẽ can
thiệp để giữ cho tỷ giá không biến động quá lớn, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động
xuất – nhập khẩu và các hoạt động đối ngoại khác.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 63


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

Thứ tư: Cơ chế điều chỉnh linh hoạt tỷ giá hoạt động

Đây là cơ chế có sự pha trộn giữa cố định thả nổi và quản lý – Nghĩa là tùy từng
điều kiện cụ thể mà chủ động điều chỉnh tỷ giá một cách linh hoạt – tỷ giá được điều
chỉnh như vậy gọi là tỷ giá linh hoạt. Phần lớn các nước áp dụng cơ chế này, trong đó
có Việt Nam.

3.3.5.2 Tỷ giá thương mại

a. Khái niệm

Tý giá thương mại, còn được gọi là tỷ giá thị trường (tỷ giá kinh doanh) là tỷ
giá do các ngân hàng xác định và công bố để áp dụng trong hoạt động kinh doanh
ngoại hối.

Về mặt lý thuyết, tỷ giá thương mại là tỷ giá do các ngân hàng tự định đoạt,
dưới tác động của cơ chế thị trường. Tùy theo chế độ quản lý ở từng nước, mà tỷ giá
này được giới hạn qua biên độ dao động so với tỷ giá chính thức hoặc hoàn toàn không
bị giới hạn nào, mà để cho thị trường quyết định.

b. Phân loại tỷ giá thương mại

Căn cứ vào phương thức kinh doanh

Ngân hàng kinh doanh ngoại tệ sẽ công bố một cặp tỷ giá gồm:

− Tỷ giá mua
− Tỷ giá bán

Trong đó tỷ giá mua là tỷ giá ngân hàng (nhà kinh doanh ngoại tệ) mua vào –
Đây cũng chính là tỷ giá bán của khách hàng (công ty, cá nhân…). Còn tỷ giá bán là tỷ
giá ngana hàng (nhà kinh doanh ngoại tệ bán ra). Đây là tỷ giá khách hàng mua vào.

Một số điều cần lưu ý:

− Khi công bố tỷ giá kinh doanh , tỷ giá mua phải được công bố (nói, viết) trước,
tỷ giá bán công bố (nói, viết) sau.

Ví dụ: Công bố tỷ giá USD/VND tại ngân hàng A

USD/VND = 20.800/20.900

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 64


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

Trong đó: Tỷ giá mua là 20.800

Tỷ giá bán là 20.900

− Khi công bố tỷ giá kinh doanh, thường người ta công bố là một cặp tỷ giá gồm
năm con số, và vị trí của từng con số được quy ước như sau:
+ Số đầu tiên bên trái là hàng đơn vị
+ Hai số tiêp theo là hàng số
+ Hai số cuối là hàng điểm
X X X X X
Hàng đơn vị Hàng số Hàng điểm
Từ đó ta có:
100 điểm = 1 số
100 số = 1 đơn vị

Ví dụ: Tỷ giá USD/VND = 20.800/20.900 thì tỷ giá bán lớn hơn tỷ giá mua 100 điểm

− Là nhà kinh doanh ngoại tệ, các ngân hàng công bố tỷ giá kinh doanh trong đó
tỷ giá mua bao giờ cũng nhỏ hơn hoặc bằng tỷ giá bán, nghãi là chênh lệch giữa tỷ giá
bán và tỷ giá mua luôn là một số dương.

Do đó trương trường hợp ta thấy hàng “điểm” của tỷ giá bán nhỏ hơn hàng “điểm”
của tỷ giá mua, thì hàng số của tỷ giá bán cao hơn tỷ giá mua 1 số.

Căn cứ vào thời điểm công bố tỷ giá

Tỷ giá mở: Đây là tỷ giá được công bố vào giờ mở cửa thị trường, hay vào đầu
mỗi giờ giao dịch. Tỷ giá này mang tính chất là báo giá và thăm dò, chưa phải là giá
thực hiện.

Tỷ giá đóng: Tỷ giá được hình thành cuối phiên giao dịch ngoại tệ (cuối giờ
giao dịch). Đây là tỷ giá được sử dụng trong giao dịch, mua bán ngoại tệ.

Tỷ giá đóng chịu ảnh hưởng của tình hình cung – cầu ngoại tệ trong phiên giao
dịch.

+ Nếu cung > cầu ngoại tệ thì tỷ giá đóng sẽ giảm so với tỷ giá mở
+ Nếu cầu > cung thì tỷ giá đóng sẽ tăng hơn tỷ giá mở.
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 65
Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

+ Nếu cung = cầu thì tỷ giá đóng sẽ không thay đổi so với tỷ giá mở.
Căn cứ vào kỳ hạn giao dịch
Tỷ giá giao ngay

Là tỷ giá được hình thành tại thời điểm giao dịch – tức là tỷ giá thực tế của
ngày giao dịch – Tỷ giá này được sử dụng trong trường hợp mua bán giao ngay

Tỷ giá kỳ hạn

Tỷ giá được sử dụng trong giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn: Đó là tỷ giá
được hai bên mua và bán thỏa thuận trên cơ sở tỷ giá giao ngay và các yếu tố tác động
trong tương lai, để ký kết và ghi vào hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn. Thực chất
đó là giá mua, giá bán ngoại tệ theo một kỳ hạn xác định.

Ngoài các tỷ giá được phân loại như nói ở trên, trong tỷ giá kinh doanh, người
ta còn phân biệt giữa tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản trong tỷ giá chuyển khoản
lại chia làm hai loại: try giá điện hối được sử dụng trong chuyển tiền bằng điện và tỷ
giá thu hối sử dụng trong chuyển tiền bằng thư. Trong đó do chuyển tiền điện nhanh
hơn nên tỷ giá điện hối bao giờ cũng cao hơn tỷ giá thư hối.

Hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do vẫn còn tồn tại (không theo
một quy định nào và hầu như là hoạt động không hợp pháp). Tỷ giá sử dụng trong các
hoạt động này là tỷ giá tiền mặt (mua bán bằng ngoại tệ tiền mặt và có độ rủi ro cao –
tỷ giá này còn được gọi là tỷ giá thị trường tự do

3.3.6. Phương pháp xác định tỷ giá kỳ hạn

3.3.6.1 Phương pháp lãi suất

Theo phương pháp này, tỷ giá kỳ hạn sẽ được xác định tính toán dựa vào tham
số chính là lãi suất của hai đồng tiền trong cặp tỷ giá.

Công thức tổng quát để xác định tỷ giá kỳ hạn như sau:

/ đồ đị á / đồ ế á
TGKH= TGGN + (TGGN x Kx )

Trong đó

TGKH: tỷ giá kỳ hạn

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 66


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

TGGN: tỷ giá giao ngay

K: kỳ hạn giao dịch (ngày hoặc tháng)

N: số ngày quy ước theo thời hạn của lãi suất, hoặc tháng của năm.

Trong đó, khi vận dụng công thức ta thấy

− Nếu muốn xác định tỷ giá mua kỳ hạn, thì tỷ giá giao ngay là tỷ giá mua giao
ngay, và chênh lệch lãi suất tiền gửi của hai đồng tiền.
− Nếu muốn xác định tỷ giá bán kỳ hạn, thì tỷ giá giao ngày là tỷ giá bán và
chênh lệch lãi suất cho vay của hai đồng tiền.

Ví dụ: Ngày N, tỷ giá EUR/USD= 1.2728/42

Lãi suất của hai đồng tiền như sau (L/S năm)

Đồng tiền Lãi suất tiền gửi Lãi suất cho vay

EUR 4,1% 6,2%

USD 4,6% 6,6%

Hãy xác định tỷ giá kỳ hạn ba tháng của EUR/USD

Ta thấy

Trong tỷ giá nói trên đồng EUR là đồng tiền yết giá, đồng USD là đồng định giá

Kỳ hạn (K) giao dịch là ba tháng (90 ngày)

Tỷ giá giao ngay chính là tỷ giá của ngày N

Vậy ta xác định tỷ giá EUR/USD kỳ hạn ba tháng như sau:

Tỷ giá mua kỳ hạn ba tháng

= 1,2728 + [1,2728 x 3 (0,046 – 0,041)]/12

= 1,2728 + 0,0016 = 1,2744

Tỷ giá bán kỳ hạn ba tháng

= 1,2742 + [1,2742 x 3 (0,066 – 0,062)]/12

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 67


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

= 1,2742 + 0,0013 = 1,2755

Như vậy, EUR/USD kỳ hạn ba tháng = 1,2744/1,2755

Phương pháp lãi suất chỉ đơn giản là dựa vào chênh lệch lãi suất của hai đồng
tiền nên việc xác định dễ dàng, từ đó ta có nhận xét sau đây:

− Nếu lãi suất đồng tiền định giá lớn hơn lãi suất đồng tiền yết giá thì tỷ giá kỳ
hạn sẽ tăng so với tỷ giá giao ngay.
− Nếu lãi suất đồng tiền yết gái nhỏ hơn lãi suất đồng tiền định giá thì tỷ giá kỳ
hạn sẽ giảm so với tỷ giá giao ngay.

Phương pháp lãi suất, chỉ có tính chất lý thuyết để tham khảo chứ không (hoặc
ít) sử dụng trong thực tế vì phương pháp này chỉ dựa vào lãi suất hiện tại, mà chưa dự
báo biến động của lãi suất đồng tiền trong tương lai, chưa tham chiếu những nhân tố
khác như cung – cầu…

3.3.6.2 Phương pháp điểm kỳ hạn

Theo phương pháp này, người ta căn cứ vào sự biến động của một số nhân tố
ảnh hưởng đến tỷ giá như lãi suất, cung cầu ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát…để công bố điểm
kỳ hạn bao gồm điểm của giá mau và điểm của giá bán, và dựa vào các điểm kỳ hạn đã
được công bố, ta dễ dàng xác định tỷ giá kỳ hạn theo công thức tổng quát sau đây:

Tỷ giá kỳ hạn Tỷ giá giao ngay Điểm kỳ hạn


= ±
Forward Rate Spot Rate Forward point

Trong đó:

Tỷ giá mua kỳ Tỷ giá mua giao Điểm kỳ hạn


= ±
hạn ngay mua

Tỷ giá bán kỳ hạn = Tỷ giá bán giao ngay ± Điểm kỳ hạn bán

Trong công thức trên

− Nếu điểm kỳ hạn của giá bán lớn hơn điểm kỳ hạn của giá mua – gọi là điểm
gia tăng thì cộng (+) vào tỷ giá giao ngay để có tỷ giá kỳ hạn.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 68


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

− Nếu điểm kỳ hạn của giá bán nhỏ hơn điểm kỳ hạn của giá mua – gọi là điểm
khấu trừ thì trừ (-) vào tỷ giá giao ngay để có tỷ giá kỳ hạn.

Ví dụ: ngày 16/09/2017 ngân hàng A công bố tỷ giá và điểm kỳ hạn như sau:

(Yết giá kỳ hạn theo kiểu SWAP – tức là chỉ công bố tỷ giá giao ngày kèm theo bảng
điểm kỳ hạn)

Điểm kỳ hạn
Tỷ giá
1 tháng 2 tháng 6 tháng 12 tháng

USD/CHF= 1,7218/39 16/11 29/22 69/59 132/112

EUR/USD= 1,2124/35 15/23 29/49 92/107 129/145

Qua bảng điểm kỳ hạn, cho thấy điểm kỳ hạn USD/CHF, có điểm giá bán nhở
hơn điểm giá mua: cụ thể ở kỳ hạn một tháng, điểm igas bán là 11 trong khi diểm giá
mua là 16. Do đó, tỷ giá kỳ hạn của USD/CHF = tỷ giá giao ngay – điểm kỳ hạn.

Chẳng hạn tỷ giá kỳ hạn hai tháng của USD/CHF tính như sau

Tỷ giá mua = 1,7218 – 0,0029 = 1,7189

Tỷ giá bán = 1,7239 – 0,0022 = 1,7217

USD/CHF(hai tháng) = 1,7189/1,7217

Trong khi đó ta nhận thấy điểm kỳ hạn EUR/USD có điểm giá bán hơn hơn
điểm giá mua. Do đó tỷ giá kỳ hạn của EUR/USD = tỷ giá giao ngay +điểm kỳ hạn

Chẳng hạn tỷ giá kỳ hạn EUR/USD kỳ hạn sáu tháng là:

Tỷ giá mua = 1,2124 + 0,0092 = 1,2216

Tỷ giá bán = 1,2135 + 0,0197 = 1,2242

Tương tự ta có tỷ giá EUR/USD kỳ hạn 12 tháng là:

Tỷ giá mua = 1,2124 + 0,0129 = 1,2253

Tỷ giá bán = 1,2135 + 0,0145 = 1,2280

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 69


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

Bảng điểm kỳ hạn được các ngân hàng công bố là bảng điểm có kỳ hạn từ 1
tháng đến 12 tháng. Khách hàng căn cứ vào đó mà xác định tỷ giá để cân đối tính toán
xem có nên mua hay bán ngoại tệ hay không.

Cần chú ý rằng, ở trên nói đén phương pháp xác định tỷ giá kỳ hạn – nhưng
trong hoạt động giao dịch hối đoái các NHTM – nhà kinh doanh ngoại tệ có thể công
bố luôn tỷ giá của từng kỳ hạn (công bố một cách cụ thể rõ ràng) mà không cần phải
tính tròn như nói trên.

3.3.7. Phương pháp xác định tỷ giá chéo

3.3.7.1 Khái niệm

Trong kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng, có rất nhiều đồng tiền được tiến hành
mua bán, nếu ngân hàng công bố tỷ giá của tất cả các đồng tiền đó, thì có quá nhiều
cặp tỷ giá gây tốn kém thông tin không cần thiết. Nhưng làm sao để khách hàng cso
thể biết được tỷ giá của tất cả các đồng tiền mà không cần phải công bố đầy đủ các tỷ
giá? Trong trường hợp như vậy, ngân hàng chỉ cần công bố tỷ giá của một số đồng tiền
chủ yếu, còn tỷ giá giữa các đồng tiền khác còn lại thì sử dụng phương pháp tính chéo
để xác định.

Nếu muốn biết 10 cặp tỷ giá còn lại thì chúng ta dùng kỹ thuật tính chéo – tỷ
gái được xác định bằng kỹ thuật ấy gọi là tỷ giá chéo. Vậy tỷ giá chéo là tỷ giá được
xác định trên cơ sở các tỷ gía đã công bố (tỷ gái tính chéo còn gọi là tỷ giá bắc cầu).

3.3.7.2 Phương pháp xác định

a. Đồng tiền trung gian là đồng yết giá

S(VND/USD) = (a,b)

S(HKD/USD) = (c,d)

Yêu cầu: Tính tỷ giá chéo S(VND/HKD) = (x, y)

Tỷ giá mua vào x = a/d

Tỷ giá bán ra y = b/c

Ví dụ: Trên thị trường, tỷ giá của các cặp tỷ giá được yết như sau:

S (VND/USD) = 22,750 – 22,820


KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 70
Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

S (SGD/USD) = 1.4175 – 1.4202

Yêu cầu: Tính tỷ giá chéo S(VND/SGD)

= (22,750/1.4202 – 22,820/1.4175)

= 16,018 – 16,098

b. Đồng tiền trung gian vừa là đồng định giá, vừa là đồng yết giá

S (VND/USD)=(a,b)

S (USD/GBP)=(c,d)

Yêu cầu: Tính S (VND/GBP)=(x/y)

Tỷ giá mua vào x = a.c

Tỷ giá bán ra y = b.d

Ví dụ: Trên thị trường, tỷ giá của các cặp tỷ giá được yết như sau:

S (VND/USD) = 22,750 – 22,820

S (USD/EUR) = 1.0612 – 1.0621

Yêu cầu: Tính S (VND/EUR)

= (22,750 * 1.0612 – 22,820 * 1.0621)

= 24,142 – 24,237

c. Đồng tiền trung gian là đồng định giá

S(USD/AUD)=(a,b)

S(USD/GBP)=(c,d)

Yêu cầu: Tính S(AUD/GBP)=(x/y)

Tỷ giá mua vào x = c/b

Tỷ giá bán ra y = d/a

Ví dụ: Trên thị trường, tỷ giá của các cặp tỷ giá được yết như sau:

USD/GBP = 1.2406 – 1.2415

USD/AUD = 0.7894 – 0.7924

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 71


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

Yêu cầu: Tính AUD/GBP

= 1.2406/0.7924 – 1.2415/0.7894

= 1.5656 – 1.5727

3.4. Các phương thức giao dịch hối đoái

3.4.1. Giao dịch giao ngay

a. Khái niệm

Giao dịch giao ngay (Spot) là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ trả ngay với tỷ giá
trao đổi hình thành tại thời điểm ký hợp đồng.

Giao dịch giao ngay là nghiệp vụ kinh doanh mau bán ngoại tệ phổ biến và
chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường hối đoái. Trong nghiệp vụ giao ngay, thời gian cần
thiết đẻ các bên mua bán thực hiện việc chuyển tiền và thanh toán là hai ngày làm việc
sau khi hợp đồng giao ngay (Spot Contract) được ký kết.

Đối với giao dịch giao ngay, cần chú ý một số điểm sau:

− Ngày giao dịch: còn gọi là ngày thỏa thuận hay ngày ký hợp đồng là ngày mà
hai bên mua và bán đã thỏa thuận những nội dung của hợp đồng mua bán ngoại tệ, như
loại ngoại tệ giao dịch, số lượng, đồng tiền đối ứng, tỷ giá giao dịch, số hiệu tài khoản
của các bên liên quan để nhận và chuyển tiền…trong đó tỷ giá giao dịch là tỷ giá thực
tế của ngày ký hợp đồng (tỷ giá giao ngay)
− Ngày giá trị: còn gọi là ngày thực hiện. Đây là ngày mà bên mua và bên bán
thực hiện các điều khoản của hợp đồng giao ngay- tức là ngày thực hiện việc chuyển
tiền vào tài khoản của đối tác.
+ Bên bán phải chuyển ngoại tệ vào tài khoản của bên mua (bằng lệnh chuyển
tiền)
+ Bên mua phải chuyển tiền (đồng tiền đối khoản) vào tài khoản của bên bán
(bằng lệnh chuyển tiền)

Tất cả đều được thực hiện bằng chuyển khoản. Theo tập quán giao dịch trên thị
trường hối đoái quốc tế, thời gian để các bên thực hiện mua bán chậm nhất là sau hai

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 72


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng (không kể ngày nghỉ lên, nghỉ tết, nghỉ cuối
tuần và nghỉ bù)

Nếu bên nào chậm trễ sẽ bị phạt tiền chậm ngày nào phạt ngày đó. Thông
thường ngoại tệ là USD thì bên bán sẽ bị phát theo lãi suất thị trường liên ngân hàng
Luân đôn (LIBOR) hoặc theo lãi suất thị trường liên ngân hàng Singapore
(SIBOR)…còn bên mua chuyển tiền chậm cũng bị phạt tương tự theo lãi suất đồng
tiền đối ứng.

Ở Việt Nam lãi suất phạt cho người bán USD là 150% LIBOR và lãi suất phạt
dành cho người mua là 150 lãi suất tái chiết khấu NHTW.

− Hợp đồng giao ngay (Spot contract) sau khi đã dược ký kết và đã được xác
nhận, thì các bên liên quan đều không được thay đổi các điều khoản của hợp đồng,
nghĩa là bất buộc phải thực hiện, chứu không được hủy bỏ hợp đồng.

Ví dụ: Ngày thứ tư (7/9/2017) một hợp đồng giao hàng được ký kết với các điều
khoản sau đây:

Các bên tham gia giao dịch

Bên bán: Tên, địa chỉ, số tài khoản… Ngân hàng KSA

Bên mua: Tên, địa chỉ, số tài khoản… Ngân hàng HVA

Loại ngoại tệ giao dịch: USD

Số lượng: 1.000.000USD

Đồng tiền đối khoản: VND

Tỷ giá giao dịch (tỷ giá giao ngay): USD/VND: 20.830

Vào ngày thứ sáu (9/9/2017) các bên thực hiện hợp đồng

Ngân hàng KSA, chuyển khoản số tiền 1.000.000USD vào tài khoản của công
ty HVA

Công ty HVA chuyển khoản số tiền đối khoản tương ứng 1.000.000x20.830 =
20.830.000 VND vào tài khoản của ngân hàng KSA.

b. Tác dụng của giao dịch giao ngay

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 73


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

− Đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trước mắt cho các đơn vị (các ngân hàng, các công ty,
xí nghiệp, tổ chức kinh tế) để thực hiện thanh toán các khoản nợ đến hạn hoặc nhập
khẩu trả ngay cho các đối tác nước ngoài.
− Tạo điều kiện cho các đối tượng của thị trường hối đoái thực hiện việc bán
ngoại tệ, để chuyển hóa đòng bản tệ nhằm tiếp tục sản xuất kinh doanh một cách bình
thường, đồng thời qua đó, loai bỏ được rủi ro tỷ giá hối đoái gảm trong tương lai.
− Các giao dịch giao ngay là giao dịch phổ biến của các NHTM không những để
thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng, mà còn thực hiện kinh doanh ngoại tệ để thu
được lợi nhuận. Ngoài ra, nhờ giao dịch giao ngay mà các NHTM có thể điều chỉnh
trạng thái ngoại hối của họ ở mức độ hợp lý, đề vừa thực hiện quy chế quản lý ngoại
hối vừa làm giảm đến mức độ thấp nhất rủi ro hối đoái xảy ra cho ngân hàng.

3.4.2. Giao dịch kỳ hạn

a. Khái niệm

Giao dịch kỳ hạn là một giao dịch mua bán ngoại tệ mà các điều khoản của hợp
đồng mua bán ngoại tệ được xác định tại thời điểm ký hợp đồng, nhưng sẽ được thực
hiện vào một nhất định trong tương lai (từ 15 ngày, 1 tháng, 2 tháng đến 12 tháng).
Trong giao dịch kỳ hạn, các chủ thể cần lưu ý.

− Hợp đồng kỳ hạn sau khi đã được ký kết và đăng ký – thì các bên mua bán
không được hủy bỏ hợp đồng vì bất cứ lý do gì, trừ phi một trong các bên của hợp
đồng bị tuyên bố phá sản hoặc bị mất khả năng thanh toán hoàn toàn.
− Tỷ giá hối đoái được sử dụng trong hợp đồng giao ngay là tỷ giá kỳ hạn đây là
tỷ giá được hai bên thỏa thuận và ghi vào hơp đồng, hoặc tỷ giá kỳ han được công bố
bởi ngân hàng kinh doanh ngọai tệ dưạ trên nhiều yếu tố, và đây là tỷ giá có hiệu lực
trong suốt thời hạn của hợp đồng. Khi hợp đồng đến hạn, các bên giao dịch phải thực
hiện việc chuyển tiền cho phía đối tác bất kể tý giá thực tế vào ngày nào đó như thế
nào, nếu chậm trễ sau hai ngày làm việc thì sẽ bị phạt tiền, tiền phạt cũng tính tương tự
như giao dịch giao ngay.

b. Tác dụng của giao dịch kỳ hạn

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 74


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

− Giao dịch kỳ hạn có tác dụng lớn nhất chính là việc đảm bảo cho người mua,
hay người bán thực hiện việc mua hoặc bán ngoại tệ một cách hoàn toàn chắc chắn.
Nhờ đó, họ có thể thực hiện các cam kết một cách đúng hạn, tạo lòng tin và uy tín
trong quan hệ giao dịch kinh tế, thương mại.
− Giao dịch kỳ hạn, vì được tiến hành theo tỷ giá kỳ hạn đã được ấn định và hiệu
lực, nên nó là một công cụ để phòng chống rủi ro hối đoái.
− Giao dịch kỳ hạn cũng là công cụ giúp các nhà kinh doanh ngoại tệ thực hiện
các giao dịch kỳ hạn với nhiều ngoại tệ, với nhiều kỳ hạn khác nhau…để tìm kiếm lợi
nhuận.

3.4.3. Giao dịch hoán đổi

a. Khái niệm

Giao dịch hoán đổi là giao dịch mua bán ngoại tệ mà thực chất là nghiệp vụ
mua bán ngoại tệ kép, bằng cách phối hợp với một giao dịch vận động ngược chiều
nhau và các chủ thể trong giao dịch này hoán chuyển vai trò cho nhau.

b. Đặc điểm của giao dịch hoán đổi

− Thực chất của giao dịch hoán đổi là sự chuyển nhượng tmaj thời từ đồng tiền
này để lấy đồng tiền khác, tạo nên sự vận động hoàn chỉnh của một đồng tiền, do đó
giúp cho người ma và người bán duy trì được trạng thái ngoại hối của họ vào một ngày
xác định trong tương lai.
− Chẳng hạn một ngân hàng bán ngoại tệ vào ngày hôm nay, lúc đó trạng thái
ngoại tệ của ngân hàng này giảm, nhưng vì ngân hàng nãy sẽ mua lại số ngoại tệ đó
trong một ngày được xác định thì trạng thái ngoại hối trở lại như ban đầu.
− Giao dịch hoán đổi bao gồm hai giao dịch được kết hợp và ràng buộc bằng một
hợp đồng – đó là giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn.

c. Tác dụng của giao dịch hoán đổi

− Đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trước mắt và kỳ hạn cho khách hàng
− Sự hoán đổi ngoại tệ giữa hai đối tác mua bán, nên các bên vừa đáp ứng nhu
cầu kinh doanh lại vùa duy trì trạng thái vốn (bằng ngoại tệ) khi kết thúc hợp đồng.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 75


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

− Là công cụ kinh doanh có hiệu quả là và công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái
hữu hiệu cho các nhà kinh doanh.

3.4.4. Giao dịch quyền chọn

a. Khái niệm

Giao dịch quyền chọn là giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, trong đó người
mau quyền chọn có quyền, nhưng không bắt buộc phải thực hiện hợp đồng mua bán
ngoại tệ đã ký kết, nghĩa là trong giao dịch quyền chọn, người mua quyền chọn sau khi
ký hợp đồng mua hoặc bán ngoại tệ với nhà kinh doanh ngoại tệ, nhưng diễn biến tỷ
giá trên thị trường không có lợi cho họ, thì người mua quyền chọn có quyền hủy bỏ
hợp đồng mà không cần phải thông báo cho phía đối tác.

b. Đặc điểm của giao dịch quyền chọn

− Người mua quyền chọn không bị ràng buộc bởi hợp đồng quyền chọn đã được
ký kết. Hợp đồng quyền chọn là dạng hợp đồng được hủy bỏ vô điều kiện. Đặc điểm
này khiến cho người mua quyền chọn được quyền chủ động hoàn toàn, trong việc thực
hiện các phương án kinh doanh.
− Trong giao dịch quyền chọn, thì quyền chọn chỉ dành cho phía đối tác giao dịch
đó là các khách hàng của ngân hàng. Còn các ngân hàng là nhà kinh doanh ngoại tệ
không có quyền đó, họ có nghĩa vụ thực hiện các điều khoản của hợp đồng quyền
chọn.
− Là công cụ phòng chống rủi ro hối đoái hiệu quả nhất cho người mua quyền
chọn. Đồng thời giao dịch quyền chọn là một công cụ kinh doanh năng động và có
hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ.

c. Phân loại quyền chọn

Phân loại quyền chọn theo tính chất quyền chọn


Quyền chọn kiểu Châu Âu

Quyền chọn kiểu Châu Âu, chỉ cho phép người mua quyền chọn thực hiện hợp
đồng quyền chọn vào ngày đáo hạn của hợp đồng.

Ví dụ: hợp đồng quyền chọn ký này 7/9/2017 với thời hạn 3 tháng. Ngày đến hạn là
ngày 7/12/2017. Nếu người mua muốn thực hiện quyền chọn thì chỉ được phép thực
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 76
Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

hiện quyền chọn (mua hoặc bán ngoại tệ) vào ngày 7/12/2017 – KHÔNG được thực
hiện sớm hơn thời hạn trên.

Quyền chọn kiểu Mỹ

Quyền chọn kiểu Mỹ cho phép người mua quyền chọn thực hiện quyền của họ
(mua hoặc bán ngoại tệ) vào bất cứ một ngày nào trong thời hạn của hợp đồng quyền
chọn – Như vậy, quyền chọn kiểu Mỹ là thoáng hơn, linh hoạt hơn nhiều sơ với kiểu
Châu Âu, và giúp người mua quyền chọn lựa chọn phương án lợi nhất.

Phân loại đối tác mua quyền chọn


Quyền chọn mua

Là quyền chọn cho phép khách hàng (người mua “ quyền chọn”) được quyền
mua ngoại tệ theo hợp đồng đã ký kết, hoặc không mua ngoại tệ theo hợp đồng đã ký
kết nếu thấy điều đó là có lợi cho bản thân họ. Nói cách khác quyền chọn mua là một
hợp đồng giao dịch ngoại tệ, trong đó người mua có quyền nhưng không bắt buộc phải
thực hiện hợp đồng đã ký kết.

Trong quyền chọn mua kể từ sau ngày ký hợp đồng dến hạn hợp đồng nếu:

− Tỷ giá thực tế lớn hơn tỷ giá hợp đồng thì người mua quyền chọn sẽ thực hiện
hợp đồng tức là mua ngoại tệ theo tỷ giá hợp đồng.
− Tỷ giá hợp đồng lớn hơn tỷ giá thực tế thì người mua quyền chọn mua sẽ bỏ
hợp đồng và mua ngoại tệ trên thị trường (mua giao ngay) theo tỷ giá thực tế.
Quyền chọn bán

Là quyền chọn cho phép khách hàng (người mua “quyền chọn”) được quyền
bán ngoại tệ theo hợp đồng đã ký kết, hoặc hủy bỏ hợp đồng (không bán ngoại tệ) nếu
diễn biến trên thị trường hối đoái có lợi cho họ. Nói cách khác quyền chọn bán là một
hợp đồng giao dịch ngoại tệ, trong đó người bán có quyền nhưng không bắt buộc phải
thực hiện hợp đồng đã ký kết.

Trong quyền chọn bán, kể từ ngày ký hợp đồng cho đến ngày đáo hạn, nếu:

− Tỷ giá hợp đồng > tỷ giá thực tế trên thị trường thì người mua quyền chọn sẽ
THỰC HIỆN quyền chọn của mình tức là bán ngoại tệ theo tỷ giá hợp đồng.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 77


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

− Tỷ giá thực tế > tỷ giá hợp đồng thì người mua quyền chọn sẽ KHÔNG thực
hiện quyền chọn (bỏ hợp đồng) và bán ngoại tệ theo tỷ giá thị trường sẽ có lợi hơn.

d. Phí quyền chọn

Phí quyền chọn, còn gọi là chi phí quyền chọn: Là số tiền mà người “mua
quyền chọn” phải trả cho nhà kinh doanh ngoại tệ (các ngân hàng, các tổ chức tài
chính) khi mua quyền chọn mua ngoại tệ hoặc khi mau quyền chọn bán ngoại tệ. Nói
cách khác đây là số tiền mà khách hàng phải chi ra đổi lấy quyền chọn cho mình.

Về phía người “bán quyền chọn” là người phải thực hiện các điều khoản của
hợp đồng quyền chọn, chứ không có sự lựa chọn nào khác, do đó để bù đắp rủi ro có
thể xảy ra, họ buộc phải thu một khoán phí nhất định – khoản phí quyền chọn này vừa
mang tính chất là phí cam kết vừa mang tính chất là chi phí bù đắp thiệt hại khi người
mua quyền chọn hủy bỏ hợp đồng.

Phí quyền chọn được tính theo giá trị ngoại tệ mua bán và theo tỷ giá hợp đồng
(tỷ giá thực hiện) và thu ngay sau khi hợp đồng quyền chọn được ký kết.

e.Tác dụng của giao dịch quyền chọn

− Giao dịch quyền chọn vừa cho phép khách hàng đảm bảo nhu cầu ngoại tệ
trước mắt hoặc trong tương lai, vừa giúp họ lựa chọn phương án giao dịch ngoại tệ tối
ưu.
− Là công cụ chống rủi ro hối đoái đồng thời là công cụ kinh doanh ngoại tệ linh
hoạt và có hiệu quả hơn.
− Vì không phải cam kết chắc chắn, bất di bất dịch nên người ta có thể lợi dụng
nó để kinh doanh ngoại tệ mà không cần phải có một số vốn lớn –chỉ cần một số vốn
nhỏ và rất nhỏ cũng có thể thực hiện việc kinh doanh quyền chọn.

3.4.5. Giao dịch tương lai

a. Khái niệm

Là giao dịch mua bán ngoại tệ được thực hiện qua sàn giao dịch là Sở giao dịch
hối đoái. Trong đó một hợp đồng tương lai được ký kết để thực hiện việc mua hoặc
bán ngoại tệ vào một ngày trong tương lai.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 78


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

b. Đặc điểm của giao dịch tương lai

− Các đồng ngoại tệ trong giao dịch tương lai là những đồng tiền chỉ định gồm
USD (đồng tiền đối khoản) và các đồng tiền khác như: GBP, EUR, CHF, JPY, FRF,
AUD.
− Trong giao dịch tương lai ngày chuyển giao ngoại tệ được cố định vào một
ngày nhất định, đó là ngày thứ tư của tuần thứ ba của tháng thực hiện hợp đồng.
− Trong giao dịch tương lai số lượng giao dịch đối với từng loại ngoại tệ được
lượng hóa (gọi là đơn vị giao dịch) các bên giao dịch chỉ được thực hiện theo đơn vị
giao dịch này.

Đồng tiền Đơn vị giao dịch

GBP 62.500

EUR 100.000

CHF 125.000

JPY 12.500.000

AUD 100.000

Ví dụ: Khi một nhà đầu tư cần một số lượng ngoại tệ lớn hơn đơn vị giao dịch, thì họ
phải ký 2, 3 hoặc n hợp đồng tương lai. Nhà đầu tư A cần 200.000 GBP thì họ phải
mua ít nhất 3 hợp đồng mới đủ yếu cầu (ví 62.500 x 3= 187.500)

Khác với hợp đồng kỳ hạn là sẽ thực hiện việc chuyển tiền và thanh toán theo tỷ
giá hợp đồng (tỷ giá kỳ hạn) khi hợp đồng đến hạn. Giao dịch tương lai việc thanh
toán chênh lệch được thực hiện hàng ngày nếu có sự chênh lệch giữa tỷ giá hợp đồng
và tỷ giá thị trường

+ Nếu tỷ giá hợp đồng > tỷ giá thị trường thì người mua hợp đồng phải thanh toán
số chênh lệch tính theo đơn vị giao dịch (lỗ)
+ Nếu tỷ giá hợp đồng < tỷ giá thị trường thì người mua được nhận số chênh lệch
theo tỷ giá thực tế của ngày đó.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 79


Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

3.5. Bài tập chương 3

Bài 1: Tỷ giá niêm yết ngày 01/07/20xx của một số ngân hàng như sau:

NGÂN HÀNG S (USD/CHF) S (USD/JPY)

M 1.4240/50 123.60/85

N 1.4242/52 123.60/87

X 1.4247/55 123.65/90

E 1.4246/53 123.65/87

Y 1.4248/58 123.70/90

Yêu cầu:

1. Nếu bạn có CHF, bạn nên bán cho ngân hàng nào, tỷ giá bao nhiêu? Giải
thích?

2. Nếu bạn muốn mua JPY, bạn sẽ chọn mua từ ngân hàng nào, tỷ giá bao nhiêu?
Giải thích?

Bài 2: Giả sử tại một ngân hàng thương mại có bảng yết giá (rút gọn) như sau:

USD/VND: 22.190 – 30

GBP/USD: 1,420 – 90

AUD/USD: 0,7760 – 90

USD/JPY: 114,75 – 00

Yêu cầu:

1. Trình bày đồng tiền yết giá – đồng tiền định giá

2. Trình bày tỷ giá mua và tỷ giá bán dưới dạng đầy đủ

3. Chỉ ra tỷ giá mà ngân hàng sẽ áp dụng khi:

a. Khách hàng muốn mua VND bằng USD

b. Khách hàng muốn bán GBP lấy USD


KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 80
Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường hối đoái

c. Khách hàng muốn mua AUD bằng USD

d. Khách hàng muốn bán JPY lấy USD

4. Tính tỷ giá chéo của VND/GBP, GBP/AUD, GBP/JPY, VND/JPY

Bài 3: Phân biệt cách yết giá sau là trực tiếp hay gián tiếp vào phiên mở cửa ngày D
tại thị trường.

A, Tokyo: USD/JPY: 96-96,50

B, Singapore: SGD/USD= 1,40 – 1,42

C, New York: USD/CAD = 1,22 – 1,23

D, TP.HCM: USD/VND = 23.210-200

Bài 4: Tính tỷ giá chéo vào ngày D tại ngân hàng A các loại ngoại tệ đang được yết
giá như sau:

USD/VND=19.000-19.040

EUR/VND=27.000-27.050

Nếu một doanh nghiệp đang có số dư tiền gửi bằng ngoạit ệ tại ngân hàng này là đồng
USD và có nhu cầu chuyển đổi từ USD sang EUR để trả tiền nhập khẩu cho khách
hàng thị họ sẽ được ngân hàng áp dụng tỷ giá giữa hai loại ngoại tệ trên như thế nào?

Bài 5: Hợp đồng quyền chọn

Ngày 1/10/2016 một doanh nghệp ký hợp đồng quyền chọn với ngân hàng theo
đó họ sẽ mua của ngân hàng số ngoại tệ là 20.000 USD với giá xác định trên hợp đồng
là 19.500 USD. Ngày chuyển giao ngoại tệ là ngày 29/12/2016. Và doanh nghiệp này
phải trả cho ngân hàng phí mua quyền chọn là 2.000.000

Giả định đến ngày 29/12/2016 tỷ giá giao ngay là 19.700 USD, như vậy doanh nghiệp
này sẽ mua ngoại tệ của ngân hàng như hợp đồng hay họ sẽ huỷ bỏ hợp đồng này để
mua ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay như giả định.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 81


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

CHƯƠNG 4: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Giới thiệu: Chương 4 giới thiệu về khái niệm thị trường chứng khoán, chủ thê phát
hành chứng khoán, phương pháp niêm yết trên sàn chứng khoán. Tính giá trần giá sàn.

Mục tiêu

+ Trình bày được khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò của thị trường chứng
khoán.
+ Trình bày được các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán.
+ Trình bày được khái niệm thị trường chứng khoán tập trung và nguyên tắc hoạt
động của thị trường chứng khoán tập trung.
+ Trình bày được các thị trường của thị trường chứng khoán.
+ Trình bày được khái niệm, đặc điểm, các loại giá và chỉ số giá của chứng
khoán.
+ Trình bày và phân biệt được giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung và
phi tập trung.
+ Trình bày được các giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán.
+ Tính toán được các loại giá của chứng khoán, nguyên tắc khớp lệnh của thị
trường chứng khoán, chỉ số giá chứng khoán.
Nội dung chính:

4.1. Thị trường chứng khoán

4.1.1. Khái niệm

Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính vì thị trường
chứng khoán là nơi huy động nguồn vốn nhỏ lẻ và ngắn hạn, tạo thành những nguồn
vốn lớn và dài hạn để cung cấp trực tiếp cho những chủ thể có nhu cầu về nguồn vốn
dài hạn.

Thị trường chứng khoán là thị trường bậc cao vì thị trường chứng khoán đòi hỏi
các chủ thể tham gia mua, bán chứng khoán hoặc tổ chức, điều hành, quản lý thị
trường chứng khoán phải có kiến thức sâu rộng.

Theo nghĩa hẹp thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch,
mua bán, trao đổi các loại chứng khoán trung dài hạn.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 82


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Theo nghĩa rộng thị trường chứng khoán được gọi là thị trường vốn, là nơi tạo
lập và cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Thị trường chứng khoán là nơi mua bán trao đổi các loại cổ phiếu, trái phiếu và
các chứng từ có giá trung dài hạn khác.

4.1.2. Đặc điểm

− TTCK là loại thị trường phát triển với trình độ cao, phản ánh và biểu hiện tập
trung của nền kinh tế thị trường trình độ cao.
− TTCK với cơ chế giao lưu trao đổi trực tiếp về vốn đã làm cho thị trường phát
triển sôi động và thu hút nhiều đối tượng tham gia.
− TTCK rất phong phú về chủng loại hàng hóa và có quy mô rất lớn về mặt giá
trị.
− TTCK giữ vai trò nòng cốt trong thị trường tài chính của một quốc gia.

4.2. Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán

4.2.1 Chức năng của thị thị trường chứng khoán

a. Huy động nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế

TTCK sơ cấp có chức năng huy động nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế, thông
qua việc các chủ thể có vốn tiết kiệm đầu tư bằng cách mua chứng khoán của các chủ
thể phát hành chứng khoán. Số tiền này được các chủ thể phát hành chứng khoán, như
các doanh nghiệp chẳng hạn, sử dụng vào việc mở rộng hoạt động SXKD, góp phần
tăng trưởng kinh tế. Mặc khác, khi chính phủ cần bù đắp thâm hụt ngân sách, hoặc khi
chính quyền trung ương cũng như chính quyền địa phương cần tiền để đầu tư phát
triển hạ tầng kinh tế- xã hội có thể phát hành chứng khoán.

b. Tạo môi trường đàu tư cho công chúng

TTCK cung cấp cho tất cả mọi người một môi trường đầu tư thông thoáng với
những loại chứng khoán. Các loại chứng khoán rất phong phú và đa dạng, có thể khác
nhau về tính chất, thời hạn, mức độ rủi ro, nên công chúng có thể lựa chọn nhiều loại
chứng khoán khác nhau để mua, bán phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của
từng nhà đầu tư. Nhờ chức năng này, thị trường chứng khoán đã góp phần làm tăng
mức tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế.
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 83
Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

c. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán

TTCK thứ cấp giúp cho nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán thành
tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác. Nhờ vào chức năng này khiến cho TTCK có
tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Khi TTCK phát triển mạnh, hoạt động sôi động, tính
thanh khoản ngày càng cao, giúp cho nhà đầu tư có thể dễ dàng bán đi các chứng
khoán sinh lời kém, và thay vào đó bằng các chứng khoán có mức sinh lời cao hơn.
Mặt khác, nhà đầu tư cũng dễ dàng bán chứng khoán để thu tiền mặt khi cần tiền mặt
hoặc cần đầu tư vào một lãnh vực khác.

d. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp.

TTCK xác định giá của chứng khoán nên nó có chức năng giúp cho việc đánh
giá hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không? Doanh nghiệp có thực sự phát
triển hay không? Giá trị thực tế của doanh nghiệp cao hay thấp? Nhờ vào chức năng
này, các doanh nghiệp có thể có các giải pháp nâng cao hoạt động SXKD, nhằm đạt
mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.

4.2.2 Vai trò của thị trường chứng khoán

a. Gia tăng tính thanh khoản cho các loại chứng khoán.

− Khả năng chuyển háo thành tiền cao.


− Giúp các nhà đầu tư dễ dàng chuyển đổi danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro
và gia tăng lợi nhuận.
− Thúc đẩy việc mua, bán, trao đổi chứng khoán trong nền kinh tế.
− Đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính trong các đơn vị kinh tế.

b. Kích thích các doanh nghiệp sử dụng vốn tiết kiệm có hiệu quả.

− Sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả sẽ làm cho cổ phiếu và trái phiếu của DN
càng có giá trên thị trường.
− Giúp DN dễ dàng hơn trong việc huy động vốn trên TTCK.
− Khả năng chuyển hóa thành tiền cao.
− Giúp các nhà đầu tư dễ dàng chuyển đổi danh mục đầu tư giảm thiểu rủi ro và
gia tăng lợi nhuận.
− Thúc đẩy việc mua, bán, trao đổi chứng khoán trong nền kinh tế.
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 84
Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

− Đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính trong các đơn vị kinh tế.

c. Giúp Chính phủ thực hiện mục tiêu của chính sách kinh tế tài chính vĩ mô

TTCK phát triển, chỉ số chứng khoán tăng chứng tỏ hầu hết giá chứng khoán
tăng, điều này cho thấy các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nên đầu tư mở rộng
SXKD giúp cho nền kinh tế tăng trưởng. Ngược lại, nếu chỉ số chứng khoán giảm điều
này cho thấy các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, nền kinh tế suy giảm hoặc suy
thoái. Do đó, người ta cho rằng thị trường chứng khoán là phong vũ biểu của nền kinh
tế.

TTCK giúp cho chính phủ có thể điều hành nền kinh tế vĩ mô, hạ nhiệt khi nền
kinh tế phát triển quá nóng, hoặc có các giải pháp thúc đẩy nền kinh tế khôi phục khi
có dấu hiệu suy giảm hoặc suy thoái kinh tế. Mặc khác, thông qua TTCK, chính phủ
có thể mua, bán chứng khoán để có nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách hoặc kiểm
soát lạm phát. Hơn nữa chính phủ cũng có thể sử dụng một số các chính sách tác động
đến TTCK nhằm định đầu tư đảm bảo cho sự phát triển nền kinh tế cân đối.

d. Thúc đẩy công ty cổ phần phát triển.

Ban đầu công ty cổ phần ra đời tạo ra hàng hóa cho TTCK. Nhưng sau đó,
TTCK lại thúc đẩy công ty cổ phần phát triển thông qua việc công cấp thông tin, định
giá doanh nghiệp, tạo điều kiện cho công ty cổ phần phát hành chứng khoản, tập trung
và tích tụ nguồn vốn cho các công ty cổ phần. Ngoài ra, TTCK còn hỗ trợ cho chính
sách cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.

e. Thu hút vốn đầu tư nước người.

TTCK không chỉ tu hút nguồn vốn trong nước mà còn có chức năng thu hút vốn
đầu tư từ nước ngoài thông qua các cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư vào TTCK.
Ngoài ra TTCK còn giúp chính phủ và doanh nghiệp phát hành chứng khoán ra nước
ngoài để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

4.3. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

4.3.1. Chủ thể phát hành

a. Khái niệm

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 85


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Là tổ chức hoặc cơ quan chính phủ có nhu cầu huy động hay tập trung vốn
thông qua TTCK, bằng cách phát hành chứng khoán ra công chúng.

b. Các loại chủ thể phát hành

Chính phủ trung ương (Trái phiếu Chính phủ)

Chính phủ trung ương phát hành trái phiếu vay nợ trong nước hoặc nước ngoài,
và sử dụng vốn huy động được để đầu tư cho các công trình thuộc cơ sở hạ tầng của
nền kinh tế.

Chính quyền địa phương (Trái phiếu đô thị)

Chính quyền địa phương, chủ yếu là chính quyền của các thành phố lớn, nếu có
nhu cầu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương,cũng có thể được phép
phát hành Trái phiếu đô thị để vay nợ trên địa bàn, với điều kiện phái có phương án sử
dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ khi đáo hạn.

Các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, các loại hình công ty khác.

Các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần…gọi chung là các tổ chức kinh tế,
khi có đủ điều kiện và được phép của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, đều có quyền
phát hành chứng khoán để tập trung và huy động vốn từ nền kinh tế để đáp úng các
nhu cầu của họ.

Các định chế tài chính

Các định chế tài chính như NHTM, ngân hàng phát triển, công ty tài chính,
công ty cho thuê tài chính, cũng được phát hành chúng khoán theo quyd dịnh của pháp
luật để đáp ứng nhu cầu đầu tư và kinh doanh của mình.

Ngoại trừ Chính phủ Trung ương tất cả các tổ chức phát hành khác phải xin
pháp UBCKNN mới được phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật.

4.3.2. Nhà đầu tư

a. Khái niệm

Là những tổ chức hoặc cá nhân dùng tiền vốn của họ đầu tư vào chứng khoán
nhằm mục đích kiếm lời.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 86


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Nhà đầu tư là những tổ chức hoặc cá nhân sẵn sàng chấp nhạn rủi ro để tìm
kiếm lợi nhuận trên TTCK.

b. Phân loại nhà đầu tư

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp

Là những nhà đầu tư là các pháp nhan chuyên sử dụng vốn để đầu tư trên
TTCK nhằm mục đích thu được lợi nhuận. Nhà đầu tư chuyên nghiệp gồm có:

Quỹ đầu tư chứng khoán

Là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm loại nhuận từ
việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác kể cả bất động sản.
Việc đầu tư tìm kiếm lợi nhuận của Quỹ do công ty quản lý quỹ thực hiện. Những cá
nhân hoặc tổ chức góp vốn vào Quỹ không được quyền can thiệp và kiểm soát hàng
ngày đối với quyết định đàu tư của Quỹ.

Quỹ đầu tư, theo hình thức tổ chức bao gồm hai loại:

Thứ nhất: Quỹ đầu tư đại chúng

Quỹ được thành lập do công ty quản lý quỹ thực hiện bằng cách phát hành
chứng chỉ quỹ trong thời hạn 90 ngày. Hoạt động đầu tư chứng khoán phải tuân thủ
các quy định trong Luật chứng khoán.

− Tối thiểu phải có 100 nhà đầu tư tham gia (Không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp
mua chứng chỉ quỹ)
− Tổng giá tị chứng chỉ quỹ đã bán tối thiểu phải đạt từ 50 tỷ VND trở lên.
− Các loại quỹ đại chúng:
+ Quỹ đóng: là quỹ chỉ phát hành chứng chỉ quỹ một lần và không mua lại chứng
chỉ quỹ đã phát hành. Muốn tăng vốn phải được sự đồng ý của UBCKNN. Người tham
gia quỹ đóng chỉ có cơ hội một lần, đồng thời chấp nhận đầu tư dài hạn và không thể
rút vốn trực tiếp từ quỹ.
• Quỹ đóng là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ một khi đã chào bán ra công
chúng thì không được mua lại theo yêu cùa của nhà đầu tư.
• Chứng chỉ quỹ đầu tư đóng chỉ được phát hành một lần với số lượng xác định.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 87


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

• Quỹ đóng không phát hành bổ sung chứng chỉ quỹ. Nhà đầu tư muốn mua, bán
chứng chỉ quỹ đóng sẽ tiến hành giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung,
giống như các chứng khoán niêm yết.
+ Quỹ mở: là quỹ được phép phát hành chứng chỉ quỹ nhiều lần theo nhu cầu mở
rộng quy mô kinh doanh, đồng thời có thể mua lại chứng chỉ quỹ đã phát hành theo
yêu cầu của nhà đầu tư.
• Quỹ mở liên tục phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng với số lượng chứng chỉ
quỹ có thể không hạn chế.
• Chứng chỉ quỹ mở không giao dịch trên thị trường thứ cấp mà giao dịch thẳng
với quỹ hoặc các đại lý được ủy quyền của quỹ.

Thứ hai: Quỹ thành viên

− Do công ty quản lý quỹ tiến hành thành lập bằng cách kêu gọi các thành viên
góp vốn, theo hợp đồng góp vốn và điều lệ của quỹ.
− Các thành viên của quỹ chỉ bao gồm các pháp nhân với số lượng tối đa là 30
thành viên.
− Số vốn góp tối thiểu là 50 tỷ VND.
− Công ty quản lý quỹ thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của quỹ phù hợp với
giấy phép thành lập và hoạt động của quỹ, trên cơ sở tuân thủ các quy định của Luật
chứng khoán.
Công ty chứng khoán

Công ty đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hình thức Công ty cổ phần, do
UBCKNN cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và đội ngũ nhân viên quản lý phải có Chứng chỉ
hành nghề chứng khoán nếu tự quản lý vốn đầu tư.

Hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán là Đầu tư chưng khoán để kiếm lời và
phải tuân thủ các quy định đã nêu trong luật chứng khoán.

Nhà đầu tư chuyên nghiệp có lợi thế và ưu điểm sau:

− Có tính chuyên nghiệp cao.


− Có đội ngũ chuyên gia am hiểu và thông thạo về thị trường.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 88


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

− Ra quyết định đầu tư tốt hơn.


− Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Đầu tư phân tán với nhiều danh mục khác nhau
vừa hỗ trợ cho nhau lại vừa phân tán rủi ro trong đầu tư tài chính.
Nhà đầu tư là các định chế tài chính, các loại hình doanh nghiệp.

Các định chế tài chính (NHTM, công ty tài chính, công ty bảo hiểm….). Các
loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHHH, Công ty TNHH 1TV, ….) các đơn vị hành
chính sự nghiệp..gọi chung là nhà đầu tư tổ chức, đều có thể tham gia đầu tư trên
TTCK. Tuy không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp như các công ty chứng khoán và
các quỹ đầu tư, nhưng cũng có bộ phận chức năng chuyên phân tích chứng khoán để
thực hiện hành vi đầu tư chứng khoán, nhằm mục đích kiếm lời và hỗ trợ các hoạt
động kinh doanh khác của họ. Đặc biệt đối với các NHTM, đầu tư tài chính là hình
thức đầu tư vừa sinh lời vừa hỗ trợ tích cực cho ngân hàng trong nghiệp vụ nguồn vốn.

Nhà đầu tư cá nhân

Những cá nhân là công dân Việt Nam, đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực
hành vi dân sự, đều có thể trở thành nhà đầu tư nếu họ dùng tiền của họ để đầu tư vào
chứng khoán với mục đích kiếm lời. Nhà đầu tư là cá nhân có lợi thế hơn so với các
nhà đầu tư khác ở máy điểm sau:

− Hoàn toàn tự do tron quyết định đầu tư


− Có điều kiện giữ gìn bí mật thông tin

Tuy nhiên nhà đầu tư cá nhân có bất lợi vì những nhược điểm sau:

− Lẻ loi và đơn độc


− Thường chạy theo phong trào.
− Rủi ro lớn.
Nhà đầu tư nước ngoài

Các nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cá nhân và các nhà đầu tư có tổ chức nước
ngoài cùng tham gia mua, bán chứng khoán trên TTCK. Chính họ là những người tạo
nên nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên TTCK. Nhà đầu tư nước ngoài tham gia các
hoạt động đầu tư tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam phải đăng kí và

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 89


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

thông qua một Quỹ đầu tư, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát theo quy định của pháp
luật Việt Nam

4.3.3. Công ty chứng khoán

a. Khái niệm

là một định chế tài chính được UBCKNN ra quyết định thành lập và cấp giấy
phép hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán.

b. Hình thức tổ chức

Công ty chứng khoán được tổ chức bằng hai hình thức sau đây:

− Công ty chứng khoán cổ phần


− Công ty TNHH

c. Các mặt hoạt động của công ty chứng khoán

Môi giới chứng khoán

Công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho
khách hàng. Thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán là một trong những nghiệp vụ
chính của công ty chứng khoán, theo đó công ty Chứng khoán sẽ làm trung gian mua
bán chứng khoán theo lệnh của khách hàng, nếu giao dịch thành công công ty chứng
khoản sẽ được hưởng hoa hồng theo quy định.

Tự doanh chứng khoán

Công ty chứng khoán mua và bán chứng khoán vì lợi ích của chính họ. Theo
nghiệp vụ này, công ty chứng khoán dùng vốn của họ để mua bán kinh doanh chứng
khoán, nếu lời thì được hưởng, lỗ thì phải chịu. Tự doanh thường dẫn đến sự can thiệp
hoặc tham gia điều tiết thị trường của công ty chứng khoán vì mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận.

Bảo lãnh phát hành chứng khoán

Công ty CK cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào
bán chứng khoán, nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát
hành để bán lại, hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 90


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

chức phát hành, hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong công việc phân phối chứng khoán
ra công chúng.

Hình thức bảo lãnh phát hành

Bảo lãnh phát hành thường được thực hiện theo năm hình thức sau:

Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: Là hình thức bảo lãnh mà các tổ chức bảo lãnh phát
hành cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán do tổ chức phát hanh chào bán với giá
chiết khấu, sau đó bán lại với giá chào bán. Chênh lệch giữa giá chào bán và giá chiết
khấu được gọi là hoa hồng chiết khấu.

Bảo lãnh theo hình thức dự phòng: là hình thức do các công ty cổ phần chào bán bổ
sung cổ phiếu phổ thông. Để bảo vệ quyền lợi đối với các cổ đông hiện hữu, công ty
cổ phần phải chào bán cổ phiếu bổ sung cho các cổ đông hiện hữu trước khi chào bán
ra công chúng. Công ty cổ phần cần có một tổ chức bảo lãnh phát hành sự phòng sẵn
sàng mua những quyền mua không được thực hiện bởi những cổ đông hiện hữu.

Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là hình thức bảo lãnh mà tổ chức bảo lãnh phát hành
cam kết làm đại lý cho các tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành không cam
kết bán toàn bộ chứng khoán mà chỉ cam kết sẽ cố gắng hết sức bán chứng khoán ra
công chúng, nếu không bán hết tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ trả lại cho tổ chức phát
hành số chứng khoán còn lại.

Bảo lãnh theo hình thức bán tất cả hoặc không: Tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức
bảo lãnh phát hành cam kết bán một số lượng chứng khoán nhất định. Nếu tổ chức bảo
lãnh phát hành không thực hiện được, sẽ hủy toàn bộ đợt chào bán chứng khoán.

Bảo lãnh theo hình thức tối thiểu – tối đa: Đây là hình thức kết hợp giữa hình thức bảo
lãnh với cô gắng cao nhất và hình thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không. Đối với hình
thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết bán tối thiểu
một tỷ lệ chứng khoán nhất định, vượt qua mức này, tổ chức bảo lãnh phát hành được
tự do chào bán chứng khoán đến mức tối đa. Nếu lượng chứng khoán bán được thấp
hơn mức yêu cầu thì toàn bộ đợt chào bán chứng khoán bị hủy bỏ.

4.3.4. Uỷ ban chứng khoán nhà nước

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 91


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán. UBCKNN trực thuộc
Bộ Tài chính, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

Cấp, thu hồi gia hạn giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động chứng khoán
và thị trường chứng khoán, chấp thuận những thay đổi liên quan hoạt động chứng
khóan và TTCK.

− Quản lý, giám sát hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký
chứng khoán và các tổ chức và các tổ chức phụ trợ, tạm đình chỉ hoạt động giao dịch,
hoạt động lưu ký của sở giao dịch, hoạt động lưu ký của Sở giao dịch chứng khoán,
Trung tâm lưu ký chứng khoán, nếu có dấu hiệu ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu
tư.
− Thanh tra, giám sát, xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong hoạt động chứng khoán và TTCK.
− Thực hiện thống kê dự bao về hoạt động chứng khoán và TTCK, hiện đại hóa
công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
− Tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức nganh chứng
khoán, phổ cập kiến vê chứng khoán và TTCK cho công chúng.
− Hướng dẫn quy trình nghiệp vụ về chứng khoán và TTCK.
− Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK

4.3.5. Sở giao dịch chứng khoán

Giao dịch chứng khoán có thể được thực hiện qua thị trường tập trung, cũng có
thể thực hiện qua thị trường tập trung, cũng có thể thực hiện không qua sàn, hoặc thị
trường trao tay. Khi giao dịch chứng khoán qua thị trường tập trung, đòi hỏi phải có
một tổ chức để quản lý toàn bộ hoạt động giao dịch, đảm bảo tuân thủ pháp luật, trật
tự, công bằng và hiệu quả. Một tổ chức như vậy được gọi là Sổ Giao dịch chứng
khoán.

Sở giao dịch chứng khoán là một pháp nhân thành lập và hoạt động kinh doanh
theo mô hình Công ty TNHH hoặc công ty cổ phần, chịu sự quản lý và giám sát cảu
UBCKNN. Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập, giải thể, chuyển đổi cơ cấu tổ
chức, hình thức sở hữu của Sở giao dịch Chứng khoán theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ
tài chính.
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 92
Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Sở giao dịch chứng khoán có chức năng tổ chức thị trường và giám sát hoạt
động giao dịch chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán.

Thành viên được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán là các công ty chứng
khoán có đủ điều kiện và đã được Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận.

Ngoài Sở giao dịch chứng khoán, không tổ chức và cá nhân nào được phép tổ
chức thị trường giao dịch chứng khoán.

Hoạt động của Sơ giao dịch chứng khoán phải tuân thủ theo quy định của Luật
chứng khoán về điều lệ của Sở giao dịch chứng khoán.

4.3.6. Trung tâm lưu ký chứng khoán

Là một pháp nhân được thành lập và hoạt động theo quyết định của Thủ tướng
Chính phủ.

Chức năng:

− Tổ chức và giám sát hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng
khoán.
− Chứng khoán của công ty đại chúng phải được đăng ký tâp trung tại Trung tâm
lưu ký chứng khoán.
− Chứng khoán của công ty đại chúng phải được lưu ký tại Trung tâm lưu ký
chứng khoán trước khi thực hiện giao dịch.
− Việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán đã đăng kí được thực hiện qua trung
tâm lưu ký chứng khoán.
− Bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán dược thực hiện theo quy chế của
trung tâm lưu ký chứng khoán.

4.4. Thị trường chứng khoán tập trung

4.4.1. Khái niệm

Thị trường chứng khoán tập trung là thị trường mà các yếu tố liên quan về giao
dịch chứng khoán được tổ chức và tâp trung trong một không gian cụ thể. Như vậy,
tính tập trung được hiểu là hoạt động mua, bán chứng khoán được tâp trung tại một địa
điểm cụ thể. Vì là thị trường tập trung (Chợ tập trung) nên phải có người tổ chức quản

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 93


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

lý như một Ban quản lý. Người thực hiện nhiệm vụ đó chính là Sở giao dịch chứng
khoán.

Tại Sở giao dịch chứng khoán của các nhà đầu tư đều tập trung tại một địa điểm
cụ thể, còn được goi là giao dịch trên sàn. Các lệnh mua, bán chứng khoán đã được
niêm yết trên sàn giao dịch (Sở giao dịch) của nhà đầu tư dược các công ty chứng
khoán chuyển đến máy chủ tại sàn giao dịch, tham gia vào quá trình ghép lệnh, theo
các phương thức khớp lệnh để cho kết quả khớp lệnh giữa các lệnh mua và bán chứng
khoán của các nhà đàu tư.

4.4.2. Nguyên tắc hoạt động

4.1.2.1 Nguyên tắc công khai, minh bạch và công bằng

TTCK là thị trường bậc cao, chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt, là các
giấy tờ có giá trị như tiền. Những nhà đầu tư khó có thể kiểm tra được các chứng
khoán như những hàng hóa khác nên phải dựa trên các thông tin. Do đó, TTCK phải
dựa trên cơ sở thông tin công khai, minh bạch.

Theo luật định, các chủ thể phát hành chứng khoán có nghĩa vụ phải công bố
đầy đủ, trung thực và kịp thời các thông tin có liên quan đến tổ chức phát hành, các đợt
phát hành chứng khoán. Việc công bố thông tin không chỉ khi phát hành lần dầu mà
còn phải thường xuyên hoặc đột xuất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
và cac tổ chức như Uỷ ban chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, các công ty chứng
khoán cũng như các chủ thể tham gia trên TTCK.

Nghĩa vụ công bố thông tin phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu:

− Thông tin phải chính xác: Nhằm ngăn chặn những thông tin sai lệch, thiếu tin
cậy, có thể khiến cho nhà đầu tư quyết định sai, ảnh hưởng đến quyền lợi của họ và
mất tính công bằng.
− Thông tin phải kịp thời: Nếu cung cấp thông tin không kịp thời, chậm trễ, cũng
gây thiệt hại cho nhà đầu tư.
− Thông tin phải dễ tiếp cận: Khi cung cấp thông tin phải công bố rộng rãi và
nhiều lần trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác nhau.

4.1.2.2 Nguyên tắc trung gian

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 94


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Nguyên tắc trung gian quy định việc mua, bán chúng khoán phải thông qua
trung gian môi giới, người đóng vai trò trung gian môi giới chính là các công ty chứng
khoán, công ty chúng khoán phải được công nhận là các công ty thành viên của Sở
giao dịch chứng khoán và được củ nhân viên môi giới của họ tại Sở giao dịch chứng
khoán. Nghĩa là các nhà đầu tư đặt lệnh mua, bán chứng khoán tại các công ty chứng
khoán, công ty chứng khoán sẽ truyền phiếu lẹnh đến nhân viên của họ tại Sở GDCK
để thực hiện giao dịch.

Tất cả các nhà đầu tư khi mua, bán chứng khoán trên thị trường tập trung đều
phải thông qua một công ty chứng khoán được phép thực hiện nghiệp vụ môi giới
chứng khoán.

4.1.2.3 Nguyên tắc cạnh tranh

Việc mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán phải thông qua đấu giá
cạnh tranh, dựa trên mối quan hệ cung cầu quyết định. Trong đấu giá cạnh tranh, có
thể dựa vào hai căn cứ sau để phân loại nguyên tắc đấu thầu cạnh tranh.

Căn cứ vào hình thức đấu giá

Đấu giá trực tiếp: Đây là hình thức đấu giá ban đầu, các nhà môi giới chứng
khoán phải trực tiếp gặp nhau thông qua người trung gian, được gọi là chuyên gia
chứng khoán tại quầy giao dịch để thương lượng và thỏa thuận giá mua, bán chứng
khoán.

Đầu giá gián tiếp: là hình thức đấu giá mà các nhà môi giới chứng khoán
không trực tiếp gặp nhau, nên việc thương lượng giá mua, bán chứng khoán được thực
hiện gián tiếp thông qua hệ thống điện thoại hoặc mạng computer.

Đấu giá tự động: Đây là hình thức đấu giá thông dụng hiện nay, hình thức đấu
giá này thông qua hệ thống computer được nối mạng giữa các công ty chứng khoán
thành viên và máy chủ của Sở giao dịch chứng khoán. Các lệnh mua, bán do nhà đầu
tư đặt lệnh tại các công ty chứng khoán thành viên được các công ty này nhập vào
computer, và truyền đến máy chủ của Sở giao dịch chứng khoán. Máy chủ này tự động
xử lý các lệnh mua, bán và kết quả cho khớp lệnh mua, bán có giá mua, bán phù hợp

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 95


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

với quy định và thông báo, bằng cách truyền đến các computer của các công ty chứng
khoán thành viên.

Căn cứ vào phương thức đấu giá


Đấu giá định kỳ
− Là phương thức đấu giá, theo đó các lệnh mua, bán chứng khoán được tiến
hành tại một mức giá duy nhất bằng máy chủ của sở giao dịch chứng khoán tập hợp tất
cả các lệnh mua, bán chứng khoán trong một thời gian nhất định.
− Phương thức đấu thầu giá định kỳ xác định mức giá cân bằng giữa cung cầu các
chứng khoán.
− Hạn chế biến động giá chứng khoán quá cao phát sinh từ việc phối hợp những
lệnh mua, bán được truyền đến Sở giao dịch chứng khoán một cách bất thường.
− Hạn chế là không phản ánh kịp thời những thông tin về thị trường và các giao
dịch mua, bán những thông tin về thị trường và các giao dịch mua, bán chứng khoán.
− Chỉ áp dụng tại những giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán, vì số lượng
khách hàng và khối lượng giao dịch nhỏ.
Đấu giá liên tục
− Là phương thức đấu giá mà việc mua, bán chứng khoán được khớp lệnh liên tục
bằng cách khớp lệnh tức thời các lệnh mua, bán của nhà đầu tư phù hợp với quy định.
− Đặc điểm là chứng khoán được xác định tức thời, nên các nhà đầu tư có thể
nhanh chóng thay đổi quyết định khi có sự thay đổi trên thị trường.
− Thích hợp với những thị trường chứng khoán hoạt động sôi nổi và có khối
lượng mua bán lớn.
Thứ tự ưu tiên của nguyên tắc đấu giá
− Ưu tiên về giá là thứ tự ưu tiên cơ bản, hàng đầu của nguyên tắc đấu giá. Có
nghĩa là đặt mua cao nhất được ưu tiên mua trước và giá chào bán thấp nhất được ưu
tiên bán trước.
− Ưu tiên về thời gia là ưu tiên thứ hai. Nếu giá đặt mua và giá cháo bán bằng
nhau thì nhà đầu tư nào đặt lệnh trước sẽ được ưu tiên mua, bán trước. Đây cũng là ưu
tiên quan trọng khi có nhiều nhà đầu tư cùng đặt giá mua bán bằng nhau.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 96


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

− Ưu tiên vè khách hàng là ưu tiên thứ ba. Trong trường hợp nhà đầu tư và công
ty chứng khoán đặt lệnh mua, bán cùng giá và cùng thời gian, thì nhà đầu tư là khách
hàng được ưu tiên mua, bán trước các công ty chứng khoán.
− Ưu tiên về quy mô lệnh là ưu tiên cuối cùng. Nếu cùng một mức giá mua, bán
thì lệnh dặt mua, bán với khối lượng chứng khoán lớn hơn thì được ưu tiên mua, bán
trước.

4.1.2.4 Pháp chế hóa mọi hoạt động giao dịch

Mọi hoạt động giao dịch trên TTCK,từ khâu phát hành, chào bán chứng khoán,
đến việc giao dịch mua bán chứng khoán, chuyển nhượng chứng khoán…đều theo các
quy định của pháp luật. Nghiêm cấm hành vi vi phạm pháp luật trung gian giao dịch
chứng khoán.

4.5. Phân loại thị trường chứng khoán

4.5.1. Phân loại theo hàng hóa giao dịch

Thị trường cổ phiếu

Là thị trường để các nhà đầu tư giao dịch mua, bán các loại cổ phiếu được phép
giao dịch. Thị trường cổ phiếu còn được gọi là thị trường giao dịch về vốn đầu tư.

Tại Việt Nam, thị trường cổ phiếu được giao dịch trên sàn giao dịch là Sở
GDCK TPHCM (HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (HNX)

Thị trường trái phiếu

Là thị trường để các nhà đầu tư giao dịch, mua bá các loại trái phiếu trên thị
trường. Thị trường trái phiếu còn được gọi là thị trường giao dịch về vốn đi vay.

Tại Việt Nam, giao trị trái phiếu chỉ dược thực hiện trên Sở GDCK Hà Nội.

4.5.2. Phân loại theo tính chất giao dịch

Thị trường chứng khoán sơ cấp

TTCK sơ cấp là thị trường cấp I. Đây là thị trường phát hành lần đầu các loại
chứng khoán. Thị trường sơ cấp có ảnh hưởng rất lớn đến các tổ chức phát hành. Các
tổ chức phát hành có tập trung và huy động vốn được hay không, phụ thuộc rất lớn vào
thị trường này. Việc phát hành chứng khoán lần đầu có ý nghĩa rất quan trọng, nếu
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 97
Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

thành công, tổ chức phát hành được nhà đầu tư chấp nhận, nếu không thành công
chứng tỏ tổ chức phát hành không có uy tín trên thị trường. Chào bán chứng khoán ra
công chúng bao gồm hai loại hình:

− Chào bán chứng khoán (cổ phiếu) lần đầu ra công chúng.Các DN nhà nước
được cổ phần hóa sẽ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Các công ty cổ phần đại
chúng phát hành cổ phiếu lần đầu để tập trung vốn, đều phải theo quy định của pháp
luật.
− Chào bán trái phiếu ra công chúng. Tất cả các loại hình doanh nghiệp, không
phân biệt loại hình sở hữu đều được quyền phát hành trái phiếu để huy động vốn (vay
nợ).
Tác dụng của thị trường sơ cấp
− Tạo hàng hóa ban đầu cho TTCK
− Huy động và tập trung vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau ở trong nước và
nước ngoài để phát triển kinh tế.
− Chính thị trường sơ cấp có chức năng cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế
thông qua các nhà đầu tư mua chứng khoán của các tổ chức phát hành.
− Chứng khoán hóa nguồn vốn cần huy động, nguồn vốn được các tổ chức phát
hành huy động thông qua việc phát hành chứng khoán lần đầu trên thị trường sơ cấp.
− Thực hiện quá trình chu chuyển vốn trực tiếp từ các khoản tiền nhàn rỗi nhỏ lẻ
tạm thời của các nhà đầu tư thành nguồn vốn lớn, dài hạn cho nền kinh tế….
Đặc điểm của thị trường thứ cấp
− Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất đem lại nguồn vốn dài hạn trực tiếp đến các
tổ chức phát hành chứng khoán.
− Những tổ chức phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp gồm công ty cổ
phần, kho bạc nhà nước, NHTM, các doanh nghiệp…
− Giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp được in trên chứng khoán, do các tổ
chức phát hành quyết định, được gọi là mệnh giá chứng khoán.
Thị trường sơ câp

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 98


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp gắn bó chặt chẽ với nhau vì cùng là
TTCK. Thị trường sơ cấp tạo hàng hóa cho thị trường thứ cấp, ngược lại thị trường thứ
cấp hoạt động sôi động sẽ giúp cho thị trường sơ cấp phát triển mạnh hơn.

Đây là thị trường mua đi, bán lại các chứng khoán đã được phát hành lần đầu.

Thị trường thứ cấp là thị trường sôi động và hấp dẫn lôi cuốn mọi tầng lớp dân
cư, các tổ chức tham gia.

Thị trường thứ cấp hoạt động tốt hay không tốt đều có ảnh hưởng rất mạnh đến
thị trường sơ cấp.

Thị trường thứ cấp hoạt động liên tục với khối lượng giao dịch mua bán hàng
ngày rất lớn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư dễ dàng thay đổi danh mục đầu tư.

Vai trò của thị trường thứ cấp


− Gia tăng tính thanh khoản cao cho các chứng khoán
− Hỗ trợ tích cực cho thị trường sơ cấp phát triển.
− Góp phần làm sôi động và hấp dẫn TTCK, thu hút sự tham gia của nhiều nhà
đầu tư ở trong và ngoài nước.

4.5.3. Phân loại theo hình thức tổ chức và phương thức hoạt động

Thị trường giao dịch chứng khoán tập trung

Là các chứng khoán đã được niêm yết và được giao dịch tại Sở giao dịch chứng
khoán.

Thị trường chứng khoán phi tập trung – thị trường OTC

Là loại thị trường có tổ chức, để tổ chức giao dịch mua bán các chứng khoán
chưa đủ điều kiện niêm yết.

Thị trường OTC không có sàn giao dịch, không tồn tại trong mọt không gian cụ
thể như Sở GDCK. Do đó, các giao dịch mua bán chứng khoán sẽ được thực hiện trực
tiếp (không qua trung gian) bằng phương tiện thông tin hiện đại là máy tính diện rộng
được kết nối giữ trung tâm quản lý thị trường với các công ty chứng khoán.

Thị trường trao tay (thị trường tự do)

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 99


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Đây là thị trường tự dọ, không có tổ chức. Các giao dịch mua bán theo thỏa thuận
trực tiếp. Giao dịch trên thị trường tư do rủi ro lớn, rất nguy hiểm cho nhà đầu tư.

4.6. Chứng khoán

4.6.1. Khái niệm

Theo luật chứng khoán: Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích
hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.
Chứng khoán được thực hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu
điện tử.

Chứng khoán là bằng chứng xác nhân quyền và lợi ích hợp pháp của người sở
hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.

Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận
quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của
tổ chức phát hành.

Chứng khoán là thuật ngữ chỉ các loại chứng từ có giá trung hạn và dài hạn
được phát hành và lưu thông hợp pháp trong nền kinh tế.

Chứng khoán là công cụ để huy động, tập trung vốn một cách hữu hiệu của nền
kinh tế thị trường.

Chứng khoán là hàng hóa của TTCK, là đối tượng giao dịch mua bán trên
TTCK.

4.6.2. Đặc điểm

− Chứng khoán là loại chứng từ có giá trị và là loại tài sản tài chính phổ biến
trong nền kinh tế thị trường.
− Chứng khoán là loại chứng từ có giá mang lại thu nhập cho người sở hữu chứng
khoán.
− Chứng khoán là chứng từ có giá được chuyển nhượng, được mua bán công khi
trên thị trường chứng khoán (có tính thanh khoản cao).
− Được cầm cố, thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.

4.6.3. Phân loại chứng khoán

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 100


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Phân loại theo công dụng

Chứng khoán vốn Chứng khoán nợ

Chứng khoán vốn là công cụ để tập trung Chứng khoán nợ là công cụ để vay nợ có
vốn vô thời hạn: chứng khoán vốn chính thời hạn: trái phiếu là chứng khoán nợ
là cổ phiếu trên thị trường tài chính

Phân loại theo tính chất chuyển nhượng

Chứng khoán ký danh Chứng khoán vô danh

Loại chứng khoán ghi rõ họ tên người sở Loại chứng khoán không ghi tên người sở
hữu. Loại này được chuyển nhượng theo hữu và được chuyển nhượng tự do
luật và tùy theo điều kiện cụ thể.

4.6.4. Các loại chứng khoán

4.6.4.1 Cổ phiếu

a. các khái niệm liên quan đến cổ phiếu

Cổ phiếu

Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở
hữu đối với một phần của tổ chức phát hành.

Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp
của cổ đông (người nắm giữ cổ phiếu) đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ
phần. Cổ phiếu là giấy chứng nhận vốn cổ phần mà cổ đông góp vào công ty cổ phần.

Như vậy, cổ phiếu do các công ty cổ phần phát hành để tập trung vốn từ các cổ
đông của công ty. Cổ phiếu là loại chứng khoán vốn, là công cụ tập trung vốn vô thời
hạn. Cổ đông không được rút vốn trực tiếp từ công ty cổ phần, trừ trường hợp công ty
cổ phần bị giải thể hoặc bị cấp nhập, bị phân chia. Tuy nhiên cổ đông được quyền bán
cổ phiếu trên thị trường để rút vốn một cách gián tiếp. Trong trường hợp này vốn cổ
phần của công ty sẽ không thay đổi, nhưng thành phần cổ đông sẽ có sự thay đổi.

Cổ phần (Share)

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 101


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Tổng số vốn cổ phần được chia làm nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần.
Một cổ đông có thể sở hữu một hoặc một số cổ phần nhất định theo quy định trong
Điều lệ công ty.

Cổ đông sở hữu từ 51% cổ phần trở lên gọi là cổ phần chi phối.

Cổ đông (Shareholder)

Người góp vốn vào công ty cổ phần, người đang nắm giữ một số lượng cổ
phiếu của Công ty cổ phần.

Cổ đông sáng lập: Những cổ đông tham gia từ đầu quá trình hình thành công ty
phải nắm giữ một số lượng cổ phiếu theo quy định (≥20%) Tài khoản duy trì trong
một thời gian tối thiểu theo quy định hiện hành. Trong thời hạn đó, cổ đông sáng lập
không được chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.

Cổ đông thiểu số: Những cổ đông nhỏ, lẻ chỉ nắm giữ một số lượng cổ phiếu
dưới 1% tổng số cổ phiếu đã phát hành.

Cổ đông lớn: Những cổ đông nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu
quyết của tổ chức phát hành. Cổ đông lớn được quyền tham gia ứng cử vào Hội đồng
quản trị công ty, hoặc ứng cử vào Ban kiểm soát công ty.

Cổ đông chiến lược: Những cổ đông lớn và cam kết nắm giữ số cổ phiếu ổn
định trong một thời gian tối thiểu theo cam kết với Hội đồng quản trị công ty.

Cổ tức (Dividends)

Cổ tức hay còn gọi là lợi tức cổ phần là số lợi nhuận ròng được công ty cổ phần
chia cho các cổ đông sau một chu kỳ kinh doanh. Một chu kỳ kinh doanh thường được
tính theo năm dương lịch, phù hợp với năm tài chính theo quy định trong Luật tài
chính.

Cổ tức được chia theo tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá cổ phiếu. Cổ tức có thể
được trả tiền hoặc trả bằng cổ phiếu. Trường hợp cổ tức được trả bằng cổ phiếu, cổ
đông sẽ gia tăng giá trị cổ phần của họ tại công ty theo tỷ lệ phân chia cổ tức.

Tỷ lệ chi trả cổ tức do Hội đồng quản trị quyết định, tùy thuộc vào kết quả kinh
doanh và chính sách cổ tức của công ty.Tỷ lệ chi trả cổ tức cần giải quyết hài hòa lợi

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 102


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

ích của cổ đông với lợi ích của công ty, giữa lợi ích của cổ đông và lợi ích của người
lao động trong công ty. Khi cần quảng bá và khuếch trương giá trị của công ty trên thị
trường, người ta thường gia tăng tỷ lệ chi trả cổ tức, nhờ đó có thể thu hút thêm nhà
đầu tư trên thị trường.

Cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức là một nhân tố rất quan trọng quyết định đến giá cả
của cổ phiếu trên thị trường.

b. Phân loại cổ phiếu

Cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường – Common Stock)

Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiếu được phát hành phổ biến trên thị trường.

Cổ phiếu phổ thông còn được gọi là cổ phiếu thường là cổ phiếu quan trọng
nhất. Cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông có các quyền như sau:

Quyền hưởng cổ tức


− Cổ tức là phần lợi nhuận của công ty cổ phần trả cho người chủ sở hữu của
công ty, tức là cổ đông. Cổ tức thường được trả bằng tiền, cũng có khi được trả bằng
cổ phiếu. Công ty cổ phần có trả cổ tức hay không; trả cổ tức theo tỷ lệ nào; hình thức
chi trả cổ tức cho cổ đông, tùy thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ
phần, vào chính sách phân phối cổ tức của công ty cổ phần là do đại hội đồng cổ đông
quyết định. Do đó, thu nhập của cổ phiếu phổ thông thường thay đổi.
− Cổ tức cao hay thấp phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của công ty, tỷ lệ chia
cổ tức do Hội đồng quản trị quyết định.
− Cổ tức có thể được trả bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu mới
Quyền mua cổ phiếu của một đợt phát hành mới

Khi công ty cổ phần phát hành thêm một lần cổ phiếu mới để tăng nguồn vốn
chủ sở hữu, các cổ đông phổ thông hiện hữu của công ty được quyền ưu tiên mua
trước một số cổ phiếu mới nhất định, trong một thời gian nhất định. Lượng cổ phiếu
mới mà các cổ đông phổ thông được quyền ưu tiên mua trước, tương ứng với lượng cổ
phiếu mà cổ đông phổ thông hiện đang nắm giữ theo tỷ lệ nhất định. Như vậy quyền
ưu tiên mua cổ phiếu này cho phép cổ đông hiện hữu duy trì được phần nào mức độ
quyền sở hữu của họ sau khi công ty cổ phần đã tăng thêm nguồn vốn cổ phần. Quyền

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 103


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

này hạn chế tính pha loãng mức độ quyền sở hữu của cổ đông hiện hữu sau một đợt
phát hành cổ phiếu phổ thông mới.

Mỗi cổ phiếu phổ thông mà cổ đông hiện hữu đang nắm giữ mang lại cho các
cổ đông hiện hữu một quyền mua trước. Số lượng quyền cần có để mua một cổ phiếu
mới, giá mua, thời hạn thực hiện quyền mua ra và ngày phát hành cổ phiếu mới đều
được quy định cụ thể để trong từng đợt phát hành cổ phiếu mới. Giá bán cổ phiếu mới
đối với quyền mua trước thường có giá trị thấp hơn giá thị trường. Trong trường hợp
cổ đông hiện hữu không thực hiện quyền mua trước, thì họ có thể bán quyền mua
trước cho những nhà đầu tư khác trên thị trường chứng khoán.

Cổ đông được quyền mua cổ phiếu phát hành bổ sung (nhờ đó cổ đông vẫn duy
trì tỷ lệ vốn cổ phần nắm giữ). Cổ đông có thể để bán quyền này cho người khác trong
hoặc ngoài công ty.

Quyền bầu cử và ứng cử

Cổ đông phổ thông có quyền bầu cử và ứng cử các chức vụ quản lý công ty cổ
phần; có quyền tham gia các đại hội cổ đông và bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan
trọng của công ty cổ phần. Cổ đông cũng có thể ủy quyền cho người khác tham dự đại
hội cổ đông. Ngoài ra, cổ đông phổ thông còn có quyền kiểm tra sổ sách công ty cổ
phần, quyền được yêu cầu triệu tập đại hội cổ đông bất thường nếu yêu cầu này là của
các cổ đông nắm giữ từ 30% vốn cổ phần trở lên.

− Ứng cử vào HĐQT (nếu là cổ đông lớn).


− Ứng cử vào các chức vụ điều hành.
− Bỏ phiếu quyết định các kế hoạch và chính sách quan trọng trong công ty.
− Bầu HĐQT
− Bầu Ban biểu soát
− Tham gia thảo luận các chính sách của công ty.
Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock)

Cổ phiếu ưu đãi là cổ phiếu có mức cổ tức được ấn định hoạt được nhận cổ tức
trước cổ phiếu phổ thông.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 104


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không được tham gia đại hội cổ đông, không
được bỏ phiếu và hưởng các quyền lợi khác như cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông.

Cổ phiếu ưu đãi phổ biến nhất là là cổ phiếu ưu đãi cổ tức. Gọi là cổ phiếu ưu
đãi vì cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi được hưởng những ưu đãi so với cổ đông sở hữu
cổ phiếu phổ thông. Cổ phiếu ưu đãi cổ tức được ấn định trước tỷ lệ cổ tức cố định so
với mệnh giá. Trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần bình
thường, cổ đông ưu đãi được hưởng tỷ lệ cổ tức đã được ấn định. Ngoài ra, cổ đông ưu
đãi còn được nhận cổ tức trước cổ đông phổ thông. Tuy nhiên, cổ đông ưu đãi không
được tham gia bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của công ty cổ phần. Nếu
công ty cổ phần không đủ lợi nhuận để chi trả cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi, công ty cổ
phần sẽ trả theo khả năng có thể. Đặc biệt khi công ty cổ phần bị lỗ, cổ tức cổ phiếu ưu
đãi có thể không được chi trả.

Trong trường hợp công ty cổ phần thanh lý tài sản, cổ đông ưu đãi được ưu tiên nhận
lại vốn trước cổ đông phổ thông, nhưng sau những chủ nợ của công ty cổ phần.

Để tăng tính hấp dẫn cho khổ phiếu ưu đãi, công ty cổ phần có thể phát hành
các loại cổ phiếu ưu đãi như sau:

− Cổ phiếu ưu đãi cộng dồn: Loại cổ phiếu này được công ty cổ phần quy định,
nếu công ty trả cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi thì xem như công ty còn được cổ tức, cho
đến khi nào có đủ lợi nhuận, công ty cổ phần sẽ chi trả cổ tức đầy đủ cho các cổ phiếu
ưu đãi.
− Cổ phiếu ưu đãi tham dự: Loại cổ phiếu này cho phép các cổ đông ưu đãi được
hưởng thêm một tỷ lệ cổ tức khi công ty cổ phần có lợi nhuận cao, và chi trả cổ tức
cho các cổ đông phổ thông vượt qua một tỷ lệ nhất định.
− Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi: Loại cổ phiếu này cho phép cổ đông có thể
chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.

Ngoài các loại cổ phiếu ưu đãi kể trên còn một số các loại cổ phiếu ưu đãi khác,
như cổ phiếu ưu đãi về giá, ưu đãi về quyền bỏ phiếu, ưu đãi được quyền đòi lại vốn
góp.

c. Lợi tức của cổ phiếu

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 105


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Cổ tức

Sau một niên độ kế toán, các công ty đại chúng (Công ty cổ phần) xác định kết
quả kinh doanh trong kỳ. Nếu hoạt động kinh doanh của công ty có lãi, công ty phải
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất hiện hành (25%) phần còn lại là lợi
nhuận sau thuế của công ty. Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu phản ánh kết quả tài chính
cuối cùng trong niên độ kế toán của công ty. Lợi nhuận sau thuế là nguồn tích lũy quan
trọng để mở rộng và phát triển quy mô hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời là
nguồn thu nhập chủ yếu của các cổ đông. Chính vì vậy hội đồng quản trị công ty cần
có chính sách phân phối lợi nhuận sau thuế một cách hợp lý, trên nguyên tắc vừa đảm
bảo quyền lợi chung của công ty, vừa đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông của công ty.
Coi trọng hoặc xem nhẹ các mặt lợi ích sẽ dẫn đến hậu quả không tốt.

Thông thường, khi công ty có kết quả kinh doanh có lãi, Hội đồng quản trị cần
xem xét và phân tích chính sách cổ tức trong những trường hợp cụ thể, nhưng nhìn
chung đều phải dành một phần thích đáng để chi trả cổ tức cho cổ đông, vừa đảm bảo
thu nhập cho cổ đông, vừa duy trì giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng
khoán. Một số trường hợp cần gia tăng giá trị cổ phiếu trên thị trường, Hội đồng quản
trị có thể gia tăng tỷ lệ phân chia cổ tức, để thu hút các nhà đầu tư.

Đối với những công ty đại chúng vừa hoạt động kinh doanh có lãi, vừa có nhu
cầu tăng vốn điều lệ như một số ngân hàng cổ phần, Hội đồng quản trị có thể quyết
định tỷ lệ phân chia cổ tức cao, nhưng không chi trả bằng tiền mà chi trả bằng cổ phiếu
mới. Tùy theo thị giá cổ phiếu của công ty mà quyết định tỷ lệ chuyển đổi cổ tức thành
cổ phiếu mới. Tuy nhiên điều này cũng phải được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông.

Đối với các công ty đại chúng hoạt động kinh doanh có lãi nhưng không có nhu
cầu gia tăng vốn điều lệ, cổ tức sẽ được trả bằng tiền.

Tỷ suất cổ tức là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của cổ
đông, tỷ suất này cao hay thấp vừa do kết quả kinh doanh trong niên độ, vừa do chính
sách phân chia cổ tức của từng công ty trong những trường hợp cụ thể.

Những cổ đông công ty cổ phần chi trả cổ tức theo niên độ kế toán hoặc theo
đợt phải nắm giữ cổ phiếu trong một thời gian nhất định, và phải đến ngày chốt danh
sách được hưởng cổ tức (hưởng quyền). Cổ đông bán cổ phiếu của mình cho người
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 106
Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

khác trước ngày chốt danh sách, cổ đông đó không được phân chia cổ tức. Đây là điều
mà các cổ đông của công ty đại chúng phải lưu ý, vì trong trường hợp này khi bán cổ
phiếu là bán luôn cả quyền lợi tiềm tàng mà mình chưa nhận được.

Lãi vốn: Giá bán cổ phiếu > giá mua cổ phiếu

Cổ đông nắm giữ cổ phiếu của công ty đại chúng, ngoài việc được phân chia cổ
tức như nói ở trên, còn có thể có thu nhập nhờ bán cổ phiếu trên thị trường với giá cao
hơn giá mua vào trước đây (Đầu tư lướt sóng). Trong những năm từ 2004 đến 2007
đầu tư lướt sóng đã mang lại cho nhà đầu tư khoảng lại khá lớn, do có sự gia tăng của
cổ phiếu trên thị trường. Hiện tượng bong bóng trên thị trường cổ phiếu đã không còn,
do đó lãi vốn trong thì giai đoạn hiện nay là không khả thi hoặc rất ít.

d. Các loại giá của cổ phiếu

Mệnh giá (Par Value - PV)

Giá trị ghi trên cổ phiếu gọi là mệnh giá. Ở Việt Nam mệnh giá của cổ phiếu
được quy định thống nhất trong cả nước là 10.000 đồng. Trong thực tế, để tiện lợi
trong giao dịch và tiết kiệm chi phí người ta phát hành cổ phiếu là bội số của 10, 100,
1000.

Thí dụ một chứng nhận cổ phiếu có giá trị 1.000.000 đ nghĩa là cổ đông sở hữu
100 cổ phần, mỗi cổ phần 10.000 đ; Một chứng nhận cổ phiếu có giá trị 100.000 đ
nghĩa là cổ đông sở hữu 10 cổ phần v.v.

Thư giãn (Book Value)

Giá trị của cổ phiếu theo sổ sách kế toán - Thư giá phản ánh tình trạng vốn của
công ty.

Thí dụ:

- Số lượng cổ phần của công ty A là: 10 triệu CP. Cổ phiếu có mệnh giá: 10.000
- Vốn cổ phần của công ty A tính theo mạch giá là 100 tỷ VND.
- Thặng dư vốn của công ty là 80 tỷ VND.

Trong đó: + Quỹ tích lũy từ lợi nhuận 20 tỷ

+ Thặng dư vốn 60 tỷ

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 107


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Ta có:

- Tổng vốn cổ phần theo sổ sách kế toán là 180 tỷ VND


- Tổng số cổ phiếu được phát hành 10 triệu
- Thư giá của cổ phiếu = 180 tỷ / 10 triệu = 18.000 đ
Hiện giá (Present Value – PV)

Giá trị hiện tại của cổ phiếu, đây là mức giá phản ánh sức hấp dẫn của cổ phiếu
trên thị trường. Hiện giá cổ phiếu chi phối và tác động chủ yếu bởi tình hình tài chính
của công ty đại chúng.

Thị giá (Market Value – MV)

Thị giá cổ phiếu là giá trị thị trường của các loại cổ phiếu giao dịch trên thị
trường thứ cấp. Thị giá thường xuyên biến động và thay đổi theo quan hệ cung cầu.

Thị giá cổ phiếu là giá của cổ phiếu trên thị trường ở thời điểm giao dịch. Thị
giá cổ phiếu cao hay thấp tùy thuộc vào các yếu tố sau đây:

− Thu nhập cho cổ phiếu mang lại (Cổ tức) cao hay thấp: Nếu một loại cổ phiếu
nào đó có mức cổ tức càng cao, thì thì giá cổ phiếu sẽ tăng lên. Như vậy Thị giá cổ
phiếu luôn tỷ lệ thuận với cổ tức mong đợi. Điều này lý giải tại sao một số công ty cổ
phần khi muốn đẩy giá cổ phiếu của họ lên cao, thì họ thường công bố tỷ lệ phân chia
cổ tức cao hơn kỳ trước.
− Lãi suất tiền gửi ngân hàng (Lãi suất tiền gửi cao nhất).

Nhà đầu tư tài chính, khi có tiền đầu tư như họ thường có sự so sánh giữa hành
vi đầu tư vào cổ phiếu hay gửi tiền vào ngân hàng xem việc nào có lợi hơn. Nếu lãi
suất ngân hàng tăng cao thì tiền gửi vào ngân hàng sẽ có lợi hơn, ngược lại khi lãi suất
ngân hàng giảm, đầu tư vào cổ phiếu sẽ có lợi. Nếu vậy Thì giá cổ phiếu biến động
tăng giảm tỷ lệ nghịch với lãi suất ngân hàng. Điều này đã được kiểm nghiệm và
chứng minh qua thực tế. Trên Thị trường chứng khoán Mỹ và các nước công nghiệp
phát triển, khi NHTW các nước cắt giảm lãi suất thì ngay lập tức giá cổ phiếu trên thị
trường gia tăng tương ứng, ngược lại khi NHTW điều chỉnh tăng lãi suất, thì giá cổ
phiếu trên thị trường sẽ giảm xuống.

− Tình hình kinh doanh và kế hoạch phát triển của công ty.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 108


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Những yếu tố hiện tại chưa phản ánh hết khả năng trong tương lai. Một công ty
trong hiện tại kinh doanh hiệu quả cao, nhưng có thể sa sút trong tương lai, và ngược
lại. Điều này phụ thuộc vào tầm nhìn, kế hoạch phát triển và đội ngũ quản lý của công
ty đó. Nắm bắt xu thế, nắm bắt thông tin, có khả năng đón đầu tốt sẽ làm cho công ty
có cơ hội phát triển tốt.

− Quan hệ cung cầu về cổ phiếu giao dịch: Tác động của quan hệ cung cầu trong
giao dịch cổ phiếu không khác gì tác động của quan hệ cung cầu về hàng hóa. Nếu cung
lớn hơn cầu về một loại cổ phiếu nào đó, thì giá cổ phiếu trên thị trường sẽ giảm, ngược
lại cầu lớn hơn cung, thì giá cổ phiếu sẽ tăng.
− Các yếu tố tâm lý và tình hình kinh tế vĩ mô: Yếu tố tâm lý có ảnh hưởng khá
mạnh đến giá cổ phiếu trên thị trường. Tâm lý và phản ứng theo lối đám đông làm cho
giá cổ phiếu biến động thất thường. Ngoài ra, tình hình kinh tế tài chính vĩ mô cũng có
ảnh hưởng đến đến giá cổ phiếu rất mạnh mẽ. Thị giá cổ phiếu, xét theo lý thuyết thuần
túy, được xác định theo công thức sau:

MV = Cổ tức mong đợi/Lãi suất tiền gửi ngân hàng

Ví dụ: Cổ phiếu KLC hiện có mức cổ tức 20%/năm, Công ty KLC đang kinh doanh có
hiệu quả và sẽ gia tăng trong năm tới, kỳ vọng cổ tức năm kế tiếp là 22%. Như vậy cổ
tức mong đợi sẽ là 2.200 đ cho một cổ phần. Trong thời kỳ tiếp theo lãi suất ngân hàng
sẽ có sự thay đổi từ mức 14%/năm, xuống còn 12%/năm. Các yếu tố khác coi như
không có gì biến động lớn.

Vậy thì giá cổ phiếu KLC theo lý thuyết sẽ là

2.200/12% = 18.333 đ. Đây là thị giá lý thuyết, giá cổ phiếu này có thể sẽ được giao
dịch lên xuống chung quanh mức thị giá lý thuyết này.

Nếu cung lớn hơn cầu về loại cổ phiếu này, giá cổ phiếu có thể thấp hơn
18.333, ngược lại nếu cầu lớn hơn cung, giá cổ phiếu này có thể cao hơn 18.333

*Tỷ lệ Giá cổ phiếu/ Thu nhập = P/E (Price/Earnings ratio)

P/E là chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh tương quan giữa vốn đầu tư (Giá mua cổ
phiếu) và thu nhập mang lại cho nhà đầu tư. Nếu P/E càng bé và càng tiến gần đến đến
1 thì hiệu quả đầu tư càng cao, ngược lại P/E càng lớn, hiệu quả đầu tư sẽ rất thấp và

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 109


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

mức độ rủi ro rất lớn. Thông thường chỉ số P/E trên thế giới biến động trong khoảng từ
5 đến 10 lần. Ở Việt Nam trong những năm 2006, 2007 P/E lên rất cao từ 15 đến 20
lần.

Theo ví dụ trên, nếu giá cổ phiếu của công ty KLC được giao dịch là 19.240 đ
thì tỉ lệ P/E của cổ phiếu KLC là 19.240 / 2.200 = 8,75. Nếu cổ phiếu KLC giao dịch
với giá 17.790, thì chỉ số P/E sẽ là 17.790 / 2.200 = 8,09. Chỉ số này nhỏ hơn, do đó
mức độ rủi ro thấp hơn.

4.6.4.2 Trái phiếu

a. Các khái niệm

Trái phiếu

Chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người
sở hữu trái phiếu đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành.

Trái phiếu là giấy chứng nhận nợ vay của tổ chức phát hành đối với người cho
vay. Kèm theo cam kết sẽ hoàn trả vốn và lãi vào ngày xác định.

Tổ chức phát hành có thể là Chính phủ, có thể là các định chế tài chính, các tập
đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty và các loại hình doanh nghiệp khác có đủ điều
kiện.

Trái chủ

Là người cho vay và là người nắm giữ trái phiếu. Trái chủ có thể là một thể
nhân hoặc một pháp nhân.

Trái tức (lợi tức trái phiếu)

Phần thu nhập do trái phiếu mang lại theo lãi suất và kỳ hạn đã ghi trên trái
phiếu. Lợi tức trái phiếu có thể trả trước một lần hoặc trả trước hàng năm, có thể trả
sau một lần, có thể trả định kỳ, tùy thuộc vào kế hoạch phát hành của tổ chức phát
hành.

b. Đặc điểm của trái phiếu

Có thời hạn xác định.


− Ngắn hạn: Thời hạn dưới 1 năm
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 110
Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

− Trung hạn: Từ 1 đến 5 năm


− Dài hạn: Trên 5 năm
Có tỷ suất sinh lợi cố định hoặc biến đổi
− Lãi suất cố định: Lãi suất được công bố và ghi rõ trên Trái phiếu khi phát hành.
Lãi suất cố định có thể trả lãi sau, trả lãi định kỳ, trả lãi khi phát hành…
− Lãi suất biến đổi: Lãi suất được công bố cho kỳ hạn đầu tiên, các kỳ hạn còn lại
được thả nổi theo diễn biến của thị trường tài chính. Lãi suất thả nổi thường lấy lãi
suất tiết kiệm định kỳ làm chuẩn, cộng thêm một biên độ nhất định. Lãi suất thả nổi ít
được sử dụng vì tính chất phức tạp của nó. Tuy nhiên nếu thị trường không ổn định, thì
lãi suất thả nổi khi làm cho công chúng yên tâm hơn khi đầu tư vào trái phiếu.
+ Được mua bán, chuyển nhượng, trao đổi trên thị trường.
+ Được cầm cố, thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ quân sự.
+ Được ưu tiên trả nợ trước cổ phiếu.

c. Phân loại trái phiếu

Phân loại theo chủ thể phát hành.


− Trái phiếu chính phủ (Government Bond)
− Trái phiếu đô thị (Municipal Bond)
− Trái phiếu công ty (Corporate Bond)
Phân loại theo tính chất chuyển nhượng
− Trái phiếu ghi danh (Name Bond)
− Trái phiếu vô danh (Bearer Bond)
Phân loại theo phương thức trả lãi
− Trái phiếu lợi tức (Coupon Bond)

Đây là loại trái phiếu được phát hành theo mệnh giá, tiền lãi trái phiếu có thể
được thanh toán một lần cùng vốn gốc khi đáo hạn, cũng có thể trả lãi định kỳ hàng
năm hoặc sáu tháng một lần.

− Trái phiếu chiết khấu (Zero Coupon Bond)

Đây là loại trái phiếu trả lại trước, giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá, khi đáo hạn
người mua sẽ được thanh toán số tiền nhanh bằng mệnh giá.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 111


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Phân loại theo phạm vi lưu thông


− Trái phiếu quốc nội (National Bond)

Loại trái phiếu được phát hành và thanh toán bằng bản tệ. Mọi tổ chức và cá
nhân đều có thể mua và nắm giữ trái phiếu này. Trái phiếu quốc nội chỉ được phát
hành và lưu thông trong nước.

− Trái phiếu quốc tế (International Bond)

Trái phiếu Quốc tế là loại trái phiếu được phát hành và thanh toán bằng ngoại tệ
như USD, EURO, GBP, JPY, v.v. Trái phiếu quốc tế phát hành cho tổ chức và cá nhân
người nước ngoài, nhưng thông thường được khách hàng phát hành thông qua đấu
thầu hoặc bảo lãnh phát hành bởi một tổ chức tài chính có uy tín trên thế giới.

d. Rủi ro của trái phiếu

Đầu tư vào trái phiếu ít rủi ro hơn đầu tư vào cổ phiếu. Tuy nhiên, khi đầu tư
vào trái phiếu, trái chủ vẫn gặp phải một số rủi ro:

− Rủi ro lãi suất: Do sự biến động giá của trái phiếu ngược chiều với sự biến
động của lãi suất thị trường. Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu giảm nên nhà
đầu tư sẽ bị lỗ khi bán trái phiếu. Tuy nhiên, nếu trái chủ mua trái phiếu với giá bằng
mệnh giá và nắm giữ trái phiếu cho đến khi đáo hạn thì không bị rủi ro lãi suất.
− Rủi ro tái đầu tư: là rủi ro phát sinh từ lãi suất thị trường thay đổi khi trái chủ
tái đầu tư từ các khoản tiền lãi định kỳ.
− Rủi ro lạm phát: Lãi suất của trái phiếu chỉ là lãi suất danh nghĩa, được tổ chức
phát hành chi trả cố định định kỳ. Nếu tỷ lệ lạm phát dự tính cao hơn lãi suất trái phiếu
thì trái chủ gặp phải trường hợp lãi suất thực âm.
− Rủi ro thanh toán: là rủi ro khi tổ chức phát hành trái phiếu phá sản, mất khả
năng chi trả vốn gốc và tiền lãi. Trái phiếu chính phủ không bị rủi ro này.

4.6.4.3 Chứng chỉ quỹ đầu tư

Chứng chỉ quỹ đầu tư là loại chứng chỉ do quỹ đầu tư phát hành để xác định số
vốn góp vào quỹ của nhà đầu tư, và quyền được hưởng các lợi ích theo hứa hẹn của
công ty quản lý quỹ.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 112


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Nó cũng làm một giấy xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư đối
với tài sản, và vốn của quỹ.

4.6.4.4 Các loại chứng khoán phái sinh khác

Chứng quyền (Right Certificate)

Loại giấy chứng nhận quyền được mua cổ phiếu khi công ty có đợt phát hành
cổ phiếu mới. Chứng quyền, thực chất có phải là chứng khoán, nhưng nó sẽ trở thành
cổ phiếu khi có phát sinh phát hành cổ phiếu. Tuy chưa có giá trị, nhưng chứng quyền
cũng có thể được giao dịch mua bán, tuy chủ yếu bằng hình thức thỏa thuận trao tay.

Bảo chứng phiếu (Warrants Certificate)

Bảo chứng phiếu là một cam kết của người phát hành, bảo đảm chuyển đổi trái
phiếu thành cổ phiếu theo một tỷ lệ nhất định khi đến hạn. Bảo chứng phiếu làm cho
trái chủ có cơ hội trở thành cổ đông, hoặc gia tăng tỷ lệ sở hữu của công ty cổ phần khi
đến hạn chuyển đổi trái phiếu.

Quyền chọn mua, quyền chọn bán (Options)

Các hợp đồng quyền chọn mua chứng khoán, quyền chọn bán chứng khoán
đang trong thời hạn hiệu lực, và sẽ sẽ có cơ hội trở thành hiện thực khi quyền chọn
được thực hiện khi đến hạn. Chính vì vậy các loại chứng khoán phái sinh này cũng có
giá trên thị trường.

Hợp đồng tương lai (Future)

Hợp đồng tương lai cũng là một dạng chứng khoán phái sinh, tương tự như
quyền chọn mua, quyền chọn bán.

4.6.5. Các loại giá chứng khoán

Mệnh giá

Mệnh giá của chứng khoán là số tiền ghi trên chứng khoán khi phát hành. Cổ
phần của các công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch có thể có
nhiều mệnh giá khác nhau. Tuy nhiên, khi đã niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch,
mệnh giá phải thống nhất theo quy định thống nhất: Mệnh giá của các cổ phiếu niêm
yết là là 10.000 đồng và mệnh giá của trái phiếu niêm yết là 100.000 đồng.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 113


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Giá niêm yết

Giá niêm yết của chứng khoán là giá được thực hiện tại phiên giao dịch đầu tiên
khi công ty niêm yết chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán.

Giá khởi điểm

Giá khởi điểm của chứng khoán là giá mà tổ chức phát hành chào bán khi phát
hành chứng khoán lần đầu tiên trên thị trường sơ cấp.

Giá khớp lệnh

Giá khớp lệnh là mức giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp lệnh tại
sàn giao dịch chứng khoán.

Giá mở cửa

Giá mở cửa là giá chứng khoán được thực hiện tại lần khớp lệnh đầu tiên trong
ngày giao dịch.

Giá đóng cửa

Giá đóng cửa là giá chứng khoán được thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng
trong ngày giao dịch.

Giá tham chiếu

Giá tham chiếu chứng khoán là mức giá được dùng làm cơ sở cho việc tính giới
hạn dao động giá chứng khoán trong phiên giao dịch. Giá tham chiếu hiện nay ở Việt
Nam là giá đóng cửa cửa của ngày ngày liền kề trước đó.

Giá trần

Giá trần của chứng khoán là mức giá cao nhất được phép giao dịch trong ngày
giao dịch của một loại chứng khoán.

Giá trần = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)

Giá sàn

Giá sàn của chứng khoán là mức giá thấp nhất được phát giao dịch trong ngày
giao dịch của một loại chứng khoán.

Giá sàn = Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 114
Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

4.7. Giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung

4.7.1. Thời gian giao dịch

− Ngày giao dịch trong tuần: Giao dịch vào ngày làm việc (nghỉ thứ Bảy, Chủ
nhật, ngày lễ, ngày nghỉ bù).
− Phiên giao dịch trong ngày: Sáng – Chiều (VN: Giao dịch buổi sáng và buổi
chiều)
− Giờ giao dịch: Theo quy định của cơ sở GDCK
+ Sáng từ: 9h – 11h30
+ Chiều từ: 13h- 15h00

4.7.2. Các loại lệnh

− Lệnh thị trường (Market Order - MO): Lệnh không đưa ra mức giá mà yêu cầu
được thi hành theo giá tốt nhất có thể được, ngay khi lệnh được chuyển tới sàn giao
dịch.
− Lệnh giới hạn (Limit Order - LO): Đây là loại lệnh mua, hoặc bán, trong đó nhà
đầu tư đặt một mức giá giới hạn (giá mua cao nhất hoặc giá bán thấp nhất).
− Lệ dừng (Stop Order - SO): Đây là loại lệnh trong đó khách hàng ấn định giá
dừng, lệnh này sẽ có hiệu lực khi giá chứng khoán đạt hoặc vượt quá giá dừng.
+ Lệnh dừng để mua (Buy Stop Order): Đây là lệnh mà khách hàng định ra giá
mua (giá dừng để mua) cao hơn giá thị trường, để khi giá thị trường biến động đến
bằng hoặc vượt quá giá dừng để mua, thì lệnh này sẽ được kích hoạt và trở thành lệnh
thị trường.
+ Lệnh dừng để bán (Sell Stop Order): Đây là lệnh mà khách hàng định ra giá
(giá dùng để bán) thấp hơn giá thị trường, để khi giá thị trường biến động đến đến
bằng hoặc thấp hơn giá dừng để bán, thì lệnh sẽ được kích hoạt và trở thành lệnh thị
trường.
− Lệnh dừng giới hạn (Stop Limit Order): Đây là lệnh mà khách hàng đưa ra hai
mức giá là “giá dừng” và “giá giới hạn” khi giá thị trường đạt hoặc vượt quá mức giá
dừng, thì lệnh dừng sẽ trở thành lệnh giới hạn chứ không trở thành lệnh thị trường.
− Lệnh hủy bỏ (Cancel Order - CO): Lệnh khách hàng đưa ra để hủy bỏ lệnh gốc
đã đặt trước đó và chỉ có hiệu lực khi lệnh gốc chưa được thực hiện.
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 115
Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

− Lệnh sửa đổi (Reform Order - RO): Đây là lệnh khách hàng đưa ra sửa đổi một
số nội dung của lệnh gốc đã đặt trước đó (sửa đổi giá, sửa đổi khối lượng… ).
− Lệnh ATO (Automatic Open): Lệnh giao dịch tại giá mở cửa. Với lệnh này chỉ
cần ghi “ATO” lệnh sẽ được thực hiện tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa.
Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn - đồng thời bị hủy sau khi xác định giá
mở cửa.
− Lệnh ATC (Automatic Close): Lệnh giao dịch tại mức giá đóng cửa (Lệnh đặt
mua hoặc bán CK tại mức giá đóng cửa). Lệnh ATC cũng được ưu tiên trước lệnh giới
hạn và sẽ tự hủy sau khi xác định giá đóng.
− Lệnh mở (Open Order - OO): Đây là lệnh có hiệu lực vô hạn, lệnh này có giá trị
cho đến khi nó được hủy bỏ.

Lệnh ATO, ATC và LO được sử dụng phổ biến trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.

4.7.3 Nguyên tắc khớp lệnh

Nguyên tắc khớp lệnh trên thị trường giao dịch tập trung, thực hiện theo ưu tiên
sau đây:

Ưu tiên về giá

Giá ưu tiên trong giao dịch chứng khoán là giá cao nhất (Đối với lệnh mua) ,giá
thấp nhất (Đối với lệnh bán). Theo đó, người mua nào đặt giá mua cao sẽ được ưu tiên
trước, người bán nào đặt giá bán thấp sẽ được ưu tiên trước.

Ví dụ: Cổ phiếu APS có các lệnh đặt mua với mức giá 12.700,12.600, 12.500, 12.400
… thì lệnh mua với mức giá 12.700 sẽ ưu tiên trước, sau đó hết đến lệch có mức giá
12.600…

Ưu tiên về thời gian

Nếu các lệnh mua một loại chứng khoán có cùng một mức giá, hoặc lệnh bán
một loại chứng khoán có cùng một mức giá, thì sẽ khớp lệnh theo thứ tự ưu tiên về
thời gian. Lệnh nào đến trước sẽ được ưu tiên.

Ví dụ: cổ phiếu APS có năm lệnh đặt bán cùng giá là 12.600, trong trường hợp này
lệnh nào được chuyển đến Sàn giao dịch sớm hơn sẽ được ưu tiên khớp giá.
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 116
Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Ưu tiên đối với khách hàng

Ưu tiên khách hàng trên sàn giao dịch chứng khoán theo thông lệ quốc tế và
theo quy định của Việt Nam là ưu tiên cho nhà đầu tư cá nhân. Theo đó nếu các lệnh
mua có cùng mức giá hoặc lệnh bán có cùng mức giá, đồng thời có cùng thời gian
chuyển đến sàn, thì trong các lệnh đó, lệnh nào của nhà đầu tư cá nhân sẽ được ưu tiên
khớp lệnh trước.

Ưu tiên về số lượng chứng khoán giao dịch

Theo nguyên tắc này, nếu các ưu tiên về giá, ưu tiên về thời gian mà chưa thể
khớp lệnh, thì sẽ áp dụng nguyên tắc ưu tiên và số lượng chứng khoán giao dịch. Lệnh
nào có số lượng chứng khoán đặt mua hoặc đặt bán giao dịch nhiều hơn sẽ được ưu
tiên (số lượng nhiều hơn sẽ được ưu tiên nếu lệnh có cùng mức giá và cùng thời gian).

Lựa chọn ngẫu nhiên

Khi các nguyên tắc ưu tiên nói trên chưa được cho phép khớp lệnh, thì máy tính
sẽ đưa vào khớp lệnh ngẫu nhiên nhằm đạt mức giao dịch tốt nhất. \

4.7.4. Đơn vị giao dịch

Đơn vị giao dịch là khối lượng chứng khoán tối thiểu được được quy định là
đơn vị chuẩn trong giao dịch.

Một đơn vị giao dịch chứng khoán thường được gọi là “lô chẵn”.

Số chứng khoán giao dịch ít hơn một đơn vị giao dịch thông thường được gọi là
“lô lẻ”. Thông thường “lô lẻ” không được giao dịch trực tiếp tại Sở giao dịch chứng
khoán, nếu nhà đầu tư muốn bán “lô lẻ” thì phải giao dịch trực tiếp với công ty chứng
khoán.

Tại Việt Nam tùy theo mỗi sàn chứng khoán mà xác định khối lượng được thực hiện:

− Tại sàn HNX, UPCOM: Giao dịch khớp lệnh là bội số của 100
− Tại sàn HOSE: Giao dịch khớp lệnh là bội số của 10

4.7.5. Đơn vị yết giá

Đơn vị yết giá còn gọi là bước giá, là các mức giá khi khách hàng đặt giá chứng
khoán, nhà đầu tư nào không ghi đúng đơn vị yết giá, thì lệnh sẽ bị loại.
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 117
Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Ở Việt Nam đơn vị yết giá theo phương thức khớp lệnh quy định như sau:

Đối với cổ phiếu

Sàn Khoảng giá cổ phiếu P

P < 10.000 VND 10.000 ≤ P ≤ 50.000 P ≥ 50.000 VND

Bước giá phải chia Bước giá phải chia hết Bước giá phải chia
HOSE
hết cho 10 VND cho 50 VND hết cho 100 VND

HNX Bước giá phải chia hết cho 100 VND

UPCOM

Đối với Trái phiếu

Tất cả các loại trái phiếu đều áp dụng thống nhất đơn vị yết giá là 1000 đ.

4.7.6. Giá tham chiếu

Là mức giá cơ bản dùng làm căn cứ để tính toán xác định giá trần (cao nhất) và
giá sàn (thấp nhất) trong ngày giao dịch.

− Đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư, giá tham chiếu là giá đóng cửa của
phiếu giao dịch trước đó.
− Đối với trái phiếu, giá tham chiếu là giá thực hiện của lần giao dịch gần nhất.

(Nguồn:Từ trang MBSock.vn)


KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 118
Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Nhìn vào hình trên giá tham chiếu của mã chứng khoán BID là 41,9

4.7.7 Biên độ giao động giá

Biên độ dao động là mức giá chứng khoán dao động tối đa tính theo tỷ lệ phần
phần trăm (%) theo quy định của Ủy ba Chứng khoán Nhà nước. Biên độ dao động giá
hiện nay được quy định như sau:

− Đối với sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE): Biên độ
giao động giá là 7%.

Ví dụ: Biên độ dao động giá của BID = 41.900 + 41.900 x 7% = 44.833

Tuy nhiên theo nguyên tắc của bước giá thì giá của BID <50.000 tại sàn HOSE
bước giá sẽ phải chia sẽ cho 50.

Ta có giá tăng 7% so với giá tham chiếu: 41.900 x 7% = 2.933 (1)

Theo bước giá ta lấy (1) chia cho 50 = 58,66.

Có hai mức giá được đưa ra: cách 1 là làm tròn lên thành 3.000, cách 2 là đưa
xuống thành 2.900.

Theo quy tắc: Giá tri biên độ làm tròn phải bé hơn giá trị biên độ lý thuyết khi nhân
với % biên độ theo quy định của từng sàn. Tức là số làm tròn phải nhớ hơn số 44.833

Tại mức sau khi làm tròn theo cách 1 ta có giá trần: 44.900, cách 2 có giá trần là
44.800.

Tuy nhiên theo cách 1 cho giá là 44.900 > giá tại biên độ 44.833 (loại bỏ)

Tuy nhiên theo cách 1 cho giá là 44.800 < giá tại biên độ 44.833 (đồng ý)

− Đối với sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội (HNX): Biên độ dao động
giá là 10%.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 119


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

(Nguồn:Từ trang MBSock.vn)

Ví dụ: Biên độ dao động giá của ACB = 25.300 + 25.300 x 10% = 28.830

− Đối với sàn giao dịch chứng khoán Upcom: Biên độ dao động giá là 15%.

(Nguồn:Từ trang MBSock.vn)

Ví dụ: Biên độ dao động giá của LTG = 23.800 + 23.800 x 15% = 27.370

Từ biên độ giao đông giá quy định, sẽ xác định mức giá trần (tối đa) và mức giá
sàn (tối thiểu) trong một ngày giao dịch như sau:

Giá tối đa = Giá tham chiếu X (1 + biên độ giao động giá)

Giá tối thiểu = Giá tham chiếu X (1 - biên độ giao động giá)

Chú ý: Quy tắc làm tròn biên độ dao động

Giá trị biên độ phải phù hợp với quy định bước giá chia hết

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 120


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Giá tri biên độ làm tròn phải bé hơn giá trị biên độ lý thuyết khi nhân với % biên
độ theo quy định của từng sàn.

4.7.8. Hệ thống giao dịch

a.Khái niệm

Là hệ thống nhận lệnh, truyền dẫn lệnh, so khớp lệnh, để xác định giá cả và
khối lượng giao dịch sẽ được thực hiện.

b.Hệ thống giao dịch (Phương pháp đấu giá)

Hệ thống giao dịch đấu giá theo giá (price – driven system)

Theo hệ thống này người tạo lập thị trường – nhà kinh doanh chứng khoán
(Dealers) sẽ chào các mức giá mua, giá bán một loại chứng khoán nào đó, còn nhà đầu
tư (Investors) sẽ chọn mức giá phù hợp nhất để giao dịch mà không cần phải đặt lệnh
giao dịch.

Hệ thống giao dịch đấu giá theo lệnh (Order – driven system

Đây là hệ thống giao dịch dựa trên các lệnh giao dịch của nhà đầu tư, được
khớp trực tiếp với nhau mà không có sự tham gia nào của người tạo lập thị trường
(Market marker).

Theo hệ thống giao dịch này, giá cả thực hiện là giá cả đáp ứng cho cả bên mua
và bên bán trên cơ sở đấu giá cạnh tranh. Người đầu tư nào được khớp lệnh (bán hoặc
mua) tức là thành công trong giao dịch chứng khoán, sẽ phải trả phí mô giới cho công
ty chứng khoán của mình.

Hệ thống đấu giá theo lệnh có nhiều ưu điểm và được áp dụng phổ biến hiện
nay trên thế giới. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng áp dụng hệ thống giao dịch
này.

Hệ thống giao dịch đấu giá theo lệnh có thể được tiến hành theo một hoặc cả
hai phương thức sau:

Khớp lệnh định kỳ (Call Auction)

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 121


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Tất cả các lệnh đặt mua và chào bán trong một khoảng thời gian nhất định sẽ
được khớp một lần để xác định một mức giá cố định duy nhất, giá này được gọi là giá
giao dịch, giá chốt, giá Fixing.

Khớp lệnh định kỳ là phương thức giao dịch dựa trên cơ sở tập hợp tất cả các
lệnh mua, bán trong một đợt giao dịch, và tạo ra giá khớp lệnh có khối lượng mua, bán
đã được là lớn nhất. Những lệnh thỏa mãn giá khớp lệnh sẽ được thực hiện theo thứ tự
ưu tiên.

Nguyên tắc ưu tiên và giá, về thời ưu tiên về thời gian và ưu tiên khách hàng
được sử dụng trong khớp lệnh định kỳ.

Các lệnh chưa được khớp đợt 1 sẽ tiếp tục chuyển sang đợt 2, đợt 3 … cho đến
hết giờ khớp lệnh.

Khớp lệnh liên tục (Continuous Auction):

Các lệnh mua, bán chứng khoán được thực hiện ngay nếu có thể so khớp với
nhau khi lệnh được chuyển tới sàn giao dịch. Các lệnh còn lại sẽ tiếp tục khớp giá cho
đến khi hết giờ khớp lệnh.

Phương pháp khớp lệnh liên tục: là phương thức giao dịch thực hiện trên cơ sở
so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống
giao dịch.

Nguyên tắc khớp lệnh liên tục:

− Ưu tiên về giá: Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
Lệnh bán có mức giá thấp hơn được thực hiện trước.
− Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc bán có cùng mức giá thì
lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

Lệnh giao dịch theo phương thức khớp lệnh: Gồm có hai loại lệnh:

Lệnh giới hạn (LO): là lệnh có xác định mức giá mua hoặc bán. Lệnh giới hạn
được áp dụng trong cả khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa, đóng cửa và khớp lệnh
liên tục. Đối với lệnh giới hạn, nhà đầu tư đặt lệnh sẵn sàng bán chứng khoán với giá
thấp nhất hoặc sẵn sàng mua chứng khoán với giá cao nhất.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 122


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Lệnh thị trường (MO): Đối với lệnh thị trường, nhà đầu tư ra lệnh chấp nhận
mua, bán chứng khoán theo giá hiện hành trên thị trường (thị giá). Một lệnh thị trường
có thể được khớp với nhiều lệnh giới hạn tại niều mức giá khác nhau. Lệnh thị trường
có thể giúp nhà đầu tư nâng cao xác suất mua hoặc bán chứng khoán. Nhưng ngược lại
nếu không hiểu rõ cơ chế thực hiện của lệnh thị trường, có thể dẫn đến tình trạng mua
hoặc bán chứng khoán tại mức giá mà nhà đầu tư không mong muốn.

Ở Việt Nam, khớp lệnh liên tục hiện đang áp dụng tại Sở Giao dịch Chứng
khoán Hà Nội. Tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, khớp lệnh liên tục hiện đang
được thực hiện ở đợt 2.

4.8. Giao dịch chứng khoán trên thị trường phi tập trung

4.8.1. Khái niệm thị trường phi tập trung

Thị trường không tập trung thường gọi là thị trường OTC (Over The Counter)
là nơi các hoạt động mua, bán chứng khoán không diễn ra trên sàn giao dịch mà thông
qua sự thỏa thuận giữa người mua và người bán. Các giao dịch chứng khoán được tiến
hành qua mạng các công ty chứng khoán trong toàn quốc, được nối với nhau bằng
mạng máy điện tử.

Theo nghĩa hẹp, thị trường OTC là nơi diễn ra việc mua, bán các chứng khoán
chưa được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán tập trung. Theo nghĩa rộng, thị
trường OTC còn bao gồm hai thị trường: Thị trường cấp ba là nơi các chứng khoán
được niêm yết tại Sở Giao dịch nhưng giao dịch tại sàn, và thị trường nội bộ là nơi
chứng khoán có thể được niêm yết hoặc không được niêm yết tại Sở Giao dịch, nhưng
được giao dịch giữa các nhà đầu tư có tổ chức thông qua mạng computer của riêng họ.
Nhưng dù được giao dịch ngoài sàn ở địa điểm nào, nếu các chứng khoán giao dịch đó
là loại đang được niêm yết tại Sở Giao dịch, thì các giao dịch chứng khoán thường do
một Sở Giao dịch quản lý. Ngoài ra cũng còn một số chứng khoán chưa được niêm yết
tại Sở Giao dịch và được giao dịch mà không có sự quản lý của Sở Giao dịch.

Thị trường OTC có thể được chia ra thành bốn thị trường:

− Thị trường OTC do nhà nước đứng ra tổ chức và quản lý.


− Thị trường OTC do công chúng quản lý.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 123


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

− Thị trường OTC do tư nhân quản lý.


− Thị trường không có quản lý, còn được gọi là thị trường tự do.

Như vậy, thị trường OTC phải được hiểu là một loại thị trường chứng khoán
hiện đại, giao dịch và quản lý qua mạng computer với diện rộng, trong đó các chứng
khoán được giao dịch có thể được niêm yết hoặc không được niêm yết tại các Sở Giao
dịch chứng khoán, nhưng có tiêu chuẩn linh hoạt hơn; có sự quản lý chặt chẽ của nhà
nước, của các tổ chức tự quản hoặc của tư nhân (ngoại trừ thị trường tự do). Cơ chế
xác lập giá tại thị trường OTC chủ yếu là thương lượng và có sự tham gia của các nhà
tạo lập thị trường.

Tóm lại, thị trường OTC là một loại thị trường có tính chất không tâp trung tập
trung giao dịch tại một sàn giao dịch, nhưng hàng hóa phong phú và đa dạng; cơ chế
thương lượng giá trong giao dịch là giá thỏa thuận và có vai trò của các nhà tạo lập thị
trường.

4.8.2. Đặc điểm thị trường phi tập trung

Thỏa thuận song phương

Đặc điểm thỏa thuận song phương truyền thống của thị trường OTC thể hiện
giao dịch trực tiếp giữa khách hàng với khách hàng, giữa khách hàng với tổ chức phát
hành hoặc với các tổ chức tài chính trung gian, hoặc giữa các tổ chức này với nhau,
trong đó giữa hai bên có nhu cầu mua, bán sẽ thống nhất với nhau về giá, số lượng
giao dịch cũng như quyền và nghĩa vụ của hai bên. Trong khi đó, giao dịch chứng
khoán tại Sở Giao dịch được thực hiện trên cơ sở đấu giá đa phương, trong đó khớp
lệnh được hình thành trên cơ sở khớp cùng lúc với nhiều mức giá của các đối tác tại
một điểm như trong phương thức khớp lệnh định kỳ.

Giao dịch không tập trung

Tại các Sở Giao dịch chứng khoán tập trung tất cả các phương tiện, giao dịch
phương tiện công bố thông tin... trong khi đó, các giao dịch trên thị trường OTC có thể
diễn ra ở bất cứ địa điểm nào, từ các công ty môi giới, công ty chứng khoán, các ngân
hàng, và ngay cả các quán cafe… Tại các địa điểm đó, bên mua và bên bạn có thể thỏa
thuận giao dịch chứng khoán với nhau.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 124


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Hàng hóa phong phú và đa dạng

Hàng hóa trên thị trường OTC phong phú và đa dạng vì các chứng khoán giao
dịch trên thị trường OTC chủ yếu là các chứng khoán của những doanh nghiệp nhỏ và
vừa, tiêu chuẩn tham gia giao dịch chứng khoán trên thị trường OTC thấp hơn so với
tiêu chuẩn niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán tập trung. Do đó, rủi ro trên thị
trường OTC cũng thường cao hơn trên Sở Giao dịch Chứng khoán.

Thanh toán linh hoạt

Các phương thức thanh toán, bù trừ trên thị trường OTC rất linh hoạt do tính
chất thỏa thuận song phương của các giao dịch chứng khoán với những ngày thanh
toán khác nhau, có thể là T+1 hoặc T+2… tùy theo sự thỏa thuận của hai bên.

Nhà tạo lập thị trường đóng vai trò chính trên thị trường

Nhà tạo lập thị trường giữ vai trò chính trên thị trường OTC. Nhà tạo lập thị
trường thường là những công ty chứng khoán có nghĩa vụ liên tục duy trì báo giá hai
chiều mua và bán các chứng khoán trong danh mục chứng khoán giao dịch. Các nhà
tạo lập thị trường có khả năng thực hiện được ít nhất một loại báo giá. Chính vì vậy
các nhà tạo lập thị trường giúp duy trì tính thanh khoản cho các chứng khoán trên thị
trường OTC, nên có vai trò chủ chốt trong việc tạo ra một thị trường giao dịch chứng
khoán công bằng và ổn định.

Nhà tạo lập thị trường có thể thực hiện mua, bán chứng khoán cho chính họ nhằm giúp
cho thị trường OTC hoạt động liên tục. Họ mua khi giá chứng khoán xuống thấp và
bán khi giá chứng khoán lên cao.

Có mức độ rủi ro cao

Việc giao dịch chứng khoán trên thị trường OTC có mức độ rủi ro cao hơn so
với việc giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán. Những rủi ro trên thị
trường OTC gồm có: thông tin có thể không đầy đủ, chính xác và kịp thời; có thể dễ
dàng phát sinh các giao dịch nội gián, gian lận, lũng đoạn thị trường; thiếu tính an
toàn, ổn định; chi phí giao dịch cao… Do đó, việc giao dịch chứng khoán trên thị
trường OTC phải được quản lý chặt chẽ hơn nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư
một cách tốt nhất.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 125


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

4.8.3. Phương thức giao dịch trên thị trường phi tập trung

Giao dịch thông qua mô giới

Công ty chứng khoán làm môi giới và đại lý chứng khoán cho khách hàng.

Khách hàng mở tài khoản tại Công ty chứng khoán đã thực hiện giao dịch.

Khách hàng muốn mua hoặc bán một loại chứng khoán nào với số lượng và giá
cả bao nhiêu thì gửi lệnh đến Công ty chứng khoán.

Công ty chứng khoán kiểm tra lệnh của khách hàng và thực hiện theo yêu cầu
của khách hàng khi điều kiện cho phép (khớp lệnh liên tục ngoài sàn).

Công ty chứng khoán được thu phí môi giới khi giao dịch được thực hiện.

Giao dịch tự doanh

Công ty chứng khoán mua chứng khoán cho chính mình để hưởng thu nhập (Cổ
tức, lợi tức trái phiếu), theo hình thức đầu tư lâu dài ổn định.

Công ty chứng khoán mua và bán các chứng khoán để hưởng chênh lệch giá
chứng khoán.

Giao dịch trao tay trực tiếp

Nhà đầu tư trực tiếp giao dịch với nhau mà không qua Công ty chứng khoán, họ
tự thỏa thuận giá cả, khối lượng giao dịch và trực tiếp thanh toán với nhau, sau khi đã
được Hội đồng quản trị làm thủ tục chuyển nhượng cổ phần. Giao dịch trên thị trường
tự do chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro vì vậy nhà đầu tư cần thận trọng khi giao dịch trên
thị trường này.

4.8.4. Vai trò của thị trường phi tập trung

Tạo ra môi trường huy động nguồn vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp
nhỏ và vừa

Hầu hết các quốc gia đều có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và từ. Các doanh
nghiệp này chiếm tỷ trọng cao trong tổng số các doanh nghiệp, đóng góp nhiều cho
tăng trưởng kinh tế, thu hút người lao động.... nhưng luôn luôn thiếu vốn kinh doanh;
đặc biệt ở những nước có nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển như ở Việt Nam
chẳng hạn. Những doanh nghiệp này thường không đủ điều kiện để niêm yết chứng
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 126
Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

khoán trên Sở Giao dịch chứng khoán, và cũng bị hạn chế nhiều trong khả năng tiếp
cận nguồn vốn của các tổ chức tài chính trung gian. Do đó, thị trường OTC có thể tạo
ra môi trường huy động nguồn vốn hiệu quà cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Duy trì môi trường đầu tư cho công chúng

Hàng hóa trên thị trường OTC phong phú và đa dạng nên nó tạo ra được một
môi trường đầu tư đa dạng và phong phú cho các nhà đầu tư.

Hỗ trợ cho thị trường chứng khoán tập trung

Có thể nói thị trường OTC là bước đệm cho Sở Giao dịch chứng khoán, bởi vì
các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện niêm yết giao dịch chứng khoán trên Sở Giao dịch
Chứng khoán có thể niêm yết giao dịch chứng khoán trên thị trường OTC, cho đến khi
đủ điều kiện niêm yết giao dịch chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán.

Thu hẹp hoạt động của thị trường tự do

Thị trường OTC có sự quản lý của nhà nước, của một tổ chức tự quản nên
quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư được bảo vệ; đáp ứng được nhu cầu thông
tin cơ bản về doanh nghiệp; giảm thiểu được các rủi ro cũng như các chi phí giao dịch
so với thị trường tự do. Do đó, thị trường OTC phát triển rộng rãi sẽ tạo ra khả năng
thu hẹp hoạt động của thị trường tự do vốn mang lại rất nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư.

Tạo ra nhân tố kích thích phát triển cơ sở hạ tầng thị trường chứng khoán

Sự cạnh tranh giữa hai thị trường: thị trường tập trung và thị trường không tập
trung là động lực phát triển của thị trường chứng khoán. Hai thị trường cạnh tranh với
nhau nhằm thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư... nên mỗi thị trường đều không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ... Thị trường OTC sẽ có ưu thế hơn
trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, từ đó kích thích phát triển cơ sở hạ tầng của thị
trường chứng khoán.

4.9. Một số giao dịch đặc biệt

4.9.1. Giao dịch cổ phiếu mới niêm yết lần đầu

Cổ phiếu mới niêm yết lần đầu không có giá tham chiếu, nên giá sẽ được xác
định dựa trên quan hệ cung cầu thực tế của thị trường trong ngày giao dịch đầu tiên. Ở

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 127


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Việt Nam, cổ phiếu mới niêm yết lần đầu được xác định giá tham chiếu theo cách
riêng, với biên độ dao động ±20%.

4.9.2. Tách, gộp cổ phiếu

Tách, gộp cổ phiếu là việc làm tăng hoặc giảm số lượng cổ phiếu đang lưu
hành, nhằm làm giảm hoặc tăng mệnh giá cổ phiếu của một công ty cổ phần, nhưng
không làm thay đổi vốn cổ phần và giá trị thị trường cổ phiếu của công ty cổ phần đó
tại thời điểm tách hoặc một cổ phiếu.

Việc tách cổ phiếu thường được thực hiện khi giá cổ phiếu trên thị trường tăng
quá cao khiến cho cho việc giao dịch khó thực hiện, nên giảm tính thanh khoản.
Trường hợp gộp cổ phiếu là nhằm mục đích tránh cho giá thị trường của cổ phiếu thấp
hơn mệnh giá.

4.9.3. Giao dịch lô lớn

Giao dịch lô lớn là việc giao dịch với khối lượng chứng khoán lớn, nên khi đưa
vào hệ thống giao dịch điện tử sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành giá chứng
khoán. Thông thường các giao dịch lô lớn được thực hiện bởi các tổ chức như các
công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ hưu trí… Ở Việt Nam, giao dịch lô lớn thông
qua phương thức giao dịch thỏa thuận.

Mục đích của các giao dịch lô lớn là để duy trì một thị trường chứng khoán hoạt
động trật tự và công bằng, đảm bảo các yêu cầu:

− Giá chứng khoán ít chịu tác động của giá giao dịch với số lượng lớn.
− Cho phép nhiều nhà đầu tư giao dịch số lượng chứng khoán nhỏ cùng được
tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán

4.9.4. Giao dịch lô lẻ

Giao dịch lô lẻ có số lượng giao dịch chứng khoán nhỏ hơn một đơn vị giao
dịch, được thực hiện trực tiếp giữa nhà đầu tư với công ty chứng khoán theo phương
thức thỏa thuận về giá.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 128


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

Mục đích của các giao dịch lô lẻ nhằm giúp những nhà đầu tư sở hữu chứng
khoán không đủ số lượng một đơn vị giao dịch, có thể mua, bán chứng khoán của họ
khi cần.

4.9.5. Giao dịch không hưởng cổ tức và quyền

Giao dịch không hưởng cổ tức và quyền là giao dịch trong ngày chốt quyền
được hưởng cổ tức và các quyền khác của cổ đông. Nhà đầu tư mua cổ phiếu trong
ngày giao dịch không hưởng cổ tức sẽ không được hưởng cổ tức, trong khi người bán
được quyền hưởng. Giá cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng cổ tức sẽ được
giảm trừ một mức tương ứng với giá trị quyền được hưởng.

4.9.6. Giao dịch ký quỹ

Giao dịch ký quỹ là việc mua hoặc bán chứng khoán trong đó nhà đầu tư chỉ
thực có một phần tiền hoặc chứng khoán, phần còn lại do công ty chứng khoán cho
vay. Với việc sử dụng giao dịch ký quỹ, nhà đầu tư có thể mang lại những tác động
tích cực như ổn định giá chứng khoán và tăng cường tính thanh khoản. Tuy nhiên, giao
dịch ký quỹ có thể phát sinh rủi ro. Giao dịch ký quỹ gồm có:

− Mua ký quỹ: Nhà đầu tư chỉ cần có một phần tiền trong tổng giá trị số chứng
khoán đặt mua, phần còn lại gia công ty chứng khoán cho vay. Sau khi giao dịch được
thực hiện, số chứng khoán đã mua của nhà đầu tư được công ty chứng khoán giữ lại
làm tài sản cầm cố.
− Bán khống: Là việc nhà đầu tư bán một loại chứng khoán mà nhà đầu tư không
sở hữu, nên nhà đầu tư phải vay của công ty chứng khoán. Nhà đầu tư bán khống
chứng khoán vì dự báo trong tương lai giá chứng khoán đó sẽ giảm, nên sau đó khi giá
giảm nhà đầu tư sẽ mua chứng khoán để trả nợ cho công ty chứng khoán.

4.10. Chỉ số giá chứng khoán Việt Nam

Chỉ số giá chứng khoán là chỉ số dùng để đo lường sự biến động của giá chứng
khoán trên thị trường tập trung. Chỉ số chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam ký hiệu là
VN - Index. Chỉ số này áp dụng trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE).
VN - Index được xây dựng căn cứ vào giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu được
niêm yết. Với hệ thống chỉ số này, nhà đầu tư có thể đánh giá và phân tích thị trường

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 129


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

một cách tổng quát nhất, nhằm làm cơ sở đánh giá và dự báo xu hướng vận động của
thị trường, từ đó đề ra chính sách đầu tư một cách hợp lý.

Chỉ số VN – Index được tính theo công thức sau:

VN − INDEX =
∑ P xQ it it
x100
∑ P xQ i0 i0

Trong đó:

: Giá thị trường hiện hành của cổ phiếu i

: Số lượng niêm yết hiện hành của cổ phiếu i

: Giá thị trường vào ngày gốc của cổ phiếu i

: Số lượng niêm yết vào ngày gốc của cổ phiếu i

Ví dụ: Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM có ba chứng khoán A, B và C như sau:

Thời Cổ phiếu A Cổ phiếu B Cổ phiếu C


điểm
(Ngày) Số lượng Giá Số lượng Giá Số lượng Giá
N gốc 1.000 15 2.300 12 2.000 13

N-1 1.000 14 2.300 13 2.000 15

V 1.000 18 2.300 15 2.000 14

Tính chỉ số VN – Index tại thời điểm ngày N-1

1.000 x14 + 2.300 x13 + 2.000 x15


= x100
1.000 x15 + 2.300 x12 + 2.000 x13
14.000 + 29.900 + 30.000
= x100
15.000 + 27.600 + 26.000
73.900
= x100 = 107, 73%
68.600
Tính chỉ số VN Index tại thời điểm ngày N

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 130


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

1.000 x18 + 2.300 x15 + 2.000 x14


= x100
1.000 x15 + 2.300 x12 + 2.000 x13
18.000 + 34.500 + 28.000
= x100
15.000 + 27.600 + 26.000
80.500
= x100 = 117,35%
68.600
Tính tăng giảm
Số điểm ngày N so với ngày N-1
= 117,35 – 107,73 = 9,62 điểm (tăng)
Tỷ lệ % tăng = (80.500 – 73.900)/73.900
= 6.600/73.900 = 9,93%
Hay = (117,35 – 107,73)/107,73
= 9,62/107,73 = 8,93%

4.11. Bài tập chương 4

Bài 1: Xác định gía tham chiếu và giá trần giá sàn trong trường hợp sau đây:

CTG

HSX/ Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

Khối lượng khớp 10

31,9 Tổng khối lượng khớp 3.716.290

Room NN 16.914.844

Trần X Cao nhất 32,45

Tham chiếu 32,1 Trung bình 32,107

Sàn Y Thấp nhất 31,85

NN mua 7.050 NN bán 753.910

Yêu cầu: Xác định X và Y trong trường hợp trên.

Bài 2: Xác định gía tham chiếu và giá trần giá sàn trong trường hợp sau đây:

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 131


Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán

TAR

HNX/ Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An

Khối lượng khớp 300

21,7 Tổng khối lượng khớp 137.100

Room NN 20.383.000

Trần X Cao nhất 22,2

Tham chiếu 21,9 Trung bình 21,912

Sàn Y Thấp nhất 21,6

NN mua 500 NN bán 100

Yêu cầu: Xác định X và Y trong trường hợp trên.

Bài 3: Xác định gía tham chiếu và giá trần giá sàn trong trường hợp sau đây:

VGI

UPCOM/ Tổng công ty cổ phần đầu tư Quốc tế Viettel

Khối lượng khớp 2.000

27,8 Tổng khối lượng khớp 323.800

Room NN 1.549.431,8

Trần X Cao nhất 28,1

Tham chiếu 27,4 Trung bình 27,899

Sàn Y Thấp nhất 27,6

NN mua 1.300 NN bán

Yêu cầu: Xác định X và Y trong trường hợp trên.

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 132


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. QUYẾT ĐỊNH/341/QĐ-SGDHCM, Về việc ban hành quy chế giao dịch chứng
khoán tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
2. Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26/11/2019
3. Nguyễn Đăng Dờn, Lý Hoàng Ánh, Thị trường tài chính, Phương Đông, 2015.
4. Bùi Kim Yến, Trần Huy Hoàng, Thân Thị Thu Thủy, Giáo trình thị trường tài
chính, Kinh Tế TP.HCM, 2016.
5. Nguyễn Đăng Dờn, Thị trường tài chính, Phương Đông, 2014.
6. NGUYỄN THỊ BÍCH LOAN (b.s), Giáo trình thị trường tài chính, Tổng hợp,
2011.
7. Tham khảo wesite: vietstock.vn, mbbstock. Vn

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 133


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GTCG Giấy tờ có giá

NHTM Ngân hàng thương mại

VLĐ Vốn lưu động

TSLĐ Tài sản lưu động

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ Tài sản cố định

NHTW Ngân hàng trung ương

NHNNg Ngân hàng nước ngoài

SXKD Sản xuất kinh doanh

TTCK Thị trường chứng khoán

UBCKNN Uỷ ban chứng khoán nhà nước

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 134

You might also like